Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2019

Thi thể, tro cốt 23 người Việt tử vong ở Anh sẽ hồi hương hôm nay

Các bên liên quan đã thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu chính xác thông tin, hoàn thành các thủ tục cần thiết theo quy định cho việc hồi hương thi thể các nạn nhân.

Đến chiều 28/11 theo giờ địa phương, đại diện các cơ quan chức năng Việt Nam đã hoàn thành công việc tiếp nhận bàn giao từ phía Anh đối với thi thể của 39 nạn nhân người Việt Nam.

Thi thể của 16 nạn nhân đã được đưa về Việt Nam ngày 27/11. Thi thể và tro cốt của 23 nạn nhân còn lại dự kiến về đến Việt Nam ngày 30/11.

Công tác bảo hộ công dân đã được tiến hành chặt chẽ và đầy đủ trong mọi khâu của quá trình nhận bàn giao và chuẩn bị hồi hương thi thể và tro cốt các nạn nhân với sự có mặt của đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Anh và các cơ quan chức năng của Việt Nam.

Các bên liên quan đã thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu chính xác thông tin, hoàn thành các thủ tục cần thiết cho việc hồi hương thi thể các nạn nhân theo quy định.

  • Ảnh 1

    Chiều 28/11 (theo giờ địa phương), đại diện các cơ quan chức năng Việt Nam tại Anh đã hoàn tất công việc tiếp nhận bàn giao thi thể của 39 nạn nhân người Việt Nam. Trong ảnh: Thi thể các nạn nhân được kiểm tra, đối chiếu trước khi vận chuyển về Việt Nam

  • {keywords}
    Đại sứ quán Việt Nam tại Anh cùng lực lượng chức năng kiểm tra thông tin các nạn nhân trước khi làm thù tục ra sân bay
  • Ảnh 2

    Thi thể các nạn nhân được quàn và chuẩn bị hỏa thiêu tại Đài hóa thân hoàn vũ South West Middlesex, London

  • Ảnh 3

    Đài hóa thân hoàn vũ South West Middlesex, ngoại ô London, nơi hỏa thiêu 7 thi thể nạn nhân

Gần một nửa số nạn nhân thiệt mạng trong container ở Anh được đưa về nước

Gần một nửa số nạn nhân thiệt mạng trong container ở Anh được đưa về nước

Thi thể 16 trong tổng số 39 người Việt tử nạn trong container ở Anh được chở trên một máy bay của Vietnam Airlines đã hạ cánh xuống sân bay Nội Bài rạng sáng nay.

Theo TTXVN



Theo Báo VietNamNet

Phiên tòa xét xử Châu Văn Khảm thuộc tổ chức Việt Tân công khai, minh bạch

Phiên xét xử Châu Văn Khảm và đồng phạm thuộc thành viên tổ chức khủng bố Việt Tân đã diễn ra công khai, minh bạch, theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật Việt Nam.

XEM VIDEO:

Trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến phiên tòa ngày 11/11 xét xử Châu Văn Khảm và đồng phạm thuộc thành viên tổ chức khủng bố Việt Tân, Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng cho biết: 

“Phiên toà ngày 11/11/2019 xét xử Châu Văn Khảm và đồng phạm thuộc thành viên tổ chức khủng bố Việt Tân đã diễn ra công khai, minh bạch, theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật Việt Nam, bảo đảm đầy đủ các quyền của các bị cáo.

Đại diện Tổng Lãnh sự quán Australia tại TP.HCM đã được giải thích rõ khi theo dõi phiên toà".

{keywords}
Châu Văn Khảm

Phó Phát ngôn viên khẳng định: Việt Tân là tổ chức khủng bố, đã nhiều lần đưa người và vũ khí xâm nhập Việt Nam với mục đích phá hoại, gây bạo động, kích động hận thù dân tộc và gây bất ổn xã hội.

Thời gian gần đây, Việt Tân tiếp tục các hoạt động nhằm lật đổ Nhà nước Việt Nam, đưa người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam để tiến hành các hoạt động chống phá, kích động người dân gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ, phá hoại tài sản, tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, chính sách của Nhà nước Việt Nam.

Trước đó, ngày 11/11, TAND TP.HCM mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 6 bị cáo về các tội 'khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân', 'Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức'. Đây là nhóm đối tượng có liên quan tới tổ chức khủng bố 'Việt Tân'.

TAND TP.HCM đã tuyên phạt bị cáo Châu Văn Khảm (thường gọi là Hoàng Liêm, thường trú ở Úc) 12 năm tù về tội "Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân". Bị cáo Khảm sẽ bị trục xuất sau khi chấp hành xong bản án.

T.Nam - Video: Truyền hình thông tấn

Tham gia khủng bố, tài xế grab và anh thợ lắp camera mỏi mòn trong tù

Tham gia khủng bố, tài xế grab và anh thợ lắp camera mỏi mòn trong tù

Tham gia vào tổ chức phản động “Việt Tân”, khủng bố, phá hoại đất nước, anh thợ lắp camera và tài xế grab được nhận thù lao hơn 1.000 USD, nhưng phải lãnh tới hơn 20 năm tù.



Theo Báo VietNamNet

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2019

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông chậm, Bí thư Hà Nội nhận lỗi

Nhắc tới sự chậm trễ của đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, Bí thư Hà Nội nhận lỗi với cử tri là chưa đáp ứng tốt nhu cầu của người dân và nhu cầu phát triển của đô thị.

Hôm nay, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải có cuộc tiếp xúc cử tri quận Thanh Xuân báo cáo kết quả kỳ họp thứ 8 của QH.

Cử tri Nguyễn Văn Tuấn (phường Hạ Đình) phản ánh tình trạng nhiều sông hồ nước bị ô nhiễm nặng, bờ sông còn tập trung nhiều rác thải làm ảnh hưởng đến môi trường.

{keywords}
Cử tri Nguyễn Văn Tuấn

Để giải quyết nguồn nước ô nhiễm ở sông Tô Lịch, ông Tuấn đề xuất về lâu dài cần ứng dụng công nghệ hiện đại để làm sông Tô Lịch trở lại xanh đẹp, để người dân đi dạo mát sớm chiều, có thể tổ chức bơi lội, du thuyền trên dòng sông.

Về vấn đề cung cấp nước sạch, cử tri đề nghị TP cần tìm ra biện pháp căn cơ, hữu hiệu, không để lặp lại tình trạng như nhà máy nước sạch sông Đà vừa qua.

“Đó là mới nhiễm dầu thải, chứ nhiễm thuốc độc thì thật sự nguy hại”, ông Tuấn nói.

Cử tri Tạ Hữu Kiện (phường Thanh Xuân Trung) đề nghị cơ quan chức năng công khai kết quả quan trắc môi trường sau vụ cháy ở nhà máy Rạng Đông. Ông cũng đề nghị TP đẩy nhanh tiến độ di dời các cơ sở ô nhiễm trong nội thành.

Đề cập đến tiến độ chậm của đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, cử tri Nguyễn Hồng Thuận (phường Thượng Đình) nói, lỡ hẹn đôi lần còn chấp nhận được, chứ lỡ hẹn 8 lần thì “ngán ngẩm quá". 

Ông đề nghị TP chỉ đạo quyết liệt, sớm đưa tuyến đường sắt này đi vào vận hành, giải quyết cho tuyến đường Nguyễn Trãi đang trở thành điểm đen về ùn tắc giao thông.

Giải đáp các ý kiến của cử tri, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải cho hay, những vấn đề tồn tại như cháy ở nhà máy Rạng Đông, chất lượng nước, thì trong quá trình phát triển không bao giờ hết. Vấn đề là thường xuyên chúng ta phát hiện ra những mặt trái, tồn tại đó để khắc phục, từng bước đi lên.

{keywords}
Bí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải

Về việc di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi các quận nội thành, theo Bí thư Hà Nội, qua rà soát, hiện có 117 cơ sở sản xuất ở 12 quận không đáp ứng quy hoạch và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần di dời.

Ông cho rằng cần phải có giải pháp tổng thể hơn. Tuy nhiên đây là việc vô cùng khó khăn, khi đưa cơ sở ô nhiễm ra thì phải giải quyết nguồn vốn cho họ.

“Trước đây TP cũng đã có quy định các cơ sở khi di dời thì lấy lại làm công cộng hết, bố trí giao thông tĩnh, chỗ đỗ xe, công viên, hồ nước…

Nhưng vấn đề là ngân sách TP phải đủ để đáp ứng cho DN đó họ đi ra, họ lo cho công nhân. Đi ra thì đồng thời họ phải nâng cấp thiết bị máy móc lên. Nguồn vốn chúng ta để đáp ứng vấn đề này là hết sức khó khăn”, ông Hải nói.

Về tiến độ chậm trễ của dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, Bí thư Hà Nội nói: “Chúng tôi xin nhận lỗi với cử tri là chưa đáp ứng tốt nhu cầu của người dân và nhu cầu phát triển của đô thị”.

Theo ông, nếu không giải quyết được hệ thống tuyến tàu điện ngầm và trên cao thì không cách gì giải quyết được giao thông của TP, kể cả chúng ta hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, đưa phương tiện công cộng lên.

“Nhưng các dự án vừa ngầm và trên cao triển khai rất chậm, vướng mắc rất nhiều, trong đó quy phạm pháp luật vướng, bản thân TP vướng, bản thân chúng tôi có lỗi, vướng trong chế độ chính sách giải phóng mặt bằng…”, lãnh đạo Thành uỷ bày tỏ.

Hé lộ kết quả đánh giá của tư vấn Pháp về đường sắt Cát Linh-Hà Đông

Hé lộ kết quả đánh giá của tư vấn Pháp về đường sắt Cát Linh-Hà Đông

Tổng giám đốc công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội Vũ Hồng Trường vừa cho biết sơ bộ về kết quả đánh giá của tư vấn Pháp về đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.

Hương Quỳnh 



Theo Báo VietNamNet

Chi 150 tỷ bơm nước sông Hồng hồi sinh Tô Lịch, chưa nước nào làm

Chưa có nước nào trên thế giới thực hiện theo phương pháp lấy nước từ một con sông bên ngoài vào "pha loãng" một con sông đang ô nhiễm.

Đề án “hồi sinh” sông Tô Lịch bằng cách bơm nước từ sông Hồng bổ cập nước hồ Tây và cải thiện sông Tô Lịch đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều. 

“Pha loãng” không phải là xử lý ô nhiễm môi trường

Để “hồi sinh” sông Tô Lịch, công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã đưa ra đề án lấy nước từ sông Hồng sẽ được bổ cập vào hồ Tây, sau đó điều tiết ra sông Tô Lịch để pha loãng và làm sạch.

Cụ thể, trạm bơm cố định dự tính được đặt cách chân cầu Nhật Tân 600m, về phía hạ lưu. Hệ thống xả sau máy bơm gồm 4 ống đường kính 600mm, kết nối vào đường ống chung có đường kính 1.200mm. Hệ thống dẫn đến bể xử lý cạnh Công viên nước hồ Tây. Tổng chiều dài đường ống khoảng 1.960m. Hệ thống chạy đến mương tiêu cạnh hồ Tây, vào bể lắng xử lý phù sa sông Hồng.

{keywords}

Nước vào hồ Tây khi đạt mực cần thiết sẽ cho mở các cửa xả ra sông Tô Lịch. Với phương án này, mỗi ngày dự kiến bơm 134 nghìn m3 nước (bơm 26 ngày/tháng). Khái toán kinh phí dự án 150 tỷ đồng.

Theo GS.TSKH Lê Huy Bá, nguyên Viện trưởng Viện KHCN & Quản lý Môi trường, ĐH Công nghiệp TP.HCM cho rằng kế hoạch bơm nước từ sông Hồng để “giải cứu” sông Tô Lịch là không khả thi, chỉ là giải pháp tình thế, không xuất phát từ căn nguyên của vấn đề.

"Việc đổ nước vào dòng sông “chết” như vậy để lan tỏa ra khắp nơi là không thể chấp nhận được. Như vấn đề ống khói cũng vậy, để xử lý nhiều người nghĩ rằng sẽ làm ống khói cao lên. Tuy nhiên, đây không phải là một cách xử lý. Đó chỉ là việc chúng ta đánh lừa nhau, bởi rằng độc tố vẫn tồn tại trong không khí, không thể giải quyết được”, GS.TSKH Lê Huy Bá lập luận.

Ông cũng cho hay chưa có nước nào trên thế giới thực hiện theo phương pháp này. Một số nước tiên tiến có dòng sông ngầm, xử lý nước thải bằng cách sơ bộ trước, sau đó mới chuyển dòng chảy đến một dòng chảy khác để tiếp tục xử lý, sau đó mới đưa ra sông và ra biển.

Ngoài các yếu tố về mặt kỹ thuật đang có nhiều ý kiến trái nhiều, một số người dân còn tỏ ra băn khoăn về vấn đề chi phí vận hành và chi phí nạo vét tầng bùn đáy sông Tô Lịch tích tụ nhiều năm qua.

{keywords}

Về biện pháp lấy nước sông Hồng, công ty Thoát nước Hà Nội cho biết, các đơn vị chức năng sẽ xây dựng một trạm bơm gồm 4 tổ máy bơm chìm có các thông số ước tính là: Q=2300 m3/h, H=16,5m, N= 132kW), trong đó có 1 máy dự trữ chìm đặt trong ống đứng.

Theo phương án này, mỗi ngày TP Hà Nội dự kiến bơm hơn 134.000m3 nước vào hồ Tây (bơm 26 ngày/tháng). Như vậy, tính sơ lược riêng chi phí tiền điện vận hành của tổ máy bơm này ước tính hết khoảng hơn 600 triệu/tháng (gần 8 tỷ/năm), chưa kể chi phí khác.

Như vậy, vòng đời của dự án này tính trong 25 năm cũng sẽ ngốn hết thêm 200 tỷ tiền điện, chưa kể chi phí nhân công, chi phí vận hành khác.

Ngoài ra, dù có thực hiện theo đề án này cũng không thể “hồi sinh” sông Tô Lịch. Trong tháng 7, công ty Thoát nước Hà Nội đã xả khoảng 1 triệu m3 nước từ hồ Tây ra sông Tô Lịch. Việc xả lượng nước lớn vào khiến sông Tô Lịch thay đổi bất ngờ, từ màu nước đen, ô nhiễm trước chuyển sang nước khá trong và xanh.

Tuy nhiên, chỉ vài ngày nước sông Tô Lịch lại chuyển màu, trở về trạng thái đen kịt như trước đó, kèm theo nhiều loại cá chết, bốc mùi hôi thối.

Đặc biệt, để “hồi sinh” sông Tô Lịch theo cách dùng nước Hồ Tây để pha loãng, “làm sạch” sông Tô Lịch thì vẫn phải bắt buộc tốn chi phí để nạo nét lớp bùn dưới đáy đã tích tụ dưới đáy sông hàng chục năm qua.

Đề xuất đầu tư Thủ Lệ thành Venice, sông Tô Lịch phục vụ du lịch tâm linh

Đề xuất đầu tư Thủ Lệ thành Venice, sông Tô Lịch phục vụ du lịch tâm linh

Nguyên GĐ công ty Thoát nước Hà Nội Lê Minh Châu hy vọng, khi dòng sông Tô Lịch "sống lại" sẽ như một tấm lụa màu xanh vắt qua cô gái Hà Nội trẻ trung, đầy sức sống.  

Mộc Miên



Theo Báo VietNamNet

Hà Nội thông tin về vụ Nhật Cường

Trưởng Ban Văn hoá - xã hội HĐND TP Hà Nội Nguyễn Thanh Bình cho biết, các cơ quan chức năng đang thực thi nghiêm túc các quy định của pháp luật về vụ Nhật Cường. 

Tại cuộc họp báo thông tin về nội dung của kỳ họp thứ 11 của HĐND TP Hà Nội chiều nay, báo chí đặt câu hỏi về việc sáng cùng ngày Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam nguyên PGĐ Sở KH&ĐT Hà Nội Nguyễn Tiến Học và 2 người khác về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

"Động thái này có được hiểu là quy trình tổ chức đấu thầu cho Nhật Cường trúng các dự án đầu tư ở Hà Nội có vấn đề? TP Hà Nội đã xem xét lại việc này?

Với các dự án được cho là có vi phạm trong đấu thầu mà Nhật Cường cung cấp cho Hà Nội sẽ được giải quyết, xử lý thế nào?", PV đặt câu hỏi.

{keywords}
Trưởng Ban Văn hoá - xã hội HĐND TP Nguyễn Thanh Bình

Trả lời, Trưởng Ban Văn hoá - xã hội HĐND TP Nguyễn Thanh Bình cho biết, vụ án này đã được Ban chỉ đạo TƯ về phòng chống tham nhũng đã đưa vào diện chỉ đạo, theo dõi và đang được cơ quan chức năng điều tra, mở rộng điều tra để làm rõ các vi phạm pháp luật.

"Các cơ quan chức năng đang thực thi nghiêm túc các quy định của pháp luật và chúng ta sẽ chờ kết luận các sai phạm, đồng thời, đưa ra xét xử theo đúng các quy định của pháp luật", ông Bình nói.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn cũng cho biết, các vấn đề liên quan đến Nhật Cường đang trong quá trình điều tra, do đó, cần chờ thêm kết luận điều tra mới có thể trả lời cụ thể các vấn đề.

Trước đó, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) cũng đã ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với Bùi Quang Huy, TGĐ công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ Nhật Cường, GĐ công ty TNHH Giải pháp phần mềm Nhật Cường (hiện đang bị truy nã). 

Hiện nay, C03 đang tập trung điều tra mở rộng vụ án, áp dụng các biện pháp theo luật định để làm rõ tính chất, vai trò, hành vi phạm tội của các bị can và đối tượng có liên quan; thu giữ vật chứng và xác minh thu hồi, kê biên triệt để tài sản cho Nhà nước.

PV tiếp tục đặt câu hỏi về việc Nhật Cường thực hiện nhiều phần mềm về lĩnh vực giáo dục, y tế cho Hà Nội. Vậy, hiện nay, các phần mềm này hoạt động như thế nào hay đã ngừng sử dụng?

Đồng thời, trong quá trình đấu thầu các dự án đối với Nhật Cường, HĐND TP có tiến hành giám sát và có phát hiện vi phạm không?

Ông Bình cho biết, theo báo cáo của UBND TP, đối với các phần mềm, dịch vụ do Nhật Cường cung cấp trong lĩnh vực y tế, giáo dục vẫn đang sử dụng tốt.
Về việc có đánh giá hiệu quả của các phần mềm, dịch vụ này không? Ông Bình nói, đây là vấn đề chi tiết nên cần phải kiểm tra lại.

Vụ Nhật Cường Software: Bắt tạm giam nguyên PGĐ Sở KH&ĐT Hà Nội

Vụ Nhật Cường Software: Bắt tạm giam nguyên PGĐ Sở KH&ĐT Hà Nội

Bộ Công an vừa ra quyết định bắt tạm giam nguyên PGĐ Sở KH&ĐT Nguyễn Tiến Học và bà Phạm Thị Kim Tuyến, Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh của Sở này.

Hương Quỳnh



Theo Báo VietNamNet

Chủ tịch Quốc hội trả lời cử tri Cần Thơ về tình hình Biển Đông

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sáng nay dẫn đầu đoàn ĐBQH TP Cần Thơ có buổi tiếp xúc cử tri tại quận Ninh Kiều.

Tại buổi tiếp xúc, cử tri quận Ninh Kiều nêu nhiều vấn đề lớn, nóng được nhân dân quan tâm như: tình hình Biển Đông, tham nhũng, xâm hại trẻ em, biến đổi khí hậu...

{keywords}
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp xúc cử tri tại phường An Hội, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ vào sáng nay 

Cử tri Trần Minh Quang lo lắng về diễn biến phức tạp trên Biển Đông thời gian gần đây và mong muốn Đảng, Nhà nước có những chủ trương, giải pháp bảo vệ chủ quyền đất nước.

Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, đây là những ý kiến, tâm tư tình cảm rất đúng đắn của cử tri và nhân dân Việt Nam. 

“Giữa năm nay, một tàu thăm dò, khảo sát của Trung Quốc xâm phạm vùng biển của chúng ta. Trong thời gian tàu của họ xâm phạm, chúng ta dùng tất cả những biện pháp thực địa.

Thực địa là gì? Có nghĩa là chúng ta đưa lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư để tuyên truyền, theo dõi sát và yêu họ rời khỏi. Nhưng phải hoà bình tránh đụng chạm, xung đột, đó là giải pháp thực địa hoà bình", Chủ tịch Quốc hội nói và cho biết, hiện nay tình hình đã bớt căng thẳng, tàu của Trung Quốc đã rút. 

{keywords}
Cử tri Trần Minh Quang

Người đứng đầu Quốc hội nói thêm: "Thứ hai là giải pháp ngoại giao. Thông qua người phát ngôn Bộ Ngoại giao qua các cấp giao thiệp từ thấp tới cao, đề nghị phía Trung Quốc không được vi phạm chủ quyền... Chúng ta dùng những biện pháp để làm sao yêu cầu Trung Quốc phải tôn trọng chủ quyền của chúng ta. Các cấp lãnh đạo từ cao tới thấp, cấp nào chúng ta cũng phải có tiếng nói".

Tại phiên khai mạc và quá trình họp QH, Chủ tịch QH, Thủ tướng, cũng như khi tiếp xúc cử tri Tổng bí thư, Chủ tịch nước cũng trả lời rõ ràng về thái độ, chủ trương của Đảng, Nhà nước trong vấn đề bảo vệ chủ quyền.

{keywords}
Cử tri Nguyễn Văn Tiên

"Tôi cho như thế là rất rõ, bà con phải tin tưởng sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, bởi vì chủ quyền là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Xu hướng để bảo vệ chủ quyền tốt nhất hiện nay là dùng các giải pháp hoà bình", Chủ tịch Quốc hội khẳng định.

"Chủ trương rất rõ, tham nhũng phải xử lý nghiêm"

Cử tri Nguyễn Văn Tiên nêu vấn đề phòng chống tiêu cực tham nhũng, trong đó có tham nhũng vặt.

“Cử tri và nhân dân rất phấn khởi, vui mừng, cũng như tin tưởng vào sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương, Quốc hội, Chính phủ đã chỉ đạo, đấu tranh quyết liệt với loại tội phạm này. Gần đây, đã đưa ra xét xử nhiều vụ án lớn, vừa giữ nghiêm kỷ cương phép nước, vừa ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực tham nhũng", cử tri Tiên nói.

"Nhưng hiện nay, tình trạng tham nhũng vặt vẫn còn xuất hiện, diễn biến phức tạp. Người ta nói “tích tiểu thành đa”, nếu tích luỹ nhiều tháng, nhiều năm, nhiều nơi cộng lại… thì không vặt chút nào. Loại tội phạm này cũng gây khó chịu, làm giảm niềm tin trong nhân dân nên cử tri mong Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo, ngăn chặn và xử lý”, cử tri Tiên nêu.

Trước lo lắng của cử tri, Chủ tịch QH cho biết, nhiều vụ án tham nhũng lớn đã được xem xét, đưa ra xử lý và mới đây một số vụ án đã đưa vào diện Ban chỉ đạo TƯ về Phòng chống tham nhũng theo dõi.

{keywords}
Chủ tịch Quốc hội khẳng định "kiên quyết loại ra những người có đầu óc hại nước, hại dân, tham ô, tham nhũng ra khỏi bộ máy"

“Án tham nhũng là phải được xét xử đúng theo quy định pháp luật. Những vụ án lớn, nổi cộm, phức tạp sẽ do Ban chỉ đạo TƯ về Phòng chống tham nhũng trực tiếp chỉ đạo, theo dõi để không bỏ sót tội phạm", Chủ tịch QH nói. 

Chủ tịch QH cho biết, về tham nhũng vặt "tích tiểu thành đa", vừa rồi tại diễn đàn QH cũng thảo luận về vấn đề này. 

"Những tham nhũng vặt này, trước hết chúng ta rà soát lại hệ thống pháp luật để xem có chỗ nào sơ hở, để ngăn chặn tham nhũng lớn, tham nhũng nhỏ, tham nhũng vặt.

Trong thực thi công vụ, nhiệm vụ của các cán bộ, công chức ở các cấp, các ngành thì phải nâng cao trách nhiệm đạo đức công vụ.

Chúng ta chọn những người tốt đưa vào bộ máy, kiên quyết loại những người có đầu óc hại nước, hại dân, tham ô, tham nhũng ra khỏi bộ máy. Chủ trương của chúng ta rất rõ, tham nhũng là phải xử lý nghiêm", Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định.

Chủ tịch Quốc hội nói về đường ngàn tỉ vừa bàn giao đã hư hỏng

Chủ tịch Quốc hội nói về đường ngàn tỉ vừa bàn giao đã hư hỏng

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chiều nay dẫn đầu đoàn ĐBQH TP Cần Thơ có buổi tiếp xúc cử tri tại huyện Phong Điền. 

Hoài Thanh



Theo Báo VietNamNet

Buộc thôi việc nữ phó phòng đi du học xong không chịu về nước

Hội đồng kỷ luật của Chi cục Biển và Hải đảo tỉnh Cà Mau đã họp để kỷ luật và buộc thôi việc đối với nữ phó phòng đi nước ngoài học nhưng không chịu về. 

Lãnh đạo Chi cục Biển và Hải đảo (thuộc Sở TN&MT tỉnh Cà Mau) hôm nay xác nhận, hôm qua Hội đồng kỷ luật đã họp, đưa ra hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với bà Dương Hồng Thắm, Phó phòng quản lý tổng hợp tài nguyên môi trường biển.

Bà Thắm là người đi nước ngoài nhưng quá thời hạn không chịu về mà gửi đơn xin nghỉ việc.

{keywords}
Chi cục Biển và Hải đảo tỉnh Cà Mau

Bà Thắm là ứng viên đề án Mekong 120 Cà Mau. Tháng 12/2011, bà này được bố trí công tác tại Chi cục Biển và Hải đảo.

Đến tháng 6/2014, bà Thắm được tuyển dụng vào công chức, bằng hình thức xét tuyển. Trong thời gian công tác tại đơn vị, bà Thắm luôn được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ được giao trở lên.

Ngày 16/11/2017, bà Thắm có đơn xin đi bồi dưỡng về công nghệ và giám sát môi trường tại North Metropolitan TAFE (Úc), do Chính phủ tài trợ, thời gian khoá bồi dưỡng là từ tháng 2/2018 - 7/2019.

Ngày 17/1/2018, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau có quyết định cho phép bà Thắm đi Úc bồi dưỡng. Tuy nhiên đến nay, đã quá thời gian cho phép của UBND tỉnh nhưng bà Thắm vẫn chưa về nước.

Sở Ngoại vụ tỉnh Cà Mau hôm 22/11, có văn bản gửi Đại Sứ quán Việt Nam tại Úc; Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) và Cục Quản lý Xuất nhập cảnh (Bộ Công an) đề nghị hỗ trợ vận động bà Thắm trở về đơn vị thực hiện công việc theo quy định trước khi xin nghỉ việc.

Song, đến thời điểm hiện tại, bà Thắm và cả người đại diện của gia đình đều không có phản hồi.

Nữ phó phòng ở Cà Mau đi du học gửi đơn về xin nghỉ việc

Nữ phó phòng ở Cà Mau đi du học gửi đơn về xin nghỉ việc

Nữ phó phòng ở Cà Mau đi nước ngoài học rồi ở luôn bên đấy và viết đơn gửi về xin nghỉ việc. 

Sông Ngư



Theo Báo VietNamNet

5 xe tông nhau bươm đầu ở Sài Gòn, phụ xe chết kẹt trong cabin

Tai nạn liên hoàn giữa 5 xe trên xa lộ Hà Nội khiến các phương tiện hư hỏng nặng, một phụ xe tải chết kẹt trong cabin.

Chiều nay, lực lượng chức năng quận Thủ Đức (TP.HCM) mới khám nghiệm xong hiện trường vụ tai nạn nghiêm trọng trên xa lộ Hà Nội đoạn gần ngã 4 Thủ Đức (P. Trường Thọ).

{keywords}
Hiện trường vụ tai nạn 5 xe tông nhau bươm đầu ở cửa ngõ Sài Gòn 

10h trưa nay, xe container BKS: 15C - 109.63, lưu thông trên xa lộ Hà Nội hướng cầu vượt trạm 2 về cầu Sài Gòn.

Khi vừa qua khỏi ngã 4 Thủ Đức gần 500m, phương tiện này bất ngờ tông vào đuôi xe tải BKS 61L - 7923, chạy cùng chiều.

{keywords}
Xe tải nát đầu, phụ xe tử vong, tài xế kẹt cứng trong cabin

Cú tông mạnh khiến xe tải bị đẩy về phía trước, tông liên tiếp vào 1 xe container và 1 xe tải khác.

Chưa hết, xe bồn chạy phía sau cũng không xử lý kịp đã tông vào đuôi xe tải 61L - 7923 tạo thành chuỗi va chạm liên hoàn giữa 5 phương tiện, dính vào nhau.

{keywords}
Lực lượng chức năng khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn

Ghi nhận tại hiện trường, tai nạn khiến phụ xe tải 61L - 7923 chết kẹt trong cabin, còn tài xế bị thương nặng. Người đi đường phải huy động xà beng đến cạy cửa, đưa ra ngoài và chuyển đi cấp cứu.

Vụ việc khiến giao thông qua trên tuyến đường huyết mạch cửa ngõ Sài Gòn ùn tắc kéo dài.

Người đàn ông bị xe bơm bê tông cán tử vong ở Đà Nẵng

Người đàn ông bị xe bơm bê tông cán tử vong ở Đà Nẵng

Trên đường về nhà sau khi đưa trái cây cho con gái, ông Thành bị xe bơm bê tông cán tử vong.

Thảo Nguyên



Theo Báo VietNamNet

Tàu 9000 tấn chìm trên biển Hà Tĩnh, 180 tấn dầu bắt đầu tràn

Giám đốc Cảng vụ Hà Tĩnh Trương Minh Tuấn cho biết, con tàu có trọng tải khoảng 9000 tấn bị nghiêng rồi chìm trên cảng Vũng Áng-Sơn Dương có dấu hiệu tràn dầu.

Theo ông Tuấn, sau khi tàu bị chìm hẳn, trên bờ biển xuất hiện váng dầu, có dấu hiệu tràn dầu từ chiếc tàu chìm ra biển.

"Hiện thấy có dấu hiệu tràn dầu chứ chưa xác định được khối lượng dầu bị tràn ra biển. Chúng tôi đã mời trung tâm xử lý sự cố tràn dầu ở miền Bắc vào để kiểm tra và đưa ra phương án xử lý", ông Tuấn nói.

{keywords}
Chiếc tàu bị nghiêng rồi chìm hẳn xuống biển

Trước đó, vào khoảng 4h sáng hôm qua, tàu Nordana Sophia, có trọng tải gần 9.000 tấn, trên tàu có 18 thuyền viên trên đường vào cảng biển Vũng Áng - Sơn Dương để lấy hàng.

Khi di chuyển cách mũi Ròn khoảng 2km và cách cảng Vũng Áng - Sơn Dương khoảng 10km thì bị thủng mạn tàu, nước tràn vào buồng máy nhanh khiến tàu bị nghiêng.

Lực lượng chức năng đã tiếp cận hiện trường triển khai các biện pháp cứu hộ cứu nạn.

Đến gần trưa cùng ngày đã cứu sống được tất cả thành viên có mặt trên tàu nhưng chiếc tàu sau đó bị chìm hẳn và có dấu hiệu tràn dầu ra biển.

Được biết, chiếc tàu này xuất phát từ Hồng Kông đến cảng Vũng Áng - Sơn Dương để lấy hàng thì gặp sự cố.

Thời điểm xảy ra sự cố, trên tàu đang có số lượng dầu nhiên liệu với khoảng 180 tấn.

Thiện Lương

Bục đường ống Xi măng Chinfon Hải Phòng, dầu tràn ra sông

Bục đường ống Xi măng Chinfon Hải Phòng, dầu tràn ra sông

Hơn 7 khối dầu đổ ra sông, công ty xi măng Chinfon Hải Phòng đang cấp tập khắc phục sự cố.  



Theo Báo VietNamNet

Đà Nẵng bổ nhiệm nhiều nhân sự chủ chốt

Đà Nẵng vừa bổ nhiệm nhân sự chủ chốt thuộc Ban Nội chính Thành ủy, Quận ủy Thanh Khê và Liên đoàn Lao động TP.

Sáng nay, Ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng công bố các quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy về công tác nhân sự.

Theo quyết định, bà Lê Thị Mỹ Hạnh, Bí thư Quận ủy Thanh Khê được bổ nhiệm giữ chức Trưởng ban Nội chính Thành ủy, thay ông Trần Thanh Vân nghỉ hưu theo chế độ.

{keywords}
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Võ Công Trí trao quyết định cho bà Lê Thị Mỹ
Hạnh

Ông Ngô Xuân Thắng, Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP Đà Nẵng được điều động đến công tác tại Quận ủy Thanh khê. Ông Thắng được chỉ định tham gia Ban chấp hành Đảng bộ quận, Ban Thường vụ Quận ủy và giữ chức Bí thư Quận ủy Thanh Khê.

Trong khi đó, ông Nguyễn Duy Minh, Bí thư Thành Đoàn Đà Nẵng được điều động đến nhận công tác tại Liên đoàn lao động TP Đà Nẵng. Ông Minh được chỉ định giữ chức Bí thư Đảng đoàn Liên đoàn lao động TP.

Ông Lê Trí Thanh được bầu giữ chức Chủ tịch tỉnh Quảng Nam

Ông Lê Trí Thanh được bầu giữ chức Chủ tịch tỉnh Quảng Nam

HĐND tỉnh Quảng Nam bầu ông Lê Trí Thanh giữ chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhiệm 2016-2021.

Hồ Giáp



Theo Báo VietNamNet