Thứ Sáu, 30 tháng 4, 2021

TP.HCM ngưng các hoạt động vũ trường, quán bar và karaoke

Các hoạt động dịch vụ vũ trường, quán bar và karaoke bắt đầu ngưng hoạt động từ 18 giờ tối 30/4, những loại hình dịch vụ khác phải tuân thủ các quy định chống dịch. 

Sáng 30/4, UBND TP.HCM đã tổ chức họp khẩn về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP.

Tại cuộc họp, Chủ tịch TP Nguyễn Thành Phong cho biết, tình hình của TP đang có nguy cơ cao, nhất là vừa có một ca nhiễm cộng đồng liên quan đến ca bệnh Hà Nam.

{keywords}
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong chỉ đạo: TP.HCM tạm ngưng các hoạt động vũ trường, quán bar và karaoke

Ngoài ra, các sở, ngành thảo luận cùng chung ý kiến phải ngưng các hoạt động nhạy cảm, tụ tập đông trong phòng kín, có mức độ tiếp xúc cao.

“Qua đó, TP quyết định ngưng các hoạt động như vũ trường, quán ba và karaoke từ 18 giờ tối nay. Các loại hình dịch vụ khác được phép hoạt động, nhưng tuân thủ nguyên tắc 5K và quy định chống dịch.

Ông Phong cũng kêu gọi người dân bình tĩnh, nâng cao ý thức công đồng và tin tưởng vào công tác phòng, chống dịch của TP.

Cách ly khu dân cư gần 100 người, nơi ở bệnh nhân Covid-19 Hà Nội

Cách ly khu dân cư gần 100 người, nơi ở bệnh nhân Covid-19 Hà Nội

Gần 100 nhân khẩu của khu dân cư ở xã Việt Hùng (Đông Anh, Hà Nội) đã được yêu cầu ở lại nhà từ đêm qua (29/4) sau ca mắc Covid-19 mới.

Hồ Văn



Theo Báo VietNamNet

Nã súng kinh hoàng ở Nghệ An, 2 người tử vong, tay súng cố thủ

Lực lượng Công an tỉnh Nghệ An đang phong toả hiện trường điều tra vụ nổ súng khiến 2 người tử vong.

Sáng nay 30/4, người dân tại xã Nghi Kim, TP Vinh, Nghệ An nghe tiếng súng nổ, sau đó đến hiện trường ở xóm 7 phát hiện 2 người đàn ông tử vong.



Theo Báo VietNamNet

Cách ly khu dân cư gần 100 người, nơi ở bệnh nhân Covid-19 Hà Nội

Gần 100 nhân khẩu của khu dân cư ở xã Việt Hùng (Đông Anh, Hà Nội) đã được yêu cầu ở lại nhà từ đêm qua (29/4) sau ca mắc Covid-19 mới.

Ngõ 83 đường Dục Nội (Đông Anh, Hà Nội) nơi ở của ca bệnh 2911 được khoanh vùng, cách ly tại chỗ cho 21 người. Theo thống kê, khu con ngõ trên có tất cả 17 hộ dân (bao gồm 73 nhân khẩu).

Lực lượng chức năng liên tục phun khử khuẩn lối ra vào của khu vực cách ly.

Cũng trong sáng nay, nhiều người dân đã tự nguyện trở về nhà thực hiện cách ly tập trung.

Bệnh nhân N.V.K (28 tuổi, ở thôn Thọ Lão, xã Đạo Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, nghề nghiệp: Lái xe tải tự do) và nơi ở hiện tại là xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Bệnh nhân K. tiếp xúc gần với ca bệnh 2.899 khi đi ăn liên hoan cùng trong khoảng thời gian từ 20h đến 22h ngày 22/4 tại quán ăn ở thị trấn Minh Trụ, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

Tính đến thời điểm này, Trung tâm Y tế huyện Đông Anh đã điều tra có 10 trường hợp F1, trong đó có 9 trường hợp tại huyện Đông Anh và 1 trường hợp tại huyện Mê Linh.

Sau cuộc họp với lãnh đạo huyện Đông Anh, Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng và đoàn công tác BCĐ phòng chống dịch Covid-19 TP đã trực tiếp xuống thị sát khu cách ly.

{keywords}
Rạng sáng nay các trường hợp là F1 của ca dương tính đã được lực lượng CDC địa phương lấy khai báo y tế tại chỗ và đưa đi cách ly tập trung, lấy mẫu xét nghiệm.
{keywords}
Lối vào duy nhất của khu dân cư đã được chốt chặn.
{keywords}
Người dân muốn vào thì phải khai báo y tế, kiểm tra thân nhiệt vào được thông báo xác định là ở luôn trong đây đến khi có quyết định mới từ TP.
{keywords}
{keywords}
Nhiều người dân trong sáng nay cũng đã tự nguyện trở về nhà để cách ly.
{keywords}
{keywords}
{keywords}
{keywords}
Tiếp tế đồ ăn cho người bên trong đều theo giờ và kiểm tra nghiêm ngặt.
{keywords}
Lực lượng chức năng phun khử khuẩn lối ra vào khu dân cư.
{keywords}
{keywords}
{keywords}
Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng kiểm tra công tác chống dịch tại điểm cách ly.

Trần Thường

Sẵn sàng cho tình huống có 30.000 người mắc Covid-19

Sẵn sàng cho tình huống có 30.000 người mắc Covid-19

Văn phòng Chính phủ vừa ra thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo tại cuộc họp BCĐ quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19.



Theo Báo VietNamNet

Lấy mẫu xét nghiệm 39 công an liên quan ca Covid-19 ở Hà Nam

39 chiến sĩ công an này trước đó từng tiếp xúc gần với F1 của ca dương tính với Covid-19 tại Hà Nam.

Sáng nay (30/4), Bệnh viện 199, Bộ Công an (TP Đà Nẵng) đã lấy mẫu xét nghiệm cho 39 cán bộ chiến sỹ thuộc Tiểu đoàn cảnh sát đặc nhiệm số 3.

Các chiến sĩ công an này trước đó từng tiếp xúc gần với F1 của ca dương tính với Covid-19 ở Hà Nam.

{keywords}
{keywords}
Lấy mẫu xét nghiệm 39 công an liên quan ca Covid-19 ở Hà Nam

Trước đó, bệnh nhân tên N.V.Đ., 28 tuổi (trú tại huyện Lý Nhân) từ Nhật Bản nhập cảnh sân bay quốc tế Đà Nẵng ngày 7/4 và cách ly tập trung 14 ngày tại khách sạn Alisia Beach ở Đà Nẵng.

Kết quả xét nghiệm 3 lần vào các ngày 8/4, 12/4 và 21/4 của anh Đ. đều âm tính. Ngày 22/4, bệnh nhân trở về địa phương, tự cách ly tại nhà. Đến ngày 24/4, bệnh nhân xuất hiện ho sốt, đau họng, được cơ quan chức năng đến lấy mẫu, điều tra dịch tễ. Chiều 28/4, bệnh nhân có kết quả dương tính Covid-19.

{keywords}
{keywords}
Nhân viên y tế lấy mẫu

4 người thân của anh Đ. bao gồm bố (58 tuổi), mẹ (56 tuổi), vợ (25 tuổi) và con gái mới 1 tuổi cũng vừa có kết quả dương tính với Covid-19. Địa phương đã phong tỏa tạm thời thôn Quan Nhân, xã Đạo Lý, huyện Lý Nhân nơi gia đình bệnh nhân sinh sống.

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin bệnh nhân dương tính Covid-19, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng đã triển khai điều tra, cách ly y tế, xét nghiệm các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân này trong đó có 1 trường hợp thuộc Tiểu đoàn Cảnh sát đặc nhiệm số 3.

{keywords}
Các chiến sĩ công an này trước đó từng tiếp xúc gần với F1 của ca dương tính với Covid-19 tại Hà Nam

Bệnh viện 199 đã tiến hành lấy mẫu các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân và các mẫu xét nghiệm đã được chuyển về Khoa Xét nghiệm của bệnh viện để thực hiện công tác xét nghiệm, chẩn đoán Covid-19 theo đúng quy định.

Hồ Giáp

Cách ly khu dân cư gần 100 người, nơi ở bệnh nhân Covid-19 Hà Nội

Cách ly khu dân cư gần 100 người, nơi ở bệnh nhân Covid-19 Hà Nội

Gần 100 nhân khẩu của khu dân cư ở xã Việt Hùng (Đông Anh, Hà Nội) đã được yêu cầu ở lại nhà từ đêm qua (29/4) sau ca mắc Covid-19 mới.



Theo Báo VietNamNet

Lễ thượng cờ đặc biệt tại đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Để đảm bảo an toàn trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, lễ thượng cờ tại đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải được truyền hình trực tiếp trên Đài PT-TH tỉnh Quảng Trị.

Sáng nay (30/4), tại kỳ đài phía Bắc cầu Hiền Lương (Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải) diễn ra lễ thượng cờ kỷ niệm 46 năm ngày thống nhất đất nước (30/4/1975- 30/4/2021) và 49 năm Ngày Giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972 - 1/5/2021).

{keywords}
Lễ thượng cờ đặc biệt tại đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Lễ thượng cờ năm nay rút gọn số người tham gia, được tổ chức trang trọng, thiêng liêng và không có phần hội. 

Sau khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hiệp định Geneve được ký kết vào tháng 7/1954, cầu Hiền Lương- sông Bến Hải trở thành giới tuyến chia cắt 2 miền đất nước trong suốt 21 năm.

Dưới mưa bom bão đạn của kẻ thù, quân và dân hai bên bờ giới tuyến vẫn quyết tâm bảo vệ lá cờ của Tổ quốc.

Lá cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay trên đỉnh kỳ đài chính là biểu tượng của niềm tin, ý chí và sức mạnh không bao giờ gục ngã của nhân dân ta trong cuộc chiến đấu đầy kiên cường, cam go đó.

{keywords}
Hoạt động văn nghệ tái hiện lại thời quá khứ oai hùng của dân tộc ta.

Nơi đây đã trở thành tuyến đầu của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, cùng nhân dân cả nước bước vào công cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ phá hoại miền Bắc và chi viện cho miền Nam đấu tranh giành độc lập và thống nhất đất nước.

Lễ thượng cờ thống nhất non sông trở thành hoạt động thường niên được tổ chức vào ngày 30/4 của tỉnh Quảng Trị. Là dịp để ôn lại quá khứ oai hùng với những chiến công hiển hách của quân và dân ta trong chiến tranh.

Trước đó, do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, UBND tỉnh Quảng Trị đã cho dừng nhiều hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội Thống nhất non sông và khai trương mùa du lịch biển, đảo năm 2021.

Hương Lài 

Hòa hợp dân tộc: Chân thành để cùng hướng tới tương lai

Hòa hợp dân tộc: Chân thành để cùng hướng tới tương lai

Đứng trước những vấn đề thiêng liêng như chủ quyền quốc gia, chúng ta, bất kể là người dân trong nước hay ngoài nước, bà con kiều bào ra đi với hoàn cảnh, lý do nào... đều là con của mẹ hiền Việt Nam.



Theo Báo VietNamNet

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp khẩn về phòng chống Covid-19

Sáng nay, 30/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp khẩn về các biện pháp phòng chống Covid-19 khi dịch bệnh đang có diễn biến phức tạp.

Tham dự có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn, lãnh đạo một số bộ, ngành.

Báo cáo với Thủ tướng, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, tại Việt Nam sau 34 ngày không ghi nhận ca mới trọng cộng đồng, ngày 29/4/2021, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Việt Nam đã ghi nhận chùm ca bệnh Covid-19 liên quan đến trường hợp nhập cảnh từ Nhật Bản sau khi hết cách ly tập trung tại Đà Nẵng về tỉnh Hà Nam.

{keywords}
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp khẩn về phòng chống Covid-19

Bệnh nhân sinh năm 1993 (mã BN2899), quê tại thôn Quan Nhân, xã Đạo Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, nhập cảnh từ Nhật Bản về Việt Nam trên chuyến bay VJ3613 tại sân bay quốc tế Đà Nẵng ngày 7/4.

Bệnh nhân này được cách ly ngay sau khi nhập cảnh và được lấy mẫu 3 lần, kết quả xét nghiệm đều âm tính với vi rút SARS-CoV-2. Bệnh nhân được hoàn thành cách ly và rời khỏi khách sạn nơi cách ly ngày 21/4.

Sau khi hoàn thành cách ly tập trung, bệnh nhân đi xe khách lúc 20h30 ngày 21/4 về đến Hà Nam lúc 7h30 ngày 22/4, trên xe có 34 người đi cùng.

Ngày 23/4, bệnh nhân có tiếp xúc, tổ chức ăn uống với bạn bè và người thân ở xã Chân Lý và xã Bắc Lý. Từ ngày 26/4 đến ngày 28/4 không đi đâu, tại nhà chỉ tiếp xúc với bố mẹ, vợ, con và cán bộ y tế xã, Trung tâm Y tế huyện.

Đến sáng 24/4/2021, do bệnh nhân có biểu hiện ho, sốt, đau họng nên bố của bệnh nhân đã báo cho Trạm Y tế xã và được lấy mẫu xét nghiệm gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam thực hiện xét nghiệm và cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 ngày 29/4.

Ngay sau khi nhận được thông tin vào chiều ngày 29/4, Bộ Y tế đã chỉ đạo ngành y tế Hà Nam khẩn trương điều tra, tiến hành truy vết thần tốc và làm việc với Lãnh đạo tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của tỉnh Hà Nam.

Kết quả kiểm tra, phân tích và đánh giá mối liên hệ giữa trường hợp bệnh nhân này và các hành khách đi chung chuyến máy bay từ Nhật Bản về Đà Nẵng, từ Đà Nẵng sau khi hết cách ly về Hà Nam, và tại nơi cư trú của bệnh nhân cho thấy có mối liên hệ phức tạp. Tại địa phương nơi cư trú, qua kết quả truy vết, bệnh nhân đã có tiếp xúc, giao lưu ăn uống, gặp gỡ bạn bè, người quen trong các ngày 22, 23/4. Các người tiếp xúc với bệnh nhân sau đó đã trở về các tỉnh, thành phố khác trên các phương tiện như máy bay (về TP.HCM), ô tô (về Hà Nội, Hưng Yên).

Với tỉnh Hà Nam, Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương truy vết, thực hiện cách ly tập trung tất cả những trường hợp tiếp xúc gần với trường hợp mắc bệnh (Fl); thực hiện rà soát các trường hợp tiếp xúc với trường hợp tiếp xúc gần (F2), yêu cầu cách ly tại nhà.

Tổ chức khẩn trương lấy mẫu toàn bộ 1.068 nhân khẩu tại 322 hộ gia đình trên địa bàn thôn Quan Nhân, xã Đạo Lý, huyện Lý Nhân.

Đối với thôn Quan Nhân, xã Đạo Lý của huyện Lý Nhân, Hà Nam với hơn 1.000 dân cần khoanh vùng chặt ngay và kiểm soát chặt chẽ không cho người dân ra, vào thôn. Bên trong thôn, các hộ gia đình phải cách ly giữa nhà với nhà, người dân không được giao lưu. Đồng thời thành lập ngay tổ Covid cộng đồng để tuyên truyền, kiểm tra và kịp thời phát hiện những người có biểu hiện bệnh đưa đi cách ly. Tỉnh huy động các lực lượng chuyên môn triển khai lấy mẫu để xét nghiệm ngay trong đêm 29/4 đối với toàn bộ dân của thôn.

{keywords}
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long báo cáo tại cuộc họp

Khẩn trương chuẩn bị, bố trí khu cách ly tập trung và giao cho quân đội quản lý để sẵn sàng khi cần sử dụng, đảm bảo đúng các quy định về cách ly và tuyệt đối không để lây nhiễm chéo. Trong trường hợp ghi nhận thêm ca bệnh, Bộ Y tế sẽ cử các chuyên gia từ các bệnh viện tuyến trung ương hỗ trợ kịp thời.

Với các tỉnh, thành phố có hành khách đi trên các phương tiện, chuyến bay có liên quan đến bệnh nhân ở Hà Nam, thần tốc truy vết, tiến hành cách ly tập trung ngay đối với tất cả các trường hợp tiếp xúc gần (Fl) và xét nghiệm xác định nhiễm SARS-C0V2. Đối với các trường họp F2 cần yêu cầu theo dõi và quản lý cách ly tại nhà, tuyệt đối không để bỏ sót.

Bộ Y tế ban hành Công điện khẩn số 578/CĐ-BYT ngày 29/4/2021 gửi UBND các tỉnh, thành phố: Hà Nam, Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM về khẩn trương điều tra, truy vết, xử lý ổ dịch Covid -19 trên địa bàn.

Sẵn sàng cho tình huống có 30.000 người mắc Covid-19

Sẵn sàng cho tình huống có 30.000 người mắc Covid-19

Văn phòng Chính phủ vừa ra thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo tại cuộc họp BCĐ quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19.

Theo VGP



Theo Báo VietNamNet

Liên tiếp xảy ra tai nạn giao thông trong ngày đầu nghỉ lễ 30/4-1/5

Nhiều vụ va chạm giao thông trong ngày bắt đầu kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 khiến tình trạng giao thông trên các tuyến đường ở Hà Nội ùn tắc.

Ngày 30/4, lãnh đạo Cục CSGT (Bộ Công an) thông tin, Cục CSGT đã có báo cáo nhanh, liên tiếp xảy ra nhiều vụ va chạm giao thông trong ngày bắt đầu kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 khiến tình trạng giao thông trên nhiều tuyến đường cửa ngõ ra vào Thủ đô ùn tắc cục bộ…

Theo lãnh đạo Cục CSGT, trong ngày 29/4 tình trạng giao thông tại trung tâm TP Hà Nội, các tuyến đường vành đai và tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình luôn ùn ứ do lưu lượng đi lại của người dân tăng đột biến.

{keywords}
{keywords}
Liên tiếp xảy ra tai nạn khiến giao thông ùn tắc

Qua theo dõi qua hệ thống giám sát tại Trung tâm chỉ huy điều khiển giao thông, Cục Cảnh sát giao thông (CSGT), chỉ tính từ 15h đến 22h đã xảy ra 5 vụ TNGT trên các tuyến đường trọng điểm.

Trên tuyến đường vành đai 3 trên cao xảy ra 2 vụ va chạm giao thông. Khoảng 20h20 xảy va chạm giữa 2 ô tô con và 21h50 xảy ra vụ va chạm giữa 1 xe ô tô con và ô tô tải.

Trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình xảy ra 2 vụ, một vụ ô tô gặp sự cố cháy lúc 13h30 và một và một vụ va chạm liên hoàn giữa 4 ô tô lúc 18h, nguyên nhân ban đầu xác định do các xe đã không tuân thủ các chỉ dẫn của lực lượng CSGT và không giữ khoảng cách an toàn giữa các xe.

Trên tuyến dẫn cao tốc hướng ra Giải Phóng, khoảng 20h20 xảy ra vụ va chạm giữa ô tô con BKS 30G-045.2x và ô tải BKS 29H-005.93. Sau va chạm tài xế ô tô BKS 30G-045.2x lái xe rời hiện trường.

{keywords}
CSGT theo dõi qua camera giám sát

Để phục vụ người dân đi lại được an toàn thông suốt, lực lượng CSGT đã triển khai lực lượng, phương án từ trưa ngày 29/4 nhưng đến 23h cùng ngày tại một số tuyến đường tình trạng giao thông vẫn diễn biến phức tạp.

“Nguyên nhân dẫn tới tình trạng như vậy do người tham gia giao thông vi phạm các hành vi như: Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, dừng đỗ sai quy định, đi xe vào làn đường khẩn cấp trên cao tốc...khiến xảy ra nhiều vụ va chạm giao thông”- lãnh đạo Cục CSGT thông tin.

Lãnh đạo Bộ Công an đã kiểm tra, chỉ đạo hoạt động của Trung tâm chỉ huy giao thông, Cục CSGT và yêu cầu chủ động hơn nữa trong mọi tình huống, hạn chế thấp nhất ùn tắc và TNGT trong dịp nghỉ lễ.

Quyết Nguyễn

Nghỉ lễ 30/4, giao thông ùn tắc từ cửa ngõ Thủ đô đến tận Ninh Bình

Nghỉ lễ 30/4, giao thông ùn tắc từ cửa ngõ Thủ đô đến tận Ninh Bình

0h ngày 30/4, lượng người từ trung tâm Hà Nội vẫn ùn ùn dồn cao tốc Pháp Vân đi chơi, nghỉ lễ khiến tuyến đường này liên tục trong tình trạng ùn tắc kéo dài.  



Theo Báo VietNamNet

Những đổi thay hòa bình

Mãi sống quen mòn trong một môi trường xã hội, ta không thể nhận ra những điều kiện sống đang dần thay đổi, kèm theo văn hóa hằng ngày cũng đang dần thay đổi.

“Tôi nhớ như in hình ảnh mẹ tôi buổi trưa ngày 30/4/1975. Khi bà đạp xe xách làn đi chợ Hàng Bè thì Sài Gòn chưa giải phóng, khi bà đi chợ về thì phố xá đã tưng bừng ngày hội. Tôi đang đứng ngoài cổng ngắm phố, thấy bà mướt mải mồ hôi đạp xe về, trên ghi đông tòng teng mớ rau muống và một lá cờ đỏ sao vàng bằng giấy to hơn bàn tay với nét mặt rạng ngời”.

Anh bạn Lê Thái Thọ nhà ở phố Lê Thái Tổ kể với tôi như thế về buổi trưa ngày hôm đó. Vậy là phiên chợ của bà đã vắt ngang qua cái mốc thời gian lịch sử. Kể từ phiên chợ giữa ngày thống nhất đó cho đến nay chốc đã mấy mươi năm với rất nhiều thay đổi trên đất Hà thành nói riêng và miền Bắc nói chung, kể cả hàng hóa lẫn văn hóa.

{keywords}
Khắp các tuyến phố treo cờ ngày đại lễ 30/4. Ảnh: Hồ Giáp

Đầu tiên, dễ thấy nhất là các mặt hàng tiêu dùng gia dụng đi tiên phong trong sự đổi thay này, bởi nó thiết yếu hằng ngày, bởi nó rẻ, dễ thay thế và ai cũng phải dùng. Một cái chậu nhôm mỏng rập dày lỗ thủng, mà sau đó tôi mới biết là cái rá vo gạo, một chiếc lồng bàn bằng nhựa đỏ, đó là những món đồ lạ từ miền Nam lần đầu tiên tôi được thấy sau chiến tranh.

Kể từ đó, những chiếc rổ, rá, lồng bàn, ống đũa đan tre nan truyền thống thất thế, lui dần vào dĩ vãng nội trợ thị thành, để rồi chỉ còn xuất hiện trong các phiên chợ làng quê.

Kế đến là bộ đồ in hoa, áo bà ba nhẹ mỏng lại nhiều màu dành cho các bà các cô. Đồ bộ in hoa, áo bà ba xuất hiện, tràn ngập các cửa hiệu phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Lương Văn Can… giải phóng triệt để những quần ta-tăng, quần lụa, quần phíp láng đen đồng phục đang cố hữu bao vây trang phục nữ.

{keywords}
Ảnh: Lê Anh Dũng

Nhiều bà nhiều cô thích đồ bộ đến mức bận nguyên cây ra ngoài đường, không biết nó chỉ là đồ mặc trong nhà. Có thể nói không ngoa, rằng đó là một cuộc cách mạng thời trang, tạo tiền đề cho đủ loại xống váy, mini jupe xuất hiện sau này.

Các hàng chè chén Hà Nội vốn thủ cựu với những chén chè mạn, chè búp, chè xanh nay đã bán thêm trà đá, một thức uống phi truyền thống của người dân Bắc. Dần dần trà đá được công nhận, vững ngôi trên thị trường, trở thành thứ nước giải khát phổ cập bình dân rẻ tiền cả cho các quý ông lẫn người lao động.

Trên ban thờ gia tiên, những thẻ hương xanh Sài Gòn thơm kiểu nước hoa nồng gắt có vẻ ít được chấp nhận với dân Hà Nội kỹ tính, nhưng tủ ly thì khác. Tủ ly kính trượt hai buồng, một buồng đáy lót gương với những ly cốc sáng choang, thêm vài thứ đồ kỷ niệm xinh đẹp bày trong bắt đầu tồn tại song song hoặc thay thế cho những tủ chè khảm trai cẩn ốc, là mode ngự trị, chiếm chỗ trang trọng trong phòng khách một thời.

Trong sự hội nhập hàng hóa này, cuộc đổ bộ của xe máy, đồ điện tử ra miền Bắc mới gây biến động sâu sắc nhất, bởi đi kèm bắt buộc với nó là các phụ phẩm văn hóa nghe nhìn, là băng đĩa ca nhạc. Từ nay, các ca sĩ Trần Khánh, Diệu Thúy, Ái Vân… hát chung với Khánh Ly, Thanh Tuyền, Phương Dung…Hành khúc hào hùng trộn lẫn Bolero sầu thảm trong cùng một giàn loa Akai hay Technics tùy theo nhã hứng của sở hữu chủ. Nếu ai tinh nghe và để ý, sẽ thấy các ca khúc Việt Nam viết sau 1975 đã trở nên “mềm” hơn, dịu dàng êm ái hơn, chất chứa niềm riêng nhiều hơn tình yêu thân phận.

Ngôn ngữ đời thường có những thay đổi chóng mặt, bám theo từng bước du nhập nhanh chóng của hàng hóa. Ngôn ngữ biến đổi và phát triển bởi cộng đồng xã hội. Kể từ khi thống nhất, người miền Bắc không gọi một đồng cân vàng, một lạng vàng nữa. Người ta đã gọi là một chỉ vàng, một cây vàng theo lối trong Nam. Mỗi khi hài lòng mọi người không nói:”Hết ý!” nữa mà kêu lên thán từ: “Hết sảy!”. “Ti -vi” thay cho “vô tuyến”, “Chung cư” thay cho “khu tập thể”, “phường, quận” thay cho “tiểu khu, khu phố”… Cùng với hàng hóa tiêu dùng, ngôn ngữ có vẻ cũng như một thứ chiến lợi phẩm.

Mãi sống quen mòn trong một môi trường xã hội, ta không thể nhận ra những điều kiện sống đang dần thay đổi, kèm theo văn hóa hằng ngày cũng đang dần thay đổi. Chỉ khi ta tách biệt khỏi nó một thời gian, lúc trở về nhìn lại người ta mới nhận ra sự thay đổi ấy, những sự thay đổi bình thường trong đời hòa bình.

Nhà văn Trung Sỹ

Hòa hợp dân tộc: Chân thành để cùng hướng tới tương lai

Hòa hợp dân tộc: Chân thành để cùng hướng tới tương lai

Đứng trước những vấn đề thiêng liêng như chủ quyền quốc gia, chúng ta, bất kể là người dân trong nước hay ngoài nước, bà con kiều bào ra đi với hoàn cảnh, lý do nào... đều là con của mẹ hiền Việt Nam.



Theo Báo VietNamNet

Con đường tiền tệ và “tổ chức tình báo kinh tế” đầu tiên của Việt Nam

Con đường tiền tệ trong những năm 1965-1975 là giai đoạn vẻ vang và hào hùng mà ngành ngân hàng, tài chính đã trải qua. Sự mưu trí, dũng cảm của người cán bộ ngân hàng đã đảm bảo “mạch máu” tiền tệ được lưu thông.

{keywords}

Trong cuộc chiến tranh giành độc lập của dân tộc, quân và dân ta đã tạo nên những tuyến đường huyền thoại đi vào lịch sử. Đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh; đường Hồ Chí Minh trên biển; đường ống xăng, dầu dài hàng nghìn km...

Nhưng có một con đường mà ít người biết tới, đó là "con đường tiền tệ" trong kháng chiến chống Mỹ với phương thức hoạt động đặc biệt. 

{keywords}

Lịch sử kinh tài cách mạng mãi mãi ghi danh 3 tổ chức  Qũy Ngoại tệ đặc biệt (B29) thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ban Tài chính đặc biệt (N2683) và Ban Ngân tín R (C32) thuộc Trung ương Cục miền Nam.

Những ngày tháng 4 lịch sử, phóng viên tìm gặp TSKH Lê Văn Châu (85 tuổi), nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, thành viên của B29, một nhân chứng hiếm hoi am hiểu về hoạt động của tổ chức này.

Chi viện cho chiến trường, đặc biệt là chiến trường miền Nam là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của hậu phương miền Bắc. Do vậy, vào đầu những năm 1960, “Hội đồng chi viện tiền phương” được Bộ Chính trị thành lập.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Phạm Văn Đồng (Chủ tịch đầu tiên của Hội đồng chi viện tiền phương), sau đó là Phó Thủ tướng Phạm Hùng trong 2 năm (từ giữa năm 1965 cho đến giữa năm 1967, khi ông được cử vào miền Nam đảm nhiệm chức Bí thư TƯ Cục) và tiếp theo là Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị trong 8 năm từ 1967-1975.

Để chuyên trách việc chi viện tài chính cho các chiến trường, tháng 4/1965, từ đề xuất của Phó Thủ tướng Phạm Hùng, Bộ Chính trị đã cho thành lập “Quỹ Ngoại tệ đặc biệt”. Quỹ này tiếp nhận, tập trung các nguồn ngoại tệ viện trợ, ủng hộ cho miền Nam của nước ngoài, dự trữ, bảo quản, “chế biến” ngoại tệ thành tiền ngụy Sài Gòn, một số loại ngoại tệ phù hợp; phối hợp với các đơn vị của Tổng cục hậu cần để vận chuyển, chi viện cho miền Nam.

{keywords}

Quỹ mang mật danh B29, trong đó B là ký hiệu của phòng công tác miền Nam, còn 29 là số điện thoại của phòng qua tổng đài của Ngân hàng Nhà nước.

Nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Văn Châu cho hay, mọi hoạt động thu chi được hạch toán, kế toán riêng, có các bộ phận nghiệp vụ chuyên môn về giao dịch, thanh toán, kế toán và ngân quỹ - mỗi bộ phận chỉ có một người. 

Với tính chất công việc đặc biệt bí mật, B29 như một “binh đoàn tiền tệ”, theo nguyên tắc của hoạt động tình báo, chịu sự chỉ đạo và báo cáo đơn tuyến với cấp trên, trực tiếp là Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị. Nhiều chỉ thị, mệnh lệnh được thực hiện bằng truyền miệng từ lãnh đạo cấp cao, không có văn bản ký duyệt. Mỗi cán bộ chỉ biết công việc của mình, không biết việc của người khác. B29 được xem là tổ chức tình báo kinh tế đầu tiên của Việt Nam.

Nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong suốt 10 năm hoạt động, biên chế của B29 chỉ có hơn chục cán bộ, hoạt động dưới sự điều hành của ông Mai Hữu Ích (cố Phó Chủ tịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam). Ngay khi mới thành lập, B29 đã có 3 đại diện thường trú dưới danh nghĩa khác tại Hồng Kông, Bắc Kinh và Paris.

Ông Lê Văn Châu khi đó là đặc phái viên của B29 dưới danh nghĩa Tùy viên Kinh tế Bộ Ngoại tại Bắc Kinh từ giữa năm 1967.

{keywords}

Hoạt động của B29 ở miền Bắc tuyệt đối bí mật, kịp thời nhanh chóng, chính xác và phải theo dõi, giám sát được lộ trình của dòng tiền chi viện cho tiền phương. Khâu vận chuyển tiền ở phạm vi phía Bắc với các nước bạn do B29 phụ trách thường sử dụng các phương tiện như đường sắt, liên vận quốc tế, các hãng hàng không… và những cán bộ chuyển ngân hoạt động như khách VIP đi công tác, các lộ trình đều tuyệt mật theo nguyên tắc đơn tuyến.

Những cán bộ vận chuyển từ nước ngoài về Hà Nội thường được trang bị hộ chiếu đỏ (hộ chiếu ngoại giao) mà các cán bộ khi đó gọi vui là “bùa hộ mệnh”, xách cặp “diplomat”, ngồi ở phòng VIP trước khi lên máy bay.

Mỗi chuyến vận chuyển tiền trong cặp thường có từ vài triệu đô la Mỹ tiền mặt. Lộ trình, phương tiện như vậy nhưng những trục trặc, bất trắc xảy ra trên đường khiến cán bộ chuyển và tổ chức nhiều phen hú vía, thót tim.

{keywords}

Chuyển tiền vào miền Nam là hành trình tiếp theo bằng nhiều con đường khác nhau.

Trên đường bộ, việc đóng gói và vận chuyển do C100 - đơn vị vận tải của đoàn 559, Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng phụ trách. Đến thời điểm hẹn C100 và B29 tiến hành các thủ tục, giấy tờ giao nhận, đóng thùng đặc chủng chở đi. Tiền được đóng trong hòm kẽm chống cháy, cho vào thùng gỗ ngụy trang chạy dọc theo đường Trường Sơn vào các chiến khu. 

“Để đảm bảo bí mật, người vận chuyển không biết là đang vận chuyển tiền. Hàng chục xe như vậy, không biết xe nào để tiền. Chỉ có chỉ huy của đơn vị mới biết, ngay cả trong B29 cũng chỉ có vài người biết”, ông Châu cho hay. Hàng trăm triệu đô la đã được đưa vào chiến trường bằng đường bộ. Đây là con đường rủi ro vì địch liên tục đánh phá ác liệt.

B29 sau đó có sáng kiến vận chuyển bằng con đường “sang trọng” đó là hàng không Air France của Pháp, quá cảnh sang Campuchia. Tiền được đặt trong “vali ngoại giao”, nhiều thì đóng vào các thùng ghi ngụy trang như đồ hộp xuất khẩu.

Cán bộ B29 bề ngoài đóng giả cán bộ ngoại giao, bay 3 tiếng đến Phnom Penh, từ đây mất thêm 3 tiếng nữa đi ô tô biển đỏ ngoại giao của sứ quán chạy đến chiến khu Tây Ninh giao cho cán bộ ở đó. 30 ngày đêm vận chuyển thông thường bằng đường bộ rút xuống còn 6 tiếng đồng hồ.

{keywords}

Sau khi bị "cúp" đường bay, lãnh đạo ngân hàng đã có sáng kiến chuyển phương thức thanh toán AM (tiền mặt) sang FM (chuyển khoản). AM và FM được tổ chức theo một guồng máy rất tinh vi, liên kết giữa hậu phương và tiền tuyến, có mạng lưới trong nước và quốc tế, vừa vận dụng những nghiệp vụ ngoại hối kinh điển của ngân hàng, vừa kết hợp những kỹ thuật quân sự, tình báo.

Phương thức này giúp cho việc vận chuyển tiền từ quỹ đặc biệt ở Hà Nội vào Nam đã rút từ 30 ngày xuống còn 6 ngày và sau đó chỉ còn 30 phút.

“Các mật hiệu AM, FM nhiều khả năng chỉ riêng có trong hoạt động ngân hàng thời kháng chiến chống Mỹ ở Việt Nam. Đây là cách làm độc đáo, sáng tạo, rất khó giải mã mà trên thực tế không có giáo trình nghiệp vụ nào dạy”, ông Châu cho biết.

Ông Châu khẳng định, suốt trong cả quá trình hoạt động 10 năm, số tiền chi viện cho miền Nam không bị mất một đồng và lại còn được nhân lên từ lãi kinh doanh tiền tệ.

Sau ngày 30/4/1975, B29 hoàn thành sứ mệnh lịch sử, đạt được những kết quả vô cùng to lớn trong điều kiện hết sức khó khăn. Cụ thể, B29 đã tập trung, huy động được 678 triệu USD, trong đó đã chi viện cho miền Nam hơn 529 triệu USD từ năm 1965 đến 1975.

B29 đã góp phần chính yếu trong việc giữ vững “mạch máu” tài chính cho cuộc kháng chiến. Vì những thành tích và những đóng góp to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày 9/6/2009, Quỹ ngoại tệ đặc biệt B29 và Ban Tài Chính đặc biệt N2683 đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Ở tuổi 85, sức khỏe giảm sút, kỷ niệm cũng đã rơi rớt một phần, nhiều anh em đồng đội đã không còn, ông Lê Văn Châu quyết định dành 2 năm để ghi lại những hồi ức nhằm tri ân các đồng nghiệp năm xưa, đồng thời có nguồn tư liệu cho giới nghiên cứu và thế hệ trẻ tìm hiểu.

Như một mạch nguồn xuyên suốt thời gian, ngành ngân hàng đã và đang tiếp tục nỗ lực, tạo nên những huyền thoại mới trên con đường tiền tệ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đất nước hùng cường.

Trần Thường - Thiết kế: Quốc Dũng - Ảnh: Tư liệu

Bài viết được tham khảo thêm từ cuốn sách “Huyền thoại con đường tiền tệ trong kháng chiến chống Mỹ” của TSKH Lê Văn Châu

Hai lần Bác Hồ đến thăm và kỷ niệm của con trai Giáo sư Nguyễn Xiển

Hai lần Bác Hồ đến thăm và kỷ niệm của con trai Giáo sư Nguyễn Xiển

Gia đình Giáo sư Nguyễn Xiển có vinh dự được Bác Hồ hai lần tới thăm,… những lời ân cần, chỉ dạy của Bác khiến các thành viên trong gia đình trí thức tiến bộ phải suy ngẫm.



Theo Báo VietNamNet

Hòa hợp dân tộc: Chân thành để cùng hướng tới tương lai

Đứng trước những vấn đề thiêng liêng như chủ quyền quốc gia, chúng ta, bất kể là người dân trong nước hay ngoài nước, bà con kiều bào ra đi với hoàn cảnh, lý do nào... đều là con của mẹ hiền Việt Nam.

Những ngày tháng 4 lịch sử mang đến cho mỗi người con đất Việt những xúc cảm đặc biệt. Đó là cảm xúc thiêng liêng trào dâng trên mỗi chuyến tàu ra thăm các chiến sỹ và người dân nơi “đầu sóng ngọn gió” – Trường Sa thân yêu. Đó là niềm vui, niềm hạnh phúc được sống trong hòa bình, độc lập, đất nước thống nhất. 

Kể từ năm 2012, đã có 8 đoàn với hơn 500 lượt kiều bào ra thăm quân và dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1. Trong số đó có cả những người trước đây có cái nhìn, phát biểu cực đoan về đất nước, về bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

Nhưng sau mỗi chuyến đi không thể nào quên đó, trong tâm thức của mỗi kiều bào luôn có suy nghĩ phải làm gì đó cho Trường Sa. Từ những cân sấu tươi gói gém bao niềm yêu thương cho tới những chiếc xuồng chủ quyền trị giá hàng tỷ đồng gửi tặng các chiến sỹ và người dân nơi đảo xa.

{keywords}
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trò chuyện với các kiều bào

Được đặt chân lên mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc, chứng kiến cuộc sống thanh bình và những nụ cười giòn tan ở nơi ngập tràn nắng gió, bà con ta, ai ai cũng không thể giấu được nỗi xúc động.

Không chỉ những kiều bào có dịp ra thăm Trường Sa, mà bà con ta ở khắp nơi trên thế giới đều có nhiều hoạt động thiết thực hướng về biển đảo thân yêu của Tổ quốc. Đó là các buổi triển lãm, hội thảo về Biển Đông, là những đợt quyên góp tiền và hàng hóa trị giá hàng tỷ đồng ủng hộ “Quỹ vì biển, đảo Việt Nam”.

Đúng là, đứng trước những vấn đề thiêng liêng như chủ quyền quốc gia, chúng ta, bất kể là người dân trong nước hay ngoài nước, bất kể là bà con kiều bào ra đi với hoàn cảnh, lý do nào, thậm chí còn có những quan điểm, thái độ chính trị khác biệt, đều là con của mẹ hiền Việt Nam, cùng chung nhịp đập và dòng máu Lạc Hồng.

Cũng đã từng nhiều năm sống ở nước ngoài, tôi tâm đắc với chia sẻ của nhà văn Hiệu Constant (kiều bào Pháp), thành viên đoàn thăm Trường Sa năm 2018, rằng nhiều năm sống xa Tổ quốc, kiều bào các chị luôn nhớ về cố hương: “Sông dù lớn bao nhiêu cũng đổ về với biển, lá tươi tốt bao nhiêu khi già cũng rụng về cội rễ. Nước mắt nào cũng mặn, dòng máu nào cũng đỏ, người Việt mình cho dù sống ở bất kỳ phương trời nào, chính kiến ra sao, cuối cùng thì vẫn hướng về cội nguồn, về với quê hương Tổ quốc của mình”.

Mẫu số chung là tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc

Lịch sử thăng trầm của nước nhà khiến nhiều người con đất Việt phải phiêu bạt, bôn ba nơi xứ người. Đồng bào ta ở nước ngoài hầu hết đều có lòng yêu nước nồng nàn, hướng về nguồn cội. Mặc dù vậy, vẫn có một bộ phận còn giữ định kiến, chưa có nhận thức và hành động phù hợp với lợi ích quốc gia – dân tộc.

Hiểu rõ điều đó, chủ trương đoàn kết, hòa hợp dân tộc đã được Đảng và Nhà nước ta xác định ngay từ rất sớm.

{keywords}
Phút giây gặp gỡ lính đảo Trường Sa của kiều bào. Ảnh: Quỳnh Trang

Ngày 31-5-1946, trong Thư gửi đồng bào Nam Bộ trước khi lên đường sang thăm nước Pháp và dự Hội nghị Phông-ten-nơ-blô, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Tôi khuyên đồng bào đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi. Năm ngón tay cũng có ngón vắn ngón dài. Nhưng vắn dài đều họp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. Ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ. Có như thế mới thành đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc chắn sẽ vẻ vang”.

Tinh thần nhân văn và cao cả đó của Hồ Chủ tịch có cội rễ từ truyền thống khoan dung, hòa hiếu, nhân nghĩa được hun đúc từ ngàn năm lịch sử của dân tộc Việt Nam. Tinh thần đó cũng thấm sâu vào các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta sau này. 

Được biết, ngay từ đầu những năm 2000, chúng ta đã tăng cường tiếp xúc, đối thoại với rất nhiều nhân vật từng làm việc trong chế độ Việt Nam Cộng hòa trước đây, như mời ông Nguyễn Cao Kỳ, tướng Đỗ Mậu về nước; hay nhạc sỹ Phạm Duy đã về định cư ở Việt Nam. Hay những việc làm tuy nhỏ thôi, nhưng lại có ý nghĩa rất lớn, là năm 2005, chính quyền đã chuyển Nghĩa trang Bình Dương, trước đây của quân đội Việt Nam Cộng hòa, thành Nghĩa trang nhân dân Bình An, hoạt động theo quy chế nghĩa trang dân sự, nghĩa là thân nhân có thể đến bất cứ lúc nào để thăm viếng, tu sửa mộ phần.

Những nỗ lực trên đã giúp làm bớt đi rất nhiều những nghi kỵ, những định kiến, thù địch của quá khứ. Xu hướng người Việt Nam ở nước ngoài về nước, đóng góp xây dựng quê hương ngày càng gia tăng.

Những kết quả đạt được trong công tác hòa hợp dân tộc một phần quan trọng xuất phát từ sự chân thành, hay như Hồ Chủ tịch đã nói “lấy tình thân ái mà cảm hóa họ”. Lẽ dĩ nhiên, đây là nhiệm vụ lớn, quan trọng và lâu dài nên chúng ta vẫn còn nhiều điều phải làm, phải trăn trở.

{keywords}
Kể từ năm 2012, đã có 8 đoàn với hơn 500 lượt kiều bào ra thăm quân và dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1

Thực tế thời gian qua cho thấy, việc nhận thức và triển khai các chủ trương, chính sách về đại đoàn kết, hòa hợp dân tộc có lúc, có nơi chưa thực sự đầy đủ và thống nhất, đâu đó còn tâm lý nghi kỵ kiều bào.

Ngoài ra, việc ban hành và triển khai một số cơ chế, chính sách, quy định pháp luật liên quan đến kiều bào còn bất cập, gây khó khăn, vướng mắc cho bà con khi về nước làm việc, đầu tư, kinh doanh...

Để “khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” (Nghị quyết Đại hội 13), thiết nghĩ, hơn lúc nào hết, cần “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”, không để những định kiến, hận thù và bất đồng cản trở con đường phát triển của dân tộc, cũng như nguyện vọng của đông đảo người dân Việt Nam ở trong và ngoài nước.

Nguyên Chủ tịch nước trăn trở về hòa hợp dân tộc

Nguyên Chủ tịch nước trăn trở về hòa hợp dân tộc

Xét về tình dân tộc, nghĩa đồng bào, đã 40 năm rồi, trong quan hệ cởi mở, đối xử nhẹ nhàng - nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nói về hòa hợp dân tộc.

Hoàng Trường



Theo Báo VietNamNet