Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2021

Sự cố rơi thang máy ở Nghệ An làm 3 người chết, nhà thầu lên tiếng

Liên quan đến vụ đứt cáp thang vận hành xây dựng trụ sở làm việc Sở Tài chính Nghệ An, đến sáng nay đã có 3 công nhân tử vong.

Ba công nhân tử vong gồm: Trần Công Hiếu (SN 1977), Phạm Văn Phượng (SN 1974) và Đặng Minh Cung (SN 1960, trú xã Nhân Thành) cùng ở huyện Yên Thành, Nghệ An.

Ông Lê Tiến Lực, Giám đốc Công ty CP thi công Cơ giới và Xây lắp 171 - đại diện nhà thầu thi công cho biết, đơn vị đang phối hợp với cơ quan chức năng điều tra nguyên nhân vụ tai nạn lao động xảy ra vào chiều qua (2/1).

{keywords}
{keywords}
Hiện trường xảy ra vụ việc

“Bình thường công trường có khoảng 50 công nhân làm việc. Nhưng do hôm qua trùng vào ngày nghỉ lễ nên chỉ còn hơn 20 người. Tất cả công nhân đều được ký hợp đồng lao động khoán việc, công ty trực tiếp quản lý và trả lương”, ông Lực thông tin.

Về thang máy xảy ra sự cố, ông Lực nói được lắp đặt và đưa vào sử dụng hồi đầu tháng 9, có trọng tải 1 tấn, dùng để vận chuyển vật liệu và chở người.

“Vận thăng này tôi thuê từ một đơn vị khác nhưng công ty tự vận hành, quản lý. Trước khi đưa vào sử dụng chúng tôi đã kiểm định đầy đủ. Hôm qua, công an làm việc đến tận 1h đêm, kiểm tra, kiểm định vận hành thang máy. Hiện tôi vẫn chưa rõ nguyên nhân vì sao”, đại diện nhà thầu nói thêm.

Quy mô trụ sở mới Sở Tài chính Nghệ An

Ngày 11/12/2020, ông Lê Ngọc Hoa - Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An ký quyết định phê duyệt điều chỉnh, bổ sung, thiết kế bản vẽ thi công - dự toán xây dựng công trình Trụ sở làm việc mới của Sở Tài chính Nghệ An tại phường Hưng Phúc, TP. Vinh.

Tại quyết định này, UBND tỉnh Nghệ An bổ sung khối lượng đã có thiết kế được phê duyệt nhưng do tính toán sai sót gồm: Khối lượng thang bộ từ tầng 3 lên tầng 8; Khối lượng kết cấu một số kiện cột, dầm và giằng tường; Khối lượng trát ngoài của các dầm biên; Khối lượng xây của một số vị trí; Khối lượng bậc cấp, đường dốc khuyết tật…

{keywords}
{keywords}
Các bệnh nhân được cấp cứu tại BV Đa khoa 11

Ngoài ra, quyết định này còn bổ sung một loạt thiết bị như: Thang máy, điều hòa không khí, phòng cháy chữa cháy…

Sau khi điều chỉnh, tổng mức đầu tư dự án tăng từ 93 tỷ đồng lên hơn 100 tỷ đồng.

Công trình trụ sở mới Sở Tài chính Nghệ An có quy mô 9 tầng nổi, 1 tầng hầm với tổng diện tích xây dựng là 952m2.

{keywords}
Đang xây dựng trụ sở Sở Tài chính Nghệ An

Như đã đưa tin, khoảng 13h30 chiều qua, tại công trường thi công trụ sở làm việc Sở Tài chính Nghệ An xảy ra sự cố đứt cáp thang vận hành.

Vụ tai nạn khiến 11 người đứng trong thang rơi xuống đất. 

Sự cố rơi thang máy kinh hoàng ở Nghệ An, thêm 2 người nguy kịch

Sự cố rơi thang máy kinh hoàng ở Nghệ An, thêm 2 người nguy kịch

Liên quan đến vụ đứt cáp thang vận hành xây dựng trụ sở làm việc Sở Tài chính Nghệ An, hiện 1 người đã tử vong và 2 người tiên lượng xấu.

Quốc Huy - Phạm Tâm



Theo Báo VietNamNet

Thủ tướng dự gặp mặt kỷ niệm 75 năm Ngày Tổng Tuyển cử đầu tiên

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự gặp mặt kỷ niệm 75 năm Ngày Tổng Tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6/1/1946-6/1/2021).

Sáng 3/1, tại Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự gặp mặt kỷ niệm 75 năm Ngày Tổng Tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6/1/1946 - 6/1/2021) và tổng kết hoạt động của đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam khóa XIV (nhiệm kỳ 2016-2021).

{keywords}
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu
{keywords}
{keywords}
{keywords}
Thủ tướng phát biểu tại lễ gặp mặt. 
{keywords}
{keywords}
{keywords}

Theo TTXVN

'Chúng tôi núp dưới bóng cây đa, cây đề chứ không có hình ảnh gì cả'

'Chúng tôi núp dưới bóng cây đa, cây đề chứ không có hình ảnh gì cả'

"Văn phòng Chính phủ là cơ quan giúp việc cho Thủ tướng, Chính phủ, chúng tôi núp dưới bóng cây tùng, cây đa, cây đề chứ không có hình ảnh gì cả".



Theo Báo VietNamNet

Tổng thầu Trung Quốc phải báo cáo đường sắt Cát Linh - Hà Đông vận hành thử

Trong 20 ngày vận hành thử, đường sắt Cát Linh - Hà Động chạy 5.700 chuyến tàu. Ban quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT) yêu cầu Tổng thầu Trung Quốc báo cáo.

Ban quản lý dự án đường sắt cho biết, từ 12-31/12/2020, Tổng thầu EPC dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã thực hiện công tác vận hành thử toàn hệ thống 20 ngày theo đề cương được duyệt để kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu vận hành phục vụ công tác đánh giá an toàn, nghiệm thu kỹ thuật.

Đặc biệt, kiểm tra công tác đào tạo, mức độ thành thục, tính sẵn sàng của các nhân sự thuộc đơn vị vận hành Metro Hà Nội cho giai đoạn vận hành thương mại.

{keywords}
Trong 20 ngày vận hành thử đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông chạy 5.700 chuyến tàu

Giám đốc dự án của tổng thầu EPC Đường Hồng cho biết, trong thời gian vận hành thử toàn hệ thống 20 ngày, Tổng thầu EPC và Metro Hà Nội đã thực hiện vận hành hơn 5.700 chuyến tàu chạy, với tổng số hơn 70.000 km vận hành an toàn dưới sự giám sát bởi Tư vấn giám sát.

Quá trình vận hành đã được các đơn vị như Tư vấn đánh giá độc lập về an toàn hệ thống (Liên danh ACT), các Cục, Vụ trực thuộc Bộ GTVT, các đơn vị của UBND TP Hà Nội, các bộ, ngành khác và Hội đồng nghiệm thu nhà nước tham gia một số buổi kiểm tra.

Theo ông Vũ Hồng Trường, TGĐ Hanoi Metro, đội ngũ nhân sự của công ty tham gia công tác vận hành thử theo đúng đề cương được phê duyệt. Thông qua vận hành thử toàn hệ thống 20 ngày, công ty sẽ tiếp tục hoàn thiện và có những bước chuẩn bị để sẵn sàng tiếp nhận, đưa tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông vào vận hành sau khi được bàn giao.

Tổng thầu báo cáo chi tiết vận hành thử

Đại diện Ban quản lý dự án đường sắt cho biết, việc hoàn thành vận hành thử toàn hệ thống 20 ngày vừa qua là dấu mốc quan trọng để dự án thực hiện các bước tiếp theo.

Ban quản lý dự án đường sắt đã yêu cầu Tổng thầu EPC ngay sau khi kết thúc vận hành toàn hệ thống 20 ngày khẩn trương có báo cáo chi tiết toàn bộ quá trình thực hiện, giao Tư vấn giám sát kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện theo đề cương vận hành đã được duyệt.

{keywords}
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông còn rất nhiều nội dung cần thực hiện tiếp theo sau 20 ngày vận hành thử

Đại diện Ban quản lý dự án đường sắt cho rằng, dự án còn rất nhiều nội dung cần thực hiện tiếp như: Hoàn thiện hồ sơ tài liệu, khắc phục hiện trường, thực hiện nghiệm thu, báo cáo...

Các nội dung này cần tập trung giải quyết cùng lúc, trong thời gian rất ngắn và có liên quan đến nhiều cơ quan, đơn vị, cấp có thẩm quyền.

Vì vậy, Ban quản lý dự án đường sắt yêu cầu Tổng thầu EPC, Tư vấn giám sát, Metro Hà Nội cần tiếp tục nỗ lực hơn nữa, phối hợp tốt trong quá trình thực hiện các công việc còn lại.

Chuyên gia Pháp bắt đầu đánh giá an toàn đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Chuyên gia Pháp bắt đầu đánh giá an toàn đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Tư vấn Pháp (Liên danh Apave-Certifier-Tricc) đang có mặt tại dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông đánh giá an toàn về dự án.

Vũ Điệp 



Theo Báo VietNamNet

Truy tìm tài xế xe bán tải hành hung người khi bị nhắc nhở ở Hà Nội

Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đang truy tìm lái xe bán tải đánh người ở ngã tư Nguyễn Trãi.

Lãnh đạo Công an quận Thanh Xuân hôm nay (3/1) cho biết, đơn vị đang truy tìm lái xe bán tải đánh người ở ngã tư Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến vào tối 31/12/2020.

“Ngay sau khi xảy ra vụ việc, người bị đánh đã đến cơ quan công an trình báo (ngày 1/1/2021 –PV). Cơ quan công an đang khẩn trương vào cuộc xác minh, truy tìm tài xế đánh người”, vị này nói.

{keywords}
Người đàn ông được cho là đánh thanh niên vì bị nhắc nhở dừng xe quá lâu được camera ghi lại

Nói về lý do xe bán tải đã có biển số rất rõ, mà đến nay vẫn chưa tìm được lái xe đã đánh người, vị lãnh đạo này nói: “Do sự việc xảy ra vào tối hôm trước, hôm sau người bị đánh mới trình báo cơ quan công an và hơn nữa là đúng vào ngày nghỉ Tết, nên chưa xác minh được”.

Theo vị lãnh đạo Công an quận Thanh Xuân, người bị đánh có bị thương tích nhưng không nặng lắm, vì người đánh chỉ dùng chân tay, không dùng hung khí.

"Ngay khi xác minh được danh tính của nam tài xế xe bán tải hành hung người khác này, chúng tôi sẽ mời đến trụ sở làm việc để xử lý theo quy định của pháp luật", vị này nói thêm.

Trước đó, tối ngày 1/1/2021, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện bài đăng có nội dung một tài xế đã bị hành hung ngay giữa ngã tư do mâu thuẫn trong khi tham gia giao thông.

{keywords}
Tài xế này bỏ đi  sau khi đánh người đàn ông nhắc nhở mình

Theo nội dung bài viết, khoảng 21h ngày 31/12/2020, xe bán tải di chuyển từ lối rẽ đường cao tốc trên cao (vành đai 3) xuống ngã tư Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân. Lúc này, nam tài xế điều khiển xe bán tải BKS  29C-583.95 đã dừng, đỗ đèn đỏ, chờ đi thẳng ở phần đường rẽ trái. Sau 2 - 3 lượt đèn tín hiệu giao thông, ô tô trên vẫn không di chuyển khiến các xe phía sau bị ùn, tắc hàng dài.

Một tài xế khác đi sau đã xuống nhắc nhở thì bị tài xế xe bán tải lao xuống hành hung giữa ngã tư.

Sau khi hành hung người nhắc nhở mình, nam tài xế xe bán tải rời khỏi hiện trường và gọi điện cho nhiều đối tượng đến đe doạ người dân.

Người đàn ông bị đánh nhập viện sau va chạm giao thông ở Hà Nội

Người đàn ông bị đánh nhập viện sau va chạm giao thông ở Hà Nội

Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đang điều tra vụ việc, tài xe ô tô bị nhóm người đánh nhập viện sau va chạm giao thông.

Nhị Tiến



Theo Báo VietNamNet

Nhiều người say xỉn lái xe bị CSGT TP.HCM xử phạt đầu năm mới

Đội CSGT Nam Sài Gòn (Phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an TP.HCM) chốt chặn kiểm tra nồng độ cồn, lập biên bản nhiều trường hợp vi phạm.

Tối 2/1, tại chốt chặn ở giao lộ Nguyễn Văn Linh - cầu Tân Thuận 2, quận 7, CSGT xử phạt hàng loạt trường hợp có dấu hiệu say xỉn.

Anh D.N. Linh (Đồng Nai) không đội mũ bảo hiểm, có dấu hiệu say xỉn. CSGT kiểm tra nồng độ cồn cho chỉ số là 1,164 mg/lít khí thở. CSGT tiến hành lập biên bản, tạm giữ phương tiện.

Anh D.N. Linh cho biết, vì buồn chuyện gia đình, vợ bỏ đi nên đã nhậu liên tục 3 ngày 3 đêm. Tôi cố tình không đội mũ bảo hiểm chạy ngang để cảnh sát bắt...

{keywords}
CSGT kiểm tra độ cồn người tham gia giao thông tối 2/1
{keywords}
Chỉ số nồng độ cồn của anh D.N.Linh đo được là 1,164 mg/lít khí thở

Đại diện Đội CSGT Nam Sài Gòn cho biết, trong trường hợp người dân không ổn định về tâm lý hoặc cảm xúc, CSGT vẫn lập biên bản theo quy định và nhờ sự hỗ trợ của lực lượng công an khu vực.

Khoảng 11h30, anh Linh được Công an Phường Tân Thuận Tây (Công an quận 7) đưa về trụ sở làm việc.

{keywords}
CSGT lập biên bản người có nồng độ cồn khi lái xe

Dừng xe kiểm tra nồng độ cồn ông N.V.Lam, ngụ quận cảnh sát đo được chỉ số là 0,6 mg/lít khí thở. Ông N.V.Lam cho biết, đã uống 5 lon bia với bạn nhân dịp năm mới.

Với lỗi này ông Lam cũng bị tạm giữ phương tiện và bằng lái xe.

Bên cạnh công tác kiểm tra nồng độ cồn, cảnh sát còn lập biên bản nhiều trường hợp có lỗi vi phạm khác như không gắn gương chiếu hậu, không xuất trình giấy tờ liên quan.

{keywords}
CSGT tạm giữ phương tiện vi phạm trên đường Nguyễn Văn Linh vào tối 2/1.

Rạng sáng 3/1, lực lượng cảnh sát tiếp tục tuần tra kiểm soát, xử lý người vi phạm trên nhiều tuyến đường thuộc địa bàn. Đây là đợt ra quân cao điểm thứ 2 (15/12 - 28/2), thực hiện xuyên suốt từ trước, trong và sau Tết, nhằm kiểm soát người vi phạm, đảm bảo trật tự an toàn giao thông toàn thành phố. 

Sự cố rơi thang máy kinh hoàng ở Nghệ An, thêm 2 người nguy kịch

Sự cố rơi thang máy kinh hoàng ở Nghệ An, thêm 2 người nguy kịch

Liên quan đến vụ đứt cáp thang vận hành xây dựng trụ sở làm việc Sở Tài chính Nghệ An, hiện 1 người đã tử vong và 2 người tiên lượng xấu.

Phong Anh



Theo Báo VietNamNet

Đêm định mệnh của anh giám đốc “tiền tỷ” ngồi xe lăn

Vụ tai nạn định mệnh đã khiến cuộc đời của chàng trai khôi ngô Lê Huy Tích rẽ sang hướng khác. 10 năm vực dậy, vượt lên số phận nghiệt ngã anh trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều người khuyết tật.

Giữa trời đông Hà Nội trong dòng xe tấp nập, một người đàn ông lái chiếc xe có hình thù kỳ lạ bon bon trên phố trước ánh mắt tò mò của nhiều người.

Anh là Lê Huy Tích, Giám đốc Công ty TNHH MTV Người khuyết tật tỉnh Hòa Bình. Vượt hơn 70km bằng xe điện tự chế, anh Tích về thủ đô báo công với Bác Hồ.

Vụ tai nạn định mệnh

Anh Tích sinh năm 1978, là con cả trong một gia đình công chức ở phường Tân Thịnh, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. Sau khi học CĐ chuyên ngành cơ khí chế tạo máy thủy, anh xin vào công tác tại đoạn quản lý đường sông số 9 - đơn vị làm nhiệm vụ quản lý về đường thủy nội địa trên tuyến sông Đà. 

{keywords}
Anh Lê Huy Tích cùng sản phẩm xe lăn đầu kéo cho người khuyết tật.

29 tuổi anh đã đi dọc sông Đà từ Mường La (Sơn La) đến Việt Trì (Phú Thọ) để sửa chữa, bảo dưỡng tàu thuyền hỏng hóc, duy trì an toàn đường thủy.

Cuối năm 2006, sau 7 năm cống hiến, anh được đề đạt bổ nhiệm vị trí quản lý toàn bộ hệ thống máy móc, thiết bị của đơn vị. Anh học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, lấy chứng chỉ, khi đó quyết định bổ nhiệm đã nằm trên bàn, chỉ chờ anh về. Con đường sự nghiệp “kết trái ngọt” của anh chờ ngày hái thì tai họa ập đến.

"11h đêm của ngày mùa đông năm 2007, thời tiết cũng lạnh giá và rét buốt như năm nay, trên đường từ nhà  xuống huyện Kỳ Sơn để trực, tôi bị một xe đi ngược chiều rọi đèn thẳng vào mắt. Tôi loạng choạng, xe máy đâm vào cột mốc giới hạn tốc độ. Tôi bất tỉnh", anh Tích nhớ về vụ tai nạn định mệnh.

Sáng hôm sau tỉnh dậy, anh thấy mình đã ở trong BV Việt Đức, chỉ cử động được đầu và hai tay, các bộ phận từ phần ngực trở xuống đã mất cảm giác.

Vụ tai nạn làm anh Tích bị đứt tủy, liệt hoàn toàn 2 chân. Mọi dự định của anh đều dừng lại, kể cả hạnh phúc riêng. Nằm viện một tuần, anh trở về với gia đình trong tâm trạng buồn rầu, thất vọng, chán chường. Ai cũng nghĩ rằng: "BV Việt Đức mà trả về nghĩa là hết thuốc chữa. Tôi mất sức khỏe, đôi chân không đi lại được. Một không khí nặng nề u ám bao trùm lên cả gia đình tôi".

{keywords}
Anh Tích trong Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc vừa được tổ chức tại Hà Nội.

Một năm rưỡi chỉ nằm một chỗ, cơ thể bị lở loét, gia đình, bạn bè đến thăm anh đều không kìm được nước mắt.

"Vét sạch số tiền dành dụm định để cưới vợ, từ Tuyên Quang, đi Hải Dương, Hà Nội, thậm chí sang cả Trung Quốc, tôi cùng bố mẹ rong ruổi tới khắp những nơi có người mách chữa được bệnh", anh kể.

Có người mách anh sang Singapore để cấy tủy với chi phí khoảng 450 triệu đồng, đúng bằng giá trị mảnh đất gia đình anh đang ở. Anh đắn đo rồi quyết định không đi, bởi chữa xong rồi thì gia đình ở đâu.

Đứng lên bằng ý chí mạnh mẽ

Được đồng nghiệp thiết kế cho chiếc giường nâng lên, hạ xuống theo từng đoạn với dây đai cố định phần thân dưới, anh Tích luyện bài học đầu tiên là tập nâng cơ thể dần lên. Thêm 4 tháng đắp thuốc để cố định cột sống, anh mới nâng mình dậy được.

Sau 3 năm tập ngồi, anh tiếp tục tập đứng. Anh đứng được 1 phút, 2 phút, 5 phút, rồi tăng lên 30 phút, đến 1 giờ đồng hồ...

{keywords}
Xưởng sản xuất xe cho người khuyết tật của anh Tích tại Hòa Bình. Ảnh: Ban thi đua khen thưởng TƯ

Anh tâm niệm: "Ngồi xe lăn cũng là dịch chuyển, mình muốn đi phải có phương tiện”. Anh quyết tâm thích nghi với môi trường sống bằng chiếc xe lăn". Anh thiết kế lại không gian sinh hoạt của mình, để không cần đến sự trợ giúp, từ việc hạ cái bếp nấu ngang tầm xe lăn đến chế ra cái cây khều đồ vật. Sau đó, gia đình mua cho anh chiếc xe lăn để làm bạn đồng hành.

Thời điểm đó, với trường hợp đã vào biên chế được 7 năm như anh, vẫn được hưởng chế độ thương tật trên 3 triệu đồng/tháng. Cùng với sự trợ giúp của gia đình và bạn bè, anh vẫn có thể đảm bảo được cuộc sống nhưng trong anh lúc nào cũng khao khát có được cuộc sống ý nghĩa hơn, tự khẳng định được bản thân mình.

Cảm nhận được sự quyết tâm của con, bố mẹ anh đồng ý cho mở cửa hàng sửa điện thoại...

{keywords}

Nhờ sự chăm chỉ, tỉ mỉ cùng chữ tín, khách đến ngày càng đông anh có nguồn thu nhập đủ chi trả tiền thuốc men hàng tháng. Thế nhưng “cái hạn” vẫn chưa buông tha anh, trong một lần sửa thiết bị, anh vô ý giơ tay làm nồi canh nóng đổ ụp vào chân. Anh đóng cửa hàng,  phải nghỉ nửa năm để đi chữa trị vết bỏng.

Trong lần đến trung tâm phục hồi thể chất để hỏi mua chiếc xe lăn tự động, anh được báo giá tới 67 triệu đồng, một khoản tiền quá lớn. Anh tự hỏi tại sao không tự chế tạo đầu kéo xe lăn bằng điện với giá thành rẻ hơn.

Bằng những kiến thức chế tạo máy thủy được học, anh lên bản vẽ và chia sẻ ý tưởng với  bạn bè, cộng sự. Nhưng lần này anh  phải trải qua “cửa ải” của gia đình, khi vết thương từ sau vụ tai nạn ở cửa hàng điện thoại vẫn còn đó, bố mẹ nhất quyết không cho anh làm thêm gì.

Hai cuộc họp gia đình đầy đủ lớn bé, nội ngoại được triệu tập, ai nấy đều cho rằng anh cố chấp. Anh Cương quyết nói trước mặt bố mẹ: “Chỉ cần tin con thêm một lần này, nếu không được con sẽ theo hết ý bố mẹ”.

Cầm khoản tiền trợ cấp tai nạn và vay thêm 50 triệu đồng từ ngân hàng, anh quyết định học thêm về chế tạo máy. Người lành sửa chữa máy móc đã khó, với anh Tích lại càng khó khăn hơn.

Năm 2015, anh mở một cơ sở nhỏ để tiện cho việc sửa chữa và nghiên cứu, chế tạo thành công chiếc xe lăn đầu kéo chạy bằng điện đầu tiên dành cho người khuyết tật.

Giá một chiếc xe chỉ dao động trong khoảng 5 triệu đồng, thấp hơn nhiều so với giá của một chiếc xe lăn tự động trên thị trường...

Kết cấu xe có phần đầu kéo riêng, dễ dàng lắp ghép với xe khác, giúp người dùng chủ động tháo lắp mà không cần sự giúp đỡ của người khác. Khi không cần đi xa, người dùng có thể tách rời đầu kéo và di chuyển bằng bánh lăn.

{keywords}
Anh Lê Huy Tích là tấm gương sáng về nghị lực vươn lên vượt khó trong cuộc sống, truyền cảm hứng khởi nghiệp cho hàng trăm người khuyết tật khác.

Đến nay, hàng trăm sản phẩm của công ty được đưa đến hơn 15 tỉnh, thành phố trên cả nước. Từ Yên Bái, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, đến Quảng Nam, Đắk Nông, TP Hồ Chí Minh...

Để thuận tiện cho người khuyết tật làm việc, anh Tích còn sáng tạo ra những thiết bị hỗ trợ đặc biệt như chiếc bàn làm việc ngang tầm với xe lăn, chiếc ghế nhỏ để họ có thể di chuyển mà không dùng đến xe lăn...

Ở quê nhiều người gọi anh là "Tích tiền tỷ", do thấy anh thường xuyên có những chiếc xe lạ lùng, cứ vài tháng lại có một xe mới băng băng chạy trên đường.

Tại cuộc thi giải pháp sáng tạo tiếp cận người khuyết tật tổ chức năm 2019 ở Hà Nội, anh Lê Huy Tích nhận giải cao nhất của cuộc thi. Hiện nay, anh đã chế tạo thành công chiếc xe điện cho người khuyết tật.

Lần đầu tiên chạy đường dài từ Hòa Bình về Hà Nội dự Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc, anh muốn khẳng định rằng, những người khuyết tật “tàn nhưng không phế”. 

Câu chuyện của anh Tích đã truyền cảm hứng cho những người cùng hoàn cảnh vươn lên hòa nhập với xã hội, có ích cho cộng đồng. Hiện, công ty do anh làm giám đốc tạo việc làm cho 9 người khuyết tật và 2 lao động tự do có thu nhập ổn định với mức lương bình quân 5 triệu đồng/người/tháng.

Tiếng gõ trong khoang sà lan chìm và cuộc giải cứu của chiến sĩ 9X

Tiếng gõ trong khoang sà lan chìm và cuộc giải cứu của chiến sĩ 9X

Đối đầu với “giặc lửa” hay những lần cứu hộ khẩn cấp do tai nạn là “mặt trận” không tiếng súng, không có tội phạm nhưng không kém phần hiểm nguy và gian khổ. 

Dấu chân lịch sử của người thợ ở nơi sâu nhất ngành than Việt Nam

Dấu chân lịch sử của người thợ ở nơi sâu nhất ngành than Việt Nam

“Ăn cơm dương gian, làm nghề âm phủ” là câu nói gắn với nghề thợ mỏ. Họ làm việc thường xuyên ở độ sâu hàng trăm mét dưới lòng đất, mặt mũi đen đặc vì than.

Thành Nam



Theo Báo VietNamNet

Dự báo thời tiết hôm nay 3/1: Miền Bắc vẫn rét đậm, ngày nắng hanh

Dự báo thời tiết 3/1, các tỉnh Bắc Bộ tiếp tục rét đậm, rét hại, vùng núi cao có nơi dưới 2 độ. Ban ngày trời nắng, độ ẩm thấp.

Tại Nam Bộ có mưa rào và giông vài nơi. Đêm và sáng sớm trời lạnh.

{keywords}
Miền Bắc tiếp tục rét đậm, rét hại

Thời tiết các vùng ngày 3/1:

Phía Tây Bắc Bộ

Sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng, đêm không mưa. Trời rét đậm, rét hại. Vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá và sương muối.

Nhiệt độ cao nhất 17-20 độ, có nơi trên 21 độ; thấp nhất 8-11 độ, có nơi dưới 5 độ.

Phía Đông Bắc Bộ

Sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng. Trời rét đậm, rét hại. Vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá và sương muối.

Nhiệt độ cao nhất 16-19 độ, có nơi trên 19 độ; thấp nhất 8-11 độ, vùng núi 3-6 độ, vùng núi cao có nơi dưới 2 độ.

Hà Nội

Sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng, đêm không mưa. Trời rét đậm, rét hại. Nhiệt độ cao nhất 16-19 độ; thấp nhất 7-10 độ.

Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế

Ngày có mưa rải rác, đêm có mưa vài nơi. Trời rét; phía Bắc rét đậm, rét hại. Nhiệt độ cao nhất 16-19 độ; thấp nhất phía Bắc 9-12 độ, phía Nam 13-16 độ.

Đà Nẵng đến Bình Thuận

Có mưa rào và giông vài nơi, riêng phía Bắc ngày có mưa rào rải rác, trời lạnh.

Nhiệt độ cao nhất 21-24 độ, có nơi trên 24 độ; phía Nam 26-29 độ, có nơi trên 29 độ. Nền nhiệt thấp nhất từ 17-20 độ, phía Nam 20-23 độ.

Tây Nguyên

Có mưa vài nơi. Trời lạnh. Nhiệt độ cao nhất 22-25 độ; thấp nhất 13-16 độ, có nơi trên 16 độ.

Nam Bộ

Có mưa rào và giông vài nơi. Đêm và sáng sớm trời lạnh. Nhiệt độ cao nhất 26-29 độ; thấp nhất 20-23 độ. Tại TP.HCM là 31 độ và Cần Thơ 30 độ.

Sự cố rơi thang máy kinh hoàng ở Nghệ An, thêm 2 người nguy kịch

Sự cố rơi thang máy kinh hoàng ở Nghệ An, thêm 2 người nguy kịch

Liên quan đến vụ đứt cáp thang vận hành xây dựng trụ sở làm việc Sở Tài chính Nghệ An, hiện 1 người đã tử vong và 2 người tiên lượng xấu.

Hương Quỳnh



Theo Báo VietNamNet

Thứ Bảy, 2 tháng 1, 2021

Sự cố rơi thang máy kinh hoàng ở Nghệ An, thêm 2 người nguy kịch

Liên quan đến vụ đứt cáp thang vận hành xây dựng trụ sở làm việc Sở Tài chính Nghệ An, hiện 1 người đã tử vong và 2 người tiên lượng xấu.

XEM CLIP:

Khoảng 13h30 chiều 2/1, tại công trường xây dựng trụ sở Sở Tài chính Nghệ An (phường Hưng Phúc, TP Vinh) xảy ra sự cố đứt cáp thang máy vận hành.

11 công nhân bị thương được đưa đi cấp cứu, 1 người đã tử vong, 2 người nguy kịch được bệnh viện trả về.

8 nạn nhân đang cấp cứu tại BV gồm: Phan Xuân Phúc (SN 1976); Phan Xuân Hải (SN 1973); Nguyễn Hữu Bình (SN 1969); Trần Văn Tư (SN 1971); Phan Xuân Duẩn (SN 1977) cùng trú tại xã Diễn Nguyên, huyện Diễn Châu.

Trần Thị Thuỷ (SN 1986); Đặng Thị Lương (SN 1968); Đặng Minh Cung (SN 1960); Trần Công Hiếu (SN 1977) và Phạm Văn Phượng (SN 1974) cùng trú tại huyện Yên Thành.

Võ Văn Phương (SN 1976) trú tại xã Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương, Nghệ An.

Vẫn chưa hết bàng hoàng, anh Phan Xuân Phúc (SN 1976, trú xã Diễn Nguyên, huyện Diễn Châu) nạn nhân thoát chết nhớ lại: Thời điểm trên, nhóm công nhân đang làm việc ở tầng 7, tòa nhà Sở Tài chính Nghệ An thì xảy ra sự cố rơi thang máy.

"Tôi chỉ kịp nghe một tiếng động mạnh và nằm bất tỉnh" - anh Phúc nói.

Bác sĩ Phạm Gia Trung - Trưởng Khoa Nội tổng hợp (BV Đa khoa 115) cho hay, qua thăm khám, các bệnh nhân được đưa đến cấp cứu đều bị thương nặng, bị đa chân thương, gãy xương, chấn thương cột sống...

{keywords}
Các bệnh nhân được cấp cứu tại BV Đa khoa 115
{keywords}
Nhiều bệnh nhân bị đa chấn thương nặng

2 nạn nhân tiên lượng xấu

Trong số các nạn nhân được điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An thì bệnh nhân Trần Công Hiếu (SN 1977, trú xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành) đã tử vong.

Lúc nhập viện anh Hiếu bị đa chấn thương, ngừng tim, ngừng thở, tử vong từ trước. Mặc dù các y, bác sĩ cố gắng cấp cứu trong 30 phút nhưng bệnh nhân vẫn không qua khỏi. 

2 nạn nhân tiên lượng xấu, bệnh viện trả về gồm Phạm Văn Phượng (SN 1974, trú xã Vĩnh Thành) và Đặng Minh Cung.

Lúc nhập viện, anh Phượng bị hôn mê sâu do sốc đa chấn thương vùng cổ, ngực, bụng. Còn bệnh nhân Đặng Minh Cung bị hôn mê sâu vùng tuần hoàn do sốc đa chấn thương, ngừng tim, ngừng thở trước khi vào viện.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Tân - Phó Trưởng Khoa Cấp cứu (BV Hữu nghị Đa khoa Nghệ An) thông tin, khoảng 13h45 chiều nay khoa tiếp nhận 2 bệnh nhân bị đa chấn thương nặng, tiên lượng xấu.

{keywords}
Bác sĩ nỗ lực cứu người
{keywords}
Bác sĩ chăm sóc cho các nạn nhân
{keywords}
{keywords}
{keywords}
{keywords}
Công an đến hiện trường ghi nhận sau sự việc

Được biết, công trình xây dựng trụ sở do Sở Tài chính Nghệ An làm chủ đầu tư, đơn vị thị công là Công ty CP cơ giới và xây lắp 171, tư vấn giám sát là Viện Quy hoạch kiến trúc xây dựng Nghệ An.

Cơ quan chức năng đã phong toả hiện trường để điều tra nguyên nhân vụ tai nạn lao động.

Đứt cáp thang cuốn công trình xây dựng Sở Tài chính Nghệ An, 1 người chết

Đứt cáp thang cuốn công trình xây dựng Sở Tài chính Nghệ An, 1 người chết

Nhóm công nhân 11 người đang thi công trụ sở làm việc của Sở Tài chính Nghệ An bị rơi xuống đất do thang cuốn vận hành đứt cáp, 1 người tử vong.

Quốc Huy – Phạm Tâm



Theo Báo VietNamNet

Hai du khách bị sóng cuốn mất tích ở biển Kê Gà

Dù được cảnh báo biển động, nguy hiểm nhưng 2 du khách vẫn xuống biển tắm và bị sóng cuốn trôi.

Ông Nguyễn Minh, Bí thư huyện ủy Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) cho biết: Đến 18h chiều nay 2/1, lực lượng chức năng huyện Hàm Thuận Nam vẫn đang tìm kiếm 2 du khách bị sóng cuốn trôi tại khu vực biển Kê Gà.

{keywords}
Hai du khách mất tích ở biển Kê Gà

Theo ông Minh, vùng biển Kê Gà đang có sóng to, gió lớn nên công tác tìm kiếm gặp nhiều khó khăn, chưa thể đưa ca nô và thợ lặn ra tìm kiếm...

Dự kiến vào sáng mai biển êm sẽ huy động tối đa lực lượng, phương tiện tìm kiếm.

Trước đó ngày 1/1, nhóm du khách 7 du khách từ TP.HCM đến biển Kê Gà du lịch. 9h sáng ngày 2/1 sau khi ăn sáng xong, nhóm du khách đã đi xe máy ra biển tắm. 

Dù người dân địa phương đã cảnh báo biển động rất dễ bị sóng cuốn trôi, nhưng nhóm thanh niên vẫn xuống biển tắm.

Hậu quả, 2 du khách là Nguyễn Thanh Hà (SN 1994, trú tỉnh Quảng Bình) và Thái Bá Phong (SN 1994, trú huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) bị sóng cuốn trôi và mất tích. 

Hai nhân viên hải đăng ở Bình Thuận bị sóng cuốn mất tích

Hai nhân viên hải đăng ở Bình Thuận bị sóng cuốn mất tích

Hai nhân viên canh giữ hải đăng bị sóng lớn cuốn mất tích khi kiểm tra thiết bị ở càu cảng.

Lê Huân



Theo Báo VietNamNet

TP Thủ Đức sẽ có Bí thư thành ủy trước 8/1

UBND TP.HCM vừa có văn bản về điều chỉnh tiến độ triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về sắp xếp bộ máy và hoạt động của TP Thủ Đức.

Văn bản điều chỉnh mới nhất của UBND TP.HCM yêu cầu sắp xếp, thành lập, sáp nhập tổ chức bộ máy mới của TP Thủ Đức và phải chỉ định Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư Thành ủy Thủ Đức, trước ngày 8/1.

{keywords}
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu (người đứng giữa) trao Nghị quyết về thành lập TP Thủ Đức cho lãnh đạo TP.HCM. Ảnh: Thanh Tùng

Trước đó, ngày 29/12/2020, Chủ tịch UBND TP ký quyết định triển khai Nghị quyết của Quốc hội, thì thời hạn chỉ định Bí thư và các chức danh Thành ủy Thủ Đức trước ngày 18/1/2021.

Theo điều chỉnh mới, việc sắp xếp tổ chức bộ máy chia thành 3 giai đoạn:  

Giai đoạn 1: Từ ngày 1/1 - ngày 7/2, phấn đấu hoàn thành việc sắp xếp, bàn giao, ổn định tổ chức bộ máy, nhân sự tổ chức Đảng, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội, các cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức thuộc ngành dọc của Trung ương… để đưa bộ máy hành chính của TP Thủ Đức hoạt động vào ngày 7/2.

Theo đó, trước ngày 8/1, sắp xếp, thành lập, sáp nhập tổ chức bộ máy các tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội của 3 quận: 2, 9 và Thủ Đức để thành lập tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội của TP Thủ Đức. Chỉ định Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư Thành ủy Thủ Đức và thành ủy viên.

Trước ngày 14/1, tổ chức sắp xếp, thành lập, sáp nhập tổ chức bộ máy các tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội của các phường trực thuộc theo tên của đơn vị hành chính mới. Chỉ định Ban Chấp hành, Bí thư và Phó Bí thư các phường mới.

Cũng thời gian này, UBND TP.HCM đề nghị Thường trực HĐND TP.HCM chỉ định triệu tập viên trong số đại biểu HĐND của quận 2, 9, Thủ Đức để triệu tập và chủ tọa cho đến khi HĐND bầu ra Chủ tịch HĐND của TP Thủ Đức theo điều 134 Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Trước ngày 17/1, HĐND TP Thủ Đức bầu các chức danh thuộc thẩm quyền, bao gồm: Chủ tịch và Phó chủ tịch HĐND, Trưởng ban và Phó trưởng ban của các ban thuộc HĐND, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và ủy viên UBND.

{keywords}
Trung tâm hành chính Quận 2 sẽ trở thành trụ sở Thành ủy Thủ Đức

Trước ngày 18/1, Thường trực HĐND TP Thủ Đức chỉ định triệu tập viên trong số đại biểu HĐND các phường để triệu tập và chủ tọa cho đến khi HĐND bầu ra Chủ tịch HĐND phường mới.

Trước ngày 20/1, HĐND các phường tiến hành bầu các chức danh thuộc thẩm quyền.

Đối với các cơ quan ngành dọc trực thuộc Trung ương, như: Tòa án, Viện Kiểm sát, Công an, Ban Chỉ huy Quân sự, Chi cục Thi hành án dân sự, BHXH, Kho bạc, Ngân hàng Chính sách, Chi cục thuế, Chi cục Thống kê... căn cứ các quy định của pháp luật về tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của ngành, đơn vị tiến hành kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy trước ngày 25/1.

Trước ngày 7/2 cần phải thành lập Ủy ban bầu cử ở TP Thủ Đức và ở các phường.

Giai đoạn 2: Từ ngày 7/2 đến ngày bầu cử 23/5, tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ sau khi sắp xếp, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Đồng thời, thực hiện thủ tục chuyển đổi các loại giấy tờ có liên quan đến đời sống, an sinh xã hội, kinh doanh cho cá nhân và tổ chức với nguyên tắc không thu các loại lệ phí khi thực hiện.

{keywords}
Sở Nội vụ sẽ làm tổ trưởng xử lý các tồn động tại TP Thủ Đức. Trong ảnh, Giám đốc Sở Nội vụ Huỳnh Thanh Nhân đang nói về việc sắp xếp nhân sự TP Thủ Đức 

Bên cạnh đó, tập trung giải quyết những vấn đề mới phát sinh trong quá trình thực hiện việc sắp xếp lại các đơn vị hành chính.

Giai đoạn 3: Sau ngày bầu cử 23/5, tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy các cơ quan sau bầu cử; hoàn thành cơ bản phương án bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; xây dựng và ban hành quyết định phân cấp, ủy quyền cho UBND, Chủ tịch UBND TP Thủ Đức mang tính đột phá, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lý, điều hành của TP Thủ Đức.

Đồng thời, UBND TP.HCM cũng thành lập Tổ công tác xử lý những vấn đề phát sinh do Sở Nội vụ làm tổ trưởng.

Thành lập TP Thủ Đức vào 10 sự kiện nổi bật của TP.HCM

Thành lập TP Thủ Đức vào 10 sự kiện nổi bật của TP.HCM

UBND TP.HCM vừa công bố 10 sự kiện nổi bật của TP năm 2020, đáng chú ý, sự kiện thành lập TP Thủ Đức đã được bình chọn.

Hồ Văn



Theo Báo VietNamNet