Thứ Ba, 2 tháng 11, 2021

Thủ tướng gửi thông điệp đoàn kết đến Hội nghị thượng đỉnh biến đổi khí hậu

"Những cam kết và hành động của tất cả chúng ta hôm nay sẽ giúp để lại một hành tinh xanh, một không gian sinh tồn bền vững và hạnh phúc cho các thế hệ mai sau".

Đó là thông điệp của Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính gửi đến Hội nghị Thượng đỉnh khí hậu được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26) diễn ra tại Glasgow, Vương Quốc Anh vào cuối chiều 1/11 giờ địa phương (tối khuya giờ Việt Nam).

Lời cảnh báo của tự nhiên buộc chúng ta phải hành động mạnh mẽ

Theo Thủ tướng, Hội nghị COP26 có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với tương lai trái đất, ngôi nhà chung của tất cả chúng ta.

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, biến đổi khí hậu đã thực sự trở thành thách thức lớn nhất đối với nhân loại. Các hiện tượng thời tiết cực đoan và tình trạng nước biển dâng đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, đến sự phát triển bền vững, thậm chí đe doạ sự tồn vong của nhiều quốc gia và cộng đồng dân cư của chúng ta.

{keywords}
Thủ tướng Anh Boris Johnson đón Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dự hội nghị. Ảnh: TTXVN.

"Lời cảnh báo này của tự nhiên buộc chúng ta phải hành động mạnh mẽ, có trách nhiệm và không chậm trễ trên phạm vi toàn cầu. Đây là vấn đề toàn cầu nên phải có cách tiếp cận toàn cầu, đây là vấn đề ảnh hưởng đến mọi người dân nên phải có cách tiếp cận toàn dân", Thủ tướng nhấn mạnh.

Với quyết tâm hành động, Thủ tướng Việt Nam nhấn mạnh ứng phó với biến đổi khí hậu, phục hồi tự nhiên phải trở thành ưu tiên cao nhất trong mọi quyết sách phát triển, là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất của mọi cấp, mọi ngành, mọi doanh nghiệp và người dân.

Khoa học phải đi trước để dẫn dắt và nguồn lực tài chính phải là đòn bẩy, thúc đẩy chuyển đổi mô hình phát triển hướng tới kinh tế xanh, tuần hoàn. Mọi hành động phải dựa vào tự nhiên và lấy người dân làm trung tâm, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Một nội dung nữa được Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh là việc tất cả các quốc gia cần cam kết mạnh mẽ về giảm phát thải khí nhà kính trên cơ sở nguyên tắc trách nhiệm chung nhưng có khác biệt, dựa vào hoàn cảnh và năng lực của từng quốc gia. Đây là đòi hỏi tất yếu để kiềm chế mức tăng nhiệt độ của Trái đất.

"Về phần mình, mặc dù là nước đang phát triển mới chỉ bắt đầu tiến hành công nghiệp hóa trong hơn ba thập kỷ qua, Việt Nam sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ hơn nữa bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ, trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris, để đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050", Thủ tướng nói.

Việt Nam đang hết sức nỗ lực để ứng phó với biến đổi khí hậu

Bên cạnh đó, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng cho rằng, tài chính khí hậu, chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực đóng vai trò rất quan trọng để thực hiện thành công Thỏa thuận Paris. Các quốc gia phát triển đã phát thải nhiều trong quá khứ để đạt được sự thịnh vượng kinh tế ngày nay cần thực hiện đầy đủ các cam kết tài chính đã có, đồng thời khẩn trương đề ra mục tiêu tài chính tham vọng hơn nữa cho giai đoạn sau 2025.

"Là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề nhất do biến đổi khí hậu, Việt Nam đang hết sức nỗ lực để vừa ứng phó với biến đổi khí hậu, vừa phát triển kinh tế để vươn lên, bảo đảm cuộc sống ngày càng tốt hơn cho người dân. Chúng tôi mong muốn tăng cường hợp tác với các đối tác quốc tế trong các chương trình, dự án đầu tư và phát triển bền vững", Thủ tướng chia sẻ.

{keywords}
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đón Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dự Hội nghị COP26. Ảnh: TTXVN.

Cuối bài phát biểu, Thủ tướng dẫn lời Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, thành công, đại thành công" và cho rằng, để chiến thắng trong cuộc chiến toàn cầu với biến đổi khí hậu, đoàn kết toàn cầu là cách thức duy nhất.

"Chúng ta cùng bàn, cùng làm và cùng chiến thắng, bắt đầu từ ý chí, nhận thức và giải pháp, tổ chức thực hiện cho đến đảm bảo nguồn lực. Những cam kết và hành động của tất cả chúng ta hôm nay sẽ giúp để lại một hành tinh xanh, một không gian sinh tồn bền vững và hạnh phúc cho các thế hệ mai sau", người đứng đầu Chính phủ truyền đi thông điệp đến bạn bè quốc tế.

Nhiều bạn bè, đối tác quốc tế đánh giá cao bài phát biểu của Thủ tướng Việt Nam, đồng thời khẳng định sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong triển khai các biện pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn và hỗ trợ các cộng đồng dân cư, nhất là những nhóm dễ bị tổn thương, để tăng khả năng chống chịu và thích ứng trước các hiện tượng thời tiết bất thường và cực đoan do tác động biến đổi khí hậu.

Đề nghị các nước cam kết ở mức cao nhất

Hội nghị Thượng đỉnh COP26 khai mạc trưa cùng ngày với sự tham dự của lãnh đạo và đại diện 197 bên tham gia Công ước. Tại đây, các lãnh đạo bày tỏ lo ngại trước những tác động ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu đối với trái đất.

Đồng thời, các lãnh đạo tái khẳng định nhân loại cần tiếp tục theo đuổi mục tiêu giữ mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu ở mức ở 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, cộng đồng quốc tế cần hành động khẩn cấp ngay từ bây giờ và có những cam kết mạnh mẽ hơn nữa, nỗ lực nhiều hơn nữa để ứng phó với cuộc khủng hoảng khí hậu hiện nay.

Các ý kiến cũng nhấn mạnh, các nước phát triển cần thực hiện đúng cam kết huy động tài chính để hỗ trợ các nước đang phát triển trong các nỗ lực thích ứng và chống chịu. COP26 là cơ hội cuối cùng để khôi phục tự nhiên và bảo vệ tương lai nhân loại.

Thủ tướng Barbados cảnh báo tình trạng hiện nay là "báo động đỏ" cho các nước G7 và G20. Thủ tướng Italy Mario Draghi tuyên bố các nước G20 sẽ dừng cung cấp tài chính cho các dự án điện than vào cuối năm nay.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đề nghị các nước cam kết ở mức cao nhất, cần xây dựng các liên minh về tài chính và công nghệ để hỗ trợ các nước đang phát triển tăng trưởng xanh, bảo vệ những người dễ bị tổn thương trước các tác động của biến đổi khí hậu.

Thu Hằng (từ Glasgow, Scotland, Vương quốc Anh)

Đối thoại với doanh nghiệp, Thủ tướng được Chủ tịch Ngân hàng tặng áo Liverpool

Đối thoại với doanh nghiệp, Thủ tướng được Chủ tịch Ngân hàng tặng áo Liverpool

Đối thoại với các doanh nghiệp tại Anh, Thủ tướng Phạm Minh Chính được ông Jose Vinals, Chủ tịch Ngân hàng Standard Chartered tặng chiếc áo của đội bóng Liverpool.



Theo Báo VietNamNet

Bàn giao chức trách, nhiệm vụ Tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng

Bộ Tham mưu Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tổ chức Hội nghị bàn giao chức trách, nhiệm vụ Tham mưu trưởng BĐBP giữa Thiếu tướng Lê Quang Đạo và Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến.

Ngày 1/11, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh BĐBP, Bộ Tham mưu BĐBP tổ chức Hội nghị bàn giao chức trách, nhiệm vụ Tham mưu trưởng BĐBP.

Dự hội nghị có Trung tướng Đỗ Danh Vượng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP cùng Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh, Thủ trưởng Bộ Tư lệnh BĐBP.

Theo quyết định ngày 22/10 của Thủ tướng, Thiếu tướng Lê Quang Đạo, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng BĐBP (Bộ Quốc phòng) được điều động, bổ nhiệm giữ chức Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam (Bộ Quốc phòng).

{keywords}
Trung tướng Lê Đức Thái và Trung tướng Đỗ Danh Vượng tặng hoa chúc mừng Thiếu tướng Lê Quang Đạo và Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến. Ảnh: Trọng Thành

Ngày 1/11, Bộ Tham mưu BĐBP tổ chức Hội nghị bàn giao chức trách, nhiệm vụ Tham mưu trưởng BĐBP giữa Thiếu tướng Lê Quang Đạo và Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến, Phó Tham mưu trưởng BĐBP.

Phát biểu tại hội nghị, Thiếu tướng Lê Quang Đạo gửi lời cảm ơn các Thủ trưởng Bộ Tư lệnh BĐBP, Thủ trưởng Bộ Tham mưu qua các thời kỳ đã luôn quan tâm, chỉ đạo, giúp đỡ mình hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ trên từng cương vị công tác. Thiếu tướng Lê Quang Đạo khẳng định sẽ tiếp tục phấn đấu, rèn luyện, giữ vững phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ", hoàn thành tốt nhiệm vụ trên cương vị công tác mới.

Tiếp nhận chức trách, nhiệm vụ Tham mưu trưởng BĐBP, Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến khẳng định sẽ tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng của Bộ Tham mưu BĐBP, những thành tích, kết quả đạt được của thế hệ đi trước, cùng tập thể Ban Thường vụ Đảng ủy, lãnh đạo Bộ Tham mưu hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian tới.

Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến mong muốn thời gian tới, Bộ Tham mưu Cảnh sát biển Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Tham mưu BĐBP trong quản lý, bảo vệ chủ quyền, thực thi pháp luật trên biển; tham mưu cho Thủ trưởng Bộ Tư lệnh hai bên thực hiện tốt nhiệm vụ theo chức trách, nhiệm vụ được giao.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Trung tướng Lê Đức Thái ghi nhận và đánh giá cao những cống hiến, đóng góp của Thiếu tướng Lê Quang Đạo trong thời gian đảm nhiệm các cương vị công tác trong BĐBP.

Trung tướng Lê Đức Thái khẳng định, trên cương vị là Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng BĐBP, Thiếu tướng Lê Quang Đạo đã có nhiều cố gắng trong chỉ đạo, điều hành, xây dựng Bộ Tham mưu BĐBP xứng đáng là trung tâm tham mưu, phối hợp hiệp đồng, là cơ quan chỉ huy của người chỉ huy; được đồng chí, đồng đội quý mến.

Trung tướng Lê Đức Thái mong rằng Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến trên cương vị công tác mới sẽ tiếp tục phát huy khả năng, trình độ, cùng Ban Thường vụ Đảng ủy, Thủ trưởng Bộ Tham mưu BĐBP lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành cơ quan Bộ Tham mưu BĐBP hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trung tướng Lê Đức Thái đề nghị, thời gian tới, Bộ Tham mưu BĐBP cần lưu ý tập trung thực hiện tốt một số nội dung sau: Tham mưu cho Bộ Tư lệnh BĐBP, hướng dẫn, chỉ đạo việc luân chuyển, đảo quân tăng cường tại các tổ, chốt phòng, chống dịch Covid-19 trên biên giới; tổ chức tốt hội nghị trực tuyến rút kinh nghiệm công tác quản lý, bảo vệ biên giới; chủ trì, tham mưu cho Bộ Tư lệnh thực hiện tốt công tác chuẩn bị giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt-Lào lần thứ nhất, kế hoạch công tác năm 2021…

Theo Báo Biên phòng

Chuyện tướng biên phòng thông võ, thạo văn

Chuyện tướng biên phòng thông võ, thạo văn

Luyện rèn chuyên ngành trinh sát ở Trường Sĩ quan biên phòng từ năm 1983, con đường binh nghiệp của Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến, Phó Tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng có nhiều ngã rẽ thú vị.



Theo Báo VietNamNet

Thứ Hai, 1 tháng 11, 2021

Tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông chạy liên tục trước khi bàn giao cho Hà Nội

Tàu đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông sẽ được bàn giao trước ngày 11/10 tới, trong thời gian chờ bàn giao tàu sẽ chạy không tải liên tục. 

Chiều 1/11, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã được Hội đồng kiểm tra nhà nước thông qua công tác nghiệm thu của Bộ GTVT (Chủ  đầu tư). Đây là khâu cuối cùng để Bộ GTVT bàn giao cho UBND TP.Hà Nội khai thác thương mại.

Việc bàn giao dự án cho TP.Hà Nội khai thác thương mại sẽ thực hiện theo đúng yêu cầu của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, xong trước ngày 10/11 tới.

{keywords}
Bộ GTVT chuẩn bị bàn giao Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đồng cho TP.Hà Nội 

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông thông tin thêm, trong thời gian từ nay tới ngày bàn giao, Bộ GTVT đã yêu cầu Tổng thầu EPC thực hiện chạy tàu liên tục không tải. Tần suất chạy tàu tương tự như khi khai thác thương mại nhằm đảm bảo khi dự án được bàn giao, TP.Hà Nội sẽ khai thác thương mại được ngay. 

Hiện Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã hoàn thành toàn bộ, thủ tục cuối cùng về nghiệm thu đã được Hội đồng kiểm tra nhà nước thông qua, chỉ còn chờ Bộ GTVT và UBND TP Hà Nội bàn giao để đưa vào khai thác thương mại.

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông chạy miễn phí 15 ngày đầu

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông chạy miễn phí 15 ngày đầu

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ miễn phí 15 ngày đầu cho tất cả hành khách đi tàu. Ngoài ra, khi đi vào hoạt động, giá vé ngày được quy định 30.000 đồng/người/ngày.

Vũ Điệp 



Theo Báo VietNamNet

Người từ nơi cấp độ dịch 1,2,3 đến Quảng Nam không cần PCR âm tính

Tỉnh Quảng Nam có hướng dẫn mới về trường hợp ra, vào tỉnh với quy định người đến từ địa phương có dịch cấp độ 1,2,3 không cần giấy xét nghiệm âm tính nCoV khi vào tỉnh.

Chiều 1/11, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam Nguyễn Văn Văn đã ký văn bản hướng dẫn các trường hợp ra, vào tỉnh trong tình hình mới.

Theo đó, người đến/về Quảng Nam từ các địa phương có dịch cấp độ 1,2 (vùng xanh, vùng vàng) sẽ tự theo dõi sức khỏe 14 ngày và thực hiện phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định hiện hành.

Với người về từ địa phương có dịch cấp độ 3 (vùng cam) phải thực hiện cách ly y tế tại nhà/nơi lưu trú đủ 7 ngày kể từ ngày đến địa phương, lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ 1, ngày thứ 7; trong đó, ngày thứ 7 xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR.

Bên cạnh đó, đối với người về từ địa phương có dịch cấp độ 4 (vùng đỏ) và các vùng phong tỏa, phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72h (tính đến thời điểm đến Quảng Nam) bằng phương RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên. 

Những người đã tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 6 tháng, sẽ cách ly y tế tại nhà/nơi lưu trú ít nhất 7 ngày kể từ ngày về đến địa phương, lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 ngày thứ 7 bằng phương pháp RT-PCR.

{keywords}
Người dân khai báo y tế vào tỉnh Quảng Nam khi qua chốt huyện Núi Thành

Người chưa tiêm đủ liều hoặc chưa đuợc tiêm vắc xin phòng Covid-19 thực hiện cách ly y tế tập trung 7 ngày, cách ly tại nhà/nơi lưu trú 7 ngày, sau đó tiếp tục theo dõi sức khỏe 7 ngày tiếp theo; lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán vi rút SARS-CoV-2 vào ngày thứ 7 và ngày thứ 14; trong đó, ngày thứ 14 xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR.

Trường hợp là người cao tuổi, người có bệnh nền, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 18 tuổi sẽ thực hiện cách ly tại nhà/nơi lưu trú hoặc tại cơ sở y tế và có người chăm sóc cách ly theo quy định.

Trường hợp không đảm bảo điều kiện phòng, chống dịch Covid-19 để cách ly tại nhà/nơi lưu trú thì phải cách ly tập trung hoặc cách ly tại khách sạn có thu phí.

Chi phí xét nghiệm và các chi phí khác liên quan đến cách ly y tế tập trung người dân tự chi trả (ngoại trừ các trường hợp được miễn, giảm theo quy định của pháp luật).

Đối với người đến/về từ các tỉnh, TP có số mắc Covid-19 cao như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An và các tỉnh khác được cập nhật theo tình hình diễn biến dịch bệnh sẽ thực hiện tự theo dõi sức khoẻ tại nhà/nơi lưu đủ 14 ngày kể từ ngày về đến địa phương, lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 và ngày thứ 14; trong đó, ngày thứ 14 xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR.

Người từ các xã, phường có dịch ở cấp độ 3, cấp độ 4 (vùng cam, vùng đỏ) thực hiện như các tỉnh thành khác.

Các trường hợp nếu có nhu cầu rời khỏi Quảng Nam khi chưa đủ thời gian áp dụng biện pháp cách ly y tế, yêu cầu phải xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.

​​​​​​​​​​​Công Sáng

Thêm tỉnh ở miền Tây hỏa tốc chuyển cấp độ dịch do F0 ngày càng tăng

Thêm tỉnh ở miền Tây hỏa tốc chuyển cấp độ dịch do F0 ngày càng tăng

Tình hình dịch diễn biến phức tạp, số ca nhiễm ngày càng tăng nên Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng quyết định chuyển cấp độ dịch từ 1 lên 2.



Theo Báo VietNamNet

Bí thư TP.HCM: 'Sớm đưa tro cốt người mất vì Covid-19 về với gia đình"

Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên yêu cầu rà soát từng trường hợp để giao tro cốt người mất về cho người thân nhanh nhất. Việc làm này thể hiện sự thấu cảm với các gia đình có sự mất mát.

Chiều 1/11, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi, lãnh đạo Quân khu 7 dự Hội nghị sơ kết công tác phòng, chống dịch tại Bộ Tư lệnh TP.HCM

Phát biểu chỉ đạo, Bí thư Thành ủy cho biết, có thể hình dung được những thời khắc vô cùng khốc liệt mà TP trải qua khi chiến đấu với dịch bệnh bùng phát.  Trong đó, hình ảnh lực lượng vũ trang chiến đấu trên mọi mặt trận chống dịch là hình ảnh rất xúc động, xứng với niềm tin là Bộ đội Cụ Hồ.

{keywords}
Bí thư TP.HCM: "Không được để dịch Covid-19 bùng phát trở lại"

Theo Bí thư TP.HCM, cuộc sơ kết cho thấy nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, nhưng với lực lượng vũ trang (LLVT) ai cũng thấy rõ sự gương mẫu của người chỉ huy. “Khi người chỉ huy ra trận, luôn tạo ra động lực mạnh mẽ cho các chiến sĩ hành động, thực thi nhiệm vụ”, ông Nên nói.

Thứ hai là bài học chấp hành mệnh lệnh vô điều kiện của cấp trên, vì phòng, chống dịch cũng là một dạng chiến đấu. Có thể nói, đó là “mệnh lệnh trái tim của người lính”, vì có những tình huống xuất hiện không nằm trong kế hoạch nhưng các chiến sĩ luôn sẵn sàng nhận nhiệm vụ mà “chiến trường” cần.

Cũng theo Bí thư TP.HCM, trải qua một thời gian cam go, khốc liệt, trong đó ai cũng thèm khát có được giây phút bình yên đến nay, gần 1 tháng, TP.HCM có thể nói là tình hình tạm ổn và mở cửa dần từng bước.

Sớm đưa tro cốt người mất vì Covid-19 về với gia đình

Bí thư TP.HCM cho biết, có lẽ đây là lần đầu tiên có đợt huy động LLVT nhiều nhất sau 40 năm.  

“Phẩm chất bộ đội Cụ Hồ một lần nữa được phát huy trong cuộc chiến chống dịch, các chiến sĩ mang từng gói thuốc, túi an sinh hỗ trợ cho người dân; tổ chức đưa người dân về quê an toàn;  hình ảnh bộ đội đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người để chia sẻ cho người khó khăn, chăm sóc F0...thật sự rất cảm động”, Bí thư Thành ủy xúc động nói.

{keywords}
Theo Bí thư TP.HCM, nhiệm vụ tiếp nhận và đưa tro cốt người đã mất về với gia đình phát sinh ngoài dự kiến nhưng đã được LLVT hoàn thành tốt. 

Bí thư Nên cũng chia sẻ, có những nhiệm vụ phát sinh ngoài dự kiến, nhưng LLVT luôn sẵn sàng nhận, như việc tiếp nhận thi hài, hỏa táng và giao tro cốt người mất về với gia đình. Các chiến sĩ đã đưa tro cốt người mất về cho người thân với hình ảnh nghiêm trang, ghi dấu đậm nét trong lòng mọi người,

Ông Nên cũng cho hay, TP đang từng bước thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ là thích ứng linh hoạt nhưng không chủ quan, phải thực hiện từng bước chắc chắn, an toàn, không phải mở cửa với bất cứ giá nào.

Ông lưu ý, nguy cơ dịch bệnh luôn tiềm ẩn, do đó phải có biện pháp thích ứng liên tục, nếu chủ quan lơ là, không thay đổi thói quen thì rất khó khăn khi dịch bùng phát lại.

Do đó, ông yêu cầu cần hết sức bình tĩnh, tăng cường các hoạt động kiểm soát. Để khi an toàn, người dân ý thức cao thì có thể hành động đúng kế hoạch mở cửa dần. Còn ngược lại, việc gì xảy ra thì khó lường trước được.

Ông yêu cầu Bộ Tư lệnh tiếp tục phối hợp với các cánh quân, làm lực lượng nòng cốt cùng thực hiện kiểm soát an toàn, hiệu quả dịch bệnh.

Theo ông, đến nay vẫn có gia đình chưa tìm được hay biết tro cốt người thân ở đâu, cũng có việc LLVT chưa tìm được địa chỉ để giao…Vì vậy, Bộ Tư lệnh cần tiếp tục phối hợp với Sở Y tế, Sở LĐ-TB&XH…tập trung rà soát từng trường hợp để giao về cho người thân nhanh nhất. Cần làm sớm, làm tốt, vì đó là thể hiện sự thấu cảm với các gia đình có sự mất mát, đau thương.

Song song đó, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nêu cao ý thức phòng, chống dịch; làm cho toàn xã hội thấy vai trò tự bảo vệ sức khỏe của mình và cộng đồng...

Người dân TP.HCM đổ về quận 7 và Thủ Đức nhậu, có thể mang Covid-19 về nhà

Người dân TP.HCM đổ về quận 7 và Thủ Đức nhậu, có thể mang Covid-19 về nhà

Luật không cấm người ở các quận, huyện khác tới nhậu ở quận 7 và Thủ Đức, nhưng có đáng hay không khi phải đi xa như vậy để nhậu; mà có khi mang về nhà con Covid-19. F0 luôn "thập diện mai phục" xung quanh.

Hồ Văn



Theo Báo VietNamNet

Đối thoại với doanh nghiệp, Thủ tướng được Chủ tịch Ngân hàng tặng áo Liverpool

Đối thoại với các doanh nghiệp tại Anh, Thủ tướng Phạm Minh Chính được ông Jose Vinals, Chủ tịch Ngân hàng Standard Chartered tặng chiếc áo của đội bóng Liverpool.

Bên lề Hội nghị biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc COP26, sáng 1/11 theo giờ địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị “Đối thoại tại COP26 với Thủ tướng Chính phủ Việt Nam: Kiến tạo tương lai thịnh vượng và bền vững thông qua đầu tư tư nhân” diễn ra tại Glasgow, Vương quốc Anh.

{keywords}
Ông Jose Vinals, Chủ tịch Ngân hàng Standard Chartered tặng Thủ tướng Phạm Minh Chính chiếc áo của đội bóng Liverpool. Ảnh: Thu Hằng

Hội nghị thu hút hơn 300 lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài là khách hàng của Standard Chartered và các doanh nghiệp là thành viên của Phòng thương mại Anh tại Việt Nam (Britcham).

Không bao giờ hoang mang lo sợ bởi bất cứ khó khăn nào

Chia sẻ với các doanh nghiệp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nói về triển vọng môi trường đầu tư tại Việt Nam, mục tiêu của Việt Nam tại COP26 và kế hoạch phát triển bền vững.

Thủ tướng khẳng định Việt Nam theo đuổi chiến lược ngoại giao độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa và tích cực, chủ động hội nhập, là bạn bè tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế

Hiện, Việt Nam thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế và tập trung vào 3 trọng tâm: Tái cơ cấu đầu tư (đầu tư nhà nước và hợp tác công tư); tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và tái cơ cấu mô hình tăng trưởng xanh, bền vững.

Việt Nam nhìn nhận còn nhiều việc phải làm để tái cơ cấu mô hình tăng trưởng nhằm tăng trưởng nhanh, bền vững, mang lại lợi ích chung cho tất cả.

{keywords}
Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: Thu Hằng 

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, xu thế phát triển xanh, chống biến đổi khí hậu là vấn đề có tính chất toàn cầu, tác động đến tất cả người dân, phải có cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân.

Nhìn nhận Việt Nam “là nước đi sau”, Thủ tướng cho rằng, đi sau dù chậm lại có những cơ hội tốt khi có thể rút kinh nghiệm từ những người đi trước để phát triển, tránh các vấn đề khó khăn.

Trong việc thực hiện các mục tiêu, Thủ tướng nhấn mạnh con người là yếu tố quyết định, vừa là mục tiêu, động lực, vừa là trung tâm, chủ thể của công cuộc đổi mới, hội nhập.

“Mang lại cơm no áo ấm cho nhân dân là mục tiêu lớn nhất của chúng tôi. Bên cạnh đó, chúng tôi không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội, hy sinh an sinh xã hội hay không đánh đổi môi trường để theo đuổi tăng trưởng”, Thủ tướng nói rõ và nhấn mạnh con người Việt Nam càng khó khăn, phức tạp thì càng đoàn kết, càng vươn lên để khẳng định mình.

“Chúng tôi không bao giờ bị khuất phục bởi bất cứ kẻ thù nào, không bao giờ hoang mang lo sợ bởi bất cứ khó khăn nào”, Thủ tướng khẳng định.

Bên cạnh đó, Thủ tướng nhìn nhận những thách thức trước mắt không hề nhỏ, “phải nhận ra và tự mình vươn lên”, cùng với sự hợp tác, đoàn kết, chúng ta sẽ chiến thắng.

Nhắc đến đại dịch Covid-19, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam cũng xác định không theo đuổi mục tiêu “Zero Covid” mà sống chung với dịch, kiểm soát rủi ro là chính, dần mở cửa thích ứng để các địa phương, doanh nghiệp tự tin tham gia vào quá trình phục hồi, phát triển kinh tế.

Tại Hội nghị COP26, lãnh đạo Chính phủ Việt Nam khẳng định sẵn sàng cam kết và đi theo xu thế của thế giới. Ông kỳ vọng sự giúp đỡ của các nước có nền kinh tế phát triển sẽ góp phần vào công cuộc chuyển đổi, phát triển xanh của Việt Nam.

Tài trợ 8,5 tỷ USD cho các dự án phát triển bền vững

Ông Jose Vinals, Chủ tịch Ngân hàng Standard Chartered cho biết, hội nghị này có hơn 200 nhà đầu tư tham gia từ Việt Nam và trên khắp thế giới.

Bên lề sự kiện COP26, ông cho hay Thủ tướng Phạm Minh chính sẽ cùng các nhà lãnh đạo thế giới thảo luận các bước cần thiết để đạt được mục tiêu của Thỏa thuận Paris. Với những thách thức của Việt Nam và các quốc gia trên thế giới, ông Jose Vinals lưu ý, nếu không hành động, rủi ro là rất rõ ràng, và hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới đã cảm nhận rõ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

{keywords}
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng ông Jose Vinals, Chủ tịch Ngân hàng Standard Chartered. Ảnh: TTXVN

Đề cập đến mối quan hệ với Việt Nam, ông Jose Vinals mong muốn biến Việt Nam thành điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư.

Tại hội nghị này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chứng kiến 8,5 tỷ USD cam kết từ các dự án phát triển bền vững tại Việt Nam. Những cam kết này đi kèm khoản đầu tư, giúp Việt Nam củng cố, hướng tới sự phát triển bền vững và phục hồi sau Covid-19.

Trước sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính, các bộ trưởng và ông Jose Vinals, Ngân hàng Standard Chartered đã trao các biên bản ghi nhớ với tổng giá trị 8,5 tỷ USD cho 3 doanh nghiệp Việt Nam nhằm hỗ trợ các dự án phát triển bền vững.

Cụ thể, biên bản ghi nhớ với Tập đoàn T&T tài trợ vốn cho các dự án về môi trường, xử lý chất thải, các dự án điện khí LNG và các dự án năng lượng tái tạo.

Biên bản ghi nhớ với Tập đoàn Geleximco, tài trợ vốn cho các dự án giấy, bột giấy và trồng rừng, dự án nhà máy điện khí LNG, dự án khu du lịch quốc tế và dự án khu logistics và cảng biển.

Biên bản ghi nhớ với Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Quản lý Giáo dục Văn Lang  tài trợ vốn cho dự án xây dựng trường đại học đạt tiêu chuẩn xanh.

Sau phiên đối thoại với Thủ tướng là phiên hỏi đáp về triển vọng đầu tư nước ngoài và định hướng phát triển bền vững của Việt Nam với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan.

Standard Chartered là ngân hàng quốc tế hàng đầu hiện diện trên 59 thị trường năng động nhất thế giới và phục vụ khách hàng trên 85 thị trường. Standard Chartered cũng là một trong những ngân hàng quốc tế đầu tiên hiện diện tại Việt Nam với việc mở chi nhánh đầu tiên tại Sài Gòn, nay là TP.HCM vào năm 1904.
Ngân hàng cũng là đối tác chiến lược của Hội nghị thượng đỉnh Đường chân trời xanh (Green Horizon), một hội nghị quan trọng được tổ chức bên lề COP26.

Thu Hằng (từ Glasgow, Scotland, Vương quốc Anh)

Thủ tướng chứng kiến lễ ký kết 26 thỏa thuận hợp tác hàng tỉ USD

Thủ tướng chứng kiến lễ ký kết 26 thỏa thuận hợp tác hàng tỉ USD

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp nhiều doanh nghiệp hàng đầu của Anh và chứng kiến 26 thỏa thuận hợp tác giữa tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam với đối tác nước ngoài trị giá lên đến hàng tỉ USD.



Theo Báo VietNamNet

Triệt phá 2 đường dây tổ chức đánh bạc qua mạng do người Trung Quốc cầm đầu

Quá trình điều tra và thu thập chứng cứ, các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã bắt giữ hàng chục đối tượng liên quan trong đường dây tổ chức đánh bạc ở TP Vũng Tàu.

Ngày 1/11, Phòng CSHS (PC02) Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, mới đây đơn vị đã phối hợp cùng Phòng an ninh mạng và phòng chống tội phạm (PCTP) sử dụng công nghệ cao triệt phá thành công 2 đường dây tổ chức đánh bạc trực tuyến qua mạng internet, do các đối tượng người Trung Quốc tổ chức, cầm đầu.

Đến nay, cơ quan điều tra công an tỉnh này đã khởi tố gần 20 đối tượng về các hành vi Tổ chức đánh bạc và Đánh bạc.

Theo hồ sơ điều tra, từ giữa năm 2021, thông quan công tác nghiệp vụ và quản lý địa bàn, lực lượng PCTP sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát hiện một số đối tượng tại TP Vũng Tàu có biểu hiện hoạt động tổ chức đánh bạc thông qua mạng internet với thủ đoạn tinh vi.

{keywords}
Một số đối tượng trong đường dây bị bắt giữ

Sau thời gian thu thập chứng cứ, xác minh điều tra, đầu tháng 7/2021, Phòng PCTP sử dụng công nghệ cao phối hợp cùng PC02 Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Công an TP Vũng Tàu đã ập vào khám xét một căn nhà trên đường Võ Thị Sáu (phường 2, TP Vũng Tàu).

Tại đây, công an phát hiện, bắt quả tang các đối tượng gồm: Wu Ting Ting (32 tuổi); Wu Can Sen (30 tuổi); Wu Zhi Quan (30 tuổi, cùng quốc tịch Trung Quốc) và Nguyễn Tấn Hy (29 tuổi); Lê Thị Cẩm Tú (23 tuổi); Đỗ Thị Kim Loan (37 tuổi); Trương Thị Thắm (32 tuổi, cùng trú tại Bà Rịa - Vũng Tàu) đang có hành vi tổ chức đánh bạc qua mạng.

Khám xét căn nhà trên và xe ô tô của đối tượng Sun Jingo (46 tuổi, chồng của Wu Ting Ting), công an thu giữ 110 điện thoại thông minh, 7 máy vi tính các loại, gần 160 thẻ sim điện thoại, 16 thẻ ngân hàng và khoảng 5.000 USD cùng các tang vật liên quan.

Bắt giữ các đối tượng trong đường dây

Quá trình mở rộng điều tra, cơ quan công an tiếp tục khám xét một căn nhà trên đường Lê Hồng Phong (phường 8, TP Vũng Tàu) và bắt quả tang các đối tượng: Phạm Đức Tiến (28 tuổi, quê Điện Biên); Tống Đại Thành (31 tuổi, quê Phú Thọ); Trần Hoàng Huy (22 tuổi, trú tại TP Vũng Tàu) đang thực hiện hành vi tổ chức đánh bạc trực tuyến trên mạng internet. Tang vật thu giữ gồm 7 điện thoại thông minh và 3 máy vi tính.

Cùng thời điểm này, khi tiến hành khám xét một căn hộ ở tầng 9, thuộc chung cư Sơn Thịnh 2 (phường Thắng Tam, TP Vũng Tàu), công an đã bắt giữ thêm các đối tượng: Lưu Hoàng Minh (28 tuổi); Cao Thị Yến Khoa (25 tuổi, cùng trú tại TP.HCM) và Bùi Thị Thanh Nga (21 tuổi, trú tại TP Vũng Tàu) đang điều hành các website đánh bạc. Khám xét căn hộ, công an thu giữ 84 điện thoại thông minh, 24 máy vi tính các loại.

{keywords}
Tang vật phục vụ hoạt động tổ chức đánh bạc và đánh bạc bị thu giữ

Theo Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đây là 2 đường dây đánh bạc trực tuyến trên mạng internet mang tính chuyên nghiệp, do các đối tượng người Trung Quốc tổ chức, cầm đầu, thu hút hàng trăm con bạc tham gia, với số tiền lên tới nhiều tỷ đồng.

Hiện vụ án đang được các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục mở rộng điều tra, làm rõ hành vi của những đối tượng liên quan.

Lạc Sơn - Q.H

Công an Cần Thơ xử lý hơn 300 vụ thông tin sai sự thật, xuyên tạc trên mạng

Công an Cần Thơ xử lý hơn 300 vụ thông tin sai sự thật, xuyên tạc trên mạng

Trong 9 tháng đầu năm 2021, Công an TP Cần Thơ đã xử lý hơn 300 trường hợp có hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin có dấu hiệu vi phạm pháp luật.  



Theo Báo VietNamNet

Thanh Hóa chuyển đổi số: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm phục vụ

Đề án chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2020 - 2021, tầm nhìn đến năm 2030 trọng tâm phải lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ.

Ông Đỗ Hữu Quyết, Giám đốc Sở TTTT Thanh Hóa cho hay, ngay khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 749/QĐ –TTg, ngày 3/6/2020 phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quyết định số 4216/ QĐ-UBND về kế hoạch chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

{keywords}
Tại Thanh Hóa, Hạ tầng viễn thông được triển khai hiện đại, cơ bản đáp ứng yêu cầu, đầu tư đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã.

Thanh Hóa là một trong những tỉnh trong top đầu của cả nước triển khai hiệu quả xử lý văn bản trên môi trường điện tử và chữ ký số, mỗi năm tiết kiệm trên 60 tỷ đồng chi phí hành chính của các cơ quan Nhà nước.

Ngoài ra, tỉnh cũng đang triển khai hiệu quả hệ thống phần mềm Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc tại 100% các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành. Cổng dịch vụ công, Hệ thống một cửa điện tử đồng bộ, hiện đại, kết nối liên thông, có số lượng rất lớn, phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Tại Thanh Hóa, Hạ tầng viễn thông được triển khai hiện đại, cơ bản đáp ứng yêu cầu, đầu tư đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã. Trục tích hợp nội tỉnh LGSP kết nối, liên thông với hệ thống của quốc gia, phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử liên thông 4 cấp từ Trung ương đến cấp xã.

Thanh Hóa có hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến thuộc diện lớn nhất nước với 348 điểm cầu tại các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và cấp xã- đây sẽ là tiền đề, là cơ sở tốt để thực hiện chuyển đổi số.

{keywords}
Thanh Hóa là một trong những tỉnh trong top đầu của cả nước triển khai hiệu quả xử lý văn bản trên môi trường điện tử và chữ ký số. Ảnh minh họa

Theo ông Quyết, để chuyển đổi số thành công, trước hết cần phải có sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị. Trước mắt, Thanh Hóa tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, cộng đồng doanh nghiệp và người dân về tính cấp thiết của chuyển đổi số.

Đồng thời, xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp công nghệ số, khuyến khích đổi mới, sáng tạo; thu hút các doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào tỉnh. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng sẵn sàng tham gia vào quá trình chuyển đổi số.

Ngoài ra, tỉnh tiếp tục hoàn thiện hệ thống hạ tầng thông tin theo nguyên tắc bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng. Phát triển hạ tầng băng rộng, ưu tiên phát triển tại các khu kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, các khu du lịch… phát triển hạ tầng mạng 4G, 5G, phổ cập thuê bao cáp quang tại các hộ gia đình.

Tỉnh cũng có các động thái khuyến khích các doanh nghiệp triển khai thí điểm, thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới phục vụ chuyển đổi số trong một số lĩnh vực như thương mại điện tử, nông nghiệp, du lịch, y tế, giáo dục, giao thông, xây dựng, tài nguyên và môi trường, ngân hàng số…; Phát triển hạ tầng kết nối mạng Internet vạn vật (IoT) trong các lĩnh vực phục vụ nhu cầu quản lý, điều hành, sản xuất, kinh doanh.

{keywords}
Thanh Hoá tiếp tục hoàn thiện hệ thống hạ tầng thông tin theo nguyên tắc bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng.

Xây dựng trung tâm điều hành đô thị thông minh, phát triển cá dịch vụ thành phố thông minh. Hoàn thiện mạng truyền số liệu chuyên dùng, các hệ thống phần mềm dùng chung, số hóa dữ liệu, xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành… Tạo lập dữ liệu mở phục vụ người dân, doanh nghiệp dễ dàng khai thác truy cập, sử dụng, góp phần công khai, minh bạch, phòng, chống tham nhũng, thúc đẩy phát triển các dịch vụ số.

“Chuyển đổi số phải được triển khai toàn diện, đồng bộ trong các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh. Chuyển đổi số lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ”, ông Quyết nhấn mạnh.

Thanh Hóa phấn đấu đến năm 2025 sẽ cơ bản hoàn thành việc chuyển đổi số trong các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, các doanh nghiệp; người dân được hưởng thụ các dịch vụ, tiện ích từ công cuộc chuyển đổi số; kinh tế số chiếm 20% GRDP; năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%; phấn đấu đến năm 2025 đạt tỷ lệ 01 doanh nghiệp công nghệ số/1000 dân; phổ cập dịch vụ mạng di động 4G, 5G và điện thoại di động thông minh; hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình; tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên đạt 50%,…

Bài và ảnh: Lê Dương



Theo Báo VietNamNet

Hà Nội phân lại vùng nguy cơ dịch, có nơi ở cấp độ 3

Hà Nội vừa công bố chi tiết phân vùng nguy cơ dịch Covid-19 theo các cấp độ với 579 xã, phường, thị trấn; trong đó đã có 2 xã, thị trấn chuyển thành cấp độ 3.

UBND TP Hà Nội vừa có thông báo về đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.

Hiện thành phố ở cấp độ 2 trong phòng, chống dịch Covid-19.

30 quận, huyện, thị xã đạt cấp độ 2.

245 xã, phường đạt cấp độ 2.

332 xã, phường đạt cấp độ 1.

2 xã, thị trấn gồm xã Tiến Thắng (huyện Mê Linh) và thị trấn Quốc Oai (huyện Quốc Oai) đạt cấp độ 3.

Tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin phòng Covid-19 trên địa bàn TP là 98% (đã đạt tỷ lệ tối thiểu là 70%).

Tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên được tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 là 48% (chưa đạt tỷ lệ tối thiểu là 80%).

Trong 14 ngày gần đây, trên địa bàn TP ghi nhận 84 ca mắc trong cộng đồng, đạt tỷ lệ 1 ca cộng đồng/100.000 dân/tuần.

{keywords}
Ảnh: Phạm Hải

CHI TIẾT CẤP ĐỘ DỊCH

Đối với 12 quận nội thành:

Quận Ba Đình có 11 phường được xác định thuộc cấp độ 2; 3 phường Giảng Võ, Ngọc Khánh và Quán Thánh thuộc cấp độ 1.

Quận Bắc Từ Liêm có 10 phường được xác định là cấp độ 2; 3 phường Tây Tựu, Thuỵ Phương, Xuân Tảo thuộc cấp độ 1.

Quận Cầu Giấy có 6 phường thuộc cấp độ 2; 2 phường Nghĩa Tân và Dịch Vọng thuộc cấp độ 1.

Quận Đống Đa, toàn bộ các phường của quận đều thuộc cấp độ 2.

Quận Hà Đông có 6 phường: Biên Giang, Đồng Mai, Nguyễn Trãi, Phú Lãm, Phú Lương, Yết Kiêu thuộc cấp độ 1; còn lại thuộc cấp 2.

Quận Hai Bà Trưng có 2 phường: Cầu Dền, Đồng Nhân thuộc cấp độ 1, còn lại đều thuộc cấp độ 2.

Quận Hoàn Kiếm có 9 phường: Cửa Đông, Cửa Nam, Hàng Bạc, Hàng Bồ, Hàng Đào, Hàng Gai, Lý Thái Tổ, Trần Hưng Đạo, Tràng Tiền thuộc cấp độ 1; còn lại đều thuộc cấp 2.

Quận Hoàng Mai có 1 phường Thanh Trì thuộc cấp độ 1; còn lại đều thuộc cấp độ 2.

Quận Long Biên có 2 phường Sài Đồng và Cự Khối thuộc cấp độ 1; còn lại thuộc cấp độ 2.

Quận Nam Từ Liêm có phường Tây Mỗ thuộc cấp độ 1; còn lại đều cấp độ 2.

Quận Tây Hồ có 4 phường: Bưởi, Phú Thượng, Thuỵ Khuê, Yên Phụ thuộc cấp độ 2; còn lại là cấp độ 1.

Quận Thanh Xuân có phường Kim Giang thuộc cấp độ 1, còn lại cấp độ 2.

Đối với 18 huyện, thị xã:

Huyện Ba Vì có 2 xã Cam Thượng, Phong Vân thuộc cấp độ 2; còn lại đều là cấp độ 1.

Huyện Chương Mỹ có 5 xã, phường: Đại Yên, Đông Sơn, Phụng Châu, Thuỷ Xuân Tiên, Xuân Mai thuộc cấp độ 2, còn lại được xác định cấp độ 1.

Huyện Đan Phượng có các xã: thị trấn Phùng, Song Phượng, Tân Hội, Tân Lập, Trung Châu thuộc cấp độ 2, còn lại được xác định cấp độ 1.

Huyện Đông Anh có 7 xã: Bắc Hồng, Cổ Loa, Dục Tú, Liên Hà, Mai Lâm, Tàm Xá, Xuân Canh thuộc cấp độ 1, còn lại đều thuộc cấp độ 2.

Huyện Gia Lâm có 6 xã: Bát Tràng, Đa Tốn, Đặng Xá, Đông Dư, Kim Sơn, Yên Viên thuộc cấp độ 2; còn lại đều thuộc cấp độ 1.

Huyện Hoài Đức có 6 xã, thị trấn: An Khánh, An Thượng, La Phù, Sơn Đồng, thị trấn Trôi, Yên Sở thuộc cấp độ 2; còn lại đều thuộc cấp 1.

Huyện Mê Linh có: Tiến Thắng thuộc cấp độ 3; Chu Phan, Hoàng Kim, Kim Hoa, Liên Mạc, Thanh Lâm, Tiền Phong thuộc cấp độ 2; còn lại thuộc cấp độ 1.

Huyện Mỹ Đức có 4 xã: An Mỹ, Hương Sơn, Mỹ Thành, Phúc Lâm thuộc cấp độ 2; còn lại thuộc cấp độ 1.

Huyện Phú Xuyên có 5 xã: Hoàng Long, Sơn Hà, Văn Hoàng, Vân Từ, Hiệp Thuận thuộc cấp độ 2; còn lại đều cấp độ 1.

Huyện Phúc Thọ có xã Hiệp Thuận thuộc cấp độ 2; còn lại đều thuộc cấp độ 1.

Huyện Quốc Oai có: thị trấn Quốc Oai thuộc cấp độ 3; xã Cấn Hữu, Sài Sơn, Thạch Thán, Tuyết Nghĩa, Phượng Cách thuộc cấp độ 2; còn lại đều thuộc cấp độ 1.

Huyện Sóc Sơn có 7 xã: Hiền Ninh, Mai Đình, Phú Cường, Phú Minh, Trung Giã, Việt Long, Xuân Thu thuộc cấp độ 2, còn lại đều thuộc cấp độ 1.

Thị xã Sơn Tây có 4 phường: Lê Lợi, Phú Thịnh, Quang Trung, Sơn Lộc thuộc cấp độ 2; còn lại đều cấp độ 1.

{keywords}

Trần Thường

Người ở vùng 'đỏ, cam' cần lưu ý điều này khi đến Hà Nội

Người ở vùng 'đỏ, cam' cần lưu ý điều này khi đến Hà Nội

Hà Nội yêu cầu người chưa tiêm vắc xin phòng Covid-19 đến từ "vùng đỏ" phải cách ly tại nhà 14 ngày, tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo; xét nghiệm RT-PCR 3 lần.  



Theo Báo VietNamNet

Tỉnh đầu tiên ở miền Tây nâng cấp độ dịch từ 2 lên 4

Sau khi ghi nhận số lượng F0 tăng nhanh, nhất là ca nhiễm trong cộng đồng, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu đã quyết định cập nhật cấp độ dịch của tỉnh từ cấp độ 2 lên 4.

Ngày 1/11, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều ký ban hành quyết định về việc cập nhật và công bố cấp độ dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, tỉnh Bạc Liêu sẽ áp dụng cấp độ 4 – nguy cơ rất cao (vùng đỏ), từ 12h trưa 2/11.

{keywords}
Chốt kiểm dịch ở TP Bạc Liêu. Ảnh: Báo Bạc Liêu

Bạc Liêu có 20/64 xã ở cấp độ 4; 8 xã ở cấp độ 3...

Đối với cấp huyện có 2 đơn vị là thị xã Giá Rai và TP Bạc Liêu ở cấp độ 4. Cấp độ 3 có 3 đơn vị gồm: huyện Đông Hải, Phước Long, Hồng Dân. Cấp độ 2 gồm: huyện Vĩnh Lợi, Hòa Bình. 

Như vậy, sau khi số lượng F0 tăng nhanh, mạnh, đặc biệt là ca nhiễm trong cộng đồng rất lớn, Bạc Liêu đã chuyển đổi cấp độ dịch từ vùng 2 lên vùng 4. Đây là tỉnh đầu tiên ở miền Tây quyết định nâng cấp độ dịch từ 2 lên 4. Toàn tỉnh Bạc Liêu sẽ áp dụng các biện pháp hành chính tương ứng theo cấp độ dịch là cấp độ 4. 

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu yêu cầu các lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch tập trung 100% lực lượng để thực hiện nghiệm vụ được phân công, đồng thời phối hợp chặt chẽ, tuân thủ sự hướng dẫn của Tổ công tác đặc biệt do Bệnh viện Chợ Rẫy chi viện.

Theo CDC tỉnh Bạc Liêu, từ 6h sáng 31/10 đến 6h sáng 1/11, địa phương này ghi nhận thêm 382 ca F0; trong đó 102 trường hợp dưới 18 tuổi. Trong 382 ca nói trên có, 167 F0 được ghi nhận trong cộng đồng.

Còn tính từ ngày 29/10 đến 6h sáng 1/11, Bạc Liêu đã ghi nhận 1.200 F0, trong đó có đến 459 ca cộng đồng. Bạc Liêu là tỉnh ghi nhận số lượng F0 nhiều nhất tại miền Tây trong những ngày gần đây.

Hiện đoàn công tác của Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) đã đến Bạc Liêu hỗ trợ tỉnh trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Hiện 3 địa phương ở miền Tây đã quyết định chuyển đổi cấp độ dịch gồm: TP Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu.

Thiện Chí 

Số ca F0 tăng nhanh, các tỉnh miền Tây lo bùng dịch trở lại

Số ca F0 tăng nhanh, các tỉnh miền Tây lo bùng dịch trở lại

Những ngày qua, số ca F0 tại các tỉnh thành miền Tây tăng nhanh và cao, khiến nhiều người lo ngại nguy cơ bùng dịch trở lại tại khu vực này.



Theo Báo VietNamNet