Thứ Ba, 31 tháng 8, 2021

Cảnh sát biển gỡ rào chắn đưa F0 đi cấp cứu ở TP.HCM

Xe cấp cứu tới trước hẻm nhà bệnh nhân F0 thì mới phát hiện con hẻm đã bị rào kín, tìm lối khác không có, Trung úy Nhã và các đồng nghiệp phải gỡ rào chắn, lấy lối đưa bệnh nhân đi cấp cứu.

Nhận lệnh tăng cường cho TP.HCM chống dịch, Trung úy Phan Đình Nhã (Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4, đóng quân ở huyện đảo Phú Quốc), vội chuẩn bị quân tư trang rồi cùng các đồng đội lái xe từ Phú Quốc tiến về TP.HCM.

Trong lần tăng cường này, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4, hỗ trợ cho TP.HCM 2 xe cấp cứu, 2 chiến sĩ lái xe và 2 bác sĩ quân y.

{keywords}
Trung úy Phan Đình Nhã kiểm tra lại các dụng cụ trên xe trước khi vào ca

Đã từng tới TP.HCM, nhưng lần trở lại này Trung úy Nhã thấy nao lòng. Không còn những con đường đông đúc, ồn ào tiếng còi xe, giờ đây chỉ là những dãy phố im lìm, thỉnh thoảng có vài người qua lại và tiếng còi hú vội vã của xe cấp cứu đưa bệnh nhân đi điều trị.

Trung úy Nhã được phân công về Trung tâm cấp cứu 115 của thành phố để tham gia đón các bệnh nhân F0 đi cấp cứu, điều trị ở tuyến trên. Bỡ ngỡ ban đầu khi lái xe chạy trên những con đường xa lạ, những con hẻm ngoằn ngoèo nhanh chóng tan biến, anh nhanh chóng bắt nhịp với công việc.

{keywords}
Trung úy Phan Đình Nhã

Khi còn ở đảo, công việc của anh chủ yếu là vận chuyển các bệnh nhân mắc bệnh hoặc tai nạn ở trên biển tới các bệnh viện tuyến trên. Khi về TP, công việc chủ yếu là vận chuyển, đưa các F0 đều ở tình trạng diễn tiến nặng đi điều trị nên Trung úy Nhã hiểu rất rõ được nguy hiểm luôn rình rập.

Tuy nhiên, anh không lo lắng hay sợ hãi mà cố gắng thực hiện theo hướng dẫn của Trung tâm cấp cứu 115 để giữ an toàn cho mình và những người xung quanh.

“TP.HCM đang ốm, là công dân của nước Việt Nam, chúng ta phải chung tay đẩy lùi dịch bệnh, giúp thành phố mau chóng khỏe lại”, anh Nhã vui vẻ nói.

Dù mới chỉ làm việc ở thành phố một thời gian ngắn nhưng anh và các đồng đội luôn nhận được sự yêu thương, tin tưởng của nhân dân. Anh cho biết, mỗi khi tới đón bệnh nhân, bản thân họ và gia đình rất yên tâm khi nhìn thấy lực lượng bộ đội, cảnh sát.

Tham gia vận chuyển hàng chục ca, mỗi bệnh nhân có một hoàn cảnh khác nhau nhưng anh Nhã thấy nặng lòng nhất là một bệnh nhân năm nay ngoài 50 tuổi, do cả gia đình đều là F0, đã đi điều trị hết, chỉ còn một mình ở trong nhà.

Khi bệnh tiến triển nặng, bệnh nhân gần như vô thức thì may mắn được chính quyền phát hiện nên gọi điện báo để các anh kịp thời tới sơ cứu, đưa đi bệnh viện điều trị.

{keywords}

Hay một bệnh nhân do từng bị đột quỵ dẫn đến liệt nửa người. Khi các anh nhận lệnh tới đưa bệnh nhân đi cấp cứu mới biết nhà người này nằm trong hẻm sâu, bệnh nhân lại nằm trên lầu cao, cầu thang nhỏ hẹp khiến các anh rất vất vả mới có thể đưa xuống, cáng ra xe.

Thành phố trong những ngày dịch bệnh, đâu đâu cũng thấy hàng rào hạn chế người qua lại để bảo vệ vùng xanh hoặc phòng tỏa những khu vực nguy cơ cao, có F0 đang điều trị tại nhà nên việc xe cấp cứu tới đón bệnh nhân phải quay đầu tìm đường vào nhà là thường tình.

Có trường hợp, lối vào nhà bệnh nhân bị rào kín, xe cấp cứu chạy loanh quanh tìm đường khác nhưng không có, ê kíp cấp cứu buộc phải quay lại, gỡ rào chắn, mở đường vận chuyển bệnh nhân ra xe.

“Tôi chưa có vợ con nên cũng không vướng bận gì, tôi sẽ ở đây để giúp nhân tới khi nào hết dịch”, Trung úy Nhã khẳng định, dù anh biết cuộc chiến chống dịch Covid-19 tại TP.HCM vẫn chưa biết tới khi nào mới kết thúc.

Thanh Phương - Tú Anh 

Chiến thắng Covid-19, chàng trai tiếp tục lái xe cấp cứu 0 đồng đi giúp bệnh nhân

Chiến thắng Covid-19, chàng trai tiếp tục lái xe cấp cứu 0 đồng đi giúp bệnh nhân

Mỗi khi nhận điện thoại cầu cứu từ người thân của các F0, tài xế Nghĩa luôn tìm cách có mặt nhanh nhất, bởi anh hiểu những người cần đến xe cấp cứu là lúc họ cần tới viện nhanh bằng phút, bằng giây.



Theo Báo VietNamNet

Hà Nội lập 5 cơ sở điều trị F0 triệu chứng nhẹ, quy mô 7.000 giường

5 cơ sở thu dung, điều trị người bệnh Covid-19 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ được thành lập ở các khu tái định cư, ký túc xá.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh vừa ký các quyết định phê duyệt phương án thành lập cơ sở thu dung, điều trị người bệnh Covid-19 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ tại một số địa điểm. 

{keywords}
Sinh viên tại Khu nhà ở sinh viên Pháp Vân – Tứ Hiệp di chuyển nơi ở khác "nhường chỗ" cho TP thành lập cơ sở thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19

Chức năng của cơ sở là tiếp nhận, thu dung, điều trị người bệnh Covid-19 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ. Đồng thời, theo dõi, điều trị, phát hiện sớm những trường hợp chuyển độ để chuyển tuyến kịp thời theo phân tầng điều trị. 

Đối tượng người bệnh được tiếp nhận là người bệnh có xét nghiệm dương tính với vi rút SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật RT-PCR và đáp ứng các tiêu chuẩn: không có triệu chứng lâm sàng hoặc có các triệu chứng nhẹ như sốt nhẹ, ho, mệt mỏi, đau người, thay đổi vị giác, khứu giác,...; không có các bệnh lý nền kèm theo; từ 18 đến dưới 65 tuổi. 

Cơ sở không tiếp nhận các trường hợp gồm: Phụ nữ mang thai; người béo phì (BMI trên 25); người nước ngoài; người có các yếu tố nguy cơ khác.

5 cơ sở gồm:

Cơ sở tại tòa nhà A1, khu nhà ở sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp (quận Hoàng Mai) với quy mô 2.000 giường bệnh.

Cơ sở này được bố trí, sắp xếp tại 2 tòa nhà 19 tầng thông với nhau tầng 1. 

Tầng 1: Khu vực cấp cứu ( 20 giường hồi sức cấp cứu), tiếp nhận bệnh nhân, chụp Xquang. 

Tầng 2: Bộ Tư lệnh thủ đô. 

Tầng 3: Sinh hoạt của nhân viên y tế. 

Tầng 4: Khu vực hành chính, điều hành, kho thuốc, vật tư. 

Tầng 5 đến tầng 19 ( tổng 15 tầng/1 tòa nhà): Mỗi tầng của tòa nhà gồm 14 phòng 4 giường, 56 giường tầng. 

Tầng hầm: Khu xử lý rác thải. 

Trưởng ban quản lý, điều hành cơ sở là Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Hà Nội.

Cơ sở tại chung cư 4A- Dự án Nam Đại Cồ Việt, số 8 Tạ Quang Bửu, phường Bách Khoa (quận Hai Bà Trưng) quy mô 1.000 giường bệnh.

Cơ sở được bố trí tại 1 tòa nhà 24 tầng; sử dụng từ tầng trệt đến tầng 24. 

Khu vực điều hành được bố trí, sắp xếp từ tầng trệt đến tầng 3 của toà nhà. Trong đó tầng trệt để tiếp đón, điều tiết và đưa người bệnh lên khu điều trị; từ tầng 1 đến tầng 3 là khu vực hành chính, điều hành, sinh hoạt của Ban điều hành và nhân viên y tế. 

Tầng 4 là khu cấp cứu người bệnh chờ chuyển tuyến trên. Khu vực giường bệnh điều trị được bố trí, sắp xếp từ tầng 5 đến tầng 24 với tổng 150 phòng. Đảm bảo trung bình mỗi tầng sắp xếp 50 người bệnh.

Giám đốc Bệnh viện Phổi Hà Nội là Trưởng ban quản lý, điều hành cơ sở này.

Cơ sở tại khu tái định cư, phường Xuân La (quận Tây Hồ) với 1.000 giường bệnh. 

Cơ sở thu dung, điều trị được bố trí tại 2 tòa A, B cao 17 tầng thông tầng 1,2; mỗi tầng có 18 phòng (tổng số 306 phòng). 

Khu vực giường bệnh điều trị được bố trí, sắp xếp từ tầng 3 trở lên của toà nhà tái định cư (tổng 270 phòng).  Tầng 1 và 2 thuộc khu vực hành chính, điều hành, sinh hoạt của nhân viên y tế.

Trưởng ban quản lý, điều hành cơ sở là Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội.

Cơ sở tại nhà B, C Khu tái định cư phường Trần Phú (quận Hoàng Mai) với quy mô 2.000 giường bệnh.

Cơ sở thu dung điều trị F0 được bố trí, sắp xếp tại 2 tòa nhà: Nhà B - 9 tầng và Nhà C - 15 tầng.

Tại nhà B, tầng 1 là khu tiếp đón, cấp cứu người bệnh, chụp Xquang, siêu âm. Tầng 2 gồm khu hành chính, nhân viên làm chuyên môn, khu sinh hoạt của nhân viên y tế. Khu điều trị bệnh nhân từ tầng 3 đến 9.

Nhà C gồm 2 đơn nguyên C1 và C2. Tầng 1 của đơn nguyên C1 làm khu tiếp đón, cấp cứu, chụp Xquang, siêu âm. Tầng 1 đơn nguyên C2 thuộc kho vật tư, trang thiết bị, phòng quản lý điều hành chung của toà nhà. 

Tầng 7 gồm khu hành chính, nhân viên làm chuyên môn, khu sinh hoạt của nhân viên y tế. 

Tầng 2 đến tầng 6 và tầng 8 đến tầng 15 là khu điều trị bệnh nhân. 

Trưởng ban quản lý, điều hành của cơ sở này là Bệnh viện Thanh Nhàn.

Cơ sở tại Khu nhà tái định cư cao tầng C13/DDI, phường Trần Phú (quận Hoàng Mai) với 1.000 giường bệnh. 

Trưởng ban quản lý, điều hành là Bệnh viện đa khoa Thanh Trì.

Các cơ sở được yêu cầu đảm bảo các điều kiện sinh hoạt thiết yếu như ăn uống, điện, nước, vệ sinh, nhà tắm... ;đảm bảo thông khí, an ninh, an toàn; cách biệt với khu dân cư; thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển người bệnh, tiếp tế hậu cần và vận chuyển chất thải đi xử lý. 

Hương Quỳnh

Thần tốc xây bệnh viện dã chiến ở Hà Nội, đã xong 80%

Thần tốc xây bệnh viện dã chiến ở Hà Nội, đã xong 80%

Sau gần 1 tháng gấp rút thi công, dự án Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng và nguy kịch của TP Hà Nội đến nay đã hoàn thành hơn 80%.



Theo Báo VietNamNet

Hà Nội giãn cách kéo dài, người từ tỉnh ngoài có được vào chăm sản phụ?

Nhiều bạn đọc sắp tới ngày sinh nở, hỏi về việc có được đón người thân từ ở quê để vào Hà Nội chăm sóc.

Bạn Nhài Đỗ cho hay: “Hiện tại, tôi đang mang thai ở tuần 36 (thai lần 2) dự kiến sinh mổ trong khoảng 1-2 tuần nữa. Tôi đang ở Hà Nội cùng con trai, chồng đi công tác trong Đà Nẵng không về được. Tôi không có người thân bên cạnh. Vì sắp sinh mà bên cạnh không có người thân, tôi muốn đón mẹ ở Thái Bình lên chăm. Xin hỏi, trường hợp của tôi có thể xin cho mẹ tôi vào Hà Nội được không? Nếu được, mẹ tôi cần những thủ tục, giấy tờ gì?”. 

Bạn đọc Long Bùi hỏi: “Hiện tại, vợ chồng tôi đang ở Hoàng Mai, Hà Nội. Vợ sắp sinh, tôi muốn đón mẹ tôi ở TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên (không thuộc địa phương có dịch) lên trên Hà Nội để chăm cháu thì có được vào Hà Nội không? Mẹ tôi cần phải có những giấy tờ cần thiết gì?”. 

Bạn đọc khác ở địa chỉ email ha35...@gmail.com đặt câu hỏi về người tỉnh ngoài vào Hà Nội cần giấy tờ gì? “Chồng tôi đang công tác tại Hải Phòng, chứng minh thư vẫn ghi hộ khẩu ở Quảng Ninh. Tôi hiện ở Quốc Oai (Hà Nội). Chồng tôi đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin. Vậy chồng tôi muốn vào Hà Nội trong vài ngày nghỉ phép để thăm gia đình vợ, sau đó ra sân bay Nội Bài để bay tới nơi công tác thì có được không? Nếu được thì chồng tôi cần chuẩn bị những giấy tờ gì?", bạn đọc băn khoăn.

Bạn đọc Trang Bùi nhờ giải đáp về vấn đề hết thời gian cách ly tập trung khi về từ nước ngoài, có được vào Hà Nội tá túc?

“Tôi trở về từ Australia, quá cảnh sang Hàn Quốc về sân bay Cam Ranh, đã thực hiện cách ly tại Vinpearl Nha Trang 14 ngày. Quê quán tôi ở Hải Phòng nhưng hiện nay tôi không tìm được nhà xe trở về Hải Phòng, chỉ có thể về Hà Nội. Liệu tôi có vào được Hà Nội ở gia đình nhà người quen khi đã hết cách ly không?”, bạn Trang Bùi nhờ giải đáp. 

{keywords}
Kiểm tra giấy đi đường ở Hà Nội

Trả lời:

Chúng tôi đã liên hệ với cơ quan chức năng liên quan để trả lời câu hỏi của thai phụ muốn đón người thân từ tỉnh ngoài vào Hà Nội. Theo văn bản 2434 của UBND TP Hà Nội quy định, những người tỉnh ngoài được vào TP là những người làm việc, lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được phép hoạt động; những người thực thi công vụ…

Nếu không thuộc những trường hợp kể trên, người dân từ tỉnh ngoài không được phép vào Hà Nội. Bạn đọc có thể tìm phương án nhờ người thân, bạn bè ở cùng Hà Nội để giúp đỡ trong giai đoạn khó khăn này.

Với trường hợp của bạn đọc ở địa chỉ email ha35...@gmail.com hỏi xem người chồng đã tiêm đủ 2 liều vắc xin có được vào Hà Nội thăm gia đình vợ hay không, chúng tôi đã liên hệ với cơ quan chức năng và được trả lời như sau: Người dân không có lý do cấp thiết, chính đáng thì không được phép vào Hà Nội dù đã tiêm 2 mũi vắc xin. Bạn đọc và gia đình cố gắng khắc phục, hạn chế đi lại, chung tay cùng các cấp chính quyền đẩy lùi dịch Covid-19.

Trường hợp người dân trở về từ nước ngoài muốn vào Hà Nội được trả lời như sau:

Người dân có hộ khẩu thường trú ở Hà Nội, từ nước ngoài trở về, đã cách ly tập trung, có kết quả xét nghiệm Covid-19 âm tính thì được trở về nhà và cách ly tại nơi cư trú thêm 14 ngày.

Còn những người không có hộ khẩu Hà Nội, trong thời gian Hà Nội giãn cách xã hội thì không được phép vào nếu không phải vì lý do công vụ. Bạn đọc Trang Bùi có thể nghiên cứu thêm những phương án khác cho phù hợp. 

Trong thời gian Hà Nội thực hiện Chỉ thị 17, quý bạn đọc có những thắc mắc hay chưa nắm rõ những quy định nào trong đời sống, sinh hoạt hãy gọi điện cho báo VietNamNet theo số điện thoại 19001081 từ 8h30-20h hoặc địa chỉ e-mail banthoisu@vietnamnet.vn . Chúng tôi sẽ liên lạc với các cơ quan chức năng để trả lời quý bạn đọc đầy đủ và nhanh chóng nhất có thể.

>>> Xem thêm hỏi đáp Covid-19 mới nhất

Ban Thời sự

Có được về quê khi Hà Nội giãn cách tới ngày 6/9?

Có được về quê khi Hà Nội giãn cách tới ngày 6/9?

Nhiều bạn đọc gửi câu hỏi tới VietNamNet nhờ giải đáp về việc có được về quê ở tỉnh ngoài khi Hà Nội tiếp tục giãn cách tới ngày 6/9.



Theo Báo VietNamNet

Cảnh sát biển xé rào chắn, đưa bệnh nhân F0 đi cấp cứu

Xe cấp cứu tới trước hẻm nhà bệnh nhân F0 thì mới phát hiện con hẻm đã bị rào kín, tìm lối khác không có, Trung úy Nhã và các đồng nghiệp phải tháo rào chắn, lấy lối đưa bệnh nhân đi cấp cứu.

Nhận lệnh tăng cường cho TP.HCM chống dịch, Trung úy Phan Đình Nhã (Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4, đóng quân ở huyện đảo Phú Quốc), vội chuẩn bị quân tư trang rồi cùng các đồng đội lái xe từ Phú Quốc tiến về Sài Gòn.

Trong lần tăng cường này, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4, hỗ trợ cho TP.HCM 2 xe cấp cứu, 2 chiến sĩ lái xe và 2 bác sĩ quân y.

{keywords}
Trung úy Phan Đình Nhã kiểm tra lại các dụng cụ trên xe trước khi vào ca

Đã từng tới Sài Gòn, nhưng lần trở lại này Trung úy Nhã thấy nao lòng. Không còn những con đường đông đúc, ồn ào tiếng còi xe, giờ đây chỉ là những dãy phố im lìm, thỉnh thoảng có vài người qua lại và tiếng còi hú vội vã của xe cấp cứu đưa bệnh nhân đi điều trị.

Trung úy Nhã được phân công về Trung tâm cấp cứu 115 của thành phố để tham gia đón các bệnh nhân F0 đi cấp cứu, điều trị ở tuyến trên. Bỡ ngỡ ban đầu khi lái xe chạy trên những con đường xa lạ, những con hẻm ngoằn ngoèo nhanh chóng tan biến, anh nhanh chóng bắt nhịp với công việc.

{keywords}
Trung úy Phan Đình Nhã

Khi còn ở đảo, công việc của anh chủ yếu là vận chuyển các bệnh nhân mắc bệnh hoặc tai nạn ở trên biển tới các bệnh viện tuyến trên. Khi về Sài Gòn, công việc chủ yếu là vận chuyển, đưa các F0 đều ở tình trạng diễn tiến nặng đi điều trị nên Trung úy Nhã hiểu rất rõ được nguy hiểm luôn rình rập.

Tuy nhiên, anh không lo lắng hay sợ hãi mà cố gắng thực hiện theo hướng dẫn của Trung tâm cấp cứu 115 để giữ an toàn cho mình và những người xung quanh.

“Sài Gòn đang ốm, là công dân của nước Việt Nam, chúng ta phải chung tay đẩy lùi dịch bệnh, giúp thành phố mau chóng khỏe lại”, anh Nhã vui vẻ nói.

Dù mới chỉ làm việc ở thành phố một thời gian ngắn nhưng anh và các đồng đội luôn nhận được sự yêu thương, tin tưởng của nhân dân. Anh cho biết, mỗi khi tới đón bệnh nhân, bản thân họ và gia đình rất yên tâm khi nhìn thấy lực lượng bộ đội, cảnh sát.

Tham gia vận chuyển hàng chục ca, mỗi bệnh nhân có một hoàn cảnh khác nhau nhưng anh Nhã thấy nặng lòng nhất là một bệnh nhân năm nay ngoài 50 tuổi, do cả gia đình đều là F0, đã đi điều trị hết, chỉ còn một mình ở trong nhà.

Khi bệnh tiến triển nặng, bệnh nhân gần như vô thức thì may mắn được chính quyền phát hiện nên gọi điện báo để các anh kịp thời tới sơ cứu, đưa đi bệnh viện điều trị.

{keywords}

Hay một bệnh nhân do từng bị đột quỵ dẫn đến liệt nửa người. Khi các anh nhận lệnh tới đưa bệnh nhân đi cấp cứu mới biết nhà người này nằm trong hẻm sâu, bệnh nhân lại nằm trên lầu cao, cầu thang nhỏ hẹp khiến các anh rất vất vả mới có thể đưa xuống, cáng ra xe.

Thành phố trong những ngày dịch bệnh, đâu đâu cũng thấy hàng rào hạn chế người qua lại để bảo vệ vùng xanh hoặc phòng tỏa những khu vực nguy cơ cao, có F0 đang điều trị tại nhà nên việc xe cấp cứu tới đón bệnh nhân phải quay đầu tìm đường vào nhà là thường tình.

Có trường hợp, lối vào nhà bệnh nhân bị rào kín, xe cấp cứu chạy loanh quanh tìm đường khác nhưng không có, ê kíp cấp cứu buộc phải quay lại, tháo rào chắn, mở đường vận chuyển bệnh nhân ra xe.

“Tôi chưa có vợ con nên cũng không vướng bận gì, tôi sẽ ở đây để giúp nhân tới khi nào hết dịch”, trung úy Nhã khẳng định, dù anh biết cuộc chiến chống dịch Covid-19 tại Sài Gòn vẫn chưa biết tới khi nào mới kết thúc.

Thanh Phương- Tú Anh 

Chiến thắng Covid-19, chàng trai tiếp tục lái xe cấp cứu 0 đồng đi giúp bệnh nhân

Chiến thắng Covid-19, chàng trai tiếp tục lái xe cấp cứu 0 đồng đi giúp bệnh nhân

Mỗi khi nhận điện thoại cầu cứu từ người thân của các F0, tài xế Nghĩa luôn tìm cách có mặt nhanh nhất, bởi anh hiểu những người cần đến xe cấp cứu là lúc họ cần tới viện nhanh bằng phút, bằng giây.



Theo Báo VietNamNet

TP.HCM tuần đầu khởi động đúng hướng, tiếp tục dồn lực cho đích 15/9

Sau 7 ngày thực hiện giãn cách ở mức cao nhất, chính quyền TP.HCM nhìn nhận, công tác phòng chống dịch đang đi đúng hướng. Cần tiếp tục tận dụng thời gian vàng, vượt qua khó khăn để tăng tốc và về đích đúng theo tinh thần Nghị quyết 86.

Phát biểu tại hội nghị Thành ủy TP.HCM mở rộng chiều 30/8, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên điểm lại một số kết quả 7 ngày qua thực hiện các biện pháp nâng cao, ứng phó với dịch Covid-19, thực hiện Nghị quyết 86 của Thủ tướng và Chỉ thị 11 của UBND TP.

Ông Nên đánh giá, các lực lượng tham gia của hệ thống chính trị, từ TP đến cơ sở triển khai nghiêm túc, kịp thời, khẩn trương và với một khí thế mạnh mẽ như từng pháo đài như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

“Nhân dân một lần nữa rất đồng tình ủng hộ với chủ trương này. Với giải pháp này và mọi người nâng cao ý thức chấp hành nghiêm, luôn luôn thể hiện tinh thần đồng cam cộng khổ, thắt lưng buộc bụng trong hoàn cảnh cam go của cuộc chiến chống dịch”, Bí thư Thành ủy nhấn mạnh.

{keywords}
Người dân được phép ra đường thực hiện theo đúng quy định của Công an TP. Ảnh: Trương Thanh Tùng

Ông Nên dẫn chứng kết quả xét nghiệm ở vùng đỏ, vùng vàng và vùng cam, tỷ lệ F0 là 3,8%, và cho rằng, điều này có nghĩa là nhân dân đã chấp hành giãn cách nghiêm và có hiệu quả.

Cũng nhìn nhận đây chỉ là bước đầu, những theo Bí thư Nguyễn Văn Nên, là bước đầu rất quan trọng.

"Một tuần đầu tiên của 4 tuần, tuần đầu thực hiện vừa khởi động, vừa vượt chướng ngại vật, để thực hiện có kết quả quan trọng làm tiền đề cho các bước tiếp theo, hoàn thành kế hoạch theo chỉ tiêu của Nghị quyết 86”, Bí thư Nguyễn Văn Nên chia sẻ.

Thuốc phải đến tận tay F0 chăm sóc tại nhà

Trước đó, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi có chuyến thị sát đầu tiên trên cương vị Chủ tịch TP.HCM.

Tại trạm y tế lưu động số 6, quận 11, ông Mãi yêu cầu trạm tập trung việc quản lý, chăm sóc F0 tận tình, chu đáo. Ông cho rằng, đây là vấn đề ưu tiên số một.

{keywords}
Chủ tịch TP.HCM Phan Văn Mãi trong chuyến thị sát chiều 30/8

Theo ông Mãi, trạm có sự tăng cường của quân y nên để các quân y trực tiếp lo cho F0, kể cả các bệnh nặng khác đang chăm sóc ở nhà; các nhiệm vụ như lấy mẫu, xét nghiệm,... thì tận dụng lực lượng khác.

Nói chuyện với lãnh đạo phường 6 về chăm sóc F0 tại nhà, người đứng đầu chính quyền TP nhắc nhở việc phải quán triệt "nguyên tắc đơn giản là thuốc phải tới tận tay F0".

Sau chuyến thị sát, phát biểu tại hội nghị Thành ủy, ông Mãi cho biết, TP sẽ trích ngân sách mua thuốc cho F0 với tinh thần mua đủ hoặc nhiều hơn số F0 đang có (chăm sóc tại nhà).

Liên quan đến các túi thuốc điều trị cho F0, tại buổi họp báo chiều cùng ngày, bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Quản lý An toàn thực phẩm TP cho biết, tổng số túi thuốc dành cho F0 điều trị tại nhà có 3 loại gồm: túi A (thuốc hạ sốt và các loại thuốc nâng cao thể trạng bệnh nhân), túi B (thuốc kháng viêm, kháng đông) và túi C (thuốc kháng virus Molnupiravir).

Hiện Sở Y tế đã chuẩn bị được 150.000 túi thuốc A, B và đã giao 74.000 túi về các Trung tâm y tế quận, huyện để chuyển xuống các phường xã. 66.000 túi còn lại đang lưu ở kho của Bệnh viện Nhi đồng 1 và sẵn sàng phục vụ nhu cầu của bệnh nhân F0.

Theo bà Lan, túi thuốc A, B đảm bảo đầy đủ, thậm chí dư để cung ứng cho F0. Riêng túi thuốc C là chương trình nghiên cứu của Bộ Y tế, nên TP chỉ được nhập 16.000 liều và không cung ứng đủ cho bệnh nhân F0 trên địa bàn TP.

Dự kiến 1-2 ngày nữa, TP sẽ được cung ứng thêm 34.000 liều, hy vọng đáp ứng được nhu cầu điều trị cho bệnh nhân F0.

Cũng theo bà Phong Lan, có nhiều đơn vị, cá nhân, tổ chức chủ động ủng hộ các túi thuốc, thường thêm nhiều loại thuốc tăng cường thể trạng hoặc những nước xông hơi, xịt họng, vitamin, thuốc bổ… Tuy nhiên, có những thuốc cần có sự chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là thuốc kháng sinh thì phải có ý kiến chuyên môn một cách rõ ràng, nếu không sẽ có hại cho bệnh nhân.

Cho shipper hoạt động và xét nghiệm hàng ngày

Về việc tiêm vắc xin ngừa Covid-19, Chủ tịch TP Phan Văn Mãi cho biết, đến 15/9, TP sẽ cơ bản hoàn thành tiêm vắc xin mũi 1; và tới 15/9 hầu hết các mũi 2 tới thời điểm phải được tiêm.

Ông Mãi thông tin, Bộ Y tế đã đồng ý sẽ cấp vắc xin cho TP đủ tiêm mũi 2.

Liên quan đến việc tạo điều kiện xét nghiệm cho những người vận chuyển (shipper) hoạt động trở lại, Phó Trưởng ban chỉ đạo phòng chống dịch TP.HCM Phạm Đức Hải cho biết, việc xét nghiệm cho các đối tượng giao hàng được miễn phí; thời gian xét nghiệm từ 5-6h sáng tại hơn 400 trạm y tế lưu động và 312 trạm y tế phường, xã.

{keywords}
TP.HCM huy động tổng lực test nhanh, tầm soát rộng

“Đội ngũ shipper đang ở địa bàn quận, huyện nào thì đến địa điểm xét nghiệm tại nơi đó để làm xét nghiệm, Sở Y tế cam kết sẽ cố gắng, đảm bảo phục vụ cho việc xét nghiệm cho tốt”, ông Phạm Đức Hải cho biết.

Thông tin về tình hình dịch bệnh trên địa bàn TP, theo ông Hải, tính đến 6h ngày 30/8, có 210.425 trường hợp mắc bệnh phát hiện tại TP được Bộ Y tế công bố, bao gồm 209.980 trường hợp nhiễm trong cộng đồng, 445 trường hợp nhập cảnh.

“Sau 7 ngày triển khai xét nghiệm trên diện rộng, TP đã lấy hơn 1,6 triệu mẫu test nhanh, phát hiện 64.300 F0, chiếm 3,8% trong tổng số mẫu lấy”, ông Hải thông tin.

Nói thêm về mật độ giao thông, Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó Trưởng phòng Tham mưu Công an TP cho biết, tương đối ổn định so với các ngày trước.

"Mật độ lưu thông ta thấy trên đường không quan trọng, mà quan trọng là đáp ứng mục tiêu “ai ở đâu ở đấy”. Trong các khu dân cư, người dân ở nhà rất nghiêm túc. Trên các tuyến lưu thông, nhiều chốt rào có phân luồng, hạn chế để tập trung vào các chốt chính, nên người dồn về chứ không phải lưu lượng tăng”, ông Hà cho biết.

Tiếp tục chăm lo an sinh

Phó Trưởng ban chỉ đạo phòng chống dịch TP Phạm Đức Hải cho biết, sau 8 ngày thực hiện tăng cường giãn cách xã hội, TP đã hỗ trợ cho những người nghèo, khó khăn do dịch Covid-19, lao động tự do… với số tiền 2.181 tỷ đồng.

{keywords}
Bộ đội tham gia phát túi anh sinh cho người khó khăn vì dịch

Đây cũng là vấn đề Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên đặc biệt lưu ý khi TP yêu cầu người dân “ai ở đâu ở yên đó” để thực hiện biện pháp y tế.

Theo ông Nên, khi người dân ngồi một chỗ, đứng yên một nơi thì phát sinh rất nhiều vấn đề. TPHCM phải ứng phó với việc này và đúng là vấn đề khó. 

Ông Nên đề nghị các đơn vị phụ trách công tác an sinh xã hội, cung ứng hàng hóa ngồi lại, bàn kỹ, sắp xếp lại cho ngăn nắp từ nắm nguồn, cung ứng nguồn đến đối tượng phân phối, phân bổ, vận chuyển… công khai minh bạch cho người dân biết.

"Lúc này chúng ta hết sức bình tĩnh, củng cố, cố gắng để vượt qua. Phải nỗ lực, cố gắng nhiều hơn nữa vì người dân đang hy vọng vào mình. Từng đồng chí phải củng cố cho mình một niềm tin, vũ trang cho mình một vũ khí sắc bén, hành động với vai trò trách nhiệm cao nhất của mình, tận dụng thời cờ vàng, tăng tốc thực hiện theo kế hoạch đề ra” - ông Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh.

Đã hy sinh để giãn cách, phải đẩy lùi dịch bệnh sớm nhất

Đã hy sinh để giãn cách, phải đẩy lùi dịch bệnh sớm nhất

Họp trực tuyến với 1.060 xã phường của 20 tỉnh thành, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đã hy sinh để giãn cách thì phải kiểm soát được tình hình, ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh sớm nhất.

Hồ Văn - Bảo Anh 



Theo Báo VietNamNet

Dự báo thời tiết hôm nay 31/8: Miền Bắc mưa giông vài nơi, đêm dịu mát

Dự báo thời tiết 31/8, Bắc Bộ có mưa rào và giông, cục bộ có mưa vừa, mưa to với lượng mưa từ 30-60mm/24h, có nơi trên 80mm/24h.

Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất cục bộ tại khu vực miền núi và ngập úng cục bộ tại những vùng, đô thị trũng thấp.

{keywords}
Miền Bắc mưa giông vài nơi. Ảnh: Đoàn Bổng

Quảng Bình đến Phú Yên có mưa rào và giông, cục bộ có mưa vừa, mưa to, mưa giông tập trung vào chiều và tối.

Từ Khánh Hòa đến Ninh Thuận, Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to.

Thời tiết các vùng ngày 31/8:

Phía Tây Bắc Bộ

Ngày nắng, đêm có mưa rào và giông vài nơi. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Nhiệt độ cao nhất 31-34 độ, có nơi trên 34 độ; thấp nhất 22-25 độ, có nơi dưới 22 độ.

Phía Đông Bắc Bộ

Có mưa rào và giông rải rác. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Nhiệt độ cao nhất 31-34 độ; thấp nhất 23-26 độ.

Hà Nội

Có lúc có mưa rào và giông. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ cao nhất 32-34 độ; thấp nhất 24-27 độ.

Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế

Có mưa rào và giông rải rác. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Nhiệt độ cao nhất 30-33 độ; thấp nhất 23-26 độ.

Đà Nẵng đến Bình Thuận

Có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to, thời gian mưa tập trung vào chiều tối và tối. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Nhiệt độ cao nhất 30-33 độ; thấp nhất 23-26 độ.

Tây Nguyên

Có mưa rào và giông vài nơi; chiều tối và tối có nơi mưa rất to. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Nhiệt độ cao nhất 28-31 độ, có nơi trên 31 độ; thấp nhất 20-23 độ.

Nam Bộ

Có mưa rào và giông vài nơi; chiều tối và tối có nơi mưa rất to. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Nhiệt độ cao nhất 30-33 độ; thấp nhất 23-26 độ.

Năm nay rét đậm, rét hại có thể đến sớm

Năm nay rét đậm, rét hại có thể đến sớm

Không khí lạnh có khả năng hoạt động sớm từ cuối tháng 9 và đầu tháng 10. Các đợt rét đậm, rét hại trong mùa đông năm 2021-2022 có thể xảy ra sớm.

Hương Quỳnh



Theo Báo VietNamNet

Nhiều shipper còn ngại ra đường, vẫn tắt ứng dụng

Mặc dù TP.HCM đã cho lực lượng shipper ra đường trở lại trên toàn địa bàn thành phố, nhưng nhiều tài xế công nghệ vẫn tắt ứng dụng, quyết định không ra đường mùa dịch.

Rất ít shipper được lưu thông

Anh Phan Thanh Lộc, một tài xế công nghệ ở quận Bình Tân (vùng đỏ) cho biết, trong sáng 30/8, anh chạy “chui” ngoài đường, còn trên hệ thống tra cứu shipper của Sở Công thương TP chưa có thông tin về tài xế nên có xét nghiệm hay không thì đều vô giá trị.

Hiện anh Lộc ra đường cầm theo giấy xác nhận đi lại do yêu cầu công việc được cấp trước đó của DN và giấy xác nhận đã tiêm vắc xin mũi 1. Theo anh, tài xế nào “bí” quá cứ chạy, các chốt kiểm soát cho qua thì cho, không sẽ phải quay về.

“Các DN có lẽ đang làm việc với chính quyền nên hệ thống shipper chưa thấy cập nhật tên của tôi mặc dù tôi đã tiêm trước đó”, anh Lộc nói.

{keywords}
Sẽ không nhiều shipper được cấp giấy ra đường ở thời điểm hiện tại. Ảnh: Trương Thanh Tùng

Chia sẻ với VietNamNet về vấn đề này, đại diện một hãng xe công nghệ tại TP cho biết, phía DN đã gửi danh sách tài xế để đăng ký với Sở Công thương. Tài xế có thể tự tra cứu trên website của Sở, nếu có thông tin cá nhân là được phép chạy, còn nếu không vẫn phải ở nhà.

Đơn vị này thông tin, trong ngày 30/8, các tài xế vẫn chưa được chạy bởi đang chờ công ty đưa ra các giấy tờ cần thiết thì mới được hoạt động, mặc dù công văn đã cho phép shipper hoạt động từ 30/8. Bên cạnh đó, vì Sở Công thương chỉ cho một số lượng tài xế nhất định được lưu thông nên shipper được cấp phép sẽ rất ít.

Trong khi đó, một hãng vận tải công nghệ khác cho hay, những shipper có tên trong danh sách của Sở Công thương thì mới cần đi xét nghiệm định kỳ để lưu thông. Những người còn lại nếu xét nghiệm âm tính cũng không thể di chuyển. Do shipper bị nhà chức trách hạn chế số lượng, lượng tài xế của hãng ra đường chỉ còn 1/7 so với trước.

Chấp nhận không có tiền và ở nhà

Không giống như shipper Phan Thanh Lộc, nhiều lái xe công nghệ khác lại quyết định ở nhà thay vì ra đường thời điểm này bởi họ e sợ sự nguy hiểm của dịch bệnh Covid-19.

“Tắt app”, tài xế Nguyễn Long chia sẻ ngắn gọn khi biết thông tin chính quyền TP.HCM đồng ý cho lực lượng shipper được phép lưu thông trở lại ở các “vùng đỏ”. Đồng tình với quan điểm này, nhiều tài xế bày tỏ tâm lý lo lắng với việc ra đường khi số ca F0 ngoài cộng đồng còn nhiều.

“Giờ chạy giao hàng như thế này biết ai là F0? Ngày chạy được bao nhiêu lỡ nhiễm bệnh còn khổ hơn? Khổ gia đình mình và khổ cho hàng xóm nữa. Mấy bạn hữu suy nghĩ lại đi. Sức khỏe mình và gia đình là quan trọng nhất, không phải là tiền đâu”, dòng trạng thái của Phan Phúc trên cộng đồng những lái xe công nghệ tại TP.HCM.

“Tốt nhất sau ngày 15/9 chạy gì thì chạy. Thành phố đã cấm và để lực lượng bộ đội làm điều đó rồi. Cứ cẩn thận tốt hơn”, tài xế tên Thành bình luận thêm.

“Mình ở nhà được 3 tháng rồi, ở thêm 1-2 tuần nữa cho chắc. Anh em nào khó quá thì mới buộc ra chạy để xoay sở”, tài xế Phan Văn Lâm nói.

{keywords}
Với tâm lý đảm bảo an toàn, nhiều tài xế công nghệ chấp nhận ở nhà

Ngày 29/8, chính quyền TP đã cho phép lực lượng shipper được phép lưu thông ra đường trong phạm vi 1 quận/huyện/TP Thủ Đức và sẽ được hỗ trợ xét nghiệm Covid-19 miễn phí. Động thái trên nhằm hỗ trợ cho quá trình vận chuyển hàng hóa từ các đơn vị phân phối tới tay người dân được nhanh chóng hơn, cải thiện tình trạng đơn hàng bị ùn tắc thời gian qua.

Tại TP.HCM hiện nay, shipper ra đường sẽ được phân loại thành 2 nhóm. Nhóm 1, shipper giao hàng ở 8 quận “vùng đỏ” của TP, đảm bảo đã được tiêm ngừa ít nhất 1 mũi vắc xin phòng, chống Covid-19. Nhóm này phải thực hiện xét nghiệm nhanh Covid-19 mỗi ngày/lần theo mẫu gộp 3 người. Thời gian xét nghiệm hàng ngày từ 5- 6h sáng do lực lượng quân y thực hiện tại các Trạm y tế lưu động của phường/xã/thị trấn trên địa bàn TP.

Nhóm 2, shipper giao hàng ở 14 quận, huyện còn lại cũng đã tiêm ngừa ít nhất 1 mũi vắc xin. Nhóm này thực hiện xét nghiệm với tần suất ít hơn, xét nghiệm nhanh 2 ngày/lần theo mẫu gộp 3 người.

Tuy nhiên, những suy nghĩ của đa số thành viên trong giới tài xế công nghệ cho thấy, lực lượng lao động này đang không muốn ra đường bất chấp khó khăn vì kinh tế gia đình sụt giảm, không có thu nhập từ việc chạy xe giao hàng.

Việc “không mặn mà” đi làm này của các shipper có thể khiến chính quyền TP phải tính toán thêm các phương thức vận hành của chuỗi cung ứng để đảm bảo việc phân phối hàng hóa cho người dân một cách nhanh chóng, thuận tiện trong thời gian tới.

Quảng Định

Hôm nay, TP.HCM cho thêm shipper hoạt động

Hôm nay, TP.HCM cho thêm shipper hoạt động

Do yêu cầu về lưu thông hàng hoá, TP.HCM bổ sung thêm lực lượng shipper hoạt động, trong địa bàn một quận huyện.  



Theo Báo VietNamNet

Thi công cao tốc khiến 13ha lúa bị ngập ở Thanh Hóa: Dân mòn mỏi chờ hỗ trợ

Đã hơn 20 ngày kể từ khi đơn vị thi công cao tốc Bắc – Nam ký cam kết đền bù diện tích lúa bị ngập cho các hộ dân xã Hà Lĩnh (huyện Hà Trung, Thanh Hóa), người dân vẫn mòn mỏi chờ đợi.

Trong quá trình thi công tuyến cao tốc Bắc - Nam đoạn qua xã Hà Lĩnh, nhà thầu thi công đã lấp cống thoát nước khiến 13ha lúa mới gieo cấy bị ngập úng.

Trong số diện tích trên có 1,5ha lúa mất trắng, khoảng 1,1ha bị thiệt hại từ 30 - 50%, diện tích còn lại người dân không thể bón phân, chăm sóc và có nguy cơ bị thối rễ.

Trước đó như VietNamNet đã phản ánh, ngày 29/7 đại diện UBND xã Hà Lĩnh, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp 3 Hà Lĩnh (HTX), các nhà thầu và các hộ dân bị ảnh hưởng đã họp bàn phương án hỗ trợ. Theo đó, các bên đã thống nhất và cam kết hỗ trợ cho các hộ dân bị ảnh hưởng, cụ thể 9 hộ có diện tích 1,5ha lúa bị mất trắng với mức hỗ trợ là 3.750.000đ/ sào; 9 hộ có diện tích 1,1 ha bị ảnh hưởng từ 30 đến 50% được hỗ trợ mức 1.875.000đ/ sào. Thời gian hỗ trợ trước ngày 10/8.

{keywords}
{keywords}
Diện tích lúa của dân bị ngập úng

Tuy nhiên theo người dân, đến nay (ngày 30/8) đơn vị thi công mới chỉ hỗ trợ được cho 3 hộ, với số tiền trên 53 triệu đồng.

Ông Hoàng Đình Thỏa, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp 3 xã Hà Lĩnh cho biết, ngay từ khi xảy ra sự việc nhà thầu cùng chính quyền địa phương đã họp và thống nhất phương án hỗ trợ cho các hộ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, đến nay nhà thầu lại yêu cầu kiểm kê lại diện tích, số hộ bị ảnh hưởng để đền bù theo diện tích hiện tại.

“Trước đó nhà thầu đã thống nhất ký cam kết hỗ trợ cho các hộ dân với diện tích thực tế bị ảnh hưởng trong cuộc hội nghị do UBND xã chủ trì. Từ đó đến nay đã hơn 1 tháng trôi qua, người dân khắc phục, chăm sóc, bón phân, cây lúa đã tươi tốt thì họ bảo đi kiểm tra lại, thật vô lý”, ông Thỏa bức xúc nói.

{keywords}
Đơn vị thi công lấp cống khiến 13ha lúa của dân bị ngập
{keywords}
Thi công nền đường cao tốc Bắc - Nam đoạn qua xã Hà Lĩnh

Ông Nguyễn Xuân Cường, Chủ tịch UBND xã Hà Lĩnh cho biết, chúng tôi đã đôn đốc các nhà thầu, là Công ty cổ phần xây dựng Đèo Cả; Tổng công ty đầu tư xây dựng Hoàng Long khẩn trương hỗ trợ cho bà con nông dân để họ tái sản xuất nhưng các nhà thầu vẫn chưa thực hiện theo cam kết.

Ông Nguyễn Khắc Trung, Phó văn phòng phụ trách gói thầu số 12 (Ban quản lý dự án Thăng Long – Bộ GTVT) đoạn qua Hà Lĩnh lý giải, nguyên nhân của việc chậm trả tiền trên là do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên ông không sát sao chỉ đạo các nhà thầu hỗ trợ bà con nông dân được.

"Chúng tôi sẽ chỉ đạo ngay các đơn vị vào cuộc đền bù cho bà con yên tâm sản xuất", ông Trung nói.

Lê Dương

Thi công cao tốc gây ngập 13ha lúa, nhà thầu nhận bồi thường cho dân

Thi công cao tốc gây ngập 13ha lúa, nhà thầu nhận bồi thường cho dân

Ban Quản lý dự án Thăng Long (Bộ GTVT) xin rút kinh nghiệm và cùng các đơn vị thi công hỗ trợ thiệt hại cho các hộ dân có diện tích lúa bị ngập úng.



Theo Báo VietNamNet

Bí Thư TP.HCM yêu cầu ứng phó nhanh với những vấn đề phát sinh

Tại hội nghị trực tuyến của Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh, người dân đang hy vọng vào mình, phải nỗ lực, cố gắng, quyết liệt hơn và ứng phó nhanh với những vấn đề phát sinh.

Trung bình mỗi ngày phát hiện 4.800 ca F0

Chiều 30/8, báo cáo tại Hội nghị trực tuyến Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM mở rộng, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức cho biết, tình hình thực hiện Chỉ thị số 11 ngày 22/8 về tăng cường giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP đã đạt những kết quả bước đầu.

{keywords}
Phó Chủ tịch TP.HCM Dương Anh Đức

Theo đó, việc thực hiện kiểm soát nghiêm ngặt giãn cách xã hội với nguyên tắc “ai ở đâu thì ở đó” đã có chuyển biến rõ rệt.

So với trước ngày 22/8 lượng phương tiện lưu thông giảm còn 44,41% và lượt người giảm còn 38,97%. Các khu dân cư cũng đã được siết chặt hơn, người dân cơ bản đã chấp hành theo yêu cầu của TP. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít bộ phận người dân ra ngoài mà không có lý do chính đáng.

Từ ngày 23/8, TP đã tích cực triển khai kế hoạch cho người dân tự lấy mẫu xét nghiệm tại nhà và triển khai xét nghiệm diện rộng trên toàn TP, trong đó tập trung tại các khu vực có nguy cơ cao và rất cao với mục tiêu nhanh chóng tìm được các ca F0 trong cộng đồng.

Do đó, trong 7 ngày vừa qua, số ca phát hiện của TP tăng cao, bình quân mỗi ngày phát hiện khoảng 4.800 ca F0.

Đối với việc tiêm vắc xin, tính từ đầu chiến dịch tiêm đến nay, đã tiêm 6.123.510 mũi (mũi 1: 5.791.291, mũi 2: 332.219). Tính đến nay, tiến độ tiêm đã đạt 87,3% so kế hoạch.

Về an sinh xã hội, Trung tâm An sinh TP đã thực hiện hỗ trợ trên 1 triệu túi an sinh xã hội cho người dân trên địa bàn TP trong tổng số 2 triệu túi an sinh.

Trong đó, đã chuyển về phường, xã, thị trấn trên 960.210 phần quà. Ngoài ra, các quận, huyện và TP Thủ Đức đã tự chăm lo cho các hộ khó khăn là 191.152 túi. Chương trình SOS của Trung tâm an sinh TP đã hỗ trợ 6.404 phần quà và 5.841 lốc sữa cho các trường hợp cứu trợ khẩn cấp.

Nhìn chung, việc chăm lo an sinh xã hội cho người dân được các ngành, các cấp nỗ lực thực hiện với phương châm “không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc”. Tuy nhiên, TP vẫn chưa đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu của người dân, do đó có lúc có nơi vẫn còn tình trạng người dân bức xúc vì chưa được hỗ trợ kịp thời hoặc hỗ trợ không đồng đều. TP đang tăng cường các lực lượng để kiểm tra giám sát việc thực hiện công tác chăm lo an sinh xã hội cho người dân.

Bình tĩnh để vượt qua giai đoạn khó khăn 

Phát biểu kết luận hội nghị, Bí thư Thành Nguyễn Văn Nên điểm lại một số kết quả 7 ngày qua thực hiện các biện pháp nâng cao, ứng phó với dịch Covid-19.

Trong đó, công tác triển khai nghiêm túc, kịp thời, khẩn trương và với một khí thế mạnh mẽ của các lực lượng tham gia của hệ thống chính trị, từ TP đến cơ sở như từng pháo đài như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

{keywords}
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên

Từ kết quả xét nghiệm ở vùng đỏ, vùng vàng và vùng cam, tỷ lệ F0 là 3,8%, ông Nên cho rằng, điều này có nghĩa là nhân dân đã chấp hành giãn cách có hiệu quả; cho thấy nhân dân thực hiện rất nghiêm Chỉ thị 16 suốt thời gian qua.

Số lây lan ra cộng đồng mức độ nằm trong tầm có thể kiểm soát, xử lý, điều trị và thực hiện kế hoạch chưa quá kế hoạch đề ra. Việc triển khai biện pháp y tế đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đó là xét nghiệm thần tốc, tiêm vắc xin khẩn trương, điều trị F0 có hiệu quả kéo giảm các ca tử vong.

Bên cạnh đó, các đơn vị đã tập trung chăm lo cung ứng hàng hóa thiết yếu, an sinh xã hội.

“Kết quả bước đầu rất quan trọng, tuần đầu thực hiện vừa khởi động, vừa vượt chướng ngại vật, để thực hiện có kết quả quan trọng làm tiền đề cho các bước tiếp theo, hoàn thành kế hoạch theo chỉ tiêu của Nghị quyết 86”, Bí thư Thành ủy chia sẻ.

Thống nhất các ý kiến của các đại biểu dự hội nghị, Bí thư Thành ủy lưu ý, về an sinh xã hội khi TP yêu cầu người dân “ai ở đâu ở yên đó” để thực hiện biện pháp y tế.

“Khi người dân ngồi một chỗ, đứng yên một nơi thì phát sinh rất nhiều vấn đề. TP phải ứng phó với việc này và đúng là vấn đề khó, khối lượng công việc cực kỳ khó khăn và phức tạp, đòi hỏi phải linh hoạt, sáng tạo, ứng phó nhanh các vấn đề phát sinh”, Bí thư Nên nhấn mạnh.

Ông cũng đề nghị các đơn vị phụ trách công tác an sinh xã hội, cung ứng hàng hóa ngồi lại, bàn kỹ, sắp xếp lại cho ngăn nắp từ nắm nguồn, cung ứng nguồn đến đối tượng phân phối, phân bổ, vận chuyển… công khai minh bạch cho người dân biết.

Đối với các biện pháp về y tế, ông Nên thống nhất việc Sở Y tế thành lập đoàn, tăng dược sĩ tới từng trung tâm quận, huyện hỗ trợ việc phân bổ thuốc. 

Về thời gian giãn cách xã hội, người đứng đầu Thành ủy cho rằng, không thể TP cứ phải thực hiện Chỉ thị 16 mãi được, nhưng cũng không thể nới rộng khi chưa đủ điều kiện.

“Phải đạt điều kiện cần và đủ tương đối mới có thể nới rộng các giải pháp. Vì vậy, lúc này chúng ta hết sức bình tĩnh, củng cố, cố gắng để vượt qua”, ông Nên lưu ý.

Qua đó, ông yêu cầu phải nỗ lực, cố gắng nhiều hơn nữa vì người dân đang hy vọng vào mình, cố gắng hơn nữa, nỗ lực hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa, quyết tâm, quyết liệt hơn nữa. Từng người phải củng cố cho mình một niềm tin, vũ trang cho mình một vũ khí sắc bén, hành động với vai trò trách nhiệm cao nhất của mình, tận dụng thời cơ vàng, tăng tốc thực hiện theo kế hoạch đề ra.

TP.HCM cấp 4.000 xe luồng xanh mỗi ngày

TP.HCM cấp 4.000 xe luồng xanh mỗi ngày

Thông tin này được ông Phan Công Bằng, Phó Giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho biết tại cuộc họp báo chiều nay (30/8).

Hồ Văn



Theo Báo VietNamNet

Cần Thơ tăng tốc xét nghiệm cộng đồng, đến 2/9 làm sạch địa bàn

Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trần Việt Trường yêu cầu phải tăng tốc lấy mẫu xét nghiệm cộng đồng, phấn đấu đến ngày 2/9 làm sạch các địa bàn.

Đó là kết luận của ông Trần Việt Trường tại cuộc họp giao ban trực tuyến Sở Chỉ huy phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố, ngày 30/8.

Sau khi nghe báo của các sở, ngành và các địa phương, ông Trường cho rằng, những ngày qua TP Cần Thơ đã quyết liệt đẩy mạnh triển khai các biện pháp truy vết, xét nghiệm có trọng tâm, trọng điểm, lưu thông hàng hóa, thực hiện giãn cách xã theo Chỉ thị 16.

{keywords}
Lực lượng CSGT TP Cần Thơ kiểm soát người đi đường

Đồng thời, Chủ tịch TP Cần Thơ chỉ ra một số đơn vị, địa phương thực hiện chưa nghiêm túc, chưa hiệu quả, nên rút kinh nghiệm, nhìn thẳng vào các tồn tại, hạn chế để tìm ra giải pháp thực hiện tốt hơn trong thời gian tới.

Người đứng đầu chính quyền TP yêu cầu từ nay đến ngày 2/9, mục tiêu cần phải thực hiện là tiếp tục truy vết nhanh, phát hiện sớm F0 để đưa đi điều trị, làm sạch địa bàn đưa thành phố trở về trạng thái bình thường mới. Từng bước mở rộng vùng xanh, phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ông Trần Việt Trường yêu cầu phải tăng tốc việc lấy mẫu xét nghiệm cộng đồng, đảm bảo công tác phối hợp đồng bộ giữa trung tâm y tế quận, huyện với CDC thành phố.

“Không để xảy ra sai sót trong quy trình thực hiện; trung tâm y tế quận, huyện lấy mẫu nhanh, chuyển về CDC đảm bảo thời gian. Phấn đầu tới ngày 2/9 làm sạch các địa bàn, sau đó sơ kết rút kinh nghiệm”, ông Trường chỉ đạo và cho rằng, phải xác định người dân là chủ thể, trực tiếp tham gia phòng, chống dịch.

Ngoài ra, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ yêu cầu Sở GTVT triển khai thực hiện nghiêm Công điện của Thủ tướng và hướng dẫn của Bộ GTVT, đảm bảo vận chuyển, lưu thông hàng hóa thông suốt, nhưng phải có biện pháp kiểm soát chặt tại các điểm đi và đến trong chuỗi cung ứng, lưu thông… Tăng cường quản lý tài xế, người giao hàng đảm bảo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

Công an thành phố phải chỉ đạo công an các cấp tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử nghiêm các trường hợp vi phạm về thực hiện giãn cách xã hội.

Trong ngày 30/8, TP Cần Thơ có 60 F0. Đến nay, thành phố đã ghi nhận 4.087 ca F0; có 2.991 người được điều trị khỏi và 55 trường hợp tử vong.

Hoài Thanh 

Chủ tịch TP Cần Thơ: Sớm đưa thành phố trở lại trạng thái bình thường

Chủ tịch TP Cần Thơ: Sớm đưa thành phố trở lại trạng thái bình thường

TP Cần Thơ phấn đấu sau ngày 25/8, thành phố sẽ cơ bản kiểm soát được dịch và áp dụng giãn cách Chỉ thị 15; đến 15/9, đưa toàn thành phố trở lại trạng thái bình thường.   



Theo Báo VietNamNet