Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2020

Hai mẹ con tử vong trong vụ sập giàn giáo ở phố Nguyễn Công Trứ

Cơ quan chức năng xác định được danh tính 4 nạn nhân trong vụ sập giàn giáo ở phố Nguyễn Công Trứ vào tối qua. Trong đó có hai nạn nhân là mẹ con.

Hai mẹ con cùng gặp nạn

Cơ quan chức năng đang điều tra làm rõ nguyên nhân vụ sập giàn giáo trên phố Nguyễn Công Trứ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội khiến 4 người rơi xuống đất tử vong.

Các nạn nhân gồm anh Nguyễn Thế Sơn (SN 1967), Nguyễn Thế Bồng (SN 1956), đều trú ở thôn Bài Trượng, xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội và hai mẹ con chị Nguyễn Thị Thuý  (SN 1968) và Đặng Đình Thắng (SN 1992, đều trú tại xã Vân La, huyện Chương Mỹ, Hà Nội).

{keywords}
Vụ tai nạn khiến 4 người tử vong 
{keywords}
Lực lượng chức năng có mặt tại hiện trường vụ việc 

Ngay sau khi vụ tai nạn xảy ra, thi thể 4 nạn nhân xấu số đã được đưa về nhà Tang lễ Bệnh viện Thanh Nhàn để làm các thủ tục pháp lý sau đó bàn giao cho gia đình lo hậu sự. Có mặt tại nhà tang lễ, nhiều người thân các nạn nhân không kìm được nước mắt.

Khoảng nửa tháng gần đây, những người này nhận công việc thu dọn kính, nền nhà cho công trình tại số 16 phố Nguyễn Công Trứ. Công việc hàng ngày kéo dài từ sáng đến khoảng 17h chiều cùng ngày. Ngày 30/7, những công nhân này ở lại làm tăng ca thì bất ngờ xảy ra sự việc đau lòng trên. 

{keywords}
Người nhà nạn nhân có mặt tại hiện trường vụ tai nạn 

Ngồi thất thần bên hành lang nhà tang lễ, chị Nguyễn Thị Phương (SN 1986, quê xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội) chỉ biết khóc.

Ngay sau khi nhận được tin bố mình là ông Nguyễn Thế Bồng (SN 1961) gặp nạn, chị đã tức tốc chạy đến hiện trường rồi sau đó nhận tin dữ. Trước đó khoảng 17h, mẹ chị Phương đã về nhà để thu dọn nhà cửa, chuẩn bị cơm nước, còn ông Bồng ở lại làm tăng ca cùng vài người khác.

Khoảng 20h20, chị Phương nhận được tin từ người hàng xóm báo bố bị tai nạn lao động. Nghe tin, chị Phương vội chạy đi tìm mẹ hỏi xem công việc của bố thế nào. Cả gia đình gọi điện lên chỗ ông Bồng làm việc thì nhận tin ông đã tử vong.

“Nghe tin xong mà tôi rụng rời chân tay, không dám tin vào sự thật. Sáng nay, bố đi làm còn vui cười chào mọi người, nay đã mỗi người một nơi, đau đớn quá...", chị Phương  vừa khóc vừa nói.

{keywords}
Chị Phương không tin là bố mình đã mất 

Gặp nạn khi chưa kịp ăn gì

Chị Phương kể, bố mẹ chị sinh được 4 người con. Trong đó, chị là con gái đầu, người em trai thứ hai không may bị liệt nửa người cuộc sống hàng ngày phải có người chăm sóc, còn em trai út hiện đang học cấp 3. Mấy chục năm qua, vợ chồng ông Bồng tần tảo, làm đủ nghề để nuôi các con ăn học, trưởng thành. 

"Sống cả đời người, chưa một ngày bố tôi được nông nhàn, ngơi nghỉ chân tay, ở quê hễ ai mướn việc gì ông đều đi làm. Đến lúc chết có thể ông cũng chết đói, chết khát vì làm tăng ca cũng chưa được ăn gì. Ngày trước, nếu hôm nào làm tăng ca, đến 9h đêm bố tôi mới về ăn cơm cùng gia đình", chị nghẹn ngào.

{keywords}
Chị Phương kể về bố mình trước khi gặp nạn 

Tiếp lời chị Phương, một người thân đau xót nói: "Khổ, mấy chục năm nay chú Bồng làm lụng vất vả. Đến lúc chết cũng khổ, chết trong cảnh đói, khát...". 

Đến khuya, tại nhà tang lễ Bệnh viện Thanh Nhàn, rất đông người thân của các nạn nhân cũng như bà con hàng xóm nghe tin dữ đã đến gửi lời chia buồn với gia đình các nạn nhân và tiến hành lo các thủ tục để đưa về chôn cất. 

Sập giàn giáo ở phố Nguyễn Công Trứ, 3 người tử vong

Sập giàn giáo ở phố Nguyễn Công Trứ, 3 người tử vong

Cơ quan chức năng đang tiến hành phong tỏa hiện trường vụ tai nạn lao động khiến 3 người tử vong tại chỗ.

 

Nhị Tiến 



Theo Báo VietNamNet

Nạn nhân thứ tư vụ sập giàn giáo ở phố Nguyễn Công Trứ đã tử vong

Cơ quan chức năng xác định danh tính 4 nạn nhân trong vụ sập giàn giáo tại 16 Nguyễn Công Trứ (phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).

Lãnh đạo UBND quận Hai Bà Trưng sáng nay (31/7) cho biết, vụ tai nạn khiến 4 người tử vong.

Ba nạn nhân tử vong tại chỗ gồm: Anh Nguyễn Thế Sơn (SN 1967), Nguyễn Thế Bồng (SN 1956), đều trú ở thôn Bài Trượng, xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ và chị Nguyễn Thị Thuý (SN 1968, trú tại xã Vân La, huyện Chương Mỹ).

Riêng anh Đặng Đình Thắng (SN 1992, ở xã Vân La, huyện Chương Mỹ) bị thương nặng được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện nhưng sau đó đã tử vong. 

{keywords}
Các nạn nhân trong vụ sập giàn giáo 
{keywords}
Lực lượng chức năng có mặt tại hiện trường 

Trước đó, khoảng 20h ngày 30/7, tại công trình xây dựng số nhà 16 phố Nguyễn Công Trứ xảy ra vụ tai nạn lao động, gãy thang lắp kính khiến nhiều người thương vong.

Vào thời điểm trên, 4 công nhân đang lắp kinh phía ngoài tại tầng 7 toà nhà thì thang lắp kính bị gãy. Cả 4 người rơi thẳng xuống đất.

{keywords}
Ngôi nhà xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng 
{keywords}
Cơ quan chức năng phong tỏa hiện trường vụ tai nạn đêm qua

Sập giàn giáo ở phố Nguyễn Công Trứ, 3 người tử vong

Sập giàn giáo ở phố Nguyễn Công Trứ, 3 người tử vong

Cơ quan chức năng đang tiến hành phong tỏa hiện trường vụ tai nạn lao động khiến nhiều người thương vong.

Nhị Tiến 



Theo Báo VietNamNet

Áp thấp nhiệt đới khả năng thành bão, hướng vào Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km và có khả năng mạnh lên thành bão.

Sáng nay (31/7), vùng áp thấp trên khu vực Bắc Biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới (ATNĐ).

{keywords}
Dự báo hướng đi của ATNĐ sau khả năng mạnh thành bão. Ảnh: NCHMF

Hồi 7h, vị trí trung tâm ATNĐ ở khoảng 16,8 độ Vĩ Bắc; 113,5 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 160km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 100km tính từ tâm vùng ATNĐ.

Dự báo trong 24 giờ tới, ATNĐ di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km và có khả năng mạnh lên thành bão.

Đến sáng mai, vị trí tâm bão ở khoảng 17,8 độ Vĩ Bắc; 110,5 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 100km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 do áp thấp nhiệt đới): Phía Đông kinh tuyến 109,0 độ Kinh Đông; phía Bắc vĩ tuyến 15,0 độ Vĩ Bắc.

Do ảnh hưởng của ATNĐ nên ở Biển Đông có mưa giông mạnh, ở khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, giật cấp 10; sóng biển cao 3-5m; biển động mạnh.

Ở khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau (bao gồm huyện đảo Phú Quý) có gió tây nam mạnh cấp 6-7, giật cấp 9, biển động mạnh; sóng biển cao 2-4m.

Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trên khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có nguy cơ chịu tác động cao của gió giật và lốc xoáy.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km.

Đến 7h ngày 2/8, vị trí tâm bão ở khoảng 19,2 độ Vĩ Bắc; 107,6 độ Kinh Đông, trên khu vực Vịnh Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km, hướng tới các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Chuyên gia Pháp chưa sang, đường sắt Cát Linh – Hà Đông không thể chạy thử

Chuyên gia Pháp chưa sang, đường sắt Cát Linh – Hà Đông không thể chạy thử

Do dịch Covid -19,  đến nay chuyên gia tư vấn Pháp vẫn chưa thể sang Việt Nam để đánh giá an toàn hệ thống đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông.

Hương Quỳnh 

"Bạn đọc có khúc mắc, bày tỏ quan điểm hay cần truyền thông tham gia giải quyết các vấn đề cá nhân, cộng đồng...hãy liên lạc với chúng tôi theo địa chỉ email banxahoi@vietnamnet.vn . Mọi thắc mắc, kiến nghị, đề xuất đều được xem xét hỗ trợ trong thời gian sớm nhất. Trân trọng!"



Theo Báo VietNamNet

Thiếu tướng Nguyễn Hải Trung làm Giám đốc Công an Hà Nội

 Bộ Công an sáng nay (31/7) đã trao quyết định bổ nhiệm Thiếu tướng Nguyễn Hải Trung, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương giữ chức vụ Giám đốc Công an TP Hà Nội.


Thiếu tướng Hoàng Đức Lừng, Cục trưởng Cục Tổ chức cán bộ đã công bố các quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về điều động, bổ nhiệm Thiếu tướng Nguyễn Hải Trung, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương, Thủ trưởng Cơ quan Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương đến nhận công tác và giữ chức vụ Giám đốc CATP Hà Nội từ ngày 1/8/2020.

{keywords}
Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an trao Quyết định

Người tiền nhiệm của ông Nguyễn Hải Trung là Trung tướng Đoàn Duy Khương nghỉ hưu theo chế độ.

Đại diện Ban Tổ chức Thành ủy đã công bố Quyết định chỉ định vào Ban chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức Bí thư Đảng ủy Công an thành phố Hà Nội đối với đồng chí Nguyễn Hải Trung, tân Giám đốc CATP.

Thiếu tướng Nguyễn Hải Trung,  (SN 1968), quê Vĩnh Phúc. Ông từng kinh qua các chức vụ Cục trưởng Cục Tổ chức cán bộ;  Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Cảnh sát nhân dân (Bộ Công an), được phong hàm thiếu tướng năm 2018 và được Bộ Công an điều động và bổ nhiệm Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa vào tháng 8/2018.

Đến tháng 6/2020, Thiếu tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa được Bộ Công an điều động đến nhận công tác tại UBKT Đảng ủy Công an Trung ương để tiến hành quy trình bầu Ủy viên chuyên trách và Phó Chủ nhiệm Thường trực UBKT Đảng ủy Công an Trung ương nhiệm kỳ 2015 - 2020.

Sau hơn 1 tháng nhận nhiệm vụ tại UBKT Đảng ủy Công an Trung ương, Thiếu tướng Nguyễn Hải Trung tiếp tục được Bộ Công an điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Công an TP Hà Nội thay Trung tướng Đoàn Duy Khương nghỉ hưu theo chế độ.

Ông Nguyễn Đức Chung: Hà Nội từ nay đến 12/8 là cao điểm chống dịch

Ông Nguyễn Đức Chung: Hà Nội từ nay đến 12/8 là cao điểm chống dịch

Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhận định, tình hình dịch mới phức tạp, khi thủ đô ghi nhận 2 ca dương tính, trong 14 ngày tới cần huy động các cấp "trực chiến" chống dịch Covid-19.

Nhị Tiến 



Theo Báo VietNamNet

“Nội soi’ tình trạng báo chí quấy nhiễu doanh nghiệp

“Có lần chúng tôi gặp một sự cố nhỏ về môi trường. Một phóng viên gọi đến dọa rằng không ký hợp đồng 100 triệu thì “phang” bài” - Đây là một chuyện không hiếm gặp qua lời kể của một đại diện truyền thông một tập đoàn lớn.

'Chưa được vạ, má đã sưng'!

Khi chúng tôi đặt vấn đề về thực trạng doanh nghiệp bị một số tờ báo, tạp chí đe dọa để chào mời quảng cáo, đại diện nhiều doanh nghiệp, cả tư nhân lẫn doanh nghiệp nhà nước, đều chung một câu trả lời: Nhiều không đếm xuể! Tuy nhiên, tất cả đều đề nghị giấu kín danh tính, vì  “sợ phiền phức”.

{keywords}
 Nữ phóng viên Đào Thị Thanh Bình, báo Thương hiệu và Công luận bị bắt khi đang nhận 70.000 USD của công ty TNHH LEXSHARE- ICT Việt Nam có trụ sở ở tỉnh Bắc Giang

Vừa mở lời về câu chuyện 'báo chí và doanh nghiệp', ông T - đại diện truyền thông của một tập đoàn tư nhân lớn ngay lập tức cho tôi xem tin nhắn trên điện thoại. Tin nhắn vừa được gửi đến trong ngày.

Nội dung là phóng viên đó đề nghị làm việc với người phát ngôn của tập đoàn để yêu cầu “cung cấp một số tài liệu liên quan để phục vụ tốt cho công tác phản ánh”. Nhưng do vấn đề phóng viên đó hỏi sai địa chỉ, không liên quan gì đến doanh nghiệp, nên vị này đề nghị gửi vấn đề cần trao đổi vào email để nắm thông tin, rồi sẽ có phản hồi.

Phóng viên này nằng nặc từ chối, và nhắn rằng “nếu không gặp được người phụ trách” thì vẫn sẽ đăng bài, rồi không quên cảnh báo rằng ý kiến của lãnh đạo công ty thì sẽ ghi nhận và “đăng vào các kỳ sau của loạt bài”.

“Nhỡ họ cần thông tin thật để đăng tải khách quan thì sao”, chúng tôi hỏi lại. Vị này cười, lắc đầu: Không! Ở vị trí này lâu chúng tôi biết được những ai thực sự muốn gặp để lấy thông tin, ai gặp vì “chuyện khác”. Rồi ông kể tiếp một vài câu chuyện khác trong vô số những câu chuyện mà ông phải đối mặt với một số người tự xưng là “phóng viên” của các cơ quan báo chí.

“Họ toàn ở những tờ mà khi họ gọi đến chúng tôi mới biết là có cơ quan báo chí như vậy”, ông T kể, “Có lần chúng tôi gặp một sự cố nhỏ về môi trường. Một phóng viên gọi đến dọa rằng không ký hợp đồng 100 triệu thì “phang” bài. Chúng tôi từ chối vì ký với người này thì sẽ có thêm rất nhiều “phóng viên” khác kéo đến”.

{keywords}
Bị cáo Phạm Lê Hoàng Uyển và bị cáo Võ Hoàng Hà bị xử tù vì tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" trong vụ án nhận tiền để gỡ bài cho doanh nghiệp

Nói về lý do không phản ánh đến cơ quan chức năng trước việc những người tự xưng là phóng viên “vòi vĩnh” như thế, ông T bảo: Kể ra nếu báo công an thì xử lý được những người đó, nhưng 'chưa được vạ má đã sưng' nên chúng tôi đành “ngậm bồ hòn làm ngọt”. “Nhiều người đăng một vài bài xong không thấy chúng tôi 'ý kiến gì' thì chủ động yêu cầu chúng tôi sang gặp giải quyết. Chúng tôi xác định không làm gì sai thì không việc gì phải làm theo những gì họ nói.

“Bài” phổ biến của họ vẫn là tôi nắm được thông tin này, thông tin kia, nếu không muốn lên bài thì qua gặp lãnh đạo bên tôi. Và mục đích cuối cùng là… hợp đồng”, ông T chốt lại câu chuyện về những ấn tượng không hay ho với báo chí mà ông cho rằng “sẽ còn gặp nhiều nữa”. 

"Tôi xin nói, doanh nghiệp nào cũng cần quảng bá và doanh nghiệp nào cũng cần nhà báo, nhưng theo một điều tra xã hội học vừa rồi, 40% số chủ doanh nghiệp nói là họ rất sợ nhà báo, rất ngại các nhà báo. Mà khi nhà báo nói sai thì thậm chí họ còn khuyên nhau một câu rất tiêu cực là: nhà báo nói sai cũng đừng có cãi. Vì cãi nó thì chuyện nọ rọ sang chuyện kia..." - (cố nhà báo Hữu Thọ nói trên báo Đại Đoàn Kết)

Còn đại diện truyền thông của một doanh nghiệp nhà nước bức xúc: Mỗi ngày tôi nhận được không biết bao nhiêu cuộc gọi mời chào truyền thông, quảng cáo, tài trợ sự kiện, tài trợ chương tình này nọ. Tôi không biết họ có phải là phóng viên thật không, hay chỉ là nhân viên các công ty truyền thông. Nhưng họ nói giọng trịch thượng. Khi không được đáp ứng thì liên tục gọi điện quấy nhiễu, rồi đe dọa. Chúng tôi là doanh nghiệp nhà nước, kinh phí cho truyền thông có giới hạn, đâu thể lúc nào cũng đáp ứng được.

Trường hợp của một lãnh đạo doanh nghiệp có vốn nhà nước sau đây cũng là câu chuyện đáng suy ngẫm. Sức khỏe vị lãnh đạo này vốn không tốt, trong 3 tháng ông phải nhiều lần lên bàn mổ, chịu nhiều đau đớn. Đúng lúc đó, ông bị phóng viên của một số tờ báo đăng loạt mấy chục bài “đánh”. Họ vẽ ra những sai phạm của ông dựa trên tài liệu của một phía cung cấp.

Đỉnh điểm là lần ông lên cơn bệnh nặng, phải sang nước ngoài chữa bệnh gấp, nếu không nguy kịch đến tính mạng. “Thế nhưng, phóng viên một số tờ báo lại được ai đó bơm thổi để đăng bài tung tin tôi trốn đi nước ngoài”, ông kể, “Nhưng tôi không chấp họ. Tôi cũng không phản hồi gì với tòa soạn đó bởi vì họ không đáng để tôi phải bận tâm đến”.

Sau cùng, cơ quan thanh tra của bộ, rồi công an vào cuộc tìm hiểu hoạt động của công ty. Kết quả, nhiều sai phạm được phanh phui, nhưng là sai phạm dưới thời của một vị cựu lãnh đạo khác, không liên quan gì đến bộ máy lãnh đạo hiện tại. Còn đối tượng “mượn tay” báo chí để lũng đoạn doanh nghiệp nọ giờ đã bị khởi tố.

'Sáng đăng, sáng gặp, sáng gỡ' và tình trạng ‘tráo săm, sửa lốp’

Ngoài thực trạng 'phóng viên đếm tầng', 'nhóm phóng viên IS' mà chính các lãnh đạo cơ quan quản lý báo chí từng nêu cũng như bản thân nhiều nhà báo chân chính thường gọi, còn tình trạng xua quân đi ‘đánh để lập kế hoạch quảng cáo cho năm sau’ và 'bảo trợ đen'.

‘Đánh để lập kế hoạch quảng cáo’ xuất hiện vào dịp cuối năm, khi một  số tòa soạn ‘bật đèn xanh’ cho phóng viên đi quấy nhiễu doanh nghiệp, đơn vị để buộc lòng họ phải ‘im chuyện’ bằng hợp đồng truyền thông. Hợp đồng truyền thông sẽ được đưa vào kế hoạch cho năm sau.

Còn ‘bảo trợ đen’ là gì? V.X.H là phó tổng giám đốc một tập đoàn bất động sản kể, tập đoàn nhiều dự án, với vài trò phụ trách cả vấn đề đối ngoại, anh thường xuyên phải tổ chức những bữa tiệc xử lý 'truyền thông', hay còn được gọi là 'bảo trợ đen'. Trong bữa tiệc, vị phó tổng giám đốc được kết nối với những phóng viên mảng bất động sản.

Cứ mỗi lần tập đoàn chuẩn bị ra mắt dự án mới, anh phải ôm một cọc tiền đi xử lý những tờ báo, tạp chí hay 'quấy bất động sản'. Gói “bảo trợ đen” được chuyển cho một nhà báo đứng đầu nhóm, rồi anh này sẽ chia đều cho các phóng viên khác. Khi dự án xuất hiện trên báo với thông tin xấu, sẽ được 'xử lý' đến phóng viên, thậm chí đến ban biên tập.

Xử lý được chia thành hai cách, một là trước khi xuất bản, khi phóng viên mới đi tìm hiểu dự án. Hai là khi đã lên bài, sẽ là quy trình 'sáng đăng, trưa gặp, chiều gỡ'. Thậm chí, có bài còn được xử lý nhanh, quy trình sẽ rút gọn về mặt thời gian 'sáng đăng, trưa gặp, trưa gỡ' hoặc khẩn cấp hơn còn 'sáng đăng, sáng gặp, sáng gỡ'.

Chị S., một nhân viên truyền thông của một tập đoàn bất động sản ở Hà Nội nói rằng, quy trình được đẩy nhanh hơn, rút gọn hơn với những bài mà các doanh nghiệp không muốn lan truyền nhanh trên mạng xã hội, bị báo khác dẫn lại. Từ 'sáng đăng, trưa gặp, chiều gỡ' đã có trường hợp chuyển thành '8h đăng, 9h gặp, 10h gỡ'. Tất nhiên, đây là với những tờ báo, tạp chí mà việc gỡ bài đôi khi còn dễ như hạ một status trên facebook!

Bên cạnh đó, là tình trạng không gỡ (vì bị phần mềm quản lý của cơ quan chức năng theo dõi) thì 'tráo săm, sửa lốp'. Có nghĩa là thay đổi nội dung hoàn toàn hoặc một phần nào đó liên quan đến doanh nghiệp, sửa tít không gỡ bài.

'Sợ báo chí hơn là sợ gặp lãnh đạo cấp trên của mình!"

Tiến sỹ Nguyễn Tri Thức (Vụ trưởng, Trưởng phòng Hồ sơ sự kiện, Tạp chí Cộng sản) là một nhà báo từng trải qua nhiều vị trí, lĩnh vực và cơ quan báo chí khi nói về tình trạng báo chí quấy nhiễu doanh nghiệp đã phải thốt lên: "Dù không phải là nhiều, nhưng nó mang tiếng xấu rất tồi tệ, thậm chí bây giờ có người dân, doanh nghiệp còn gọi là “bọn nhà báo”. Có những lúc tôi xấu hổ, không dám nhận mình là nhà báo!”.

{keywords}
Tiến sỹ Nguyễn Tri Thức

Tiến sỹ Thức cho rằng, thực trạng báo chí sách nhiễu doanh nghiệp hay các cơ quan công quyền là tình trạng đáng báo động, nó khiến các doanh nghiệp rất sợ gặp báo chí. Sợ ở đây, không phải vì công việc, mà là những tình cảnh doanh nghiệp, các cơ quan công quyền bị nhà báo dọa dẫm, ép xin quảng cáo, thậm chí còn có tình trạng đánh hội đồng doanh nghiệp.

Ông Thức chia sẻ: “Tôi được biết, có doanh nghiệp đưa tiền cho tờ báo này thì sau đó có nhiều cơ quan báo chí khác cùng vào cuộc với kịch bản tương tự. Có một số lãnh đạo ở tỉnh, họ cảm giác sợ báo chí hơn là sợ gặp cấp trên của mình!"

Vì sao? Vì một số phóng viên và cơ quan báo chí không cân bằng, không công bằng thông tin, chỉ nhăm nhăm vào mặt trái, nhìn vào sai sót, chưa hoàn thiện để khoét vào xin tiền, tống tiền, dọa nạt để nhân danh nghề báo để trục lợi cá nhân. Tại sao những cơ quan báo chí khác không bao giờ thấy bị nhắc đến trên phương tiện truyền thông đại chúng hay trên các diễn đàn, mạng xã hội mà nhiều cơ quan báo chí, tạp chí từng dính líu liên tục có phóng viên cứ bị nhắc đến vì bị bắt, tống tiền?

Cho đến khi, doanh nghiệp không thể chịu đựng được, bắt buộc họ phải nhờ cơ quan chức năng vào cuộc. Và nhiều vụ nhà báo tống tiền doanh nghiệp đã được cơ quan công an bắt quả tang, sau đó tòa án đưa ra xét xử công khai, nghiêm minh.

Cũng như Tiến sỹ Nguyễn Tri Thức ở Tạp chí Cộng sản, ông Ngô Huy Toàn (Trưởng phòng Thanh tra Báo chí và Thông tin trên mạng -Thanh tra Bộ TT&TT) cũng chia sẻ rằng, qua thực tế thanh tra, kiểm tra, thực trạng phóng viên, nhà báo 'đếm tầng' thường rơi vào một số cơ quan báo chí nhất định. Nhóm này bao gồm một số tạp chí điện tử của các hội. 

Ông Nguyễn Thế Kỷ, Tổng giám đốc Đài TNVN

Việc này không chỉ làm hỏng người làm báo mà còn làm hỏng cả lãnh đạo cơ quan báo chí (không khác gì người “phát canh thu tô”). Một cơ quan báo chí cũng giống như một gia đình, nếu như bố mẹ đàng hoàng, thương yêu con, có trách nhiệm thật sự với con thì những đứa con sẽ luôn kính trọng.

Nhưng nếu nuông chiều, bao che những đứa con hư hỏng, dùng cả những đồng tiền bản mà chúng kiếm được thì những đứa con đó càng hư, gia đình đang yên ổn bỗng xô lệch, đổ ngã các giá trị.

Trước hiện trạng này, đòi hỏi lãnh đạo cơ quan báo chí, cơ quan quản lý báo chí và cơ quan chủ quản càng phải gương mẫu, trách nhiệm, nghiêm túc, quyết liệt . Cơ quan báo chí nào có bộ quy chế tốt, anh em được chăm lo bồi dưỡng về tư tưởng, chính trị, kiến thức xã hội, cách ứng xử tốt đẹp… thì cơ quan đó sẽ phát triển tốt, có uy tín. 

Hà Duy - Đoàn Bổng - Mạnh Hưng - Lê Nam - Nhân Tùng

Hàng loạt phóng viên tống tiền vướng vào lao lý

Hàng loạt phóng viên tống tiền vướng vào lao lý

Số người làm báo bị xử tù vì tống tiền tổ chức, cá nhân không còn là cá biệt. Điều này không chỉ để lại những hệ lụy cho bản thân họ mà còn ảnh hưởng lớn đến uy tín của những người làm báo chân chính...



Theo Báo VietNamNet

Dự báo thời tiết hôm nay 31/7: Miền Bắc sắp đón mưa lớn

Khu vực Bắc Bộ từ đêm mai có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 200-350mm/đợt, có nơi trên 400mm/đợt.

Liên quan vùng áp thấp trên Biển Đông, dự báo trong 24 giờ tới, vùng áp thấp di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km và có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới (ATNĐ).

Do ảnh hưởng của vùng áp thấp có khả năng mạnh lên thành ATNĐ nên ở Biển Đông có mưa giông mạnh, ở khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 5, sau tăng lên cấp 6, giật cấp 8; sóng biển cao 2-3,5m; biển động.

{keywords}
Miền Bắc sẽ có mưa rất to

Ở khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau (bao gồm huyện đảo Phú Quý) có gió tây nam mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8, biển động mạnh; sóng biển cao 2-4m.

Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trên khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có nguy cơ chịu tác động cao của gió giật và lốc xoáy. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, ATNĐ di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km và có khả năng mạnh thêm.

Đến 19h ngày 1/8, vị trí tâm ATNĐ ở khoảng 18,5 độ Vĩ Bắc; 109,0 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Nam đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 9. 

Từ ngày 1-3/8 các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Trị có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 200-400mm/đợt, có nơi trên 500mm/đợt. Các tỉnh/thành Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 100-250mm/đợt. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Từ đêm ngày 1-5/8, Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 200-350mm/đợt, có nơi trên 400mm/đợt. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Ngoài ra, do ảnh hưởng của gió mùa tây nam hoạt động mạnh dần nên ở Tây Nguyên và Nam Bộ từ chiều nay có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to và giông rải rác.

Từ ngày 1-3/8, Tây Nguyên và Nam Bộ (bao gồm cả huyện đảo Phú Quốc) có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm/đợt, riêng khu vực Bắc Tây Nguyên 200-300mm/đợt.

Dự báo thời tiết các vùng ngày 31/7:

Phía Tây Bắc Bộ có mưa rào và giông vài nơi, khu Tây Bắc đêm có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong cơn giông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ cao nhất 32-35 độ; thấp nhất 24-27 độ.

Phía Đông Bắc Bộ có mưa rào và giông vài nơi. Trong cơn giông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ cao nhất 32-35 độ; thấp nhất 25-28 độ.

Thời tiết Hà Nội vài nơi có mưa rào và giông. Nền nhiệt ban ngày dao động 32-35 độ; về đêm giảm còn 25-28 độ.

Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế có mưa rào và giông vài nơi, chiều tối có mưa rào và giông rải rác. Nhiệt độ cao nhất 32-35 độ; thấp nhất 26-29 độ.

Đà Nẵng đến Bình Thuận có mưa rào và giông vài nơi, chiều và đêm mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và giông. Trong cơn giông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ cao nhất 32-35 độ; thấp nhất 25-28 độ.

Tây Nguyên nhiệt độ ban ngày từ 28-31 độ; chiều có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và giông. Trong cơn giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 20-23 độ.

Khu vực Nam Bộ chiều có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và giông. Nhiệt độ phổ biến 29-32 độ, có nơi trên 32 độ. Tại TP.HCM là 32 độ và Cần Thơ 31 độ.

Sập giàn giáo ở phố Nguyễn Công Trứ, 3 người tử vong

Sập giàn giáo ở phố Nguyễn Công Trứ, 3 người tử vong

Cơ quan chức năng đang tiến hành phong tỏa hiện trường vụ tai nạn lao động khiến nhiều người thương vong.

Hương Quỳnh

"Bạn đọc có khúc mắc, bày tỏ quan điểm hay cần truyền thông tham gia giải quyết các vấn đề cá nhân, cộng đồng...hãy liên lạc với chúng tôi theo địa chỉ email banxahoi@vietnamnet.vn . Mọi thắc mắc, kiến nghị, đề xuất đều được xem xét hỗ trợ trong thời gian sớm nhất. Trân trọng!"



Theo Báo VietNamNet

Chuyên gia Pháp chưa sang, đường sắt Cát Linh – Hà Đông không thể chạy thử

Do dịch Covid -19,  đến nay chuyên gia tư vấn Pháp vẫn chưa thể sang Việt Nam để đánh giá an toàn hệ thống đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông.

Thứ trưởng GTVT Nguyễn Ngọc Đông thông tin, hiện tại 33 chuyên gia Trung Quốc đã sang Việt Nam. Sau khi thực hiện cách ly theo quy định, tất cả đã bắt tay vào công việc bình thường.
 
Ngoài 33 chuyên gia nói trên, số còn lại sẽ tiếp tục sang Việt Nam vào thời gian tới.

{keywords}
Chuyên gia Pháp chưa sang, đường sắt Cát Linh – Hà Đông chưa biết chạy lúc nào

 Thứ trưởng Đông cũng nói rõ, để tàu đường sắt Cát Linh – Hà Đông chạy được thì 4 chuyên gia Pháp phải cùng sang để đánh giá an toàn hệ thống toàn dự án. Tuy nhiên, do ảnh hưởng dịch Covid -19 nên đến nay vẫn chưa biết ngày nào 4 chuyên gia tư vấn Pháp sang được.

Hiện tại phía Tổng thầu Trung Quốc đang tích cực hoàn thành hồ sơ nghiệm thu dự án. Sau khi hoàn thành sẽ chạy tích hợp liên tục để đưa ra đánh giá cuối cùng.  

"Phần tập hợp hồ sơ phía Tổng thầu có chuyển biến tốt để làm công tác nghiệm thu. Còn hồ sơ đánh giá an toàn hệ thống thì vẫn chưa đủ nên sẽ yêu cầu tư vấn Pháp đánh giá trên cơ sở thực tế. Cái gì được và chưa được tư vấn sẽ nói rõ”, Thứ trưởng Đông thông tin.
 
Ông Đường Hồng, Giám đốc Tổng thầu Trung Quốc dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông cho biết, theo quy định của Việt Nam các dự án đều phải thông qua đánh giá an toàn hệ thống nên Tổng thầu hoàn toàn tuân thủ quy định của Việt Nam.

Thông qua Ban Quản lý dự án đường sắt, Tổng thầu và tư vấn trao đổi, đánh giá chi tiết các vấn đề liên quan đến các hạng mục của dự án. Trong đó có cái đánh giá theo hồ sơ, có cái theo hiện trường theo yêu cầu của chủ đầu tư.

Đại diện Tổng thầu cho rằng, việc tư vấn Pháp vào thời kỳ giữa của dự án nên hồ sơ thời gian trước, tư vấn yêu cầu, tổng thầu không thể cung cấp đúng.
 
Với những phần còn thiếu Tổng thầu sẽ tiến hành thí nghiệm hiện trường để đủ điều kiện đưa vào ban giao. Cái nào không rõ sẽ đánh giá tại hiện trường.

Được biết, Tổng thầu Trung Quốc sẽ thuê Metro Thẩm Quyến sang đánh giá chạy thử cùng với tư vấn Pháp.

Hình ảnh đoàn tàu đường sắt Nhổn - ga Hà Nội chuẩn bị về Việt Nam

Hình ảnh đoàn tàu đường sắt Nhổn - ga Hà Nội chuẩn bị về Việt Nam

Đại diện Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội cho hay, dự kiến ngày 28/10 tới đoàn tàu đường Nhổn - ga Hà Nội sẽ được đưa về Việt Nam.

 
Vũ Điệp
 
 



Theo Báo VietNamNet

'Chạy đua' xét nghiệm nhanh 21.000 người từ Đà Nẵng trở về Hà Nội

Phòng chống lây nhiễm Covid-19, từ nay đến 2/8, Hà Nội xét nghiệm nhanh cho toàn bộ hơn 21.000 người trở về từ Đà Nẵng.

XEM VIDEO:

Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội Khổng Minh Tuấn cho biết 30 quận, huyện sẽ xét nghiệm nhanh cho 21.000 người về từ Đà Nẵng. Những người này cần liên hệ với cơ quan y tế của quận, huyện, xã, phường để được bố trí xét nghiệm nhanh. Tất cả việc xét nghiệm được giao về cho các địa phương.

Mỗi ca xét nghiệm nhanh sẽ được thực hiện và cho kết quả trong 10 phút. Mẫu bệnh phẩm nào cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2 sẽ lập tức được gửi lấy mẫu xét nghiệm PRC. Nếu kết quả dương tính lập tức sẽ chuyển công dân về nơi cách ly tập trung.

Trong trường hợp âm tính, người được xét nghiệm sẽ được trở về địa phương và cam kết tự cách ly ở nhà trong thời hạn 14 ngày.

Liên quan đến lo ngại sẽ có trường hợp trở về từ Đà Nẵng nhưng không khai báo với cơ quan y tế, PGĐ CDC Hà Nội bày tỏ, người dân phải suy nghĩ vì sức khỏe của chính mình, của gia đình và cộng đồng. Ngoài việc động viên, khuyến khích người dân chủ động khai báo y tế, lực lượng chức năng cũng “rà từng ngõ, gõ từng nhà” để tìm các trường hợp từ Đà Nẵng về.

{keywords}
Tại điểm xét nghiệm nhanh trung tâm y tế quận Hai Bà Trưng

Còn theo Phó giám đốc phụ trách CDC Hà Nội Triệu Quang Việt, về năng lực xét nghiệm CDC TP có 3 máy test PCR, với 30 nhân lực theo ca kíp để lấy mẫu, có thể test 500-700 mẫu/ngày. Nếu được bổ sung thêm máy có thể nâng lên 1.700-2.000 mẫu/ngày

CDC đã đào tạo cho 214 người ở cấp quận, huyện, hơn 1.299 nhân viên ở cấp xã, phường có thể lấy dịch họng hầu phục vụ cho công tác xét nghiệm Covid-19, với năng lực tối đa là 11.700 mẫu/ngày.

CDC Hà Nội đang quản lý khoảng 82.000 test huyết thanh dùng để xét nghiệm nhanh

Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid-19 TP Hà Nội, CDC Hà Nội cho biết, riêng với những trường hợp đi về từ Đà Nẵng, Hà Nội đã xác định có hơn 21.000 người, trong đó 87 trường hợp có biểu hiện sốt, ho, khó thở và đã được đưa đi cách ly, lấy mẫu xét nghiệm.

Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh Hà Nội cần hết sức đề cao cảnh giác trước những diễn biến mới của Covid-19. Ông cho hay: "Đến thứ 7 này các đơn vị phải hoàn thành test nhanh hơn 21.000 người, trường hợp nào dương tính thì xét nghiệm khẳng định bằng PCR".

Các trường hợp F1 phải cách ly ngay lập tức ở Trường cao đẳng nghề kỹ thuật cao, các trường hợp F2 cách ly tại nhà, giám sát y tế hàng ngày; khi có nhu cầu cần xét nghiệm thì các quận huyện phải đáp ứng ngay. 

Một số hình ảnh tại điểm xét nghiệm nhanh quận Hai Bà Trưng:

{keywords}
Mỗi ca sáng, chiều trung tâm y tế quận sẽ gọi một số lượng người nhất định đã lập theo danh sách để lấy mẫu
{keywords}
Qua thống kê, tính đến thời điểm này, toàn quận Hai Bà Trưng đã có 1.499 đi từ Đà Nẵng
về. Và cả nhữny trường hợp liên quan đến
{keywords}
Sau khi khai báo thông tin y tế, có nhân viên hướng dẫn và ngồi ghế đợi
{keywords}
{keywords}
Mỗi khi đến lượt, từng người được mời vào lấy máu
{keywords}
Nhân viên y tế lấy mẫu máu, đánh dấu mã bệnh phẩm
{keywords}
Trong trường hợp phát hiện ca dương tính, người dân sẽ được đưa ngay đi cách ly, đã có xe y tế ở gần đó
{keywords}
Tiếp đó, lấy mẫu lần 2 và gửi về cơ sở xét nghiệm cố định để kiểm tra
{keywords}
Hà Nội sử dụng song song 2 hình thức lấy dịch họng xét nghiệm trong phòng thí nghiệm và lấy máu xét nghiệm nhanh ở cộng đồng
{keywords}
Các trường hợp mới trở về địa bàn và có triệu chứng bất thường về sức khoẻ như ho, sốt sẽ đươc ưu tiên làm trước. Những trường hợp khác sẽ lần lượt được kiểm tra sau
{keywords}

Thành Nam - Video: Đình Hiếu

Có 87 người từ Đà Nẵng về Hà Nội phát triệu chứng ho, sốt

Có 87 người từ Đà Nẵng về Hà Nội phát triệu chứng ho, sốt

Đã có hơn 21.000 người từ Đà Nẵng về Hà Nội, trong đó có 87 trường hợp ho, sốt, khó thở...



Theo Báo VietNamNet

Thứ Năm, 30 tháng 7, 2020

Vay 52 tỷ chi tiêu, nhiều lãnh đạo huyện ở Thanh Hóa bị cách chức, cảnh cáo

Chiều ngày 30/7, UBKT Tỉnh ủy Thanh Hóa đã có thông báo xem xét, xử lý kỷ luật Đảng đối với tổ chức đảng và Đảng viên vi phạm tại Ban Thường vụ Huyện ủy Yên Định liên quan tới sai phạm trong quản lý, thu chi ngân sách.

Sau khi kiểm tra, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thanh Hóa kết luận Ban Thường vụ Huyện ủy Yên Định nhiệm kỳ 2010-2015 và một số đảng viên có khuyết điểm, vi phạm đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật Đảng.

Theo đó, quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với Ban Thường vụ Huyện ủy Yên Định nhiệm kỳ 2010-2015.

Quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức Bí thư Huyện ủy, cách chức ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy Yên Định nhiệm kỳ 2010-2015 đối với ông Hoàng Cao Thắng, nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Bí thư Huyện ủy, nguyên chủ tịch HĐND huyện Yên Định.

Cách chức Phó bí thư Huyện ủy Yên Định nhiệm kỳ 2010-2015 đối với bà Ngô Thị Hoa, nguyên Phó bí thư Huyện ủy, nguyên Chủ tịch UBND huyện Yên Định.

{keywords}
Nhiều lãnh đạo huyện Yên Định bị cách chức, cảnh cáo

Kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối ông Lưu Vũ Lâm, nguyên Phó bí thư Huyện ủy nhiệm kỳ 2015-2020, nguyên chủ tịch UBND huyện Yên Định nhiệm kỳ 2016-2021.

Cảnh cáo ông Nguyễn Văn Chung, nguyên Phó bí thư Thường trực Huyện ủy Yên Định nhiệm kỳ 2010-2015.

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy cũng đã thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Vũ Ngọc Thưởng, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy nhiệm kỳ 2015-2020, Chủ tịch HĐND huyện Yên Định nhiệm kỳ 2016-2021.

Khiển trách đối ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy nhiệm kỳ 2015-2020, Phó Chủ tịch phụ trách UBND huyện Yên Định nhiệm kỳ 2016-2021; nguyên Chánh Văn phòng HĐND-UBND huyện giai đoạn 2010-2013.

Ngoài ra, Ban Thường vụ Huyện ủy Yên Định đã thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Nguyễn Văn Xô, nguyên ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy nhiệm kỳ 2010-2015 và nhiệm kỳ 2015-2020, nguyên phó chủ tịch UBND huyện nhiệm kỳ 2011-2016 nguyên phó chủ tịch HĐND huyện Yên Định nhiệm kỳ 2016-2021…

Cũng theo kết luận, cùng với việc xử lý kỷ luật về Đảng, các cá nhân phải bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do vi phạm gây ra theo quy định của pháp luật.

Như đã đưa tin, trong thời gian từ năm 2013-2015, lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Yên Định đã vay của các cá nhân trong và ngoài cơ quan, để chi tiêu vào các việc như: Tiếp khách, ăn uống, sửa xe, lắp bàn ghế... với số tiền lên tới 52 tỉ đồng và không có khả năng hoàn trả.

Lê Dương 

Huyện ở Thanh Hóa vay của cán bộ hàng chục tỷ đồng chi tiêu

Huyện ở Thanh Hóa vay của cán bộ hàng chục tỷ đồng chi tiêu

Chánh văn phòng Tỉnh ủy Thanh Hóa chiều nay cho biết, đang yêu cầu huyện Yên Định báo cáo rõ số nợ hơn 50 tỷ đồng vay mượn của cán bộ để chi tiêu chung.



Theo Báo VietNamNet

TP.HCM phát tin khẩn tìm tài xế GrabBike từng chở nữ bệnh nhân 450

Tối 30/7, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM phát thông báo khẩn tìm tài xế GrabBike từng chở bệnh nhân 450 nhiễm Covid-19.

Tài xế Grab Bike đã chở bệnh nhân 450 từ bệnh viện Quốc tế City (số 3 đường số 17A, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TP.HCM) đến con hẻm số 21/63/15 đường Hoàng Ngân (phường 16, quận 8) trong khoảng thời gian từ 16 -19 giờ ngày 27/7.

{keywords}
Bệnh viện quốc tế City nơi nữ bệnh nhân 450 đến chăm sóc bệnh nhân 449

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM kêu gọi người này liên hệ ngay với cơ quan y tế địa phương hoặc đường dây nóng của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (0869577133) để được kiểm tra sức khoẻ và hướng dẫn phòng ngừa lây nhiễm.

Trước đó, chiều 29/7, Bộ Y tế công bố tại TP.HCM có 2 ca nhiễm Covid-19 gồm nam bệnh nhân 449 (võ sư - 57 tuổi, quốc tịch Mỹ) và nữ bệnh nhân 450 (46 tuổi, là người chăm sóc bệnh nhân 449).

Trong đó, nữ bệnh nhân 450 có lịch trình di chuyển khá phức tạp tại TP.HCM. 

Cụ thể, bệnh nhân này từng lưu trú là khách sạn Thanh Danh 2, địa chỉ số 624 Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11. 

Trong thời gian từ  21-27/7, bệnh nhân này nhiều lần di chuyển đến Aeon Mall Bình Tân.

Ngoài ra, bệnh nhân này có di chuyển về nhà ở trên đường Hoàng Ngân, phường 16, quận 8. Ngoài ra, người này cũng rời khỏi bệnh viện quốc tế City khi chăm sóc Bệnh nhân 449 khi không biết kết quả xét nghiệm.

Hiện tại bệnh nhân 450 đang cách ly điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới.

Các địa điểm bệnh nhân này di chuyển qua đều được cơ quan chuyên môn y tế thực hiện phong tỏa, tiến hành các khâu xử lý y tế để đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19.

TP.HCM yêu cầu khẩn không tập trung quá 30 người nơi công cộng

TP.HCM yêu cầu khẩn không tập trung quá 30 người nơi công cộng

Các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu như: quán bar, vũ trường ngưng hoạt động từ 0h ngày 31/7 cho đến khi có thông báo mới từ UBND TP.HCM.  

Tuấn Kiệt



Theo Báo VietNamNet