Thứ Hai, 1 tháng 11, 2021

Thanh Hóa chuyển đổi số: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm phục vụ

Đề án chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2020 - 2021, tầm nhìn đến năm 2030 trọng tâm phải lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ.

Ông Đỗ Hữu Quyết, Giám đốc Sở TTTT Thanh Hóa cho hay, ngay khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 749/QĐ –TTg, ngày 3/6/2020 phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quyết định số 4216/ QĐ-UBND về kế hoạch chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

{keywords}
Tại Thanh Hóa, Hạ tầng viễn thông được triển khai hiện đại, cơ bản đáp ứng yêu cầu, đầu tư đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã.

Thanh Hóa là một trong những tỉnh trong top đầu của cả nước triển khai hiệu quả xử lý văn bản trên môi trường điện tử và chữ ký số, mỗi năm tiết kiệm trên 60 tỷ đồng chi phí hành chính của các cơ quan Nhà nước.

Ngoài ra, tỉnh cũng đang triển khai hiệu quả hệ thống phần mềm Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc tại 100% các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành. Cổng dịch vụ công, Hệ thống một cửa điện tử đồng bộ, hiện đại, kết nối liên thông, có số lượng rất lớn, phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Tại Thanh Hóa, Hạ tầng viễn thông được triển khai hiện đại, cơ bản đáp ứng yêu cầu, đầu tư đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã. Trục tích hợp nội tỉnh LGSP kết nối, liên thông với hệ thống của quốc gia, phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử liên thông 4 cấp từ Trung ương đến cấp xã.

Thanh Hóa có hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến thuộc diện lớn nhất nước với 348 điểm cầu tại các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và cấp xã- đây sẽ là tiền đề, là cơ sở tốt để thực hiện chuyển đổi số.

{keywords}
Thanh Hóa là một trong những tỉnh trong top đầu của cả nước triển khai hiệu quả xử lý văn bản trên môi trường điện tử và chữ ký số. Ảnh minh họa

Theo ông Quyết, để chuyển đổi số thành công, trước hết cần phải có sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị. Trước mắt, Thanh Hóa tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, cộng đồng doanh nghiệp và người dân về tính cấp thiết của chuyển đổi số.

Đồng thời, xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp công nghệ số, khuyến khích đổi mới, sáng tạo; thu hút các doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào tỉnh. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng sẵn sàng tham gia vào quá trình chuyển đổi số.

Ngoài ra, tỉnh tiếp tục hoàn thiện hệ thống hạ tầng thông tin theo nguyên tắc bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng. Phát triển hạ tầng băng rộng, ưu tiên phát triển tại các khu kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, các khu du lịch… phát triển hạ tầng mạng 4G, 5G, phổ cập thuê bao cáp quang tại các hộ gia đình.

Tỉnh cũng có các động thái khuyến khích các doanh nghiệp triển khai thí điểm, thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới phục vụ chuyển đổi số trong một số lĩnh vực như thương mại điện tử, nông nghiệp, du lịch, y tế, giáo dục, giao thông, xây dựng, tài nguyên và môi trường, ngân hàng số…; Phát triển hạ tầng kết nối mạng Internet vạn vật (IoT) trong các lĩnh vực phục vụ nhu cầu quản lý, điều hành, sản xuất, kinh doanh.

{keywords}
Thanh Hoá tiếp tục hoàn thiện hệ thống hạ tầng thông tin theo nguyên tắc bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng.

Xây dựng trung tâm điều hành đô thị thông minh, phát triển cá dịch vụ thành phố thông minh. Hoàn thiện mạng truyền số liệu chuyên dùng, các hệ thống phần mềm dùng chung, số hóa dữ liệu, xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành… Tạo lập dữ liệu mở phục vụ người dân, doanh nghiệp dễ dàng khai thác truy cập, sử dụng, góp phần công khai, minh bạch, phòng, chống tham nhũng, thúc đẩy phát triển các dịch vụ số.

“Chuyển đổi số phải được triển khai toàn diện, đồng bộ trong các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh. Chuyển đổi số lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ”, ông Quyết nhấn mạnh.

Thanh Hóa phấn đấu đến năm 2025 sẽ cơ bản hoàn thành việc chuyển đổi số trong các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, các doanh nghiệp; người dân được hưởng thụ các dịch vụ, tiện ích từ công cuộc chuyển đổi số; kinh tế số chiếm 20% GRDP; năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%; phấn đấu đến năm 2025 đạt tỷ lệ 01 doanh nghiệp công nghệ số/1000 dân; phổ cập dịch vụ mạng di động 4G, 5G và điện thoại di động thông minh; hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình; tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên đạt 50%,…

Bài và ảnh: Lê Dương



Theo Báo VietNamNet

Hà Nội phân lại vùng nguy cơ dịch, có nơi ở cấp độ 3

Hà Nội vừa công bố chi tiết phân vùng nguy cơ dịch Covid-19 theo các cấp độ với 579 xã, phường, thị trấn; trong đó đã có 2 xã, thị trấn chuyển thành cấp độ 3.

UBND TP Hà Nội vừa có thông báo về đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.

Hiện thành phố ở cấp độ 2 trong phòng, chống dịch Covid-19.

30 quận, huyện, thị xã đạt cấp độ 2.

245 xã, phường đạt cấp độ 2.

332 xã, phường đạt cấp độ 1.

2 xã, thị trấn gồm xã Tiến Thắng (huyện Mê Linh) và thị trấn Quốc Oai (huyện Quốc Oai) đạt cấp độ 3.

Tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin phòng Covid-19 trên địa bàn TP là 98% (đã đạt tỷ lệ tối thiểu là 70%).

Tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên được tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 là 48% (chưa đạt tỷ lệ tối thiểu là 80%).

Trong 14 ngày gần đây, trên địa bàn TP ghi nhận 84 ca mắc trong cộng đồng, đạt tỷ lệ 1 ca cộng đồng/100.000 dân/tuần.

{keywords}
Ảnh: Phạm Hải

CHI TIẾT CẤP ĐỘ DỊCH

Đối với 12 quận nội thành:

Quận Ba Đình có 11 phường được xác định thuộc cấp độ 2; 3 phường Giảng Võ, Ngọc Khánh và Quán Thánh thuộc cấp độ 1.

Quận Bắc Từ Liêm có 10 phường được xác định là cấp độ 2; 3 phường Tây Tựu, Thuỵ Phương, Xuân Tảo thuộc cấp độ 1.

Quận Cầu Giấy có 6 phường thuộc cấp độ 2; 2 phường Nghĩa Tân và Dịch Vọng thuộc cấp độ 1.

Quận Đống Đa, toàn bộ các phường của quận đều thuộc cấp độ 2.

Quận Hà Đông có 6 phường: Biên Giang, Đồng Mai, Nguyễn Trãi, Phú Lãm, Phú Lương, Yết Kiêu thuộc cấp độ 1; còn lại thuộc cấp 2.

Quận Hai Bà Trưng có 2 phường: Cầu Dền, Đồng Nhân thuộc cấp độ 1, còn lại đều thuộc cấp độ 2.

Quận Hoàn Kiếm có 9 phường: Cửa Đông, Cửa Nam, Hàng Bạc, Hàng Bồ, Hàng Đào, Hàng Gai, Lý Thái Tổ, Trần Hưng Đạo, Tràng Tiền thuộc cấp độ 1; còn lại đều thuộc cấp 2.

Quận Hoàng Mai có 1 phường Thanh Trì thuộc cấp độ 1; còn lại đều thuộc cấp độ 2.

Quận Long Biên có 2 phường Sài Đồng và Cự Khối thuộc cấp độ 1; còn lại thuộc cấp độ 2.

Quận Nam Từ Liêm có phường Tây Mỗ thuộc cấp độ 1; còn lại đều cấp độ 2.

Quận Tây Hồ có 4 phường: Bưởi, Phú Thượng, Thuỵ Khuê, Yên Phụ thuộc cấp độ 2; còn lại là cấp độ 1.

Quận Thanh Xuân có phường Kim Giang thuộc cấp độ 1, còn lại cấp độ 2.

Đối với 18 huyện, thị xã:

Huyện Ba Vì có 2 xã Cam Thượng, Phong Vân thuộc cấp độ 2; còn lại đều là cấp độ 1.

Huyện Chương Mỹ có 5 xã, phường: Đại Yên, Đông Sơn, Phụng Châu, Thuỷ Xuân Tiên, Xuân Mai thuộc cấp độ 2, còn lại được xác định cấp độ 1.

Huyện Đan Phượng có các xã: thị trấn Phùng, Song Phượng, Tân Hội, Tân Lập, Trung Châu thuộc cấp độ 2, còn lại được xác định cấp độ 1.

Huyện Đông Anh có 7 xã: Bắc Hồng, Cổ Loa, Dục Tú, Liên Hà, Mai Lâm, Tàm Xá, Xuân Canh thuộc cấp độ 1, còn lại đều thuộc cấp độ 2.

Huyện Gia Lâm có 6 xã: Bát Tràng, Đa Tốn, Đặng Xá, Đông Dư, Kim Sơn, Yên Viên thuộc cấp độ 2; còn lại đều thuộc cấp độ 1.

Huyện Hoài Đức có 6 xã, thị trấn: An Khánh, An Thượng, La Phù, Sơn Đồng, thị trấn Trôi, Yên Sở thuộc cấp độ 2; còn lại đều thuộc cấp 1.

Huyện Mê Linh có: Tiến Thắng thuộc cấp độ 3; Chu Phan, Hoàng Kim, Kim Hoa, Liên Mạc, Thanh Lâm, Tiền Phong thuộc cấp độ 2; còn lại thuộc cấp độ 1.

Huyện Mỹ Đức có 4 xã: An Mỹ, Hương Sơn, Mỹ Thành, Phúc Lâm thuộc cấp độ 2; còn lại thuộc cấp độ 1.

Huyện Phú Xuyên có 5 xã: Hoàng Long, Sơn Hà, Văn Hoàng, Vân Từ, Hiệp Thuận thuộc cấp độ 2; còn lại đều cấp độ 1.

Huyện Phúc Thọ có xã Hiệp Thuận thuộc cấp độ 2; còn lại đều thuộc cấp độ 1.

Huyện Quốc Oai có: thị trấn Quốc Oai thuộc cấp độ 3; xã Cấn Hữu, Sài Sơn, Thạch Thán, Tuyết Nghĩa, Phượng Cách thuộc cấp độ 2; còn lại đều thuộc cấp độ 1.

Huyện Sóc Sơn có 7 xã: Hiền Ninh, Mai Đình, Phú Cường, Phú Minh, Trung Giã, Việt Long, Xuân Thu thuộc cấp độ 2, còn lại đều thuộc cấp độ 1.

Thị xã Sơn Tây có 4 phường: Lê Lợi, Phú Thịnh, Quang Trung, Sơn Lộc thuộc cấp độ 2; còn lại đều cấp độ 1.

{keywords}

Trần Thường

Người ở vùng 'đỏ, cam' cần lưu ý điều này khi đến Hà Nội

Người ở vùng 'đỏ, cam' cần lưu ý điều này khi đến Hà Nội

Hà Nội yêu cầu người chưa tiêm vắc xin phòng Covid-19 đến từ "vùng đỏ" phải cách ly tại nhà 14 ngày, tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo; xét nghiệm RT-PCR 3 lần.  



Theo Báo VietNamNet

Tỉnh đầu tiên ở miền Tây nâng cấp độ dịch từ 2 lên 4

Sau khi ghi nhận số lượng F0 tăng nhanh, nhất là ca nhiễm trong cộng đồng, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu đã quyết định cập nhật cấp độ dịch của tỉnh từ cấp độ 2 lên 4.

Ngày 1/11, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều ký ban hành quyết định về việc cập nhật và công bố cấp độ dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, tỉnh Bạc Liêu sẽ áp dụng cấp độ 4 – nguy cơ rất cao (vùng đỏ), từ 12h trưa 2/11.

{keywords}
Chốt kiểm dịch ở TP Bạc Liêu. Ảnh: Báo Bạc Liêu

Bạc Liêu có 20/64 xã ở cấp độ 4; 8 xã ở cấp độ 3...

Đối với cấp huyện có 2 đơn vị là thị xã Giá Rai và TP Bạc Liêu ở cấp độ 4. Cấp độ 3 có 3 đơn vị gồm: huyện Đông Hải, Phước Long, Hồng Dân. Cấp độ 2 gồm: huyện Vĩnh Lợi, Hòa Bình. 

Như vậy, sau khi số lượng F0 tăng nhanh, mạnh, đặc biệt là ca nhiễm trong cộng đồng rất lớn, Bạc Liêu đã chuyển đổi cấp độ dịch từ vùng 2 lên vùng 4. Đây là tỉnh đầu tiên ở miền Tây quyết định nâng cấp độ dịch từ 2 lên 4. Toàn tỉnh Bạc Liêu sẽ áp dụng các biện pháp hành chính tương ứng theo cấp độ dịch là cấp độ 4. 

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu yêu cầu các lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch tập trung 100% lực lượng để thực hiện nghiệm vụ được phân công, đồng thời phối hợp chặt chẽ, tuân thủ sự hướng dẫn của Tổ công tác đặc biệt do Bệnh viện Chợ Rẫy chi viện.

Theo CDC tỉnh Bạc Liêu, từ 6h sáng 31/10 đến 6h sáng 1/11, địa phương này ghi nhận thêm 382 ca F0; trong đó 102 trường hợp dưới 18 tuổi. Trong 382 ca nói trên có, 167 F0 được ghi nhận trong cộng đồng.

Còn tính từ ngày 29/10 đến 6h sáng 1/11, Bạc Liêu đã ghi nhận 1.200 F0, trong đó có đến 459 ca cộng đồng. Bạc Liêu là tỉnh ghi nhận số lượng F0 nhiều nhất tại miền Tây trong những ngày gần đây.

Hiện đoàn công tác của Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) đã đến Bạc Liêu hỗ trợ tỉnh trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Hiện 3 địa phương ở miền Tây đã quyết định chuyển đổi cấp độ dịch gồm: TP Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu.

Thiện Chí 

Số ca F0 tăng nhanh, các tỉnh miền Tây lo bùng dịch trở lại

Số ca F0 tăng nhanh, các tỉnh miền Tây lo bùng dịch trở lại

Những ngày qua, số ca F0 tại các tỉnh thành miền Tây tăng nhanh và cao, khiến nhiều người lo ngại nguy cơ bùng dịch trở lại tại khu vực này.



Theo Báo VietNamNet

Bé trai 5 tuổi nghi rơi từ chung cư ở Lào Cao tử vong

Công an TP Lào Cai đang điều tra nguyên nhân vụ bé trai 5 tuổi nghi rơi từ chung cư Tecco Lào Cao xuống tử vong.

Lãnh đạo UBND thành phố Lào Cai cho biết, khoảng 23h ngày 31/10, tại chung cư Tecco Lào Cai (phường Kim Tân, thành phố Lào Cai) đã xảy ra vụ tai nạn thương tâm làm một cháu bé trai 5 tuổi tử vong.

Theo người dân ở đây cho biết, vào thời gian trên họ nghe thấy tiếng động phát ra ở khuôn viên chung cư Tecco Tower Lào Cai. 

{keywords}
Khu vực xảy ra vụ việc. Ảnh Dũng Hà 

Khi lại gần thì phát hiện một cháu bé nằm bất động và tử vong, nghi rơi từ tầng cao chung cư xuống. Người dân ngay sau đó đã báo cho ban quản lý tòa nhà và lực lượng chức năng. 

Được biết, khu chung cư Tecco Tower Lào Cai gồm hai khối nhà, với 25 tầng nổi (374 căn hộ), một tầng hầm, ba tầng dịch vụ thương mại, tọa lạc tại số 414, đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai. Đây là chung cư cao nhất thành phố Lào Cai hiện nay.

Sự cố đáng tiếc trên là hồi chuông cảnh báo người dân về sự cần thiết đảm bảo an toàn cho trẻ, tránh tai nạn thương tích xảy ra, đặc biệt đối với những người dân sinh sống tại các khu chung cư.

Nhị Tiến

>>Đọc tin thời sự mới nhất trong ngày<<

Vụ trẻ 2 tuổi rơi từ tầng 9 xuống đất tử vong: Lãnh đạo BV 10 ngày không báo tin

Vụ trẻ 2 tuổi rơi từ tầng 9 xuống đất tử vong: Lãnh đạo BV 10 ngày không báo tin

Sự việc thương tâm xảy ra từ 20/10, nhưng Sở Y tế, Công an, chính quyền không được Bệnh viện (BV) Quốc tế Green báo cáo.



Theo Báo VietNamNet

TP.HCM: Hồi phục nhanh nhưng đừng chủ quan

Đúng một tháng kể từ ngày TP.HCM chính thức “mở cửa” để sống chung và “Thích ứng an toàn với Covid 19”, một tháng trôi qua đã đủ để thấy rõ TP.HCM đang hồi phục vững vàng sau cơn “bạo bệnh”.

Hôm nay 1/11, đúng một tháng kể từ ngày TP.HCM chính thức “mở cửa” để sống chung và “Thích ứng an toàn với Covid 19”. Không như những lo ngại ban đầu hay dự báo tiêu cực hồi cuối tháng 9, một tháng trôi qua đã đủ để thấy rõ TP.HCM đang hồi phục vững vàng sau cơn “bạo bệnh”.

Nhìn đường phố tấp nập đầy sinh khí tối qua và hàng quán đông đúc người ra vào sáng nay, rất nhiều người đang nhen nhóm niềm vui TP.HCM sẽ hồi phục nhanh hơn chúng ta nghĩ. Thấy dòng người vui vẻ trong lễ hội Halloween, những tiếng cười đùa vang trên đường phố từng vắng ngắt không một bóng người nhưng đa số vẫn không liên tưởng đến mấy đợt lễ trước dịch hay chê trách đám đông vì tình hình bây giờ đã khác xa.

{keywords}
Cuộc sống trở lại bình thường ở TP.HCM, nhưng người dân cần tuân thủ 5K trong phòng chống dịch 

Số lượng ca nhiễm mới mấy ngày qua vẫn trên dưới 1.000 nhưng điều cần quan tâm nhất là con số tử vong đã nhiều ngày xuống dưới 30. So với ngày cuối tháng 9 khi vẫn còn 104 đồng bào ra đi mỗi ngày vì Covid-19 thì hôm qua 31/10, con số đáng buồn ấy chỉ còn 21, bằng 1/5. Nếu so với đỉnh điểm 24/8, khi 340 người nằm xuống, quả thật tín hiệu khả quan đó minh chứng TP.HCM đang đi đúng đường.

Số ca nhiễm tăng hay giảm có thể do test nhiều hoặc ít nhưng lượng người mất giảm mạnh như thế mới là điều đáng chú ý. Số ca bệnh nặng phải tích cực chữa trị cũng giảm đáng kể hay nhiều BV Dã chiến đã giải tán hay nhập lại cùng hàng đoàn y bác sĩ, quân y rút đi ngày càng nhiều đang cho thấy việc mở cửa dù còn nhiều thận trọng như vừa qua là cần thiết và đúng hướng.

Chúng ta không có con số của các loại bệnh khác để so sánh dù ai cũng hiểu nếu thống kê nhiều bệnh cũng chẳng kém cạnh mấy đâu nên không thể ru rú rồi co rúm sợ hãi Covid 19 mãi được! Dù ai có nhìn theo góc nào thì rõ ràng vắc xin phủ dầy ở TP.HCM với con số gần 100% người trên 18 tuổi đã tiêm là yếu tố quyết định để Sài Gòn mở của nhưng không bùng dịch.

Không ai ảo tưởng tiêm rồi sẽ không nhiễm hoặc chẳng lây nhưng rõ ràng khi đại đa số người dân sống ở TP.HCM đã có “tấm áo giáp” dù đó là vắc xin nào thì chúng ta cũng có được “vũ khí” hữu hiệu và công dụng nhất vào thời điểm này để “Sống chung với Covid 19” với tâm thế vững vàng hơn. Lãnh đạo TP.HCM và ngành y TP này cũng luôn cho rằng vắc xin là yếu tố quyết định để TP mở cửa từng bước được như hiện nay.

Một tháng trước, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên, Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi cùng nhận định an toàn đến đâu mở cửa đến đó. Việc từng bước thí điểm ở những nơi dịch ổn như Củ Chi, Q.7 rồi nhân rộng ra toàn TP và những ngày qua là cho ăn uống tại chỗ hay bớt đi những biện pháp mạnh cho các DN hoạt động dễ dàng hơn… sẽ giúp TP năng động nhất nước sớm lấy lại vị thế của mình.

Từ cấp độ dịch 4, TP hạ dần xuống 3, hiện cả TP đang ở mức 2 và nhiều quận huyện đã trở về 1 “bình thường mới”. Cả quãng đường dài, đầy trắc trở, vô cùng gian khó gói gọn trong vài dòng ấy là cả nỗ lực rất lớn của hơn 10 triệu dân cùng bộ máy chính quyền của TP.HCM. Mấy ngày qua, hàng trăm ngàn học sinh từ 12-18 tuổi đang được tiêm ngừa Covid-19 đang hứa hẹn ngày tựu trường gần hơn, cuộc sống như trước đợt dịch 4 đang trở về dần.

TS Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Nghiên cứu phát triển TP.HCM cho rằng, thành phố đã "có những quyết định đột phá và dám làm, dám chịu trách nhiệm" để đưa TP hồi phục. Thực tế đang chứng minh điều đó khi nơi từng là tâm dịch lớn, khủng khiếp nhất nước đang sôi động trở lại. Ông nói thêm "Việc mở cửa đòi hỏi phải trong lộ trình chung, chờ cho các học sinh tiêm xong vắc xin mới an toàn được. Khi xây dựng kịch bản phục hồi kinh tế, thành phố kỳ vọng trở về 'bình thường mới' trước Tết Dương lịch, nhưng với những gì đạt được, lộ trình đã sáng hơn".

Giờ này tháng sau cũng sẽ đủ để đánh giá xem việc cho ăn uống tại chỗ dẫn đến điều gì, những “đột phá và dám làm, dám chịu" sẽ cho thành quả ra sao? Nhưng với lượng người đã tiêm, F0 đã khỏi, kết quả ban đầu đã thế và hệ thống y tế của Sài Gòn đã nhiều kinh nghiệm thì tình hình có lẽ sẽ ổn, theo hướng tích cực hơn. Một tháng trước nhiều người ở đây đã nghĩ thế và hy vọng 1-2 tháng điều ấy vẫn đúng.

Một tháng còn quá sớm để kết luận mở cửa thành công, dịch bệnh không còn đáng lo nên TP.HCM đừng vội chủ quan, tự mãn bởi virus vô hình, phòng chống luôn hữu hình, theo sau, có lúc còn "lạc lối" như đã từng trả giá quá đắt. Nhưng nếu vẫn đi với hướng này, tình hình vẫn diễn biến như vậy, chắc chắn TP.HCM sẽ mau khỏe như cả nước cùng mong đợi!

Giới trẻ Sài Gòn đổ ra phố đi bộ đón Halloween

Giới trẻ Sài Gòn đổ ra phố đi bộ đón Halloween

Tối 31/10, hàng nghìn người đổ ra phố đi bộ Nguyễn Huệ trong trang phục sặc sỡ tham gia lễ hội hoá trang Halloween.

Hà Phan



Theo Báo VietNamNet

Tông trúng ống cống 'chống dịch' để ngang đường, đôi nam nữ tử vong

Vụ tai nạn thương tâm khiến đôi nam nữ tử vong do tông xe vào ống cống đặt ngang đường để "chống dịch" vào rạng sáng ngày 1/11 tại Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Sự việc xảy ra vào khoảng 1h30 sáng ngày 1/11, trên đường gần Khu công nghiệp Điềm Thuỵ (thuộc địa phận xóm Hắng, xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên).

{keywords}
Hiện trường vụ tông xe vào ông bê tông 'chống dịch' đặt ngang đường khiến đôi nam nữ tử vong. Ảnh: Báo Thái Nguyên

Vào thời điểm trên, anh H.V.Đ, (SN 1998, trú tại xã Tô Múa, huyện Vân Hồ, Sơn La), điều khiển xe mô tô mang biển kiểm soát 20M2-6282 chở theo chị V.T.N, (SN 1998, trú tại xã Tân Linh, huyện Đại Từ) đến địa điểm trên thì đâm vào ống cống cỡ lớn nằm trên đường.

Sau khi tai nạn xảy ra, anh Đ. và chị N. được người dân đưa đi bệnh viện cấp cứu nhưng cả 2 không qua khỏi.

Đại diện Thị xã Phổ Yên cho biết, vị trí xảy ra tai nạn thuộc phạm vi quản lý của Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên.

Ống cống bê-tông cỡ lớn được đặt dưới lòng đường vào thời điểm tỉnh Thái Nguyên triển khai các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, ngăn chặn không cho người và phương tiện lưu thông qua khu vực này.

Vụ việc đang được cơ quan chức năng Thái Nguyên xác minh, làm rõ.

Thái Bình

Kiều nữ 'huy động vốn' hàng trăm tỷ đồng để lừa đảo

Kiều nữ 'huy động vốn' hàng trăm tỷ đồng để lừa đảo

Với thủ đoạn kêu gọi huy động vốn đầu tư vào các dự án đất đai, Trần Thị Xa đã lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng của nhiều người.



Theo Báo VietNamNet

Hà Nội mưa rét, ô tô dàn kín đường, xe máy 'điền vào chỗ trống'

Sáng đầu tuần (1/11), do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường Hà Nội có mưa rải rác đúng vào giờ cao điểm khiến giao thông đi lại khó khăn.

XEM CLIP:

{keywords}
Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc khiến nền nhiệt ở Hà Nội giảm, trong ngày ở ngưỡng 21-24 độ C. Cơn mưa kéo dài đúng vào giờ cao điểm sáng đầu tuần khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn.
{keywords}
Ngay từ 7h sáng, đường Trần Phú – Nguyễn Trãi (đoạn qua Hà Đông) mật độ phương tiện đã tăng cao.
{keywords}
Ô tô dàn hàng đến gần vỉa hè, khiến xe máy buộc phải “điền vào chỗ trống” hoặc lên vỉa hè để tìm lối đi.
{keywords}
Tại ngã tư Nguyễn Xiển (Thanh Xuân, Hà Nội) xảy ra tình trạng ùn tắc nhẹ theo hướng từ Nguyễn Xiển vào trung tâm thành phố. Dòng xe máy đi lên vỉa hè để tránh ùn tắc, nhưng di chuyển cũng rất chậm .
{keywords}
Thậm chí người dân tranh thủ thời gian ùn tắc để ăn sáng ngay trên xe.
{keywords}
Đường Nguyễn Trãi (đoạn qua trước Công ty Cao su Sao Vàng) tình trạng ùn tắc trở nên nghiêm trọng hơn. Đến vỉa hè cũng không còn chỗ trống để xe máy đi lại.
{keywords}
Người đi bộ hết đường đi, buộc phải len lỏi giữa dòng phòng tiện đi lên vỉa hè.
{keywords}
Tình trạng ùn tắc xảy ra trầm trọng hơn ở lối lên cầu vượt Ngã Tư Sở, có đến 7-8 hàng ô tô nối dài.
{keywords}
Hàng máy ken kín giữa các ô tô khiến các phương tiện cùng kẹt cứng.

Đình Hiếu

Đường trên cao Hà Nội tắc cứng 10 km gần nửa ngày vì 4 ô tô tông nhau

Đường trên cao Hà Nội tắc cứng 10 km gần nửa ngày vì 4 ô tô tông nhau

Vụ tai nạn liên hoàn giữa 4 xe ô tô trên cầu Thanh Trì (Hà Nội) đã làm cho tuyến đường vành đai 3 trên cao, đoạn từ cầu Thanh Trì tới gần nút giao Trần Duy Hưng ùn tắc nghiêm trọng trong nhiều giờ.



Theo Báo VietNamNet

Thủ tướng chứng kiến lễ ký kết 26 thỏa thuận hợp tác hàng tỉ USD

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp nhiều doanh nghiệp hàng đầu của Anh và chứng kiến 26 thỏa thuận hợp tác giữa tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam với đối tác nước ngoài trị giá lên đến hàng tỉ USD.

Trong ngày làm việc đầu tiên tại Scotland, Vương quốc Anh (31/10), nhân chuyến tham dự Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26) và thăm làm việc tại Anh, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp nhiều doanh nghiệp hàng đầu của Anh, chứng kiến việc ký thỏa thuận hợp tác giữa tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam với đối tác nước ngoài.

{keywords}
Thủ tướng chứng kiến lễ ký kết 26 thỏa thuận hợp tác giữa tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam với đối tác nước ngoài. Ảnh: TTXVN

Cụ thể, cuối buổi chiều giờ địa phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam ký kết với các đối tác Anh.

Cùng dự buổi ký kết, trao thỏa thuận hợp tác có Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, cùng lãnh đạo các bộ, ngành của Việt Nam và Vương quốc Anh.

Nhiều thỏa thuận hợp tác có ý nghĩa, giá trị hàng tỉ USD

Trong số 26 thỏa thuận được ký kết, trao, có nhiều thỏa thuận, hợp tác có ý nghĩa được các bộ, ngành ký kết, tiếp nhận.

Cụ thể, đại diện Chính phủ Anh đã trao cho Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn số tiền 500.000 bảng Anh để hỗ trợ Chính phủ Việt Nam phòng chống dịch Covid-19.

{keywords}
Chính phủ Anh cũng trao viện trợ trang thiết bị y tế trị giá 500.000 bảng Anh hỗ trợ Việt Nam chống Covid-19

Đây là số tiền Thủ tướng Johnson tuyên bố tặng Việt Nam cách đây ít ngày khi ông điện đàm với Thủ tướng Phạm Minh Chính. Chính phủ Anh bày tỏ mong muốn thúc đẩy thương mại và đầu tư để cụ thể hóa các điều khoản trong Hiệp định thương mại tự do Anh - Việt đã được ký kết, đồng thời cảm ơn sự ủng hộ của Việt Nam trước việc Anh đề nghị gia nhập CPTPP.

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan và Giám đốc điều hành Tổ chức tăng cường tài chính lâm nghiệp Emrgent, ông Eron Bloomgarden, trao nghị định thư tham gia sáng kiến liên minh phát thải thông qua tăng cường tài chính lâm nghiệp.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Nguyễn Văn Phúc và đại diện Chính phủ Xứ Wales trao thỏa thuận mối liên kết và cơ sở giáo dục đại học giữa hai nước. Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Đại học Hume (Thụy Sĩ) thỏa thuận hợp tác xây dựng các chương trình đào tạo nhân lực cho Bộ KH-ĐT và hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp cho Việt Nam.

Đáng chú ý là tại đây, nhiều thỏa thuận hợp tác có ý nghĩa, giá trị giữa các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam và Vương quốc Anh được ký kết.

Cụ thể, đại diện Tập đoàn Vingroup và đại diện Công ty Raphael Labs (Anh) thỏa thuận hợp tác phát triển đầu tư thử nghiệm và chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc phòng Covid-19 và các bệnh đường hô hấp.

Tập đoàn T&T, đại diện Đại học Y Hà Nội và đại diện Tập đoàn Hipra (Tây Ban Nha) trao thỏa thuận về hợp tác xây dựng Trung tâm nghiên cứu vắc xin tại Việt Nam và đào tạo nguồn nhân lực.

Tập đoàn SOVICO và Viện Đại học Oxford đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác, tài trợ đầu tư phát triển nghiên cứu, giáo dục với tổng giá trị 155 triệu bảng Anh. Chủ tịch SOVICO Nguyễn Thị Phương Thảo và GS Nick Brown, hiệu trưởng Trường đại học Linacre - Viện Đại học Oxford, đã ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển nghiên cứu, giáo dục, bao gồm việc đầu tư phát triển một trường đại học thuộc hệ thống Viện Đại học Oxford, và thành lập quỹ học bổng với tổng giá trị hợp tác 155 triệu bảng Anh.

Trong đó, Quỹ học bổng 7,5 triệu bảng Anh sẽ dành cho sinh viên Việt Nam và các nước trong khu vực. Viện Đại học Oxford cũng cam kết xây dựng và thực hiện chiến lược loại bỏ phát thải khí CO2 cho Tập đoàn SOVICO và các khách hàng, đối tác đến năm 2050.

Song song đó, Vietjet và Tập đoàn Rolls-Royce đã thực hiện ký kết thoả thuận cung cấp động cơ và dịch vụ động cơ cho đội tàu bay thân rộng với tổng giá trị 400 triệu USD. Hãng và hai công ty tư vấn bảo hiểm hàng đầu thế giới Gallagher Limited và Willis Towers Watson Limited của Anh đã trao chứng nhận tái bảo hiểm toàn bộ đội bay của hãng trên phạm vi toàn cầu.

Cũng tại sự kiện, HDBank và Quỹ Đầu tư Quốc tế Affinity đã ký kết Thoả thuận hợp tác về việc hỗ trợ và huy động vốn cho HDBank dành cho các doanh nghiệp Việt Nam trị giá 300 triệu USD, nhằm tài trợ cho các chương trình đáp ứng tiêu chí ESG, phát triển bền vững.

Ngoài ra, Tập đoàn Giáo dục EMG Education ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục toàn diện với Tập đoàn Giáo dục Pearson.

Các thỏa thuận được ký kết với tổng trị giá hàng tỷ USD trên nhiều lĩnh vực cho thấy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Vương quốc Anh đã, đang và ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Trước đó, Thủ tướng đã dự Lễ ra mắt đường bay thẳng Việt Nam-Anh và Lễ ký công bố Tổng đại lý của hãng Bamboo Airways.

Thúc đẩy các dự án hợp tác giữa Việt Nam và Anh

Trong buổi sáng, Thủ tướng tiếp GS. Mohammed Abdel, Hiệu trưởng Đại học Liverpool, đồng thời đại diện cho Viện Nghiên cứu Hume của Thụy Sĩ. Thủ tướng đề nghị tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong công tác này cũng như việc nghiên cứu dự báo chiến lược, xây dựng chính sách, thể chế trong các lĩnh vực như ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất là tại đồng bằng sông Cửu Long, bảo vệ môi trường, các dịch bệnh mới nổi…

Thủ tướng đề xuất Đại học Liverpool, Viện nghiên cứu Hume có thể liên kết với các trường đại học, cơ sở nghiên cứu khác trong việc hợp tác với Việt Nam.

GS. Mohammed Abdel nhất trí với các ý kiến của Thủ tướng, mong muốn thúc đẩy các dự án hợp tác cụ thể với Việt Nam đạt hiệu quả thiết thực.

{keywords}

Thủ tướng ủng hộ kế hoạch mở rộng đầu tư kinh doanh của Tập đoàn Jardines tại Việt Nam

Tiếp đó, Thủ tướng tiếp Chủ tịch toàn cầu Tập đoàn Pacific Land Pattrick McKillen. Thủ tướng đánh giá cao các dự án của Tập đoàn Pacific Land tại Việt Nam, nhất là dự án Khu Công nghệ sinh học tại Hà Nội, đóng góp vào ứng phó biến đổi khí hậu, các dịch bệnh mới nổi…

Chủ tịch toàn cầu Tập đoàn Pacific Land chia sẻ những tình cảm cá nhân tốt đẹp với Việt Nam, khẳng định đầu tư thành công và mong muốn tiếp tục đầu tư lâu dài, ổn định tại Việt Nam, nhất là mong muốn xây dựng một trung tâm nghiên cứu công nghệ sinh học lớn tại Việt Nam.

Tiếp Giám đốc Tập đoàn Jardines Adam Keswick, Chủ tịch Tập đoàn Jardines tại Việt Nam Alain Cany, doanh nghiệp đã đầu tư nhiều tỷ USD vào Việt Nam, Thủ tướng chúc mừng và đánh giá cao các hoạt động đầu tư kinh doanh có hiệu quả của Tập đoàn này tại Việt Nam trong thời gian qua.

Ông hoan nghênh các hoạt động hợp tác kinh doanh của Tập đoàn với các doanh nghiệp lớn của Việt Nam như Trường Hải Thaco, Vinamilk…

Trong thời gian tới, Thủ tướng bày tỏ ủng hộ kế hoạch mở rộng đầu tư kinh doanh của Tập đoàn tại Việt Nam, đề nghị Tập đoàn tiếp tục đồng hành và chia sẻ kinh nghiệm với các doanh nghiệp Việt Nam.

Tại các buổi tiếp, Thủ tướng chia sẻ với những khó khăn vừa qua của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam do tác động của dịch bệnh, khẳng định Chính phủ và các cơ quan của Việt Nam sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư, kinh doanh hiệu quả và thành công, bền vững tại Việt Nam.

Thu Hằng (từ Glasgow, Scotland, Vương quốc Anh)

Thủ tướng: Chỉ cần là người Việt Nam, ở bất cứ đâu thấy nhau cũng ấm cúng

Thủ tướng: Chỉ cần là người Việt Nam, ở bất cứ đâu thấy nhau cũng ấm cúng

Dẫn lời câu hát "quê hương mỗi người chỉ một”, Thủ tướng nhắn nhủ đến bà con kiều bào: "Chỉ cần là người Việt Nam, ở bất cứ đâu, khi nhìn thấy nhau cũng cảm thấy ấm cúng".



Theo Báo VietNamNet

Sáng đầu tuần, TP.HCM chìm trong sương mù

Hơn 8h sáng nay (1/11), khắp nơi TP.HCM vẫn bao phủ bởi sương mù dày đặc. Các khu dân cư, nhà cao tầng ẩn khuất trong lớp màu trắng đục.

Khu vực trung tâm nơi có nhiều nhà cao tầng, các công viên, khu vực sông và kênh rạch, lớp sương mù dày đặc hơn. 

Ảnh hưởng của sương mù, khi di chuyển trên các tuyến đường, người dân bị tầm nhìn hạn chế. Cùng với sương mù, nhiệt độ giao động từ 24-28 độ C, tạo cảm giác se lạnh.

{keywords}
8h sáng 1/11, khu dân cư, tòa nhà cao tầng ở khắp các quận TP.HCM như quận 1, 2, 3, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức... bị che khuất bởi sương mù đặc quánh
{keywords}
Phương tiện di chuyển trên đường Cộng Hòa (quận Tân Bình) theo hướng vào trung tâm TP.HCM. Nhà cao tầng ở khoảng cách 500m mờ ảo dưới lớp mù trắng đục
{keywords}
Tòa nhà Bitexco ẩn khuất do bị sương mù bủa vây
{keywords}
Kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè hướng về khu Ba Son nơi những tòa nhà cao 'chọc trời' cũng bị ẩn khuất dưới lớp sương mù trắng đục
{keywords}
Sương mù dày đặc sáng đầu tuần trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quận 3) gây hạn chế tầm nhìn cho phương tiện lưu thông
{keywords}
Người dân tập thể dục dọc kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè vào sáng sớm. "Sáng nay tôi đi tập thể dục phải mang theo áo khoác. Thời tiết có sương mù kèm se lạnh tạo cảm giác rất thích thú, dễ chịu"- ông Hùng (ngụ quận Phú Nhuận) chia sẻ.
{keywords}
{keywords}
Hình ảnh ghi nhận lúc 8h đoạn qua công viên Hoàng Văn Thụ, đầu cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất
{keywords}
Chung cư Miếu Nổi, quận Bình Thạnh
{keywords}
Người dân di chuyển vào trung tâm TP để đi làm ngày đầu tuần và cũng là ngày đầu của tháng 11

Thảo Nguyên

>>Xem tình hình thời tiết mới nhất trên Vietnamnet<<

Nhà cao tầng ở Sài Gòn lại 'biến hình' bởi sương mù đặc quánh

Nhà cao tầng ở Sài Gòn lại 'biến hình' bởi sương mù đặc quánh

Suốt buổi sáng, lớp sương mù đặc quánh bao trùm bầu trời TP.HCM, biến các khu dân cư, nhà cao tầng ẩn khuất sau lớp màu trắng đục.



Theo Báo VietNamNet

Thêm 8 tuyến xe buýt được đón khách khu nội đô TP.HCM

Thêm 8 tuyến mới đưa vào hoạt động sáng nay (1/11), đến nay TP.HCM có 20 tuyến xe buýt được đón khách trở lại sau thời gian giãn cách do dịch bệnh.

Sáng 1/11, 8 tuyến xe buýt có trợ giá đã hoạt động trở lại gồm số 4 (Bến Thành - Cộng Hòa - Bến xe An Sương), 28 (Bến xe buýt Sài Gòn - chợ Xuân Thới Thượng), 31 (Đại học Tôn Đức Thắng - Bến Thành - Đại học Văn Lang), 36 (Bến Thành - Thới An), 45 (Bến xe buýt quận 8 - Bến Thành - Bến xe Miền Đông), 72 (Bến xe buýt Sài Gòn - Hiệp Phước), 102 (Bến xe buýt Sài Gòn - Nguyễn Văn Linh - Bến xe Miền Tây), 151 (Bến xe Miền Tây - Bến xe An Sương).

{keywords}
Xe buýt tuyến 28 

7 tuyến xe buýt phục vụ khách từ 5h đến 18h hằng ngày với 60 chuyến/ngày. Riêng tuyến 151 thời gian hoạt động tại Bến xe Miền Tây là 4h30 đến 17h40 và Bến xe An Sương từ 5h đến 18h với 54 chuyến ngày. 

Như vậy, tính từ ngày 5/10 đến ngày 1/11, TP.HCM đã cho phép 20 tuyến xe buýt có trợ giá hoạt động lại sau thời gian giãn cách do dịch bệnh.

Cụ thể, từ ngày 25/10, đã có 8 tuyến xe buýt có trợ giá trên địa bàn TP.HCM là các tuyến trục chính, tuyến có lộ trình đi qua bến xe, bệnh viện được hoạt động trở lại, đó là tuyến số 14, 20, 27, 29, 141, 65, 74 và 79. 

4 tuyến xe buýt tại huyện Cần Giờ là 77, 90, 127, 128 đã hoạt động từ ngày 5/10.

{keywords}
Hành khách đi lại bằng xe buýt sau thời gian dài phương tiện này tạm dừng hoạt động do dịch bệnh

Trong thời gian tới, Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng TP cho biết, sẽ tiếp tục tham mưu Sở GTVT TP để tổ chức các tuyến xe buýt với tần suất và thời gian hoạt động tuỳ theo tình hình và nhu cầu thực tế từng khu vực.

TP có 128 tuyến xe buýt, gồm 91 tuyến trợ giá và 37 tuyến không trợ giá. Hồi cuối tháng 6 vừa qua, toàn bộ hoạt động vận tải hành khách công cộng đã phải tạm dừng hoạt động để phòng chống dịch Covid-19.

Tuấn Kiệt

Xe buýt TP.HCM chạy đón khách nội đô sau 4 tháng dừng hoạt động

Xe buýt TP.HCM chạy đón khách nội đô sau 4 tháng dừng hoạt động

8 tuyến xe buýt ở TP.HCM có lộ trình di chuyển trên các trục chính qua các bến xe, bệnh viện đã chạy đón khách trở lại sau 4 tháng tạm dừng do dịch Covid-19.



Theo Báo VietNamNet