Thứ Ba, 30 tháng 11, 2021

Các ổ dịch Covid-19 ‘nóng’ ở Hà Nội như thời cả thành phố cách ly

Một số ổ dịch tại Hà Nội là các khu đông dân cư, ngõ ngách phức tạp. Thành phố thực hiện chăng dây phong tỏa những điểm này hệt như thời toàn cách phố giãn cách xã hội. 

Trong ngày 29/11, Hà Nội ghi nhận 390 ca Covid-19, trong đó có 220 ca cộng đồng, 109 ca khu cách ly và 61 ca ở khu phong tỏa. Nhiều ổ dịch “nóng” trong khu đông dân cư.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, đến tối ngày 29/11, đã ghi nhận 390 ca Covid-19, trong đó có 220 ca cộng đồng, 109 ca ở khu cách ly và 61 ca ở khu phong tỏa.

Hiện có 9 ổ dịch phức tạp bao gồm: Ổ dịch ở khu tập thể Nguyễn Công Trứ (Hai Bà Trưng), ngõ Khâm Đức (Đống Đa), xã Xuy Xá (Mỹ Đức), La Thành, Giảng Võ (Ba Đình), Phú Đô (Nam Từ Liêm), chợ Ninh Hiệp (Gia Lâm), kho hàng Shopee (KCN Đài Tư), Yên Nội, Đồng Quang, Xóm Mới, Tốt Động (Chương Mỹ).

Trong đó, nhiều ổ dịch là các khu đông dân cư có ngõ ngách phức tạp. Ổ dịch ở ngõ Khâm Đức, phường Trung Phụng (quận Đống Đa) từ ngày 19/11 đến nay có tổng 79 ca. Đặc điểm của ổ dịch này nằm trong ngõ Chợ Khâm Thiên, mật độ dân số cao, riêng ngõ Khâm Đức có hơn 100 hộ, gần một nghìn nhân khẩu.

UBND phường yêu cầu người dân sinh sống trong khu vực cách ly của ngõ Khâm Đức theo dõi chặt sức khỏe, nếu xuất hiện các triệu chứng như ho, sốt, đau họng, mất vị giác, khứu giác cần liên hệ ngay với cơ quan y tế. Người dân được khuyến cáo ở yên trong nhà, chỉ ra ngoài khi nhận đồ tiếp tế. Dự báo tại ổ dịch này, số ca bệnh tiếp tục tăng.

Ổ dịch tại tập thể Nguyễn Công Trứ (quận Hai Bà Trưng) khởi phát từ ngày 19/11 đến nay có tổng 67 ca. UBND quận đã ban hành quyết định cách ly y tế đối với toàn bộ người dân sống tại các dãy nhà H3, H4, H5, B1 tập thể Nguyễn Công Trứ và toàn bộ khu vực chợ Xanh Nguyễn Công Trứ, các ki ốt tại đường ngang II, các ki ốt tại chợ đồ điện đường ngang I.

Ngoài ra trong ngày 29/11, tại thôn Triều Khúc (Tân Triều, Thanh Trì) ghi nhận chùm 12 ca test nhanh dương tính. Ngách 123, phố Khương Thượng (Đống Đa) cũng phát hiện 16 ca mắc Covid-19 ở ba gia đình.

Trong đợt dịch lần thứ tư (từ ngày 27/4), Hà Nội thêm 10.059 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng là 3.963 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly là 6.096 ca.

Cận cảnh các ổ dịch "nóng" trong khu đông dân cư ở Hà Nội:

{keywords}
Hai đầu ngõ Khâm Đức (Trung Phụng, Đống Đa) được lực lượng chức năng phong tỏa chặt
{keywords}
Lực lượng chức năng đan dây phong tỏa như những tấm lưới để ngăn người dân ra ngoài
{keywords}
Đầu ngõ Khâm Đức thông ra ngõ Chợ Khâm Thiên được bố trí bàn nhận tiếp tế
{keywords}
Đến nay ngõ Khâm Đức đã ghi nhận 79 ca mắc Covid-19
{keywords}
Chỉ có khoảng 100 hộ dân nhưng mật độ dân số rất cao
{keywords}
Dọc ngõ chợ Khâm Thiên có nhiều điểm cách ly bên trong ngõ ngách
{keywords}
Một số hộ dân cuối ngách 123 Khương Thượng bị phong tỏa sau khi phát hiện 16 ca dương tính với Covid-19
{keywords}
{keywords}
Bên trong ngách phong tỏa, cuộc sống của người dân diễn ra theo hướng bình thường mới
{keywords}
Chiều 29/11 phường Ô Chợ Dừa (Đống Đa) rào chắn đường La Thành để xét nghiệm diện rộng cho người dân ở vùng nguy cơ cao

Đình Hiếu

Hà Nội: Rào chắn đường La Thành, xét nghiệm người dân vùng nguy cơ cao

Hà Nội: Rào chắn đường La Thành, xét nghiệm người dân vùng nguy cơ cao

15 giờ chiều nay (29/11), lực lượng chức năng đã rào chắn một đoạn đường La Thành (Hà Nội) để xét nghiệm diện rộng cho người dân ở vùng nguy cơ cao.



Theo Báo VietNamNet

Hà Nội có thể điều trị F0 thể nhẹ tại nhà ngay trong tuần này

Theo Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà, đây là quyết định quan trọng của Thành ủy, TP và phù hợp với chiến lược chống dịch trong giai đoạn hiện nay.

Thường trực Thành ủy Hà Nội đã nhất trí về chủ trương đối với đề xuất thực hiện quản lý, điều trị, cách ly F0 thể nhẹ và không triệu chứng tại nhà.

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với báo chí bên lề hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội sáng nay (30/11), bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế cho biết đây là quyết định quan trọng của Thành ủy, TP và phù hợp với chiến lược chống dịch trong giai đoạn hiện nay. Bởi trong những ngày gần đây, số ca mắc Covid-19 tăng cao, đặc biệt là số ca bệnh nhẹ, không triệu chứng.

{keywords}
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà. Ảnh: Trần Thường

Theo bà Hà, điều trị F0 thể nhẹ tại nhà sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân cũng như đảm bảo đáp ứng công tác y tế kịp thời. 

Bà Hà nhấn mạnh, việc điều trị F0 thể nhẹ tại nhà sẽ giúp người dân được tiếp cận với dịch vụ y tế từ sớm, từ xa theo đúng tinh thần của Thủ tướng và phù hợp với chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt hiện nay.

Về lý do TP chuyển hướng điều trị tập trung toàn bộ F0 thể nhẹ và không triệu chứng sang điều trị tại nhà, Giám đốc Sở Y tế thông tin, TP đã chuẩn bị các phương án, kịch bản từ rất sớm cho việc này. Tuy nhiên, việc triển khai phải phụ thuộc vào diễn biến dịch bệnh.

Về phương án điều trị, bà Hà cho biết, nhân viên y tế sẽ chăm sóc, theo dõi sức khỏe người dân qua hệ thống tổng đài 1022, hoặc qua các phần mềm. Trong quá trình theo dõi sức khỏe, ngành y tế cũng tư vấn, cấp phát thuốc, đảm bảo điều kiện chăm sóc sức khỏe được tốt nhất.

Giám đốc Sở Y tế cũng cho hay, Hà Nội đã giao chính quyền quận, huyện, xã, phường và tổ Covid-19 cộng đồng kiểm tra điều kiện cách ly F1 và điều trị F0 thể nhẹ tại nhà. Đơn vị chức năng đã có danh sách các hộ gia đình đủ điều kiện; từ danh sách này đơn vị sẽ phân tầng bằng phần mềm.

{keywords}
Trường hợp F1 tại phường Nguyễn Trãi (Hà Đông) được đưa đi cách ly. Ảnh: Đình Hiếu


"Khi phát hiện F0, chúng tôi sẽ xem xét điều kiện, thể trạng bệnh và dựa vào điều kiện gia đình để quyết định điều trị tại nhà hay tập trung", bà Hà nói.

Về phương án, Sở Y tế đã trình UBND TP, TP sẽ phê duyệt phương án sớm để ngay trong tuần này, TP có thể triển khai luôn điều trị F0 thể nhẹ và không triệu chứng tại nhà.

Theo bà Hà, yếu tố quan trọng nhất trong điều trị F0 tại nhà là phát hiện sớm F0 có dấu hiệu chuyển tầng để sớm đưa đến các cơ sở điều trị phù hợp. Đó là khi nồng độ oxy SpO2 giảm xuống dưới ngưỡng an toàn.

Ngoài ra, TP cũng đặc biệt quan tâm đến các đối tượng yếu thế như người già, trẻ em, người nhiều bệnh nền. Với những F0 trong nhóm này, ngành y tế sẽ có chế độ chăm sóc, theo dõi đặc biệt, thường xuyên liên lạc với mục tiêu là giảm tỷ lệ tử vong.

Bà Hà mong sự vào cuộc tích cực của chính quyền địa phương, tổ Covid-19 cộng đồng để giám sát chặt chẽ việc theo dõi, cách ly, điều trị F0 thể nhẹ tại nhà; tránh lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.

Hương Quỳnh

5 quận, huyện Hà Nội thí điểm điều trị F0 nhẹ tại Trạm Y tế lưu động

5 quận, huyện Hà Nội thí điểm điều trị F0 nhẹ tại Trạm Y tế lưu động

Hà Nội thực hiện thí điểm thu dung điều trị F0 triệu chứng nhẹ và không triệu chứng ở Trạm Y tế lưu động tại 5 quận, huyện: Long Biên, Hoài Đức, Sóc Sơn, Thanh Trì, Mỹ Đức.  



Theo Báo VietNamNet

Mưa rất to ở Bình Định, Phú Yên, nước lũ cuồn cuộn bủa vây khắp nơi

Mưa to, lũ lên nhanh khiến nhiều nơi ở Bình Định, Phú Yên ngập sâu trong nước. Đã có người tử vong do bị nước lũ cuốn.

Sáng 30/11, Văn phòng ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định, cho biết, mưa lũ đã làm một người chết.

Nạn nhân là bà Đinh Thị Đát (SN 1956, ở thôn 3 xã An Dũng, huyện An Lão) đi làm rẫy qua vùng nước chảy xiết bị nước cuốn trôi. Lực lượng địa phương đã tìm thấy thi thể bà Đát chiều 29/11.

{keywords}
Các khu dân cư, tuyến đường liên xã ở các xã khu Đông huyện Tuy Phước đang chìm sâu trong biển nước.

Mưa lũ cũng gây nhiều thiệt hại, đặc biệt làm sạt lở nhiều tuyến đường giao thông, kênh mương, bờ sông, đê suối ở nhiều địa phương trong tỉnh.

Đến sáng 30/11, mưa lũ gây ngập lụt ở nhiều vùng, với mực nước lũ được đánh giá tương đương với đỉnh lũ lịch sử năm 2016.

{keywords}
Người dân phường Bình Định (thị xã An Nhơn) xắn quần lội nước lũ.
{keywords}
Nước lũ tràn vào sân của Trạm Y tế xã Phước Hòa (huyện Tuy Phước), nơi điều trị bệnh nhân Covid-19.
{keywords}
Nước lũ lên nhanh vào nửa đêm.
{keywords}
Nước lũ tràn vào một ngôi nhà ở xã Phước Nghĩa (huyện Tuy Phước) lúc nửa đêm.

Nhiều khu dân cư ở phường Bình Định (thị xã An Nhơn) được cho là có địa hình cao hơn so với các khu vực ở phường Nhơn Hòa, nhưng từ rạng sáng nay, nước lũ cũng tràn về, gây ngập cục bộ nhiều nơi.

Ngoài ra, các tuyến đường liên xã, huyện ở các xã khu Đông ở huyện Tuy Phước như: Phước Hòa, Phước Sơn, Phước Thắng, Phước Thuận và một số xã cánh Tây của huyện: Phước Nghĩa, Phước Lộc… cũng bị ngập sâu.

Phú Yên: Nhiều nơi bị cô lập hoàn toàn

Ngày 30/11, ông Lưu Minh Tuấn, Đội trưởng Đội quản lý đường bộ 641 thuộc Công ty Cổ phần và Quản lý đường bộ Phú Yên cho biết, tại tỉnh Phú Yên có mưa lớn liên tục cộng với nước từ thượng nguồn đổ về nhanh chia cắt tuyến đường từ huyện Tuy An lên huyện Đồng Xuân.

Trên tuyến đường ĐT 642 từ huyện Đồng Xuân đi thị xã Sông Cầu, nước ngập sâu gần 1m tại cầu Cây Sung (xã Xuân Sơn Bắc). Nhiều hộ dân sinh sống tại xã Xuân Sơn Bắc và Xuân Sơn Nam (huyện Đồng Xuân) bị cô lập không thể di chuyển bằng phương tiện giao thông đường bộ.

{keywords}
{keywords}
Tuyến đường ĐT 641 từ huyện Tuy An đi huyện Đồng Xuân nước ngập sâu

Mưa lớn gây sạt lở dốc Ruộng của xã vùng cao Phú Mỡ (huyện Đồng Xuân) đất đá tràn xuống đường khối lượng lớn, người dân không đi lại được.

Tương tự tuyến đường ĐT 641 từ huyện Tuy An đi huyện Đồng Xuân nước ngập sâu kéo dài 3km, có nơi ngập trên 1,2m. Các hộ dân ở khu vực các xã An Định, An Nghiệp (huyện Tuy An) bị cô lập hoàn toàn.

Ông Phạm Trung Chánh, Phó Chủ tịch UBND huyện Đồng Xuân cho biết : Từ chiều tối 28/11 đến nay phía thượng nguồn có mưa lớn khiến cho nước trên sông Kỳ Lộ (sông lớn thứ 2 ở Phú Yên sau sông Ba) lên nhanh.

{keywords}
Mực nước lũ tại cầu La Hai (huyện Đồng Xuân)

Trên đầu nguồn sông Kỳ Lộ, do thủy điện La Hiêng xả lũ, với tổng lưu lượng nước về hạ du xấp xỉ 490m3/s làm mực nước sông lên nhanh. Nhiều nơi trên địa bàn huyện Đồng Xuân đã bị ngập sâu từ 0,4m đến trên 1m, giao thông chia cắt. Tại các xã Xuân Quang 3, Xuân Sơn Nam, Xuân Sơn Bắc có 17 nhà ngôi nhà ngập sâu trong nước.

“Đề phòng nước lũ tiếp tục lên trong chiều và tối 29 đến ngày 30/11, địa phương đã bố trí các địa điểm để di dời người dân và tài sản đến nơi an toàn. Dự kiến có khoảng 300 hộ với hơn 900 nhân khẩu ở các xã Xuân Quang 2, Xuân Quang 3, Xuân Sơn Bắc và Xuân Sơn Nam phải di dời. Để đảm bảo an toàn cho người dân, ở các khu vực ngập sâu, nhất là tuyến đường giao thông đều đã có lắp các biển cảnh báo người dân khi qua lại”, ông Chánh nói.

{keywords}
Nhiều nơi bị cô lập không thể di chuyển bằng phương tiện giao thông đường bộ.

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Yên, cho biết thủy điện Sông Ba Hạ xả lũ qua tràn 1.800m3/s,  thủy điện Sông Hinh xả qua tràn 1.500m3/s.

Theo dự báo của Đài Khi tượng Thủy văn Phú Yên ngày 30/11, tỉnh Phú Yên có mưa to, nhiều nơi mưa rất to, lượng mưa trên 9/9 huyện, thị, thành phố phổ biến từ 80-120mm. Riêng khu vực xã Sông Hinh (huyện Sông Hinh) và xã Hòa Thịnh (huyện Tây Hòa), lượng mưa có khả năng trên 150mm. 

Q.T - Trâm Trân

Mưa trắng trời, hàng trăm nhà dân ở Bình Định chìm sâu trong biển nước

Mưa trắng trời, hàng trăm nhà dân ở Bình Định chìm sâu trong biển nước

Mưa lớn kéo dài hai ngày qua khiến hàng trăm ngôi nhà ở Bình Định bị ngập sâu trong nước lũ. 



Theo Báo VietNamNet

Nguy cơ bị phạt hàng trăm triệu USD do chậm giải phóng mặt bằng

Nhà thầu đường sắt Nhổn- ga Hà Nội yêu cầu bồi thường 114 triệu USD do chậm giải phóng mặt bằng. Đây là một trong những ví dụ của sự chậm trễ có thể gây thiệt hại lớn không chỉ cho ngân sách. 

Đã có giải pháp tách các dự án GPMB ra khỏi các dự án đầu tư. Tuy vậy, việc đổi mới hệ thống quản trị tài nguyên đất mới là trọng yếu.

Bản đồ Hà Nội 1873 được coi là tấm bản đồ trình bày theo lối mới sớm nhất. Người Pháp đánh chiếm Hà Nội và tiến hành đo đạc địa chính để xác định “sở hữu đất đai” toàn thành phố. Họ thống kê có 15% đất trong khu phố buôn bán và 55% đất khu ngoại vi đất thuộc sở hữu công và tập thể.

Chính quyền lập bản đồ, khoanh thửa và xác định sở hữu đất công, thu hồi quỹ đất này để phát triển đường xá và công trình công cộng. Chỉ sau vài tháng, chính quyền đã tịch thu 2.333 thửa /8.528 thửa vào việc này. Đất và mặt nước tư hay của cộng đồng thì phải đóng thuế - khoản thu này mang lại 5% ngân sách/năm. Sau đó, chính quyền bán đất công cho tư nhân để đầu tư công.

{keywords}
Thành phố Hà Nội công bố bản đồ mở đường và “yết thị“ thông báo nơi tiếp nhận các ý kiến của người dân.  Các dự án mở đường, chỉnh trang đường phố được tiến hành qua các năm. Ảnh tư liệu 

Việc mua, đổi đất tư sòng phẳng.  Ai chưa bằng lòng thì tranh biện/mặc cả với đại diện chính quyền. Các giao dịch trôi chảy, tài liệu liên quan đến “quyền tài sản nhà đất” được lưu trữ chính xác, tường minh.

Hà Nội đã từng giải phóng mặt bằng quy mô lớn cách đây hơn 100 năm

Năm 1906, Sở Địa chính Bắc kỳ được thành lập, sau này tách ra thành Sở Địa chính Hà Nội - cơ quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện, kiểm tra kỹ thuật đo đạc địa hình, lập các bản đồ và các sổ cái Địa chính (Trung tâm lưu trữ Quốc gia 1).

Nửa đầu thế kỷ 20, Hà Nội liên tục mở đường, lập phố mới rất thuận lợi. Đơn giản, đó là lợi ích công bằng. Thành phố mua đất theo giá thị trường lúc chưa mở đường giá căn cứ mức thuế dân đóng hàng năm, sau đó tổ chức bán đấu giá bù chi phí. Người mua đất phải xây nhà đẹp theo quy hoạch trong thời gian quy định, làm sai thành phố tịch thu bán cho người khác.

{keywords}
Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng kiểm tra dự án đường sắt đô thị đoạn Nhổn - ga Hà Nội chiều 29/11.

Năm 2000, Hà Nội khởi động nối đường Huỳnh Thúc Kháng sang Kim Mã (dài 300m, kinh phí 3500 tỷ). Sau 20 năm vẫn tắc tị vì còn vài nhà án ngữ. Tình huống này phổ biến khắp nơi, lặp lại nhiều năm, trầm trọng hơn, thiệt hại lớn hơn.

Nhà nước bỏ tiền GPMB, làm đường khang trang, mang lại lợi ích xã hội to lớn, nhưng hưởng lợi lớn hơn là chủ nhà đất phía sau nay ra mặt đường tăng vọt giá trị, trong khi các hộ bị rời đi nhận đền bù giá rẻ.

Để hóa giải khó khăn này, các KTS Hà nội và Bộ môn Quy hoạch (Đại học Xây dựng) cùng chuyên gia Nhật Bản đã khảo cứu quy trình “Chuyển đổi đất” của “Luật Tái phát triển đô thị 1969” của Nhật Bản trong đó định dạng cả chuỗi hoạt động nhằm điều chỉnh các mối quan hệ liên quan, chia sẻ cơ hội/ lợi ích cho các bên. Cả vùng dự án được khoanh lại để các lô đất được tái sắp xếp hài hòa. Thành phố cũng phải bỏ tiền mua lại không gian công, đường xá mới hình thành.

{keywords}
Quy trình “Chuyển đổi đất “ - kinh nghiệm từ Nhật Bản có thể áp dụng tại Việt Nam. (Trích tài liệu nghiên cứu của các KTS Hà Nội và Bộ môn Quy hoạch hợp tác với chuyên gia Nhật Bản)

Thay đổi cách thức quản trị mới có thể tăng tốc giải phóng mặt bằng

Thời gian lập tài liệu lâu vì tư liệu quản lý đất đai địa phương kém tin cậy. Đơn giá đền bù thấp làm khó cho người dân, bộ máy thực hiện... trong khi giao dịch đất đai ngày càng phức tạp. Ví như, việc chậm trễ GPMB các công trình hạ tầng kỹ thuật trong khu đất đào ga ngầm…, nhà thầu nước ngoài coi đó là một trong những nguyên nhân gây thiệt hại, đòi đền bù hàng trăm triệu USD.

Đối mặt với biến đổi khí hậu, việc quản lý đất ngập nước và đất bán ngập cũng cần làm rõ vì đất dành cho nước trong hành lang thoát lũ sông Hồng trên địa bàn Hà Tây cũ đã bị san lấp để kinh doanh bất động sản, trong khi “Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Hồng – Thái Bình” do Bộ TN&MT khởi động 2016 nay vẫn chưa có kết quả, làm dang dở hàng chục năm Quy hoạch thành phố đôi bờ sông Hồng. 

{keywords}
Định giá đất thấp dẫn đường cho việc hình thành các dự án mua đất công rẻ , bán công trình tư nhân đắt (trường hợp đề xuất cải tạo ga Hà Nội 2017). Xác định giá trị tài nguyên không gian đô thị chuẩn xác giúp thành phố có thêm nhiều tài sản mới lẫn bảo tồn tốt các di sản kiến trúc. Ảnh trên cho thấy sự thành công của dự án tái thiết Ga Tokyo (Nhật Bản).

Quy trình định giá phức tạp/duy ý chí làm giá đất đền bù quá thấp không chỉ làm người dân thiệt thòi, mà thất thoát công sản vô cùng lớn. Vụ việc Công ty Vimedimex  trúng thầu giá đất hơn 20 triệu đồng/m2, sau đó rao bán từ 80 - 110 triệu đồng/m2. Hà Nội đã đổi 475ha đất lấy Nút giao Cầu Chui với giá 2.380 tỷ đồng. Kiểm toán nhà nước xác nhận chỉ có 1.300,4 tỷ đồng, chia ra giá đất 273 nghìn đồng/m2, bằng 0,3 % giá thị trường.

Năm 2017, Hà Nội đã giao cả trăm dự án đổi cầu đường đắt đỏ bằng đất tính giá rẻ mạt, may mà tháng 5/2021 đã thu hồi 82 đại dự án, toàn loại ngàn tỷ.

{keywords}
Giải phóng mặt bằng chậm do quản trị tài nguyên đất

Luật Đất Đai 2003 đã xác định “Bộ TN&MT chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc quản lý nhà nước về đất đai”. Để khắc phục những thách thức trong GPMB, ngành TNMT chuyển mục “Thu hồi đất” trong Luật đất đai 2003 có 6 điều, 2.180 từ thành chương riêng “Thu hồi đất, trưng dụng đất, bồi thường hỗ trợ, tái định cư” với 33 điều, tổng cộng 11.261 từ (tăng 500% trong Luật Đất đai sửa đổi 2013, bổ sung 2018). Tuy vậy, tình trạng khiếu kiện, tham nhũng không hề suy giảm mà còn trầm trọng hơn, thủ tục rắc rối hơn cho nhà đầu tư.

Bộ cũng đã đầu tư “chuyển đổi số” hồ sơ quản lý, nhưng chỉ là nhập khẩu công nghệ số trong việc biên tập, in ấn bản đồ - vốn là đặc quyền của ngành. Ngành lập bản đồ lâm nghiệp tỷ lệ lớn nên không thể dùng để giao đất. Kết nối hệ thống kém, thông tin tổng thể lẫn chi tiết thiếu tin cậy. Tất cả các dự án GPMB đều phải lập hồ sơ mới, mất thời gian củng cố bổ sung; xác lập quyền tài sản khó khăn nên đối thoại kéo dài.

{keywords}
Đoàn tàu đường sắt Nhổn - ga Hà Nội

Luật Đất đai sửa đổi sắp tới nên chăng cần có các ngành liên quan đến tài chính, thuế khóa, đầu tư cùng tham gia quản trị tài nguyên Đất - Nước. Nên tách chức năng cung cấp dịch vụ (đo đạc, lập hồ sơ địa chính, tin học hóa quản lý) ra khỏi cơ quan quản lý. Các doanh nghiệp sẽ cạnh tranh nhau cung cấp cho bộ máy quản lý hệ thống dữ liệu quản lý hiện đại, chính xác nhất.

Quy trình định giá đất phải căn cứ giá thị trường để thu hồi đất, GPMB cũng như đánh thuế. Tại Pháp, ngành địa chính nằm trong Tổng cục Thuế với 9.000 người (trong đó 1.500 nhân viên đo đạc), quản lý 88 triệu khoảnh đất, 27 triệu chủ sở hữu, 6 triệu con đường và địa điểm; khai thác 2 triệu trích lục, chứng thư và phát hành 20 triệu thông báo thuế/năm. Thu thuế từ đất đai và tài sản trên đất góp hơn 1/3 ngân sách địa phương nên ngành thuế liên tục đầu tư hiện đại hóa địa chính nhằm đo đạc chính xác hơn, thu về nhiều tiền hơn.  

Không gian ngầm Hà Nội, khai thác thông minh để hạ giá thành đầu tư

Không gian ngầm Hà Nội, khai thác thông minh để hạ giá thành đầu tư

Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội đã lập quy hoạch không gian xây dựng ngầm,  Sở QHKT tổ chức thẩm định, trình UBND TP xem xét phê duyệt làm cơ sở triển khai xây dựng, cụ thể hóa các không gian ngầm ở Thủ đô. 

KST Trần Huy Ánh (Ủy viên thường trực Hội KTS Hà Nội) 



Theo Báo VietNamNet

Mưa rất to ở Bình Định, nước bủa vây khắp nơi

Mưa to, lũ lên nhanh khiến nhiều nơi ở Bình Định ngập sâu trong nước. Đã có người tử vong do bị nước lũ cuốn.

Sáng 30/11, Văn phòng ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định, cho biết, mưa lũ đã làm một người chết.

Nạn nhân là bà Đinh Thị Đát (SN 1956, ở thôn 3 xã An Dũng, huyện An Lão) đi làm rẫy qua vùng nước chảy xiết bị nước cuốn trôi. Lực lượng địa phương đã tìm thấy thi thể bà Đát chiều 29/11.

{keywords}
Các khu dân cư, tuyến đường liên xã ở các xã khu Đông huyện Tuy Phước đang chìm sâu trong biển nước.

Mưa lũ cũng gây nhiều thiệt hại, đặc biệt làm sạt lở nhiều tuyến đường giao thông, kênh mương, bờ sông, đê suối ở nhiều địa phương trong tỉnh.

Đến sáng 30/11, mưa lũ gây ngập lụt ở nhiều địa phương, với mực nước lũ được đánh giá tương đương với đỉnh lũ lịch sử năm 2016.

{keywords}
Người dân phường Bình Định (thị xã An Nhơn) xắn quần lội nước lũ.
{keywords}
Nước lũ tràn vào sân của Trạm Y tế xã Phước Hòa (huyện Tuy Phước), nơi điều trị bệnh nhân Covid-19.
{keywords}
Nước lũ lên nhanh vào nửa đêm.
{keywords}
Nước lũ tràn vào một ngôi nhà ở xã Phước Nghĩa (huyện Tuy Phước) lúc nửa đêm.

Nhiều khu dân cư ở phường Bình Định (thị xã An Nhơn) được cho là có địa hình cao hơn so với các khu vực ở phường Nhơn Hòa, nhưng từ rạng sáng nay, nước lũ cũng tràn về, gây ngập cục bộ nhiều nơi.

Ngoài ra, các tuyến đường liên xã, huyện ở các xã khu Đông ở huyện Tuy Phước như: Phước Hòa, Phước Sơn, Phước Thắng, Phước Thuận và một số xã cánh Tây của huyện: Phước Nghĩa, Phước Lộc… cũng bị ngập sâu.

Q.T

Mưa trắng trời, hàng trăm nhà dân ở Bình Định chìm sâu trong biển nước

Mưa trắng trời, hàng trăm nhà dân ở Bình Định chìm sâu trong biển nước

Mưa lớn kéo dài hai ngày qua khiến hàng trăm ngôi nhà ở Bình Định bị ngập sâu trong nước lũ. 



Theo Báo VietNamNet

Mời dân lên chờ cả buổi nhận 2.000 đồng: Từ bão lũ đến 'bão lòng'

Người dân ở xã Tam Vinh (Quảng Nam) được nhận hỗ trợ thiệt hại do bão 2.000 đồng đã khiến hàng ngàn ý kiến vẫn cho rằng cách làm của huyện quá máy móc, nhưng không ít người lại nói "xã làm không sai'?

Bí thư Huyện ủy Phú Ninh (tỉnh Quảng Nam) Vũ Văn Thẩm cho biết, việc xã kê khai, thống kê thiệt hại sau bão như vậy là không sai. Nhưng việc để người dân chờ đợi một buổi và nhận 2.000 đồng tiền hỗ trợ như vậy quá máy móc.

Lãnh đạo UBND xã Tam Vinh thì phân trần, kiểm tra thiệt hại sau cơn bão số 9 xảy ra năm 2020, có gia đình hư hại 1 cây chuối nên xã đề xuất hỗ trợ 2.000 đồng, theo đúng hướng dẫn của Nghị định 02/2017 của Chính phủ. Ở xã này có 31 trường hợp khác được ghi mức hỗ trợ dưới 10.000 đồng.

Tranh cãi

Theo cách lý giải về quy trình thống kê thực hiện hỗ trợ từ xã đến huyện rất chặt chẽ: Xã cử cán bộ thống kê thiệt hại, niêm yết danh sách, đề nghị UBND huyện cấp kinh phí, niêm yết danh sách phê duyệt rồi mời hộ dân đến ký nhận 2.000 đồng.

Bạn đọc Lê Hoàng Hùng đặt vấn đề "Phát giấy mời để nhận 2.000 thì quá rảnh. Không lẽ cấp chính quyền từ huyện đến xã không có cán bộ tham mưu trong vấn đề này?".

{keywords}
Giấy mời và 2.000 đồng hỗ trợ được người dân xã Tam Vinh chia sẻ

"Tôi đang sống bên Nhật mà đọc thông tin trên báo đúng là "cười ra nước mắt". Thật sự, chưa thấy ở đâu có mức hỗ trợ khủng khiếp như ở xã này" - bạn đọc Phương bày tỏ. Đồng quan điểm, bạn đọc VanNguyen nói "đây là cách làm hành dân khó tin. Đọc mà nghĩ không phải sự thật...". Một số bạn đọc bày tỏ "Cầm 2.000 đồng mà chảy nước mắt".

Bạn Hoàng Khang nêu quan điểm "Tôi không hiểu đúng "quy định" với "quy trình" của xã Tam Vinh như thế nào? Nhưng mức hỗ trợ 2.000 đồng thì nên họp khu dân cư hoặc đưa danh sách cho trưởng khu/xóm phát và ký nhận, chứ "quan" đừng mời lên UBND xã ngồi chờ nhận 2.000 đồng".

Ở góc nhìn khác, bạn đọc Hải nêu 2 điểm bất cập trong cách làm của xã: Thứ nhất, bảng thông báo tiền hỗ trợ chỉ dán ở UBND xã, trong giấy mời không ghi luôn, thời đại 4.0 mà không chụp cái gửi dân. Thứ 2, sai ở chỗ bắt dân đi xa, đợi lâu, trong lúc dịch bệnh nguy hiểm, thiệt hại mất 1 buổi đi làm, nguy cơ gây bệnh là rất lớn. Có người ví von, nếu chạy xe từ nhà đến chỗ nhận tiền tốn hết 5.000 đồng xăng, thì xem như hộ dân thiệt hại do thiên tai lại tiếp tục thiệt hại thêm 3.000 đồng.

Bạn đọc Dương Ngọc Ngà thì cho rằng, huyện xã nói xử lý đúng là không ổn. Với những hộ dân có mức hỗ trợ ít vậy thì phát thư mời đưa luôn hoặc là ghi giá trị trên thư mời để người dân không hụt hẫng. Chứ có mấy ngàn đồng mà để người dân lên ngồi đợi cả buổi thì không ổn.

Bồi thường đúng quy định thì lại nói máy móc?

Trước số đông ý kiến cho rằng cách làm của xã Tam Vinh quá máy móc thì có không ít ý kiến mổ xẻ chuyện "người dân đổ 1 cây chuối cũng kê khai, rồi nhận 2.000 lại ý kiến".

Bạn đọc Ninh Bình nêu ý kiến "tại sao lại phải kiểm điểm. Họ đã làm đúng quy định mà, nếu chủ nhà dù ít họ cứ khăng khăng đòi hỗ trợ thì sao? Chủ hộ chỉ đổ một cây chuối cũng kê khai để hỗ trợ rồi bây giờ lại ý kiến thì thật đáng chê trách".

Đồng quan điểm, bạn đọc Vũ Thắng bày tỏ, dân kê khai chính quyền nói ít không bồi thường thì chắc lại nói chính quyền không quan tâm đến dân. Chính quyền bồi thường theo đúng quy định thì lại nói máy móc, bồi thường nhiều hơn quy định thì có khi lại moi móc xem người đó có họ hàng gì với chính quyền hay không...

"Giữ lại 2.000 có khi lại bị thắc mắc, mà phát 2.000 thì cũng bị nói. Họ cũng đã công khai hết các thứ rồi, chỉ là bà con có chịu đọc, tìm hiểu hay không thôi" - bạn đọc Phương Hoài nói.

Bạn đọc Việt Nga bình luận, thiệt hại do bão làm hư hỏng 10m2 trồng chuối. Theo khung giá hỗ trợ thì được bằng đó, có gì sai đâu. Vấn đề là số tiền quá ít để mất thời gian đi nhận. Nhưng có thể từ chối không nhận mà? Nhận rồi ý kiến, cuối cùng phường xã lại bị kiểm điểm, ảnh hưởng thi đua đủ thứ!.

Theo bạn đọc Đặng Dần, với mức hỗ trợ 2.000 đồng như vậy, đáng lẽ lúc lên bảng kê thì báo luôn cho người dân biết để họ cân nhắc có nhận hay không. Đã công khai mà lại thiếu mức tiền nên phải thêm đoạn kiểm điểm đúng rồi, để dân chờ cả buổi thì quan liêu.

"Có thì hỗ trợ, không thì tìm cách động viên tinh thần bà con cũng được, hỗ trợ 2.000 đồng... đúng là nên kiểm điểm thật" - bạn đọc Đức Nguyên nói

Bạn đọc Nguyễn Văn Minh bức xúc "Bệnh vô cảm trước khó khăn, mất mát của người dân của cán bộ địa phương này phải được kiểm điểm xử lý nghiêm túc. Thử đặt những cán bộ này vào hoàn cảnh người dân nhận 2000 đồng thì sẽ làm được gì và nghĩ thế nào?".

Nên kiểm điểm

Bạn đọc Tâm 72 gay gắt "Làm việc kiểu đúng quy định và quy trình thì khác gì những cái máy. Bây giờ thử cho cán bộ xã đổi chỗ với người dân cầm giấy mời đi lên ngồi nghe cả buổi rồi được phát cho hai nghìn thì họ sẽ suy nghĩ gì? 

"Qua sự việc này cho thấy sự quan liêu, máy móc và sự yếu kém về năng lực giải quyết các vấn đề xã hội phát sinh của một bộ phận cán bộ chính quyền địa phương hiện nay" - bạn đọc Trần Tuấn Nghĩa bình luận.

Theo bạn đọc Hoa Lài, thiết nghĩ cần có chính sách cụ thể hơn và rõ ràng hơn. Nên quy định thiệt hại nặng nề, mất mát khoảng bao nhiêu tiền thì mới hỗ trợ chứ nội đi đo diện tích thiệt hại từng m2 kiểu này vừa tốn thời gian, tiền bạc. Tốn cả thời gian, tiền của người đi nhận. Chờ cả buổi nhận 2.000 đồng, mà đi xe mất 5.000 tiền xăng thì có đáng phát giấy mời họ lên nhận?

Bạn đọc Ngân đề xuất, phải bổ sung quy định mức hỗ trợ tối thiểu là 50.000 đồng, để khi nhận thông báo người dân cân nhắc để có phương án đề xuất nhận đền bù ngay từ khâu đầu vào. Như vậy cán bộ xã không phải cố gắng để "làm cho xong chuyện" được.

"Tuy nhiên, nên xem xét kiểm điểm nghiêm túc một số cán bộ liên quan việc thực thi qui định của pháp luật một cách máy móc trong vụ việc này. Đồng thời, làm rõ thêm tại sao lại đến tận tháng 11/ 2021 mới phát tiền hỗ trợ thiệt hại báo năm 2020?" - bạn đọc Ngân thắc mắc.

Quảng Nam: Người dân được hỗ trợ thiệt hại do bão 2.000 đồng

Quảng Nam: Người dân được hỗ trợ thiệt hại do bão 2.000 đồng

Một người dân phản ánh việc nhận hỗ trợ thiệt hại do bão chỉ 2.000 đồng đang được dư luận quan tâm.

Người dân chờ cả buổi nhận 2.000 đồng: Yêu cầu kiểm điểm từ xã đến huyện

Người dân chờ cả buổi nhận 2.000 đồng: Yêu cầu kiểm điểm từ xã đến huyện

Huyện ủy Phú Ninh (tỉnh Quảng Nam) đã yêu cầu Chủ tịch UBND huyện chủ trì cuộc họp để kiểm điểm, rút kinh nghiệm dự kiến tổ chức ngày 30/11.

Nguyễn Hiền



Theo Báo VietNamNet

Khi kẻ trộm lọc lõi vô hiệu hóa camera hòng trốn tội

Không ít gia đình cẩn thận lắp đặt camera an ninh ở cả trong và ngoài nhà, nhưng kẻ phạm tội cũng ngày một tinh vi, có những màn vô hiệu hóa camera hòng trốn tội.

Cuối năm 2018, bà Nguyễn Thanh H. (40 tuổi, ngụ ấp Bình Hòa 1, xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) đến công an trình báo, ngày 4/12/2018, gia đình bà bị kẻ gian đột nhập vào lấy trộm tiền và tài sản hơn 8,3 tỉ đồng.

Nhà nữ đại gia có 6 camera an ninh, được bố trí bên trong và ngoài nhà, nhưng nhân lúc chủ nhà đi vắng, kẻ trộm đã đột nhập, lấy đi 3,2 tỉ đồng tiền mặt, 500 chỉ vàng 24K, 265 chỉ vàng 18K, cùng 1 số nữ trang hột xoàn…

Kết quả trích xuất camera cho thấy, một thanh niên đội nón bảo hiểm màu hồng, áo khoác ngoài màu xám, quần jean xanh, đi giày, đeo khẩu trang, găng tay màu đen đến trước cổng bấm chuông rồi bỏ đi.

Camera bên trong nhà ghi được hình kẻ trộm đột nhập là thanh niên khoảng 30 tuổi, dáng gầy, mặc quần jean xanh, áo khoác đen trùm đầu, đeo khẩu trang đang nhìn thẳng vào camera.

Đến tháng 7/2019, CQĐT khởi tố bị can, bắt tạm giam Hồ Đức Thiện (33 tuổi), Trần Văn Anh (35 tuổi) và Trần Đức Thảo (36 tuổi; cùng ngụ tỉnh Nghệ An) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.

{keywords}
3 tên trộm thời điểm ra tòa 

Kết quả điều tra cho thấy, vào chiều 4/12/2018, vợ chồng bà H. có việc ra ngoài. Biết việc này, nhóm trộm đột nhập vào nhà nữ đại gia để trộm đồ.

Thiện vô hiệu hóa camera quan sát phía sau, dùng tua-vít phá 2 lớp khóa cửa bếp đột nhập. Khi vào nhà, Thiện phát hiện camera an ninh đang quay về hướng mình nên đã vô hiệu hóa camera này.

Tiếp đó, Thiện vào phòng ngủ, kéo 2 két sắt ra ngoài và cạy bung két sắt gom tiền, vàng, nữ trang bỏ vào túi vải.

Thiện tẩu thoát bằng cửa sau và gọi Thảo đến đón. Cả 3 bỏ trốn trên hai xe máy theo hướng quốc lộ 57 đi Bến Tre, sau đó đến TP.HCM và Bình Dương.

Trong một vụ việc khác, vào tháng 2/2020, Công an tỉnh Bắc Ninh bắt Lê Thành Hưng (SN 1991, ở Thuận Thành) khi kiến trúc sư này đang dự lễ tang người cô ruột là bà Nguyễn Thị Nhung (SN 1965, trú tại phường Võ Cường).

Theo cơ quan công an, Hưng thường qua lại gia đình bà Nhung chơi nên nắm rõ quy luật sinh hoạt của vợ chồng bà. Hưng đã bí mật đánh trộm chìa khóa của nhà bà Nhung để ra vào nhà thuận lợi.

Với ý định sát hại nạn nhân để cướp tài sản, trưa 20/2/2020, Hưng dùng chìa khóa mở cửa đột nhập vào nhà bà Nhung, đi lên phòng ngủ trống (phòng của con bà Nhung) trên tầng 3 nằm chờ cơ hội.

{keywords}
Lê Thành Hưng

Anh ta ở trên tầng 3 nhà bà Nhung suốt 1 ngày 1 đêm mà vợ chồng nạn nhân không hay biết. Trong khoảng thời gian đó, Hưng tính toán kỹ cách thức sát hại nạn nhân, cướp tài sản.

Đến 13h ngày 22/2, khi bà Nhung đang ngủ, Hưng dùng gối bịt miệng nạn nhân cho chết ngạt. Khi nạn nhân giãy giụa kêu cứu, Hưng cầm kéo đâm nhiều nhát vào người nạn nhân. Người cháu này còn kéo nạn nhân vào phòng tắm nhằm tạo hiện trường giả.

Để che giấu hành vi phạm tội, Hưng vô hiệu hóa camera trong nhà, tháo thẻ nhớ chiếc camera phía ngoài vứt đi. Sau khi xóa giấu vết, anh ta cướp một số tài sản có giá trị, dắt chiếc xe máy của nạn nhân đi mất.

Hưng phóng về Hà Nội ngủ một giấc rồi quay về Bắc Ninh xem lực lượng công an khám nghiệm hiện trường với mục đích nghe ngóng tình hình.

Đối phó với tội phạm cáo già

Nhu cầu tăng cường an ninh, lắp đặt camera giám sát đang trở thành nhu cầu thiết yếu của nhiều gia đình, cùng với đó, tội phạm ngày càng tinh vi. Ở cả hai vụ án trên, các đối tượng gây án đều tìm cách vô hiệu hóa camera để che dấu hành vi phạm tội.

Các nhà chuyên môn đưa ra lời khuyên, camera giám sát đặt bên ngoài thường hay bị phá hỏng để dễ dàng cho việc phạm tội. Vì vậy, có thể hạn chế việc này bằng cách làm một cái hộp bảo vệ bên ngoài camera.

Với các thiết bị phòng hộ này, việc đập phá thiết bị camera chống trộm không còn là vấn đề dễ dàng nữa. Nó vừa giúp gia chủ đạt hiệu quả quan sát như mong muốn mà còn có thể răn đe những kẻ đang có ý đồ xấu.

Các thiết bị camera giám sát muốn hoạt động đều phải được cung cấp nguồn điện. Vì vậy nhiều kẻ gian lợi dụng điều này, chúng phá hoại nguồn điện của gia đình nhằm vô hiệu hóa hệ thống an ninh.

Lúc này, phương pháp giúp giải quyết vấn đề là khi lắp đặt camera an ninh cho gia đình, chủ nhà nên đầu tư một bộ lưu điện và bộ phát để phòng các trường hợp xấu xảy ra...

Lén lấy dấu vân tay, trộm 2 tỷ đồng trong tài khoản của người tình

Lén lấy dấu vân tay, trộm 2 tỷ đồng trong tài khoản của người tình

Khi nhân tình say giấc nồng, Nguyễn Văn Tùng lén lấy dấu vân tay, đăng nhập vào phần mềm ACB Safekey, lấy mã OTP chuyển 2 tỷ đồng sang tài khoản của mình.

T.Nhung



Theo Báo VietNamNet

Nhiều hệ quả khi tạm hoạn dự án tuyến buýt nhanh BRT đầu tiên của TP.HCM

Chủ đầu tư dự án phát triển giao thông xanh TP.HCM đã chỉ ra nhiều hệ lụy khi tạm thời hoãn thực hiện dự án phát triển giao thông xanh TP.

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông (Ban giao thông) vừa đề cập thông tin trên trong báo cáo gửi UBND TP.HCM về kiến nghị của Sở GTVT TP đề xuất tạm hoãn thực hiện dự án Phát triển giao thông xanh TP (gọi tắt Tuyến BRT số 1).

Theo Ban giao thông, qua trao đổi với đoàn công tác Ngân hàng Thế giới, nếu TP quyết định tạm thời hoãn thực hiện Tuyến BRT số 1 như để xuất của Sở GTVT thì Ngân hàng này sẽ huỷ dự án Phát triển Giao thông xanh hiện nay, nguồn vốn IDA và nguồn vốn viện trợ không hoàn lại SECO (dự án hỗ trợ kỹ thuật) sẽ chấm dứt.

Do đó, sẽ không thể triển khai gói thầu BRT1 - CS9 “Tư vấn nghiên cứu tổ chức lại mạng lưới xe buýt trên toàn thành phố và chuẩn bị kế hoạch hành động để nâng cao hiệu quả và chất lượng dịch vụ của hệ thống xe buýt hiện hữu” như kiến nghị của Sở GTVT (trừ khi thành phố tiếp tục triển khai gói thầu này bằng ngân sách thành phố).

{keywords}
Hình ảnh mô phỏng tuyến BRT số 1 của TP.HCM trong tương lai

Ban giao thông chỉ ra những hệ quả và công việc cần thực hiện khi tạm dừng triển khai Tuyến BRT số 1 bao gồm ngân hàng Thế giới sẽ chấm dứt nguồn vốn cho Dự án và TP sẽ phải chuẩn bị ngân sách nếu muốn tiếp tục triển khai gói thầu BRTI - CS9 như kiến nghị của Sở GTVT .

Việc chấm dứt nguồn vốn cho Dự án sẽ dẫn đến việc dừng luôn Dự án Hỗ trợ kỹ thuật (Dự án SECO) với nguồn vốn viện trợ không hoàn lại là 10,5 triệu USD để hỗ trợ cho dự án chính và cũng sẽ chấm dứt việc ký kết hợp đồng với Tư vấn nghiên cứu lập quy hoạch khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía đông thành phố (Quy hoạch chung TP Thủ Đức) .

Tạm dừng tuyến BRT số 1 sẽ ảnh hưởng, gây chậm trễ tới tiến độ phát triển hệ thống giao thông công cộng của TP.HCM đã được phê duyệt; tác động đến mối quan hệ hợp tác giữa TP.HCM với Ngân hàng Thế giới, Chính phủ Thụy Sĩ, đặc biệt là trong việc hình thành các chương trình, dự án hợp tác tương lai.

Tạm dừng dự án cũng sẽ dẫn đến việc chủ đầu tư phải chấm dứt 12 hợp đồng tư vấn đang thực hiện với các nhà thầu trong nước và quốc tế. Đây là công việc tiềm ẩn rủi ro lớn về khiếu kiện, tranh chấp hợp đồng và không thể sử dụng các sản phẩm đã được nghiên cứu và nghiệm thu, thanh toán.

Bên cạnh đó, việc tạm dừng dự án cũng sẽ ảnh hưởng đến công tác đền bù, tái định cư...

{keywords}
Lộ trình di chuyển của tuyến buýt nhanh đầu tiên của TP.HCM

Đề xuất 3 phương án

Theo Ban giao thông, giai đoạn 2021-2025, việc đẩy nhanh tiến độ phát triển hệ thống giao thông công cộng của thành phố là vô cùng quan trọng và cấp thiết.

Nhiệm vụ tái cấu trúc mạng lưới xe buýt hiện hữu, phát triển hệ thống buýt truyền thống, các tuyến buýt trục liên vùng, hình thành mạng lưới “Buýt – Buýt trục – Metro" là công việc cần phải được TP.HCM ưu tiên và khẩn trương thực hiện

Ban này cho rằng việc hình thành một trục giao thông công cộng khối lượng lớn nối liền phía Đông và phía Tây thành phố (huyện Bình Chánh, quận Bình Tân và TP Thủ Đức) là nhu cầu thực tế, cần phải thực hiện ngay trong giai đoạn 2021 2025; đặc biệt là phục vụ nhu cầu đi lại của người dân Miền Tây đến TP Thủ Đức và sân bay Long Thành (và ngược lại).

Trong trường hợp TP quyết định không triển khai tuyến BRT số 1 đọc tuyến Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ thì cần phải có phương án thay thế tuyến BRT số 1 bằng một tuyến giao thông công cộng phù hợp khác.

Trên cơ sở các phân tích, đánh giá về đề xuất tạm dừng tuyến BRT số 1, Ban Giao thông đề xuất UBND TP, Sở GTVT xem xét 3 phương án:

Phương án 1: Tiếp tục thực hiện dự án Phát triển Giao thông xanh TP với tuyến BRT số 1 cùng các nội dung và nguồn vốn như đã thống nhất với Ngân hàng Thế giới và SECO. 

Phương án 2: Dừng tuyến BRT số 1 bằng việc chấm dứt, thanh lý 12 hợp đồng tư vấn quốc tế và trong nước cùng các nội dung liên quan khác. Sử dụng ngân sách TP để tiếp tục triển khai các gói thầu tư vấn quy hoạch TP Thủ Đức, tư vấn tổ chức lại mạng lưới xe buýt toàn thành phố.

Phương án 3: Dừng việc triển khai tuyến BRT số 1 của dự án. Thương thảo với Ngân hàng Thế giới và SECO để tiếp tục sử dụng các nguồn vốn IDA và SECO hiện nay của dự án để phát triển mạng lưới xe buýt chất lượng cao (hoặc một loại hình vận tải hành khách công cộng phù hợp do Sở GTVT đề xuất ).

Bao gồm như tuyến buýt chất lượng cao từ An Lạc đến Rạch Chiếc và kết nối với Bến xe Chợ Lớn và Chợ Bến Thành (lý trình tương tự tuyển BRT số 1);

Các tuyến buýt nhánh từ Rạch Chiếc đi đến các trung tâm đô thị của TP Thủ Đức (tạo nên bộ khung của hệ thống giao thông công cộng của TP Thủ Đức); Tuyến buýt chất lượng cao nổi kết TP Thủ Đức với cùng hàng không Tân Sơn Nhất, đi theo trục đường Phạm Văn Đồng (nếu nguồn vốn đảm bảo).

Hoặc tiếp tục sử dụng các nguồn vốn nêu trên để triển khai các gói thầu tư vấn quy hoạch TP Thủ Đức, tư vấn nghiên cứu tổ chức lại mạng lưới xe buýt toàn thành phố (gói thầu BRT1 - CS9), tận dụng tối đa các sản phẩm đã được nghiên cứu trong các gói thầu Tư vấn của dự án Phát triển Giao thông xanh TP hiện nay trong việc nghiên cứu mạng lưới xe buýt chất lượng cao.

Tuấn Kiệt

Tuyến buýt nhanh BRT đầu tiên ở TP.HCM tiếp tục bị trì hoãn

Tuyến buýt nhanh BRT đầu tiên ở TP.HCM tiếp tục bị trì hoãn

Tuyến buýt nhanh - BRT số 1 đầu tiên của TP.HCM kết nối với tuyến metro tiếp tục bị trì hoãn thực hiện do nhiều yếu tố không phù hợp cần rà soát lại. 



Theo Báo VietNamNet

Dự báo thời tiết 30/11: Miền Bắc đón đợt rét rất mạnh, có sương muối

Dự báo thời tiết 30/11, không khí lạnh tăng cường khiến các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ hạ nhiệt rất nhanh, vùng núi có sương muối. Từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa, các tỉnh Tây Nguyên vẫn có mưa rất to.

Sáng nay (30/11), không khí lạnh tăng cường sẽ ảnh hưởng đến khu vực Đông Bắc Bắc Bộ; từ chiều cùng ngày, tràn khắp Bắc Bộ, sau đó di chuyển tiếp đến Bắc và Trung Trung Bộ.

Trong 5-7 ngày tới, ở Bắc Bộ duy trì trạng thái đêm không mưa, ngày nắng; sáng sớm có sương mù. Từ đêm mai (1/12), nền nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sẽ giảm mạnh, phổ biến 11-14 độ, vùng núi từ 7-10 độ, vùng núi cao dưới 5 độ; trời rét, có nơi rét đậm, rét hại. Vùng núi cao có khả năng xuất hiện sương muối.

{keywords}
Sương muối phủ trắng tại đỉnh Fansipan sáng 29/11

Từ sáng sớm qua (29/11) tại khu vực Sa Pa (Lào Cai), nhiệt độ xuống thấp dưới 0 độ và sương muối đã xuất hiện, phủ trắng khu vực đỉnh núi Fansipan (ở độ cao 3.143m so với mặt biển).

Riêng khu vực Hà Nội, từ đêm nay nền nhiệt độ thấp nhất phổ biến khoảng 13-15 độ. Từ đêm mai, nền nhiệt tiếp tục giảm thêm và phổ biến từ 11-13 độ. Trời rét.

Cũng trong hôm nay, ở Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và giông. Lượng mưa ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định phổ biến 100-250 mm, có nơi trên 300mm.

Ở Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và khu vực Tây Nguyên phổ biến 50-80mm, có nơi trên 130mm.

Khu vực Nam Bộ và Bình Thuận có mưa rào và giông, cục bộ có mưa vừa, mưa to với lượng mưa 50-70mm/24h, có nơi trên 80mm/24h.

Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp, ven sông.

Tiếp tục cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét và mưa đácấp độ 2 ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

Dự báo thời tiết các vùng trên cả nước ngày 30/11:

Phía Tây Bắc Bộ: Có mây, đêm không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù nhẹ, ngày nắng. Gió nhẹ. Đêm và sáng trời rét, có nơi rét đậm, vùng núi cao có khả năng xuất hiện sương muối.

Nhiệt độ thấp nhất: 14-17 độ, có nơi dưới 13 độ, vùng núi cao có nơi dưới 11 độ. Nhiệt độ cao nhất: 23-26 độ.

Phía Đông Bắc Bộ: Có mây, đêm không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù và sương mù nhẹ, ngày nắng. Gió đông bắc cấp 2-3, từ gần sáng mai gió mạnh dần lên cấp 3, vùng ven biển cấp 4-5. Đêm và sáng trời rét, vùng núi có nơi rét đậm, vùng núi cao có khả năng xuất hiện sương muối.

Nhiệt độ thấp nhất: 15-18 độ, vùng núi 12-15 độ; vùng núi cao có nơi dưới 10 độ. Nhiệt độ cao nhất: 22-25 độ.

Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế: Nhiều mây, phía Bắc có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù và sương mù nhẹ, trưa chiều giảm mây trời nắng; phía Nam có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có giông, riêng Thừa Thiên Huế có mưa vừa, mưa to. Gió bắc đến tây bắc cấp 2-3, từ ngày mai gió mạnh dần lên cấp 3, vùng ven biển cấp 4-5. Phía Bắc đêm trời rét; phía Nam trời lạnh. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Nhiệt độ thấp nhất: 17-20 độ. Nhiệt độ cao nhất: 23-26 độ.
{keywords}

Đà Nẵng đến Bình Thuận

Dự báo thời tiết 30/11/2021
Nhiều mây, có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có giông. Gió bắc đến đông bắc cấp 2-3. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Phía Bắc trời lạnh. 
Nhiệt độ cao nhất: 25-28 độ, phía Nam có nơi trên 28 độ Nhiệt độ thấp nhất: 22-25 độ.

Tây Nguyên: Nhiều mây, có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và giông. Gió đông bắc đến đông cấp 2-3. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Nhiệt độ thấp nhất: 18-21 độ, có nơi dưới 18 độ. Nhiệt độ cao nhất: 23-26 độ, có nơi trên 26 độ.

Nam Bộ: Nhiều mây, có mưa rào và rải rác có giông, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Gió đông bắc cấp 2-3. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Nhiệt độ thấp nhất: 23-26 độ. Nhiệt độ cao nhất: 28-31 độ

Hà Nội: Có mây, đêm không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù nhẹ, ngày nắng. Gió đông bắc cấp 2-3. Đêm trời rét.

Nhiệt độ thấp nhất: 15-18 độ. Nhiệt độ cao nhất: 22-25 độ.

T.Anh

>>Xem tình hình thời tiết mới nhất trên VietNamNet<<

Mưa trắng trời, hàng trăm nhà dân ở Bình Định chìm sâu trong biển nước

Mưa trắng trời, hàng trăm nhà dân ở Bình Định chìm sâu trong biển nước

Mưa lớn kéo dài hai ngày qua khiến hàng trăm ngôi nhà ở Bình Định bị ngập sâu trong nước lũ. 



Theo Báo VietNamNet