Thứ Năm, 31 tháng 12, 2020

Vợ liệt sĩ lấy chồng khác mà nuôi con liệt sĩ vẫn được hưởng trợ cấp

Sáng 31/12, Văn phòng Chủ tịch nước họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước về việc công bố Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

Giới thiệu một số nội dung mới của Pháp lệnh, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Lê Văn Thanh cho biết, Pháp lệnh lần này mở rộng việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người nước ngoài có công với cách mạng và giao Chính phủ quy định cụ thể.

Pháp lệnh cũng bổ sung một số đối tượng người có công với cách mạng và thân nhân như người bị địch bắt tù, đày do trực tiếp hoạt động cách mạng, trực tiếp chiến đấu bảo vệ tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế sau năm 1975.

{keywords}
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Lê Văn Thanh

Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc là người được Nhà nước khen tặng Huân chương Chiến thắng; Huy chương Chiến thắng cũng được bổ sung vào đối tượng người có công với cách mạng và thân nhân.

Ngoài ra, Pháp lệnh năm 2020 còn bổ sung đối tượng hưởng ưu đãi là vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác mà nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống hoặc vì hoạt động cách mạng mà không có điều kiện chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống. Đối tượng này được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng và bảo hiểm y tế.

Pháp lệnh Ưu đãi người có công 2020 cũng chuẩn hóa các điều kiện, tiêu chuẩn xem xét công nhận người có công với cách mạng theo đúng nguyên tắc chặt chẽ, thật sự xứng đáng, tôn vinh đúng đối tượng, nhất là với thời kỳ đất nước hòa bình.

Bà mẹ Việt Nam anh hùng được tăng mức trợ cấp 3 lần

Pháp lệnh lần này cũng quy định cụ thể đối tượng được công nhận là liệt sĩ, thương binh. Cụ thể là trường hợp đặc biệt dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của nhân dân hoặc ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội, là tấm gương có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục, lan tỏa rộng rãi trong xã hội.

Các trường hợp do ốm đau, tai nạn không thể cứu chữa kịp thời khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ quốc phòng an ninh ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo có điều kiện đặc biệt khó khăn theo danh mục của Chính phủ quy định; trực tiếp làm nhiệm vụ đấu tranh chống tội phạm; trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập hoặc làm nhiệm vụ phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm cũng thuộc đối tượng được công nhận là liệt sĩ, thương binh.

Đối với bệnh binh, pháp lệnh mới quy định chỉ xem xét công nhận đối với trường hợp bị mắc bệnh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên khi làm nhiệm vụ cấp bách, nguy hiểm mà không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí.

Đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, Pháp lệnh quy định chưa bổ sung quy định chế độ ưu đãi đối với thế hệ 3 của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học mà tiếp tục thực hiện chính sách bảo trợ xã hội đối với các cháu bị dị dạng, dị tật theo hướng có thể áp dụng chính sách bảo trợ xã hội đặc thù.

Pháp lệnh cũng quy định mức trợ cấp hàng tháng đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng bằng 3 lần mức chuẩn. Việc nâng mức trợ cấp này, cùng với phụng dưỡng của xã hội, đảm bảo Bà mẹ Việt Nam anh hùng sống tốt mà không phụ thuộc vào số con liệt sĩ.

Pháp lệnh Ưu đãi người có công được Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ký lệnh công bố ngày 23/12. Trước đó, ngày 9/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh này.

Thu Hằng

Chủ tịch xã qua đời vì cứu dân trong lũ được đề nghị xác nhận liệt sĩ

Chủ tịch xã qua đời vì cứu dân trong lũ được đề nghị xác nhận liệt sĩ

Bộ LĐTB&XH vừa có văn bản hướng dẫn xác nhận liệt sĩ đối với ông Phan Thanh Miên, cố Chủ tịch UBND xã Bắc Trạch (huyện Bố Trạch, Quảng Bình) qua đời khi cứu dân trong lũ.  



Theo Báo VietNamNet

Công an Hà Nội chính thức cấp thẻ căn cước gắn chip cho công dân

Sáng 31/12, Công an Hà Nội mở đợt cao điểm cấp căn cước công dân (CCCD) lưu động trên địa bàn thành phố từ ngày 1/1/2021 đến ngày 1/7/2021.

Cùng với việc tổ chức cấp lưu động, Công an TP sẽ tiếp tục duy trì và tăng thời gian tiếp nhận hồ sơ (tối thiểu 10h/ngày) để cấp CCCD cố định tại trụ sở công an các quận, huyện, thị xã. Bảo đảm thực hiện việc cấp lưu động và cấp cố định ít nhất 6 ngày trong tuần.

Các trường hợp được cấp CCCD mẫu mới và nơi làm thủ tục: Tất cả công dân từ đủ 14 tuổi trở lên, cư trú ổn định, làm việc tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn TP Hà Nội từ 30 ngày trở lên nếu chưa có số định danh cá nhân (chưa được cấp chứng minh nhân dân 12 số hoặc CCCD), đủ điều kiện cấp CCCD theo quy định. Công dân có thể đến trụ sở cơ quan công an nơi đang cư trú để thực hiện việc cấp CCCD mà không nhất thiết phải về nơi đăng ký thường trú.

{keywords}
Thẻ CCCD mẫu mới được triển khai từ ngày 1/1/2021

Để tạo thuận lợi cho việc bố trí lực lượng, sắp xếp tiết kiệm thời gian cấp CCCD..., đề nghị công dân đăng ký với Công an xã, phường, thị trấn về nơi làm thủ tục cấp CCCD (tại nơi công tác hoặc tại nơi cư trú).

Công dân có nhu cầu đổi lại CCCD hoặc chuyển từ chứng minh nhân dân 12 số sang CCCD mẫu mới (có gắn chíp) sẽ thực hiện tại trụ sở công an cấp huyện và Phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (số 44 phố Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa và số 6 phố Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội).

Những trường hợp công dân đang tạm trú trên địa bàn TP Hà Nội phải tiến hành kê khai phiếu thu thập thông tin dân cư (DC01) tại nơi đang tạm trú trước khi làm thủ tục cấp CCCD mẫu mới.

Bà Vũ Thị Hà Kim (trú tại phường Trần Hưng Đạo - Hà Nội) cho biết: "Qua tìm hiểu, tôi được biết thẻ CCCD gắn chíp không có chức năng định vị, theo dõi công dân. Chíp gắn trên CCCD nhằm lưu trữ các thông tin của công dân trên CCCD với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện các giao dịch hành chính, đi lại... Hôm nay tôi đã đến điểm làm thẻ CCCD lưu động của công an Hà Nội làm thẻ CCCD và được phục vụ nhanh chóng, thuận lợi.

Hình ảnh công dân đến làm thẻ CCCD lưu động tại Công an Hà Nội sáng 31/12:

{keywords}
Đại uý Lê Thị Phương Thảo. - Đội cảnh sát QLHC về TTXH công an Hà Nội đang lấy vân tay làm CCCD cho nhân dân sáng 31/12
{keywords}
Rất đông người dân đã đến làm CCCD lưu động trong ngày đầu ra quân
{keywords}


Công dân lấy vân tay trong quy trình cấp CCCD 

{keywords}
Bà Vũ Thị Hà Kim (trú tại phường Trần Hưng Đạo - Hà Nội) cho biết đến làm thẻ CCCD và được phục vụ nhanh chóng, thuận lợi.


 

{keywords}

Cán bộ cảnh sát QLHC về TTXH chỉnh sửa tóc, áo giúp công dân trước khi chụp ảnh

{keywords}
Tận tình giúp đỡ người dân
{keywords}

Quy trình cấp CCCD mới mất khoảng 3-5 phút cho mỗi hồ sơ

{keywords}
Việc gắn chíp điện tử trên CCCD, giúp thuận tiện trong các giao dịch hành chính của công dân
{keywords}
Thiếu tướng Đỗ Duy Ngọc kiểm tra động viên cán bộ chiến sĩ đội cảnh sát QLHC về TTXH công an Hà Nội đang làm nhiệm vụ cấp thẻ CCCD lưu động tại công an Hà Nội sáng 31/12
{keywords}
Thiếu tướng Đỗ Duy Ngọc động viên cán bộ chiến sĩ trong lễ ra quân sáng 31/12

Phạm Hải

Công an Hà Nội mở đợt cao điểm cấp căn cước công dân lưu động

Công an Hà Nội mở đợt cao điểm cấp căn cước công dân lưu động

Từ ngày 1/1 - 1/7/2021 Công an TP Hà Nội mở đợt cao điểm tập trung cấp căn cước công dân lưu động trên địa bàn.



Theo Báo VietNamNet

Ông Nguyễn Thiện Nhân: Thủ Đức là thành phố đáng sống nhất Việt Nam

Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, TP Thủ Đức sẽ là thành phố hội nhập, thành phố đáng sống bậc nhất Việt Nam.

Sáng 31/12, UBND TP.HCM đã tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập TP Thủ Đức thuộc TP.HCM.

Đến dự, có nguyên lãnh đạo, lãnh đạo Đảng, Nhà nước và TP.HCM cùng hơn 1.000 cán bộ và người dân.

Mô hình đầu tiên "thành phố trong thành phố"

Tại buổi lễ, đại diện Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập TP Thủ Đức thuộc TP.HCM.

{keywords}
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu trao Nghị quyết cho lãnh đạo TP.HCM

Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã thay mặt Quốc hội trao Nghị quyết cho lãnh đạo Thành ủy, UBND TP.HCM.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết TP.HCM là đô thị đặc biệt, là trung tâm kinh tế lớn của cả nước, đóng vai trò dẫn dắt kinh tế khu vực phía Nam.

TP Thủ Đức chính thức được công nhận, đã ghi dấu ấn về việc lần đầu tiên thành lập “thành phố trong thành phố” trực thuộc Trung ương. 

“Để TP.HCM tiếp tục phát triển đột phá hơn trong thời gian tới, ngày 9/12 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về thành lập TP Thủ Đức. Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu lần đầu mô hình thành phố trong thành phố được hiện thực hóa”, ông Uông Chu Lưu nói.

Theo ông Uông Chu Lưu, TP Thủ Đức ra đời sẽ là hạt nhân thực hiện cuộc cách mạng 4.0, là cực tăng trưởng mới cho TP.HCM

Qua đó, ông đề nghị chính quyền cùng nhân dân Thủ Đức tận dụng thời cơ, phát triển kinh tế nhanh, bền vững. Góp phần tạo bước đột phá cho TP.HCM cũng như sự phát triển của đất nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị TP Thủ Đức sớm đề xuất các chính sách đặc thù để TP Thủ Đức hiện thực hóa khát vọng phát triển, xứng với tiềm năng và kỳ vọng của cả nước.

“Tôi tin tưởng, với sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và chính quyền TP.HCM; với tinh thần đoàn kết, sáng tạo…TP Thủ Đức sẽ phát huy, khai thác hiệu quả tiềm năng kinh tế xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết mà Đại hội Đảng bộ TP.HCM đề ra”, ông Uông Chu Lưu nói.

Phát biểu nhân sự kiện này, Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, TP Thủ Đức được thành lập là sự đột phá về thể chế phát triển TP.HCM trong 45 năm qua, mở ra cơ hội tăng năng suất lao động, tăng tốc phát triển và đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng kinh tế của TP trong 25 năm tới, vì cả nước, cùng cả nước.

{keywords}
Theo ông Nguyễn Thiện Nhận, Thủ Đức là TP đáng sống nhất Việt Nam

“Vạn sự khởi đầu nan. Thành phố mới, gian nan, thách thức mới nhưng cũng là cơ hội mới. TP Thủ Đức ra đời là cơ hội cho các lớp cán bộ, các nhà khoa học, doanh nhân và thanh niên thành phố khẳng định, trưởng thành và cống hiến, xây dựng nên một thành phố hiện đại, thành phố văn hóa, thành phố hội nhập, thành phố đáng sống vào bậc nhất Việt Nam”, ông Nhân nói.

Từ ngày 7/2/2021 hoàn thiện bộ máy TP Thủ Đức

Phát biểu tại buổi lễ, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên cho biết việc thành lập TP Thủ Đức là sự kiện quan trọng của TP.HCM, giúp khu vực phía Đông TP.HCM trở thành cực tăng trưởng mới.

{keywords}
Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên

“TP Thủ Đức sẽ là khu vực vươn lên tầm quốc tế, với nền tảng khoa học công nghệ, sáng tạo tương tác cao. tạo ra bước đột phá mới cho TP.HCM”, Bí thư Nên khẳng định.

Ông cũng yêu cầu, để TP Thủ Đức phát triển như kỳ vọng, mỗi cá nhân, nhất là cán bộ phải gương mẫu, nêu cao trách nhiệm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nuớc giao.

TP Thủ Đức phải chủ động xây dựng cơ chế đặc thù đề xuất với Trung ương, để Thủ Đức phát triển xứng với tiềm năng, đóng góp hơn nữa cho TP.HCM cũng như cả nước.

“Phía trước còn nhiều việc phải làm, chắc chắn còn khó khăn, vướng mắc, nhưng chúng ta có niềm tin, có truyền tống đoàn kết, sáng tạo… nhất định chúng ta sẽ đưa TP Thủ Đức phát triển thành công”, ông Nên tin tưởng.

{keywords}

Cam kết tại buổi lễ, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết lãnh đạo TP.HCM sẽ thực hiện hóa cụ thể Nghị quyết của Quốc hội trong tháng 1/2021. Sớm đi vào ổn định tổ chức bộ máy, đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động chung của TP Thủ Đức cũng như đời sống của người dân.

“Ban chỉ đạo triển khai Nghị quyết đã làm việc khẩn trương để đến trước  ngày 7/2/2021 bộ máy TP Thủ Đức sẽ chính thức được thành lập, đi vào vận hành”, ông Phong cam kết.

Ông Phong cũng cho biết, Ban chỉ đạo đã đề ra lộ trình để TP Thủ Đức vận hành đúng kế hoạch. Theo đó, sắp xếp bộ máy chia thành ba giai đoạn:

{keywords}

Từ ngày 1/1/2021 đến 7/2/2021, kiện toàn bộ máy và chính thức đi vào hoạt động để kịp lập các ban, tổ bầu cử kịp ngày bầu cử cùng cả nước.

Từ ngày 7/2 đến 23/5/2021 tiếp tục kiện toàn bộ máy để tiến hành công tác bầu cử Quốc hội, HĐND các cấp.

Từ ngày 23/5 trở đi, các cơ quan chức năng của TP.HCM và TP Thủ đức tiếp tục hoàn thiện bộ máy, chính sách để TP Thủ Đức đi vào hoạt động.

TP Thủ Đức được hình thành trên cơ sở sáp nhập 3 quận 2, 9 và Thủ Đức, có quy mô 211,56 km2 diện tích tự nhiên và dân số 1.013.795 người. TP Thủ Đức cũng sẽ phát triển dựa trên nền tảng khu sáng tạo tương tác cao phía Đông,  đây sẽ là hạt nhân thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 của TP và là khu vực dựa trên nền tảng kinh tế tri thức và hợp tác phát triển.
Chỉ định Bí thư Thành ủy TP Thủ Đức trước ngày 18/1/2021

Chỉ định Bí thư Thành ủy TP Thủ Đức trước ngày 18/1/2021

Cùng với việc sắp xếp, thành lập, sáp nhập tổ chức bộ máy mới của TP Thủ Đức, trước ngày 18/1/2021 phải chỉ định Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư Thành ủy Thủ Đức.

Hồ Văn-Thanh Tùng



Theo Báo VietNamNet

Hạ tầng hoàn thiện giúp thành phố Thủ Đức 'cất cánh'

Thành phố Thủ Đức (sáp nhập từ quận 2, 9 và Thủ Đức) rộng khoảng 211 km2, dân số hơn một triệu người. Thành phố này được quy hoạch là hạt nhân dẫn đầu, thúc đẩy TP.HCM và vùng Đông Nam Bộ phát triển.

{keywords}
Sáng nay, TP.HCM tổ chức lễ công bố thành lập thành phố Thủ Đức theo Nghị quyết 1111 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội 
{keywords}
Sau khi thành lập, thành phố Thủ Đức sẽ là mô hình "thành phố trong TP" đầu tiên ở Việt Nam, gồm 34 phường
{keywords}
Theo quy hoạch, thành phố Thủ Đức bao gồm 8 trung tâm: Trung tâm Khởi nghiệp và Sáng tạo, Trung tâm Đại học và Khoa học công nghệ, Trung tâm Sản xuất ứng dụng công nghệ cao, Trung tâm Công nghệ sinh thái, Trung tâm giao thông kết nối vùng Đông Nam Bộ và cảng Cát Lái, Trung tâm Tài chính khu đô thị Thủ Thiêm, Trung tâm thể thao sức khoẻ Rạch Chiếc và Khu đô thị Trường Thọ.
{keywords}

Khu Trung tâm tài chính Thủ Thiêm được kỳ vọng sẽ trở thành nơi phát triển hàng đầu Châu Á.

{keywords}
Hạ tầng giao thông và xã hội phát triển là thế mạnh của thành phố Thủ Đức 
{keywords}


 Tính kết nối và tương tác cao là 'động lực' cho thành phố Thủ Đức phát triển

{keywords}
Bến xe miền Đông mới vừa đi vào hoạt động, bên cạnh tuyến Metro số 1 đang gấp rút hoàn thành là công đoạn cuối giúp giao thông thành phố Thủ Đức thuận lợi hơn.
{keywords}
Xa lộ Hà Nội và quốc lộ 1 dài 15,7 km đang được mở rộng 12-16 làn xe, tổng vốn hơn 4.900 tỷ đồng, hiện hoàn thành khoảng 80%. Đây là trục huyết mạch kết nối thành phố Thủ Đức với trung tâm TP.HCM và Đồng Nai, Bình Dương. 
{keywords}
Tuyến đường sau khi mở rộng tăng năng lực chuyên chở hàng hoá qua các khu cảng và kết nối trực tiếp với Metro số 1, bến xe Miền Đông mới cùng các tuyến vành đai.
{keywords}
Cảng Trường Thọ, Long Bình, Cát Lái là 3 nơi quan trọng tập kết và vận chuyển hàng hoá từ thành phố Thủ Đức đi các nơi
{keywords}

Đường Phạm Văn Đồng, tuyến đường huyết mạch quan trọng của thành phố Thủ Đức  

{keywords}
Thành phố Thủ Đức sau khi thành lập được kỳ vọng đóng góp 30% GRDP TPHCM và 7% GDP cả nước.

Phong Anh

Chỉ định Bí thư Thành ủy TP Thủ Đức trước ngày 18/1/2021

Chỉ định Bí thư Thành ủy TP Thủ Đức trước ngày 18/1/2021

Cùng với việc sắp xếp, thành lập, sáp nhập tổ chức bộ máy mới của TP Thủ Đức, trước ngày 18/1/2021 phải chỉ định Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư Thành ủy Thủ Đức.



Theo Báo VietNamNet

Nghiệm thu vừa xong, đường 35 tỷ đồng ở Thanh Hóa đã xuống cấp

Vừa mới nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng chưa đầy một tháng, tuyến đường hơn 35 tỷ đồng, dài 12km từ bản Ngày đi bản Nà Đang, xã Lâm Phú, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) đã có dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng.

XEM CLIP:

Dự án sửa chữa, nâng cấp đường từ bản Ngày đi bản Nà Đang xã Lâm Phú được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt tại quyết định số 2471/QĐ-UBND, ngày 17/7/2013.

Đây là tuyến đường giao thông cấp IV, chiều dài 11,8km, tổng mức đầu tư hơn 35 tỷ đồng, vốn ngân sách nhà nước đầu tư theo kế hoạch Nghị quyết 30a của Chính phủ, do UBND huyện Lang Chánh làm chủ đầu tư. 

{keywords}
Nhiều mảng bê tông bị bong tróc
{keywords}
Mặt đường bong tróc, đá nổi lên 
{keywords}
Đá đổ bê tông to, người dân phải lấp đất lên cho dễ đi lại

Do khó khăn về vốn, từ năm 2015 đến 2019, UBND tỉnh Thanh Hóa đã 3 lần điều chỉnh bổ sung vốn và điều chỉnh gia hạn thời gian thực hiện hoàn thành dự án đến tháng 12/2020.

Tuy nhiên, công trình vừa mới được nghiệm thu đưa vào sử dụng đã bộc lộ kém chất lượng, xuống cấp.

Theo ghi nhận của PV.VietNamNet, dọc tuyến đường dài gần 12km bề mặt đường đã bong tróc, trơ trọi đá. Nhiều đoạn nền đường bị nứt, gẫy. Mương thoát nước hư hỏng…

{keywords}
{keywords}
{keywords}
Rãnh thoát nước hư hỏng nặng

Ông Hà Văn Chiêng, người dân ở đây cho biết, Nà Đang là bản xa xôi và khó khăn nhất của xã. Trước đây đường vào bản chỉ là con đường đất, đá lởm chởm, mưa xuống đường trơn trượt khiến việc đi lại của người dân rất khó khăn. Không những thế, ở bản này còn không có điện lưới.

"Được nhà nước đầu tư xây dựng con đường bê tông, người dân vô cùng phấn khởi. Tuy nhiên, tuyến đường mới làm xong đã xuống cấp. Cách đây mấy tháng, đường hư hỏng nhiều, đơn vị thi công đã sửa chữa lại, giờ lại tiếp tục hỏng. Tốc độ hư hỏng nhanh như thế này thì chẳng mấy chốc đường lại nát tương”, ông Chiêng nói.

Theo người dân ở đây, sở dĩ đường mau hư hỏng như vậy là do chất lượng công trình kém. Nhìn bằng mắt thường đã thấy xi măng, bê tông không kết dính. Nhiều chỗ đá trộn bê tông to, lộ thiên lởm chởm trên mặt đường.

{keywords}
{keywords}
Mặt đường hư hỏng, nứt gẫy
{keywords}
Cống thoát nước rất sơ sài

Ông Phạm Hùng Sâm, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Lang Chánh cho biết, công trình đường giao thông đi bản Nà Đang vừa mới nghiệm thu, đưa vào sử dụng trong tháng 12 này.

Theo ông Sâm, công trình trên có tổng vốn đầu tư hơn 35 tỷ đồng, do Công ty Cổ phần xây dựng Tiến Đạt (TP Thanh Hóa) thi công. Do khó khăn về nguồn vốn nên dự án phải làm thành 3 giai đoạn.

“Từ khi triển khai dự án cho đến lúc kết thúc đều có tư vấn giám sát. Trước khi công trình được nghiệm thu đưa vào sử dụng đã có các cơ quan chuyên môn kiểm tra, đánh giá tổng thể. Tuy nhiên, công trình sẽ không tránh khỏi một số lỗi rỗ bề mặt trong tổng chiều dài con đường. Nguyên nhân có thể do yếu tố thời tiết, yếu tố chủ quan của người thợ... tác động đến chất lượng của bê tông. Cái tồn tại này nó ở một vị trí cục bộ, trong phạm vi có thể chấp nhận được.

Góc độ của Ban quản lý dự án cũng nhận ra vấn đề này. Tuy nhiên dự án đang còn 12 tháng bảo hành, chúng tôi sẽ cho kiểm tra lại, còn lỗi nào sẽ yêu cầu nhà thầu sửa chữa ngay", ông Sâm cho biết.

Lê Dương - Tuấn Linh

Người dân sợ nguy hiểm khi đi qua đường trăm tỷ bị đất, đá vùi lấp

Người dân sợ nguy hiểm khi đi qua đường trăm tỷ bị đất, đá vùi lấp

Tuyến đường Đạo Nghĩa - Quảng Khê ở Đắk Nông mới được đầu tư hơn 320 tỷ đồng nhưng đã bị sạt lở. Hàng nghìn m3 đất đá vùi lấp mặt đường khiến dân nơm nớp lo sợ mỗi khi đi qua.



Theo Báo VietNamNet

Nửa triệu hecta đất bãi xe đắp chiếu, quận đông dân nhất Hà Nội gửi bãi chui

Dù được quy hoạch từ rất lâu, hàng chục hecta đất làm bãi đỗ ở quận Hoàng Mai (TP Hà Nội) vẫn trong cảnh “đắp chiếu”, khiến người dân phải gửi xe ở các bãi xe không phép.

Hàng chục ô quy hoạch "đắp chiếu"

Được thành lập cách đây 17 năm, quận Hoàng Mai có tốc độ gia tăng dân số cao nhất thành phố. Là quận mới, nên Hoàng Mai đã được các cơ quan chuyên môn quy hoạch hàng chục ô đất để phục vụ việc gửi xe cho người dân.

Sau gần hai thập kỷ hình thành và phát triển, nhiều khu nhà cao tầng, chung cư mọc lên “hút” về đây hàng chục vạn dân. Điều kiện dân số tăng cao, lượng phương tiện cá nhân theo đó cũng tăng lên khiến áp lực và nhu cầu bức thiết về xây dựng các bãi đỗ xe lớn hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, điều nghịch lý là, quận Hoàng Mai chỉ đưa vào hoạt động ba bãi đỗ xe, còn lại hàng chục hecta quy hoạch bãi đỗ vẫn trong cảnh “đắp chiếu” khiến nhiều người phải gửi xe ở các bãi xe không phép.

{keywords}
Một ô đất quy hoạch bãi xe "đắp chiếu" ở phường Hoàng Liệt. Ảnh: Hữu Thắng

Đại diện phòng Quản lý đô thị quận Hoàng Mai cho biết, quận có tốc độ gia tăng dân số cơ học lớn và có dân số đông nhất trong các quận của TP Hà Nội. Do đó, nhu cầu về bãi gửi xe đã được quận nắm bắt từ lâu nhưng việc triển khai vẫn còn nhiều vướng mắc.

Theo quy hoạch của TP thì quận Hoàng Mai có tổng cộng 83 ô đất quy hoạch bãi đỗ xe nằm rải ở các phường tương ứng khoảng 514.600m2.

Tuy nhiên, hiện trên địa bàn quận mới có ba ô quy hoạch đã được đầu tư và đưa vào hoạt động gồm: Bến xe Giáp Bát, bến xe Nước Ngầm, bãi đỗ xe công cộng Đền Lừ; 11 ô quy hoạch đang thực hiện hoặc triển khai thủ tục đầu tư, 6 ô UBND quận giao Ban QLDA đầu tư xây dựng mời thầu lựa chọn nhà đầu tư, còn lại 63 ô chưa có nhà đầu tư.

{keywords}
Một bãi xe bỏ hoang tại phường Đại Kim. Ảnh: Đoàn Bổng

Một số phường có diện tích quy hoạch bãi đỗ xe lớn có thể kể đến như: Hoàng Liệt (16 ô, với gần 90 nghìn m2), Đại Kim (7 ô với gần 60 nghìn m2), Yên Sở (9 ô với khoảng 65 nghìn m2)... Việc thực hiện dự án bãi đỗ xe tại các phường vẫn chiếm tỉ lệ quá thấp. 

Trăm bãi xe không phép đua nhau mọc

Xuất phát từ việc “lãng phí” hàng trăm nghìn m2 đất quy hoạch bãi xe, thống kê của UBND quận Hoàng Mai cho biết, trên địa bàn quận có đến khoảng 100 bãi xe không phép hoạt động.

Các bãi xe không phép nằm rải rác trên các phường của quận, tập trung chủ yếu ở phường Hoàng Liệt, Đại Kim… với hàng chục điểm.

Theo khảo sát của VietNamNet tại phường Hoàng Liệt (phường với hơn chín vạn dân đang sinh sống) cho thấy, có nhiều ô quy hoạch đang đắp chiếu chưa được đầu tư xây dựng. Theo quy hoạch, phường Hoàng Liệt có 16 ô quy hoạch bãi đỗ xe, tương ứng với tổng diện tích gần 90 nghìn m2.

Tuy nhiên hiện nay, phường Hoàng Liệt mới sử dụng đất làm bãi đỗ xe chỉ đạt khoảng 1/9 số diện tích trên, chủ yếu diện tích này được sử dụng làm bến xe Nước Ngầm (10,6 nghìn m2). Còn lại, hàng loạt ô quy hoạch bãi xe đều trong tình trạng quây tôn, đắp chiếu chưa triển khai trong nhiều năm.

{keywords}
Ô đất kí hiệu F5/P1 đối diện UBND phường Hoàng Liệt. Ảnh: Hữu Thắng

Có thể kể đến như ô đất ký hiệu F5/P1 có vị trí đối diện trụ sở UBND phường Hoàng Liệt đang bỏ hoang với diện tích 7 nghìn m2 do công ty CP Vạn Cát làm chủ đầu tư.

Theo quan sát, vị trí ô đất này cách khu đô thị Linh Đàm chưa đầy một km, nhiều ý kiến cho rằng, nếu xây dựng được bãi đỗ xe tại đây sẽ giải quyết được cho rất nhiều hộ dân đang sinh sống tại khu HH Linh Đàm.

Tương tự, tại ô kí hiệu C2/P1 (hơn 11 nghìn m2), ô C1/P3 (hơn 9 nghìn m2), ô F6/P1 (hơn 6 nghìn m2 thuộc dự án khu ĐTM Nam hồ Linh Đàm), ô F5/P1 (gần 7 nghìn m2 vị trí tại phía Bắc giáp phố Hoàng Liệt, phía Nam giáp hồ Linh Đàm)… đều chưa được hoạt động theo đúng công năng.

{keywords}
Bãi đỗ xe không phép với sức chứa hàng trăm xe hoạt động phía sau tòa HH Linh Đàm
{keywords}
Giá mỗi phương tiện khoảng 1 triệu đồng/xe. Ảnh: Hữu Thắng

Song song tồn tại với hàng chục nghìn m2 đất quy hoạch bãi đỗ xe kể trên là hàng loạt bãi đỗ xe không phép ngang nhiên hoạt động. Cụ thể, khảo sát của PV tại bãi đất trống sát tòa HH Linh Đàm cho thấy, hàng trăm ô tô được gửi tại đây khi chưa được cấp phép. Mỗi chủ phương tiện phải chi ít nhất 1 triệu đồng/tháng cho một phương tiện tại đây. 

Tiếp đó, tại vị trí bãi đất F4/P2 phía nam giáp tòa nhà HUD2 TWIN Tower với diện tích 3 nghìn m2 đang trông giữ phương tiện nhưng chưa được cấp phép. Và rất nhiều nữa các điểm trông xe không phép rải rác tại các phường đang hoạt động. 

{keywords}
Hàng chục xe đỗ tràn lòng đường

Thống kê của UBND phường Hoàng Liệt thể hiện, có hơn 20 điểm trông giữ xe không phép hoạt động, phường thường xuyên vào cuộc xử lý. Tuy nhiên, nhu cầu để xe quá bức thiết nên khi dẹp bãi xe không phép thì người dân lại tràn xe ra lòng đường, khiến giao thông thêm phức tạp.

Anh Hoàng (cư dân khu đô thị Linh Đàm) cho biết: "Tôi biết việc gửi xe khi bãi chưa được cấp phép là sai, nhưng tôi và hàng trăm người khác đang ở trong cảnh không có lựa chọn nào tốt hơn".

Luật sư Nguyễn Thanh Hải (Đoàn luật sư TP Hà Nội) đặt vấn đề, với việc hàng nghìn xe gửi tại bãi không phép đang tồn tại, nếu bình quân mỗi xe khoảng 1 đến 1,5 triệu đồng/tháng thì số tiền này là khổng lồ. Việc không xây dựng bãi xe như quy hoạch mà để các bãi xe không phép tồn tại khiến nhà nước thất thu khoản tiền lớn. 

Xin cấp phép đỗ lòng đường

Vì lượng phương tiện tăng cao nhưng các bãi đỗ chưa thể triển khai, đại diện UBND quận Hoàng Mai cho biết, trước mắt đang ưu tiên phương án xin TP cấp thêm các vị trí đỗ xe dưới lòng đường.

Theo thống kê, hiện nay có khoảng 7 điểm trông giữ xe dưới lòng đường, với sức chứa khoảng 50 chỗ, chủ yếu đặt tại phường Hoàng Liệt. Theo UBND quận Hoàng Mai, nếu cấp thêm khoảng 10 điểm trông xe dưới lòng đường nữa thì sẽ giải bài toán trước mắt.

Với việc hình thành các điểm đỗ xe dưới lòng đường, nhiều người dân cho biết việc này sẽ gây rối loạn giao thông, ảnh hưởng lớn đến việc đi lại của các xe công vụ như cứu hỏa, cứu thương.


Đoàn Bổng

Bài tiếp: Gần nửa triệu m2 đất bãi xe đắp chiếu, quận nói Hà Nội "ra yêu cầu hiện đại quá"

'Đất vàng' Hà Nội từng thuộc dự án bãi xe

'Đất vàng' Hà Nội từng thuộc dự án bãi xe

Vị trí đất vàng đẹp nhất Hà Nội thuộc ngã tư Hàng Bài – Hai Bà Trưng được biết đến về “kỷ lục” đền bù, giải phóng mặt bằng từ trước đến nay đã từng nằm trong quy hoạch bãi đỗ xe của Hà Nội.



Theo Báo VietNamNet