Thứ Năm, 30 tháng 9, 2021

TP.HCM: Những nhóm ngành được hoạt động từ 18h hôm nay

Sáng nay, UBND TP.HCM công bố Chỉ thị về tiếp tục kiểm soát, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế. Thời gian áp dụng từ 18h ngày 30/9.

Chỉ thị quy định 8 nhóm ngành được phép hoạt động gồm:

Thứ nhất, các cơ quan, đơn vị nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các cơ quan, đơn vị Nhà nước của Trung ương đóng tại TP.HCM. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định số lượng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo quy định của UBND TP, đảm bảo Bộ Tiêu chí đánh giá an toàn phòng, chống dịch Covid-19.

{keywords}

 Thứ hai, các cơ quan lãnh sự, tổ chức quốc tế và văn phòng kinh tế - văn hóa nước ngoài có trụ sở trú đóng trên địa bàn Thành phố chủ động quyết định phương thức làm việc phù hợp với đặc thù của tổ chức và đáp ứng quy định về biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 của UBND TP và Bộ Y tế.

Thứ ba, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập và tư nhân; các cơ sở dịch vụ y tế; các cơ sở kinh doanh dược, mỹ phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế.

Thứ tư, các hoạt động sản xuất, thương mại, kinh doanh, dịch vụ.

Hoạt động sản xuất, thương mại, kinh doanh, dịch vụ gồm 14 nhóm sau:
1. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu Công nghệ cao, Công viên Phần mềm Quang Trung, cụm công nghiệp và trên địa bàn quận, huyện, TP Thủ Đức.
2. Doanh nghiệp, hợp tác xã thương mại dịch vụ, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp; dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, cơ sở thú y, đối tượng hành nghề thú y.
3. Công trình giao thông, xây dựng.
4. Hoạt động kinh doanh, thương mại - dịch vụ gồm: Cung cấp lương thực, thực phẩm. Trung tâm thương mại, siêu thị, siêu thị mini; cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tạp hóa; chợ đầu mối, chợ truyền thống. Xăng, dầu, gas, hóa chất; điện; nước; nhiên liệu; vật liệu.
Dịch vụ mua bán, sửa chữa, bảo trì các loại xe, máy móc, thiết bị dân dụng, công nghiệp. Dịch vụ quản lý, vận hành, bảo trì, sửa chữa, ứng dụng hệ thống hạ tầng, trang thiết bị của các cơ quan, tòa nhà, chung cư.
5. Dịch vụ công ích; dịch vụ bảo vệ; trạm thu phí sử dụng đường bộ; dịch vụ tư vấn xây dựng; vệ sinh môi trường; dịch vụ quan trắc và xử lý môi trường; giới thiệu việc làm; dịch vụ cưới - hỏi; rửa xe; dịch vụ tang lễ; dịch vụ tiện ích công như: cấp thoát nước, công viên, cây xanh, hạ tầng kỹ thuật, giao thông vận tải.
6. Hoạt động của văn phòng, văn phòng đại diện của doanh nghiệp trong và ngoài nước, chi nhánh thương nhân nước ngoài tại TP.
7. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, logistic và bổ trợ doanh nghiệp, người dân (công chứng, luật sư, đấu giá tài sản, tư vấn thẩm định giá, kiểm toán, dịch vụ tài chính, thừa phát lại, trọng tài thương mại, hòa giải thương mại, tư vấn pháp luật, giám định tư pháp, quản lý - thanh lý tài sản, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm, đăng ký biến động đất đai), chứng khoán; dịch vụ cầm đồ.
8. Bưu chính, viễn thông; in, xuất bản, báo chí; hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, sử dụng dịch vụ giao hàng trực tuyến; doanh nghiệp lịch; cửa hàng sách, thiết bị văn phòng; đường sách; thư viện, phòng tranh, triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh; đồ dùng, dụng cụ học tập; công nghệ thông tin; thiết bị tin học; cửa hàng điện máy; cửa hàng mắt kính; cửa hàng thời trang, may mặc; cửa hàng vàng bạc đá quý và đồ trang sức.
9. Kho dự trữ, điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa.
10. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống: chỉ được bán hàng mang đi; đối với nhà hàng trong các cơ sở lưu trú, cơ sở nghỉ dưỡng, tham quan du lịch chỉ được phục vụ tại chỗ cho khách lưu trú, tham quan, không tổ chức buffet.
11. Cơ sở kinh doanh dịch vụ cắt tóc, gội đầu được hoạt động tối đa 50% công suất.
12. Các hoạt động xúc tiến thương mại bao gồm hội chợ, triển lãm, hội nghị, sự kiện kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm:
Hoạt động trong nhà tập trung tối đa 10 người; trường hợp người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 được tập trung tối đa 70 người.
Hoạt động ngoài trời tập trung tối đa 15 người; trường hợp người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 được tập trung tối đa 100 người.
13. Cơ sở lưu trú, cơ sở nghỉ dưỡng, tham quan du lịch, các dịch vụ khác phục vụ cho khách tham quan được hoạt động tối đa 50% công suất với điều kiện đáp ứng Bộ Tiêu chí đánh giá an toàn phòng, chống dịch.
14. Các hoạt động khác phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Thứ năm, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao:

-  Hoạt động tham quan bảo tàng được hoạt động với điều kiện đáp ứng Bộ Tiêu chí đánh giá an toàn phòng, chống dịch, mỗi nhóm tham quan tại từng khu vực trưng bày tối đa 10 người cùng một thời điểm.

- Những sự kiện biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, thi đấu được tổ chức quy mô tối đa 70 người với điều kiện 100% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 được cơ quan có thẩm quyền cho phép tổ chức.

- Các hoạt động thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe hàng ngày của người dân được hoạt động, nếu hoạt động theo từng nhóm tối đa 15 người/nhóm. Trường hợp có 100% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19, được hoạt động tối đa 100 người.

- Tổ chức đám tang, đám cưới hạn chế tối đa 20 người cùng một thời điểm.

Thứ sáu, hoạt động giáo dục, đào tạo:

- Tiếp tục tổ chức dạy - học gián tiếp, trên môi trường internet, qua truyền hình; từng bước củng cố các điều kiện để có thể kết hợp dạy - học trực tiếp. Các loại hình đào tạo cho người đã được tiêm đủ liều vắc xin, có thể dạy – học trực tiếp nếu đảm bảo các tiêu chí an toàn theo quy định.

- Bố trí các hoạt động lệch ca, lệch giờ; không tổ chức các hoạt động tập trung đông người, giãn cách tối đa, đảm bảo giới hạn về số người tập trung theo quy định.

Thứ bảy, hoạt động của các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự tập trung tối đa 10 người; trường hợp người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 được tập trung tối đa 70 người.

Thứ tám, Hoạt động tập trung ngoài trời, trong nhà:

- Hoạt động trong nhà (hội họp, tập huấn, hội thảo,…) tập trung tối đa 10 người; trường hợp người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 được tập trung tối đa 70 người.

- Hoạt động ngoài trời tập trung tối đa 15 người; trường hợp người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 được tập trung tối đa 100 người.

- Các trường hợp khác phải được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.

4 nhóm tiếp tục tạm dừng hoạt động

- Các sự kiện: văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng, mít tinh, lễ phát động trừ các trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động.

- Hoạt động kinh doanh, dịch vụ: quán bar, spa, massage, dịch vụ làm đẹp, dịch vụ ăn uống tại chỗ, rạp chiếu phim, vũ trường, karaoke, trò chơi điện tử.

- Hoạt động bán hàng rong, vé số dạo.

- Hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác trừ các trường hợp được cho phép hoạt động quy định tại Phụ lục 3.

Hồ Văn - Thu Anh

Chống dịch gian khó, khi thích ứng phải an toàn

Chống dịch gian khó, khi thích ứng phải an toàn

Những nỗ lực của cả hệ thống chính trị và người dân trong cuộc chiến chống dịch đầy gian khó, đã mở ra chặng đường bình thường mới; chuyển trạng thái, từ mục tiêu “không có Covid” sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả.



Theo Báo VietNamNet

Chùm ca Covid-19 trong cộng đồng, Nghệ An họp khẩn trong đêm

Sáng nay 30/9, CDC Nghệ An cho biết, đêm qua và rạng sáng nay phát hiện 13 ca dương tính Covid-19, trong đó TX.Cửa Lò có 12 ca và huyện Nghi Lộc 1 ca.

Giám đốc Sở Y tế Nghệ An Dương Đình Chỉnh đã tổ chức họp khẩn trong đêm với Ban chỉ đạo (BCĐ) phòng, chống dịch TX.Cửa Lò ngay sau khi xuất hiện chùm ca F0 cộng đồng.

Tại cuộc họp, đại diện BCĐ phòng chống dịch Covid-19 thị xã Cửa Lò báo cáo, có 8 ca bệnh là thành viên trong một gia đình. Qua truy vết, có 126 F1 liên quan đến các bệnh nhân dương tính SARS-CoV-2.

{keywords}
Ông Dương Đình Chỉnh - Giám đốc Sở Y tế Nghệ An tổ chức họp khẩn ở thị xã Cửa Lò và Nghi Xuân (Nghi Lộc) trong đêm

Ông Dươnng Đình Chỉnh nhận định việc xuất hiện chùm ca bệnh tại cộng đồng có tính chất phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ cao nếu không kịp thời, có thể bùng phát dịch, khó kiểm soát.

Vì vậy, đề nghị thị xã tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp phù hợp, trong đó, khẩn trương điều tra truy vết hết các trường hợp liên quan 8 ca bệnh trong gia đình và 4 trường hợp test nhanh dương tính.

“Tuyệt đối không được bỏ sót F1, sàng lọc, phân loại, lấy mẫu xét nghiệm và nhận định tình hình để có giải pháp phù hợp. Thực hiện 4 tại chỗ. Tổ chức tốt công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về phòng chống dịch Covid-19.

Đặc biệt với người có biểu hiện bất thường như sốt, ho, khó thở,... cần đến ngay Trạm Y tế xã để khai báo y tế và làm xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng test nhanh kháng nguyên để kịp thời tầm soát bệnh, tránh lây lan ra cộng đồng”, ông Chỉnh nhấn mạnh.

{keywords}
Cuộc họp tại thị xã Cửa Lò trong đêm để bàn cách truy vết, phương án phong toả và phòng, chống dịch Covid-19

Cũng theo ông Chỉnh, ngành Y tế sẽ tổ chức lấy mẫu và hỗ trợ xét nghiệm PCR toàn khối Hải Giang, phường Nghi Hải. Tiến hành phong tỏa, thiết lập cách ly y tế khối Hải Giang 2, thực hiện nghiêm “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Toàn bộ phường Nghi Hải thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16.

Trong đêm, Giám đốc Sở Y tế Nghệ An tổ chức họp khẩn với BCĐ phòng chống dịch Covid-19 xã Nghi Xuân (huyện Nghi Lộc) sau khi xuất hiện 1 ca F0 trong cộng đồng.

Theo báo cáo, 1 bệnh nhân Covid-19 trong cộng đồng tại xóm Khánh Trang, xã Nghi Xuân hành nghề bán cá. Sau khi xuất hiện ca bệnh, xã đã chỉ đạo truy vết 36 F1 liên quan đến bệnh nhân và xã đã xây dựng kịch bản ứng phó nếu dịch lan rộng.

Ông Chỉnh chỉ đạo, đề nghị sớm tiến hành thiết lập khu cách ly khu dân cư xóm Khánh Trang. Đồng thời, đề nghị huyện tiếp tục phát huy "4 tại chỗ", huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc và tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về phòng chống dịch Covid-19.

Phong tỏa khu vực có hai người dương tính SARS-CoV-2 ở Hà Nội

Phong tỏa khu vực có hai người dương tính SARS-CoV-2 ở Hà Nội

Lượng chức năng đã tiến hành phong toả, lấy mẫu xét nghiệm và đưa các F1 liên quan đến 2 ca dương tính SARS-CoV-2 được phát hiện tại phường Kiến Hưng, quận Hà Đông.

Quốc Huy



Theo Báo VietNamNet

nhiều ca Covid-19 trong cộng đồng, Nghệ An họp khẩn trong đêm

Sáng nay 30/9, CDC Nghệ An cho biết, đêm qua và rạng sáng nay phát hiện 13 ca dương tính Covid-19, trong đó TX.Cửa Lò có 12 ca và huyện Nghi Lộc 1 ca.

Giám đốc Sở Y tế Nghệ An Dương Đình Chỉnh đã tổ chức họp khẩn trong đêm với Ban chỉ đạo (BCĐ) phòng, chống dịch TX.Cửa Lò ngay sau khi xuất hiện chùm ca F0 cộng đồng.

Tại cuộc họp, đại diện BCĐ phòng chống dịch Covid-19 thị xã Cửa Lò báo cáo, có 8 ca bệnh là thành viên trong một gia đình. Qua truy vết, có 126 F1 liên quan đến các bệnh nhân dương tính SARS-CoV-2.

{keywords}
Ông Dương Đình Chỉnh - Giám đốc Sở Y tế Nghệ An tổ chức họp khẩn ở thị xã Cửa Lò và Nghi Xuân (Nghi Lộc) trong đêm

Ông Dươnng Đình Chỉnh nhận định việc xuất hiện chùm ca bệnh tại cộng đồng có tính chất phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ cao nếu không kịp thời, có thể bùng phát dịch, khó kiểm soát.

Vì vậy, đề nghị thị xã tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp phù hợp, trong đó, khẩn trương điều tra truy vết hết các trường hợp liên quan 8 ca bệnh trong gia đình và 4 trường hợp test nhanh dương tính.

“Tuyệt đối không được bỏ sót F1, sàng lọc, phân loại, lấy mẫu xét nghiệm và nhận định tình hình để có giải pháp phù hợp. Thực hiện 4 tại chỗ. Tổ chức tốt công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về phòng chống dịch Covid-19.

Đặc biệt với người có biểu hiện bất thường như sốt, ho, khó thở,... cần đến ngay Trạm Y tế xã để khai báo y tế và làm xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng test nhanh kháng nguyên để kịp thời tầm soát bệnh, tránh lây lan ra cộng đồng”, ông Chỉnh nhấn mạnh.

{keywords}
Cuộc họp tại thị xã Cửa Lò trong đêm để bàn cách truy vết, phương án phong toả và phòng, chống dịch Covid-19

Cũng theo ông Chỉnh, ngành Y tế sẽ tổ chức lấy mẫu và hỗ trợ xét nghiệm PCR toàn khối Hải Giang, phường Nghi Hải. Tiến hành phong tỏa, thiết lập cách ly y tế khối Hải Giang 2, thực hiện nghiêm “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Toàn bộ phường Nghi Hải thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16.

Trong đêm, Giám đốc Sở Y tế Nghệ An tổ chức họp khẩn với BCĐ phòng chống dịch Covid-19 xã Nghi Xuân (huyện Nghi Lộc) sau khi xuất hiện 1 ca F0 trong cộng đồng.

Theo báo cáo, 1 bệnh nhân Covid-19 trong cộng đồng tại xóm Khánh Trang, xã Nghi Xuân hành nghề bán cá. Sau khi xuất hiện ca bệnh, xã đã chỉ đạo truy vết 36 F1 liên quan đến bệnh nhân và xã đã xây dựng kịch bản ứng phó nếu dịch lan rộng.

Ông Chỉnh chỉ đạo, đề nghị sớm tiến hành thiết lập khu cách ly khu dân cư xóm Khánh Trang. Đồng thời, đề nghị huyện tiếp tục phát huy "4 tại chỗ", huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc và tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về phòng chống dịch Covid-19.

Phong tỏa khu vực có hai người dương tính SARS-CoV-2 ở Hà Nội

Phong tỏa khu vực có hai người dương tính SARS-CoV-2 ở Hà Nội

Lượng chức năng đã tiến hành phong toả, lấy mẫu xét nghiệm và đưa các F1 liên quan đến 2 ca dương tính SARS-CoV-2 được phát hiện tại phường Kiến Hưng, quận Hà Đông.

Quốc Huy



Theo Báo VietNamNet

TP.HCM công bố các biện pháp phòng, chống dịch và phục hồi kinh tế từ 1/10

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình nói như vậy tại buổi họp báo sáng 30/9.

Sáng nay (30/9), Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM tổ chức họp báo công bố một số nội dung nới lỏng giãn cách xã hội, áp dụng từ 18h ngày 30/9.

Ông Lê Hòa Bình, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cùng Ban chỉ đạo thực hiện việc công bố này. Tham dự còn có ông Lê Hải Bình, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.

Đây là việc mà người dân chờ đợi sau hai tuần tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 tăng cường. Sau 30/9, những nhóm người nào được phép ra đường; các lĩnh vực nào được phép hoạt động và hoạt động trên nguyên tắc nào?.

{keywords}
Người dân quan tâm, từ 1/10, nhóm đối tượng nào được phép ra đường. Ảnh: Thanh Tùng

Mở đầu buổi họp báo, Phó Chủ tịch UBND TP Lê Hòa Bình triển khai Chỉ thị của UBND TP.

Để tiếp tục thực hiện công tác phòng, chống dịch và thực hiện mục tiêu kép, UBND TP ra Chỉ thị "tiếp tục kiểm soát, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và từng bước phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn TP".

Theo đó, trong thời gian qua TP.HCM đã triển khai quyết liệt, đồng bộ, tích cực Nghị quyết số 86 của Chính phủ và Nghị quyết 05 ngày 15/9 của Ban Chấp hành Đảng bộ TP, công tác phòng, chống dịch của TP đã đạt được nhiều kết quả rất quan trọng, hệ thống y tế được tăng cường, củng cố; số ca nhập viện, chuyển nặng và tử vong liên tục giảm; tỷ lệ tiêm vắc xin cho người từ 18 tuổi trở lên đạt trên 95% được tiêm mũi 1 và trên 45% được tiêm mũi 2.

Một số hoạt động thí điểm phục hồi kinh tế - xã hội tại Quận 7, huyện Cần Giờ, Củ Chi đảm bảo an toàn; ý thức của người dân và doanh nghiệp về công tác phòng, chống dịch được nâng cao.

Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh trên địa bàn TP vẫn còn phức tạp. Cụ thể, số ca mắc mới, số ca nhiễm bệnh đang điều trị tại nhà và tại các cơ sở y tế, tỷ lệ tử vong vẫn còn cao. Mặt khác, tỷ lệ tiêm vắc xin tại các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam còn rất thấp, tỷ lệ tiêm vắc xin mũi 2 chưa cao, đòi hỏi các quyết định, chính sách phục hồi kinh tế của TP phải cân nhắc, thận trọng, kỹ lưỡng, phù hợp với cả Vùng.

Nhằm phát huy thành quả đã đạt được trong phòng, chống dịch Covid-19, từng bước phục hồi kinh tế - xã hội phù hợp với giai đoạn hiện nay và tiếp tục thực hiện nghiêm, hiệu quả Nghị quyết 86, phương châm “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” của Chính phủ, Chủ tịch UBND TP yêu cầu các tổ chức, cá nhân trên địa bàn nghiêm chỉnh thực hiện việc tiếp tục kiểm soát, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và từng bước phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội với các nội dung cụ thể như sau:

Về mục tiêu:

- Tăng cường kiểm soát, phòng, chống dịch bệnh trên toàn địa bàn TP; kéo giảm số ca nhập viện và số ca tử vong đến mức thấp nhất; ưu tiên bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân là trên hết, trước hết; củng cố, phục hồi hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở.
- Từng bước khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội TP an toàn, hiệu quả; quan tâm mở các hoạt động của khu vực sản xuất, dịch vụ; đảm bảo an sinh xã hội bền vững cho người dân TP.
- Đưa sinh hoạt của người dân bước sang trạng thái bình thường mới.

Theo ông Bình, nếu mở các hoạt động thi ưu tiên liên quan đến sản xuất kinh tế, khôi phục kinh tế và ưu tiên đưa sinh hoạt của người dân từng bước về trạng thái bình thường.

Nguyên tắc:

- Phát huy vai trò chủ thể, huy động mọi nguồn lực của người dân, doanh nghiệp tham gia phòng, chống dịch và phục hồi kinh tế - xã hội.
- Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19, quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế; tăng cường phối hợp giữa các bộ, ngành, cơ quan, địa phương trong Vùng; nối lại các chuỗi cung ứng sản xuất, chuỗi cung ứng lao động.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch COVID-19 và đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp; giải quyết hiệu quả, không phát sinh thêm thủ tục hành chính không thật cần thiết đối với người dân và doanh nghiệp.
- Phát huy hiệu quả giữa lãnh đạo, chỉ đạo tập trung và phân cấp mạnh mẽ đối với các ngành, các cấp, quận, huyện, TP Thủ Đức và phường, xã, thị trấn nhằm đề cao trách nhiệm, phát huy sự chủ động, tích cực, sáng tạo trong phòng, chống dịch, phục hồi kinh tế và thực hiện an sinh xã hội.
- Triển khai từng bước thận trọng, chặt chẽ, chắc chắn theo phương châm "An toàn là trên hết", “An toàn tới đâu mở cửa tới đó, mở cửa thì phải an toàn”. Bám sát tình hình thực tiễn để xem xét áp dụng biện pháp cao hơn hoặc nới lỏng giãn cách xã hội phù hợp.

Hồ Văn - Thu Anh

>>> Xem thêm tình hình dịch covid-19 tại TP.HCM mới nhất

TP.HCM: Người khỏi bệnh hoặc đã tiêm 1 mũi vắc xin có thể được ra đường

TP.HCM: Người khỏi bệnh hoặc đã tiêm 1 mũi vắc xin có thể được ra đường

Dự thảo Chỉ thị mới của TP.HCM đã hoàn tất việc lấy ý kiến, sẽ ban hành trong ngày 30/9 nhằm khôi phục phát triển kinh tế; mở các hoạt động sản xuất, dịch vụ; đảm bảo an sinh xã hội; quy định việc đi lại của người dân.



Theo Báo VietNamNet

Bỏ lệnh cấm, dân Đà Nẵng dậy từ sáng sớm ra biển tắm, tập thể dục

Sáng nay (30/9), Đà Nẵng cho phép người dân tắm biển trở lại sau thời gian cấm để phòng, chống dịch Covid-19.

Chính quyền Đà Nẵng cho phép người dân được tắm biển từ 4h30 đến 6h30, phải rời đi ngay (chưa cho tắm nước ngọt), giữ khoảng cách ít nhất 1m với người khác, đeo khẩu trang trước và ngay sau khi tắm biển.

Từ sáng sớm hôm nay, các bãi tắm đường Võ Nguyên Giáp, Hoàng Sa ở quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn rất đông người tới tắm, đi dạo, tập thể dục… Lực lượng chức năng nhắc nhở người dân không tụ tập và phải đeo khẩu trang khi đi dạo.

Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng cho biết, bên cạnh tắm biển, người dân được hoạt động thể dục, thể thao như đi bộ, chạy bộ, tập yoga, cầu lông, chèo SUP…

Không tập trung đông người trên bãi biển; cấm tụ tập vui chơi, ăn, uống, bán hàng rong... tại bãi biển. Nếu vi phạm, sẽ xử lý theo quy định từ 1 đến 3 triệu đồng.

{keywords}
{keywords}
Từ sáng sớm nay, rất đông người dân đã có mặt tại các bãi tắm đường Võ Nguyên Giáp, Hoàng Sa ở quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn
{keywords}

{keywords}

Ngay sau khi bỏ lệnh cấm, từ sáng sớm, rất đông người dân tìm đến bãi biển để tắm, đi dạo, tập thể dục

{keywords}

{keywords}
{keywords}

{keywords}

{keywords}
"Lâu lắm rồi mới có không khí thoải mái như thế này. Tôi hy vọng thành phố sẽ sớm khôi phục được tất cả các hoạt động để cuộc sống người dân trở lại bình thường", chị Lan Anh chia sẻ.
{keywords}

{keywords}

{keywords}
Nhiều em nhỏ được người thân đưa đến bãi biển vui chơi

{keywords}

{keywords}
Dọc các bãi tắm, lực lượng chức năng nhắc nhở người dân không tụ tập và phải đeo khẩu trang khi đi dạo

{keywords}

{keywords}
{keywords}
Nhịp sống ở Đà Nẵng đang trở lại sau khi TP nới lỏng nhiều hoạt động

Hồ Giáp - Công Sáng

Đà Nẵng cho tắm biển, mở lại quán cắt tóc, chợ truyền thống từ 30/9

Đà Nẵng cho tắm biển, mở lại quán cắt tóc, chợ truyền thống từ 30/9

Tối 28/9, UBND TP Đà Nẵng ban hành công văn về việc áp dụng một số biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình hiện nay.



Theo Báo VietNamNet

TP.HCM: Người khỏi bệnh hoặc đã tiêm 1 mũi vắc xin có thể được ra đường

Dự thảo Chỉ thị mới của TP.HCM đã hoàn tất việc lấy ý kiến, sẽ ban hành trong ngày 30/9 nhằm khôi phục phát triển kinh tế; mở các hoạt động sản xuất, dịch vụ; đảm bảo an sinh xã hội; quy định việc đi lại của người dân.

Từng bước tiến tới “bình thường mới”

Theo UBND TP, thời gian qua, công tác phòng, chống dịch đã đạt được những kết quả rất quan trọng, hệ thống y tế được tăng cường, củng cố; số ca nhập viện, chuyển nặng và tử vong liên tục giảm; tỷ lệ tiêm vắc xin cho người từ 18 tuổi trở lên đạt trên 95% được tiêm mũi 1 và trên 45% được tiêm mũi 2.

Đồng thời, một số hoạt động thí điểm phục hồi kinh tế - xã hội tại quận 7, huyện Cần Giờ, Củ Chi đảm bảo an toàn; ý thức của người dân và doanh nghiệp về công tác phòng, chống dịch được nâng cao.

{keywords}
Nhiều khu phố ở TP.HCM đã phá bỏ rào chắn, chuẩn bị cho trạng thái mới từ 1/10

Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh trên địa bàn vẫn còn phức tạp, số ca mắc mới, số ca nhiễm bệnh đang điều trị tại nhà và tại các cơ sở y tế, tỷ lệ tử vong vẫn còn cao. Mặt khác, tỷ lệ tiêm vắc xin tại các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam còn rất thấp, tỷ lệ tiêm vắc xin mũi 2 chưa cao, đòi hỏi các quyết định, chính sách phục hồi kinh tế của thành phố phải cân nhắc, thận trọng, kỹ lưỡng, phù hợp với cả Vùng.

Nhằm tiếp tục thực hiện nghiêm, hiệu quả Nghị quyết 86, phương châm “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” của Chính phủ, Chủ tịch UBND TP yêu cầu các tổ chức, cá nhân trên địa bàn nghiêm chỉnh thực hiện việc tiếp tục kiểm soát, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và từng bước phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Người dân không tự ý đi lại giữa các tỉnh, thành phố khác?

Theo nguồn tin riêng, UBND TP đã hoàn tất dự thảo Chỉ thị mới sau khi đã lấy ý kiến các sở, ngành, quận, huyện và TP Thủ Đức. 

Trong dự thảo Chỉ thị mới có những điểm đáng chú ý sau:

Đối với người dân, luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, chủ động, linh hoạt và động viên người thân cùng gia đình biết tự bảo vệ mình, sống khỏe và sống an toàn. Trong khả năng, điều kiện cho phép luôn đồng hành, chung tay, góp sức cùng với các cấp, các ngành, địa phương chăm lo các hoàn cảnh gặp khó khăn.

{keywords}
Chỉ thị mới quy định, người dân tiêm ít nhất một mũi vắc xin hoặc F0 khỏi bệnh được lưu thông từ 1/10

Đặc biệt, người dân khi tham gia lưu thông phải sử dụng mã QR của ứng dụng VNEID và ứng dụng Y tế HCM có thể hiện lịch sử tiêm vắc xin (đến khi ứng dụng PC-COVID chính thức đưa vào hoạt động); trường hợp không có mã QR, xuất trình giấy tờ sau: (1) Là F0 đã khỏi bệnh dưới 180 ngày; (2) Đã tiêm chủng (ít nhất 1 mũi đối với loại vắc xin tiêm 2 mũi và ít nhất 14 ngày sau tiêm) khi được cơ quan chức năng yêu cầu.

Thực hiện nghiêm 5K (Khẩu trang - Khoảng cách - Khai báo y tế - Khử khuẩn - Không tụ tập đông người).

Khi người dân có những triệu chứng (ho, sốt, khó thở,...) hoặc cần cấp cứu y tế, liên hệ ngay với số điện thoại đường dây nóng của Tổ phản ứng nhanh Covid-19 tại địa phương hoặc Tổng đài cấp cứu 115.

Trường hợp cần được hỗ trợ khẩn cấp về lương thực, thực phẩm, liên hệ ngay các Tổ An sinh xã hội của địa phương, Tổng đài 1022 hoặc đăng ký trên ứng dụng An sinh của Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố.

Người dân không tự ý đi lại giữa các tỉnh, thành phố khác; trường hợp cấp thiết phải đi lại liên tỉnh phải thực hiện theo quy định.

Về hoạt động giao thông vận tải, kiểm soát lưu thông: đảm bảo hoạt động lưu thông hàng hoá giữa TP.HCM với các địa phương được thuận lợi, đáp ứng phục vụ đời sống nhân dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu.

Hoạt động vận tải hành khách đường bộ, đường thủy nội địa trên địa bàn phù hợp với cấp độ dịch bệnh của từng khu vực, địa phương, theo hướng dẫn của Sở GTVT. 

Hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh (đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, hàng không) theo lộ trình phù hợp với kế hoạch của Bộ GTVT và quy định của Bộ Y tế.

Hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng xe mô tô có sử dụng công nghệ kết nối với hành khách (shipper) thực hiện theo hướng dẫn của Sở Công thương.

Tăng cường kiểm soát lưu thông tại các chốt cửa ngõ giáp ranh với các tỉnh. Tại các chốt kiểm soát này tiếp tục kiểm tra phương tiện, người tham gia lưu thông bằng mã QR và các công cụ nhận diện của từng ngành, lĩnh vực.

Tổ chức các chốt kiểm soát lưu động trong nội thành theo tình hình thực tế, không để xảy ra tình trạng tập trung đông người và tránh ùn tắc giao thông tại các chốt kiểm soát.

Khẩn trương triển khai gói hỗ trợ đợt 3

Dự thảo cũng lưu ý quan tâm tới việc đảm bảo an sinh xã hội cho người dân.

Theo đó, UBND TP yêu cầu các địa phương triển khai gói hỗ trợ đợt 3 để trợ cấp cho đối tượng là người có hoàn cảnh thật sự khó khăn hiện đang có mặt tại thành phố theo Nghị quyết 97 ngày 22/9 của Thường trực HĐND TP, đảm bảo nguyên tắc đúng, đủ đối tượng, không bỏ sót, không trùng lặp.

{keywords}
TP.HCM vượt mốc 2 triệu túi an sinh, tiếp tục các gói hỗ trợ mới

Ban hành chính sách và kêu gọi nguồn lực xã hội hỗ trợ cho người già neo đơn và các trẻ mồ côi do dịch Covid-19.

Tiếp tục hỗ trợ gạo theo nguồn phân bổ của Chính phủ; huy động nguồn lực xã hội tham gia chăm lo cho nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi tổ chức, cá nhân cùng góp sức hỗ trợ cho các đối tượng khó khăn ổn định cuộc sống.

Tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ cho lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch (đợt 2).

Phát huy hiệu quả hoạt động của Trung tâm tiếp nhận và hỗ trợ hàng thiết yếu phục vụ người khó khăn bởi dịch Covid-19 (Trung tâm an sinh), không ngừng cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

11 quận, huyện ở TP.HCM đã kiểm soát được dịch Covid-19

11 quận, huyện ở TP.HCM đã kiểm soát được dịch Covid-19

Thêm 4 địa phương vừa công bố kiểm soát được dịch, nâng tổng số lên 11 quận, huyện tại TP.HCM đã kiểm soát được dịch Covid-19 theo tiêu chí của Bộ Y tế.

Hồ Văn - Thu Anh



Theo Báo VietNamNet

‘Con chỉ muốn ba mẹ ở bên như trước đây, chứ không muốn gì hết trơn’

Cha mẹ đã qua đời hơn 1 tháng vì Covid-19, nhưng chị em bé Trần Khoa Đăng Trường (10 tuổi, ở phường An Lạc A, quận Bình Tân, TP.HCM) vẫn chưa chấp nhận được sự thật nghiệt ngã này.

Trong căn nhà nhỏ, đồ đạc vứt bừa bộn vì thiếu bàn tay của cha mẹ, Trường chăm chú ngồi học online bên chiếc máy tính cũ kỹ, còn chị gái em là Trần Thị Ngọc Tuyền (18 tuổi) ngồi lặng im ở góc giường.

Ở góc nhà, bàn thờ cha mẹ hai em được lập vội trên chiếc bàn nhỏ. Trên bàn thờ chỉ có hũ cốt của mẹ còn hũ cốt của cha đang được gửi trong chùa.

Chỉ mới đây thôi, gia đình luôn đầy ắp tiếng cười, hai em hạnh phúc trong tình yêu thương của ba mẹ. Vậy mà, chỉ trong vòng 2 ngày, Trường và Tuyền mất đi cả cha lẫn mẹ.

{keywords}
Bé Trường chỉ mong ước có ba mẹ ở bên cạnh như trước đây

Sau vài ngày mệt, sốt, khó thở, ba của Trường là ông D. được người cháu họ đưa tới Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu. Kết quả xét nghiệm, ông D. dương tính với SARS-CoV-2.

Lúc này, ở nhà cả 3 mẹ con Trường cũng có kết quả dương tính. Sau đó, mấy mẹ con được đưa đi điều trị tại Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân Covid-19 Hóc Môn.

Khi mới vào, sức khỏe mẹ Trường vẫn bình thường, nhưng sau mấy ngày bỗng chuyển biến xấu, rơi vào hôn mê.

“Con thấy bác sỹ hỏi có biết tình trạng mẹ không và nói mẹ có nguy cơ tử vong. Con sợ lắm. Lúc này mẹ không biết gì nữa, tiểu tiện tại chỗ, may con nhặt được cái chậu của ai bỏ lại nên kê vào để mẹ con đi chứ không mẹ đi ra giường”, Trường nhớ lại.

Tới ngày 4/8, Trường bỗng thấy mẹ nằm im, không cử động lăn lộn như mọi bữa, bé vào đặt tay lên ngực mẹ thì không thấy tim đập, hơi thở cũng không thấy.

“Con sợ lắm, con lấy điện thoại gọi cho bác sỹ, bác ấy vào kiểm tra thì thấy mẹ con qua đời rồi. Bác sỹ thông báo, con khóc quá trời, con thương mẹ lắm”, vẫn chưa hết hoảng loạn, Trường kể về cái chết của mẹ.

Vài ngày sau, hai chị em Trường được xuất viện về nhà nhưng cả hai không biết tình hình cha như thế nào. Cả hai cầu mong cha bình yên trở về. Hai em đã mất mẹ, giờ chỉ còn cha là điểm tựa. Thế nhưng, mong ước đó của các em không bao giờ thành hiện thực, cả hai chị em ngã quỵ khi nghe tin cha cũng qua đời chỉ sau mẹ đúng một ngày.

{keywords}
Căn nhà nhỏ bây giờ chỉ còn hai chị em Trường

“Người ta báo cha chết rồi, con không tin đâu, đến khi nhận giấy chứng tử con mới tin đó là sự thật. Con thương ba mẹ lắm, con cũng sợ nữa, ba mẹ chết rồi chỉ còn có hai chị em con thôi”, Trường bật khóc nói.

Im lặng suốt cuộc trò chuyện, Tuyền để em trai kể về biến cố khủng khiếp của hai chị em. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, mẹ là giáo viên về hưu còn cha thì sửa xe ngay trước nhà nên em đã nghỉ học từ cách đây vài năm để đi làm phụ bếp đỡ đần cha mẹ.

Chứng kiến mẹ mất ngay trước mắt mình, Tuyền ghìm nước mắt vào trong, em cố tỏ ra mạnh mẽ để làm chỗ dựa cho em trai.

“Mấy người ở đó cứ nói sao mẹ chết mà không khóc, cứ đứng nhìn trân trân vậy nhưng họ đâu biết trong lòng em đau đớn như thế nào”, Tuyền nói.

Tuyền mong ước dịch bệnh sớm qua đi để em có thể đi làm lo cho em trai. “Em không biết có lo được cho Trường học xong lớp 12 không nữa. Sao tương lai của hai chị em mông lung quá!”, Tuyền lo lắng nói.

Khi được hỏi về ước mơ, mong muốn của mình ở con đường phía trước, cậu bé lên 10 ao ước: “Con chỉ muốn ba mẹ ở bên con, chăm sóc con như trước đấy chứ không muốn gì hết trơn”. 

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:

1. Gửi trực tiếp: 

2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2021.266 (tên nhân vật)

Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET

Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội

- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER

- The currency of bank account: 0011002643148

- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM

- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam

- SWIFT code: BFTVVNV X

- Qua TK ngân hàng Viettinbank:

Chuyển khoản: Báo VietNamnet

Số tài khoản: 114000161718

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa

- Chuyển tiền từ nước ngoài:

Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch

- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội

- Swift code: ICBVVNVX126

3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:

- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.

- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436.

Thanh Phương

Giọt nước mắt của bé gái trơ trọi trong căn nhà không cha mẹ, ông bà

Giọt nước mắt của bé gái trơ trọi trong căn nhà không cha mẹ, ông bà

Chỉ trong vòng 1 tháng, bé Nguyễn Thị Mai Khanh (14 tuổi, ngụ thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP.HCM) đã mất đi cả cha mẹ và ông bà ngoại. 



Theo Báo VietNamNet

Dự báo thời tiết hôm nay 30/9: Miền Bắc nắng, miền Nam có mưa

Dự báo thời tiết 30/9, các tỉnh miền Bắc ban ngày nắng, có nơi 35 độ; miền Nam có mưa rào và giông rải rác.

Vùng núi Bắc Bộ có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to với lượng mưa 20-40mm/24h, có nơi trên 70mm/24h; mưa giông tập trung vào chiều tối và đêm.  

{keywords}
Miền Bắc ban ngày có nắng

Tây Nguyên, Nam Bộ và Nam Trung Bộ có mưa rào và giông, mưa giông tập trung vào chiều và tối, cục bộ có mưa vừa, mưa to với lượng mưa 20-40mm/24h, có nơi trên 60mm/24h.

Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp, ven sông.

Thời tiết các vùng ngày 30/9:

Phía Tây Bắc Bộ

Có mưa rào và giông vài nơi, chiều tối và đêm cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Nhiệt độ cao nhất 30-33 độ, có nơi trên 34 độ; thấp nhất 22-25 độ, có nơi dưới 22 độ.

Phía Đông Bắc Bộ

Ngày nắng; khu vực vùng núi chiều tối và đêm có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Nhiệt độ cao nhất 30-33 độ, có nơi trên 34 độ; thấp nhất 24-27 độ, có nơi dưới 23 độ.

Hà Nội

Ngày nắng; chiều tối và đêm có mưa rào vài nơi. Nhiệt độ cao nhất 33-35 độ; thấp nhất 24-26 độ.

Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế

Ngày nắng; chiều tối và đêm có mưa rào và giông vài nơi. Nhiệt độ cao nhất 31-34 độ; thấp nhất 23-26 độ.

Đà Nẵng đến Bình Thuận

Ngày nắng; chiều tối và đêm có mưa rào và giông vài nơi. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Nhiệt độ cao nhất 30-33 độ; thấp nhất 24-27 độ.

Tây Nguyên

Phía Bắc có mưa rào và giông vài nơi, phía Nam cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Nhiệt độ cao nhất 29-32 độ; thấp nhất 19-22 độ.

Nam Bộ

Có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Nhiệt độ cao nhất 30-33 độ; thấp nhất 23-26 độ.

Hình ảnh vùng lũ nơi nhiều xã bị cô lập, gần 3.000 nhà dân còn ngập

Hình ảnh vùng lũ nơi nhiều xã bị cô lập, gần 3.000 nhà dân còn ngập

Mặc dù 2 ngày qua trời đã nắng, lượng mưa không đáng kể nhưng hàng nghìn hộ dân ở huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) vẫn ngập trong nước lũ. 

Hương Quỳnh



Theo Báo VietNamNet

Quân đội giảm lực lượng nơi 'vùng xanh', chi viện dập dịch ở 'vùng đỏ' TP.HCM

Quân đội vẫn duy trì lực lượng hỗ trợ TP.HCM chống dịch sau ngày 1/10, chỉ điều chỉnh lực lượng ở các vùng cho phù hợp, đồng thời tăng cường hơn lực lượng cho tổ quân y.

Trao đổi với VietNamNet, Thiếu tướng Đỗ Thanh Phong - Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam cho biết, mặc dù TP.HCM cơ bản kiểm soát được dịch nhưng còn diễn biến phức tạp, vẫn cần duy trì các hoạt động hỗ trợ tích cực và hiệu quả. Do đó, quân đội vẫn duy trì các tổ công tác để TP ổn định tình hình.

“Tôi cho rằng, nới lỏng không có nghĩa là thả lỏng. Hơn nữa, việc này cần duy trì trong một thời gian nhất định để TP thật sự trở lại bình thường mới”, ông Phong nói.

Theo ông Phong, hiện nay ca F0 hàng ngày ở TP vẫn là con số hàng nghìn. Có thể so sánh với các địa phương chỉ có vài ca, vài chục ca như Hà Nội và một số tỉnh, thành khác thì thấy số lượng còn rất cao. Việc nới lỏng là cần thiết cho nền kinh tế, nhưng ngược lại không giữ tốt dịch sẽ quay trở lại bất kỳ lúc nào.

{keywords}
Lực lượng quân đội hỗ trợ kiểm soát tại các chốt. Ảnh: Thanh Tùng 

Do đó, ông Phong nhấn mạnh, quân đội vẫn phải duy trì, kết hợp chặt chẽ. “TP có yêu cầu, quân đội sẽ tiếp tục đồng hành. Đến giờ phút này chưa có kế hoạch gì thay đổi”, ông Phong nói.

Thiếu tướng Đỗ Thanh Phong nhìn nhận, nếu có rút lực lượng thì cũng sau 1/10, khi hoàn thành nhiệm vụ xét nghiệm, bóc tách F0, “vùng xanh” được thiết lập; việc đi lại dễ dàng hơn, các tổ chốt có thể nới lỏng, nhưng phải được kiểm soát cần thiết, nên lực lượng chưa thể rút.

Phương án có thể điều chỉnh, rút một số bộ phận ở “vùng xanh” về để củng cố lực lượng, tham gia các hoạt động sẵn sàng tăng cường cho các khu vực “vùng đỏ”, những chỗ đang quá tải,… để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được tốt hơn.

Đồng thời, tăng cường khám bệnh, tầm soát F0, duy trì hoạt động của các tổ quân y cho đến khi hoàn toàn kiểm soát tình hình.

Ngoài ra, lực lượng tiếp tục hỗ trợ cho người dân có hoàn cảnh khó khăn; khi nới lỏng giãn cách, mật độ có giảm, nhưng chưa thể dừng lại việc này; tổ cung cấp hàng thiết yếu cũng vẫn hoạt động khi cần thiết.

Ông Phong cũng nhấn mạnh việc, khi TP nới lỏng rất có thể nhiều người dân có nhu cầu đi lại, về quê, trong khi TP chưa tầm soát được hết F0.

Ngoài ra, khi người dân tập trung đông tại các chốt dễ xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông. Điều này có thể khiến kẻ xấu lợi dụng, kích động lôi kéo gây mất trật tự an toàn xã hội. Thêm vào đó, việc tập trung đông dẫn đến nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Do đó, tại các chốt chặn việc duy trì các lực lượng để kiểm soát chặt chẽ tình hình, đảm bảo an ninh trật tự xã hội là hết sức cần thiết.

Lường trước bài toán an ninh trật tự

Trước việc lo ngại về tình hình an ninh, trật tự xã hội khi TP.HCM mở cửa trở lại sau thời gian dài giãn cách, ông Phong chia sẻ, đây không chỉ ra trách nhiệm của riêng TP mà của cả các ngành chức năng, đặc biệt là công an, quân đội. Các lực lượng này từ trước đến nay giúp cho TP rất nhiều trong lĩnh vực này.

{keywords}
TP mở cửa trở phải tính đến việc đảm bảo an ninh trật tự. Ảnh minh họa: Thanh Tùng

“Đây là một bài toán mà các cấp đều nghĩ đến và nếu duy trì trật tự không tốt thì chuyện xảy ra về an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội là nguy cơ cao”, ông Phong nói.

Theo ông Phong, giãn cách lâu ngày cũng có những khó khăn trong đời sống, tác động vào người dân nói chung, đặt biệt là một số thành phần bất hảo. Khi ngành chức năng duy trì chốt chặn, kỷ luật, trật tự nghiêm ngặt trong giãn cách thì các ổ nhóm cũng thu mình lại.

Nay cơ hội mở cửa, đồng thời với việc suốt thời gian qua không có việc làm ăn, những thành phần này sẽ tìm cách gây án, nhất là trộm cắp, cướp giật và các tệ nạn khác như ma túy, mại dâm,...

Ông Phong thông tin, trong các cuộc họp đều có bàn luận để làm sao hạn chế đến mức thấp nhất những việc có thể xảy ra. Do đó, chính quyền và các lực lượng chức năng có tính đến để chủ động ngăn chặn, đấu tranh đối với các đối tượng này.

“Phải khẳng định, các tệ nạn xã hội xảy ra sẽ là một tất yếu trong điều kiện hiện tại, nhưng ở mức độ nào phụ thuộc nhiều vào việc chúng ta duy trì an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở từng địa bàn, sự vào cuộc quyết liệt hay không của các cấp chính quyền cũng như cơ quan chức năng", ông Phong nhìn nhận.

Lo hậu sự người mất được cải thiện nhiều

Liên quan đến việc quân đội được giao nhiệm vụ lo hậu sự cho những người mất vì Covid-19, Thiếu tướng Đỗ Thanh Phong chia sẻ, việc này hiện đã được cải thiện nhiều.

“Trước đây luôn băn khoăn, nay đã được giải quyết một cách chủ động và dứt điểm, không còn hiện tượng lưu thi hài do quá tải. Đây là vấn đề rất nhạy cảm, chứa đựng tư tưởng tình cảm và mang ý nghĩa tâm linh, đạo lý của người Việt Nam, nên được quan tâm giải quyết rất tốt", ông Phong bày tỏ.

Thiếu tướng Phong cũng cho biết, lực lượng này có thời điểm huy động đến gần 400 cán bộ, chiến sĩ, nay đã được rút gọn dần, tập trung cho các nhiệm vụ khác.

Quân đội tăng cường cho TP.HCM sẽ ở lại đến hết tháng 11
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 của Bộ Quốc phòng về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh phía Nam vào sáng 29/9, Thượng tướng Võ Minh Lương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, trong thời gian tới, các đơn vị tiếp tục điều chỉnh lực lượng làm nhiệm vụ cho phù hợp với yêu cầu trong tình hình mới.
“Tinh thần là các đơn vị quân đội tăng cường cho TP.HCM sẽ ở lại đến hết tháng 11, nhất là các bệnh viện dã chiến chỉ tính đến phương án giảm giường bệnh, giảm y, bác sĩ khi số ca bệnh nặng, nguy kịch giảm rõ rệt”, Thượng tướng Võ Minh Lương nói.    
Hiện nay, các đơn vị quân đội, dân quân tự vệ, quân y đã chi viện tăng cường cho TP.HCM 135.000 cán bộ, chiến sĩ; triển khai 12 bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 với quy mô 6.450 giường; duy trì 660 tổ quân y và 1.125 tổ lấy mẫu.

Thu Anh 

Khi nào TP.HCM dập dịch xong, lực lượng quân đội mới rút về

Khi nào TP.HCM dập dịch xong, lực lượng quân đội mới rút về

Các lực lượng quân đội tiếp tục hỗ trợ TP.HCM chống dịch như những ngày đầu tăng cường. Khi nào TP.HCM dập xong dịch thì quân đội mới rút quân.



Theo Báo VietNamNet

Hành trình không bỏ sót người khó khăn trong đại dịch ở TP.HCM

Trở lại những ngày tháng căng thẳng nhất ở tâm dịch TP.HCM, ngày 15/8/2021, khi hàng ngàn người dân lao động lũ lượt khăn gói lên xe gắn máy về quê, trong bối cảnh TP đang thực hiện Chỉ thị 16, ‘ai ở đâu ở yên đấy’

{keywords}
{keywords}

Trở lại những ngày tháng căng thẳng nhất ở tâm dịch TP.HCM, ngày 15/8/2021, khi hàng ngàn người dân lao động lũ lượt khăn gói lên xe gắn máy về quê, trong bối cảnh TP đang thực hiện Chỉ thị 16, ‘ai ở đâu ở yên đấy’. 

Họ quê ở Nghệ An, Khánh Hoà, Bình Định, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Gia Lai…đi thành hàng dài hướng về cửa ngõ phía Đông thành phố, trên xe máy còn chở theo con cái, đồ đạc. Những người này đã được chính quyền TP Thủ Đức yêu cầu quay xe trở lại nơi cư trú. 

Một ngày trước đó, TP.HCM quyết định kéo dài giãn cách xã hội thêm một tháng. Tính tới 15/8, thành phố đã trải qua hai tháng rưỡi giãn cách theo Chỉ thị 15 và Chỉ thỉ 16 của Thủ tướng Chính phủ. 

Trong số nghìn người bị dừng ở chốt kiểm soát có ông Đỗ Viết Sáu (43 tuổi, quê huyện Đức Linh, Bình Thuận). Ông Sáu kể, làm thợ hồ cho một công trình xây dựng ở Q3, trong khi ở trọ tại TP Tân Phú. Khi công trình dừng thi công do giãn cách xã hội, người lao động thời vụ như ông cũng bị ngưng việc, không nhận được sự hỗ trợ nào. 

{keywords}

Sau 2 tháng giãn cách, số tiền hơn 9 triệu đồng dành dụm từ đầu năm cũng đã hết. Nghe thông tin về gói hỗ trợ đợt 1 và 2 của TP cho người khó khăn, ông lên phường hỏi thì được biết mình không thuộc diện được hỗ trợ, do không có tạm trú tại địa phương, công việc thời vụ không có bảng lương cố định.    

“Tiền tích lũy đã hết, nhiều ngày phải ăn mì gói chống đói, đến lúc chỉ còn 600 nghìn đồng trong túi, tôi quyết định về quê”, ông Sáu kể.

Tương tự ông Sáu, nhiều người dân sống trong các khu lao động vùng ven, làm công việc thời vụ, mất việc làm ở lại TP cũng trong cảnh ‘tiến thoái lưỡng nan’ về quê không được, ở lại thì phía trước muôn vàn khó khăn. 

Anh Võ Mạnh Thắng (35 tuổi, quê Quảng Trị), trong nhóm trên đường về quê ngày 15/8 cho biết, người dân tìm về một phần do sợ dịch bệnh, phần khác do họ không thể ‘cầm cự’ được bởi hết tiền, lương thực. Người này cho hay, không ai hỗ trợ anh và nhiều người khác ở đây, có viết đơn xin cũng bị ‘bác’ vì không thuộc đối tượng nhận gói hỗ trợ của TP. Cán bộ phường nói ‘cảm thông’ nhưng lắc đầu vì không dám làm trái quy định Nhà nước… 

TP.HCM đã triển khai hai gói hỗ với số tiền gần 1.800 tỷ đồng, tính đến cuối tháng 9/2021. Ở đợt 1 - đầu tháng 7, TP chi gói 866 tỷ đồng ưu tiên hỗ trợ những người bị tạm hoãn làm việc, không hưởng lương; hộ kinh doanh phải ngừng hoạt động, người lao động tự do (6 nhóm) có đăng ký tạm trú. 

{keywords}
Lực lượng chức năng giải thích cho người dân ở lại thành phố tại chốt kiểm soát ở TP Thủ Đức hôm 15/8. (Ảnh: Linh An)

Trong đợt 2, triển khai từ 5/8, TP bổ sung thêm gói 900 tỷ đồng hỗ trợ người lao động tự do gặp khó khăn do dịch Covid-19; các hộ nghèo, hộ cận nghèo gặp khó khăn; các hộ lao động nghèo đang sinh sống tại các nhà trọ, khu lao động động nghèo, khu vực bị phong tỏa. 

Trong cả hai đợt này, những lao động tự do, nhiều cái ‘không” - không đăng ký tạm trú, không hợp đồng lao động, không việc làm ổn định, làm bán thời gian nay đây mai đó như ông Sáu, anh Thắng đều không thuộc diện nhận hỗ trợ từ TP. Đối tượng diện này, theo thống kê của Sở LĐ&TBXH TP.HCM cũng phải lên tới hơn 1 triệu người.

{keywords}

Để sống được hơn 2 tháng chỉ với vài triệu đồng tiền tiết kiệm, ông Sáu (người Bình Thuận) nói ở trên đã nhờ cậy vào các cơ sở từ thiện. Mỗi ngày, ông Sáu nhận được 2 phần cơm để sống qua ngày. 

Ân nhân của ông Sáu và khu trọ nghèo trên đường Âu Cơ, Quận Tân Bình là bà Trương Diễm Lệ, chủ một nhà hàng tại TP Thủ Đức. Khi dịch tới, nhà hàng đóng cửa, bếp ăn tại đây dành 100% công suất ‘tiếp sức” cho người nghèo, lực lượng chống dịch. Hàng ngày khoảng 500 suất ăn được phát đến tay người cần ở nhiều quận, huyện của TP.HCM.

Giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16+ khiến bếp ăn bà Lệ thiếu đủ thứ, từ gạo đến thực phẩm tươi hàng ngày, các mạnh thường quân thường quyên góp cho bếp ăn cũng giảm đi nhiều. Đó là chưa kể một vài thành viên trong nhóm bị nhiễm bệnh phải cách ly điều trị cũng gây khó để duy trì bếp ăn. Dù đã cố gắng, hiện mỗi ngày, bếp ăn này chỉ hỗ trợ hơn 100 phần ăn cho người khó khăn.      

Trường hợp anh Trần Ngọc Trường Vinh (nhóm từ thiện Flyheart) chuyên đi phát cơm cho người lang thang vào mỗi tối. Sau khi TP siết việc đi lại, nhóm của anh mở 6 bếp ăn, cung cấp mỗi ngày 1-2 ngàn phần ăn cho người lang thang và lực lượng y tế tuyến đầu. 

{keywords}

Hiện số lượng xin cứu trợ gửi cho nhóm ngày càng tăng. Họ chủ yếu là lao động tự do không chính thức, lãnh lương theo ngày, ráo mồ hôi là hết tiền. 

Những người này kiếm ăn từng bữa, không có khoản để dành nên khi dịch ập đến trở thành nhóm yếu thế nhất. Ở khu vực Quận 8, Bình Tân không hiếm trường hợp thiếu thuốc men điều trị khi mắc Covid-19, cộng với thể chất yếu dẫn đến tử vong. 

Ngoài ra, việc giãn cách quá lâu cũng khiến người nghèo lâm cảnh túng quẫn, nhiều người được giúp đỡ nhưng vì không thể đi làm kiếm tiền nên tiếp tục gặp khó khăn.

Còn theo anh Phạm Văn Hạnh (tình nguyện Lửa Xanh), số lượng người xin cứu trợ đến nhóm anh giảm khoảng 70% so với giai đoạn khó khăn nhất. Sự vào cuộc của chính quyền và các mạnh thường quân đã giúp giảm số lượng người cần cứu trợ. 

Hiện số lượng hàng hoá, thực phẩm của nhóm anh Hạnh huy động từ mạnh thường quân đang giảm xuống. Trước đây, mỗi ngày có thể huy động được 500-600 phần quà, hiện nay con số chỉ còn khoảng 200-300 phần. 

“Mạnh thường quân cũng giảm thu nhập. Họ khó có thể sẵn sàng cứu trợ như trước”, anh Hạnh giải thích.

{keywords}

Nguồn lực cạn dần từ các mạnh thường quân, từ các tổ chức từ thiện tại TP.HCM, trong khi còn quá nhiều trường hợp người dân cần được hỗ trợ, lãnh đạo Bộ Thông tin & Truyền thông đã quyết định huy động nguồn từ các doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin, quyên góp thần tốc 160 tỷ đồng, mua 533.000 gói thực phẩm, giao cho VN Post và Viettel Post cứu trợ khẩn cấp cho người dân. 

Đối tượng thụ hưởng là người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, chưa tiếp cận được gói hỗ trợ của TP.HCM (gồm lao động tự do, người bán hàng rong, thu gom rác, bốc vác, vận chuyển bằng xe ba gác, bán vé số; người lao động làm thuê thời vụ tại cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch  và một số lĩnh vực phải tạm ngừng hoạt động…). 

{keywords}

Đoàn cứu trợ đi đến các khu trọ nghèo ở Quận 12, Quận Bình Tân, Huyện Bình Chánh, Hóc Môn,… và nhiều quận huyện khác, kịp trao tay những bao gạo, dầu ăn, mắm muối, rau củ cho những người khó khăn với tấm lòng và sự sẻ chia ‘một miếng khi đói và một gói khi no’.      

Một trong những điểm đến đầu tiên ở TP là hẻm 542 Hồ Học Lãm (Bình Trị Đông, Bình Tân). Trong dòng người lam lũ xếp hàng nhận thực phẩm, anh Anh Tuấn, người ở dãy trọ cuối hẻm, làm nghề phụ hồ đã nhiều tháng nay phải ở nhà vì công trình xây dựng buộc phải tạm ngưng. Cả gia đình sống bằng số tiền công ít ỏi đang cạn dần của anh... 

Còn tại hẻm 162 Phan Đăng Lưu (quận Phú Nhuận), chú Hiếu có con trai làm ở khách sạn nhưng nghỉ việc nhiều tháng trước, hai cha con có gì ăn nấy. Gần đó là gia đình chị Nguyễn Thị Thành cùng chồng và 5 người con trai, con dâu sinh sống chật vật. Ba người con trai đi làm nhưng dịch phải nghỉ, chồng chị chạy xe ôm gặp giãn cách nên cũng ở nhà.

Anh Minh Thuận (phường 2, Phú Nhuận), một người bán nước ở khu vực bờ kè kênh Nhiêu Lộc cho biết mấy tháng dịch nên không buôn bán gì được. Anh chưa nhận được khoản hỗ trợ nào của thành phố, do đó phần thực phẩm được hỗ trợ giúp anh vượt qua được khó khăn trước mắt. 

{keywords}
Anh Tuấn (hẻm 542 Hồ Học Lãm, Bình Tân) nhận quà từ chương trình “Tấm lòng mùa dịch, san sẻ yêu thương”. (Ảnh: Hải Đăng)

Ông Trần Hữu Thiện, Chủ tịch UBND phường 2 (Phú Nhuận), để nhận hỗ trợ quà từ các doanh nghiệp, người dân không cần phải có giấy thường trú hay tạm trú, miễn có xác nhận của tổ trưởng khu phố và công an về việc thực tế có sinh sống tại địa bàn. Ông dẫn lại chủ trương “không được để dân đói” của nhà nước và chính quyền thành phố, đồng thời phát biểu: “Dân nào cũng là dân, miễn họ sống trên địa bàn mình thì mình phải chăm”. 

Phó Chủ tịch UB MTTQ quận Phú Nhuận Trần Thị Lý cho hay phía quận nhận 10.000 phần quà của chương trình “Tấm lòng mùa dịch, san sẻ yêu thương”. Tuy vậy số lượng người dân gặp khó khăn trên địa bàn còn nhiều, phải tới 16.000-20.000 phần mới đủ. Do đó chính quyền địa phương và các đơn vị phải vận động thêm để hỗ trợ bà con. 

Nhận thấy sự cấp bách của người dân, chương trình ban đầu dự kiến kéo dài 1 tháng, tuy nhiên qua thực tế, lãnh đạo Bộ TT&TT đã quyết định rút ngắn cứu trợ trong một tuần, hỗ trợ nhanh nhất những người cần giúp.

{keywords}

Chương trình “Tấm lòng mùa dịch, san sẻ yêu thương” từ đầu đã nhắm đến những người yếu thế chưa được chính quyền hỗ trợ, không có hộ khẩu thường trú hay tạm trú trên địa bàn. Điều này tạo tác động tích cực đến công tác cứu trợ của TP.HCM, thành phố đã mở rộng diện được hỗ trợ, giảm tối đa thủ tục, ưu tiên cứu đói cho người dân. 

"Trong lúc khó khăn, không có lý do gì TP không chăm lo cho đời sống người dân. Đó là nghĩa cử và trách nhiệm với bà con. TP đã thực hiện 2 gói hỗ trợ vào tháng 7, tháng 8 vừa qua và đang chuẩn bị phát gói hỗ trợ thứ 3. Trên cơ sở danh sách gói 1, gói 2 và cập nhật bổ sung các hộ khó khăn, hình thành danh sách của gói hỗ trợ thứ 3, bảo đảm những người khó khăn đều được chăm lo" – ông Võ  Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND.TP lý giải về sự thay đổi này. 

{keywords}
TP.HCM đã tung ra 2 gói hỗ trợ tính tới 6/9, đang chuẩn bị triển khai gói thứ 3

Trong đợt hỗ trợ đợt 3, TP sẽ chi hơn 7.300 tỷ đồng cho hơn 7,3 triệu ngưới khó khăn trên địa bàn. Có 4 nhóm đối tượng chính nhận hỗ trợ. Nhóm 1 là thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo; người thuộc diện hưởng chế độ trợ cấp xã hội hằng tháng tại cộng đồng có hoàn cảnh thật sự khó khăn. Nhóm 2 là người lao động có hoàn cảnh thật sự khó khăn bị mất việc làm, không có thu nhập trong thời gian giãn cách xã hội đang có mặt trên địa bàn xã, phường, thị trấn (bao gồm cả trường hợp người lao động đang cách ly tập trung, đang trị bệnh...).

Nhóm 3 là người phụ thuộc của nhóm 2 gồm: cha, mẹ/vợ, chồng/con đang ở nhà nội trợ hoặc không có khả năng làm việc, sống phụ thuộc trong cùng một hộ đang có mặt trên địa bàn xã, phường, thị trấn tại thời điểm khảo sát và lập danh sách (bao gồm cả trường hợp người đang cách ly tập trung, đang trị bệnh...). Nhóm 4 là người lưu trú tạm thời trong các khu nhà trọ, khu lưu trú, khu lao động nghèo, xóm nghèo, có hoàn cảnh thật sự khó khăn; những người do giãn cách xã hội tình cờ đến nhưng không đi được, tạm thời lưu trú nhưng không báo cáo, đang gặp khó khăn.

Về nguyên tắc của gói hỗ trợ thứ 3 là chi đúng, chi đủ; lập danh sách không bỏ sót, không trùng lắp; không phân biệt tạm trú, thường trú hay lưu trú.  

{keywords}

Để chuẩn bị cho gói hỗ trợ này, trước đó một tháng (ngày 25/8), TP.HCM ban hành quyết định 2876, nhằm tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình thực hiện hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do dịch. Trong đó, điều chỉnh tên gọi cụm từ "hộ lao động nghèo" thành "hộ lao động có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19" để mở rộng đối tượng hỗ trợ. 

Như vậy từ chỗ chỉ nhắm đến hộ nghèo, cận nghèo như trước, thành phố đã mở rộng hỗ trợ sang nhiều ngành nghề khác có ảnh hưởng bởi Covid-19. Ví dụ, một công nhân làm lương 5 - 6 triệu đồng nhưng hiện nay mất việc, hay một người mở tiệm sửa xe do dịch không sửa được nữa, hoặc người có căn hộ cho thuê nhưng do dịch không ai thuê, không có thu nhập thì được tính là lao động gặp khó khăn do Covid-19.

{keywords}
Các gói thực phẩm được doanh nghiệp thông tin truyền thông chuyển đến người dân TP.HCM 

Trường hợp chị Lê Chín, thời điểm trước dịch, chị và con trai sống vừa đủ trong căn phòng trọ 3,5 triệu đồng/tháng ở ngay Quận 3. Tuy nhiên, khi thành phố giãn cách, không thể đi giúp việc theo giờ như trước, các khoản tiết kiệm không nhiều, gia đình neo đơn của chị gặp khó khăn. Sau khi gọi lên tổng đài 1022 trình bày, vào đầu tháng 9 chị đã được nhận gói hỗ trợ 1,5 triệu của thành phố. Điều này cho thấy thành phố đã mở rộng hỗ trợ ra rất nhiều ngành nghề, hoàn cảnh sống khác nhau. 

Thực tế, ngoài tiến hành gói hỗ trợ thứ 3, mở rộng đối tượng trong việc chăm lo nhóm người nghèo, những trường hợp bỏ thành phố về quê ngày 15/8 cũng được thành phố tạo điều kiện để ổn định cuộc sống. 

Ông Đỗ Viết Sáu, người dự định bỏ TP về Bình Thuận ngày 15/8 trước đây, giờ cũng đã tạm sống được qua ngày sau khi được UBND Long Bình giới thiệu việc làm bảo vệ cho một cơ sở sản xuất trên địa bàn. 

“Cuộc sống của tôi hiện tại đã ổn định. Tôi cảm thấy rất ấm lòng và biết chính quyền phường Long Bình, TP Thủ Đức đã hỗ trợ cho tôi. Vui nhất là tôi được TP xếp vào nhóm hỗ trợ đợt 3 tới đây, do trước giờ tôi là dân tạm trú…”, ông Sáu tâm sự.

{keywords}

Hiện TP.HCM đang triển khai gói hỗ trợ thứ 3 cho người dân. Nhìn nhận quá trình hỗ trợ này, ông Nguyễn Văn Nên - Bí thư Thành ủy TP.HCM cho biết, lần này việc hỗ trợ cần thực hiện đúng, đến với những người thật sự khó khăn, không bỏ sót một ai. 

Theo Bí thư Thành ủy, TP có gói đầu tiên hỗ trợ từng người thì dễ, nhưng đổi sang hỗ trợ theo hộ trong đợt tiếp theo nên có khó khăn, vướng mắc. Các quy định trước đây chưa lường trước được những khó khăn ấy nên tạo sự lúng túng. 

Ông Nên cho rằng việc doanh nghiệp công nghệ đầu tư gói 160 tỷ đồng đúng đối tượng cần giúp cũng là bài học để TP.HCM soi chiếu khi triển khai các gói hỗ trợ, nhất là đợt 3 tới đây. Đảm bảo mục tiêu phủ kín đối tượng cần giúp, những người khó khăn thực sự trong đại dịch Covid.      

"Đối với gói hỗ trợ thứ 3, TP đã tính toán kỹ hơn, hỗ trợ theo người dân. Nếu hỗ trợ theo hộ, có hộ nhiều người, hộ ít người mà cùng một mức hỗ trợ, thành phố thấy sự chăm lo đấy chưa tròn nên cần bổ sung, điều chỉnh lại", ông Nguyễn Văn Nên phân tích.

{keywords}
Lãnh đạo TP.HCM cam kết gói hỗ trợ lần 3 sẽ đến với người dân thật sự khó khăn, không bỏ sót một ai

Bài học từ triển khai gói hỗ trợ thứ 3 của TP cũng là ví dụ cho thấy sự chuyển hướng từ đầu tư công (với nguồn lực có hạn) sang huy động đầu tư tư (vận động được nguồn lực xã hội, doanh nghiệp, người dân) ‘vào cuộc’ chống dịch cùng TP. 

Điển hình cuối tháng 8/2021 vừa qua, TP.HCM tiếp nhận mua 5 triệu liều vắc xin Vero Cell (Trung Quốc), do một tập đoàn tư nhân tài trợ thông qua một công ty nhập khẩu được Bộ y tế cho phép. 

Trong lúc nguồn vắc xin trong và ngoài nước đang khan hiếm, việc tiếp nhận số lượng lớn vắc xin này là rất quý giá. Ngay sau đó TP.HCM đã tổ chức tiêm chủng hơn 1 triệu liều vắc xin cho người dân TP. 

Chưa kể, trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, UBND TP.HCM còn đề nghị Bộ Y tế cho phép TP được san sẻ số vắc xin này cho một số tình thành có nhu cầu để phục vụ nhân dân kịp thời. 

Để huy dộng được số lớn vắc xin này, trước đó TP.HCM đã có đề xuất Thủ tướng Chính phủ và Bộ y tế cho phép các doanh nghiệp trên địa bàn TP được chủ động đàm phán tìm nguồn vắc-xin từ các nhà sản xuất, phân phối có uy tín trên thế giới, được nhập khẩu hoặc thuê các doanh nghiệp có chức năng nhập khẩu vắc-xin để nhập khẩu vắc-xin phòng Covid-19 về Việt Nam. 

Đích thân Phó Chủ tịch UBND Dương Anh Đức đã ký công văn giới thiệu cho doanh nghiệp đi đàm phán việc mua vắc xin với các tập đoàn nước ngoài. TP cũng cam kết sẽ hỗ trợ các thủ tục để nhập khẩu vắc xin một cách nhanh nhất. 

{keywords}

Sau động thái vận động nguồn lực doanh nghiệp, xã hội của TP…đã cho ra kết quả ngoài mong đợi. Cuối tháng 8, hơn 1 triệu liều vắc xin được nhập về, trong khi nguồn kinh phí mua vắc xin, nhà tài trợ hỗ trợ đàm phán giá, tài trợ toàn bộ kinh phí và không có bất cứ đề xuất nào kèm theo. 

Ngoại việc huy động ‘xã hội hóa’ việc mua vắc xin, TP cũng lên tiếng vận động nguồn lực từ doanh nghiệp, xã hội trong việc chăm lo các gói an sinh cho người nghèo, khó khăn bởi dịch Covid. 

Ngay sau lời phát động của UBND. TPHCM và Mặt trận tổ quốc, nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn đã tham gia đóng góp tặng quà, suất ăn cho người nghèo, người khó khăn do giãn cách. 

Điển hình là Tập đoàn Hưng Thịnh đã hỗ trợ 10 tỷ đồng, đồng hành cùng chương trình "Vòng Tay Việt - Sài Gòn" trao một triệu suất ăn cho người nghèo tại TP.HCM trong hơn 4.000 khu phong tỏa. 

Ngày 18/8, để tiếp sức với chính quyền TP chống dịch, tập đoàn NovaGroup đã thành lập chuỗi siêu thị 0 đồng, tặng 200.000 phần quà đến các vùng bị phong tỏa, những nơi có nhiều hộ dân gặp khó khăn trên địa bàn. 

Tập đoàn Kim Oanh thông qua đối tác đã nhập khẩu 35.000 liều thuốc đặc trị Covid-19 từ Ấn Độ, sau đó trực tiếp các bệnh viện trên địa bàn TP phát thuốc, hỗ trợ các F0 sớm bình phục…

Ngoài vận động các nguồn lực từ doanh nghiệp đầu tư, hỗ trợ lương thực thực phẩm vắc xin cho người dân. Lãnh đạo TP.HCM mới đây cũng lên tiếng huy động nguồn lực doanh nghiệp, xã hội vào chăm lo cho 1.500 trường hợp trẻ em mồ côi do cha mẹ mất vì Covid trên địa bàn. 

Đến ngày 20/8 có rất nhiều cá nhân, tập thể quan tâm, chia sẻ và đóng góp khi có thông tin về số lượng các em bị mồ côi cha, mẹ do mắc Covid-19. 

“Chính sách của TP là đa dạng, phát huy vai trò của các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cùng các cơ quan chức năng của TP bàn bạc để sự giúp đỡ được triển khai thực sự bài bản, hiệu quả, có ý nghĩa lâu dài và giúp được cho các em. Chính quyền TP trân trọng sự đóng góp của các cá nhân, đơn vị” – Chủ tịch Phan Văn Mãi nói.   

{keywords}
TP.HCM chi 7.300 tỷ đồng hỗ trợ hơn 7,3 triệu người gặp khó khăn

TP.HCM chi 7.300 tỷ đồng hỗ trợ hơn 7,3 triệu người gặp khó khăn

TP.HCM hỗ trợ đợt 3 khoảng 7.300 tỷ đồng cho các đối tượng khó khăn, bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Thời gian dự kiến bắt đầu từ ngày 24/9.

Nhóm phóng viên 



Theo Báo VietNamNet