Thứ Tư, 1 tháng 9, 2021

Chiến sỹ Quân y chạy khắp ngõ hẻm điều trị cho F0 ở TP.HCM

Mồ hôi ướt đẫm trong bộ đồ bảo hộ, các chiến sỹ Quân y vừa khám vừa liên tục động viên F0 chịu khó ăn uống, cố gắng điều trị để nhanh khỏi bệnh.

Nhận danh sách các ca F0 cần được hỗ trợ khám, điều trị từ phường Bình Hưng Hòa A (quận Bình Tân, TP.HCM) chuyển sang, các chiến sỹ Quân y nhanh chóng chuẩn bị thuốc men, dụng cụ thăm khám rồi lên đường.

Dưới sự dẫn đường của dân quân tự vệ, Trung tá Đỗ Trọng Huỳnh, bác sỹ Quân y (Học viện Quân y) và hai Học viên Quân y đã có mặt tại nhà bệnh nhân Huỳnh Văn Châu (81 tuổi) ở đường 3C, khu phố 5. Do tuổi cao nên chỉ sau 2 ngày phát hiện dương tính với Sars-Cov-2, ông Châu đã phải cần tới sự trợ giúp của bình oxy.

{keywords}
Các chiến sỹ Quân y chạy khắp các ngõ hẻm để điều trị cho F0

Vừa bước vào nhà, bác sỹ Huỳnh và các đồng đội nhanh chóng tiến hành thăm khám cho ông Châu. Rất may, nồng độ oxy trong máu, huyết áp của bệnh nhân đều ổn định.

Gia đình ông Châu có 5 người thì 4 người dương tính. Sức khỏe các thành viên đều ổn định nên cả gia đình được điều trị tại nhà. Các bác sỹ tại Trung tâm y tế lưu động thường xuyên tới thăm khám, cấp phát thuốc.

{keywords}

Thấy các chiến sỹ Quân y xuất hiện tại nhà, vợ chồng anh Võ Hạ ở đường 3B khá bất ngờ vì anh vừa gọi điện nhờ hỗ trợ chưa lâu. Cả hai vợ chồng anh đều dương tính. Dù không có triệu chứng gì bất thường nhưng do quá lo lắng nên anh đã liên hệ với Trung tâm y tế lưu động của phường nhờ tới khám.

{keywords}
Nhận được thông tin cần điều trị, các bác sỹ nhanh chóng có mặt tại nhà F0

Nhận túi thuốc từ tay chiến sỹ Quân y, vợ chồng anh Hạ liên tục gửi lời cám ơn. “Vợ chồng tôi thuê trọ, tôi cứ nghĩ mình không phải dân gốc ở đây sẽ không được quan tâm, chăm sóc như dân bản địa, không ngờ tôi vừa báo đã có các bác sỹ đến nhà khám và cho thuốc nhanh như thế này”, anh Hạ xúc động cho biết.

{keywords}
Trung tá Đỗ Trọng Huỳnh thăm khám cho cụ bà 79 tuổi

Các chiến sỹ Quân y tiếp tục luồn qua các con hẻm nhỏ, để đến từng nhà người bệnh. Thoáng thấy bóng dáng các anh, người dân phấn khởi gọi nhau, “bộ đội kìa, bộ đội tới kìa”.

{keywords}
Vợ chồng anh Võ Hạ bất ngờ khi được các bác sỹ Quân y thăm khám và phát thuốc

Dù trong danh sách chỉ có một gia đình ở đường số 8 cần thăm khám nhưng khi các bác sỹ đến, 4-5 hộ dân vội chạy tới nhờ bác sỹ tới khám cho gia đình mình. Không nề hà, các anh vui vẻ tới từng nhà, khám cho từng người. Đa số các hộ này nếu một người bị mắc thì cả gia đình 4-5 người đều bị lây nhiễm.

{keywords}
Các chiến sỹ trao đổi về tình trạng bệnh của F0

Nghe tiếng hỏi han của các chiến sỹ Quân y, những người thuê trọ ở nhà 2E, đường số 7 trút được lo âu. Nhà trọ này có 15 phòng thì có tới 4 phòng với gần 20 người nhiễm bệnh. Số lượng mắc quá đông khiến người dân trọ tại đây và chủ nhà vô cùng lo lắng, phòng nào cũng đóng kín cửa.

{keywords}

Kín mít trong bộ đồ bảo hộ, mồ hôi ròng ròng, Trung tá Huỳnh và đồng đội vừa khám, vừa động viên người dân bình tĩnh, đợi cơ quan chức năng giải quyết.

Điều trị cho gần 30 F0, 12h30 tổ của trung tá Huỳnh mới quay trở về. Các anh chỉ kịp ăn tạm phần cơm, nghỉ ngơi tới 13h30 lại tiếp tục công việc.

Hết dịch mới trở về

Nghe lời kêu gọi của Trung tướng Đỗ Quyết, Giám đốc Học viện Quân y, Trung tá Huỳnh cùng nhiều đồng đội vào Sài Gòn tham gia chống dịch. Anh được phân công về Trung tâm Y tế lưu động phường Bình Hưng Hòa A (quận Bình Tân). Cùng với 2 Học viên của Học viện, hàng ngày anh Huỳnh và đồng đội đến từng nhà bệnh nhân F0 để khám, chữa bệnh và phát thuốc.

{keywords}
Nhà bệnh nhân rào kín, các anh phải khám cho họ từ phía ngoài

Dù Trung tâm Y tế lưu động phường Bình Hưng Hòa A có 2 tổ, nhưng số lượng bệnh nhân trên địa bàn quá đông, với 335 người đang được điều trị nên các bác sỹ làm việc gần như liên tục. Đêm đến, các anh còn thay phiên nhau trực cấp cứu. 

{keywords}
Ghi tình trạng bệnh của từng bệnh nhân

Có những hôm 2-3h sáng nhận được điện thoại của bệnh nhân kêu khó thở, các anh vội bật dậy, ôm bình oxy tới cấp cứu cho người bệnh.

“Hôm nào mà trực cấp cứu là coi như cả đêm không ngủ, sáng hôm sau lại tiếp tục lên đường, anh em ai cũng mệt, nhưng vì nhân dân nên động viên nhau cố gắng”, Trung tá Huỳnh cho hay.

{keywords}

Năm nay mới bước vào năm thứ 4 của Học viện Quân y, nhưng hạ sỹ Trần Gia Khánh vẫn xung phong lên đường chi viện cho miền Nam. Đang tuổi ăn, tuổi ngủ nhưng Khánh bắt nhịp với công việc nhanh chóng không thua kém bất kỳ đồng đội nào. Khi vào việc, Khánh thoăn thoắt đo nồng độ oxy, huyết áp, hỏi han sức khỏe một cách nhiệt tình khiến bệnh nhân và gia đình yên tâm và tin tưởng trị bệnh.

{keywords}
Sau giờ làm việc, các anh nghỉ ngơi trên chiếc giường dã chiến

Ngày xung phong vào Nam, Khánh báo tin cho cha mẹ. Nhận được điện thoại của con trai, cả gia đình như “ngồi trên đống lửa”. Lúc này, Khánh động viên mọi người ở nhà yên tâm: “Khi nào chiến thắng con sẽ về”.

Thanh Phương

Cảnh sát biển gỡ rào chắn đưa F0 đi cấp cứu ở TP.HCM

Cảnh sát biển gỡ rào chắn đưa F0 đi cấp cứu ở TP.HCM

Xe cấp cứu tới trước hẻm nhà bệnh nhân F0 thì mới phát hiện con hẻm đã bị rào kín, tìm lối khác không có, Trung úy Nhã và các đồng nghiệp phải gỡ rào chắn, lấy lối đưa bệnh nhân đi cấp cứu.



Theo Báo VietNamNet

Chủ tịch quận Bình Tân nhận lỗi về thái độ của tổ trưởng khi trả lời dân về gói an sinh

Khi nghe người dân hỏi về việc ở trong khu nhà trọ mà chưa nhận được gói an sinh, Chủ tịch quận Bình Tân, TP.HCM lập tức gọi điện hỏi chuyện trực tiếp. Đồng thời, mong người dân thông cảm khi tổ trưởng trả lời chưa phù hợp.

Bạn Nguyễn Ngọc Bảo Nguyên ở phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân gửi câu hỏi đến Chương trình Dân hỏi - Thành phố trả lời tối 31/8 trình bày, vợ chồng đang ở trọ và là lao động tự do, thất nghiệp 2 tháng nay do dịch. Nhà có mẹ già và con nhỏ, thiếu sữa cho con mà đến nay vẫn chưa nhận được gói an sinh hay bất cứ sự hỗ trợ nào.

Tham gia chương trình, ngay khi nghe câu hỏi này, Chủ tịch UBND quận Bình Tân Nguyễn Minh Nhật lập tức yêu cầu bấm máy điện thoại để hỏi chuyện trực tiếp.

Khi được hỏi, bạn Nguyên cho biết, nhờ có ý kiến lên chương trình nên trong sáng nay bạn đã được phường gọi điện lên nhận 1,5 triệu.

Giải thích thêm về việc này ông Lê Quang Tự Do, Phó cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử (Bộ TT&TT) cho biết, những câu hỏi độc giả gửi đến, có địa chỉ cụ thể, chương trình có gửi thông tin đến phường đó với mong muốn giải quyết cho người dân được sớm nhất.

Tiếp tục trao đổi, ông Nhật hỏi thêm ở trọ như vậy đã được nhận túi quà an sinh chưa, thì Nguyên cho biết là chưa nhận được.

Ông Nhật nhận khuyết điểm vì đã chậm trễ việc chi trả gói an sinh, và hứa sẽ rút kinh nghiệm để đẩy nhanh tiến độ.

Hỏi tổ trưởng thì đẩy lên phường

Anh Nguyễn Đức Hiếu cũng ở quận Bình Tân bày tỏ sự ấm ức viết: “Em đại diện cho những người dân trong hẻm 302 Lê Đình Cẩn, phường Tân Tạo, quận Bình Tân. Dù đã đăng ký nhiều lần, khi thấy nhiều hộ lân cận nhận được mà em chưa được, em hỏi tổ trưởng thì nhận được câu trả lời không rõ ràng, rồi nói “muốn gì thì đi thưa đi”. Em liên hệ hỏi phường thì phường nói hỏi tổ trưởng…”.

Ông Nhật nhìn nhận, khó khăn cũng tương tự nhiều người dân, nhưng có vấn đề là thái độ của tổ trưởng với người dân.

Để làm rõ, ông Nhật cũng đề nghị MC Quyền Linh gọi trực tiếp cho người dân.

{keywords}
Nhiều gói quà an sinh đang được phát đến người dân TP

Từ cuộc điện thoại, anh Hiếu chia sẻ, nhà có 5 người đang trong khu nhà trọ, có em bé 1 tuổi và thất nghiệp lâu rồi. Khi nhà nước nói giãn cách là tự giác đóng cửa ở nhà.

Anh Hiếu cũng cho biết, anh bức xúc vì gói an sinh xã hội từ đợt dịch năm 2020 đã không được nhận và đến nay cũng vẫn chưa thấy dù nhiều lần gửi đề nghị lên tổ dân phố, lên phường.

Khi ông Nhật hỏi nguyên do thì anh Hiếu chia sẻ, anh cũng từng hỏi tổ trưởng thì được chỉ dẫn lên trưởng khu phố, rồi được chỉ tiếp lên phường.

“Lên phường thì phường đẩy lên UBND TP, nói TP chưa chuyển tiền thì sao có và tôi đã đợi 2 năm rồi”, anh Hiếu nói.

Qua đây, ông Nhật cũng hứa sẽ cho kiểm tra, nếu gia đình anh Hiếu đã có trong danh sách nhận gói hỗ trợ thì sẽ phát sớm, nếu chưa có sẽ bổ sung.

“Tôi sẽ rà lại danh sách và chưa có thì sẽ bổ sung theo hộ, được 1,5 triệu. Nếu gia đình khó khăn nữa thì kêu gọi các mạnh thường quân khác hỗ trợ bằng các gói an sinh với mục tiêu không để người dân thiếu ăn”, ông Nhật cho biết.

Đồng thời, ông Nhật cũng nhận lỗi khi thái độ trả lời của tổ trưởng hay phường chưa được phù hợp, sẽ tiếp thu để chấn chỉnh và mong người dân chia sẻ, thông cảm.

Về việc nhiều người dân phản ánh đến nay chưa có người hỗ trợ đi chợ hộ, ông Nhật cũng thông tin, đã công bố các số điện thoại để phản ánh và sẽ cho kiểm tra lại.

Ông Nhật lưu ý, các phường, quận đều có số điện thoại để người dân liên hệ, gọi hỗ trợ. Có thể nhiều người cùng gọi thì nghẽn mạng nên người dân chờ để gọi.

Theo ông Nhật, nhiều người dân gọi hỗ trợ không được đã gọi trực tiếp cho ông, số điện thoại cũng được công khai và ai gọi ông cũng nghe.    

Chia sẻ thêm về công tác an sinh trên địa bàn, ông Nhật cho biết, hiện quận có 37.720 gói hỗ trợ lao động tự do bị ảnh hưởng vì Covid-19, mỗi người được nhận 1,5 triệu. Có hơn 144 nghìn hộ gia đình khó khăn ở cả khu nhà trọ và bên ngoài cũng nhận được gói hỗ trợ này.

Tuy nhiên, ông Nhật cũng bày tỏ, hiện mới đang giải ngân, đã có 22 nghìn lao động tự do và 40 nghìn hộ được nhận.

Quận cũng muốn đẩy nhanh sớm hơn, nhưng áp lực ở cơ sở do số lượng quá nhiều. Vừa rồi các phường cố gắng làm luôn cả ngoài giờ, thậm chí ban đêm để hỗ trợ nhanh nhất tới người dân.

Ngoài ra, quận đã vận động được các chủ nhà trọ miễn, giảm được từ 50-100% cho người dân.

Bình Tân hiện là quận đông dân nhất TP.HCM với dân số hơn 784.000 người. Có khu công nghiệp và nhiều người dân sinh sống trong các khu nhà trọ.

Chương trình phát sóng trực tiếp (livestream) "Dân hỏi - Thành phố trả lời" do Sở TT&TT TP.HCM phối hợp với Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) thực hiện. Livestream sẽ được phát sóng lúc 20h hàng ngày trên Fanpage của Trung tâm Báo chí TP.HCM.

Dự kiến, trong chương trình tối 1/8, các vấn đề an sinh xã hội của người dân tiếp tục được giải đáp, trong đó có đại diện của chính quyền TP Thủ Đức. 

Bạn Đinh Xuân Tuyên hỏi: Em bị Covid-19 và cách ly tại nhà thêm 14 ngày, tới nay đã nghỉ 2 tháng không có lương. Vậy em nghỉ như vậy có được BHXH hỗ trợ hay trợ cấp gì không? Em có đóng BHXH và công ty không trả lương.
Ông Nguyễn Quốc Thanh, Phó giám đốc BHXH TP.HCM cho biết, trong thời gian điều trị Covid-19 sẽ được tính là thời gian ốm đau. Thủ tục là cần cung cấp cho đơn vị quyết định cách ly, xét nghiệm PCR dương tính để hưởng chế độ ốm đau. Ngoài ra bạn cũng nói bạn bạn nghỉ 2 tháng nay, nếu như nghỉ không lương thì có thể được hỗ trợ theo quyết định 23 của Thủ tướng, cần gửi xác nhận đến công ty để gửi BHXH sẽ hỗ trợ cho bạn.

Thu Anh

TP.HCM tuần đầu khởi động đúng hướng, tiếp tục dồn lực cho đích 15/9

TP.HCM tuần đầu khởi động đúng hướng, tiếp tục dồn lực cho đích 15/9

Sau 7 ngày thực hiện giãn cách ở mức cao nhất, chính quyền TP.HCM nhìn nhận, công tác phòng chống dịch đang đi đúng hướng. Cần tiếp tục tận dụng thời gian vàng, vượt qua khó khăn để tăng tốc và về đích đúng theo tinh thần Nghị quyết 86.



Theo Báo VietNamNet

Dân hỏi thành phố trả lời về những vấn đề an sinh xã hội

Chương trình Dân hỏi - Thành phố trả lời trên fanpage Thông tin Chính phủ "giải đáp trực tiếp những thắc mắc về chủ đề “Bảo hiểm xã hội và hỗ trợ người dân quận Bình Tân, TP.HCM".

XEM CLIP

Chương trình phát sóng trực tiếp (livestream) "Dân hỏi - Thành phố trả lời" do Sở TT&TT TP.HCM phối hợp với Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) thực hiện. Livestream sẽ được phát sóng lúc 20h hàng ngày trên Fanpage của Trung tâm Báo chí TP.HCM.

PV

TP.HCM tuần đầu khởi động đúng hướng, tiếp tục dồn lực cho đích 15/9

TP.HCM tuần đầu khởi động đúng hướng, tiếp tục dồn lực cho đích 15/9

Sau 7 ngày thực hiện giãn cách ở mức cao nhất, chính quyền TP.HCM nhìn nhận, công tác phòng chống dịch đang đi đúng hướng. Cần tiếp tục tận dụng thời gian vàng, vượt qua khó khăn để tăng tốc và về đích đúng theo tinh thần Nghị quyết 86.



Theo Báo VietNamNet

Thứ Ba, 31 tháng 8, 2021

Đà Nẵng dùng flycam ‘tuần tra’ khắp các ngõ, hẻm

Quận Hải Châu bay flycam để quan sát, ghi hình việc chấp hành quy định người dân "ai ở đâu thì ở đó" tại các ngõ, hẻm.

XEM CLIP:

Ngày 31/8, quận Hải Châu (TP Đà Nẵng) tiếp tục sử dụng flycam thử nghiệm "tuần tra", giám sát các ngõ, hẻm trên địa bàn quận, ghi nhận việc chấp hành phòng, chống dịch của người dân.

Trong buổi sáng, 15 flycam được chia ra khắp 13 phường trên địa bàn quận Hải Châu, tập trung ghi hình các ngõ, hẻm. Toàn bộ flycam được nhóm Phát triển Đà Nẵng cùng một số tình nguyện viên hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.

Mỗi flycam có thể bay được khoảng 25 phút, kèm theo khoảng 8 pin để thay đổi bay trong nhiều giờ.

Anh Trần Hữu Đức Nhật, Trưởng nhóm Phát triển Đà Nẵng cho biết flycam được bay tầm thấp, thuận lợi trong việc quan sát các ngõ, hẻm nhỏ. Thiết bị này cũng phát ra âm thanh để người dân biết. Hệ thống cũng được cài đặt truyền ngay hình ảnh người dân vi phạm về UBND quận để xử lý tức thời.

{keywords}
Đà Nẵng sử dụng flycam ghi hình, kiểm soát người dân chấp hành phòng, chống dịch Covid-19 tại các ngõ, hẻm.

Trao đổi với VietNamNet, Bí thư quận Hải Châu – Vũ Quang Hùng cho biết, ngoài 15 flycam hiện tại, thời gian tới quận sẽ tăng cường thêm flycam bay vào ban đêm, phát hiện người ra ngoài qua cảm biến thân nhiệt.

“Người dân ở trong các ngõ, hẻm, khu phong tỏa cứng gần như chưa biết rõ nguy cơ lây lan dịch, có người thậm chí còn ngồi ngoài hiên nói chuyện. Xuất phát từ đó, quận đã lắp toàn bộ thống camera lưu động gắn tại các ngõ, hẻm hoạt động 24/24h. Bên cạnh đó, huy động flycam để giám sát. Khi phát hiện một số trường hợp vi phạm, đặc biệt là không đeo khẩu trang, công an phường sẽ xác minh, xử lý.

Qua những lần bay thử nghiệm để giám sát này, người dân biết được và thận trọng hơn. Sau khi có giấy phép chính thức, quận sẽ làm tốt hơn nữa để người dân chấp hành nghiêm việc ở nhà. Các flycam cũng sẽ được lắp thêm loa để phát cảnh báo nếu phát hiện người vi phạm”, ông Hùng nói và cho biết việc sử dụng máy bay không người lái phục vụ chống dịch đã được các nước trên thế giới áp dụng như Tây Ban Nha, Trung Quốc, Ấn Độ…

{keywords}
{keywords}
Quận Hải Châu sử dụng flycam để ghi hình, kiểm soát người dân chấp hành phòng, chống dịch tại các ngõ, hẻm.
{keywords}

{keywords}

15 flycam được chia ra khắp 13 phường trên địa bàn tập trung ghi hình các ngõ, hẻm
{keywords}
{keywords}
{keywords}
Toàn bộ flycam được nhóm Phát triển Đà Nẵng cùng một số tình nguyện viên hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.
{keywords}
{keywords}
Flycam được bay tầm thấp, thuận lợi trong việc quan sát các ngõ, hẻm nhỏ. Thiết bị này cũng phát ra âm thanh để người dân biết.
{keywords}
Hệ thống được cài đặt truyền ngay hình ảnh người dân vi phạm về UBND quận để xử lý tức thời. Ảnh: UBND quận Hải Châu
{keywords}
Công an phường Thuận Phước có mặt, nếu phát hiện người dân ra ngoài sẽ lập tức nhắc nhở.
{keywords}
Mỗi flycam có thể bay được khoảng 25 phút, kèm theo khoảng 8 pin để thay đổi bay trong nhiều giờ.

{keywords}

{keywords}
Flycam bay "tuần tra" tại các ngõ, hẻm vắng người.
{keywords}
Trưa 31/8, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng (giữa) có mặt tại địa bàn phường Thuận Phước ghi nhận việc triển khai flycam hỗ trợ phòng, chống dịch.

Hồ Giáp

Đà Nẵng hỗ trợ người nước ngoài gặp khó khăn vì dịch

Đà Nẵng hỗ trợ người nước ngoài gặp khó khăn vì dịch

Đà Nẵng lập đường dây nóng hỗ trợ cho người nước ngoài đang sinh sống trên địa bàn gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.



Theo Báo VietNamNet

Thủ tướng ban hành Công điện chỉ đạo sẵn sàng ứng phó với thiên tai

Thủ tướng yêu cầu các đơn vị rà soát, chuẩn bị sẵn lực lượng, phương tiện, trang thiết bị phù hợp để hỗ trợ địa phương ứng phó với các tình huống thiên tai và tổ chức cứu hộ, cứu nạn kịp thời, hiệu quả khi có yêu cầu.

Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký Công điện 1107/CĐ-TTg gửi Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai; Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc sẵn sàng ứng phó với thiên tai.

Sẵn sàng ứng phó thiên tai

Thời gian qua, thiên tai, mưa lũ cực đoan đã xảy ra tại nhiều quốc gia trên thế giới và khu vực, gây ra những thiệt hại rất lớn về người và tài sản.

Ở nước ta, “lũ chồng lũ, bão chồng bão”, lũ quét, sạt lở đất tại khu vực miền Trung những tháng cuối năm 2020 cũng đã gây thiệt hại rất nghiêm trọng, để lại hậu quả hết sức nặng nề, nhiều nơi đến nay vẫn đang phải tiếp tục khắc phục.

Hiện nay, đang là thời kỳ cao điểm về bão, lũ. Theo nhận định của cơ quan dự báo khí tượng thủy văn, thiên tai tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, từ nay đến cuối năm có khoảng 7-9 cơn bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông, trong đó 3-4 cơn bão có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta; nguy cơ cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất tại vùng núi khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trong tháng 9, tháng 10; mưa lớn cực đoan tại khu vực Trung và Nam Trung Bộ vào tháng 10, 11 và nửa đầu tháng 12.

Để chủ động ứng phó thiên tai nhất là nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực miền núi, bão và mưa lũ lớn kéo dài trên diện rộng như đã xảy ra tại khu vực miền Trung nhằm bảo vệ an toàn tính mạng của nhân dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại, nhất là trong trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến hết sức phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

1. Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tăng cường chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức rà soát, cập nhật bổ sung các phương án ứng phó phù hợp với tình hình cụ thể tại địa phương theo phương châm “bốn tại chỗ”; chủ động xây dựng, tham mưu cho Chính phủ, Ban chỉ đạo và Ủy ban quốc gia các phương án chỉ đạo điều hành, ứng phó với các tình huống thiên tai có thể xảy ra, đặc biệt là trường hợp xảy ra lũ quét, sạt lở đất và mưa, bão lớn, ngập lụt kéo dài trên diện rộng, tuyệt đối không để bị động, bất ngờ. Chỉ đạo vận hành hồ chứa, liên hồ chứa, đảm bảo an toàn tuyệt đối công trình và hạ du cũng như khai thác hiệu quả tài nguyên nước.

2. Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn và các Bộ: Quốc phòng, Công an chỉ đạo các đơn vị rà soát, chuẩn bị sẵn lực lượng, phương tiện, trang thiết bị phù hợp để hỗ trợ địa phương ứng phó với các tình huống thiên tai và tổ chức cứu hộ, cứu nạn kịp thời, hiệu quả khi có yêu cầu.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức theo dõi sát tình hình, kịp thời đưa ra các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai sát với diễn biến thực tế, đảm bảo độ tin cậy để các cấp, các ngành và nhân dân biết, chủ động ứng phó có hiệu quả.

4. Các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương theo chức năng quản lý nhà nước được giao chỉ đạo kiểm tra, rà soát và triển khai phương án bảo đảm an toàn đê điều, đập, hồ chứa nước, vận hành an toàn, hiệu quả hồ chứa thủy lợi, thủy điện, phù hợp với diễn biến mưa lũ.

5. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo kiểm tra, rà soát lực lượng, vật tư phương tiện, triển khai các phương án đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, đường không, đường biển trong trường hợp xảy ra mưa bão lớn và lũ, lụt kéo dài.

6. Các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và các địa phương quan tâm bố trí nguồn lực để sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng, khắc phục kịp thời sự cố đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các trọng điểm đê điều, hồ đập xung yếu và các công trình phòng, chống thiên tai trong mùa mưa lũ.

7. Bộ Y tế phối hợp với Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương xây dựng, cập nhật phương án ứng phó thiên tai gắn với bảo đảm phòng, chống dịch COVID-19, sẵn sàng phương tiện, thiết bị đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh cho công tác chỉ đạo, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai tại các địa phương.

8. Các Bộ ngành Trung ương theo chức năng nhiệm vụ được giao chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống thiên tai để giảm thiểu thiệt hại.

9. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, tổ chức kiểm tra rà soát phương án ứng phó thiên tai cụ thể, phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể tại địa phương nhất là phương án di dời, sơ tán dân trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp; chủ động kiểm tra đê điều, hồ đập, các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, phát hiện, xử lý kịp thời các sự cố để đảm bảo an toàn; sẵn sàng lực lượng phương tiện trang thiết bị theo phương châm “bốn tại chỗ” để xử lý khi có tình huống xảy ra, tuyệt đối không để xảy ra bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.

Chú trọng công tác chỉ đạo vận hành hồ chứa thủy lợi, thủy điện do địa phương quản lý, đảm bảo an toàn công trình và hạ du, nhất là trong các tình huống xả lũ khẩn cấp. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác chủ động phòng, chống thiên tai trên địa bàn.

Yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện; báo cáo kết quả về Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống thiên tai để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Theo VGP

Mưa đá ở TP.HCM, "vòi rồng" tại Bến Tre cảnh báo điều gì?

Mưa đá ở TP.HCM, "vòi rồng" tại Bến Tre cảnh báo điều gì?

Những hiện tượng bất thường như mưa đá, vòi rồng cho thấy hiện tượng thời tiết, thủy văn cực đoan diễn ra thường xuyên, phức tạp hơn và phá vỡ những quy luật thông thường.



Theo Báo VietNamNet

Ngày đầu shipper tái xuất ở 'vùng đỏ' TP.HCM

Shipper ở TP.HCM sau khi được test nhanh Covid-19, trở lại hoạt động trong quận sau thời gian tạm dừng để phòng chống dịch.

Sáng 31/8, nhiều shipper ở TP.HCM tìm đến các điểm xét nghiệm lưu động test nhanh Covid-19 để có giấy đi đường. 

Tại điểm xét nghiệm lưu động trường mầm non Vàng Anh, quận Gò Vấp, gần trăm shipper xếp hàng dài trên đường Quang Trung từ sáng sớm chờ tới lượt test nhanh. Nhiều tài xế cho biết phải chạy tìm nhiều nơi mới biết được điểm xét nghiệm này.

Trong buổi sáng, điểm xét nghiệm trường mầm non Vàng Anh đã test nhanh cho gần 100 shipper.

Anh Hà Minh Sơn, một shipper cho biết: "Được xét nghiệm miễn phí nên cũng ráng chờ để được đi làm".

Theo shipper Lê Đức Hoà, giao hàng tại quận 1, hôm nay anh chưa đi làm xét nghiệm do thuộc khu vực vùng xanh, vài hôm mới test một lần: "Nhưng chi phí mình tự trả", anh Hoà nói. Anh Hoà cho biết thêm, do chân anh đau nên cũng chỉ cố gắng giao mỗi ngày được vài đơn hàng, chi phí xét nghiệm đã chiếm phần lớn số tiền anh kiếm được, chưa kể rủi ro nhiễm bệnh cho mình và gia đình.

Một vài tài xế khác cho biết do không tìm được trạm xét nghiệm lưu động nên tìm đến nơi xét nghiệm dịch vụ với giá gần 300.000 đồng/ lần test nhanh. Một tài xế nói thêm: "Thà nghỉ ở nhà chứ đi làm chưa được gì mà đã tốn số tiền kha khá thế này".

Ghi nhận trong buổi sáng cùng ngày, các shipper đã hoạt động nhộn nhịp trên đường, tuy nhiên không ít người có tâm lý dè chừng chưa dám mở app chạy trở lại, hoặc chạy cầm chừng.

{keywords}
Shipper được lấy mẫu test nhanh Covid-19 tại điểm xét nghiệm trường mầm non Vàng Anh, Gò Vấp sáng 31/8

{keywords}

Các shiper rửa tay khử khuẩn trước khi lấy mẫu

{keywords}

Các tài xế ghi thông tin để được làm test nhanh

{keywords}

 Các shipper giao hàng được tái hoạt động sau một thời gian tạm dừng để phòng dịch Covid-19

{keywords}

Các shipper trình giấy đi đường đã được xét nghiệm cho công an tại chốt trên đường Đinh Bộ Lĩnh, quận Bình Thạnh 

{keywords}

Shipper giao hàng tại quận Phú Nhuận

{keywords}

Tại 'vùng xanh' như quận Phú Nhuận, shipper được giao hàng thoải mái từ nhiều ngày nay

{keywords}

Các tài xế vận chuyển hàng hoá đến cho người dân

{keywords}

Các shipper bận rộn trở lại sau một thời gian tạm dừng hoạt động 

{keywords}

Anh Hà Minh Sơn sau khi làm test nhanh đã nhận được vài đơn giao hàng trong quận 

{keywords}

Anh Sơn giao hàng đảm bảo khoảng cách với người trong khu phố 7, phường 7, quận Gò Vấp

{keywords}

Shipper treo đồ qua hàng rào cho người nhận

{keywords}

Anh Lê Đức Hoà cho biết mình đã được tiêm 2 mũi vắc xin; anh giao hàng trong quận 1, vài ngày xét nghiệm 1 lần nhưng chi phí tự trả

{keywords}

Người dân đặt hàng qua app được shipper giao đến tận hẻm

{keywords}

Shipper giao hàng qua hàng rào ở quận 1

{keywords}

Nhiều mặt hàng được giao trong sáng 31/8
{keywords}
Các shipper bắt đầu những ngày bận rộn do nhu cầu đặt hàng của người dân ngày càng tăng
Nên coi shipper cũng là lực lượng tuyến đầu

Nên coi shipper cũng là lực lượng tuyến đầu

Mới đây, TP.HCM xem xét cho shipper hoạt động trở lại. Theo tôi là đúng nếu như họ được tiêm chủng đầy đủ.

Giang Hào 



Theo Báo VietNamNet

Triệu tập người tung tin bịa đặt khối trưởng F0, cả phố F1

Một người đàn ông tung tin bịa đặt lên mạng xã hội về việc khối trưởng bị F0, cả khối thành F1 đang bị Công an TP Vinh triệu tập làm việc.
 

Hôm nay 31/8, ông Nguyễn Trung Dũng - Bí thư Đảng uỷ phường Vinh Tân (TP Vinh) cho biết, trên địa bàn phường vừa xảy ra 2 vụ việc tung tin bịa đặt về tình hình dịch bệnh Covid-19.

Trường hợp mới nhất là anh Trần Văn D. bị Công an TP Vinh triệu tập vì lí do tung tin bịa đặt lên mạng xã hội với nội dung: “Dở rồi, khối trưởng đi từng nhà phát phiếu đi chợ. Giờ khối trưởng F0, thế cả khối F1 rồi”.

{keywords}
Thông tin Trần Văn D. trú tại phường Vinh Tân chia sẻ lên mạng xã hội bị Công an TP Vinh gửi giấy triệu tập lên làm việc 

“Thông tin này là bịa đặt, gây hoang mang dư luận nên Công an TP Vinh đã gửi giấy triệu tập lần thứ 1 vào ngày hôm qua. Tuy nhiên, anh D. trú tại khối Quang Trung vẫn chưa lên công an làm việc. Chúng tôi đã xuống tuyên truyền, trấn an người dân và yêu cầu xử lí nghiêm những trường hợp đăng thông tin thất thiệt trên” - ông Dũng khẳng định.

Cùng ngày, Công an TP Vinh làm việc với chị Lữ Thị H. (SN 1995), trú tại xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu, Nghệ An đang tạm trú tại phường Vinh Tân vì đăng tải thông tin sai sự thật về dịch bệnh Covid-19.

Ngày 29/8, chị Lữ Thị H. đăng tải trên trang cá nhân nội dung: "Công ty Em-tech đã có F0. Công ty dấu (giấu) mấy hôm".

{keywords}
Chị H. tại cơ quan Công an

Quá trình xác minh, chị Lữ Thị H. là công nhân của Công ty Em-tech Việt Nam, đóng trên địa bàn phường Vinh Tân. Doanh nghiệp này có hơn 2.000 công nhân, đến nay chưa ghi nhận trường hợp nào mắc Covid-19 nào. Hoạt động của doanh nghiệp này vẫn diễn ra bình thường.

Về nội dung của chị H. đăng tải đã khiến nhiều người lo lắng.

Tại cơ quan điều tra, chị H. thừa nhận thông tin mình đăng tải là không đúng sự thật.

Công an đã hoàn thiện hồ sơ, tham mưu cơ quan chức năng ra quyết định xử phạt hành chính Lữ Thị H. với mức phạt từ 5-10 triệu đồng.

Hiện, trên địa bàn TP Vinh đang là điểm nóng phát hiện nhiều các ca Covid-19 lây nhiễm trong cộng đồng. Từ chiều nay, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch thành phố tiếp tục lấy mẫu lần 3 cho khoảng 500.000 người dân.

Thanh niên ở Cần Thơ bị phạt 10 triệu đồng vì đưa thông tin sai sự thật

Thanh niên ở Cần Thơ bị phạt 10 triệu đồng vì đưa thông tin sai sự thật

Nam thanh niên sử dụng Facebook cá nhân và Fanpage “Phước Cần Thơ” đăng tải nội dung thông tin, clip sai sự thật, xuyên tạc công tác phòng chống dịch, xúc phạm lực lượng làm nhiệm vụ.  

Quốc Huy



Theo Báo VietNamNet