Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2020

Nhiều người vợt cá bên dòng lũ chảy xiết dưới chân hồ Kẻ Gỗ

Mặc cho hồ thủy lợi Kẻ Gỗ đang xả lũ, dưới chân đập tràn hàng chục người dân vẫn bất chấp nguy hiểm đánh bắt cá bên dòng nước chảy xiết.

XEM CLIP

Theo thông báo của Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh, mực nước hồ Kẻ Gỗ vào lúc 17h ngày 30/10 là 30,78m, tương ứng với dung tích 295 triệu m3. Lượng mưa từ 7h ngày 28/10 đến 17h ngày 30/10 tại đầu mối Kẻ Gỗ đạt 424mm. Hồ đang xả với lưu lượng 10m3/s.

{keywords}

Hồ thủy lợi Kẻ Gỗ xả lũ 300m3/s từ 6h sáng nay.

{keywords}

Nước chảy mạnh bắn lên trắng xóa.

{keywords}
Nước lũ cộng với lưu lượng xả lũ lớn dẫn đến sạt lở phần hạ du đập.

Đêm 30/10, khu vực Hà Tĩnh có mưa khoảng từ 100 đến 200mm. Dự kiến đến 7h ngày 31/10, mực nước hồ sẽ vượt cao trình 31,50m (cao trình được phép trữ trước ngày 15/11) và sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Để đảm bảo an toàn cho công trình và thực hiện đúng quy trình, trong lúc lượng mưa hạ du đã giảm, đồng thời chủ động ứng phó với cơn bão số 10 dự báo sẽ gây mưa ở khu vực Hà Tĩnh từ ngày 5 đến 7/11/2020, Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh bắt đầu tăng lưu lượng xả tràn lên 300m3/s từ 6 giờ ngày 31/10/2020.

{keywords}

Đất bị cuốn trôi để lại một bãi đá lớn dưới chân đập.

{keywords}

Một người dân dùng vợt bắt cá dưới chân đập.

{keywords}

7h sáng nay, tại khu vực hồ Kẻ Gỗ có mưa vừa. Lưu lượng nước tại hồ Kẻ Gỗ qua đập dâng chảy về hạ du khá mạnh. Hai bên bờ có dòng lũ chảy qua xuất hiện hiện tượng sạt lở đất, cây cối bị cuốn trôi.

Đứng dưới hạ du chân đập, không khó quan sát phía bờ bên kia của dòng lũ, thỉnh thoảng có những mảng đất đá chân đồi bị sạt lở rơi xuống lòng khe.

{keywords}
{keywords}
{keywords}

Cách chân đập xả lũ khoảng 200m, hàng chục người dân bất chấp dòng nước chảy xiết và mưa có mặt tại đây từ sớm để đánh bắt những con cá lọt ra từ lòng hồ Kẻ Gỗ.

Những người câu cá ở đây không cần mồi, họ chỉ việc vứt lưỡi câu chùm xuống dòng nước lũ rồi kéo lên. Một số khác dùng vợt lùa ngược chiều với dòng nước chảy, cá vào vợt cứ thế kéo lên.

Hỏi một người dân nước chảy xiết sao không sợ nguy hiểm, người này hồn nhiên trả lời: “Tôi dân ở đây nên quen rồi, lúc nào nguy hiểm thì chạy lên bờ, vả lại ở đây ai cũng biết bơi”.

{keywords}
Không chỉ đứng trên bờ, có người dân liều lĩnh đứng dưới dòng nước để câu cá.
{keywords}
{keywords}

Người dân câu cá dưới chân đập hồ kẻ gỗ không cần mồi câu.

Một người câu khác cho biết, cá ở hồ Kẻ Gỗ là cá nước ngọt, khi hồ xả tràn thường có cá lớn theo lũ trôi ra ngoài. Cá hồ ăn rất ngon, bán ra cũng có giá cao.

Ông Nguyễn Văn Dương - Phó chủ tịch UBND xã Cẩm Mỹ cho hay, từ trước đến nay, mỗi khi hồ Kẻ Gỗ xả lũ xong thì người dân địa phương thường đến chân đập để bắt cá vì cá từ hồ ra khá nhiều.

Trước tình trạng này, chính quyền đã nhiều lần khuyến cáo không nên nên đánh bắt cá dưới chân đập vì tiềm ẩn nguy hiểm. Tuy nhiên, một bộ phận người dân thấy cá nhiều, có lợi ích nên vẫn chưa chấp hành tốt khuyến cáo của chính quyền.

{keywords}
Người dân câu cá bất chấp mưa và nước chảy xiết.

“Nếu hồ thủy lợi Kẻ Gỗ đang xả lũ mà người dân đánh bắt cá hai bên bờ dưới chân đập thì rất nguy hiểm. Chúng tôi sẽ cử người đến hiện trường yêu cầu người dân rời khỏi vùng nguy hiểm” – ông Dương nói.

Cũng theo ông Dương, từ 6h sáng nay, phía hồ Kẻ Gỗ xả lũ với lưu lượng 300m3/s.

Lê Minh

Hai Thứ trưởng nói về yếu tố "nhân tai" trong lũ lụt lịch sử miền Trung

Hai Thứ trưởng nói về yếu tố "nhân tai" trong lũ lụt lịch sử miền Trung

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều tối nay (30/10), vấn đề thiên tai và các công tác phòng chống giảm thiểu thiệt hại được báo chí đặc biệt quan tâm.



Theo Báo VietNamNet

Hàng trăm hộ dân ven sông Lam vẫn chìm hơn 1m nước

Mưa lớn kết hợp với lưu lượng xả lũ của nhiều nhà máy thuỷ điện Nghệ An trong đêm, khiến hàng trăm hộ dân bên bờ sông Lam vẫn đang trong cảnh ngập nặng.

Các huyện có sông Lam chảy qua gồm Hưng Nguyên; Nam Đàn và Thanh Chương chịu ảnh hưởng của trận mưa lũ, nhiều nơi nước ngập sâu, khiến người dân không kịp trở tay.

Người và gia súc cuống cuồng chạy lũ

Sáng nay (31/10), ông Nguyễn Hữu Hà - Phó Chủ tịch UBND huyện Hưng cho biết, các xã ven sông Lam gồm Châu Nhân, Xuân Lam, Long Xá, Hưng Lĩnh, Hưng Trung, Hưng Yên Nam và Hưng Yên Bắc vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề của ngập lụt.

{keywords}
Các xã ven sông Lam nằm bên trong phần đê 42 bảo vệ vẫn đang chìm trong nước ở huyện Hưng Nguyên

Toàn huyện hiện vẫn còn khoảng 10.000 hộ dân ngập từ 50 đến 70cm. Riêng các xã sống chung bên bờ sông Lam phải di dời khoảng 600 hộ dân vẫn đang ngập trên 1m nước. Nước ở khu vực này vẫn chưa có dấu hiệu hạ xuống.

“Chính quyền địa phương kết hợp với lực lượng công an, quân đội đã huy động tổng lực giúp dân đưa đồ đạc lên vùng cao. Người già và trẻ em được ưu tiên đưa đến nơi an toàn, tránh xa vùng nguy hiểm và sạt lở đất”, ông Hà thông tin.

{keywords}
Trời vẫn tiếp tục mưa, người dân chèo thuyền đi lại trong vùng ngập ven sông Lam
{keywords}
Chính quyền địa phương cùng lực lượng công an, quân đội giúp dân vượt lũ khu vực sông Lam
{keywords}
Ca nô Bộ chỉ huy quân sự Nghệ An được điều động giúp dân 
{keywords}
Nước lũ bủa vây các xã ở bên trong đê 42 sát sông Lam
{keywords}
Chính quyền địa phương đi vào từng nhà dân để vận động di dời đến nơi an toàn
{keywords}
Bò được di chuyển lúc nước dâng lên nhanh
{keywords}
Biển nước mênh mông vẫn bủa vây người dân ở huyện Hưng Nguyên
{keywords}
Lợn được lùa lên bờ
{keywords}
Trâu được đưa lên đê 42 lánh nạn

Nguy cơ sạt lở đất khó lường

Ông Nguyễn Hồng Sơn - Chủ tịch UBND huyện Nam Đàn (Nghệ An) cho biết, lượng mưa lớn đo được 386mm kết hợp với thuỷ điện Chi Khê và Khe Bố xả lũ khiến mực nước trên sông Lam lên đến mức báo động 2.

Các xã tả ngạn, hữu ngạn sông Lam nước tràn vào vùng nội đồng sông Đào gây ngập úng cục bộ, hồ đập đã đầy nước và một số hồ lớn đã tràn ra ngoài. Mưa liên tục xảy ra nên diễn biến sạt lở rất phức tạp.

{keywords}
Sạt lở ở ở xã Khánh Sơn (huyện Nam Đàn) 
{keywords}
Đi lại rất khó khăn ở các xã bên 9 nam của huyện Nam Đàn

“Nước sông Lam dân cao đã khiến các xã Trung Phúc Cường, xóm Đại Đồng và xã Thượng Tân Lộc. Có 1 nhà cấp 4 bị sập hoàn toàn và tốc mái 7 nhà. Nhiều đoạn đường, khe suối bị sạt lở và hơn 500m bờ rào bị sập” -  ông Sơn thông tin ban đầu.

Ngoài ra,  trong số 346 hộ dân nằm trong vùng sạt lở đất, ngập lụt đã có 53 hộ thuộc 7 xã thị trấn đã được di dời đến nơi an toàn.

{keywords}
Một nhà dân bị đổ sập ở xã Nam Giang, huyện Nam Đàn
{keywords}
Lợn được bỏ vào rọ và chở bằng thuyền vượt lũ ở xã Khánh Sơn
{keywords}
Lợn được lùa lên đường đi vượt lũ

Riêng một số xã Thanh Mỹ và Thanh Xuân (huyện Thanh Chương) mưa lớn đã khiến nhiều hộ dân ngập sâu trong nước. Đêm qua, nước dần rút xuống, nhiều đoàn cứu hộ cứu nạn và tổ chức thiện nguyện đã đến tiếp tế đồ ăn thức uống giúp bà con vượt lũ.

{keywords}
Đoàn thiện nguyện giúp dân ở xã Thanh Mỹ (huyện Thanh Chương) trong đêm
{keywords}
{keywords}
Những phần xôi, nước, cơm cho những người dân ngập sâu trong nước trong đêm qua
{keywords}
Tuy khó tiếp cận vùng bị ngập nhưng đoàn thiện nguyện đã kịp thời giúp người dân ở huyện Thanh Chương có bữa ấm lòng trong những ngày chạy lũ
Hai Thứ trưởng nói về yếu tố "nhân tai" trong lũ lụt lịch sử miền Trung

Hai Thứ trưởng nói về yếu tố "nhân tai" trong lũ lụt lịch sử miền Trung

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều tối nay (30/10), vấn đề thiên tai và các công tác phòng chống giảm thiểu thiệt hại được báo chí đặc biệt quan tâm.

Quốc Huy



Theo Báo VietNamNet

Ông Nguyễn Tường Văn được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Tường Văn được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh, khóa 13, nhiệm kỳ 2016-2021.

Tại kỳ họp thứ 20 HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa 13, các đại biểu đã  miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh đối với ông Nguyễn Văn Thắng vừa được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên. 

Miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh đối với ông Đặng Huy Hậu, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1/9/2020.

{keywords}
Ông Nguyễn Tường Văn 

Tại kỳ họp, HĐND tỉnh bầu ông Nguyễn Tường Văn, Phó Bí thư Tỉnh ủy giữ chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh, khóa 13, nhiệm kỳ 2016-2021.

Trước đó, ngày 29/10, Ban Tổ chức Trung ương đã trao quyết định của Ban Bí thư về việc ông Nguyễn Tường Văn, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, thôi giữ chức Ủy viên Ban Cán sự Đảng Bộ Xây dựng; điều động, luân chuyển, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Phát biểu nhận nhiệm vụ ông Nguyễn Tường Văn cảm ơn sự tín nhiệm của HĐND, í lãnh đạo tỉnh.  "Là cán bộ mới luân chuyển từ Trung ương về địa phương, bản thân tôi còn có những bỡ ngỡ ban đầu trong thực hiện chỉ đạo điều hành cơ sở. Vì vậy, sự tin tưởng, tín nhiệm của các đại biểu HĐND tỉnh dành cho tôi là yếu tố hết sức quan trọng, là hành trang quý giá và là tiền đề để tôi có thể triển khai thành công trọng trách, nhiệm vụ được giao"- Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tường Văn nói.

Ông Nguyễn Tường Văn (49 tuổi, quê TP Hải Phòng), là tiến sĩ kinh tế, từng đảm nhiệm chức vụ Cục phó Hạ tầng kỹ thuật, từ năm 2016 làm Cục trưởng Phát triển đô thị, ngày 6/2 được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

Phạm Công

Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh được giới thiệu để bầu Bí thư Điện Biên

Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh được giới thiệu để bầu Bí thư Điện Biên

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Thắng được giới thiệu bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Tỉnh Điện Biên, nhiệm kỳ 2020-2025.



Theo Báo VietNamNet

Việt Nam chưa cảnh báo được sạt lở đất đồng bộ tới cấp xã

Cảnh báo sạt lở đất mới dự báo được tới cấp xã tại các tỉnh miền núi phía Bắc; các khu vực khác như Nam Trung Bộ, Tây Nguyên… mới cảnh báo được tới cấp huyện.

Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn Quốc gia Trần Hồng Thái cho biết, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất chủ yếu dựa vào việc kết hợp, lồng ghép các bản đồ địa hình, độ dốc, thảm phủ trên bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét, sạt lở đất kết hợp với dự báo mưa từ các mô hình số, ước lượng mưa từ ảnh vệ tinh, rađa, đo mưa tự động.

Khi xuất hiện các hình thế thời tiết có thể gây mưa lớn, trong điều kiện số liệu và công nghệ hiện nay đã cho phép dự báo sớm được mưa lớn diện rộng ở vùng núi trước 1 - 2 ngày, từ đó cảnh báo được nguy cơ xuất hiện hiện tượng lũ quét, sạt lở đất trên khu vực rộng, nhiều tỉnh.

{keywords}
Sạt lở đất san phẳng một ngôi làng Quảng Nam

Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo Hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia tiệm cận, sử dụng các sản phẩm cảnh báo lũ quét hiện đại bậc nhất trên thế giới (như của Hoa Kỳ) làm công cụ hỗ trợ cảnh báo.

Tuy nhiên, lũ quét, sạt lở đất thường chỉ xuất hiện ở một vài điểm trong tỉnh, thời gian xuất hiện không đồng thời và việc cảnh báo chi tiết đến huyện, xã hoặc khu vực có nguy cơ cao, rất cao chỉ có thể thực hiện trước được khoảng 3 - 6 giờ với độ chắc chắn không cao.

Ngoài ra, đặc điểm hoàn lưu, địa hình ở vùng núi phía Bắc và Trung Bộ của nước ta cho thấy, mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất thường xảy ra vào ban đêm, gây khó khăn trong truyền thông tin cảnh báo, nhất là đối với nhân dân ở vùng sâu, vùng xa càng làm tăng nguy cơ thiệt hại về người và tài sản.

Bên cạnh đó, do tính phức tạp, bất ngờ, ngắn hạn của lũ quét, sạt lở đất nên để cảnh báo được lũ quét, sạt lở đất tại một địa điểm, tại con suối, sườn núi, ngoài việc cần xác định được lượng mưa đã xuất hiện và dự báo sẽ xảy ra chi tiết theo không gian, thời gian trên khu vực đó, quan trọng là còn cần phải xác định được các thông tin nền về điều kiện sinh lũ quét và sạt lở đất như địa hình, cấu trúc địa chất, lớp vỏ phong hóa, đặc điểm thảm phủ, độ ẩm, mức độ bão hòa, ngưỡng mưa sinh lũ quét và sạt lở đất, các hoạt động KT- XH, dân sinh như giao thông, khai thác mỏ, xây dựng, phân bố dân cư...

Trên thực tế hiện nay, các thông tin nền cần thiết này thuộc phạm vi quản lý của nhiều cấp, nhiều ngành, địa phương, cụ thể như thông tin chi tiết về lớp phủ, biến động rừng, khai thác lưu vực thuộc phạm vi quản lý của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cung cấp; thông tin chi tiết về giao thông, cầu, đường thuộc phạm vi quản lý của ngành giao thông vận tải; thông tin chi tiết về kinh tế, xã hội, dân sinh, phân bố dân cư thuộc phạm vi quản lý của ủy ban nhân dân các cấp; các thông tin này còn phải đảm bảo được tính cập nhập liên tục theo thời gian và chi tiết đến từng địa điểm.

{keywords}
Sạt lở đất tại Trà Leng, Bắc Trà My

"Kể cả khi dự báo chính xác và chi tiết được lượng mưa (ví dụ dự báo mưa định lượng đến ô lưới 1 x 1km như các nước tiên tiến) thì vẫn chưa đủ để có thể dự báo chính xác được lũ quét và sạt lở đất, nếu thiếu và chưa xác định kịp thời được các thông tin chi tiết nền như đã nêu ở trên.

Điển hình như Nhật Bản là một nước phát triển, có trình độ khoa học công nghệ hàng đầu thế giới, có hệ thống quan trắc tự động mật độ rất cao (2 - 5km2/trạm), có hệ thống vệ tinh và ra đa dày đặc, bao trùm lãnh thổ, có hệ thống mô hình hiện đại dự báo mưa chi tiết với độ phân giải 1 x 1km cũng thường xuyên bị thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất do không thể cảnh báo chính xác trước" - ông Thái thông tin. 

Mới cảnh báo được tới cấp huyện

Chỉ trong 20 ngày, miền Trung hứng chịu tới 4 cơn bão, áp thấp nhiệt đới khiến mưa chồng mưa, lũ chồng lũ. Nhiều dòng sông xuất hiện lũ lớn nhất trong lịch sử như sông Kiến Giang của tỉnh Quảng Bình, sông Thạch Hãn, sông Hiếu của tỉnh Quảng Trị. Nhiều khu vực bị sạt lở khiến nhiều người bị thiệt mạng.

Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn phân tích, cảnh báo sạt lở đất dựa trên nhiều yếu tố, trong đó yếu tố tĩnh là địa hình địa mạo, cấu trúc địa chất, yếu tố động là tác động của mưa, động đất... Càng có nhiều thông tin, càng thăm dò, khảo sát chi tiết thì càng dự báo được chính xác.

{keywords}
Sạt lở đất tại Hướng Hóa (Quảng Trị)

"Nếu chỉ điều tra bên ngoài mà không xem đến các hang, thậm chí các hang khai thác khoáng sản, nó thành hang chết, nước vào trở thành bị phong hóa. Những vụ sạt lở như vừa giờ đều là nổ từ bên trong ra. Muốn làm chi tiết thì phải điều tra được hết cả những hang đó. Về cảnh báo sạt lở đất, tôi cho rằng còn nhiều khó khăn. Ngành địa chất cần đi khảo sát, có đủ số liệu mới làm được" - ông Thái nói.

Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Việt Nam là đơn vị được giao thực hiện điều tra, khảo sát, thăm dò các thông số về địa chất để đưa ra cảnh báo về sạt lở đất. Thời điểm hiện tại, dự án này mới hoàn thành được việc cảnh báo tại các tỉnh miền núi phía Bắc và cảnh bảo tới cấp xã; việc cảnh báo được thực hiện trước từ 3-6 giờ trên diện chứ không thể cảnh báo điểm, không thể biết tại ngọn đồi nào, tuyến đường nào, khu vực nào vào thời điểm nào có thể sạt lở đất đá.

Tại các khu vực còn lại, công tác cảnh báo sạt lở đất mới cảnh báo được tới cấp huyện, chưa cảnh báo được tới cấp thôn, xóm.

Từ tháng 5/2018, khi Tổng cục Khí tượng Thủy văn yêu cầu Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản phối hợp cung cấp thông tin, cử cán bộ sang trực dự báo cùng với cơ quan khí tượng, trong các bản tin dự báo khi đó mới có thêm thông tin cảnh báo về sạt lở đất.

TS. Trịnh Xuân Hòa, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Việt Nam xác nhận, chưa thể dự báo sạt lở đất đá. Việc cảnh báo được thực hiện trước từ 3-6 giờ trên diện chứ không thể cảnh báo điểm, không thể biết tại ngọn đồi nào, tuyến đường nào, khu vực nào vào thời điểm nào có thể sạt lở đất đá.

Sạt lở núi ở Hà Tĩnh, phát 7 lệnh sơ tán dân khẩn cấp

Sạt lở núi ở Hà Tĩnh, phát 7 lệnh sơ tán dân khẩn cấp

Mưa to dồn dập ở Hà Tĩnh, đã khiến một số khu vực bị ngập lũ. Ở huyện Cẩm Xuyên xảy ra sạt lở núi tại 2 xã, địa phương này vừa ban hành 7 lệnh sơ tán dân khẩn cấp.

Kiên Trung



Theo Báo VietNamNet

Quốc lộ 1A qua Hà Tĩnh ngập sâu 1m, cấm mọi phương tiện

Mưa lớn kéo dài nhiều ngày khiến nhiều tuyến đường ở Hà Tĩnh ngập sâu, trong đó quốc lộ 1A đoạn tiếp giáp giữa xã Xuân Hồng và Xuân Lam (huyện Nghi Xuân) ngập sâu đến 1m.

Trung tá Đặng Viết Thắng, Đội trưởng Đội CSGT Công an huyện Nghi Xuân cho biết, để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện đi qua khu vực quốc lộ 1A đoạn tiếp giáp giữa xã Xuân Hồng và Xuân Lam, đơn vị đã bố trí lực lượng và cắm biển cấm do tuyến quốc lộ này đang ngập sâu 1m, với chiều dài gần 1km.

{keywords}
{keywords}
Nước lũ gần ngập taluy đường

Ông Võ Trường Giang - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đường bộ II.3 cho biết, tuyến quốc lộ 1 đoạn qua xã Xuân Lam hiện đang bị tắc đường do mưa lũ gây ngập (nơi xảy ra vụ xe khách bị lũ cuốn trôi năm 2010 làm 19 người chết).

{keywords}
Từ chiều qua, lực lượng chức năng lập chốt chặn hai đầu để đảm bảo an toàn

“Lực lượng chức năng đã cấm đường và phân luồng giao thông từ chiều hôm qua, hướng dẫn các phương tiện lưu thông theo đường tránh Hồng Lĩnh. Phía Bắc, phân luồng từ cầu Bến Thủy 2, phía Nam từ cuối nút giao Đậu Liêu (thị xã Hồng Lĩnh)”, ông Giang nói.

{keywords}
Cấm phương tiện hai đầu quốc lộ 1A

Mưa lớn mấy ngày qua khiến mái ta luy quốc lộ 15 đoạn qua Can Lộc - Hương Khê gây sạt lở đất đá xuống đường. Lực lượng chức năng đã lập rào chắn, biển và đèn cảnh báo cấm người và phương tiện đi qua khu vực này.

{keywords}
Đất đá sạt xuống quốc lộ 15
{keywords}

Một cán bộ Đội CSGT kiểm soát trật tự đường mòn Hồ chí Minh thuộc Phòng CSGT (Công an tỉnh Hà Tĩnh) cho biết, hiện tuyến quốc lộ 15  đang có 3 điểm tắc giao thông do sạt lở gây ra như KM 397+100 do mưa to nên nước ùn trong rừng ra chảy kéo theo đất ra giữa đường. Đoạn này Ban quản lý đường bộ có máy đẩy, túc trực thường xuyên ở đó để đẩy đất thông đường.

{keywords}
Đá sạt xuống đường
{keywords}
Bùn đất đổ xuống quốc lộ 15
{keywords}
Đặt biển cảnh báo sạt lở, tắc đường

Km 397+800 đoạn qua xã Ngọc Sơn (huyện Thạch Hà) ngày trước làm đường, nổ mìn ở vách núi, mưa lâu đất ướt cùng với nền yếu nên có dấu hiệu sụt lún đất giữa đường. CSGT đã triển khai lực lượng cấm đường, ban ngày có thể cho phương tiện chạy qua được nhưng ban đêm phải cấm đường để đảm bảo an toàn.

Trên tuyến QL 15 này còn có Km 397+900 đoạn qua xã Hà Linh (huyện Hương Khê), khu vực này đất đá hai bên đường sạt lở.

“Đoạn này CSGT đã cấm đường, sau mưa bão mới xử lý được. Hiện tại, ban ngày đơn vị cho phương tiện đi thưa và chạy chậm, cẩn thận, còn ban đêm thì hướng dẫn phương tiện tiến ra huyện Đức Thọ - Vũ Quang, sau đó mới chạy về Hương Khê”, cán bộ CSGT đường mòn nói.

{keywords}
Lập rào chắn, cấm phương tiện qua quốc lộ 15

Ngoài ra, huyện Can Lộc có một số thôn đang ngập nặng, giao thông chia cắt; huyện Cẩm Xuyên sạt lở 1 điểm ở xã Cẩm Quang, ngập cục bộ một số xã;  huyện Đức Thọ ngập các tuyến đường liên xã gồm Tùng Châu, Quang Vinh, Bùi La Nhân và Thanh Bình Thịnh.

Thành phố Hà Tĩnh ngập khoảng 10-20cm tại một số tuyến đường như Nguyễn Xí, 26/3, Nguyễn Du, Xuân Diệu. Huyện Hương Sơn có sạt lở tại 1 điểm tại đường quốc lộ 8A từ xã Sơn Kim 1 đi cửa khẩu, hiện đang cấm đường.

Huyện Kỳ Anh sạt lở 4 tuyến (quốc lộ 15B, đường 551, đường quốc phòng ven biển Xuân Hội - Vũng Áng đi qua địa bàn xã Kỳ Phong, Kỳ Trung, Kỳ Bắc, Kỳ Xuân).

Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh Trần Đức Bá cho biết, hôm nay các khu vực tiếp tục có mưa, mưa vừa một vài nơi mưa to, lượng mưa phổ biến ở mức 30-60mm.

Tối qua lượng mưa đo được các khu vực trong tỉnh phổ biến từ 25 - 53mm, riêng Thạch Đồng 181mm và TP Hà Tĩnh 160mm.

Lúc 7h sáng nay, lũ trên sông Ngàn Sâu tại trạm Chu Lễ xuống chậm sau đó lên lại và đã đạt đỉnh. Sông Ngàn Phố ở xu thế xuống. Sông Rào Cái, Cửa Nhượng chịu ảnh hưởng của thuỷ triều.

Trong 6 giờ tới, lũ trên các sông Ngàn Sâu tại trạm Chu Lễ và sông Ngàn Phố tại trạm Sơn Diệm ở xu thế xuống; tại trạm Hòa Duyệt lên chậm sau đó đạt đỉnh, trên sông La tiếp tục lên chậm.

Thiện Lương

Siêu bão Goni diễn biến rất phức tạp khi vào Biển Đông

Siêu bão Goni diễn biến rất phức tạp khi vào Biển Đông

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, hiện nay (31/10), ở vùng biển phía Đông Philippines có một siêu bão (Goni) đang hoạt động.  



Theo Báo VietNamNet