Chủ Nhật, 31 tháng 10, 2021

Giám đốc Sở GTVT Hà Nội: Thu phí ô tô vào khu trung tâm là cần thiết

Ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho rằng, thu phí ô tô vào trung tâm là cần thiết để điều chỉnh hành vi của người tham gia giao thông, nhằm giảm ùn tắc.

Theo Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện, đề án thu phí phương tiện ô tô vào nội đô mới chỉ là nghiên cứu, đề xuất của Sở báo cáo các cấp có thẩm quyền quyết định.

Theo đề xuất, mức phí thu dựa trên 3 nguyên tắc. Thứ nhất không nhằm thu ngân sách, mà là biện pháp tài chính tác động đến người tham gia giao thông, đảm bảo chi cho việc tổ chức thu phí, phương án bảo trì, vận hành.

{keywords}
Chuyên gia giao thông nêu lý do Hà Nội chưa thể thu phí phương tiện nội đô

Thứ hai, phải đủ tác động đến hành vi của người tham gia giao thông. Thứ ba, phải phù hợp điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo khả năng chi trả của người dân.

Mức phí tạm tính 100.000 đồng trở lên mới có tác dụng điều chỉnh hành vi. Khung mức thu phí được tạm xác định từ 50.000 - 100.000 đồng/lượt. Mức cụ thể sẽ căn cứ vào khảo sát phương tiện, mức đầu tư cụ thể...

Sở GTVT Hà Nội cho biết, dự kiến sẽ trình HĐND TP thông qua Đề án thu phí phương tiện cơ giới đường bộ đi vào một số khu vực nhằm giảm ùn tắc giao thông tại kỳ họp cuối năm 2021. 

Từ năm 2022-2023 hoàn thiện các điều kiện thu phí; xây dựng dự án đầu tư trạm thu phí, phương án tài chính, quản lý chi phí..

Năm 2024 trình HĐND TP ban hành mức thu phí cụ thể và các chính sách miễn giảm phí theo dự án đầu tư được duyệt và tổ chức thực hiện sau khi HĐND TP quyết định trong năm 2024.

Về đối tượng thu phí, các xe ô tô di chuyển từ bên ngoài vào trong khu vực có nguy cơ ùn tắc giao thông (Trừ các xe ưu tiên theo quy định hiện hành, xe công an, quân đội, xe cứu thương, xe cứu hỏa; xe công vụ; xe buýt công cộng, xe ô tô vận tải hàng hóa...). Các phương tiện được miễn phí có điều kiện gồm xe hộ gia đình và xe ô tô của cơ quan công sở trong khu vực thu phí bắt buộc phải đi lại qua khu vực thu phí được miễn phí theo lượt nhất định.

Các đối tượng được giảm phí gồm: xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách (xe hợp đồng, xe du lịch, taxi...).

Không thể chờ vận tải công cộng tốt lên mới làm

Xung quanh ý kiến, đề án thu phí ô tô vào nội đô Hà Nội thiếu thuyết phục, không khả thi do phương tiện vận tải công cộng của TP chưa đủ sức đáp ứng nhu cầu người dân, ông Viện chia sẻ, nhiều quan điểm cho rằng phải phát triển vận tải công cộng thì mới hạn chế phương tiện cá nhân.

Tuy nhiên, thực tế qua nghiên cứu cho thấy, hai vấn đề này phải tác động tương hỗ với nhau, nếu không hạn chế phương tiện cá nhân thì vận tải công công không thể phát triển được.

Hiện tại tỷ lệ vận chuyển hành khách của xe buýt hiện nay mới được 12%, nhưng thực tế là đi xe máy tiện quá nên người dân không lựa chọn xe buýt. Trừ giờ cao điểm đông, còn bình thường xe buýt 80 chỗ chỉ chở có 10 - 20 khách. 

Về năng lực, vận tải công cộng hoàn toàn có thể đạt tới 50%, nhưng do ùn tắc, tốc độ xe buýt trong nội đô chậm nên người dân không lựa chọn. Không thể nói là vận tải công cộng chưa tốt nên chưa hạn chế xe cá nhân, mà phải làm song hành. 

“Với phí phương tiện cá nhân vào nội đô mọi người rất băn khoăn, nhưng tôi nghĩ đây là cần thiết để điều chỉnh hành vi của người tham gia giao thông. Những người đi xe cá nhân không cần thiết sẽ không đi vào vùng thu phí, trong khi các xe vận tải hàng hoá không bị thu phí, nên không làm tăng chi phí xã hội”, ông Viện thông tin thêm.

{keywords}
Bản đồ dự kiến đặt 87 trạm thu phí phương tiện vào nội đô

Về phạm vi thu phí, căn cứ kết cấu hạ tầng giao thông và mật độ giao thông, dự kiến phạm vi thu phí giới hạn bởi các đường: Vành đai 3 – Cầu Thanh Trì – Pháp Vân – Mai Dịch – Phạm Văn Đồng - trục Tây Thăng Long – Võ Chí Công – Cầu Nhật Tân – Đường Hoàng Sa – Đường Trường Sa – Đường Lý Sơn – Đường Nguyễn Văn Linh và khép kín vào Vành đai 3.

Với vành đai thu phí như trên, dự kiến đặt trạm thu phí tại 68 vị trí và 87 trạm thu phí. Phạm vi thu phí này có điều kiện để các xe ô tô các tỉnh thành phố không cần thiết đi qua khu vực thu phí có điều kiện đi ra ngoài khu vực thu phí.

Khi được hỏi đề án có tới 87 trạm thu phí được dựng quanh vành đai 3, điều này có dẫn tới tình trạng trạm thu phí dày đặc quanh nội đô, đại diện Sở GTVT Hà Nội cho biết, các trạm thu phí sẽ kết nối với với Trung tâm điều hành giao thông thông minh của TP.

Trạm thu phí sẽ tương tự như các giá long môn biển báo giao thông trên các tuyến đường, gắn camera nhận diện, quét biển số xe để thu tiền. 

Trạm thu phí không dựng barie hay rào chắn, không có làn luồng như trạm BOT nên không ảnh hưởng đến mỹ quan hay gây ùn tắc.

Như tốc độ của Singapore hiện nay thì xe chạy 70 km/giờ vẫn thu phí được, còn đường nội đô của hiện nay thì xe chạy 50 km/h. Về lâu dài khi đề án được thông qua, sẽ phải nghiên cứu thêm cơ chế pháp lý về xử lý xe chậm nộp phí hay trốn thu phí.

Vũ Điệp

Đại biểu Quốc hội hiến kế nếu Hà Nội muốn thu phí ô tô vào nội đô

Đại biểu Quốc hội hiến kế nếu Hà Nội muốn thu phí ô tô vào nội đô

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, nếu Hà Nội muốn thu phí ô tô vào nội đô thì phải đi kèm với hệ thống giao thông công cộng phát triển để tạo ra nhiều lựa chọn cho người dân. 



Theo Báo VietNamNet

Dự báo thời tiết hôm nay 31/10: Hà Nội vẫn mưa lạnh

Dự báo thời tiết 31/10, các tỉnh miền Bắc tiếp tục có mưa, trời lạnh, nhiệt độ thấp nhất ở vùng núi có nơi dưới 18 độ.

Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường yếu, phía Đông Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.

{keywords}
Miền Bắc mưa lạnh

Lượng mưa dự báo ở Đông Bắc Bộ, phía Nam Sơn La, Hòa Bình và Thanh Hóa phổ biến 50-90mm, có nơi trên 120mm.

Dự báo thời tiết các vùng ngày 31/10:

Phía Tây Bắc Bộ

Có mưa rào rải rác và giông vài nơi; riêng Nam Sơn La, Hòa Bình có nơi mưa rất to. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Trời lạnh.

Nhiệt độ cao nhất 23-26 độ, có nơi trên 27 độ; thấp nhất 19-22 độ, có nơi dưới 18 độ.

Phía Đông Bắc Bộ

Mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Trời lạnh.

Nhiệt độ cao nhất 21-24 độ, có nơi trên 24 độ; thấp nhất 19-22 độ, vùng núi có nơi dưới 18 độ.

Hà Nội

Mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Trời lạnh.

Nhiệt độ cao nhất 21-23 độ; thấp nhất 19-21 độ.

Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế

Mưa rào và giông vài nơi. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Phía Bắc trời lạnh.

Nhiệt độ cao nhất 23-26 độ, phía Nam 26-29 độ; thấp nhất 21-24 độ.

Đà Nẵng đến Bình Thuận

Phía Bắc (Đà Nẵng đến Quảng Ngãi) ngày có mưa rào và giông vài nơi; phía Nam cục bộ mưa vừa, mưa to. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Nhiệt độ cao nhất 29-32 độ; thấp nhất 23-26 độ.

Tây Nguyên

Có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Nhiệt độ cao nhất 28-31 độ; thấp nhất 19-22 độ.

Nam Bộ

Ngày có mưa vài nơi. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Nhiệt độ cao nhất 31-34 độ; thấp nhất 24-27 độ.

>>Xem tình hình thời tiết mới nhất trên Vietnamnet<<

Sạt lở nghiêm trọng trên đường Hồ Chí Minh qua tỉnh TT-Huế

Sạt lở nghiêm trọng trên đường Hồ Chí Minh qua tỉnh TT-Huế

Ảnh hưởng của bão số 8, mưa lớn kéo dài nhiều ngày khiến tuyến đường Hồ Chí Minh qua tỉnh TT-Huế và đường lên vườn Quốc gia Bạch Mã bị sạt lở nghiêm trọng.  

Hương Quỳnh



Theo Báo VietNamNet

Quy định hỗ trợ người lao động, giảm thuế với nhiều dịch vụ tháng 11

Chính sách hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 vẫn đang được triển khai, trong tháng 11 có 2 mốc thời gian cần lưu ý khi làm thủ tục để được nhận hỗ trợ.

Cùng với đó là chính sách mới liên quan đến doanh nghiệp, thông tư mới về quy trình tiếp công dân và tiếp nhận đơn thư khiếu nại chính thức có hiệu lực từ tháng 11.

Theo Quyết định 28 của Thủ tướng quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, trong đó có 2 mốc thời gian đáng lưu ý trong tháng 11.

Sau khi nhận được danh sách người lao động đủ điều kiện nhận hỗ trợ do cơ quan BHXH gửi, muộn nhất đến hết ngày 10/11 các doanh nghiệp phải hoàn thành việc điều chỉnh thông tin để gửi lại danh sách cho cơ quan BHXH kèm hồ sơ chứng minh thông tin điều chỉnh theo quy định.

{keywords}
Các tổ chức hỗ trợ cho người ở vùng dịch 

Trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận được danh sách điều chỉnh, tức là vào khoảng 30/11, cơ quan bảo hiểm xã hội phải chi trả tiền hỗ trợ cho người lao động tại doanh nghiệp.

Trường hợp người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp sau ngày 30/11 vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ thì phải tự làm thủ tục thông qua ứng dụng VssID, qua Cổng dịch vụ công của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc đến trực tiếp cơ quan bảo hiểm xã hội, như đối với trường hợp người lao động đã nghỉ việc, dừng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Thời hạn tiếp nhận đề nghị hỗ trợ chậm nhất đến hết ngày 20/12. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị hỗ trợ của người lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả tiền hỗ trợ cho người lao động, thời gian hoàn thành chậm nhất vào ngày 31/12.

Trường hợp không chi trả hỗ trợ, cơ quan bảo hiểm xã hội thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho nhiều loại dịch vụ, hàng hóa

Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây đã ban hành Nghị quyết 406 về một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19.

Nghị quyết 406 có nhiều quy định về miễn giảm thuế, trong đó có thuế GTGT.

Một là dịch vụ vận tải (vận tải đường sắt, vận tải đường thủy, vận tải hàng không, vận tải đường bộ khác); dịch vụ lưu trú; dịch vụ ăn uống; dịch vụ của các đại lý du lịch, kinh doanh tour du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tour du lịch.

{keywords}
Dịch bệnh Covid-19 khiến người lao động chịu nhiều ảnh hưởng 

Hai là sản phẩm và dịch vụ xuất bản; dịch vụ điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc; tác phẩm nghệ thuật và dịch vụ sáng tác, nghệ thuật, giải trí; dịch vụ của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác; dịch vụ thể thao, vui chơi và giải trí (không bao gồm phần mềm xuất bản và các hàng hóa, dịch vụ sản xuất, kinh doanh theo hình thức trực tuyến).

Tùy thuộc vào phương pháp tính thuế, mức giảm thuế giá trị gia tăng được áp dụng theo từng trường hợp cụ thể.

Theo đó, doanh nghiệp, tổ chức tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản này được giảm 30% mức thuế suất thuế GTGT.

Doanh nghiệp, tổ chức tính thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản này được giảm 30% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT.

Trường hợp được từ chối tiếp công dân

Thông tư 04 của Thanh tra Chính phủ về quy trình tiếp công dân và Thông tư 05 cũng của Thanh tra Chính phủ quy định về tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo có hiệu lực từ ngày 15/11.

Thông tư 04 chỉ rõ, sẽ từ chối tiếp công dân và giải thích lý do từ chối, đồng thời báo cáo với người phụ trách nếu đó là: Người say rượu, bia; người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi; Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có các hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân.

Thông tư 05 quy định đơn thư khiếu nại tố cáo bằng tiếng nước ngoài kèm theo bản dịch được công chứng sẽ được tiếp nhận xử lý. Trong khi trước đây, chỉ tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo được viết bằng ngôn ngữ duy nhất là tiếng Việt. 

Bảo vệ người lao động khi thực hiện tố cáo

Từ ngày 1/1, Thông tư 09 của Bộ LĐ-TB&XH về việc bảo vệ việc làm của người tố cáo là người lao động (NLĐ) làm việc theo hợp đồng lao động sẽ chính thức có hiệu lực.

Với quy định mới liên quan đến bảo vệ việc làm người tố cáo là người đang làm việc theo hợp đồng lao động tại các cơ quan, doanh nghiệp.

{keywords}
Ảnh minh họa: QĐND

Trong trường hợp khẩn cấp, người tố cáo có thể trực tiếp đến đề nghị hoặc thông qua điện thoại đề nghị người giải quyết tố cáo áp dụng biện pháp bảo vệ ngay nhưng sau đó nội dung đề nghị phải được thể hiện bằng văn bản.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi tiếp nhận, chuyển đơn tố cáo, giải quyết tố cáo phải giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác của người tố cáo.

Đặc biệt, phải bố trí thời gian, địa điểm, lựa chọn phương thức làm việc phù hợp để bảo vệ bí mật thông tin cho người tố cáo khi làm việc trực tiếp với người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Để tránh trường hợp người lao động bị trù dập, phân biệt đối xử, các cơ quan, đơn vị cần có các biện pháp bảo vệ việc làm, trong đó xem xét bố trí công tác khác cho người được bảo vệ nếu có sự đồng ý của họ.

Đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với người có hành vi trả thù, trù dập, đe dọa làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ.

Mộc Miên

Rút ngắn thời gian đóng bảo hiểm, triệu người sớm hưởng lương hưu

Rút ngắn thời gian đóng bảo hiểm, triệu người sớm hưởng lương hưu

Sửa luật, rút ngắn thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và đa dạng hóa hình thức tham gia để giữ chân người lao động, tránh tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần.



Theo Báo VietNamNet

Thủ tướng lên đường tham dự COP26 ở Anh và thăm chính thức Pháp

Đúng 1h45 ngày 31/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội bắt đầu tham dự COP26 tại Anh và thăm chính thức Pháp trong lịch trình từ 31/10 - 5/11. 

Theo lời mời của Thủ tướng Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland Boris Johnson, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (COP26) và thăm, làm việc tại Vương quốc Anh từ ngày 31/10 đến 3/11.

{keywords}
Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: VGP

Tháp tùng Thủ tướng Phạm Minh Chính có: Bộ trưởng Công an Tô Lâm; Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà; Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thuý Anh; Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên; Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long; Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng; Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan.

Ngoài ra, tham gia đoàn còn có Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hoàng Xuân Chiến, cùng đại diện lãnh đạo Văn phòng Chính phủ và một số bộ, ban, ngành; Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Anh Nguyễn Hoàng Long và Đại sứ Việt Nam tại Cộng hòa Pháp Đinh Toàn Thắng tham gia đoàn.

Dự kiến 7h sáng 31/10 giờ địa phương (14h ngày 31/10 giờ Việt Nam), chuyên cơ chở Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Prestwick (Scotland, Vương quốc Anh).

Việc Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự hội nghị COP26 khẳng định quyết tâm của Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, tuần hoàn, thể hiện trách nhiệm của Việt Nam đối với nỗ lực chung để giữ gìn, bảo vệ môi trường.

Thực tế trong thời gian qua, Việt Nam đã thể hiện mạnh mẽ sự trách nhiệm, chủ động, tích cực trong tham gia xử lý thách thức chung toàn cầu về biến đổi khí hậu và đây cũng là dịp để cộng đồng quốc tế hiểu rõ hơn về chủ trương, quyết tâm, nỗ lực cũng như những khó khăn, thách thức của Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu

Sau hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ thăm và làm việc tại Vương quốc Anh đến ngày 3/11. Sau đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ lên đường sang Pháp, thực hiện chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 3 đến 5/11.

COP là hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, được tổ chức thường niên để rà soát quá trình thực hiện Công ước và đưa ra các quyết định quan trọng nhằm bảo đảm thực hiện hiệu quả các điều khoản của Công ước.
Mục tiêu của COP26 nhằm huy động đủ 100 tỷ USD/năm để tài trợ cho các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu tại các nước đang phát triển; nhất trí được về cách thức xác định trước năm 2025 mục tiêu tài chính mới cho giai đoạn sau năm 2025.
Hội nghị cũng đặt ra mục tiêu về giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng hướng dẫn thực hiện đối với một số điều khoản quan trọng còn lại của Thỏa thuận Paris.
Ngoài ra, Hội nghị cũng tổ chức các hoạt động theo chủ đề song song với các hoạt động đàm phán và có sự tham gia của các lãnh đạo cấp cao các quốc gia, các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp lớn, các nhà khoa học…
Do tác động của dịch Covid-19, Hội nghị lần thứ 26 (COP26) đã bị hoãn một năm (từ tháng 11/2020 đến 11/2021).
Hội nghị chính thức khai mạc vào ngày 1/11 và bế mạc vào chiều 2/11.

Thu Hằng

Thủ tướng thăm chính thức Pháp sẽ tạo cú hích cho quan hệ song phương

Thủ tướng thăm chính thức Pháp sẽ tạo cú hích cho quan hệ song phương

Dự kiến trong chuyến thăm chính thức Pháp của Thủ tướng Phạm Minh Chính, hai bên sẽ ký kết ít nhất 4 khoản viện trợ cho vay của Cơ quan Phát triển Pháp liên quan đến môi trường. 



Theo Báo VietNamNet

Thứ Bảy, 30 tháng 10, 2021

Đại biểu Quốc hội hiến kế nếu Hà Nội muốn thu phí ô tô vào nội đô

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, nếu Hà Nội muốn thu phí ô tô vào nội đô thì phải đi kèm với hệ thống giao thông công cộng phát triển để tạo ra nhiều lựa chọn cho người dân. 

Sáng nay (30/10), trao đổi với báo chí bên lề Quốc hội việc dự kiến thu phí ô tô vào nội đô, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho rằng, các đô thị lớn đang chịu áp lực lớn khi hạ tầng quá tải, nên việc đưa ra cơ chế thu phí là hợp lý. 

{keywords}
ĐB Hoàng Văn Cường. Ảnh: Minh Đạt

Theo ông Cường, việc thực hiện cần trong bối cảnh phù hợp, gắn với phát triển thêm hệ thống giao thông công cộng để tạo ra nhiều lựa chọn cho người dân. 

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nặng tới doanh nghiệp và người dân, thì việc phải chịu thêm chi phí cho các khoản phí cần được cân nhắc kỹ. 

Ông cho rằng, lâu dài cần phải thực hiện, cùng với thu phí phương tiện cá nhân thì phát triển hệ thống phương tiện công cộng.

Hiện nay quỹ đất giao thông đô thị của Việt Nam đang thấp, kể cả đường giao thông, đặc biệt giao thông tĩnh nên cần phải đầu tư để mở rộng. 

Ông Cường dẫn dụ, Hàn Quốc có kinh nghiệm đăng ký khi ô tô đi trong nội đô thì phải đóng một khoản tiền, mua trái phiếu để cùng tham gia đầu tư xây dựng đường tàu điện ngầm. Việc này là phù hợp bởi với những người đi phương tiện cá nhân, cần phải đóng góp để có nguồn đầu tư cho người dân đi phương tiện công cộng. Đây được xem là phương thức huy động nguồn lực để mở rộng đầu tư cho các không gian giao thông công cộng. 

Theo đại biểu, cơ chế thu phí phương tiện cá nhân sẽ giải quyết mâu thuẫn về lợi ích trong việc sử dụng phương tiện công cộng và phương tiện cá nhân. Bởi với những trường hợp sử dụng phương tiện cá nhân, có thể ảnh hưởng đến vận hành của phương tiện công cộng, nên người sử dụng phương tiện cá nhân cần đóng góp để nâng cấp hạ tầng công cộng. 

Nhấn mạnh lại việc cần cân nhắc lựa chọn thời điểm phù hợp để áp dụng mức phí, đại biểu cho hay, do tác động của dịch bệnh, tạo gánh nặng rất lớn cho người dân và doanh nghiệp, thì “chưa nên nghĩ đến triển khai ngay ở thời điểm này, ít nhất để nền kinh tế phục hồi”.

Nghiên cứu kỹ lưỡng mức giá

Liên quan lộ trình thực hiện, cùng với lưu ý tránh thời điểm người dân, doanh nghiệp đang khó khăn, ông Cường cho rằng đi kèm thu phí phải phát triển các hệ thống công cộng. 

Việc Hà Nội đưa ra lộ trình là năm 2025 có phù hợp hay không phụ thuộc vào vấn đề phát triển hệ thống hạ tầng công cộng của địa phương này. 

“Nếu Hà Nội muốn giải quyết vấn đề là thu phí để hạn chế phương tiện cá nhân, thì phải đi kèm theo đó là hệ thống công cộng phải phát triển, nếu phát triển hệ thống công cộng đầy đủ để người ta có lựa chọn thì tôi nghĩ rằng hoàn toàn có thể áp dụng thời điểm này”,  ông Cường nói. 

Chỉ ra thực trạng hệ thống giao thông công cộng tại Hà Nội, đại biểu cho rằng cần phải hoàn thiện được các tuyến đường sắt đô thị, hệ thống xe bus kết nối đường sắt, các trục giao thông chính. 

Về lo ngại việc áp dụng mức thu phí có thể khiến người dân tập trung vào nội đô, ông Hoàng Văn Cường cho hay, chúng ta đang bàn đến vấn đề xây dựng các đô thị vệ tinh kết nối với trung tâm. Do đó, để đô thị vệ tinh phát triển được thì phụ thuộc rất lớn vào kết nối hạ tầng giữa đô thị trung tâm với đô thị vệ tinh. 

“Nếu chúng ta phát triển hệ thống metro đi từ trung tâm Hà Nội lên Hòa Lạc thì người dân lên khu vực Hòa Lạc sinh sống, nên giãn dân không phụ thuộc vào chuyện chúng ta đánh thuế, chuyện thu phí ô tô mà phụ thuộc rất lớn vào kết nối hệ thống giao thông chính, trục công cộng, chứ còn nếu chúng ta chỉ dựa vào các phương tiện cá nhân thì không bao giờ chúng ta tạo ra được các đô thị vệ tinh”, ông Cường nêu quan điểm.

Theo ông, việc đánh thuế không phải thu tiền phương tiện cá nhân mà điều hòa giữa lựa chọn lợi ích cá nhân và lợi ích công cộng, khi hạn chế lợi ích cá nhân thì phương tiện công cộng phát triển tốt hơn, đại đa số mọi người được hưởng thụ tốt hơn. 

Hương Quỳnh - Trần Thường

Thu phí ô tô vào nội đô: Đừng tiếc vài chục ngàn mà mãi chịu cảnh tắc

Thu phí ô tô vào nội đô: Đừng tiếc vài chục ngàn mà mãi chịu cảnh tắc

Bạn đọc gửi ý kiến cho rằng, Hà Nội không thể chần chừ thêm trong việc tìm ra giải pháp giảm ùn tắc giao thông. Việc thu phí ô tô vào nội đô cần làm khoa học và chắc chắn.



Theo Báo VietNamNet

Bộ trưởng Giáo dục, Y tế lần đầu ngồi “ghế nóng” chất vấn

Trong số 4 bộ trưởng thì Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn và Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long lần đầu ngồi “ghế nóng” trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV.

Chiều nay (30/10), Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường thông tin về việc các bộ trưởng sẽ trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV.

Theo đó, Bộ trưởng LĐTB&XH Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long sẽ trả lời chất vấn.

Nhóm vấn đề 1 thuộc lĩnh vực y tế, gồm: công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thời gian qua và chiến lược vắc xin trong thời gian tới.

Việc bảo đảm nguồn cung và quản lý giá xét nghiệm Covid-19, trang thiết bị y tế, sinh phẩm xét nghiệm.

{keywords}
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long

Giải pháp giảm thiểu sự chênh lệch chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh giữa các tuyến, các vùng miền và nâng cao năng lực của hệ thống y tế cơ sở, đặc biệt là ở các vùng khó khăn.

Trách nhiệm trả lời chính: Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng các Bộ: Công an, KH&ĐT, Tài chính, TT&TT, KH&CN, Tổng Thanh tra Chính phủ, Tổng Kiểm toán nhà nước cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình.

Nhóm 2 thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội. Nội dung chất vấn là việc thực hiện các gói hỗ trợ cho đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 bảo đảm tiến độ, đúng đối tượng, hiệu quả.

{keywords}
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung

Thực trạng và nguyên nhân người lao động rời TP.HCM và các tỉnh kinh tế trọng điểm phía Nam trong nhiều đợt. Giải pháp tháo gỡ những khó khăn của thị trường lao động theo diễn biến của dịch. Chính sách thu hút lực lượng lao động trở lại làm việc và giải pháp hỗ trợ giải quyết việc làm đối với lực lượng lao động bị mất việc.

Vấn đề huy động, quản lý công tác thiện nguyện thời gian qua cũng nằm trong nhóm 2.
Trách nhiệm trả lời chính là Bộ trưởng LĐTB&XH Đào Ngọc Dung. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng các Bộ Tài chính, KH&ĐT, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình.

Nhóm 3 thuộc lĩnh vực KH&ĐT với giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế trong bối cảnh tình hình mới; các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh để phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh.

{keywords}
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng

Công tác chuẩn bị đầu tư, việc phân bổ, giao kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 2021-2025 và kế hoạch năm 2021; giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công và các dự án trọng điểm quốc gia. Tiến độ thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi đầu tư phát triển.

Trách nhiệm trả lời chính là Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng. Các Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Lê Văn Thành, Bộ trưởng Tài chính, GTVT, Xây dựng, NN&PTNT, Y tế, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình.

Nhóm 4 thuộc lĩnh vực GD&ĐT, nội dung gồm việc bảo đảm chất lượng dạy và học, tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo trong điều kiện dịch Covid-19.

Công tác dạy và học trực tuyến bảo đảm hiệu quả, công bằng trong việc tiếp cận các điều kiện giáo dục, học tập giữa học sinh các vùng miền. Việc giảm tải chương trình học cho học sinh.

{keywords}
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn

Việc thu hẹp khoảng cách về giáo dục giữa thành thị và nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Công tác an toàn trường học, y tế học đường để học sinh, sinh viên có thể trở lại trường học.

Trách nhiệm trả lời chính: Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, TT&TT cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình.

Sau khi các bộ trưởng, trưởng ngành trả lời chất vấn các ĐBQH, Quốc hội sẽ dành thời gian 1 tiếng để Thủ tướng Chính phủ báo cáo, giải trình và trả lời các câu hỏi của ĐBQH.

Theo chương trình kỳ họp, phiên chất vấn và trả lời chất vấn sẽ bắt đầu từ ngày 10/11 và diễn ra trong 2,5 ngày.

Hương Quỳnh - Trần Thường

Quốc hội dự kiến chất vấn về giá xét nghiệm Covid-19, trang thiết bị y tế

Quốc hội dự kiến chất vấn về giá xét nghiệm Covid-19, trang thiết bị y tế

Sáng nay (28/10), Chủ nhiệm Văn phòng, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường đã gửi phiếu xin ý kiến ĐBQH về các nhóm vấn đề chất vấn vào các ngày 10,11 và sáng 12/11. 



Theo Báo VietNamNet

Từ thiếu đến thừa điện nhưng giá vẫn không giảm, "nút thắt" ở đâu?

Vấn đề điện được nhiều Đại biểu Quốc hội quan tâm, góp ý trong phiên thảo luận sáng 30/10 về dự kiến kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, nhằm tháo gỡ những "nút thắt", bất cập.

ĐB Trần Hữu Hậu (Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Điều Việt Nam, đoàn Tây Ninh) cho rằng cần tập trung xác định những nút thắt của nền kinh tế, của ngành mình, địa phương mình. Từ đó đưa ra biện pháp cụ thể, khả thi để khơi thông và tạo động lực cho các ngành, các địa phương và nền kinh tế phát triển mạnh và bền vững”.

Theo ông nếu cơ cấu lại nền kinh tế mà không giải tỏa được những "nút thắt" thì cũng như xây dựng đường cao tốc mà không giải tỏa được một số điểm nghẽn.

{keywords}
ĐB Trần Hữu Hậu

“Cơ cấu lại nền kinh tế bắt đầu từ xác định nút thắt của mỗi ngành, mỗi địa phương và của nền kinh tế là phương thức tiếp cận từ thực tiễn. Những “nút thắt” này được khái quát lên từ những mâu thuẫn đang hiển hiện trong đời sống KTXH", ông phân tích.

Dẫn chứng về ngành điện, ông nêu, điện là "máu" của nền kinh tế, của sinh hoạt và đời sống nhưng đã và đang có những mâu thuẫn lớn. "Cái thì đáng xót xa, cái thì đang gây bức xúc cho người dân và doanh nghiệp và đáng lo nhất là đang góp phần kìm hãm sự phát triển của chính ngành Điện và đất nước", ông bày tỏ.

Ông nêu, chỉ 1 thay đổi về chính sách, đất nước từ chỗ luôn lo lắng thiếu điện bỗng dư điện, lãng phí biết bao nhiêu nguồn lực. Điện thì dư nhưng việc giảm giá hết sức khó khăn và.... chỉ khi quá khó khăn mới được giảm giá. Điện thì dư mà càng dùng nhiều thì giá lại càng tăng rất phi thị trường

Khung giờ 9 đến 11 giờ sáng là khung giờ vàng cho sản xuất, cũng là khung giờ vàng cho phát điện mặt trời nhưng cũng là khung giờ cao điểm, doanh nghiệp phải trả với mức giá cao nhất.

Nếu trong 5 năm tới, nếu ngành điện xác định được những "nút thắt" ĐBQH kỳ vọng ngành điện sẽ phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn, người dân và doanh nghiệp sẽ được sử dụng điện với giá rẻ hơn, hợp quy luật hơn.

Cũng góp ý về câu chuyện phát triển ngành điện, ĐB Trần Quốc Tuấn (Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trà Vinh, đoàn Trà Vinh) đồng tình với quan điểm của ĐBQH Trần Hữu Hậu.

{keywords}
ĐB Trần Quốc Tuấn

Theo ông, tái cơ cấu cần phải xây dựng chính sách cơ chế đột phá thu hút nguồn lực bên ngoài, phục vụ phát triển kinh tế trong bối cảnh nguồn lực đầu tư nhà nước có hạn. Những cơ chế chính sách đó phải được xây dựng trên cơ sở tiềm năng lợi thế để tạo sự phát triển toàn diện ở địa phương, các ngành, vùng miền… 

"Tài nguyên nắng, tài nguyên gió là những tài nguyên vô hạn, có giá trị vô cùng to lớn. Nếu có cơ chế đột phá để thu hút đầu tư, khai thác hiệu quả các loại tài nguyên này sẽ phục vụ cho phát triển kinh tế đất nước", ông Tuấn nhấn mạnh.

ĐB Đàng Thị Mỹ Hương (Trưởng Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh Ninh Thuận, đoàn Ninh Thuận) đề nghị cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh các quy định của pháp luật, tăng cường quy định các cơ chế, chính sách xã hội hóa thông thoáng, thu hút được các thành phần kinh tế tham gia đầu tư ngành điện.

{keywords}
ĐB Đàng Thị Mỹ Hương

Bà nhấn mạnh đến việc đầu tư hạ tầng truyền tải điện đồng bộ với các nhà máy điện, đảm bảo quan điểm lĩnh vực nào doanh nghiệp ngoài nhà nước làm được thì nhà nước nên giao.

Theo bà, nhà nước cần tập trung công tác quản lý và hỗ trợ về mặt pháp lý và cần sớm ban hành chính sách, pháp luật về phát triển các dự án điện năng lượng tái tạo theo hình thức cạnh tranh giá điện, phát triển thị trường năng lượng đồng bộ liên thông và hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 55 của Bộ Chính trị, tạo điều kiện phát triển ngành năng lượng tái tạo trong giai đoạn tới mạnh mẽ hơn nữa.

{keywords}
ĐB Đinh Ngọc Minh

ĐB Đinh Ngọc Minh (Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển Bộ KH&ĐT, đoàn Cà Mau) cũng đề nghị ngành điện lực cần đổi mới để phát triển bền vững.

Ông đề xuất tách phần truyền tải điện và phân phối điện độc lập với nhau. Nhà nước quản lý toàn bộ phần truyền tải điện để xây dựng thị trường phát điện cạnh tranh, phân phối sẽ đấu thầu quản lý để đưa công nghệ nhằm giảm chi phí cho người dân.

Trần Thường - Hương Quỳnh

Đại biểu Quốc hội: Nên chấp nhận một cuộc “lột xác” cho nền kinh tế

Đại biểu Quốc hội: Nên chấp nhận một cuộc “lột xác” cho nền kinh tế

Quốc hội sáng nay (30/10) thảo luận về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.



Theo Báo VietNamNet

Chốt kiểm soát cửa ngõ ở Bình Dương được dỡ bỏ, xe cộ tấp nập lưu thông

Chốt kiểm soát giáp ranh giữa Bình Dương và TP.HCM được dỡ bỏ sau hơn 5 tháng hoạt động. Dòng xe nối đuôi nhau qua lại giữa hai địa phương.

Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 TP Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) sáng 30/10 cho biết, lực lượng chức năng vừa dỡ bỏ chốt kiểm soát tại khu vực cầu Phú Cường (thuộc phường Phú Cường, TP Thủ Dầu Một) sau hơn 5 tháng hoạt động.

{keywords}
Lực lượng chức năng dỡ bỏ chốt kiểm soát tại cầu Phú Cường, TP Thủ Dầu Một - Ảnh: X.A

Đây là chốt nằm ở cửa ngõ của tỉnh Bình Dương, giáp ranh với huyện Củ Chi (TP.HCM).

Theo ghi nhận của PV, từ 11h, lực lượng chức năng bắt đầu dỡ bỏ rào chắn, bảng cấm, lều trại di động. Khu vực dành cho người khai báo y tế cũng ngưng hoạt động. Lực lượng làm nhiệm vụ tại đây trở về đơn vị, không kiểm soát người và phương tiện qua lại như trước.

{keywords}
Lều trại di động được dỡ bỏ sau hơn 5 tháng hoạt động - Ảnh: X.A

Sau khi chốt kiểm soát được dỡ bỏ, dòng xe nối đuôi nhau di chuyển qua lại giữa hai địa phương ngày càng nhiều. Trong đó, hướng từ Bình Dương đi TP.HCM xảy ra tình trạng ùn ứ. Hàng trăm phương tiện xếp hàng dài nhiều cây số chờ qua cầu Phú Cường để vào TP.HCM.

{keywords}
Xe cộ nối đuôi nhau di chuyển hướng từ Bình Dương đi TP.HCM - Ảnh: X.A

Trước đó, nhiều chốt kiểm soát cửa ngõ ở Bình Dương cũng đã được dỡ bỏ, tạo điều kiện cho người và phương tiện lưu thông.

{keywords}
Phương tiện lưu thông dễ dàng - Ảnh: X.A

Theo phân loại cấp độ dịch, Bình Dương xếp cấp độ 2 ở quy mô toàn tỉnh. Địa phương này đã cơ bản hoàn thành tiêm vắc xin cho người từ 18 tuổi trở lên. Bên cạnh đó, trong ít ngày tới, ngành y tế sẽ tiếp tục tiêm cho người từ 12 đến 17 tuổi nhằm tăng độ bao phủ miễn dịch cộng đồng.

Tháo dỡ 51 chốt kiểm soát dịch Covid-19 ở cửa ngõ TP.HCM

Tháo dỡ 51 chốt kiểm soát dịch Covid-19 ở cửa ngõ TP.HCM

Từ 18h chiều 26/10, tất cả 51 chốt, trạm kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 tại các tuyến đường, cửa ngõ ra - vào TP.HCM sẽ được tháo dỡ.

Xuân An



Theo Báo VietNamNet

Hủy quyền sử dụng đất, cưỡng chế hơn 700m2 của người dân ở Quảng Nam

Sáng 29/10, Công an tỉnh Quảng Nam, Viện kiểm sát, chính quyền xã Bình Định Bắc và huyện Thăng Bình, Phòng TN-MT huyện Thăng Bình đã thực hiện cưỡng chế trong vụ xét xử tranh chấp quyền sử dụng đất và yêu cầu hủy quyết định cá biệt.

Theo nội dung bản tuyên án của Cục Thi hành án Dân sự tỉnh Quảng Nam, buộc hộ ông Trần Văn Vững (60 tuổi, trú tổ 8, thôn Đồng Dương, xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình) phải trả lại cho ông Phan Văn Phụng (77 tuổi, trú tại tổ 18, thôn Quý Xuân, xã Bình Quý, huyện Thăng Bình) diện tích đất 709,96m2 nằm trong thửa đất số 189, tờ bản đồ số 35 (có diện tích 1.100m2).

Trong bản án có nêu, hủy một phần giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà UBND huyện Thăng Bình đã cấp cho hộ ông Trần Văn Vững ngày 23/4/2004 đối với thửa đất trên; buộc hộ ông Trần Văn Vững phải hoàn trả lại cho ông Phan Văn Phụng số tiền là 3 triệu đồng.

{keywords}
Lực lượng chức năng tháo dỡ hàng rào
{keywords}
Một nhà tôn tạm khoảng 30m2 bị tháo dỡ

Cục Thi hành án dân sự tỉnh Quảng Nam cho biết, tại buổi làm việc ngày 25/6, chính quyền, Đảng ủy xã, đại diện Mặt trận các đoàn thể UBND xã Bình Định Bắc và các hộ dân tại tổ 8, thôn Đồng Dương đều có quan điểm chung về nguồn gốc đất.

Cụ thể, trước đây, nguồn gốc sử dụng đất là của bà Trần Thị Ngữ (mẹ ruột của ông Phan Văn Phụng) để lại cho ông Phụng. Ông Phụng có canh tác trên diện tích đất này, tuy nhiên quá trình canh tác không được liên tục.

Đến khi gia đình ông Vững làm nhà tại thửa đất liền kề (phía sau thửa đất tranh chấp), khi các cơ quan chức năng đo đạc để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ông Vững đã hợp thức hóa phần đất của bà Ngữ nên dẫn đến việc tranh chấp này.

Ngày 5/7, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh đã thống nhất việc tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự để chuyển giao quyền sử dụng đất cho ông Phụng.

Tại hiện trường sáng nay, lực lượng chức năng đã tháo dỡ một nhà tôn tạm khoảng 30m2. Các cây trồng như chuối, cau, mít, trụ bê tông rào lưới B40 trên diện tích đất cũng được nhổ và tháo dỡ.

Hình ảnh lực lượng chức năng cưỡng chế hơn 700m2 sáng nay:

{keywords}
Diện tích đất sau khi bị cưỡng chế
{keywords}
Hủy quyền sử dụng đất, cưỡng chế hơn 700m2 của người dân ở Quảng Nam
{keywords}
Diện tích đất 709,96m2 trước khi bị cưỡng chế
{keywords}
Một số cây cối như chuối, cau, mít bị nhổ bỏ
{keywords}
Lực lượng chức năng tháo bỏ lưới bao quanh
{keywords}
Tháo dỡ nhà tôn tạm 

Cục Thi hành án dân sự tỉnh Quảng Nam thông tin, vụ việc đã trải qua 2 phiên tòa, một phiên sơ thẩm ngày 12/9/2017; một phiên phúc thẩm ngày 14/3/2018 của tòa án nhân dân huyện Thăng Bình, một quyết định sửa chữa, bổ sung bản án phúc thẩm ngày 20/9/2018.

Thông báo ngày 27/2/2018 và 30/11/2018 của Viện Kiểm sát Nhân dân Cấp cao tại Đà Nẵng về việc giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm của hộ ông Trần Văn Vững, nêu rõ: Không có.

Công Sáng

Giám đốc DN khai chi 20 tỷ để chạy điều chuyển Đại tá Đinh Văn Nơi đi nơi khác

Giám đốc DN khai chi 20 tỷ để chạy điều chuyển Đại tá Đinh Văn Nơi đi nơi khác

Tại tòa, giám đốc doanh nghiệp đã khai mục đích chi 20 tỷ để chạy điều động Đại tá Đinh Văn Nơi, Giám đốc Công an tỉnh An Giang đi nơi khác.



Theo Báo VietNamNet

Đại biểu Quốc hội: Nên chấp nhận một cuộc “lột xác” cho nền kinh tế

Quốc hội sáng nay (30/10) thảo luận về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.

ĐB Hà Sỹ Đồng (đoàn Quảng Trị) đánh giá, đặt trong sự so sánh với nhóm quốc gia “hàng xóm” – những đối thủ cạnh tranh, mức tín nhiệm hiện nay của Việt Nam vẫn còn cách tương đối khi so sánh với những đối thủ như Malaysia, Thái Lan, Indonesia hay Philippines, thậm chí cả Ấn Độ. 

Còn về tỉ lệ bao phủ vắc xin Covid-19, xét theo tiêu chí số dân được tiêm đủ 2 mũi trên tổng dân số quốc gia, mới đạt mức gần 24%, bắt kịp được Ấn Độ, Philippines và Indonesia, nhưng vẫn còn cách khá xa so với của Malaysia hay thậm chí của Thái Lan.

Ông đặt vấn đề, Việt Nam sẽ ở đâu sau khi chịu tác động tiêu cực và nặng nề của đợt dịch lần 4.

{keywords}
ĐB Hà Sỹ Đồng

Quan sát khía cạnh doanh nghiệp, trong 9 tháng đầu năm, có 45,1 nghìn doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh có thời hạn; 32,4 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể; 12,8 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể.

Số doanh nghiệp rút khỏi thị trường diễn ra ở hầu hết các ngành, tuy nhiên tập trung nhiều vào ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy; công nghiệp chế biến, chế tạo; xây dựng; dịch vụ lưu trú và ăn uống; kinh doanh bất động sản; giáo dục, đào tạo,...

Nhìn ra thế giới, chính đại dịch Covid-19 là một nhân tố quan trọng, một động lực đáng kể thúc đẩy xu hướng phát triển mới là tăng trưởng xanh, thương mại điện tử và kinh tế số, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi nghề,.... 

Chính phủ cũng nhìn nhận đây là cơ hội cho những nước đi sau như Việt Nam. Việc lựa chọn đầu tư, sắp xếp lại chuỗi cung ứng và mạng lưới sản xuất toàn cầu tạo cơ hội cho chúng ta có điều kiện tham gia sâu hơn vào cấu trúc đầu tư, trật tự thương mại và chuỗi cung ứng toàn cầu, nhất là chuyển đổi số, thu hút hợp tác về cơ sở hạ tầng, mở rộng thị trường xuất khẩu, ...

ĐB tỉnh Quảng Trị cho rằng, phải chăng nên chấp nhận một cuộc “lột xác” cho nền kinh tế.

"Chúng ta sẽ không giải cứu, hỗ trợ đại trà, dàn trải mọi doanh nghiệp. Thay vào đó, Chính phủ cần tập trung nguồn lực vốn hạn hẹp cho những đối tượng thật chọn lọc nhằm đạt được những mục tiêu, chỉ tiêu", ông kỳ vọng.

Giá xăng dầu tăng rất nhanh, kiến nghị Chính phủ sớm can thiệp

ĐB Trần Hoàng Ngân (đoàn TP.HCM) cho biết bên cạnh những thuận lợi, chúng ta đối mặt với nhiều thách thức thời gian tới khi tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường.

Quá trình cơ cấu lại nền kinh tế không chỉ thích ứng với biến đổi khí hậu mà còn thích ứng an toàn với Covid-19.

{keywords}
ĐB Trần Hoàng Ngân

Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, ảnh hưởng nhiều chiều từ tác động bất định của nền kinh tế thế giới. Nước ta chịu tác động từ việc đứt gãy chuỗi cung ứng do dịch bệnh, giá cả thế giới tăng cao, nhiều nước tung các gói kích thích…

Những diễn biến này có khả năng tác động đến lạm phát của Việt Nam thời gian tới; Một số chi phí, dự toán có thể thay đổi. Do vậy ông đề nghị Chính phủ cần có kịch bản ứng phó, không để kinh tế vĩ mô bất ổn.

Ông kiến nghị Chính phủ sớm xem xét can thiệp hỗ trợ, bình ổn giá xăng dầu, vì giá  tăng rất nhanh.

"Chúng ta vẫn còn dư địa, các công cụ như thuế nhập khẩu, giá trị gia tăng, phí bảo vệ môi trường… cần phải được sử dụng", ĐB Trần Hoàng Ngân nêu quan điểm.

Cũng nêu về vai trò của công tác dự báo, ĐB Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) cho rằng trong thực hiện tái cơ cấu kinh tế nói riêng và phát triển KTXH nói chung. Nếu không dự báo sớm thì không thể đưa ra các kịch bản ứng phó tốt thất thì khó đạt được mục tiêu đặt ra.

{keywords}
ĐB Trần Quốc Tuấn

Cần dành sự quan tâm đặc biệt hơn nữa đến công tác dự báo, đánh giá tình hình để đề ra hướng đi, chiến lược đúng, chủ động ứng phó được với những tác động tiêu cực, các diễn biến phức tạp về kinh tế ở khu vực và trong nước cũng như chủ động, nắm bắt, tận dụng được tốt các cơ hội cho phát triển.

Trần Thường - Hương Quỳnh

Không tranh thủ 'cơ hội vàng' để vươn lên trong 10 năm tới là rất đáng tiếc

Không tranh thủ 'cơ hội vàng' để vươn lên trong 10 năm tới là rất đáng tiếc

Theo Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, trong 10 năm nữa mà không tranh thủ “cơ hội vàng” để vươn lên thì rất đáng tiếc, lúc đó đã phải lo an sinh xã hội, “chưa giàu đã già rồi”.



Theo Báo VietNamNet