Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2020

Việt Nam chưa cảnh báo được sạt lở đất đồng bộ tới cấp xã

Cảnh báo sạt lở đất mới dự báo được tới cấp xã tại các tỉnh miền núi phía Bắc; các khu vực khác như Nam Trung Bộ, Tây Nguyên… mới cảnh báo được tới cấp huyện.

Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn Quốc gia Trần Hồng Thái cho biết, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất chủ yếu dựa vào việc kết hợp, lồng ghép các bản đồ địa hình, độ dốc, thảm phủ trên bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét, sạt lở đất kết hợp với dự báo mưa từ các mô hình số, ước lượng mưa từ ảnh vệ tinh, rađa, đo mưa tự động.

Khi xuất hiện các hình thế thời tiết có thể gây mưa lớn, trong điều kiện số liệu và công nghệ hiện nay đã cho phép dự báo sớm được mưa lớn diện rộng ở vùng núi trước 1 - 2 ngày, từ đó cảnh báo được nguy cơ xuất hiện hiện tượng lũ quét, sạt lở đất trên khu vực rộng, nhiều tỉnh.

{keywords}
Sạt lở đất san phẳng một ngôi làng Quảng Nam

Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo Hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia tiệm cận, sử dụng các sản phẩm cảnh báo lũ quét hiện đại bậc nhất trên thế giới (như của Hoa Kỳ) làm công cụ hỗ trợ cảnh báo.

Tuy nhiên, lũ quét, sạt lở đất thường chỉ xuất hiện ở một vài điểm trong tỉnh, thời gian xuất hiện không đồng thời và việc cảnh báo chi tiết đến huyện, xã hoặc khu vực có nguy cơ cao, rất cao chỉ có thể thực hiện trước được khoảng 3 - 6 giờ với độ chắc chắn không cao.

Ngoài ra, đặc điểm hoàn lưu, địa hình ở vùng núi phía Bắc và Trung Bộ của nước ta cho thấy, mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất thường xảy ra vào ban đêm, gây khó khăn trong truyền thông tin cảnh báo, nhất là đối với nhân dân ở vùng sâu, vùng xa càng làm tăng nguy cơ thiệt hại về người và tài sản.

Bên cạnh đó, do tính phức tạp, bất ngờ, ngắn hạn của lũ quét, sạt lở đất nên để cảnh báo được lũ quét, sạt lở đất tại một địa điểm, tại con suối, sườn núi, ngoài việc cần xác định được lượng mưa đã xuất hiện và dự báo sẽ xảy ra chi tiết theo không gian, thời gian trên khu vực đó, quan trọng là còn cần phải xác định được các thông tin nền về điều kiện sinh lũ quét và sạt lở đất như địa hình, cấu trúc địa chất, lớp vỏ phong hóa, đặc điểm thảm phủ, độ ẩm, mức độ bão hòa, ngưỡng mưa sinh lũ quét và sạt lở đất, các hoạt động KT- XH, dân sinh như giao thông, khai thác mỏ, xây dựng, phân bố dân cư...

Trên thực tế hiện nay, các thông tin nền cần thiết này thuộc phạm vi quản lý của nhiều cấp, nhiều ngành, địa phương, cụ thể như thông tin chi tiết về lớp phủ, biến động rừng, khai thác lưu vực thuộc phạm vi quản lý của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cung cấp; thông tin chi tiết về giao thông, cầu, đường thuộc phạm vi quản lý của ngành giao thông vận tải; thông tin chi tiết về kinh tế, xã hội, dân sinh, phân bố dân cư thuộc phạm vi quản lý của ủy ban nhân dân các cấp; các thông tin này còn phải đảm bảo được tính cập nhập liên tục theo thời gian và chi tiết đến từng địa điểm.

{keywords}
Sạt lở đất tại Trà Leng, Bắc Trà My

"Kể cả khi dự báo chính xác và chi tiết được lượng mưa (ví dụ dự báo mưa định lượng đến ô lưới 1 x 1km như các nước tiên tiến) thì vẫn chưa đủ để có thể dự báo chính xác được lũ quét và sạt lở đất, nếu thiếu và chưa xác định kịp thời được các thông tin chi tiết nền như đã nêu ở trên.

Điển hình như Nhật Bản là một nước phát triển, có trình độ khoa học công nghệ hàng đầu thế giới, có hệ thống quan trắc tự động mật độ rất cao (2 - 5km2/trạm), có hệ thống vệ tinh và ra đa dày đặc, bao trùm lãnh thổ, có hệ thống mô hình hiện đại dự báo mưa chi tiết với độ phân giải 1 x 1km cũng thường xuyên bị thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất do không thể cảnh báo chính xác trước" - ông Thái thông tin. 

Mới cảnh báo được tới cấp huyện

Chỉ trong 20 ngày, miền Trung hứng chịu tới 4 cơn bão, áp thấp nhiệt đới khiến mưa chồng mưa, lũ chồng lũ. Nhiều dòng sông xuất hiện lũ lớn nhất trong lịch sử như sông Kiến Giang của tỉnh Quảng Bình, sông Thạch Hãn, sông Hiếu của tỉnh Quảng Trị. Nhiều khu vực bị sạt lở khiến nhiều người bị thiệt mạng.

Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn phân tích, cảnh báo sạt lở đất dựa trên nhiều yếu tố, trong đó yếu tố tĩnh là địa hình địa mạo, cấu trúc địa chất, yếu tố động là tác động của mưa, động đất... Càng có nhiều thông tin, càng thăm dò, khảo sát chi tiết thì càng dự báo được chính xác.

{keywords}
Sạt lở đất tại Hướng Hóa (Quảng Trị)

"Nếu chỉ điều tra bên ngoài mà không xem đến các hang, thậm chí các hang khai thác khoáng sản, nó thành hang chết, nước vào trở thành bị phong hóa. Những vụ sạt lở như vừa giờ đều là nổ từ bên trong ra. Muốn làm chi tiết thì phải điều tra được hết cả những hang đó. Về cảnh báo sạt lở đất, tôi cho rằng còn nhiều khó khăn. Ngành địa chất cần đi khảo sát, có đủ số liệu mới làm được" - ông Thái nói.

Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Việt Nam là đơn vị được giao thực hiện điều tra, khảo sát, thăm dò các thông số về địa chất để đưa ra cảnh báo về sạt lở đất. Thời điểm hiện tại, dự án này mới hoàn thành được việc cảnh báo tại các tỉnh miền núi phía Bắc và cảnh bảo tới cấp xã; việc cảnh báo được thực hiện trước từ 3-6 giờ trên diện chứ không thể cảnh báo điểm, không thể biết tại ngọn đồi nào, tuyến đường nào, khu vực nào vào thời điểm nào có thể sạt lở đất đá.

Tại các khu vực còn lại, công tác cảnh báo sạt lở đất mới cảnh báo được tới cấp huyện, chưa cảnh báo được tới cấp thôn, xóm.

Từ tháng 5/2018, khi Tổng cục Khí tượng Thủy văn yêu cầu Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản phối hợp cung cấp thông tin, cử cán bộ sang trực dự báo cùng với cơ quan khí tượng, trong các bản tin dự báo khi đó mới có thêm thông tin cảnh báo về sạt lở đất.

TS. Trịnh Xuân Hòa, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Việt Nam xác nhận, chưa thể dự báo sạt lở đất đá. Việc cảnh báo được thực hiện trước từ 3-6 giờ trên diện chứ không thể cảnh báo điểm, không thể biết tại ngọn đồi nào, tuyến đường nào, khu vực nào vào thời điểm nào có thể sạt lở đất đá.

Sạt lở núi ở Hà Tĩnh, phát 7 lệnh sơ tán dân khẩn cấp

Sạt lở núi ở Hà Tĩnh, phát 7 lệnh sơ tán dân khẩn cấp

Mưa to dồn dập ở Hà Tĩnh, đã khiến một số khu vực bị ngập lũ. Ở huyện Cẩm Xuyên xảy ra sạt lở núi tại 2 xã, địa phương này vừa ban hành 7 lệnh sơ tán dân khẩn cấp.

Kiên Trung



Theo Báo VietNamNet

Quốc lộ 1A qua Hà Tĩnh ngập sâu 1m, cấm mọi phương tiện

Mưa lớn kéo dài nhiều ngày khiến nhiều tuyến đường ở Hà Tĩnh ngập sâu, trong đó quốc lộ 1A đoạn tiếp giáp giữa xã Xuân Hồng và Xuân Lam (huyện Nghi Xuân) ngập sâu đến 1m.

Trung tá Đặng Viết Thắng, Đội trưởng Đội CSGT Công an huyện Nghi Xuân cho biết, để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện đi qua khu vực quốc lộ 1A đoạn tiếp giáp giữa xã Xuân Hồng và Xuân Lam, đơn vị đã bố trí lực lượng và cắm biển cấm do tuyến quốc lộ này đang ngập sâu 1m, với chiều dài gần 1km.

{keywords}
{keywords}
Nước lũ gần ngập taluy đường

Ông Võ Trường Giang - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đường bộ II.3 cho biết, tuyến quốc lộ 1 đoạn qua xã Xuân Lam hiện đang bị tắc đường do mưa lũ gây ngập (nơi xảy ra vụ xe khách bị lũ cuốn trôi năm 2010 làm 19 người chết).

{keywords}
Từ chiều qua, lực lượng chức năng lập chốt chặn hai đầu để đảm bảo an toàn

“Lực lượng chức năng đã cấm đường và phân luồng giao thông từ chiều hôm qua, hướng dẫn các phương tiện lưu thông theo đường tránh Hồng Lĩnh. Phía Bắc, phân luồng từ cầu Bến Thủy 2, phía Nam từ cuối nút giao Đậu Liêu (thị xã Hồng Lĩnh)”, ông Giang nói.

{keywords}
Cấm phương tiện hai đầu quốc lộ 1A

Mưa lớn mấy ngày qua khiến mái ta luy quốc lộ 15 đoạn qua Can Lộc - Hương Khê gây sạt lở đất đá xuống đường. Lực lượng chức năng đã lập rào chắn, biển và đèn cảnh báo cấm người và phương tiện đi qua khu vực này.

{keywords}
Đất đá sạt xuống quốc lộ 15
{keywords}

Một cán bộ Đội CSGT kiểm soát trật tự đường mòn Hồ chí Minh thuộc Phòng CSGT (Công an tỉnh Hà Tĩnh) cho biết, hiện tuyến quốc lộ 15  đang có 3 điểm tắc giao thông do sạt lở gây ra như KM 397+100 do mưa to nên nước ùn trong rừng ra chảy kéo theo đất ra giữa đường. Đoạn này Ban quản lý đường bộ có máy đẩy, túc trực thường xuyên ở đó để đẩy đất thông đường.

{keywords}
Đá sạt xuống đường
{keywords}
Bùn đất đổ xuống quốc lộ 15
{keywords}
Đặt biển cảnh báo sạt lở, tắc đường

Km 397+800 đoạn qua xã Ngọc Sơn (huyện Thạch Hà) ngày trước làm đường, nổ mìn ở vách núi, mưa lâu đất ướt cùng với nền yếu nên có dấu hiệu sụt lún đất giữa đường. CSGT đã triển khai lực lượng cấm đường, ban ngày có thể cho phương tiện chạy qua được nhưng ban đêm phải cấm đường để đảm bảo an toàn.

Trên tuyến QL 15 này còn có Km 397+900 đoạn qua xã Hà Linh (huyện Hương Khê), khu vực này đất đá hai bên đường sạt lở.

“Đoạn này CSGT đã cấm đường, sau mưa bão mới xử lý được. Hiện tại, ban ngày đơn vị cho phương tiện đi thưa và chạy chậm, cẩn thận, còn ban đêm thì hướng dẫn phương tiện tiến ra huyện Đức Thọ - Vũ Quang, sau đó mới chạy về Hương Khê”, cán bộ CSGT đường mòn nói.

{keywords}
Lập rào chắn, cấm phương tiện qua quốc lộ 15

Ngoài ra, huyện Can Lộc có một số thôn đang ngập nặng, giao thông chia cắt; huyện Cẩm Xuyên sạt lở 1 điểm ở xã Cẩm Quang, ngập cục bộ một số xã;  huyện Đức Thọ ngập các tuyến đường liên xã gồm Tùng Châu, Quang Vinh, Bùi La Nhân và Thanh Bình Thịnh.

Thành phố Hà Tĩnh ngập khoảng 10-20cm tại một số tuyến đường như Nguyễn Xí, 26/3, Nguyễn Du, Xuân Diệu. Huyện Hương Sơn có sạt lở tại 1 điểm tại đường quốc lộ 8A từ xã Sơn Kim 1 đi cửa khẩu, hiện đang cấm đường.

Huyện Kỳ Anh sạt lở 4 tuyến (quốc lộ 15B, đường 551, đường quốc phòng ven biển Xuân Hội - Vũng Áng đi qua địa bàn xã Kỳ Phong, Kỳ Trung, Kỳ Bắc, Kỳ Xuân).

Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh Trần Đức Bá cho biết, hôm nay các khu vực tiếp tục có mưa, mưa vừa một vài nơi mưa to, lượng mưa phổ biến ở mức 30-60mm.

Tối qua lượng mưa đo được các khu vực trong tỉnh phổ biến từ 25 - 53mm, riêng Thạch Đồng 181mm và TP Hà Tĩnh 160mm.

Lúc 7h sáng nay, lũ trên sông Ngàn Sâu tại trạm Chu Lễ xuống chậm sau đó lên lại và đã đạt đỉnh. Sông Ngàn Phố ở xu thế xuống. Sông Rào Cái, Cửa Nhượng chịu ảnh hưởng của thuỷ triều.

Trong 6 giờ tới, lũ trên các sông Ngàn Sâu tại trạm Chu Lễ và sông Ngàn Phố tại trạm Sơn Diệm ở xu thế xuống; tại trạm Hòa Duyệt lên chậm sau đó đạt đỉnh, trên sông La tiếp tục lên chậm.

Thiện Lương

Siêu bão Goni diễn biến rất phức tạp khi vào Biển Đông

Siêu bão Goni diễn biến rất phức tạp khi vào Biển Đông

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, hiện nay (31/10), ở vùng biển phía Đông Philippines có một siêu bão (Goni) đang hoạt động.  



Theo Báo VietNamNet

Siêu bão Goni diễn biến rất phức tạp khi vào Biển Đông

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, hiện nay (31/10), ở vùng biển phía Đông Philippines có một siêu bão (Goni) đang hoạt động.

Lúc 7h sáng nay, vị trí tâm siêu bão Goni ở khoảng 15,3 độ Vĩ Bắc; 128,8 độ Kinh Đông, cách đảo Ludong (Philippines) khoảng 810km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm siêu bão mạnh cấp 17 (200-220km/giờ), giật trên cấp 17.

{keywords}
Dự báo hướng đi của siêu bão Goni. Ảnh: Tổng cục Phòng chống thiên tai

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 20-25km.

Đến sáng mai, vị trí tâm bão ở khoảng 13,8 độ Vĩ Bắc; 123,5 độ Kinh Đông, trên khu vực miền Trung Philippines. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15 (165-185km/giờ), giật trên cấp 17.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20km, đi vào Biển Đông.

Đến 7h ngày 2/11, vị trí tâm bão ở khoảng 14,5 độ Vĩ Bắc; 118,7 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 750km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (90-115km/giờ), giật cấp 13.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15-20km.

Tới sáng ngày 3/11, vị trí tâm bão ở khoảng 15,3 độ Vĩ Bắc; 114,9 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 330km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90-100km/giờ), giật cấp 12.

Trong 72 đến 96 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15-20km.

Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia nhận định, khoảng ngày 2/11, sau khi vượt qua Philippines, siêu bão Goni sẽ suy yếu thành một cơn bão mạnh và có khả năng đi vào Biển Đông.

Qua phân tích điều kiện khí quyển, đại dương cho thấy, sau khi vào Biển Đông cơn bão sẽ có diễn biến rất phức tạp và có khả năng ảnh hưởng đến đất liền nước ta.

Khoảng cuối tuần sau cơn bão này có khả năng gây mưa lớn ở Trung Bộ, tập trung tại các tỉnh Trung Trung Bộ. Nửa đầu tháng 11, tình hình mưa bão trên Biển Đông và miền Trung còn diễn biến rất phức tạp.

77 người chết và mất tích do bão số 9

Theo báo cáo của Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, trong ngày 30/10, Quân chủng Hải quân điều thêm tàu 465 và 2 máy bay quân sự phối hợp tìm kiếm cứu nạn, chỉ thị mục tiêu cho các tàu mặt nước tiếp tục tìm kiếm 23 nạn nhân mất tích còn lại của 2 tàu BĐ 96388 TS/12 lao động và BĐ 97469 TS/14 lao động (trước đó, ngày 30/10 tàu Fortone Iris vớt được 3 lao động trên tàu BĐ 97469 TS và bàn giao cho tàu 490).

Về thiệt hại do bão số 9 và mưa lũ tính đến 7h sáng nay, có 27 người chết, 50 người mất tích, 67 người bị thương. Đã sơ tán 4.115 hộ dân ra khỏi khu vực bị ngập lụt và nguy cơ sạt lở đất (Nghệ An 2.916 hộ, Hà Tĩnh 1.199 hộ).

Có 63 cầu bị hư hỏng, 22 cống bị bồi lấp, hư hỏng. Nhiều tuyến đường quốc lộ và địa phương bị ảnh hưởng, các địa phương đang thống kê, đánh giá thiệt hại.

Tại Nghệ An, một số điểm trên các tuyến Quốc lộ 15, 46 và 46B và đường giao thông địa phương bị sạt lở (73,42km). Tại Hà Tĩnh, Quốc lộ 8A, 15, 12C và một số tuyến đường địa phương tại huyện Vũ Quang, Đức Thọ, Can lộc và Kỳ Anh có nhiều điểm bị sạt lở...

Hai Thứ trưởng nói về yếu tố "nhân tai" trong lũ lụt lịch sử miền Trung

Hai Thứ trưởng nói về yếu tố "nhân tai" trong lũ lụt lịch sử miền Trung

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều tối nay (30/10), vấn đề thiên tai và các công tác phòng chống giảm thiểu thiệt hại được báo chí đặc biệt quan tâm.

Hương Quỳnh



Theo Báo VietNamNet

Tàu cá cùng 14 người gặp nạn khi tìm kiến 23 ngư dân Bình Định mất tích

Trên đường đi cứu nạn tàu cá bị chìm, tàu của ông Toàn bị chết máy thả trôi. Lực lượng chức năng đã ứng cứu kịp thời, đưa về đất liền an toàn.

Sáng nay, ông Võ Thành Phúc – quyền GĐ Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định cho biết, tàu kiểm ngư đã lai dắt tàu cá BĐ 98658 TS cùng các thuyền viên về đến cảng Ba Ngòi (TP Cam Ranh, Khánh Hòa) an toàn.

Trước đó, ngày 27/10, khi đang tránh bão, ông Nguyễn Văn Toàn (phường Bồng Sơn, thị xã Hoài Nhơn) chủ tàu BĐ 98658 TS kiêm thuyền trưởng nhận được tin tàu BĐ 96388 TS cùng 12 thuyền viên bị chìm.

{keywords}
Các ngư dân trên tàu cá của ông Toàn được đưa về Khánh Hòa an toàn

Ngay lập tức, ông Toàn cùng 13 thuyền viên trên tàu vượt sóng to gió lớn do ảnh hưởng của cơn bão số 9 đến hỗ trợ tìm kiếm nhưng không có kết quả.

Thời điểm này tàu của ông Toàn bị hỏng máy, thả trôi. Ngư dân này lập tức báo lực lượng chức năng hỗ trợ.

Đến sáng 29/10, các tàu kiểm ngư thuộc Chi đội Kiểm ngư số 4 (Cục Kiểm ngư, Tổng cục Thủy sản) đã tiếp cận và cứu an toàn 14 ngư dân trên tàu cá BĐ 98658 TS.

“Hiện nay tàu cứu hộ đã đưa 11 ngư dân tàu cá ông Toàn về tỉnh Khánh Hòa, 3 người còn lại xin ở lại để theo tàu cứu hộ hỗ trợ tìm kiến các ngư dân 2 tàu cá mất tích”, ông Phúc thông tin.

{keywords}
Trong 14 ngư dân tàu cá ông Toàn, có 3 người xin ở lại hỗ trợ tìm kiếm 23 ngư dân đang mất tích

Chiều 27/10, trên đường đi tránh bão, tàu BĐ 96388 TS bị chìm cách bờ biển Cam Ranh khoảng 143,5 hải lý, trên tàu có 12 thuyền viên. Còn tàu BĐ 97469 TS có 14 thuyền viên, bị chìm cách khu vực phía đông đảo Hòn Tre (Nha Trang) 172 hải lý.

Ngày 28/10, Quân chủng Hải quân thành lập Sở chỉ huy tiền phương tại tỉnh Khánh Hòa để tìm kiếm cá tàu cá gặp nạn kể trên. Chuẩn đô đốc Trần Thanh Nghiêm - Tư lệnh Quân chủng Hải quân trực tiếp chỉ huy.

Đến 18h ngày 29/10, Thuyền trưởng tàu M/V Fortune Iris (đang trên hành trình đi Nhật Bản) thông báo đã cứu được 3 thuyền viên tàu BĐ 97469 TS.

Ba thuyền viên may mắn được cứu sống là Lê Minh Don (21 tuổi), Huỳnh Xuân Phi (35 tuổi), Võ Văn Hoài (35 tuổi), cùng trú thị xã Hoài Nhơn. Những người này xin tiếp tục ở lại biển để hỗ trợ lực lượng chức năng tìm kiếm 23 ngư dân đang mất tích.

Hồ Giáp

Thắt lòng cảnh làng biển ngóng tin 23 ngư dân đang mất tích

Thắt lòng cảnh làng biển ngóng tin 23 ngư dân đang mất tích

Người thân 23 ngư dân Bình Định đang mất tích đứng ngồi không yên, trông ngóng tin tức về họ.



Theo Báo VietNamNet

Ông Trần Ngọc Tam được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre

Các đại biểu HĐND tỉnh Bến Tre đã bầu ông Trần Ngọc Tam giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh. 

Ngày 31/10, HĐND tỉnh Bến Tre họp kỳ thứ IX (kỳ họp đột xuất), bầu bổ sung chức danh Chủ tịch UBND tỉnh.

Các đại biểu HĐND đã bầu ông Trần Ngọc Tam, Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre với số phiếu tán thành 100%.

{keywords}
Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Bến Tre Phan Văn Mãi tặng hoa chúc mừng ông Trần Ngọc Tam 

Ông Tam được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh thay ông Cao Văn Trọng (nghỉ hưu). Ông Trần Ngọc Tam sinh năm 1965, quê xã An Phú Trung, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.

Trình độ lý luận chính trị: cao cấp; trình độ chuyên môn: Cử nhân Triết, cử nhân Luật.

Ông Trần Ngọc Tam từng kinh qua các chức vụ như Giám đốc Sở VHTT&DL, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Ông Phan Văn Mãi tái đắc Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre

Ông Phan Văn Mãi tái đắc Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre

Ông Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tái đắc cử chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre nhiệm kỳ 2020-2025.

H.Thanh



Theo Báo VietNamNet

Bộ TN&MT sẽ thanh tra các dự án có người nước ngoài sử dụng đất

Thanh tra Bộ TN&MT sẽ thanh tra các dự án có nhiều khiếu kiện, chậm tiến độ, có người nước ngoài sử dụng đất, có lượng xả thải và lượng khí thải lớn…

Bộ TN&MT vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch thanh tra năm 2021 theo hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ.

Theo đó, Thanh tra Bộ sẽ xây dựng kế hoạch thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; việc quản lý công sản; quản lý, sử dụng tài chính; chấp hành các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

Đồng thời thanh tra các đơn vị quản lý, sử dụng vốn nước ngoài; các đơn vị có chức năng tham mưu, cấp phép liên quan đến người dân và doanh nghiệp. Thanh tra đối với các dự án có nhiều khiếu kiện, chậm tiến độ, có người nước ngoài sử dụng đất, lượng xả thải và lượng khí thải lớn; khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho mục đích sinh hoạt…

{keywords}
Bộ TN&MT thanh tra các dự án có người nước ngoài sử dụng đất vào năm 2021

Tổng cục Quản lý đất đai sẽ thanh tra việc quản lý, sử dụng đất của các nông, lâm trường và đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường; quản lý, sử dụng đất theo Nghị định số 167/2017 của Chính phủ về quy định sắp xếp lại, xử lý tài sản công.

Bộ TN&MT yêu cầu thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai trong công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; việc sử dụng đất khi thực hiện các dự án khu đô thị, phát triển nhà ở, dự án kinh doanh dịch vụ du lịch có bán biệt thự, căn hộ khách sạn.

Tổng cục môi trường sẽ xây dựng kế hoạch thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các đối tượng thuộc danh mục 17 loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam thanh tra việc chấp hành pháp luật về khoáng sản.

Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam được yêu cầu xây dựng kế hoạch thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; quyết định giao khu vực biển để thực hiện giấy phép nhận chìm và cấp giấy phép nhận chìm biển.

Thanh tra Chính phủ tiếp tục phát hiện nhiều lô 'đất vàng' lọt tay tư nhân

Thanh tra Chính phủ tiếp tục phát hiện nhiều lô 'đất vàng' lọt tay tư nhân

Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa kiến nghị chuyển cơ quan điều tra, làm rõ vi phạm trong việc quản lý và sử dụng 12 cơ sở nhà đất có nguồn gốc đất công.

Kiên Trung



Theo Báo VietNamNet

Mỹ viện trợ Việt Nam 2 triệu USD để khắc phục hậu quả thiên tai

Hoa Kỳ đã quyết định viện trợ Việt Nam 2 triệu USD để hỗ trợ khắc phục những thiệt hại do thiên tai.

Ngày 30/10, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an đã có buổi tiếp và làm việc với đoàn đại biểu cấp cao Hoa Kỳ do Ngoại trưởng Mike Pompeo dẫn đầu trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam nhân kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ.

Thay mặt Bộ Công an Việt Nam, Bộ trưởng Tô Lâm chào mừng và cảm ơn Ngoại trưởng đã dành thời gian thăm chính thức Việt Nam và làm việc với Bộ Công an Việt Nam.

{keywords}
 Bộ trưởng Tô Lâm và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo.

Cuộc gặp này thể hiện sự coi trọng của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói chung, Ngoại trưởng nói riêng đối với Bộ Công an Việt Nam trong việc thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trên lĩnh vực an ninh, làm sâu sắc thêm quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ, góp phần kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ, tạo cơ sở củng cố, thúc đẩy lòng tin chiến lược, góp phần đưa quan hệ song phương ngày càng đi vào chiều sâu.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ cảm ơn Bộ trưởng Công an Việt Nam đã dành thời gian tiếp đoàn; thông qua chuyến thăm này, mong muốn hai Bên cùng kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ - Việt Nam.

{keywords}
Toàn cảnh buổi tiếp.

Nhân dịp này, Ngoại trưởng gửi lời chia sẻ sâu sắc tới nhân dân miền Trung Việt Nam đang phải gánh chịu hậu quả của lũ lụt. Hoa Kỳ đã quyết định viện trợ Việt Nam 2 triệu USD để hỗ trợ khắc phục những thiệt hại do thiên tai.

Bộ Công an Việt Nam đánh giá cao các kết quả hợp tác quốc phòng - an ninh giữa hai nước trong thời gian gần đây; mong muốn hai bên tiếp tục hợp tác chặt chẽ, thực chất nhằm đối phó với những thách thức an ninh chung khu vực.

{keywords}
Bộ trưởng Tô Lâm trao quà lưu niệm tặng Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo.

Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật có nhiều bước phát triển mới cả về chiều rộng và chiều sâu.

Bộ Công an đã trở thành đối tác quan trọng của nhiều đối tác Hoa Kỳ và cam kết đóng vai trò là cầu nối tích cực trên các lĩnh vực chuyên ngành cũng như quan hệ song phương.

Thành Nam - Ảnh: Cục đối ngoại, Bộ Công an

Mỹ ủng hộ Việt Nam đóng vai trò ngày càng quan trọng tại khu vực

Mỹ ủng hộ Việt Nam đóng vai trò ngày càng quan trọng tại khu vực

Ngoại trưởng Michael Pompeo khẳng định Hoa Kỳ ủng hộ Việt Nam độc lập, thịnh vượng, đóng vai trò ngày càng quan trọng tại khu vực, cam kết duy trì quan hệ ổn định và sẽ tiếp tục hợp tác.



Theo Báo VietNamNet

500 cán bộ, chiến sĩ cùng chó nghiệp vụ dầm mưa tìm người mất tích ở Trà Leng

500 cán bộ chiến sĩ quân đội, công an cùng 4 chó nghiệp vụ đằm mình trong mưa gió, lật từng phiến đá, gốc cây sình lầy để tìm kiếm 14 người dân đang mất tích trong vụ lở núi ở xã Trà Leng.

XEM VIDEO:

Hiện trường vụ sạt lở kinh hoàng, cả ngôi làng bị san phẳng, đổ nát. Bùn đất nhão nhoẹt, lực lượng cứu hộ, cứu nạn gặp nhiều khó khăn vất vả.

Lực lượng cứu hộ đã phát hiện dấu tích 1 căn nhà kiên cố, suy đoán khả năng còn nhiều thi thể nạn nhân mắc kẹt dưới này.

Do xe múc chưa đưa được vào vụ sạt lở, các cán bộ chiến sĩ phải dùng tay, cuốc đào bới đất đá. Họ cắt cây, đập đá, dùng máy cắt sắt để có thể tiếp cận được vị trí nghi có người dân mất tích.

{keywords}
Cây cối, đất đá được chuyển ra ngoài.
{keywords}
{keywords}
{keywords}
{keywords}
{keywords}
500 cán bộ, chiến sĩ dầm mưa tìm người mất tích ở Trà Leng

Trong chiều nay, xã Trà Leng có mưa lớn khiến việc tìm kiếm gặp nhiều khó khăn. 3 chó nghiệp vụ của Trường Trung cấp 24 Biên phòng và 1 con chó nghiệp vụ của công an tỉnh Quảng Nam đã được đưa vào hiện trường để hỗ trợ tìm kiếm.

Các chó nghiệp vụ xác định một số vị trí nghi có người bị vùi lấp. Sau đó lực lượng cứu hộ khoanh vùng và tập trung đào bới.

"Hiện trường rất phức tạp vì khối lượng đất đá, cây cối gãy đổ lớn, lớp bùn phủ dày. Tuy nhiên, chúng tôi quyết tâm thu hẹp phạm vi, hỗ trợ lực lượng chức năng tìm kiếm nạn nhân", trung úy Lai Thế Trọng, huấn luyện viên chó nghiệp vụ nói.

{keywords}
Chó nghiệp vụ được đưa vào hỗ trợ tìm kiếm.

Chỉ đạo tại hiện trường vụ sạt lở, thiếu tướng Hứa Văn Tưởng, Phó tư lệnh Quân khu 5 cho biết, 500 cán chiến sĩ gồm: Quân khu 5, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh Quảng Nam cùng các lực lượng khác đang đào bới đất đá, đưa cây cối ra ngoài để tìm kiếm các nạn nhân.

“Khó khăn hiện nay của lực lượng cứu hộ là khối lượng đất đá, cây cối quá nhiều và có độ dày khá lớn. Với quyết tâm của toàn bộ các lực lượng cứu hộ, chúng tôi sẽ tranh thủ từng giờ, nhanh chóng tìm kiếm các nạn nhân đang mất tích”, thiếu tướng Tưởng cho hay.

{keywords}

Họp tại sở chỉ huy tiền phương đặt tại hiện trường vụ sạt, thiếu tướng Tưởng cho biết, ngày 31/10 sẽ sử dụng máy múc để đào bới, rồi đưa nước từ suối vào để rửa trôi bùn đất. Sau đó, đưa chó nghiệp vụ vào đánh hơi để tìm kiếm các nạn nhân.

Cũng trong sáng 30/10, hai thi thể gồm 1 trẻ em và người lớn đã được lực lượng cứu hộ tìm thấy. Như vậy, vụ sạt lở xã Trà Leng đã vùi lấp 55 người. Trong đó, 33 người được cứu thoát, 8 thi thể được tìm thấy, 14 người khác đang mất tích.

{keywords}
{keywords}
{keywords}
{keywords}
Lực lượng cứu hộ người lấm bùn đất, nghỉ ngơi lấy sức để tiếp tục tìm kiếm
{keywords}
{keywords}
{keywords}
Cách hiện trường tầm 50m, dân quân tự vệ đang đào mộ chôn cất các nạn nhân tử vong.
{keywords}
Trong sáng 30/10, 2 thi thể đã được tìm thấy

Chiều 30/10, Quảng Nam có báo cáo sơ bộ về tình hình thiệt hại trên địa bàn do bão số 9 gây ra tính đến 5h.

Theo đó, tại huyện Nam Trà My có 15 người chết (Trà Vân 8 người, Trà Leng 7 người); 45 người bị thương, 15 người mất tích.

Huyện Bắc Trà My có 1 người chết; huyện Phước Sơn 5 người chết, 8 người mất tích và huyện Hiệp Đức mất tích 1 người.

Có 2.372 nhà bị thiệt hại hoàn toàn; 784 ngôi nhà bị thiệt hại từ 50 đến 70%...

55 điểm trường, 18 trạm y tế và nhiều công trình văn hóa, trụ điện bị hư hỏng.


Lê Bằng – Quang Thành

Hai Thứ trưởng nói về yếu tố "nhân tai" trong lũ lụt lịch sử miền Trung

Hai Thứ trưởng nói về yếu tố "nhân tai" trong lũ lụt lịch sử miền Trung

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều tối nay (30/10), vấn đề thiên tai và các công tác phòng chống giảm thiểu thiệt hại được báo chí đặc biệt quan tâm.



Theo Báo VietNamNet

Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2020

Đoàn tàu Nhổn - ga Hà Nội chạy thử 1.000 km trước khi khai thác thương mại

Sau khi lắp đặt trong khu Depot tại Hà Nội, đoàn tàu đường sắt Nhổn - ga Hà Nội sẽ tiếp tục chạy thử 1.000km. Khi đạt đủ tiêu chuẩn mới đưa vào vận hành khai thác.

Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, mục tiêu của dự án đường sắt đô thị tuyến Nhổn - ga Hà Nội là đưa vào khai thác, vận hành 8,5km đoạn trên cao (Nhổn - Cầu Giấy) vào nửa cuối năm 2021.

Mốc tiến độ này được điều chỉnh lùi nửa năm so với quyết định điều chỉnh thời gian được UBND TP. Hà Nội phê duyệt vào tháng 7/2019.

{keywords}
Đoạn trên cao đường sắt Nhổn - ga Hà Nội sẽ chạy thử thương mại cuối năm 2021

Sau khi đoàn tàu đầu tiên của tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội được vận chuyển từ Pháp về Depot dự án hôm 20/10, đoàn tàu đang được quản lý tại nhà xưởng có mái che tại Depot để chờ lắp ráp, thử nghiệm vận hành sau khi tuyến đường sắt trên được thông điện toàn tuyến trên cao.

Sau đoàn đầu tiên, dự kiến trong quý I/2021, đoàn tàu thứ 2 sẽ tiếp tục được đưa về và hoàn thành vận chuyển cả 10 đoàn tàu về nước vào cuối tháng 6/2021.

Theo Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội, các đoàn tàu do nhà thầu Alstom chế tạo tại Pháp. Trước khi đưa về Việt Nam được nhà sản xuất thực hiện công đoạn chạy thử tại Pháp đạt mốc 10.000km và căn chỉnh để đảm bảo các thông số kỹ thuật và an toàn đề ra.

Sau khi lắp đặt trong khu Depot tại Hà Nội, đoàn tàu này sẽ tiếp tục chạy thử 1.000km. Khi đạt đủ tiêu chuẩn mới đưa vào vận hành khai thác.

Dự án tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội đang được xây dựng có chiều dài 12,5km, gồm 8,5km đi trên cao và 4km đi ngầm.

Đoàn tàu đường sắt Nhổn - ga Hà Nội sử dụng công nghệ hiện đại châu Âu

Đoàn tàu đường sắt Nhổn - ga Hà Nội sử dụng công nghệ hiện đại châu Âu

Hệ thống toa tàu dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội được sản xuất theo công nghệ hiện đại nhất của Pháp và các nước châu Âu hiện nay.

Vũ Điệp 



Theo Báo VietNamNet

Thôn trả lại cho dân 414 triệu tiền ca sỹ Thủy Tiên trao hỗ trợ ở Quảng Bình

Sáng 30/10, Bí thư Đảng ủy xã Cảnh Hóa (huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) Hoàng Anh Dũng xác nhận, thôn Ngọa Cương đã trả lại tiền hỗ trợ lũ lụt cho 69 hộ dân.

Theo ông Dũng, cách đây 2 ngày (28/10), ca sĩ Thuỷ Tiên đã về xã Cảnh Hoá trao quà ủng hộ cho 703 hộ dân bị thiệt hại do đợt lũ lụt vừa qua, mỗi hộ 6 triệu đồng.

{keywords}
Sáng nay, người dân thôn Ngọa Cương tập trung tại nhà văn hóa thôn nhận lại tiền.

Thôn Ngoạ Cương có 69/150 hộ được hỗ trợ. Sau khi các hộ dân nhận tiền về, ban cán sự thôn đã thu lại toàn bộ 414 triệu đồng để cuối đợt thôn sẽ họp bàn với người dân bình xét, cân đối và phân chia lại, trong đó ưu tiên cho những gia đình bị thiệt hại nặng.

Ông Nguyễn Hữu Cần, Trưởng thôn Ngọa Cương cho biết: “Danh sách này do thôn lập, căn cứ vào các hộ bị ngập, hoàn cảnh khó khăn, neo đơn. Cũng như mọi năm, sau lũ lụt có nhiều đoàn về hỗ trợ, đoàn ít, đoàn nhiều dẫn đến chênh lệch.

Do đó thôn chúng tôi đã có quy ước, khi có đoàn về, ai có tên thì sẽ nhận tiền và nộp lại cho ban cán sự thôn (có 6 người). Khi công tác tiếp nhận cứu trợ ổn định, chúng tôi sẽ họp toàn thôn, cân đối mức độ thiệt hại để dân bình xét, thông qua và tùy vào hoàn cảnh, nhận lại tiền”.

{keywords}
{keywords}
Các hộ dân nhận lại 6 triệu đồng

Theo ông Cần, việc người dân nộp tiền làtự nguyện.

"Số quà về tặng dân cũng ở mức nhất định, giờ như thế này rồi thì cũng trả lại cho bà con, chúng tôi làm việc cũng vì tập thể chứ không phải tư lợi gì”, ông Cần nói thêm.

Theo ông Cần, những năm trước cũng có chuyện thu lại tiền để cân đối và chia lại, nhưng quà ít, chỉ vài trăm ngàn. Năm nay mỗi hộ được nhận 6 triệu đồng là điều mà cả người dân và chính quyền đều bất ngờ.

Trao đổi với VietNamNet, ông Hoàng Anh Dũng, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: “Về lý thì không đúng, nhưng về tình thì việc này trong thôn đã thống nhất với nhau trước đó rồi”.

Ông Dũng cũng chia sẻ, khó có thể công bằng trong chuyện nhận quà cứu trợ. Vì có thôn được nhận 100% nhưng có thôn chỉ được vài chục vài trăm hộ.

{keywords}
Số tiền 6 triệu nói trên các hộ dân đều tự nộp lại để thôn cân đối, chia lại.

Mỗi lần lên danh sách, thôn sẽ cân đối, nếu hộ nào được nhận quà rồi thì đợt sau sẽ đến lượt các hộ chưa được nhận. Nhưng quà từng đợt khác nhau, như lần này đến 6 triệu nên mới xảy ra sự việc nói trên.

“Cũng vào tối 28/10, Trưởng thôn Cấp Sơn Mai Văn Lợi đã bị một số người dân đánh, hiện đang nằm điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Bắc Quảng Bình vì lên danh sách nhận hỗ trợ trong đợt vừa rồi. Thôn này có hơn 200 hộ nhưng chỉ được lên danh sách hơn 100 hộ”, ông Dũng thông tin thêm.

Trong buổi nhận lại tiền vào sáng nay, người dân thôn Ngọa Cương đều đã viết vào sổ lưu của thôn về việc trước đó mình tự nguyện nộp lại tiền để thôn cân đối, chia lại.

Là một trong những thôn có địa thế trũng thấp của xã Cảnh Hoá, khi có lũ lụt, thôn Ngoạ Cương thường bị ngập úng và thiệt hại khá nặng. Hàng năm, khi có thiên tai xảy ra, nhiều tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm đến cứu trợ. 

Hiện nay, để sớm khắc phục hậu quả thiệt hại nặng nề do lũ lụt gây ra, ổn định cuộc sống, sinh hoạt, người dân Quảng Bình rất cần sự chung tay giúp đỡ, sẻ chia của các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm.

Hải Sâm

Vụ sạt lở ở Trà Leng: 12 người chưa tìm thấy, huy động chó nghiệp vụ

Vụ sạt lở ở Trà Leng: 12 người chưa tìm thấy, huy động chó nghiệp vụ

Sau nhiều giờ tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thêm 2 thi thể vụ sạt lở thôn 1 (xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, Quảng Nam). Hiện còn 12 người dân đang mất tích. 



Theo Báo VietNamNet