Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2020

Khói đen nghi ngút, lửa bao trùm công ty sản xuất bàn ghế ở Bình Dương

Khi các công nhân đang làm việc trên lầu 4 của một công ty sản xuất bàn ghế ở Bình Dương thì khói lửa bốc lên nghi ngút, sau đó lửa đã bao trùm cả tòa nhà.

Đến 12h30 trưa nay (1/11), lực lượng PCCC tỉnh Bình Dương vẫn đang nỗ lực khống chế vụ hỏa hoạn xảy ra tại một công ty sản xuất bàn ghế sofa rộng hàng ngàn mét vuông.

{keywords}
Hiện trường vụ hỏa hoạn

Vụ hỏa hoạn xảy ra khoảng 10h30 tại nhà máy của Công ty TNHH UE Furniture, nằm trong KCN Sóng Thần 3 (phường Phú Tân, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương).

Thông tin ban đầu, thời điểm trên, hàng chục công nhân đàn làm việc tại lầu 4 của nhà máy thì phát hiện khói lửa bốc lên nghi ngút thì tòa nhà. Lúc này, một số người lấy bình cứu hỏa để phun dập lửa nhưng bất thành.

{keywords}
Khói đen bốc lên nghi ngút từ công ty

Ít phút sau, khói đen bốc lên dữ dội kèm ngọn lửa lớn bao trùm toàn bộ khu nhà cao 5 tầng của công ty này. Các công nhân phải hô hoán nhau bỏ chạy theo lối cầu thang xuống đất thoát thân.

Lực lượng PCCC sau đó đã huy động hàng chục cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường để dập lửa. phun nước tránh cháy lan ra khu vực xung quanh.

{keywords}
Toàn bộ lầu 4 của công ty bị lửa thiêu rụi

Theo quan sát, công ty nằm bên cạnh một trạm biến áp điện, xung quanh có nhiều công ty khác cũng đang hoạt động.

Vụ hỏa hoạn khiến toàn bộ lầu 4 bị đổ sập, các vật dụng và tài liệu bên trong bị thiêu rụi hoàn toàn.

{keywords}
Khu vực cháy nằm ngay dưới đường dây điện cao thế

Được biết, Công ty UE Furniture mới đi vào hoạt động được 3 tháng, đang chuẩn bị xây thêm một số khu chức năng bên cạnh để mở rộng sản xuất.

Cháy tầng hầm chung cư Đại Thanh, hàng trăm người tháo chạy

Cháy tầng hầm chung cư Đại Thanh, hàng trăm người tháo chạy

Khoảng 7h sáng nay (25/10), một đám cháy đã bùng lên tại tầng hầm chung cư Đại Thanh, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Xuân An



Theo Báo VietNamNet

Phát hiện 2 thi thể dạt vào bờ biển ở Quảng Trị

Người dân huyện Vĩnh Linh đã phát hiện 2 thi thể dạt vào bờ biển ở xã Vĩnh Thái và xã Kim Thạch.

Trưa nay (1/11), lãnh đạo UBND xã Vĩnh Thái (huyện Vĩnh Linh) xác nhận, chính quyền và người dân ở xã vừa mai táng thi thể vừa được phát hiện trên địa bàn.

Theo đó, khoảng 17h chiều qua (31/10), người dân phát hiện một thi thể nữ giới nên đã báo cho chính quyền.

Nhận được tin báo, lực lượng công an huyện Vĩnh Linh và công an tỉnh Quảng Trị đã đến khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi.

Xác định, thi thể là nữ giới, cao khoảng 1m50 đang trong quá trình phân hủy, bị mất bàn tay trái.

Cùng ngày, lãnh đạo xã Kim Thạch (huyện Vĩnh Linh) cho biết địa phương cũng vừa bàn giao một thi thể cho gia đình đưa về quê Nghệ An để mai táng.

Thi thể là nam giới, được phát hiện vào khoảng 2h ngày 29/10 trong tình trạng đang phân hủy.

Hiện gia đình đã nhận dạng người thân và đưa nạn nhân về quê lo hậu sự.

Trên thi thể này có giấy tờ tùy thân mang tên Đ.M.H (SN 1988, trú tại huyện Nghi Lộc, Nghệ An).

Hương Lài

Siêu bão Goni mạnh cỡ nào trước khi đổ bộ vào Việt Nam

Siêu bão Goni mạnh cỡ nào trước khi đổ bộ vào Việt Nam

Siêu bão Goni sáng nay đang quần thảo ở miền Trung Philippines, được dự báo sẽ đổ bộ đất liền Việt Nam vào ngày 4/11, kéo theo đợt mưa to trên diện rộng.



Theo Báo VietNamNet

Thủ tướng: Không để người dân sống trong cảnh màn trời chiếu đất sau bão số 9

Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đối với tỉnh Quảng Nam, huyện Núi Thành đến thăm hỏi, động viên các gia đình bị sập nhà tại xã Tam Quang.

Sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đi thị sát, chỉ đạo khắc phục hậu quả bão lũ và thăm, động viên một số gia đình, cơ sở giáo dục bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 9 trên địa bàn các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam.

Thủ tướng cũng đã thăm hỏi, động viên các nạn nhân đang điều trị tại BV đa khoa tỉnh Quảng Nam.

{keywords}
Thủ tướng thăm hỏi, tặng quà bà con ở Quảng Ngãi bị thiệt hại trong con bão số 9

Theo UBND tỉnh Quảng Ngãi, toàn tỉnh có 13 người bị thương, 325 ngôi nhà bị thiệt hại hoàn toàn, hơn 140 nghìn ngôi nhà bị tốc mái, hư hỏng. Ngoài ra, có 450 trường học, cơ sở giáo dục, 70 cơ sở y tế, 105 nhà văn hóa thôn, xã bị tốc mái, hư hỏng; nhiều tuyến đường giao thông, hệ thống kênh mương thủy lợi bị sạt lở...

Nhà ông Trần Văn Đô, thị trấn La Hà (huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) đổ sụp sau trận bão số 9. Thủ tướng thăm hỏi, trao quà hỗ trợ và đề nghị tỉnh Quảng Ngãi quan tâm đến người dân sau bão, nhanh chóng giúp dân khắc phục hậu quả, giúp người dân sớm ổn định cuộc sống.

Thủ tướng động viên "Lúc này cần phát huy tinh thần của người miền Trung kiên cường trước thiên tai, vượt qua khó khăn. Chính quyền luôn bên cạnh hỗ trợ người dân".

{keywords}
Thủ tướng thăm hỏi, động viên, tặng quà cho bà con xã Tam Quang

Thủ tướng đã đến thăm Trường THCS thị trấn Châu Ổ (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi). Nói chuyện với các giáo viên và các chiến sĩ giúp trường khắc phục thiệt hại, ông yêu cầu các lực lượng tập trung khắc phục trường lớp để học sinh đi học trở lại trong thời gian sớm nhất.

"Bằng mọi nguồn lực có thể để sớm dựng lại nhà cửa cho bà con"

Chia sẻ khó khăn với người dân xã Tam Quang (huyện Núi Thành, Quảng Nam), chia sẻ, chuyển lời thăm hỏi của Đảng, Nhà nước đến bà con. Thủ tướng mong rằng với truyền thống trung dũng kiên cường, bà con sẽ đoàn kết, giúp đỡ, hỗ trợ nhau để vượt qua khó khăn, trở lại cuộc sống bình thường.

{keywords}
Thủ tướng hỏi thăm các bệnh nhân đang điều trị tại BV đa khoa tỉnh Quảng Nam

Nói chuyện với bà con xã Tam Quang, Thủ tướng chia sẻ, chuyển lời thăm hỏi của Đảng, Nhà nước đến bà con. Thủ tướng mong rằng với truyền thống trung dũng kiên cường, bà con sẽ đoàn kết, giúp đỡ, hỗ trợ nhau để vượt qua khó khăn, trở lại cuộc sống bình thường.

Thủ tướng đề nghị xã Tam Quang, huyện Núi Thành phát động toàn dân dọn dẹp nhà cửa. Tỉnh Quảng Nam, huyện huy động hệ thống chính trị, lực lượng quân đội, công an sớm phục hồi các cơ sở trường học, trạm xá để các cháu trở lại học bình thường sớm nhất, bảo đảm công tác khám chữa bệnh cho nhân dân.

“Tỉnh Quảng Nam, huyện Núi Thành bằng mọi nguồn lực có thể để sớm dựng lại nhà cửa cho bà con. Không để người dân sống trong cảnh màn trời chiếu đất, hỗ trợ an sinh xã hội, tuyệt đối không để người dân nào thiếu đói, khó khăn”, Thủ tướng nhấn mạnh.

{keywords}
Thủ tướng thăm hỏi, động viên, tặng quà cho các nạn vụ sạt lở Trà Leng đang điều trị tại BV đa khoa tỉnh Quảng Nam

Đến thăm các nạn nhân của vụ sạt lở đất ở xã Trà Leng (huyện Nam Trà My, Quảng Nam) đang được điều trị tại BV Đa khoa tỉnh, Thủ tướng động viên bà con yên tâm chữa trị. Đồng thời, yêu cầu BV miễn toàn bộ viện phí điều trị cho các nạn nhân vụ sạt lở Trà Leng.

Đối với trường hợp cháu Đinh Hoàng Thái (7 tuổi, có bố mẹ và 2 thành viên gia đình bị mất do lở đất Trà Leng) Thủ tướng đề nghị Quân khu 5 quan tâm, chăm lo cho cháu đến khi trưởng thành.

Lê Bằng

Siêu bão Goni mạnh cỡ nào trước khi đổ bộ vào Việt Nam

Siêu bão Goni mạnh cỡ nào trước khi đổ bộ vào Việt Nam

Siêu bão Goni sáng nay đang quần thảo ở miền Trung Philippines, được dự báo sẽ đổ bộ đất liền Việt Nam vào ngày 4/11, kéo theo đợt mưa to trên diện rộng.



Theo Báo VietNamNet

Siêu bão Goni mạnh cỡ nào trước khi đổ bộ vào Việt Nam

Siêu bão Goni sáng nay đang quần thảo ở miền Trung Philippines, được dự báo sẽ đổ bộ đất liền Việt Nam vào ngày 4/11, kéo theo đợt mưa to trên diện rộng.

Bão Goni đã đổ bộ đảo Catanduanes, miền Trung Philippines, lúc 4h50 sáng nay với sức gió lớn nhất lên tới 225 km/h.

Trung tâm khí tượng Thủy văn quốc gia của Việt Nam cho biết siêu bão Goni bắt đầu suy yếu, cường độ bão đã giảm xuống dưới cấp siêu bão. Lúc 7 giờ sáng, vị trí tâm bão trên khu vực miền Trung Philippines; sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15 (165-185km/giờ), giật cấp 17.

Dự báo đến ngày 4/11, vị trí tâm bão cách bờ biển từ Đà Nẵng đến Phú Yên khoảng 220km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90-100km/giờ), giật cấp 13.

{keywords}
Bão Goni đang quần thảo miền Trung Philippines. Ảnh: Himawari8

Cơ quan Khí quyển, Vật lý địa cầu và Thiên văn Philippines (Pasaga) cho hay cảnh báo bão cấp 5 được ban hành. Cảnh báo bão cấp 5 (TCWS#5) có nghĩa là bão sẽ có sức gió hơn 220 km/h trong ít nhất 12 giờ và có thể gây ra triều cường cao hơn 3 mét ở khu vực ven biển. Cấp 5 là cấp cao nhất trong hệ thống cảnh báo.

Pasaga đưa ra dự báo gió bão sẽ gây thiệt hại khủng khiếp.

CNN dẫn lời của ông Christopher Go, trợ lý của Tổng thống Philippines nhận định đây là một trong những cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Philippines kể từ bão Haiyan (năm 2013). 

Philippines đã sơ tán gần 1 triệu người trên đường đi của cơn bão mạnh nhất thế giới trong năm

Còn Trung tâm Cảnh báo bão hỗn hợp Mỹ ở Trân Châu cảng miêu tả Goni là "hệ thống bão nhỏ nhưng cực kỳ mạnh". Ảnh vệ tinh cho thấy Goni có hệ thống mắt bão định hình sắc nét và gần như hoàn hảo, một trong các đặc trưng của những cơn bão nhiệt đới mạnh nhất.

Goni được dự báo sẽ suy yếu sau khi vượt qua đảo Luzon và tiến vào Biển Đông. Siêu bão này sẽ tiếp tục suy yếu hơn nữa khi di chuyển hướng về Việt Nam do ảnh hưởng của không khí khô và gió tầng cao.

Đường đi của bão sau đó tương tự bão số 9 ( bão Molave) khi di chuyển theo hướng tây (đi ngang) và có khả năng đổ bộ trực tiếp vào các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên. Vùng ảnh hưởng của bão trải dọc từ Quảng Trị đến Khánh Hòa.

{keywords}
Dự báo đường đi của bão Goni vào Việt Nam. Ảnh: Japan Meteorogical Agency

Các chuyên gia nhận định hoàn lưu bão Goni tiếp tục gây ra một đợt mưa lớn cho các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế đến Quảng Ngãi trong các ngày 4-6/11. Sau đó, vùng mưa mở rộng ra cả khu vực Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ.

Đây là cơn bão mạnh thứ hai đổ bộ vào Philippines trong hơn một tuần qua, sau bão Molave đã khiến 22 người thiệt mạng và nhấn chìm nhiều nhà cửa, làng mạc. Tại Việt Nam, bão Molave gọi là bão số 9 đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.

Mộc Miên

Siêu bão Goni giảm cường độ, tuần tới hướng vào Đà Nẵng - Phú Yên

Siêu bão Goni giảm cường độ, tuần tới hướng vào Đà Nẵng - Phú Yên

Sáng nay (1/11), siêu bão Goni đi vào miền Trung Philippines và bắt đầu suy yếu, cường độ bão đã giảm xuống dưới cấp siêu bão.



Theo Báo VietNamNet

Hòa thượng Thích Thiện Chiếu được khôi phục chức trụ trì chùa Kỳ Quang 2

Hòa thượng Thích Thiện Chiếu vừa được Thường trực Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM quyết định phục hồi chức trụ trì chùa Kỳ Quang 2.

Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo TP.HCM cho biết, trong thời gian tu bổ chùa, một số công nhân làm thất thoát bài vị, hình ảnh của những người ký linh, thờ tự ở chùa khiến thân nhân những linh cốt ở đây bất an.

Sau khi sự việc xảy ra, Hòa thượng Thích Thiện Chiếu không giải quyết được nên Thường trực Giáo hội Phật giáo TP.HCM tạm dừng chức vụ của hòa thượng để Giáo hội đứng ra giải quyết.

{keywords}
Hòa thượng Thích Thiện Chiếu- Trụ trì chùa Kỳ Quang 2

"Gần 2 tháng qua, hòa thượng Thích Thiện Chiếu đã tịnh tu và từng bước tháo gỡ được khó khăn ở chùa Kỳ Quang 2. Đây là bài học quý giá buộc các tăng ni, phật tử phải suy nghĩ"- Hòa thượng Thích Trí Quảng nói.

Đến nay sự việc ở chùa Kỳ Quang 2 đã ổn định. Quyết định phục hồi mọi chức vụ nhằm để hòa thượng tái điều hành mọi việc của chùa Kỳ Quang 2.

Hòa thượng Thích Thiện Chiếu được đánh giá là người có tâm, thương chúng sinh. Khi nhận chức trong hoàn cảnh khó khăn, thầy trò tự canh tác, sống trong ngôi chùa nhỏ giữa nghĩa trang. Với đạo hạnh của mình, trụ trì đã mở cơ sở từ thiện, hiện nuôi dưỡng hơn 200 trẻ em mồ côi và xây dựng chùa phát triển.

{keywords}
Bên trong chùa Kỳ Quang 2, nơi lưu giữ tro cột

Ngày 1/9, trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh nhiều hũ tro cốt, di ảnh của người đã mất bị để bừa bộn giữa nền nhà, chất đống tại chùa Kỳ Quang 2.

5 ngày sau, Hòa thượng Thích Thiện Chiếu bị Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM ngưng chức trụ trì chùa Kỳ Quang 2. Sau đó hòa thượng đã nhập thất tịnh tu để nhận lỗi và bày tỏ sám hối. Thời gian này, Thượng tọa Thích Quang Thạnh được cử điều hành mọi hoạt động của chùa.

Sau nhiều ngày tìm kiếm, tổng số hũ tro cốt được gia đình nhận dạng và đầy đủ thông tin: 478 hũ (gồm 388 hũ đá trắng, hũ sành và 90 hũ sành có đầy đủ thông tin nhưng chưa có thân nhân đến nhận).

Các thân nhân sau đó có nguyện vọng tiếp tục gửi tro cốt, di ảnh tại chùa Kỳ Quang 2. Chùa đã làm thủ tục ký gửi, biên bản ghi nhớ giữa 2 bên theo quy định pháp luật và Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

407 hũ tro cốt thất lạc ở chùa Kỳ Quang 2 được nhận diện

407 hũ tro cốt thất lạc ở chùa Kỳ Quang 2 được nhận diện

407 trong số 883 hũ tro cốt được gửi tại chùa Kỳ Quang 2 bị thất lạc đã được người dân nhận diện.

Tuấn Kiệt



Theo Báo VietNamNet

Đưa 152 công nhân bị cô lập ở thủy điện Đăk Mi 2 ra ngoài an toàn

Lực lượng cứu hộ đã dùng ròng rọc đưa được 152 công nhân thủy điện Đăk Mi 2 ra ngoài an toàn. Hôm nay, 48 công nhân còn lại tiếp tục được đưa ra ngoài.

Sáng nay, ông Nguyễn Mạnh Hà, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Quảng Nam cho biết, 2 ngày qua, lực lượng cứu hộ đã dùng ròng rọc đưa được 152 công nhân Đăk Mi 2 ra ngoài an toàn.

{keywords}
Mưa lớn khiến huyện Phước Sơn bị sạt lở, chia cắt nghiêm trọng

Theo ông Hà, sau bão số 9, trên địa bàn huyện Phước Sơn bị sạt lở nghiêm trọng. Trong đó, nước sông Đăk Mi dâng cao khiến 200 công nhân thủy điện Đăk Mi 2 bị cô lập ở nhà điều hành thủy điện.

Nhận được tin báo, huyện Phước sơn chuyển lương thực đến bờ sông Đăk Mi để dùng cáp chuyển thực phẩm qua cho các công nhân.

{keywords}
152 công nhân thủy điện Đăk Mi 2 được đưa ra bằng ròng rọc

“Hai ngày qua, lực lượng chức năng đã dựng cáp băng qua sông Đăk Mi. Sau đó, các công nhân lần được được đưa ra khỏi nhà máy điều hành thủy điện bằng ròng rọc. Hiện 152 công nhân đã được đưa ra an toàn. Hôm nay, 48 công nhân còn lại tiếp tục được lực lượng chức năng đưa ra bằng ròng rọc”, ông Hà nói.

Cũng theo ông Hà, mưa lớn và giao thông chia cắt nhiều ngày qua khiến hai xã Phước Lộc và Phước Thành (huyện Phước Sơn) với khoảng 3.000 dân bị cô lập.

{keywords}
152 công nhân thủy điện Đăk Mi 2 được đưa ra bằng ròng rọc

Hiện, 2 xã này lương thực, thực phẩm sắp cạn kiệt, nguy cơ thiếu đói, thiếu muối, thiếu áo quần mặc. Xã Phước Lộc còn chưa tới 4 tấn gạo, mì tôm cũng trôi hết xuống hồ; xã Phước Thành còn vài tạ gạo, khả năng thiếu cả muối, 41 hộ mất nhà đất, người chỉ còn 1 bộ đồ, phải trú tại trụ sở xã.

Ngoài ra, chiều 28/10, 2 vụ sạt lở ở xã Phước Lộc đã vùi lấp 13 người. Trong đó, một vụ sạt lở vùi lấp 2 cán bộ xã trong lúc đi giúp dân chống bão, hiện vẫn chưa tìm thấy. Vụ sạt lở thứ 2 xảy ra tại thôn 3, vùi lấp 11 người, đến nay 6 thi thể đã được tìm thấy, 6 người khác đang mất tích.

{keywords}
70 cán bộ chuẩn bị lương thực, thực phẩm để gùi cõng vào 2 xã Phước Lộc, Phước Thành đang bị cô lập

Ông Hà cho biết thêm, để chuyển được lương vào Phước Lộc, Phước Thành, lực lượng cứu hộ sử dụng phương án là tập kết hàng hóa ở xã Phước Kim và để lực lượng dân quân, tình nguyện viên gùi cõng sang xã Phước Thành. Mỗi xã cử 30 người, chia thành 3 đội để luân phiên nhau chuyển hàng.

Đồng thời cũng tập kết hàng hóa, gạo, nhu yếu phẩm ở xã Phước Công để gùi cõng sang xã Phước Lộc.

“Trong sáng nay, 70 cán bộ đã gùi cõng lương thực, thực phẩm khoảng 10 tấn, đã bắt đầu di chuyển để cố gắng đưa vào vào cho 3.000 người dân cô lập ở xã Phước Lộc, Phước Thành. Hiện nay, trên địa bàn huyện Phước Sơn đang mưa lớn, nên trực thăng vẫn chưa thể chuyển hàng hóa, thực phẩm vào cho người dân 2 xã này”, ông Hà nói.

Nơi sạt lở vùi lấp 2 cán bộ xã đi giúp dân chống bão ở Quảng Nam

Nơi sạt lở vùi lấp 2 cán bộ xã đi giúp dân chống bão ở Quảng Nam

Lực lượng địa phương huyện Phước Sơn (Quảng Nam) đã tiếp cận được hiện trường và đang tổ chức tìm kiếm 2 cán bộ bị vùi lấp khi đi giúp dân chống bão số 9.

Lê Bằng



Theo Báo VietNamNet

Siêu bão Goni giảm cường độ, tuần tới hướng vào Đà Nẵng - Phú Yên

Sáng nay (1/11), siêu bão Goni đi vào miền Trung Philippines và bắt đầu suy yếu, cường độ bão đã giảm xuống dưới cấp siêu bão.

Lúc 7h, vị trí tâm bão ở khoảng 13,5 độ Vĩ Bắc; 123,6 độ Kinh Đông, trên khu vực miền Trung Philippines. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15 (165-185km/giờ), giật cấp 17.

{keywords}
Dự báo hướng đi của siêu bão Goni. Ảnh: NCHMF

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km và đi vào Biển Đông.

Đến sáng mai, vị trí tâm bão ở khoảng 15,0 độ Vĩ Bắc; 118,2 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 660km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (90-115km/giờ), giật cấp 13.

Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 13,0 đến 17,0 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 116,5 đến 120,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15-20km.

Đến 7h ngày 3/11, vị trí tâm bão ở khoảng 15,2 độ Vĩ Bắc; 114,0 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 260km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 12.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 10-15km.

Tới sáng ngày 4/11, vị trí tâm bão ở khoảng 14,9 độ Vĩ Bắc; 111,0 độ Kinh Đông, cách bờ biển từ Đà Nẵng đến Phú Yên khoảng 220km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90-100km/giờ), giật cấp 13.

Trong 72 đến 96 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 10km.

Miền Trung phải sẵn sàng ứng phó với bão

Để ứng phó với siêu bão Goni có thể đi vào Biển Đông và các tỉnh miền Trung Việt Nam, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã có công điện đề nghị các bộ, ngành, các tỉnh tiếp tục thực hiện công điện chỉ đạo của Thủ tướng về việc khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ, nhanh chóng ổn định đời sống người dân, kịp thời triển khai các biện pháp khắc phục sự cố, đảm bảo an toàn công trình xung yếu.

Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm.

Giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện, sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra, quản lý chặt chẽ việc ra khơi của các tàu thuyền.

Tiếp tục rà soát các khu dân cư ven sông, suối, hạ lưu hồ, đập có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, khu vực thấp trũng có nguy cơ xảy ra ngập lụt sâu để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn.

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời cứu hộ, cứu nạn và khắc phục nhanh hậu quả bão, lũ.

Phóng viên kể phút bật khóc khi thi thể bé 2 tuổi tìm thấy trong bùn đất

Phóng viên kể phút bật khóc khi thi thể bé 2 tuổi tìm thấy trong bùn đất

“Cháu bé tầm 2 tuổi, nằm úp mặt xuống đất, như một con búp bê. Khi được đưa lên, bé không có áo quần, người bé chỉ một màu bùn đất. Rất may cả người cháu không bị trầy xước gì”, anh Đoàn Hữu Trung nhớ lại.

Hương Quỳnh



Theo Báo VietNamNet

Cảnh tượng nuôi lợn, trâu bò mùa lũ chưa từng thấy ở Nghệ An

Lũ lớn khiến vùng hạ du sông Lam (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) ngập chìm trong nước, người dân vội vã dựng lều cho gia súc lên bờ nuôi tránh nạn.

XEM CLIP:

Ông Nguyễn Văn Phận - Chủ tịch UBND xã Xuân Lam (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) cho biết: Xã có 4 xóm nằm ngoài đê với gần 1.000 nhân khẩu. Đến thời điểm này đã cho trẻ em, người già vào các nhà dân, anh em ở vùng không bị ngập lụt.

Còn lại là người khỏe mạnh, trai tráng họ xin ở lại để canh giữ đồ đạc. Đối với gia súc, gia cầm thì cho lên bờ đê trú ẩn.

Dắt con trâu vào bạt trú mưa, chị Đậu Thị Vân (trú xóm 5, xã Hưng Lợi) cho biết, khoảng 7h tối qua nước bắt đầu lên. Gia đình chị phải nhờ hàng xóm di dời trâu bò, lợn, xe cộ và tài sản ra ngoài đê. Mẹ của chị Vân đã lớn tuổi phải đi sơ tán, còn 2 người ở lại nhà.

{keywords}
Xóm 3, xã Hưng Lợi nằm ngoài đê sông Lam chìm trong biển nước

"Một vài năm thì khu vực ngoài đê lại bị ngập một lần. Lúc đêm nước dâng lên nhanh, cao 1m, sáng nay giảm hơn được 10cm. Thiệt hại không nói hết được, đồ đạc trôi lung tung cả", chị Vân nói thêm.

Chỉ trong chốc lát, hàng trăm chiếc xe máy, ô tô đã được người dân đưa lên kín trên bờ đê.

Những lán trại bằng lều bạt cũng nhanh chóng được dựng san sát nhau để làm nơi ở cho gia súc, gia cầm. Vừa chạy lũ, vừa sợ gia súc đổ bệnh vì mưa rét, nhiều người dân phải thay phiên nhau đốt lửa canh chừng.

Anh Đậu Văn Phú (trú tại xã Hưng Lợi) cho biết, để đảm bảo an toàn cho 4 con trâu trị giá hơn 100 triệu đồng, anh phải mua thêm tre, bạt về dựng lại ngay bên tuyến đường đê. Tối qua, do dựng vội nên bị trâu chen nhau làm sập mất lều.

Cách đó không xa, gia đình bà Nguyễn Thị Kiên đang cho 30 con lợn ăn. Vì giống lợn không chịu được nước, số lượng lại nhiều nên ngay từ chiều 30/10, vợ chồng bà đã chuyển tất cả ra đê, dựng nhà rạp bằng sắt chắc chắn làm nơi ở tạm.

{keywords}
Khu vực xóm 5, xã Hưng Lợi có đoạn ngập sâu gần 1,5m
{keywords}
Không kịp di dời, người dân kê ván đưa đàn lợn lên cao

Theo bà Kiên, vì sống ngoài đê sông Lam nên hầu như năm nào cũng bị lũ lụt. Sau bao năm vất vả chạy lũ, năm 2019, gia đình đã đầu tư 12 triệu đồng để làm một cái nhà rạp bằng ống tuýp sắt dựng sẵn, lắp ráp vừa nhanh, vừa tiện lúc gấp gáp chạy lũ.

Hiện vẫn còn 40 xóm với 4.444 hộ thuộc các xã Long Xá, Châu Nhân, Hưng Lợi, Xuân Lam, Hưng Yên Bắc, Hưng Yên Nam bị ngập.

Trong đó, có khoảng 537 hộ nước ngập sâu vào nhà từ 1-1,5m. Nếu trời tiếp tục mưa cộng với việc thủy điện xả lũ thì những hộ này sẽ rất nguy hiểm.

Ngoài ra, hàng nghìn con gia cầm bị chết, hơn 1000 ha diện tích rau màu vụ đông và cá chuyên canh, cá vụ 3 bị ngập sâu trong nước.

{keywords}
Đàn lợn được kích lên ở bên trên nước lũ
{keywords}
Để đảm bảo an toàn, lực lượng chức năng xã Xuân Lam đã làm một nhà tạm để canh chừng không cho người dân từ ngoài vào xóm Mỹ Thành
{keywords}
Người dân xã Long Xá, huyện Hưng Nguyên chèo xuồng mang gia súc ra ngoài đê
{keywords}
Nhiều khu vực ở xã Long Xá nước ngập cao gần 1m
{keywords}
Cây cầu nối các xóm ngoài đê của xã Châu Nhân, huyện Hưng Nguyên bị ngập sâu khiến hàng trăm hộ dân bị cô lập
{keywords}
Người dân tập kết xe máy, tài sản rồi che bạt trên bờ đê 42
{keywords}
Cảnh tượng chưa từng thấy người dân dựng bạt nuôi lợn trên đê sông Lam
{keywords}
Bà Nguyễn Thị Kiên dân chăm sóc đàn gia súc chạy lũ
{keywords}
Chị Đậu Thị Vân cho trâu trú tạm vào bên xe tải
{keywords}
Máy công trình và xe tải tập kết tránh bão trên đê sông Lam. Đê sông Lam còn là nơi che chắn nước cho các huyện Nam Đàn; Hưng Nguyên và TP Vinh
Người phụ nữ đi làm bị nước lũ cuốn trôi, bỏ lại con thơ 3 tuổi

Người phụ nữ đi làm bị nước lũ cuốn trôi, bỏ lại con thơ 3 tuổi

Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Đàn (Nghệ An) Vương Hồng Thái cho biết, trên địa bàn vừa phát hiện thi thể một phụ nữ bị nước cuốn sau một ngày mất liên lạc.

Phạm Tâm - Quốc Huy



Theo Báo VietNamNet

Phóng viên kể phút bật khóc khi thi thể bé 2 tuổi tìm thấy trong bùn đất

“Cháu bé tầm 2 tuổi, nằm úp mặt xuống đất, như một con búp bê. Khi được đưa lên, bé không có áo quần, người bé chỉ một màu bùn đất. Rất may cả người cháu không bị trầy xước gì”, anh Đoàn Hữu Trung nhớ lại.

XEM CLIP:

Nhiều người xúc động vì bức ảnh nam phóng viên tuổi trung niên đang ôm máy quay khóc nghẹn ngào khi chứng kiến cảnh một cháu bé được đưa ra từ điểm sạt lở ở Trà Leng. 

“Lúc mọi người kéo lên một em bé từ trong lớp bùn đất, sình lầy, anh ấy đã dừng máy quay, hướng ống kính đi chỗ khác rồi quỵ xuống, òa khóc...

Phải đớn đau, uất nghẹn, khổ tâm, xót xa, cảm thương đến bao nhiêu mới khiến anh ấy - nam phóng viên già dặn kinh nghiệm, luôn làm chủ cảm xúc, hoàn cảnh phải bật khóc như thế này!”.

{keywords}
Hiện trường vụ sạt lở Trà Leng vùi chết 8 người, 14 người khác đang mất tích

Bức ảnh trên do phóng viên Hoàng Thế Lực, Báo điện tử Chính phủ ghi lại khoảnh khắc nhà báo Đoàn Hữu Trung (Thông Tấn xã Việt Nam thường trú tại Quảng Nam) bật khóc tại hiện trường vụ sạt lở thôn 1 (xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, Quảng Nam) sáng 30/10.

30 làm nghề, lần đầu bật khóc

Chiều 31/10, VietNamNet đã gặp anh Đoàn Hữu Trung, khi anh vừa trở ra từ hiện trường vụ sạt lở Trà Leng.

Anh Trung kể, hơn 30 năm làm nghề báo, đó là lần đầu tiên anh bật khóc khi đang tác nghiệp tại hiện trường.

“Tôi đã tác nghiệp nhiều vụ sạt lở, tai nạn khiến nhiều người chết… nhưng vụ sạt lở Trà Leng là kinh hoàng và tang thương nhất. Cả ngôi làng với 11 ngôi nhà bị san phẳng, đất đá, cây cối vùi lấp tất cả.

Tại hiện trường, những ánh mắt của người con sống dõi theo các chiến sĩ đang đào bới bùn đất, tìm kiếm người thân của họ, khiến ai chứng kiến cũng không thể kìm được nước mắt”, anh Trung tâm sự.

{keywords}
Anh Đoàn Hữu Trung khóc nghẹn khi lực lượng cứu hộ đưa thi thể cháu bé ra khỏi nơi sạt lở (Ảnh: Tấn Lực)

Anh Trung nhớ lại, khoảng 9h sáng 30/10, lực lượng cứu hộ xác định được vị trí của một người bị vùi lấp. Lúc này, các chiến sĩ đào bới lớp đất đá, cây cối dày cả mét thì thấy thi thể.

Nhiều người dân, lực lượng cứu hộ và phóng viên xúm lại để xem khoảnh khắc tìm thấy nạn nhân vụ sạt lở. Lúc này, anh Trung đứng gần vị trí tìm thấy thi thể cháu bé, anh đặt sẵn máy để quay lại.

Nhưng khi, lúc các chiến sĩ đưa thi thể bé lên khỏi lớp bùn đất, sình lầy, anh Trung đã dừng máy quay, hướng ống kính đi chỗ khác rồi quỵ xuống, òa khóc như một đứa trẻ.

Anh Trung tâm sự, bản thân mình cũng có 2 con, khi nhìn cảnh cháu bé được đưa ra, anh cứ ngỡ đó là người thân, con cháu trong nhà.

“Đến hiện tại, tôi vẫn không quên giây phút đó. Cảm xúc lúc ấy quá khó tả, dâng trào, người run lên,  tôi hướng ống kính máy quay đi chỗ khác, nước mắt cứ thế tuôn trào. Không khí lúc ấy ngột ngạt, bao trùm toàn một màu đau thương”, anh Trung nhớ lại. 

“Hai ngày nay tôi cứ ám ảnh giây phút khi lực lượng cứu hộ tìm thấy thi thể cháu bé bị vùi ở Trà Leng. Cháu khoảng  2 tuổi, nằm úp mặt xuống đất, như một con búp bê. Khi được đưa lên, bé trần truồng không có áo quần, người bé chỉ một màu bùn đất. Rất may cả người cháu không bị trầy xước gì”, anh Trung bộc bạch.

{keywords}
Hơn hai ngày qua, anh Trung vẫn ám ảnh hình ảnh cháu bé được đưa ra khỏi đống bùn đất

Hơn 30 phút sau khi tìm được cháu bé, anh Trung mới giữ được bình tĩnh, anh lau vội những giọt nước mắt rồi tiếp tục tác nghiệp.

Cháu nhỏ được mọi người nhẹ nhàng bế lên cáng, rửa sạch bùn đất. Các chiến sĩ nhẹ nhàng cuộn tròn em trong chiếc chăn bông nhỏ, rồi đưa em vượt qua bãi sạt lở, về với gia đình.

“Hôm nay, khi trở lại hiện trường, tôi đứng cách xa hơn khu vực các chiến sĩ đang tìm kiếm, cố bước nhẹ chân vì sợ dẫm lên người các nạn nhân có thể nằm dưới đống bùn đất.

Trong quá trình tác nghiệp ánh mắt của tôi vẫn không rời mắt khỏi khu vực tìm thấy thi thể cháu bé. Cảnh tượng hai tay anh chiến sĩ đưa bé lên khỏi đống đất đá lại hiện về. Quả thật quá ám ảnh”, anh Trung chia sẻ.

14h ngày 28/10, vụ sạt lở đất xảy ra tại thôn 1 (xã Trà Leng) vùi lấp 11 hộ dân, 33 người thoát chết, 14 người vẫn còn mất tích, trong đó có Bí thư xã Trà Leng. Hiện tại, 8 thi thể đã được đưa khỏi hiện trường.


Lê Bằng

Trực thăng sẵn sàng tiếp tế lương thực cho 3.000 dân bị cô lập ở Quảng Nam

Trực thăng sẵn sàng tiếp tế lương thực cho 3.000 dân bị cô lập ở Quảng Nam

20 tấn gạo, 10 tấn nhu yếu phẩm đã được tập kết đến sân bay Đà Nẵng. Nếu thờitiết tốt, Sư đoàn Không quân 372 sẽ dùng trực thăng tiếp tế cho 3.000 dân bị cô lậpở Quảng Nam.



Theo Báo VietNamNet

Dự báo thời tiết hôm nay 1/11: Miền Bắc hửng nắng, miền Trung giảm mưa

Dự báo thời tiết 1/11, nền nhiệt tại các tỉnh miền Bắc tăng nhẹ, trời lạnh về đêm và sáng sớm. Miền Trung mưa giảm.

Hôm nay, lũ trên các sông từ Quảng Bình đến Phú Yên có khả năng lên lại, đỉnh lũ trên các sông ở mức BĐ1-BĐ2.

Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi các tỉnh từ Nghệ An đến Phú Yên.

{keywords}
Miền Bắc hửng nắng, trời lạnh về đêm và sáng sớm

Nguy cơ xảy ra ngập lụt tại các vùng trũng thấp, các khu đô thị tại các tỉnh từ Nghệ An đến Phú Yên.

Dự báo thời tiết các vùng ngày 1/11:

Phía Tây Bắc Bộ

Có mưa vài nơi, trưa chiều hửng nắng. Sáng sớm và đêm trời lạnh.

Nhiệt độ cao nhất 25-28 độ, riêng khu Tây Bắc có nơi trên 28 độ; thấp nhất 18-21 độ, có nơi dưới 18 độ.

Phía Đông Bắc Bộ

Có mưa vài nơi, trưa chiều hửng nắng. Đêm và sáng sớm trời lạnh. Nhiệt độ cao nhất 25-28 độ; thấp nhất 19-22 độ, vùng núi có nơi dưới 19 độ.

Hà Nội

Có mưa vài nơi, trưa chiều hửng nắng. Đêm và sáng sớm trời lạnh. Nhiệt độ cao nhất 25-28 độ; thấp nhất 20-22 độ.

Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế

Phía Bắc ngày có mưa vài nơi; phía Nam có nơi mưa vừa. Nhiệt độ cao nhất 24 -27 độ, có nơi trên 27 độ; thấp nhất 20-23 độ.

Đà Nẵng đến Bình Thuận

Phía Bắc ngày có mưa, có nơi mưa vừa; phía Nam có mưa rào và giông vài nơi. Nhiệt độ cao nhất 27-30 độ, phía Nam 30-32 độ; thấp nhất 22-25 độ.

Tây Nguyên

Có mưa rào và giông vài nơi; riêng chiều tối có mưa rào và giông rải rác. Trong cơn giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Nhiệt độ cao nhất 26-29 độ, có nơi trên 29 độ; thấp nhất 19-22 độ.

Nam Bộ

Có mưa rào và giông vài nơi; riêng chiều tối có mưa rào và giông rải rác. Trong cơn giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Nhiệt độ cao nhất 30-33 độ, có nơi trên 33 độ; thấp nhất 23-26 độ. Tại TP.HCM là 34 độ và Cần Thơ 33 độ.

Siêu bão Goni diễn biến rất phức tạp khi vào Biển Đông

Siêu bão Goni diễn biến rất phức tạp khi vào Biển Đông

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, hiện nay (31/10), ở vùng biển phía Đông Philippines có một siêu bão (Goni) đang hoạt động.  

Hương Quỳnh



Theo Báo VietNamNet