Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2020

Hàng trăm hộ dân ven sông Lam vẫn chìm hơn 1m nước

Mưa lớn kết hợp với lưu lượng xả lũ của nhiều nhà máy thuỷ điện Nghệ An trong đêm, khiến hàng trăm hộ dân bên bờ sông Lam vẫn đang trong cảnh ngập nặng.

Các huyện có sông Lam chảy qua gồm Hưng Nguyên; Nam Đàn và Thanh Chương chịu ảnh hưởng của trận mưa lũ, nhiều nơi nước ngập sâu, khiến người dân không kịp trở tay.

Người và gia súc cuống cuồng chạy lũ

Sáng nay (31/10), ông Nguyễn Hữu Hà - Phó Chủ tịch UBND huyện Hưng cho biết, các xã ven sông Lam gồm Châu Nhân, Xuân Lam, Long Xá, Hưng Lĩnh, Hưng Trung, Hưng Yên Nam và Hưng Yên Bắc vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề của ngập lụt.

{keywords}
Các xã ven sông Lam nằm bên trong phần đê 42 bảo vệ vẫn đang chìm trong nước ở huyện Hưng Nguyên

Toàn huyện hiện vẫn còn khoảng 10.000 hộ dân ngập từ 50 đến 70cm. Riêng các xã sống chung bên bờ sông Lam phải di dời khoảng 600 hộ dân vẫn đang ngập trên 1m nước. Nước ở khu vực này vẫn chưa có dấu hiệu hạ xuống.

“Chính quyền địa phương kết hợp với lực lượng công an, quân đội đã huy động tổng lực giúp dân đưa đồ đạc lên vùng cao. Người già và trẻ em được ưu tiên đưa đến nơi an toàn, tránh xa vùng nguy hiểm và sạt lở đất”, ông Hà thông tin.

{keywords}
Trời vẫn tiếp tục mưa, người dân chèo thuyền đi lại trong vùng ngập ven sông Lam
{keywords}
Chính quyền địa phương cùng lực lượng công an, quân đội giúp dân vượt lũ khu vực sông Lam
{keywords}
Ca nô Bộ chỉ huy quân sự Nghệ An được điều động giúp dân 
{keywords}
Nước lũ bủa vây các xã ở bên trong đê 42 sát sông Lam
{keywords}
Chính quyền địa phương đi vào từng nhà dân để vận động di dời đến nơi an toàn
{keywords}
Bò được di chuyển lúc nước dâng lên nhanh
{keywords}
Biển nước mênh mông vẫn bủa vây người dân ở huyện Hưng Nguyên
{keywords}
Lợn được lùa lên bờ
{keywords}
Trâu được đưa lên đê 42 lánh nạn

Nguy cơ sạt lở đất khó lường

Ông Nguyễn Hồng Sơn - Chủ tịch UBND huyện Nam Đàn (Nghệ An) cho biết, lượng mưa lớn đo được 386mm kết hợp với thuỷ điện Chi Khê và Khe Bố xả lũ khiến mực nước trên sông Lam lên đến mức báo động 2.

Các xã tả ngạn, hữu ngạn sông Lam nước tràn vào vùng nội đồng sông Đào gây ngập úng cục bộ, hồ đập đã đầy nước và một số hồ lớn đã tràn ra ngoài. Mưa liên tục xảy ra nên diễn biến sạt lở rất phức tạp.

{keywords}
Sạt lở ở ở xã Khánh Sơn (huyện Nam Đàn) 
{keywords}
Đi lại rất khó khăn ở các xã bên 9 nam của huyện Nam Đàn

“Nước sông Lam dân cao đã khiến các xã Trung Phúc Cường, xóm Đại Đồng và xã Thượng Tân Lộc. Có 1 nhà cấp 4 bị sập hoàn toàn và tốc mái 7 nhà. Nhiều đoạn đường, khe suối bị sạt lở và hơn 500m bờ rào bị sập” -  ông Sơn thông tin ban đầu.

Ngoài ra,  trong số 346 hộ dân nằm trong vùng sạt lở đất, ngập lụt đã có 53 hộ thuộc 7 xã thị trấn đã được di dời đến nơi an toàn.

{keywords}
Một nhà dân bị đổ sập ở xã Nam Giang, huyện Nam Đàn
{keywords}
Lợn được bỏ vào rọ và chở bằng thuyền vượt lũ ở xã Khánh Sơn
{keywords}
Lợn được lùa lên đường đi vượt lũ

Riêng một số xã Thanh Mỹ và Thanh Xuân (huyện Thanh Chương) mưa lớn đã khiến nhiều hộ dân ngập sâu trong nước. Đêm qua, nước dần rút xuống, nhiều đoàn cứu hộ cứu nạn và tổ chức thiện nguyện đã đến tiếp tế đồ ăn thức uống giúp bà con vượt lũ.

{keywords}
Đoàn thiện nguyện giúp dân ở xã Thanh Mỹ (huyện Thanh Chương) trong đêm
{keywords}
{keywords}
Những phần xôi, nước, cơm cho những người dân ngập sâu trong nước trong đêm qua
{keywords}
Tuy khó tiếp cận vùng bị ngập nhưng đoàn thiện nguyện đã kịp thời giúp người dân ở huyện Thanh Chương có bữa ấm lòng trong những ngày chạy lũ
Hai Thứ trưởng nói về yếu tố "nhân tai" trong lũ lụt lịch sử miền Trung

Hai Thứ trưởng nói về yếu tố "nhân tai" trong lũ lụt lịch sử miền Trung

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều tối nay (30/10), vấn đề thiên tai và các công tác phòng chống giảm thiểu thiệt hại được báo chí đặc biệt quan tâm.

Quốc Huy



Theo Báo VietNamNet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét