Thứ Sáu, 1 tháng 10, 2021

Bộ Công an siết chặt kiểm soát giao thông sau nới lỏng giãn cách

Bộ Công an vừa có các chỉ đạo về đảm bảo trật tự an toàn giao thông phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế khi nới lỏng giãn cách xã hội.

Thông tin từ Bộ Công an cho biết, dự báo trong thời gian tới, khi tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát, nhiều địa phương tiếp tục nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội, tình hình trật tự an toàn giao thông sẽ phức tạp, vi phạm gia tăng, các phương tiện vận tải hành khách công cộng hoạt động trở lại, nhu cầu người dân từ các địa phương nới lỏng giãn cách để trở về quê là rất lớn.

Để thực hiện nghiêm túc các giải pháp phòng ngừa tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông từ nay đến hết năm 2021, Bộ Công an đã có nhiều chỉ đạo đối với công an toàn quốc.

Theo đó, lực lượng công an, trọng tâm là lực lượng CSGT cần thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chỉ đạo của Bộ Công an về phòng, chống đua xe trái phép, bảo đảm an toàn giao thông và phòng, chống dịch Covid-19.

{keywords}
Lực lượng CSGT kiểm tra nồng độ cồn lái xe. Ảnh: Cục CSGT

Chủ động nắm tình hình để xác định thời gian, phương thức, thủ đoạn hoạt động của đối tượng. Từ đó kịp thời phối hợp đấu tranh, ngăn chặn, bắt giữ đối tượng vi phạm, xử lý ngay từ đầu khi các đối tượng “manh nha” có biểu hiện tụ tập, gây rối trật tự công cộng, tổ chức, cổ vũ đua xe trái phép. Đưa ra truy tố, xét xử ngay tại địa bàn xảy ra các vụ việc điển hình nhằm răn đe, giáo dục phòng ngừa chung.

Đẩy mạnh hoạt động tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm TTATGT; tập trung xử lý các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông trên các tuyến giao thông.

Trên đường bộ, tiếp tục thực hiện kế hoạch về tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm chuyên đề nồng độ cồn, ma túy; tập trung các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn giao thông. Kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp lợi dụng việc cấp giấy nhận diện có mã QR cho các phương tiện chở hàng hóa thiết yếu để vi phạm pháp luật.

Trên đường sắt, tập trung xử lý các hành vi không chấp hành hiệu lệnh của biển báo hiệu, nhân viên gác chắn khi đi qua đường ngang; các vi phạm về hành lang an toàn giao thông đường sắt; vi phạm về quy trình tác nghiệp kỹ thuật đường sắt; mở đường ngang trái phép.

Trên đường thủy, tập trung xử lý các hành vi vi phạm quy định về điều kiện hoạt động của phương tiện. Tăng cường quản lý hoạt động vận tải hành khách, phục vụ nhân dân đi lại trên đường thuỷ an toàn, thuận lợi; kết hợp kiểm soát chặt chẽ hoạt động vận tải hàng hóa trên đường thủy.

Phối hợp với ngành GTVT và các ngành chức năng bảo đảm hoạt động vận tải thông suốt trên toàn quốc, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc vận chuyển hàng hóa, nông sản, vật tư đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ, xuất khẩu nông sản.

Đánh giá, khảo sát xác định các “điểm đen” về tai nạn giao thông để có giải pháp khắc phục kịp thời. Tuyệt đối không để ùn tắc giao thông, nhất là tại các chốt kiểm soát phòng, chống dịch.

Đoàn Bổng

Nữ tài xế lên cơn đau tim trên cao tốc được CSGT đưa đi cấp cứu

Nữ tài xế lên cơn đau tim trên cao tốc được CSGT đưa đi cấp cứu

Phát hiện một nữ tài xế lên cơn đau tim trên cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, lực lượng CSGT nhanh chóng sơ cứu và đưa bệnh nhân đi cấp cứu tại bệnh viện.



Theo Báo VietNamNet

Công an Vĩnh Phúc tiếp nhận phản ánh qua Facebook

Trang Facebook "Công an tỉnh Vĩnh Phúc" sẽ tiếp nhận các phản ánh của người dân về tư thế, tác phong của cán bộ công an khi thực thi pháp luật, tình hình an ninh trật tự...

Từ ngày 1/10, trang chính thức của Công an tỉnh Vĩnh Phúc ở địa chỉ https://ift.tt/3utpdql sẽ đi vào hoạt động. Đây là kênh Facebook chính thức và duy nhất của Công an tỉnh Vĩnh Phúc.

Cụ thể, Công an tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tiếp nhận, xử lý thông tin của người dân qua 2 hình thức, gồm trang Facebook và nhắn tin qua ứng dụng Facebook Messenger.

{keywords}
Công an Vĩnh Phúc tiếp nhận phản ánh qua Facebook. Ảnh chụp màn hình

Khi cần phản ánh thông tin, người dân có thể gửi tới fanpage qua tính năng nhắn tin. Trong đó fanpage có thể tiếp nhận dữ liệu dưới dạng văn bản, hình ảnh, video clip, file ghi âm… về tình hình an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh, tin nghi vấn về các hoạt động của các loại tội phạm, phản ánh tư thế tác phong của chiến sĩ làm nhiệm vụ; các thông tin khác thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng công an mà nhân dân cần giải đáp.

Khi nhận được phản ánh, đơn vị sẽ tiếp nhận, chọn lọc, kiểm duyệt thông tin để có cách thức xử lý hoặc chuyển hồ sơ cho đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ thực hiện.

Sau khi có kết quả xử lý, cơ quan sẽ tập hợp đăng tin, bài trên trang Facebook và đề nghị người dân cùng lực lượng công an theo dõi, đánh giá, giám sát kết quả thực hiện. Người dân cung cấp tin tức qua fanpage Công an tỉnh Vĩnh Phúc sẽ được bảo vệ tuyệt đối về bí mật thông tin cá nhân.

Trước tình hình, diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, việc thành lập fanpage chính thức của Công an tỉnh Vĩnh Phúc là bước đi cần thiết đáp ứng nhu cầu thực tiễn, nhằm tăng cường hỗ trợ người dân giải đáp thắc mắc, tiếp nhận thông tin phản ánh liên quan tình hình dịch bệnh cũng như phát huy sức mạnh của người dân trong việc đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh.

Đoàn Bổng

Thành quả bất ngờ từ việc xét nghiệm rộng để cách ly hẹp của Vĩnh Phúc

Thành quả bất ngờ từ việc xét nghiệm rộng để cách ly hẹp của Vĩnh Phúc

Mặc dù trong thôn với 800 nhân khẩu có trường hợp mắc Covid-19, huyện Yên Lạc (tỉnh Vĩnh Phúc) chọn phương án chỉ cách ly con ngõ với 10 hộ dân để tập trung dập dịch.



Theo Báo VietNamNet

Người dân TP.HCM háo hức trở lại nhịp sống mới, bận rộn cắt tóc, sửa xe

Nhiều hàng quán mở cửa, người dân Sài Gòn háo hức dọn dẹp, mở hàng quán bắt đầu thích nghi với trạng thái "bình thường mới".

{keywords}
Sáng 1/10, các tiệm sửa xe trên đường Nguyễn Gia Trí, quận Bình Thạnh mở cửa trở lại. Xe máy, ô tô xếp hàng dài chờ để được rửa, sửa sau một thời gian dài không đi lại.

{keywords}

Chủ tiệm rửa xe nơi đây cho biết do mới mở trở lại nên cũng không dám nhận nhiều khách. Khách đến rửa xe cũng phải ngồi giãn cách để đảm bảo an toàn phòng dịch.

{keywords}

Một tiệm sửa xe khác trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh đắt khách trong ngày đầu mở tiệm. Anh Trịnh Đình Lưu chủ tiệm sửa xe cho biết, khách chủ yếu yêu cầu sửa bình, thay nhớt, vá vỏ xe vì nhiều ngày không được sửa chữa. "Tiệm vẫn lấy giá như ngày thường,  không tăng đồng nào"- anh Lưu nói.
{keywords}
Tiệm sửa xe luôn trong tình trạng đông khách
{keywords}
Một chiếc xe được sửa chữa
{keywords}
Anh Đăng Khoa, thợ hớt tóc ở đường Ngô Tất Tố, quận Bình Thạnh cũng không giấu được niềm vui mở cửa trở lại sau 4 tháng nghỉ dịch. Anh cho biết, nhiều người tìm đến hớt tóc nhưng do đảm bảo giãn cách nên không dám nhận nhiều khách.
{keywords}
Nhiều người đến tiệm hớt tóc sau 4 tháng giãn cách.
{keywords}
Tiệm bán bánh mì trên đường Ngô Tất Tố, quận Bình Thạnh cũng rất đông khách.
{keywords}
Một người đàn ông rửa lại tấm nệm ở một nhà giữ trẻ trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh  
{keywords}
Shipper xếp hàng mua cafe trên đường Hoa Hồng, quận Phú Nhuận sáng 1/10

{keywords}

Tiệm bánh Như Lan trên đường Hai Bà Trưng cũng rất đông khách. 

{keywords}

Tại quận 7, một số hàng quán thiết yếu được phép mở cửa trở lại

{keywords}

Tiệm hải sản ở quận 7 giao hàng cho khách

{keywords}

Anh Lộc, nhân viên quán cà phê ở quận 1 cho biết, mấy hôm nay quán đã mở cửa bán trở lại, giá vẫn giữ như trước, người mua khá nhiều nhờ ship mang đi. Nhân viên làm việc ở đây đều đã tiêm 2 mũi vắc xin và 3 ngày xét nghiệm 1 lần để đảm bảo an toàn.
{keywords}
Tiệm hớt tóc Hy Khang tân trang lại để chuẩn bị mở lại. "Đã 4 tháng rồi tiệm đóng cửa, bụi bám đầy, thợ hớt đã bỏ về quê hết giờ chỉ còn mình làm. Nếu cho mở lại cũng chưa dám nhận nhiều khách vì mình cũng còn sợ dịch"- anh Khang, chủ tiệm nói
{keywords}
Công nhân đô thị chỉnh trang lại hệ thống đèn đường ở ngã tư Nguyễn Hữu Thọ - Nguyễn Văn Linh, quận 7
{keywords}
Công nhân cắt cỏ trên dải phân cách đường Nguyễn Văn Linh, quận 7
{keywords}
Nhiều nơi ở các quận TP.HCM đẩy mạnh tiêm vắc xin mũi 2 cho người dân 
{keywords}
Người dân ngồi giãn cách, giao tiếp trong trạng thái bình thường mới
{keywords}
Đường phố Sài Gòn nhộn nhịp trở lại 
{keywords}
Người dân đi lại trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh sáng 1/10

Ngọc Diệp 

Phó Chủ tịch TP.HCM: Từ 1/10, người dân ra đường không lý do chính đáng vẫn bị xử lý

Phó Chủ tịch TP.HCM: Từ 1/10, người dân ra đường không lý do chính đáng vẫn bị xử lý

Dù TP.HCM không kiểm soát lưu thông bằng các chốt cố định, nhưng vẫn tổ chức kiểm soát lưu động, kiểm tra đột xuất. Nếu người nào ra đường không có lý do chính đáng, vẫn bị xử lý theo quy định.



Theo Báo VietNamNet

Hơn 1.000 người 'kẹt' ở cửa ngõ, TP.HCM tính đưa về quê bằng ô tô

Lực lượng chức năng đang sắp xếp đưa những người tự phát rời TP.HCM đêm qua và rạng sáng nay, về quê bằng xe khách, còn xe máy vận chuyển sau.

Sáng nay (1/10), đại diện Công an TP.HCM cho biết, tối 30/9 và rạng sáng 1/10, tại cửa ngõ phía Tây TP.HCM, có hơn 1.000 người dân mong muốn về quê, đã tự phát rời TP.

Theo Công an TP.HCM, những người này chủ yếu ở 13 tỉnh thành miền Tây, có mong muốn về quê khi TP nới lỏng giãn cách.

Theo ghi nhận của PV VietNamNet, đêm 30/9 và rạng sáng 1/10, quốc lộ 1A đoạn qua xã Tân Túc (huyện Bình Chánh) đã xuất hiện dòng người đi xe máy nối đuôi nhau rời TP. 

Đây là những người quê ở miền Tây, đi xe máy san sát nhau, nối thành đoàn dài 200m, chờ được qua chốt kiểm soát. Các lực lượng thực hành nhiệm vụ kiểm soát phòng chống dịch cũng đã được huy động, vận động, tuyên truyền tới người dân. 

Trong đoàn người muốn rời thành phố, đã có những ý kiến đề đạt: "Cho chúng tôi qua, cho chúng tôi về nhà. Chúng tôi không thể bám trụ thêm được nữa rồi".

{keywords}
Người dân chờ đợi ở cửa ngõ về quê miền Tây 

Nhiều người khác trong đoàn cũng nêu ý kiến: "Suốt 4 tháng nay chúng tôi đã chung sức cùng cùng TP thực hiện nghiêm các quy định giãn cách, phòng chống dịch bệnh. Đến giờ này, chúng tôi tha thiết xin được về quê".

Lực lượng quân đội, công an làm nhiệm vụ tại chốt đã liên tục phát loa, di chuyển đến từng người để vận động họ quay trở về nơi ở, tránh tụ tập nguy cơ lây dịch bệnh.

Tuy nhiên, người dân vẫn bám trụ tại tuyến đường huyết mạch về miền Tây, trong đó có không ít gia đình đã đưa theo cả con nhỏ rời TP.

{keywords}
{keywords}
Các lực lượng chức năng vận động, nhưng người dân vẫn bám trụ ở cửa ngõ để mong được qua chốt về quê

Khi đồng hồ đã điểm sang ngày 1/10, mốc thời gian TP.HCM nới lỏng một số hoạt động phòng chống dịch, dòng người mong muốn về quê vẫn bám trụ tại chốt. Những gương mặt hiện rõ sự mệt mỏi, chờ đợi và đành tá túc tạm ngay ở vỉa hè, lòng đường. 

Anh Trần Thảo (29 tuổi, quê ở Sóc Trăng) chở vợ cùng ba con nhỏ về, nhưng "kẹt" ở chốt từ 16h. Anh cho biết, vợ chồng anh làm phụ hồ nhưng đã thất nghiệp ba tháng nay, phải ở tạm trong xưởng của người quen. 

"Giờ họ không cho ở nữa nên cả nhà tôi biết đi đâu ngoài tìm đường về quê. Tiền bạc cũng không còn..." - anh Thảo bộc bạch.

{keywords}
Anh Trần Thảo cùng vợ và 3 con thơ trên đường về quê Sóc Trăng, kẹt ở địa phận giáp ranh TP.HCM và Long An

Ngồi trên ghế đá ở vỉa hè , chị Trần Thị Như Ý (32 tuổi) quê Mỏ Cày (Bến Tre) rơm rớm nước mắt khi chờ cả buổi tối và qua luôn ngày mới nhưng vẫn chưa được qua chốt để di chuyển tiếp.

"Vì nhớ con gửi ở quê, cũng không có tiền, không việc làm nên tôi mới quyết định về. Bây giờ tôi ở thành phố cũng không được nên chỉ có nguyện vọng được về quê"- chị Ý nói.

Đến 0h30 ngày 1/10, chính quyền huyện Bình Chánh phát "phiếu thu thập thông tin", vận động người dân về điểm tập trung ở tạm qua đêm, chờ phương án để về quê.

{keywords}

Theo đại diện Công an TP.HCM, hiện chính quyền TP đang sắp xếp cho số người dân này về quê bằng xe khách, còn xe gắn máy thì vận chuyển bằng xe tải.

Cũng theo cơ quan công an, TP.HCM đang thống kê danh sách, nhu cầu của người dân để chủ động sắp xếp các phương án.

Trước mắt, Công an TP khuyến cáo, người dân nếu không có nhu cầu cấp bách về quê thì nên ở lại TP.

TP đang trở lại trạng thái bình thường mới, mở cửa dần nên có nhiều việc làm cho người dân mưu sinh, dần ổn định cuộc sống. Vì vậy cơ quan chức năng TP.HCM mong người dân phối hợp cùng chính quyền để ổn định tình hình, sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường

Tuấn Kiệt - Phước An

Tự phát rời TP.HCM, cả nghìn người mắc kẹt ở cửa ngõ về miền Tây lúc nửa đêm

Tự phát rời TP.HCM, cả nghìn người mắc kẹt ở cửa ngõ về miền Tây lúc nửa đêm

Khuya 30/9, quốc lộ 1, đoạn qua huyện Bình Chánh theo hướng về Long An xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài do nhiều người tự phát về quê. 



Theo Báo VietNamNet

Những tỉnh, thành nào đã mở cửa đón khách du lịch?

Một số tỉnh, thành phố kiểm soát tốt dịch bệnh đang tích cực lên kế hoạch mở cửa đón khách du lịch, phục hồi hoạt động du lịch bị "đóng băng" do dịch bệnh trong thời gian qua.

Tại Quảng Ninh, từ ngày 21/9 đã mở lại một số hoạt động du lịch nội tỉnh gắn với việc kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm an toàn dịch bệnh sau khi 90 ngày không ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng, giữ vững vùng "xanh".

Những tỉnh, thành nào đã mở cửa đón khách du lịch? - 1

Tỉnh Quảng Ninh cũng sẽ ưu tiên áp dụng các mô hình du lịch không gây rủi ro về dịch bệnh cho cộng đồng dân cư, các sản phẩm du lịch giá trị gia tăng cao (Ảnh: An Nhiên).

Sau đó, trong hai tháng 11, 12, kết hợp kích cầu du lịch nội tỉnh với thu hút khách du lịch ngoại tỉnh. Trong đó tập trung ở các địa phương phía Bắc; chỉ thực hiện đón khách từ các địa phương đã qua 14 ngày không xuất hiện các ca lây nhiễm thứ phát trong cộng đồng. Khách du lịch bắt buộc phải tiêm 2 mũi vắc xin và có xét nghiệm PCR trong 48 giờ.

Đồng thời, tỉnh cũng sẽ ưu tiên áp dụng các mô hình du lịch không gây rủi ro về dịch bệnh cho cộng đồng dân cư, các sản phẩm du lịch giá trị gia tăng cao. Khuyến khích các tour du lịch lưu trú dài ngày, khép kín nhưng nhân viên phục vụ các tour du lịch ngoại tỉnh cũng phải tiêm đủ 2 mũi vắc xin, thực hiện xét nghiệm định kỳ và làm việc theo mô hình "3 tại chỗ".

TP Hải Phòng, kể từ 0h ngày 1/10, cho phép các địa phương mở các khu, điểm du lịch, danh lam thắng cảnh nhưng chỉ đón và phục vụ khách nội tỉnh.

Khách và người trực tiếp hướng dẫn khách đến tham quan phải đảm bảo một trong các điều kiện sau: Có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR trong vòng 72 giờ; có chứng nhận đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng Covid-19 và đã qua 14 ngày tính từ mũi tiêm cuối. Được công bố khỏi bệnh Covid-19 theo quy định.

Cơ sở lưu trú được tổ chức ăn uống tại chỗ, nhưng chỉ phục vụ khách đang lưu trú và phải tuân thủ nghiêm các quy định về phòng, chống dịch Covid-19; nhân viên phục vụ phải có xác nhận tiêm ít nhất một mũi vắc xin phòng Covid-19 trở lên, định kỳ xét nghiệm SARS-CoV-2 cho nhân viên 1 tuần/lần, tuân thủ 5K.

Tỉnh Vĩnh Phúc từ ngày 13/9 mở cửa trở lại một số hoạt động tại các khu, điểm du lịch, thắng cảnh, các sân golf, các cơ sở tập luyện thể dục thể thao dành cho khách nội tỉnh.

Các khu, điểm du lịch, danh thắng chỉ được phép hoạt động không quá 50% công suất, chỉ đón và phục vụ khách trong tỉnh. Các cơ sở lưu trú được phép mở cửa nhưng không được cung cấp dịch vụ karaoke, massage.

Những tỉnh, thành nào đã mở cửa đón khách du lịch? - 2

Các sân golf, sân tập golf được phép hoạt động trở lại, nhưng chỉ được phép phục vụ không quá 50% công suất và không đón khách ngoài tỉnh.

Các sân golf, sân tập golf… được hoạt động trở lại nhưng chỉ được phép hoạt động không quá 50% công suất và chỉ phục vụ khách nội tỉnh, không cung cấp dịch vụ ăn uống tập trung, xông hơi, massage, tắm công cộng. Khách đến chơi golf phải được lập danh sách, khai báo y tế.

Nhà hàng ăn uống được phép hoạt động trở lại nhưng không phục vụ đồ uống có cồn, không quá 50% công suất chỗ ngồi và không quá 20 người/phòng, đóng cửa trước 22h hàng ngày.

Tỉnh Khánh Hòa, từ ngày 1-15/10, UBND tỉnh Khánh Hòa cho phép các cơ sở dịch vụ du lịch được đón khách có hộ khẩu trong tỉnh. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch ở khu vực biệt lập, sau khi đã đáp ứng các quy định, điều kiện, tiêu chí về đảm bảo an toàn Covid-19 và được Sở Du lịch kiểm tra, chấp thuận thì được đón khách. Khách đi du lịch phải có chứng nhận tiêm đủ hai mũi vắc xin, mũi thứ hai qua 14 ngày.

Trong giai đoạn hai, từ ngày 16-10 đến 15-11, tỉnh Khánh Hòa cho phép người dân tắm biển tại các bãi tắm ở "vùng xanh", người đi tắm biển là người dân "vùng xanh" và tập trung không quá năm người. Trong giai đoạn này, tỉnh sẽ cho phép đón khách du lịch trong cả nước và du khách phải có "thẻ xanh Covid-19".

Huyện Cần Giờ (TPHCM):

Việc kiểm soát được dịch bệnh đã giúp huyện Cần Giờ cùng với huyện Củ Chi và quận 7 được TPHCM cho thí điểm khôi phục một số hoạt động kinh tế-xã hội.

Những tỉnh, thành nào đã mở cửa đón khách du lịch? - 3

Huyện Cần Giờ mở tour khép kín từ 19/9 (Ảnh: Internet).

Bắt đầu từ ngày 19/9, huyện Cần Giờ chính thức thí điểm khôi phục hoạt động du lịch. Cụ thể, huyện thí điểm mở lại một tour du lịch khép kín, trong đó du khách sẽ tham quan một số địa điểm, như: Chiến khu rừng Sác, Khu du lịch Dần Xây, Khu du lịch Vàm Sát và Khu du lịch Hòn ngọc Phương Nam.

Dự kiến, hoạt động du lịch sẽ được thí điểm đến cuối tháng 9/2021, sau đó huyện sẽ có đánh giá, nếu thuận lợi sẽ nới lỏng hơn nữa, cho phép thêm các đơn vị du lịch được tham gia tổ chức hoạt động. Ngoài ra các hoạt động kinh tế khác như dịch vụ vui chơi, ăn uống… cũng được huyện tính toán để có lộ trình mở cửa từng bước.

Bà Rịa - Vũng Tàu, từ ngày 15/9, khách nội địa được đến 4 cơ sở du lịch ở các huyện "vùng xanh" là Côn Đảo, Xuyên Mộc, Châu Đức và Đất Đỏ với tour khép kín.

Theo đó, trước mắt từ ngày 15/9 - 30/10/2021, Bà Rịa - Vũng Tàu thí điểm các cơ sở lưu trú có dịch vụ khép kín và phương án phòng chống dịch Covid-19 sẽ được đón khách nội địa, gồm Hồ Tràm Strip, Melia Hồ Tràm, Suối nước nóng Bình Châu (huyện Xuyên Mộc) và Six Senses Côn Đảo (huyện Côn Đảo). Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện, UBND tỉnh sẽ xây dựng phương án thực hiện cho giai đoạn từ ngày 1/11 về sau phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh.

Riêng với Côn Đảo, dự kiến đón du khách nội địa bằng hình thức chuyến bay thuê bao (charter) và theo quy trình khép kín trong suốt chuyến đi tại Six Senses Côn Đảo. Còn tại huyện Xuyên Mộc, du khách sẽ được vận chuyển bằng xe riêng của khách sạn từ nơi đón ở các tỉnh, thành phố khác đến khách sạn, cũng theo quy trình khép kín.

Khách du lịch phải đảm bảo tiêm đủ 2 liều vắc-xin, thời gian đã tiêm liều cuối phải được ít nhất 14 ngày nhưng không quá 12 tháng. Mỗi khách phải được xét nghiệm Covid-19 định kỳ khi lưu trú tại khách sạn.

Thừa Thiên - Huế: Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ mở cửa phục vụ du khách tại các điểm di tích: Đại Nội, lăng vua Minh Mạng, lăng vua Tự Đức và lăng vua Khải Định. Trung tâm chỉ phục vụ tham quan khu vực ngoài trời, không tham quan tại nội thất các cung điện.

Để đảm bảo các nguyên tắc phòng chống dịch, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đề nghị du khách thực hiện tốt các biện pháp 5K; quét mã QR code thẻ kiểm soát dịch trước khi vào tham quan. Đối với khách ngoại tỉnh, phải hoàn tất việc thực hiện giám sát y tế theo quy định.

Theo Dân Trí

Công bố hướng dẫn vận tải hành khách 5 lĩnh vực trên toàn quốc từ 1/10

Công bố hướng dẫn vận tải hành khách 5 lĩnh vực trên toàn quốc từ 1/10

Bộ GTVT chính thức ban hành kế hoạch tạm thời khôi phục hoạt động vận tải hành khách sau khi các địa phương nới lỏng giãn cách xã hội.



Theo Báo VietNamNet

Nguồn tiền đã sẵn sàng, 7,3 triệu dân TP.HCM nhận hỗ trợ trong 15 ngày

Phó Chủ tịch TP.HCM Võ Văn Hoan cho biết, nguồn tiền hiện đã sẵn sàng, chỉ cần chi trả cho người dân. Dự kiến từ 1-15/10, TP sẽ trao tiền mặt đến 7,3 triệu người nhận hỗ trợ.

XEM CLIP:

Liên quan đến gói hỗ trợ thứ 3, trong chương trình livestream "Dân hỏi - Thành phố trả lời" tối 30/9, Phó Chủ tịch TP Võ Văn Hoan cho biết, nhiều hoàn cảnh khó khăn xuất hiện sau khi có chủ trương, chính sách. Mỗi chính sách hướng tới một nhóm đối tượng.

Tuy nhiên, giãn cách kéo dài làm phát sinh những trường hợp khó khăn mới. Trong gói hỗ trợ thứ 3, TP sẽ rà soát và hỗ trợ các trường hợp này.

Người dân băn khoăn về việc gói hỗ trợ thứ 3 được trả tiền qua app với số tiền rất lớn là  7.300 tỷ, vậy làm sao để chi trả đúng, trả qua app như vậy có chính xác, không bị sót như các đợt trước hay không? Có giảm tải được cho tuyến phường, xã không? Thời gian duyệt, chi trả bao nhiêu ngày?

Ông Hoan cho hay, khối lượng công việc của gói hỗ trợ đợt 3 gấp 3,5 lần những gói trước. Nếu gói 2 chỉ có 2,3 triệu người thì gói này tới 7,3 triệu người và có thể hơn. Với khối lượng này, để đảm bảo đúng đối tượng, không bỏ sót, không trùng lắp, không phân biệt thường trú, lưu trú nhưng vẫn trọn vẹn, TP đã có chỉ đạo bài bản và kỹ lưỡng.

{keywords}
Người dân nhận túi dân sinh 

Thứ nhất, toàn bộ danh sách đã được rà soát trước, gạn lọc những người hưởng lương. Thứ hai, địa phương tiếp tục rà soát từng khu phố, tổ dân phố, thành lập nhóm rà soát. Thứ ba, có hội đồng xét duyệt cơ sở và thứ tư là được xét duyệt lại bởi hội đồng cấp quận. Sau đó, danh sách sẽ được chuyển lên hệ thống quản lý an sinh để chi trả.

Thành phố sẽ xuống gặp dân, chi tiền mặt

Giải thích thêm về app an sinh lâu nay vẫn đề cập đến, Phó Chủ tịch TP Võ Văn Hoan cho biết, lúc đầu, TP tính toán để mỗi người trong diện này trực tiếp điều chỉnh đúng tất cả chi tiết trên app để nhận tiền.

“Nhưng khi nghĩ lại, còn rất nhiều khâu kỹ thuật, nếu không kiểm soát được thì danh sách sẽ bị thay đổi rất nhiều”, ông Hoan nói.

Do đó, thay vì để 7,3 triệu người cùng tạo danh sách và có thể hoàn thành trong một ngày thì TP quyết định để tất cả cán bộ địa phương phải tự làm”, ông Hoan nói.

Theo ông Hoan, đến giờ này, 22 quận, huyện, TP đã đưa danh sách lên hệ thống. Một số phường còn dở dang, UBND TP.HCM yêu cầu duyệt được bao nhiêu đưa lên bấy nhiêu.

Qua app này, TP có thể trực tiếp kiểm tra, giám sát, theo dõi tiến độ cấp hỗ trợ của từng tổ dân phố, phường, xã, quận, huyện.

{keywords}
Cán bộ phường 12, quận 3 xuống tận nhà chi tiền hỗ trợ cho người dân khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19 chiều 29/9. Ảnh: SGGP

Ông Hoan cũng nói rõ: “TP sẽ xuống gặp dân, chi tiền mặt và thẩm định danh sách rồi cập nhật ngay lên hệ thống”.

Trường hợp còn thiếu, chưa có trong danh sách đã duyệt thì TP hướng dẫn chính quyền cơ sở có danh sách riêng, để ai thiếu cập nhật và hội đồng địa phương xem xét để cập nhật.

TP dự kiến chi trả gói hỗ trợ thứ 3 trong 15 ngày (1-15/10).

“Quan điểm của TP là càng nhanh càng tốt, đây là lúc bà con đang khó khăn. Cố gắng gói gọn trong thời gian trên. Còn thời gian kéo dài để giải quyết các vấn đề phát sinh. Nguồn tiền hiện đã sẵn sàng, chỉ cần chi trả cho người dân”, Phó Chủ tịch TP cho biết.

Trước đó, tại buổi họp báo công bố Chỉ thị 18 về giai đoạn từ ngày 1/10, Phó Chủ tịch TP Lê Hòa Bình cũng thông tin về công tác an sinh của TP.

Cụ thể, TP triển khai gói hỗ trợ đợt 3 để trợ cấp cho đối tượng là người có hoàn cảnh thật sự khó khăn hiện đang có mặt tại TP.

Ban hành chính sách và kêu gọi nguồn lực xã hội hỗ trợ cho người già neo đơn và các trẻ mồ côi do dịch Covid-19.

Tiếp tục hỗ trợ gạo theo nguồn phân bổ của Chính phủ; huy động nguồn lực xã hội tham gia chăm lo cho nhân dân. Tạo điều kiện thuận lợi cho mọi tổ chức, cá nhân cùng góp sức hỗ trợ cho các đối tượng khó khăn ổn định cuộc sống.

Triển khai chính sách hỗ trợ cho lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch (đợt 2).

Phát huy hiệu quả hoạt động của Trung tâm tiếp nhận và hỗ trợ hàng thiết yếu phục vụ người khó khăn bởi dịch (Trung tâm an sinh), không ngừng cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. 

Đ.Bảo

>>> Xem thêm hỏi đáp về Covid-19 mới nhất

Phó Chủ tịch TP.HCM: Từ 1/10, người dân ra đường không lý do chính đáng vẫn bị xử lý

Phó Chủ tịch TP.HCM: Từ 1/10, người dân ra đường không lý do chính đáng vẫn bị xử lý

Dù TP.HCM không kiểm soát lưu thông bằng các chốt cố định, nhưng vẫn tổ chức kiểm soát lưu động, kiểm tra đột xuất. Nếu người nào ra đường không có lý do chính đáng, vẫn bị xử lý theo quy định.



Theo Báo VietNamNet

Công bố hướng dẫn vận tải hành khách trên toàn quốc từ 1/10

Bộ GTVT chính thức ban hành kế hoạch tạm thời khôi phục hoạt động vận tải hành khách sau khi các địa phương nới lỏng giãn cách xã hội.

Quyết định hướng dẫn tạm thời hoạt động vận tải hành khách tại các địa phương nới lỏng giãn cách (không áp dụng Chỉ thị 16) có hiệu lực từ 1/10.
 
Điểm mới trong kế hoạch lần này, được Bộ GTVT đưa ra áp dụng theo quy mô, mức đánh giá nguy cơ và cấp độ áp dụng trong hoạt động vận tải hành khách đến cấp xã và có thể ở quy mô như tổ/đội, khu dân cư, khóm/ấp, thôn/xóm.

Hành khách phải tuân thủ 5K, khai báo y tế theo quy định. Khi tham gia giao thông hàng không, đường sắt, hàng hải, ngoài yêu cầu trên, hành khách còn phải xét nghiệm âm tính trong vòng 72h bằng phương pháp PCR hoặc test nhanh.
 
Người đã tiêm một liều vắc xin sau 3 tuần hoặc đã tiêm đủ liều, người dương tính với Covid-19 khỏi bệnh trong vòng 6 tháng không cần xét nghiệm. 

{keywords}
 Không yêu cầu xét nghiệm với người tiêm 1 mũi vắc xin

 
Tại địa phương có nguy cơ thấp (cấp 1) và trung bình (cấp 2), các phương tiện giao thông hoạt động bình thường.
 
Tại địa phương nguy cơ cao (cấp 3), các phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải được hoạt động dưới 50% công suất.
 
UBND cấp tỉnh quyết định tần suất hoạt động của xe khách liên tỉnh, xe khách nội tỉnh, xe buýt, taxi, hợp đồng, du lịch, vận chuyển học sinh, sinh viên.
 
Đối với vận tải đường bộ, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe tuân thủ 5K; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế. Lái xe phải xét nghiệm SARS-CoV-2 khi có ho, sốt, khó thở hoặc có yếu tố dịch tễ liên quan.
 
Tại địa phương/vùng có nguy cơ trung bình và nguy cơ cao phải xét nghiệm SARS-CoV-2 hàng tuần (7 ngày/lần).
 
Tại địa phương/vùng có nguy cơ rất cao, lái xe taxi, xe công nghệ dưới 9 chỗ (xe hợp đồng, xe du lịch sử dụng hợp đồng điện tử) phải được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 6 tháng và có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính trong vòng 72h bằng RT-PCR hoặc test kháng nguyên nhanh.
 
Về tần suất khai thác, đối với vận tải hành khách theo tuyến cố định nội tỉnh, xe buýt, taxi, hợp đồng, du lịch, vận chuyển học sinh, sinh viên: Sở GTVT tham mưu UBND cấp tỉnh quyết định đảm bảo theo nguyên tắc đảm bảo an toàn phòng chống dịch.
 
Đối với vận tải hành khách theo tuyến cố định liên tỉnh, Sở GTVT hai đầu tuyến tham mưu UBND cấp tỉnh cho phép hoạt động lại tuyến cố định liên tỉnh. Trong quá trình thực hiện, căn cứ vào tình hình dịch bệnh tại địa phương, Sở GTVT địa phương hai đầu tuyến thống nhất áp dụng thực hiện tần suất khai thác đảm bảo an toàn phòng dịch.
 
Với đường sắt, căn cứ vào tình hình dịch bệnh tại các địa phương và trên cơ sở ý kiến thống nhất của UBND cấp tỉnh có ga (nơi đi, nơi đến), Cục Đường sắt Việt Nam quyết định khai thác số đôi tàu, ga dừng đón, trả khách trên hành trình. 

{keywords}
Địa phương mở lại đường bay theo 4 giai đoạn khi nới lỏng giãn cách

 
Với hàng không, Bộ GTVT cho phép các địa phương mở lại đường bay nội địa theo 4 giai đoạn khi nới lỏng phòng dịch.
 
Giai đoạn 1 (tối đa 10 ngày kể từ ngày áp dụng kế hoạch) tần suất trên từng đường bay với từng hãng không vượt quá 50% so với trung bình 10 ngày đầu tiên của tháng 4 (trước đợt dịch thứ 4) và giãn cách ghế trên máy bay.
 
Giai đoạn 2 (tối đa 10 ngày sau giai đoạn một) tần suất trên từng đường bay của từng hãng bay không vượt quá 70%.
 
Giai đoạn 3 (sau giai đoạn 2) tần suất trên từng đường bay của từng hãng không vượt quá tần suất trung bình 10 ngày đầu tiên của tháng 4 và không phải giãn cách ghế.
 
Giai đoạn 4 (trạng thái bình thường mới) cho phép các hãng được khai thác trở lại bình thường.

Bộ GTVT cho biết, trên cơ sở ý kiến thống nhất của UBND cấp tỉnh có cảng hàng không, sân bay (nơi đi, nơi đến), Cục Hàng không Việt Nam sẽ quyết định điều chỉnh tần suất khai thác theo các giai đoạn trên.
 
Bộ GTVT sẽ tạo điều kiện đi lại của người dân trên cơ sở hướng dẫn của Bộ, UBND cấp tỉnh cần có hướng dẫn về hoạt động vận tải hành khách của 5 lĩnh vực tại địa phương. 

Khách tiêm 1 mũi vắc xin đủ điều kiện đi máy bay

Khách tiêm 1 mũi vắc xin đủ điều kiện đi máy bay

Cục Hàng không Việt Nam cho biết, Bộ Y tế ủng hộ phương án hành khách chỉ cần đáp ứng điều kiện tiêm 1 mũi vắc xin hoặc có giấy chứng nhận khỏi bệnh Covid-19 được đi máy bay.


 Vũ Điệp  
 



Theo Báo VietNamNet

Thủ tướng bổ nhiệm Phó Tư lệnh Quân khu 3

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký quyết định về việc bổ nhiệm Đại tá Lê Văn Long giữ chức Phó Tư lệnh Quân khu 3, Bộ Quốc phòng.

Quyết định nêu rõ, bổ nhiệm Đại tá Lê Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ninh giữ chức Phó Tư lệnh Quân khu 3, Bộ Quốc phòng.

Đại tá Lê Văn Long từng giữ chức Phó Chỉ huy trưởng kiêm Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ninh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ninh.

Tư lệnh Quân khu 3 hiện nay là Thiếu tướng Nguyễn Quang Ngọc.

PV

Thủ tướng bổ nhiệm Phó Tư lệnh Quân khu 2

Thủ tướng bổ nhiệm Phó Tư lệnh Quân khu 2

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định bổ nhiệm Đại tá Vũ Kim Hà, Phó Tham mưu trưởng Quân khu 2 giữ chức Phó Tư lệnh Quân khu 2, Bộ Quốc phòng.



Theo Báo VietNamNet

Người phụ nữ dành yêu thương cho cả trăm đứa trẻ bị bỏ rơi

Gần 30 năm nhận nuôi dưỡng hàng trăm trẻ bị bỏ rơi, chị Hương không màng tới hạnh phúc riêng của mình mà dành hết thời gian, tình thương cho các cháu. 

Duyên nợ với trẻ bị bỏ rơi

Vừa thay tã cho bé Còi rồi vỗ về cho bé ngủ thì bé Đen ọ ẹ khóc đòi ăn, chị Giáp Thị Sông Hương vội vơ bình sữa đã pha sẵn đút cho con bú. Ánh mắt chị rạng ngời hạnh phúc.

“Nhà cửa, đất đai bán hết rồi, tôi chỉ còn lại bọn trẻ là tài sản thôi”, chị Hương âu yếm nhìn các bé đang nằm ngủ ngon lành, nói.

Gần 30 năm qua, không màng tới hạnh phúc riêng, không dám lập gia đình, chị Hương ở vậy để nhận nuôi dưỡng hàng trăm đứa trẻ bị bỏ rơi, từ những bé sơ sinh tới những em 13-14 tuổi.

18 tuổi, cô thiếu nữ Giáp Thị Sông Hương quyết định rời quê nhà ở Bắc Giang vào Sài Gòn lập nghiệp. Không muốn phiền gia đình người nhà nhiều, sau vài tháng ở nhờ chị Hương xin ra ngoài ở và kiếm sống bằng nghề giúp việc nhà theo giờ, nhặt ve chai.

{keywords}
Chị Giáp Thị Sông Hương chăm sóc các con nuôi của mình

Trong một lần lượm lặt đồ người ta bỏ đi ở bãi rác, chị bất ngờ phát hiện một bé gái bị vứt nằm lẫn trong đống rác, hơi thở yếu ớt, chị Hương vội bế về chăm sóc.

Một cô gái mới 18 tuổi, chưa chồng chưa con, công việc không có lại đèo bòng thêm đứa bé còn đỏ hỏn nên gia đình chị kịch liệt phản đối. “Gia đình tôi lo chồng con chưa có, nhận nuôi rồi làm gì có tương lai, sợ bà con dòng họ ngoài Bắc không biết lại nghĩ tôi hư hỏng, trót dại có con ngoài giá thú”, chị Hương kể.

Tuy nhiên, vì thương đứa bé, chị kiên quyết giữ lại, chấp nhận cực khổ để nuôi con. Từ khi có con nuôi, ngoài các công việc đang làm, chị còn muối thêm dưa, cà rồi mang ra lề đường bán.

Một năm sau, ở dẫy trọ của chị có một nữ sinh mang thai ngoài ý muốn. Ngày sinh, cô gái chỉ có một mình, không người thân thích, thấy tội nghiệp, chị Hương đưa cô gái tới bệnh viện sinh con.

Thế nhưng, sau khi mẹ tròn con vuông, cô gái lặng lẽ biến mất, bỏ lại đứa con cùng tiền viện phí chưa đóng. Khi bệnh viện yêu cầu đóng tiền viện, chị Hương đành phải mang chiếc dây chuyền của mẹ mang đi cầm cố nhưng vẫn không đủ, chị quyết định đi gõ cửa nhiều nhà dân ở quận Gò Vấp, Phú Nhuận xin tiền.

{keywords}
Hàng chục trẻ sơ sinh được chị Hương vừa nhận về chăm sóc

Nhiều người thấy chị khỏe mạnh, tưởng chị lừa đảo nên đã chửi bới, dọa đánh nhưng cuối cùng chị cũng gom đủ tiền để trả viện phí. Ôm đứa bé mới sinh về lại phòng trọ, thương đứa bé bị bỏ rơi, dù nhiều người xin bé nhưng chị quyết định giữ lại. Sau gần 30 năm, cả hai đứa bé năm nào đã trưởng thành và ra nước ngoài sinh sống.

Kể từ duyên nợ với hai đứa trẻ bị bỏ rơi, gần 30 năm qua chị Hương nhận về hàng trăm đứa trẻ khác để chăm sóc.

Từ một cô bé giúp việc, lượm ve chai, chị gom góp ít vốn khởi nghiệp kinh doanh từ quán nhậu lề đường rồi dần dần mở nhà hàng, khách sạn và công ty bất động sản để lấy tiền nuôi nấng những đứa con nuôi bị bỏ rơi.

Biết rằng công việc thiện nguyện của mình sẽ khó có thể lo cho mái ấm riêng chu toàn nên chị không lập gia đình. Đến khi hơn 30 tuổi, bị gia đình thúc ép, để làm yên lòng mẹ, chị thuê một người đàn ông làm đám cưới giả. Ngay đêm tân hôn, sau khi nhận được số tiền thỏa thuận, “chú rể” cầm tiền ra khỏi nhà. Suốt một năm sau đó, mỗi lần về thăm gia đình chị lại phải gọi người này đi cùng mình. Sau này, quá mệt mỏi chị mới thú thật với gia đình.

Có hàng trăm con vẫn khát khao làm mẹ

Có hàng trăm đứa con nuôi nhưng chị vẫn thèm khát có một đứa con dứt ruột đẻ ra.  Thời điểm đó, pháp luật chưa cho phép người không có chồng được thụ tinh nhân tạo nên một lần nữa chị Hương lại thuê người đăng ký kết hôn giả để làm thủ tục thụ tinh ống nghiệm.

Thế nhưng, do tuổi đã cao, sau chục lần làm thụ tinh chị chỉ đậu duy nhất một lần nhưng thai lại nằm ngoài tử cung phải mổ cấp cứu. Sức khỏe suy kiệt, chị đành từ bỏ ước mơ có đứa con của chính mình để chăm lo cho những đứa con nuôi.

Hai năm qua, dịch Covid-19 bùng phát, công việc làm ăn bị đóng băng, chị bán hết nhà cửa để lo cho các con.

Hiện, do dịch bệnh nên khách sạn Hồng Hoa của chị ở L 52 Tô Ký, phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TP.HCM, phải đóng cửa nên chị Hương đưa cả 31 con nuôi, trong đó đa số là trẻ sơ sinh về đây sinh sống.

{keywords}
Hạnh phúc của chị Hương là quây quần bên các con

Cùng chăm sóc các bé với chị là những con nuôi đã lớn, dịch không đi làm nên về phụ mẹ chăm các em. Dù là con trai hay gái nhưng các em tỏ ra thuần thục trong việc cho các em ăn, thay tã.

“Không biết cha mẹ các bé là ai cả, lâu lâu tôi lại nhận được điện thoại báo tin ra cột điện nọ, thùng rác kia đưa bé về, vậy là ra thì chỉ thấy một mình bé nằm đó, không có bất cứ thông tin về cha mẹ”, chị Hương cho hay.

Những đứa con của chị Hương bé nào cũng đáng yêu, xinh xắn. Dường như chúng hiểu được hoàn cảnh của mình, hiểu được vất vả của mẹ Hương nên bé nào cũng ngoan, ăn no là nằm chơi một mình hoặc ngủ. Các con nuôi của chị đều cho mang họ của chị.

Nhìn các con quây quần bên cạnh, chị thở dài lo lắng, gần một năm qua do dịch bệnh nên công ty của chị không thể hoạt động trong khi chi phí tiền bỉm, sữa, ăn uống của các bé mỗi tháng lên tới hơn 100 triệu đồng.

“Mấy tháng nay người thân, bạn bè biết tôi khó khăn nên cũng gửi hỗ trợ nhưng tình hình này kéo dài có lẽ tôi không gồng nổi. Tôi sẽ cố gắng hết sức, nếu sức khỏe, tiền bạc cạn kiệt quá chắc sẽ phải trao trả các con cho nhà nước chăm sóc”, chị Hương buồn bã nói.

Có nhiều người hiếm muộn tới đặt vấn đề xin các bé về làm con nuôi và hứa sẽ cho chị một số tiền kha khá nhưng chị từ chối. “Tôi sợ mình cho con đi, khi cha mẹ chúng quay lại tìm con thì không biết ăn nói sao với họ”, chị Hương cho hay.

Thanh Phương 

Mải miết đi giao tro cốt nạn nhân Covid-19, giám đốc quên lời hứa với vợ

Mải miết đi giao tro cốt nạn nhân Covid-19, giám đốc quên lời hứa với vợ

Ngày rời nhà đi làm từ thiện, anh Tiến hứa chỉ đi ít bữa nhưng 2 tháng vẫn chưa về. Hết mang lương thực cho người dân, anh lại chở người tử vong vì Covid-19 đi hỏa táng rồi mang tro cốt trao cho người thân của họ.



Theo Báo VietNamNet

Rừng phòng hộ A Lưới bị phá tan hoang: Đủ căn cứ sẽ khởi tố vụ án

Theo Trưởng Công an huyện A Lưới (tỉnh TT-Huế), hiện đơn vị đang phối hợp với các cơ quan liên quan vào cuộc điều tra vụ phá rừng phòng hộ A Lưới. Nếu đủ căn cứ, cơ quan chức năng sẽ khởi tố vụ án.

Chia sẻ với VietNamNet, Trung tá Lại Phước Lợi – Trưởng Công an huyện A Lưới cho biết thông tin trên.

Theo Trưởng Công an huyện A Lưới, ngay sau khi tiếp nhận thông tin báo VietNamNet đăng tải về việc nhiều cây cổ thụ trong rừng phòng hộ A Lưới bị lâm tặc đốn hạ, đơn vị này đã cử Đội Cảnh sát Kinh tế vào cuộc điều tra.

{keywords}
Hiện trường vụ phá rừng phòng hộ A Lưới.

“Hiện chúng tôi đang phối hợp với Viện KSND, Hạt Kiểm lâm và Ban quản lý rừng phòng hộ kiểm tra, thu thập chứng cứ tại hiện trường.

Vụ phá rừng phòng hộ tại đây được nhận định diễn ra trong thời gian dài nên việc thu thập chứng cứ, tang vật cũng gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian.

Liên quan đến vụ việc, nếu quá trình điều tra có đủ căn cứ,  lực lượng chức năng sẽ khởi tố vụ án”, Trung tá Lại Phước Lợi cho biết.

Cùng ngày, ông Hoàng Hải Minh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế cho biết, lãnh đạo tỉnh này đã nhận được báo cáo của Sở NN&PTNT sau bài phản ánh của VietNamNet về vụ phá rừng phòng hộ A Lưới.

{keywords}
Các phách gỗ lớn được xẻ trong rừng, lâm tặc chưa kịp vận chuyển.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế cho biết, ngay sau khi báo đưa tin phản ánh về vụ phá rừng nghiêm trọng tại huyện A Lưới, lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan liên quan xác minh, làm rõ vụ việc.

“Quan điểm là kiểm điểm, xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức vi phạm”, ông Minh nhấn mạnh.

Kiểm điểm trách nhiệm

Nguồn tin của VietNamNet ngày 30/9 cho biết, sau khi vụ phá rừng phòng hộ A Lưới bị phát hiện, ông Văn Thân – Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ A Lưới có ý định xin nghỉ việc do “áp lực công việc”.

Trao đổi với phóng viên qua điện thoại, vị này cũng xác nhận thông tin trên.

Báo cáo của Sở NN&PTNT tỉnh TT-Huế gửi UBND tỉnh cho biết, ngày 23/9, báo điện tử VietNamNet có bài phản ánh “Rừng phòng hộ A Lưới bị xẻ thịt tan hoang”. Ngay sau khi báo đăng, đơn vị này chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm thành lập đoàn kiểm tra hiện trường, xác minh hồ sơ, truy xuất dữ liệu.

{keywords}
Gốc cây có đường kính trên 1m bị lâm tặc đốn hạ, lấy đi phần thân gỗ.

Quá trình kiểm tra, các lực lượng chức năng nhìn nhận những vấn đề báo phản ánh là đúng. Tại hiện trường Khoảnh 7, Tiểu khu 312 rừng phòng hộ A Lưới, có 12 cây cổ thụ với đường kính từ 0,6 đến 0,94m (đường kính trung bình) bị lâm tặc chặt hạ.

Liên quan đến sự việc, Sở NN&PTNT tỉnh chỉ đạo Ban quản lý rừng phòng hộ A Lưới, Hạt Kiểm lâm kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xem xét kỷ luật lãnh đạo đơn vị cũng như các đơn vị cấp dưới.

Kết quả kiểm điểm, xử lý kỷ luật báo cáo cho Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh trước ngày 5/10.

“Việc xảy ra phá rừng trách nhiệm thuộc về Ban Giám đốc và cá nhân Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ A Lưới trong việc quản lý tài nguyên rừng được nhà nước giao, do chưa làm tròn trách nhiệm quản lý.

Giao trách nhiệm cho Phòng Tổ chức cán bộ Sở NN&PTNT phối hợp Thanh tra Sở và Chi cục Kiểm lâm chỉ đạo Ban Giám đốc và cá nhân Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ A Lưới thực hiện quy trình kiểm điểm, đề xuất hình thức kỷ luật theo quy định”, một phần báo cáo nêu.

Chiều nay, ông Ngô Hữu Phước – Hạt trưởng hạt Kiểm lâm A Lưới cho biết, ngày 1/10, đơn vị sẽ họp để xem xét kiểm điểm, kỷ luật các cá nhân liên quan đến vụ việc.

Quang Thành

Rừng phòng hộ A Lưới bị 'xẻ thịt': Hơn 50 m3 gỗ đã bị lâm tặc lấy đi

Rừng phòng hộ A Lưới bị 'xẻ thịt': Hơn 50 m3 gỗ đã bị lâm tặc lấy đi

12 gốc cây cổ thụ bị lâm tặc đốn hạ và lấy đi khoảng 50-60 khối. BQL rừng phòng hộ A Lưới khẳng định, có 10 cây đã được phát hiện, lập biên bản nhưng “quên” báo cáo nên lãnh đạo đơn vị không biết.  



Theo Báo VietNamNet