Thứ Sáu, 1 tháng 10, 2021

Công bố hướng dẫn vận tải hành khách trên toàn quốc từ 1/10

Bộ GTVT chính thức ban hành kế hoạch tạm thời khôi phục hoạt động vận tải hành khách sau khi các địa phương nới lỏng giãn cách xã hội.

Quyết định hướng dẫn tạm thời hoạt động vận tải hành khách tại các địa phương nới lỏng giãn cách (không áp dụng Chỉ thị 16) có hiệu lực từ 1/10.
 
Điểm mới trong kế hoạch lần này, được Bộ GTVT đưa ra áp dụng theo quy mô, mức đánh giá nguy cơ và cấp độ áp dụng trong hoạt động vận tải hành khách đến cấp xã và có thể ở quy mô như tổ/đội, khu dân cư, khóm/ấp, thôn/xóm.

Hành khách phải tuân thủ 5K, khai báo y tế theo quy định. Khi tham gia giao thông hàng không, đường sắt, hàng hải, ngoài yêu cầu trên, hành khách còn phải xét nghiệm âm tính trong vòng 72h bằng phương pháp PCR hoặc test nhanh.
 
Người đã tiêm một liều vắc xin sau 3 tuần hoặc đã tiêm đủ liều, người dương tính với Covid-19 khỏi bệnh trong vòng 6 tháng không cần xét nghiệm. 

{keywords}
 Không yêu cầu xét nghiệm với người tiêm 1 mũi vắc xin

 
Tại địa phương có nguy cơ thấp (cấp 1) và trung bình (cấp 2), các phương tiện giao thông hoạt động bình thường.
 
Tại địa phương nguy cơ cao (cấp 3), các phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải được hoạt động dưới 50% công suất.
 
UBND cấp tỉnh quyết định tần suất hoạt động của xe khách liên tỉnh, xe khách nội tỉnh, xe buýt, taxi, hợp đồng, du lịch, vận chuyển học sinh, sinh viên.
 
Đối với vận tải đường bộ, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe tuân thủ 5K; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế. Lái xe phải xét nghiệm SARS-CoV-2 khi có ho, sốt, khó thở hoặc có yếu tố dịch tễ liên quan.
 
Tại địa phương/vùng có nguy cơ trung bình và nguy cơ cao phải xét nghiệm SARS-CoV-2 hàng tuần (7 ngày/lần).
 
Tại địa phương/vùng có nguy cơ rất cao, lái xe taxi, xe công nghệ dưới 9 chỗ (xe hợp đồng, xe du lịch sử dụng hợp đồng điện tử) phải được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 6 tháng và có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính trong vòng 72h bằng RT-PCR hoặc test kháng nguyên nhanh.
 
Về tần suất khai thác, đối với vận tải hành khách theo tuyến cố định nội tỉnh, xe buýt, taxi, hợp đồng, du lịch, vận chuyển học sinh, sinh viên: Sở GTVT tham mưu UBND cấp tỉnh quyết định đảm bảo theo nguyên tắc đảm bảo an toàn phòng chống dịch.
 
Đối với vận tải hành khách theo tuyến cố định liên tỉnh, Sở GTVT hai đầu tuyến tham mưu UBND cấp tỉnh cho phép hoạt động lại tuyến cố định liên tỉnh. Trong quá trình thực hiện, căn cứ vào tình hình dịch bệnh tại địa phương, Sở GTVT địa phương hai đầu tuyến thống nhất áp dụng thực hiện tần suất khai thác đảm bảo an toàn phòng dịch.
 
Với đường sắt, căn cứ vào tình hình dịch bệnh tại các địa phương và trên cơ sở ý kiến thống nhất của UBND cấp tỉnh có ga (nơi đi, nơi đến), Cục Đường sắt Việt Nam quyết định khai thác số đôi tàu, ga dừng đón, trả khách trên hành trình. 

{keywords}
Địa phương mở lại đường bay theo 4 giai đoạn khi nới lỏng giãn cách

 
Với hàng không, Bộ GTVT cho phép các địa phương mở lại đường bay nội địa theo 4 giai đoạn khi nới lỏng phòng dịch.
 
Giai đoạn 1 (tối đa 10 ngày kể từ ngày áp dụng kế hoạch) tần suất trên từng đường bay với từng hãng không vượt quá 50% so với trung bình 10 ngày đầu tiên của tháng 4 (trước đợt dịch thứ 4) và giãn cách ghế trên máy bay.
 
Giai đoạn 2 (tối đa 10 ngày sau giai đoạn một) tần suất trên từng đường bay của từng hãng bay không vượt quá 70%.
 
Giai đoạn 3 (sau giai đoạn 2) tần suất trên từng đường bay của từng hãng không vượt quá tần suất trung bình 10 ngày đầu tiên của tháng 4 và không phải giãn cách ghế.
 
Giai đoạn 4 (trạng thái bình thường mới) cho phép các hãng được khai thác trở lại bình thường.

Bộ GTVT cho biết, trên cơ sở ý kiến thống nhất của UBND cấp tỉnh có cảng hàng không, sân bay (nơi đi, nơi đến), Cục Hàng không Việt Nam sẽ quyết định điều chỉnh tần suất khai thác theo các giai đoạn trên.
 
Bộ GTVT sẽ tạo điều kiện đi lại của người dân trên cơ sở hướng dẫn của Bộ, UBND cấp tỉnh cần có hướng dẫn về hoạt động vận tải hành khách của 5 lĩnh vực tại địa phương. 

Khách tiêm 1 mũi vắc xin đủ điều kiện đi máy bay

Khách tiêm 1 mũi vắc xin đủ điều kiện đi máy bay

Cục Hàng không Việt Nam cho biết, Bộ Y tế ủng hộ phương án hành khách chỉ cần đáp ứng điều kiện tiêm 1 mũi vắc xin hoặc có giấy chứng nhận khỏi bệnh Covid-19 được đi máy bay.


 Vũ Điệp  
 



Theo Báo VietNamNet

Thủ tướng bổ nhiệm Phó Tư lệnh Quân khu 3

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký quyết định về việc bổ nhiệm Đại tá Lê Văn Long giữ chức Phó Tư lệnh Quân khu 3, Bộ Quốc phòng.

Quyết định nêu rõ, bổ nhiệm Đại tá Lê Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ninh giữ chức Phó Tư lệnh Quân khu 3, Bộ Quốc phòng.

Đại tá Lê Văn Long từng giữ chức Phó Chỉ huy trưởng kiêm Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ninh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ninh.

Tư lệnh Quân khu 3 hiện nay là Thiếu tướng Nguyễn Quang Ngọc.

PV

Thủ tướng bổ nhiệm Phó Tư lệnh Quân khu 2

Thủ tướng bổ nhiệm Phó Tư lệnh Quân khu 2

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định bổ nhiệm Đại tá Vũ Kim Hà, Phó Tham mưu trưởng Quân khu 2 giữ chức Phó Tư lệnh Quân khu 2, Bộ Quốc phòng.



Theo Báo VietNamNet

Người phụ nữ dành yêu thương cho cả trăm đứa trẻ bị bỏ rơi

Gần 30 năm nhận nuôi dưỡng hàng trăm trẻ bị bỏ rơi, chị Hương không màng tới hạnh phúc riêng của mình mà dành hết thời gian, tình thương cho các cháu. 

Duyên nợ với trẻ bị bỏ rơi

Vừa thay tã cho bé Còi rồi vỗ về cho bé ngủ thì bé Đen ọ ẹ khóc đòi ăn, chị Giáp Thị Sông Hương vội vơ bình sữa đã pha sẵn đút cho con bú. Ánh mắt chị rạng ngời hạnh phúc.

“Nhà cửa, đất đai bán hết rồi, tôi chỉ còn lại bọn trẻ là tài sản thôi”, chị Hương âu yếm nhìn các bé đang nằm ngủ ngon lành, nói.

Gần 30 năm qua, không màng tới hạnh phúc riêng, không dám lập gia đình, chị Hương ở vậy để nhận nuôi dưỡng hàng trăm đứa trẻ bị bỏ rơi, từ những bé sơ sinh tới những em 13-14 tuổi.

18 tuổi, cô thiếu nữ Giáp Thị Sông Hương quyết định rời quê nhà ở Bắc Giang vào Sài Gòn lập nghiệp. Không muốn phiền gia đình người nhà nhiều, sau vài tháng ở nhờ chị Hương xin ra ngoài ở và kiếm sống bằng nghề giúp việc nhà theo giờ, nhặt ve chai.

{keywords}
Chị Giáp Thị Sông Hương chăm sóc các con nuôi của mình

Trong một lần lượm lặt đồ người ta bỏ đi ở bãi rác, chị bất ngờ phát hiện một bé gái bị vứt nằm lẫn trong đống rác, hơi thở yếu ớt, chị Hương vội bế về chăm sóc.

Một cô gái mới 18 tuổi, chưa chồng chưa con, công việc không có lại đèo bòng thêm đứa bé còn đỏ hỏn nên gia đình chị kịch liệt phản đối. “Gia đình tôi lo chồng con chưa có, nhận nuôi rồi làm gì có tương lai, sợ bà con dòng họ ngoài Bắc không biết lại nghĩ tôi hư hỏng, trót dại có con ngoài giá thú”, chị Hương kể.

Tuy nhiên, vì thương đứa bé, chị kiên quyết giữ lại, chấp nhận cực khổ để nuôi con. Từ khi có con nuôi, ngoài các công việc đang làm, chị còn muối thêm dưa, cà rồi mang ra lề đường bán.

Một năm sau, ở dẫy trọ của chị có một nữ sinh mang thai ngoài ý muốn. Ngày sinh, cô gái chỉ có một mình, không người thân thích, thấy tội nghiệp, chị Hương đưa cô gái tới bệnh viện sinh con.

Thế nhưng, sau khi mẹ tròn con vuông, cô gái lặng lẽ biến mất, bỏ lại đứa con cùng tiền viện phí chưa đóng. Khi bệnh viện yêu cầu đóng tiền viện, chị Hương đành phải mang chiếc dây chuyền của mẹ mang đi cầm cố nhưng vẫn không đủ, chị quyết định đi gõ cửa nhiều nhà dân ở quận Gò Vấp, Phú Nhuận xin tiền.

{keywords}
Hàng chục trẻ sơ sinh được chị Hương vừa nhận về chăm sóc

Nhiều người thấy chị khỏe mạnh, tưởng chị lừa đảo nên đã chửi bới, dọa đánh nhưng cuối cùng chị cũng gom đủ tiền để trả viện phí. Ôm đứa bé mới sinh về lại phòng trọ, thương đứa bé bị bỏ rơi, dù nhiều người xin bé nhưng chị quyết định giữ lại. Sau gần 30 năm, cả hai đứa bé năm nào đã trưởng thành và ra nước ngoài sinh sống.

Kể từ duyên nợ với hai đứa trẻ bị bỏ rơi, gần 30 năm qua chị Hương nhận về hàng trăm đứa trẻ khác để chăm sóc.

Từ một cô bé giúp việc, lượm ve chai, chị gom góp ít vốn khởi nghiệp kinh doanh từ quán nhậu lề đường rồi dần dần mở nhà hàng, khách sạn và công ty bất động sản để lấy tiền nuôi nấng những đứa con nuôi bị bỏ rơi.

Biết rằng công việc thiện nguyện của mình sẽ khó có thể lo cho mái ấm riêng chu toàn nên chị không lập gia đình. Đến khi hơn 30 tuổi, bị gia đình thúc ép, để làm yên lòng mẹ, chị thuê một người đàn ông làm đám cưới giả. Ngay đêm tân hôn, sau khi nhận được số tiền thỏa thuận, “chú rể” cầm tiền ra khỏi nhà. Suốt một năm sau đó, mỗi lần về thăm gia đình chị lại phải gọi người này đi cùng mình. Sau này, quá mệt mỏi chị mới thú thật với gia đình.

Có hàng trăm con vẫn khát khao làm mẹ

Có hàng trăm đứa con nuôi nhưng chị vẫn thèm khát có một đứa con dứt ruột đẻ ra.  Thời điểm đó, pháp luật chưa cho phép người không có chồng được thụ tinh nhân tạo nên một lần nữa chị Hương lại thuê người đăng ký kết hôn giả để làm thủ tục thụ tinh ống nghiệm.

Thế nhưng, do tuổi đã cao, sau chục lần làm thụ tinh chị chỉ đậu duy nhất một lần nhưng thai lại nằm ngoài tử cung phải mổ cấp cứu. Sức khỏe suy kiệt, chị đành từ bỏ ước mơ có đứa con của chính mình để chăm lo cho những đứa con nuôi.

Hai năm qua, dịch Covid-19 bùng phát, công việc làm ăn bị đóng băng, chị bán hết nhà cửa để lo cho các con.

Hiện, do dịch bệnh nên khách sạn Hồng Hoa của chị ở L 52 Tô Ký, phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TP.HCM, phải đóng cửa nên chị Hương đưa cả 31 con nuôi, trong đó đa số là trẻ sơ sinh về đây sinh sống.

{keywords}
Hạnh phúc của chị Hương là quây quần bên các con

Cùng chăm sóc các bé với chị là những con nuôi đã lớn, dịch không đi làm nên về phụ mẹ chăm các em. Dù là con trai hay gái nhưng các em tỏ ra thuần thục trong việc cho các em ăn, thay tã.

“Không biết cha mẹ các bé là ai cả, lâu lâu tôi lại nhận được điện thoại báo tin ra cột điện nọ, thùng rác kia đưa bé về, vậy là ra thì chỉ thấy một mình bé nằm đó, không có bất cứ thông tin về cha mẹ”, chị Hương cho hay.

Những đứa con của chị Hương bé nào cũng đáng yêu, xinh xắn. Dường như chúng hiểu được hoàn cảnh của mình, hiểu được vất vả của mẹ Hương nên bé nào cũng ngoan, ăn no là nằm chơi một mình hoặc ngủ. Các con nuôi của chị đều cho mang họ của chị.

Nhìn các con quây quần bên cạnh, chị thở dài lo lắng, gần một năm qua do dịch bệnh nên công ty của chị không thể hoạt động trong khi chi phí tiền bỉm, sữa, ăn uống của các bé mỗi tháng lên tới hơn 100 triệu đồng.

“Mấy tháng nay người thân, bạn bè biết tôi khó khăn nên cũng gửi hỗ trợ nhưng tình hình này kéo dài có lẽ tôi không gồng nổi. Tôi sẽ cố gắng hết sức, nếu sức khỏe, tiền bạc cạn kiệt quá chắc sẽ phải trao trả các con cho nhà nước chăm sóc”, chị Hương buồn bã nói.

Có nhiều người hiếm muộn tới đặt vấn đề xin các bé về làm con nuôi và hứa sẽ cho chị một số tiền kha khá nhưng chị từ chối. “Tôi sợ mình cho con đi, khi cha mẹ chúng quay lại tìm con thì không biết ăn nói sao với họ”, chị Hương cho hay.

Thanh Phương 

Mải miết đi giao tro cốt nạn nhân Covid-19, giám đốc quên lời hứa với vợ

Mải miết đi giao tro cốt nạn nhân Covid-19, giám đốc quên lời hứa với vợ

Ngày rời nhà đi làm từ thiện, anh Tiến hứa chỉ đi ít bữa nhưng 2 tháng vẫn chưa về. Hết mang lương thực cho người dân, anh lại chở người tử vong vì Covid-19 đi hỏa táng rồi mang tro cốt trao cho người thân của họ.



Theo Báo VietNamNet

Rừng phòng hộ A Lưới bị phá tan hoang: Đủ căn cứ sẽ khởi tố vụ án

Theo Trưởng Công an huyện A Lưới (tỉnh TT-Huế), hiện đơn vị đang phối hợp với các cơ quan liên quan vào cuộc điều tra vụ phá rừng phòng hộ A Lưới. Nếu đủ căn cứ, cơ quan chức năng sẽ khởi tố vụ án.

Chia sẻ với VietNamNet, Trung tá Lại Phước Lợi – Trưởng Công an huyện A Lưới cho biết thông tin trên.

Theo Trưởng Công an huyện A Lưới, ngay sau khi tiếp nhận thông tin báo VietNamNet đăng tải về việc nhiều cây cổ thụ trong rừng phòng hộ A Lưới bị lâm tặc đốn hạ, đơn vị này đã cử Đội Cảnh sát Kinh tế vào cuộc điều tra.

{keywords}
Hiện trường vụ phá rừng phòng hộ A Lưới.

“Hiện chúng tôi đang phối hợp với Viện KSND, Hạt Kiểm lâm và Ban quản lý rừng phòng hộ kiểm tra, thu thập chứng cứ tại hiện trường.

Vụ phá rừng phòng hộ tại đây được nhận định diễn ra trong thời gian dài nên việc thu thập chứng cứ, tang vật cũng gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian.

Liên quan đến vụ việc, nếu quá trình điều tra có đủ căn cứ,  lực lượng chức năng sẽ khởi tố vụ án”, Trung tá Lại Phước Lợi cho biết.

Cùng ngày, ông Hoàng Hải Minh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế cho biết, lãnh đạo tỉnh này đã nhận được báo cáo của Sở NN&PTNT sau bài phản ánh của VietNamNet về vụ phá rừng phòng hộ A Lưới.

{keywords}
Các phách gỗ lớn được xẻ trong rừng, lâm tặc chưa kịp vận chuyển.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế cho biết, ngay sau khi báo đưa tin phản ánh về vụ phá rừng nghiêm trọng tại huyện A Lưới, lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan liên quan xác minh, làm rõ vụ việc.

“Quan điểm là kiểm điểm, xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức vi phạm”, ông Minh nhấn mạnh.

Kiểm điểm trách nhiệm

Nguồn tin của VietNamNet ngày 30/9 cho biết, sau khi vụ phá rừng phòng hộ A Lưới bị phát hiện, ông Văn Thân – Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ A Lưới có ý định xin nghỉ việc do “áp lực công việc”.

Trao đổi với phóng viên qua điện thoại, vị này cũng xác nhận thông tin trên.

Báo cáo của Sở NN&PTNT tỉnh TT-Huế gửi UBND tỉnh cho biết, ngày 23/9, báo điện tử VietNamNet có bài phản ánh “Rừng phòng hộ A Lưới bị xẻ thịt tan hoang”. Ngay sau khi báo đăng, đơn vị này chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm thành lập đoàn kiểm tra hiện trường, xác minh hồ sơ, truy xuất dữ liệu.

{keywords}
Gốc cây có đường kính trên 1m bị lâm tặc đốn hạ, lấy đi phần thân gỗ.

Quá trình kiểm tra, các lực lượng chức năng nhìn nhận những vấn đề báo phản ánh là đúng. Tại hiện trường Khoảnh 7, Tiểu khu 312 rừng phòng hộ A Lưới, có 12 cây cổ thụ với đường kính từ 0,6 đến 0,94m (đường kính trung bình) bị lâm tặc chặt hạ.

Liên quan đến sự việc, Sở NN&PTNT tỉnh chỉ đạo Ban quản lý rừng phòng hộ A Lưới, Hạt Kiểm lâm kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xem xét kỷ luật lãnh đạo đơn vị cũng như các đơn vị cấp dưới.

Kết quả kiểm điểm, xử lý kỷ luật báo cáo cho Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh trước ngày 5/10.

“Việc xảy ra phá rừng trách nhiệm thuộc về Ban Giám đốc và cá nhân Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ A Lưới trong việc quản lý tài nguyên rừng được nhà nước giao, do chưa làm tròn trách nhiệm quản lý.

Giao trách nhiệm cho Phòng Tổ chức cán bộ Sở NN&PTNT phối hợp Thanh tra Sở và Chi cục Kiểm lâm chỉ đạo Ban Giám đốc và cá nhân Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ A Lưới thực hiện quy trình kiểm điểm, đề xuất hình thức kỷ luật theo quy định”, một phần báo cáo nêu.

Chiều nay, ông Ngô Hữu Phước – Hạt trưởng hạt Kiểm lâm A Lưới cho biết, ngày 1/10, đơn vị sẽ họp để xem xét kiểm điểm, kỷ luật các cá nhân liên quan đến vụ việc.

Quang Thành

Rừng phòng hộ A Lưới bị 'xẻ thịt': Hơn 50 m3 gỗ đã bị lâm tặc lấy đi

Rừng phòng hộ A Lưới bị 'xẻ thịt': Hơn 50 m3 gỗ đã bị lâm tặc lấy đi

12 gốc cây cổ thụ bị lâm tặc đốn hạ và lấy đi khoảng 50-60 khối. BQL rừng phòng hộ A Lưới khẳng định, có 10 cây đã được phát hiện, lập biên bản nhưng “quên” báo cáo nên lãnh đạo đơn vị không biết.  



Theo Báo VietNamNet

Dự báo thời tiết hôm nay 1/10: Hà Nội chênh 7 độ giữa ngày và đêm

Dự báo thời tiết 1/10, Hà Nội và các tỉnh miền Bắc ban ngày trời nắng với nhiệt độ cao nhất trên 34 độ, về đêm trời dịu mát.

Vùng núi Bắc Bộ có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to; mưa giông tập trung vào chiều tối và đêm.  

{keywords}
 Hà Nội ban ngày trời nắng. Ảnh: Phạm Hải

Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và giông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa 30-70mm/24h, có nơi trên 100mm/24h.

Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp, ven sông.

Thời tiết các vùng ngày 1/10:

Phía Tây Bắc Bộ

Ngày có mưa rào và giông vài nơi; chiều tối cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Nhiệt độ cao nhất 31-34 độ, có nơi trên 34 độ; thấp nhất 22-25 độ, có nơi dưới 22 độ.

Phía Đông Bắc Bộ

Ngày nắng; đêm có mưa rào và giông vài nơi; khu vực vùng núi chiều tối cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Nhiệt độ cao nhất 31-34 độ, có nơi trên 34 độ; thấp nhất 24-27 độ, vùng núi có nơi dưới 23 độ.

Hà Nội

Ngày nắng; chiều tối và đêm có mưa rào và giông vài nơi. Nhiệt độ cao nhất 32-34 độ, có nơi trên 34 độ; thấp nhất 25-27 độ.

Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế

Ngày nắng; chiều tối và đêm có mưa rào và giông vài nơi. Nhiệt độ cao nhất 31-34 độ, có nơi trên 34 độ; thấp nhất 23-26 độ.

Đà Nẵng đến Bình Thuận

Có mưa rào và giông vài nơi; riêng phía Nam chiều tối và tối cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Nhiệt độ cao nhất 30-33 độ, có nơi trên 33 độ; thấp nhất 24-27 độ.

Tây Nguyên

Có mưa rào và giông vài nơi, chiều và tối cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Nhiệt độ cao nhất 29-32 độ; thấp nhất 19-22 độ.

Nam Bộ

Có mưa rào và giông vài nơi; chiều và đêm cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Nhiệt độ cao nhất 30-33 độ; thấp nhất 23-26 độ.

Hương Quỳnh

Hình ảnh vùng lũ nơi nhiều xã bị cô lập, gần 3.000 nhà dân còn ngập

Hình ảnh vùng lũ nơi nhiều xã bị cô lập, gần 3.000 nhà dân còn ngập

Mặc dù 2 ngày qua trời đã nắng, lượng mưa không đáng kể nhưng hàng nghìn hộ dân ở huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) vẫn ngập trong nước lũ. 



Theo Báo VietNamNet

Chính sách mới được áp dụng từ tháng 10/2021

Bộ Quốc phòng ban hành thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều quy định chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.

Trong tháng 10, nhiều chính sách, quy định mới liên quan đến quốc phòng, giao thông, giáo dục, an sinh xã hội... sẽ chính thức có hiệu lực.

Chế độ nghỉ phép của quân nhân chuyên nghiệp

Thông tư 109/2021/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 10/10 sửa đổi, bổ sung của Thông tư 113/2016/TT-BQP ngày 23/8/2016 quy định chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.

Vẫn như quy định trước đây, quân nhân chuyên nghiệp được nghỉ hàng tuần vào thứ Bảy và Chủ nhật. Quân nhân chuyên nghiệp có thể được nghỉ bù vào ngày khác trong tuần nếu do tính chất, nhiệm vụ đặc biệt của đơn vị không thể nghỉ vào hai ngày này được. Việc nghỉ bù ngày nào sẽ do chỉ huy đơn vị sắp xếp, căn cứ vào tình hình nhiệm vụ của đơn vị.

{keywords}
Các chiến sĩ công tác ở đảo Trường Sa. Ảnh: Trần Thường

Như vậy, so với quy định cũ, Thông tư 109 đã quy định cụ thể hơn người có thẩm quyền thực hiện việc nghỉ hàng tuần của quân nhân chuyên nghiệp cũng như bổ sung thêm trường hợp có thể sắp xếp nghỉ hằng tuần khác ngày thứ Bảy và Chủ nhật là do huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.

Thêm trường hợp nghỉ phép khi đóng quân xa nhà

Một trong những thay đổi mới của Thông tư 109 so với trước đây là quy định về nghỉ phép hàng năm. Theo đó, quân nhân chuyên nghiệp được nghỉ phép hàng năm với thời gian như sau:

Dưới 15 năm công tác: Nghỉ 20 ngày.

Từ đủ 15 năm đến dưới 25 năm công tác: Nghỉ 25 ngày.

Từ đủ 25 năm công tác trở lên: Nghỉ 30 ngày.

Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng khi nghỉ phép năm sẽ được nghỉ thêm như sau:

Nghỉ thêm 10 ngày mỗi năm nếu:

+ Đóng quân cách xa gia đình từ 500 km trở lên.

+ Đóng quân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và ở Nhà giàn DK1.

+ Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 300 km trở lên (quy định mới).

Nghỉ thêm 5 ngày mỗi năm nếu:

+ Đóng quân cách xa gia đình từ 300km đến dưới 500km.

+ Đóng quân tại các đảo được hưởng phụ cấp khu vực.

+ Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 200km đến dưới 300km và có hệ số khu vực từ 0,5 trở lên (hiện hành quy định phải đang hưởng phụ cấp khu vực hệ số từ 0,5 đến 0,7).

Đồng thời, thời gian đi đường sẽ không tính vào số ngày nghỉ phép đối với trường hợp được nghỉ thêm như hiện nay.

4 trường hợp ô tô bị cảnh báo đăng kiểm

Theo thông tư 16/2021 quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được Bộ GTVT ban hành, bắt đầu từ ngày 1/10, một số trường hợp ô tô xe bị cảnh báo trên hệ thống đăng kiểm.

4 trường hợp xe ô tô bị cảnh báo trên hệ thống đăng kiểm từ ngày 1/10: Xe chậm nộp phạt vi phạm giao thông; xe có khuyết điểm, hư hỏng, kiểm định không đạt; xe thanh lý có hồ sơ phương tiện không phù hợp với thực tế; xe tạm nhập, tái xuất.

Đi đăng kiểm không còn phải xuất trình bảo hiểm xe như quy định cũ, mà chỉ cần xuất trình giấy tờ về đăng ký xe hoặc giấy hẹn cấp giấy đăng ký xe. Đồng thời, cần nộp bản chính giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới đối với trường hợp xe cải tạo.

{keywords}
Ảnh: Trần Thường

Tăng thời hạn đăng kiểm xe kinh doanh vận tải đến 9 chỗ từ 18 tháng lên 24 tháng đối với chu kỳ đầu và từ 6 tháng lên 12 tháng đối với chu kỳ tiếp theo.

Quy định riêng mẫu tem kiểm định riêng cho xe kinh doanh vận tải và xe không kinh doanh vận tải, thay vì dùng chung như quy định trước đây…

Thêm trường hợp được miễn phí sử dụng đường bộ

Ngày 1/10/2021 cũng là thời điểm chính thức có hiệu lực của Thông tư 70/2021/TT-BTC về mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ.

So với quy định cũ tại Thông tư 293/2016/TT-BTC, Thông tư 70/2021 đã bổ sung thêm một loại phương tiện được miễn phí sử dụng đường bộ là xe ô tô đặc chủng gồm: xe thông tin vệ tinh, xe chống đạn, xe phòng chống khủng bố, chống bạo loạn và các xe ô tô đặc chủng khác của Bộ Công an.

Ngoài ra, các trường hợp khác vẫn được miễn phí như quy định cũ là xe cứu thương, xe chữa cháy, xe ô tô cảnh sát 113 có in dòng “CẢNH SÁT 113” ở hai bên thân xe, xe ô tô chuyên chở phạm nhân, xe cứu hộ, cứu nạn.

Bắt buộc thi nghe, đọc, viết trên máy tính với chứng chỉ ngoại ngữ 6 bậc

Thông tư 24/2021/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT có hiệu lực từ ngày 24/10 về Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Khi thi chứng chỉ ngoại ngữ 6 bậc, các kỹ năng  nghe, đọc, viết được tổ chức thi như sau:

Từ nay đến 30/6/2023: Các kỹ năng nghe, đọc, viết được tổ chức thi trên giấy hoặc trên máy vi tính.

Bắt đầu từ ngày 1/7/2023: Tất cả các kỹ năng đều được tổ chức thi trên máy vi tính.

Như vậy, trừ kỹ năng nói có thể thi trực tiếp hoặc thi trên máy tính, từ ngày 1/7/2023, 3 kỹ năng còn lại sẽ được tổ chức thi hoàn toàn trên máy tính.

Bộ GD&ĐT đã bổ sung các đơn vị được tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ là: Cơ sở đào tạo sư phạm tiếng nước ngoài (thuộc nhóm ngành Đào tạo giáo viên); trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên; trung tâm tin học - ngoại ngữ.

Đồng thời, các trường cao đẳng sư phạm có đào tạo chuyên ngành ngoại ngữ không còn được tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ từ bậc 1 đến bậc 3 như trước đây.

Thêm trường hợp được miễn giảm học phí

Nghị định 81/2021/NĐ-CP về chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập...

Điều 15 Nghị định này đã bổ sung thêm nhiều học sinh, sinh viên thuộc đối tượng được miễn học phí so với quy định trước đây như: Người học chương trình trung cấp, cao đẳng mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa; học sinh cấp hai ở thôn/bản đặc biệt khó khăn; người học các ngành, nghề chuyên môn đặc thù…

Ngoài ra, mức hỗ trợ chi phí học tập tại khoản 10 Điều 20 Nghị định 81 cũng tăng thêm 50.000 đồng/tháng so với quy định trước đây (từ 15/10/2021, mức hỗ trợ chi phí học tập là 150.000 đồng/tháng/học sinh).

Nghị định này cũng quy định cụ thể về lộ trình tăng học phí với tất cả các cấp học từ mầm non, phổ thông đại học…

Hỗ trợ tiền cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch

Nghị quyết số 116 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp sẽ được triển khai từ 1/10 và kéo dài trong 2 tháng (đến 31/12).

{keywords}
Ảnh: Thanh Tùng

Nghị quyết quy định hỗ trợ bằng tiền cho người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Đối tượng áp dụng là người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại ngày 30/9/2021 (không bao gồm người lao động đang làm việc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên).

Người lao động đã dừng tham gia bảo hiểm thất nghiệp do chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc từ ngày 1/1/2020 đến hết ngày 30/9/2021 có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu theo quy định của pháp luật về việc làm, không bao gồm người hưởng lương hưu hàng tháng.

Nguồn kinh phí là khoảng 30.000 tỷ đồng từ kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp đến hết năm 2020.

Mộc Miên - Vũ Điệp

Lãnh đạo thôi chức vụ trong quân đội không lập công ty ở lĩnh vực trước quản lý

Lãnh đạo thôi chức vụ trong quân đội không lập công ty ở lĩnh vực trước quản lý

Người có chức vụ trong quân đội trong thời gian 12 tháng kể từ khi thôi chức không được thành lập, giữ chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, cổ phần...



Theo Báo VietNamNet

Dùng xe buýt liên tỉnh đưa người dân trở về TP.HCM từ 1/10

Nhiều người dân tiếp tục trăn trở về việc ở tỉnh ngoài muốn được trở về TP.HCM để làm việc và học tập. Chính quyền TP nêu phương án sẽ dùng xe buýt liên tỉnh thực hiện việc này. 

Xem video trả lời về việc muốn quay lại TP.HCM:

Trong chương trình livestream "Dân hỏi - Thành phố trả lời" tối 30/9, nhiều người dân đặt câu hỏi đối với Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan. Đặc biệt, những người dân hiện đang bị kẹt ở các tỉnh, thành khác muốn biết làm cách nào để trở về TP.HCM. 

Trả lời câu hỏi này, ông Võ Văn Hoan cho biết, người dân TP đang bị kẹt ở các tỉnh là một trường hợp, trường hợp khác cũng đáng để nói đến, đó là lực lượng lao động muốn trở lại TP.HCM.

Hiện nay, TP chuẩn bị khởi động cho các hoạt động hồi phục kinh tế thì cũng phải tạo điều kiện để tổ chức cho lực lượng lao động này trở lại.

Do đó, cách của TP là, các doanh nghiệp (DN) thông tin cho những người lao động biết. Trên cơ sở đó, DN cùng chính quyền TP sẽ tổ chức xe đưa đón họ trở lại TP.HCM.

“Phương thức là, DN nắm chắc danh sách, tập hợp lực lượng, xác định địa điểm, TP cùng DN đưa xe xuống đón lên”, ông Hoan nói.

Đối với trường hợp không thuộc DN, theo ông Hoan, TP hiện đang tổ chức các tuyến xe buýt liên tỉnh để đưa đón người dân về.

Người dân muốn về quê vẫn phải theo tổ chức

Cũng tại chương trình này, MC Quyền Linh nêu câu hỏi của rất nhiều người dân bày tỏ nguyện vọng muốn được rời TP.HCM về quê vì không thể tiếp tục cầm cự.

Ông Võ Văn Hoan chia sẻ, sau nới lỏng giãn cách, mong muốn về quê là tâm trạng phổ biến của người xa nhà thời gian dài. Lãnh đạo TP chia sẻ với người dân về nguyện vọng này.

{keywords}
Người dân tự ý về quê bằng xe máy bị mắc kẹt ở cửa ngõ TP.HCM.

“Nói không cho về không được, nhưng phải suy nghĩ, cân nhắc thật kỹ lưỡng”, ông Hoan nói.

Phó Chủ tịch TP nêu ra 3 nguy cơ. Thứ nhất, dù tiêm vắc xin hay chưa thì người về vẫn có nguy cơ gây ra dịch bệnh tại địa phương. Hơn nữa, về địa phương như vậy có thể gây quá tải hệ thống y tế địa phương và nếu nhiễm bệnh thì việc điều trị cũng rất khó khăn.

Thứ hai, TP khuyến khích người dân ở lại vì cần người lao động. TP đã nới lỏng giãn cách để tổ chức sản xuất, kinh doanh, đây là điều kiện để người dân có việc làm, thu nhập. Thứ ba, đặc biệt người dân cố gắng thêm một vài tháng, có nguồn thu nhập để tới Tết về sẽ thuận lợi hơn.

Ngoài ra, ở lại người dân sẽ được tiêm vắc xin, có các gói hỗ trợ. Gói hỗ trợ đợt 3 đang chuẩn bị phát.

Tuy nhiên, ông Hoan nhấn mạnh, nếu phải về, TP và các tỉnh sẽ tạo điều kiện bằng cách phối hợp đưa người dân về. Còn cá biệt các trường hợp người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, F0 khỏi bệnh, người tiêm đủ liều vắc xin, TP sẽ kiến nghị Thủ tướng xem xét, chỉ đạo các địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho người dân về quê.

“Với những trường hợp này, nếu thật sự bức bách có thể xem xét giải quyết từng trường hợp. TP chưa xác định được số lượng, nhưng cụ thể 1-2 trường hợp thì có thể xem xét phối hợp 2 địa phương để xử lý ngay.

Còn các trường hợp khác sẽ phải đăng ký, tổng hợp danh sách, phối hợp để còn cách ly, xem xét năng lực đáp ứng của địa phương...", ông Hoan nói.

Thời gian qua, TP.HCM đã tổ chức đưa gần 35.000 trường hợp về các tỉnh, thành bằng máy bay, tàu hỏa…

Thực tế, nếu người dân tự ý đi về thì rất khó khi qua các tỉnh, TP, có thể họ sẽ không cho qua, nên cần phải đăng ký để có sự phối hợp tổ chức an toàn, cả trong việc đi lại và đảm bảo phòng chống dịch.

Xem video giải đáp về việc người dân muốn về quê:

Thu Anh

Phó Chủ tịch TP.HCM: Từ 1/10, người dân ra đường không lý do chính đáng vẫn bị xử lý

Phó Chủ tịch TP.HCM: Từ 1/10, người dân ra đường không lý do chính đáng vẫn bị xử lý

Dù TP.HCM không kiểm soát lưu thông bằng các chốt cố định, nhưng vẫn tổ chức kiểm soát lưu động, kiểm tra đột xuất. Nếu người nào ra đường không có lý do chính đáng, vẫn bị xử lý theo quy định.



Theo Báo VietNamNet

Bắc Giang công nhận kết quả xét nghiệm trên ứng dụng Bluezone

Từ 1/10, tỉnh Bắc Giang công nhận kết quả xét nghiệm Covid-19 của người dân trên ứng dụng Bluezone khi thực hiện quét mã QR code khai báo y tế, ra vào địa phương.

Ngày 27/9, tỉnh Bắc Giang yêu cầu lực lượng chức năng phòng, chống dịch và chốt kiểm soát trên địa bàn công nhận kết quả xét nghiệm Covid-19 của người dân trên ứng dụng Bluezone khi thực hiện quét mã QR  từ 1/10 cho đến khi có thông báo mới.

{keywords}
Từ 1/10, Bắc Giang công nhận kết quả xét nghiệm trên ứng dụng Bluezone, giữ nguyên quy định cũ ra vào tỉnh

Trước đó, từ 29/9, Sở GTVT Bắc Giang đồng ý cho các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng  ô tô gồm xe tuyến cố định, xe hợp đồng, du lịch, xe taxi hoạt động đi/ đến tỉnh Thái Nguyên và ngược lại, cho đến khi có thông báo mới. 

Quy định đối với người dân ngoại tỉnh ra vào Bắc Giang vẫn được tỉnh này duy trì từ thời điểm trước khi Hà Nội “nới lỏng”. Tỉnh Bắc Giang cho biết, đến thời điểm hiện tại chưa có hướng dẫn mới đối với người dân ngoại tỉnh ra vào địa phương.

Quy định đến Bắc Giang, Vĩnh Phúc đối với người ngoại tỉnh

Quy định đến Bắc Giang, Vĩnh Phúc đối với người ngoại tỉnh

Bắc Giang và Vĩnh Phúc vừa đưa ra những quy định đối với người dân từng vùng cụ thể có nhu cầu vào/ra hai địa phương này. 

Kiên Trung 



Theo Báo VietNamNet

Mở lại vận tải hành khách: Không yêu cầu xét nghiệm với người tiêm 1 mũi vắc xin

Bộ GTVT chính thức ban hành kế hoạch tạm thời khôi phục hoạt động vận tải hành khách sau khi các địa phương nới lỏng giãn cách xã hội.

Quyết định hướng dẫn tạm thời hoạt động vận tải hành khách tại các địa phương nới lỏng giãn cách (không áp dụng Chỉ thị 16) có hiệu lực từ 1/10.
 
Điểm mới trong kế hoạch lần này, được Bộ GTVT đưa ra áp dụng theo quy mô, mức đánh giá nguy cơ và cấp độ áp dụng trong hoạt động vận tải hành khách đến cấp xã và có thể ở quy mô như tổ/đội, khu dân cư, khóm/ấp, thôn/xóm.

Hành khách phải tuân thủ 5K, khai báo y tế theo quy định. Khi tham gia giao thông hàng không, đường sắt, hàng hải, ngoài yêu cầu trên, hành khách còn phải xét nghiệm âm tính trong vòng 72h bằng phương pháp PCR hoặc test nhanh.
 
Người đã tiêm một liều vắc xin sau 3 tuần hoặc đã tiêm đủ liều, người dương tính với Covid-19 khỏi bệnh trong vòng 6 tháng không cần xét nghiệm. 

{keywords}
 Không yêu cầu xét nghiệm với người tiêm 1 mũi vắc xin

 
Tại địa phương có nguy cơ thấp (cấp 1) và trung bình (cấp 2), các phương tiện giao thông hoạt động bình thường.
 
Tại địa phương nguy cơ cao (cấp 3), các phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải được hoạt động dưới 50% công suất.
 
UBND cấp tỉnh quyết định tần suất hoạt động của xe khách liên tỉnh, xe khách nội tỉnh, xe buýt, taxi, hợp đồng, du lịch, vận chuyển học sinh, sinh viên.
 
Đối với vận tải đường bộ, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe tuân thủ 5K; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế. Lái xe phải xét nghiệm SARS-CoV-2 khi có ho, sốt, khó thở hoặc có yếu tố dịch tễ liên quan.
 
Tại địa phương/vùng có nguy cơ trung bình và nguy cơ cao phải xét nghiệm SARS-CoV-2 hàng tuần (7 ngày/lần).
 
Tại địa phương/vùng có nguy cơ rất cao, lái xe taxi, xe công nghệ dưới 9 chỗ (xe hợp đồng, xe du lịch sử dụng hợp đồng điện tử) phải được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 6 tháng và có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính trong vòng 72h bằng RT-PCR hoặc test kháng nguyên nhanh.
 
Về tần suất khai thác, đối với vận tải hành khách theo tuyến cố định nội tỉnh, xe buýt, taxi, hợp đồng, du lịch, vận chuyển học sinh, sinh viên: Sở GTVT tham mưu UBND cấp tỉnh quyết định đảm bảo theo nguyên tắc đảm bảo an toàn phòng chống dịch.
 
Đối với vận tải hành khách theo tuyến cố định liên tỉnh, Sở GTVT hai đầu tuyến tham mưu UBND cấp tỉnh cho phép hoạt động lại tuyến cố định liên tỉnh. Trong quá trình thực hiện, căn cứ vào tình hình dịch bệnh tại địa phương, Sở GTVT địa phương hai đầu tuyến thống nhất áp dụng thực hiện tần suất khai thác đảm bảo an toàn phòng dịch.
 
Với đường sắt, căn cứ vào tình hình dịch bệnh tại các địa phương và trên cơ sở ý kiến thống nhất của UBND cấp tỉnh có ga (nơi đi, nơi đến), Cục Đường sắt Việt Nam quyết định khai thác số đôi tàu, ga dừng đón, trả khách trên hành trình. 

{keywords}
Địa phương mở lại đường bay theo 4 giai đoạn khi nới lỏng giãn cách

 
Với hàng không, Bộ GTVT cho phép các địa phương mở lại đường bay nội địa theo 4 giai đoạn khi nới lỏng phòng dịch.
 
Giai đoạn 1 (tối đa 10 ngày kể từ ngày áp dụng kế hoạch) tần suất trên từng đường bay với từng hãng không vượt quá 50% so với trung bình 10 ngày đầu tiên của tháng 4 (trước đợt dịch thứ 4) và giãn cách ghế trên máy bay.
 
Giai đoạn 2 (tối đa 10 ngày sau giai đoạn một) tần suất trên từng đường bay của từng hãng bay không vượt quá 70%.
 
Giai đoạn 3 (sau giai đoạn 2) tần suất trên từng đường bay của từng hãng không vượt quá tần suất trung bình 10 ngày đầu tiên của tháng 4 và không phải giãn cách ghế.
 
Giai đoạn 4 (trạng thái bình thường mới) cho phép các hãng được khai thác trở lại bình thường.

Bộ GTVT cho biết, trên cơ sở ý kiến thống nhất của UBND cấp tỉnh có cảng hàng không, sân bay (nơi đi, nơi đến), Cục Hàng không Việt Nam sẽ quyết định điều chỉnh tần suất khai thác theo các giai đoạn trên.
 
Bộ GTVT sẽ tạo điều kiện đi lại của người dân trên cơ sở hướng dẫn của Bộ, UBND cấp tỉnh cần có hướng dẫn về hoạt động vận tải hành khách của 5 lĩnh vực tại địa phương. 

Khách tiêm 1 mũi vắc xin đủ điều kiện đi máy bay

Khách tiêm 1 mũi vắc xin đủ điều kiện đi máy bay

Cục Hàng không Việt Nam cho biết, Bộ Y tế ủng hộ phương án hành khách chỉ cần đáp ứng điều kiện tiêm 1 mũi vắc xin hoặc có giấy chứng nhận khỏi bệnh Covid-19 được đi máy bay.


 Vũ Điệp  
 



Theo Báo VietNamNet

Thứ Năm, 30 tháng 9, 2021

Công an TP.HCM nhận diện, trấn áp tội phạm khi nới lỏng giãn cách sau 30/9

Đại tá Nguyễn Sĩ Quang, Phó Giám đốc Công an TP.HCM cho biết, công an đã có phương án trấn áp các loại tội phạm khi TP mở cửa một số hoạt động và nới lỏng đi lại của người dân sau 30/9.

Bên lề buổi họp báo công bố Chỉ thị mới về thực hiện phòng, chống dịch và phục hồi, phát triển kinh tế TP.HCM sáng nay (30/9), Phó Giám đốc Công an TP Nguyễn Sỹ Quang đã trao đổi với VietNamNet về kế hoạch trấn áp các loại tội phạm.

Theo ông Quang, lo lắng của người dân sau thời gian dài giãn cách xã hội, nay mở cửa một số hoạt động tình hình tội phạm sẽ phức tạp là chính xác.

Khi triển khai thực hiện mở cửa theo chỉ thị mới vừa công bố, các loại tội phạm có thể nổi lên như trộm cắp, cướp giật, tội phạm về ma túy cũng sẽ gia tăng. Công an TP cũng đã xác định nhận diện việc này, chủ động xây dựng kế hoạch tấn công, trấn áp các loại tội phạm.

{keywords}
Phó Giám đốc Công an TP.HCM Nguyễn Sỹ Quang

“Cùng với việc triển khai Chỉ thị mới vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phục hồi kinh tế thì công an sẽ thực hiện trấn áp các loại tội phạm một cách hiệu quả, đảm bảo cho cuộc sống của người dân không bị ảnh hưởng”, ông Quang chia sẻ.

Bên cạnh đó, ông Quang cho biết thêm, Công an TP đang xác định một số loại tội phạm tương đối đặc thù mới, liên quan tới phòng, chống dịch Covid-19.

Cụ thể như các loại tội phạm nằm trong nhóm tham nhũng, nhóm trục lợi đầu cơ y tế , buôn bán trái phép thuốc…

Công an đã phát hiện vụ buôn bán trái phép thuốc điều trị Covid-19 (thuộc kháng virus thuộc gói C, do y tế chỉ định khi điều trị), đang chuẩn bị khởi tố vụ án có liên quan đến một số nhân viên của một trung tâm y tế.

Ngoài ra, công an cũng điều tra việc trục lợi tiêm vắc xin, trục lợi về an sinh xã hội... Đặc biệt, việc trục lợi trong việc từ thiện của các tổ chức, cá nhân đang được rà soát, làm rõ.

"Công an TP kiên quyết xử lý các loại tội phạm này và sẽ xử lý bằng hình sự", ông Quang nhấn mạnh.

Trước đó, tại buổi họp báo, Phó Chủ tịch TP Lê Hòa Bình nhấn mạnh nội dung trong chỉ thị mới liên quan đến việc đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Cụ thể, xây dựng hoạt động trong khu vực phòng thủ trước tình hình mới; tiếp tục nắm chắc, đánh giá, dự báo đúng tình hình, làm cơ sở đấu tranh để vô hiệu hóa mọi âm mưu, thủ đoạn lợi dụng dịch bệnh để chống phá và các vi phạm pháp luật khác.

Chủ động phát hiện, xử lý ngay từ cơ sở những dấu hiệu phức tạp, không để phát sinh thành “điểm nóng” về an ninh trật tự. Đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ trong mọi tình huống.

Hồ Văn - Thu Anh

TP.HCM không mở cửa ồ ạt mà thực hiện từng bước chặt chẽ

TP.HCM không mở cửa ồ ạt mà thực hiện từng bước chặt chẽ

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình nói như vậy tại buổi họp báo sáng 30/9.



Theo Báo VietNamNet