Thứ Hai, 2 tháng 8, 2021

“Ai ở đâu ở đấy”, TP.HCM kêu gọi người dân khác tỉnh ở lại tiêm vắc xin

TP.HCM tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 thêm 14 ngày, trên tinh thần “ai ở đâu ở đấy” và kêu gọi người dân khác tỉnh ở lại, TP sẽ lo chu đáo về vật chất, kể cả tiêm vắc xin.

Mời bà con ở lại tiêm vắc xin

Mấy ngày gần đây, trước áp lực dòng người ngoại tỉnh ùn ùn rời khỏi TP để tránh dịch, nhiều lãnh đạo TP đã vận động bà con ở lại bám trụ cùng TP.

Tại Hội nghị Thành ủy mới đây, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên đã có chỉ đạo về vấn đề này. Ông yêu cầu các địa phương rà soát, thống kê để có biện pháp hỗ trợ, chia sẻ, tạo điều kiện để người dân bám trụ.

{keywords}
Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên mong bà con ngoài tỉnh ở lại, TP sẽ lo chu đáo

“Nếu bà con muốn về quê thì phải có kế hoạch, lập danh sách cụ thể và giao về địa phương. Cơ quan truyền thông tăng cường thông tin về chủ trương của thành phố trong công tác chăm lo đến các đối tượng này. Thành phố sẵn sàng lo nhưng người dân cần hợp tác, không đi lại tự do gây nguy cơ lây nhiễm cho các tỉnh”, Bí thư Thành ủy chia sẻ.

Theo người đứng đầu Thành ủy, an sinh xã hội là vấn đề cực kỳ khó khăn, phức tạp, khó lo chu đáo được. Nhưng bằng tất cả sự nỗ lực, ông yêu cầu từng cấp ủy, người đứng đầu, địa phương nêu cao trách nhiệm, bám sát công tác phòng, chống dịch, công tác chăm lo cho nhân dân.

Trao đổi với VietNamNet, Phó Bí thư Thành ủy Phan Văn Mãi cho biết, TP mong muốn bà con ở lại và sẽ cố gắng chăm lo chu đáo cho bà con.

{keywords}
TP.HCM cam kết sẽ tiêm vắc xin cho bà con ngoài tỉnh ở lại

“Nếu bà con ở lại, ngoài việc chăm lo chu đáo về đời sống vật chất, TP cũng sẽ tiêm vắc xin cho bà con, để bà con nếu có về quê cũng đỡ áp lực hơn cho địa phương trong công tác phòng chống dịch”, Phó Bí thư khẳng định.

Theo ông, nếu ở lại thì sẽ khó khăn hơn điều kiện bình thường, nhưng TP mong người dân thông cảm, chia sẻ, cùng đồng hành vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Công tác chống dịch bài bản hơn, hiệu quả hơn

Cũng tại Hội nghị Thành ủy, Bí thư Nguyễn Văn Nên cho biết, công tác chống dịch với các biện pháp thực hiện thời gian qua đã vào nề nếp hơn, bài bản hơn, hiệu quả hơn, tạo sự chuyển biến rất quan trọng, đó là cơ sở, nền tảng, niềm tin để tiến đến thành công.

Từng địa phương chủ động tốt hơn, từng cấp, từng bộ phận phối hợp chặt chẽ hơn, nhân dân đồng tình ủng hộ mạnh mẽ hơn. Trong từng khu dân cư, khu cách ly, vai trò của Nhân dân tự quản rộng hơn, quyết liệt hơn. Toàn hệ thống chính trị, y tế, các lực lượng tuyến đầu như công an, quân đội, dân quân ra quân tổ chức phối hợp đồng bộ hơn, chặt chẽ hơn.

“Chúng ta cũng đã huy động được lực lượng toàn xã hội quyết tâm phòng chống dịch. Đây là sự ủng rất cao, rất có giá trị. Chúng ta có đủ niềm tin thực hiện triệt để Chỉ thị 16”, ông Nên khẳng định.

{keywords}
TP.HCM tập trung điều trị F0, giảm tỷ lệ tử vong

Theo ông, những biện pháp quyết liệt thời gian qua đã mang lại hiệu quả, cơ bản kiểm soát được các ca lây lan mới. Bằng chứng là hầu hết các F0 đều phát hiện trong khu phong tỏa. Việc thực hiện giãn cách trong khu dân cư, xóm làng hiệu quả, không có nhiều ca mới.

Với mục tiêu hạn chế tỷ lệ tử vong, ông yêu cầu cần tập trung quản lý, theo sát, hỗ trợ điều trị F0; triển khai khẩn trương hơn, trách nhiệm và hiệu quả từng cấp cao hơn (hệ thống xe cấp cứu, tiếp ứng, y tế nhiều hơn) để cứu người. Theo ông, đây là những nỗ lực để thực hiện mục tiêu hạn chế tử vong, bảo vệ sức khỏe Nhân dân.

Vắc xin là chìa khóa bảo vệ nhân dân

Chiều 1/8, trên tinh thần Công điện của Thủ tướng, Chủ tịch TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã ban hành văn bản tiếp tục áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 thêm hai tuần, với tinh thần “ai ở đâu ở đấy”.

Ông yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện, các doanh nghiệp chỉ đạo thực hiện mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và của UBND TP.

Tăng cường kiểm soát nghiêm ngặt và thực hiện ngay các biện pháp hỗ trợ cần thiết về đời sống, y tế để người dân an tâm “ai ở đâu ở đấy”. Tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi thành phố cho tới khi hết thời gian giãn cách, trừ những trường hợp được UBND TP phối hợp với các tỉnh, thành đưa về quê theo nhu cầu.

{keywords}
TP.HCM đặt mục tiêu trong tháng 8 sẽ tiêm vắc xin cho 70% người dân từ 18 tuổi trở lên

Tổ chức tiêm vắc xin nhanh, an toàn, hiệu quả, không để vắc xin hết hạn. Tùy theo điều kiện có thể tổ chức tiêm sau 18h đối với những điểm tiêm có khả năng đáp ứng để đẩy nhanh tiến độ, tổ chức các đội tiêm lưu động để thực hiện tiêm chủng tại các khu vực đặc thù.

Còn theo Bí thư Nguyễn Văn Nên, trong tình hình phức tạp hiện nay, việc đẩy nhanh tiêm vắc xin là chìa khóa quan trọng để bảo vệ sức khỏe Nhân dân. Do đó, phải quyết tâm đến tháng 8 đạt trên 70% người dân được tiêm bằng những giải pháp thích hợp, khẩn trương, chặt chẽ, càng sớm, càng tốt.

Tổ chức các điểm tiêm rải đều, thậm chí đến từng nhà dân, tiêm ngoài giờ, phải xử lý ngay nếu có rủi ro, để giảm số ca bệnh nặng. 

Để đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin, TP đã lập kế hoạch tổ chức 1.200 đội tiêm và đặt mục tiêu phấn đấu đạt 200 mũi tiêm/ngày/đội tiêm. Không giới hạn số lượng người tiêm trong mỗi buổi, phát huy tối đa năng lực của các điểm tiêm chủng.

TP chỉ đạo các địa phương cần thông báo thời gian, địa điểm theo khung giờ cho người dân để tránh tập trung đông người tại một thời điểm. Sắp xếp thời gian theo dõi sau tiêm phù hợp. Có thể tổ chức tiêm ngoài giờ hành chính để đảm bảo tiến độ.
TP.HCM ra văn bản khẩn về kéo dài giãn cách xã hội thêm 14 ngày

TP.HCM ra văn bản khẩn về kéo dài giãn cách xã hội thêm 14 ngày

Chủ tịch TP Nguyễn Thành Phong yêu cầu Thủ trưởng TP Thủ Đức và các quận, huyện thực hiện nghiêm tinh thần “ai ở đâu ở đấy” trong thời gian kéo dài giãn cách xã hội thêm 14 ngày.

Hồ Văn



Theo Báo VietNamNet

Mẹ đơn thân gửi con, trốn gia đình ở Hà Nội vào TP.HCM làm thiện nguyện

Biết được khó khăn của bà con nơi vùng dịch, chị Giang gác lại mọi lời dèm pha là điên, là dở, là làm màu... quyết định trốn gia đình vào TP.HCM với mong muốn góp một phần nhỏ bé giúp đỡ bà con lao động nghèo lúc dịch bệnh.

Đêm trước ngày bay vào TP.HCM làm thiện nguyện, chị Nguyễn Hà Giang (34 tuổi, ở Hà Nội) thức tới 2h để làm công tác tư tưởng với cậu con trai 7 tuổi của mình.

Gửi con, giấu mẹ... trốn vào TP.HCM để giúp đỡ người khó khăn

Dù còn nhỏ nhưng con trai chị cũng biết được sự nguy hiểm của Covid-19, vậy nên khi chị nói sẽ vào Sài Gòn để giúp đỡ các bạn nhỏ ở tâm dịch, bé im lặng, rồi ôm chặt mẹ thủ thỉ: “Khi nào mẹ về phải đi cách ly con sẽ vào cách ly cùng mẹ”.

Ngày 21/7, sau khi gửi con trai cho người chị họ chăm giúp, chị xách vali lên máy bay vào TP.HCM trong tâm thế “lén lút” không dám nói với mẹ và gia đình.

{keywords}
Một mình một xe, chị Giang tới các điểm nhận hàng hóa rồi đi khắp các ngõ ngách ở TP.HCM trao lương thực, thực phẩm cho bà con nghèo

Vào tới nơi chị mới nhắn tin báo cho mẹ, biết tính con gái, mẹ chị chỉ nói nhắn nhủ "con giữ sức khỏe".

Là mẹ đơn thân, dù bộn bề với việc chăm con và kinh doanh, nhưng chị vẫn bố trí được quỹ thời gian tham gia các hoạt động thiện nguyện. Trong trận lũ lụt ở miền Trung năm 2020, chị cũng vào tận nơi, tìm đến từng gia đình khó khăn để hỗ trợ lương thực, thực phẩm.

Trong đợt dịch Covid-19 lần thứ tư bùng phát ở TP.HCM, hàng ngày theo dõi qua các phương tiện truyền thông, biết được người dân thành phố đang đối mặt với nhiều khó khăn, nhiều khu cách ly, phong tỏa còn thiếu thốn, nhất là nhu cầu về lương thực, thực phẩm khiến chị nung nấu ý định Nam tiến.

Vốn hay làm thiện nguyện cùng với ca sĩ Thái Thùy Linh, sau đó hai người quyết định cùng nhau vào Sài Gòn để thực hiện những điều mình dự định nhằm chia sẻ với bà con vùng dịch. 

{keywords}
Chị Giang tự tay bê vác, hàng hóa lên xe

Ai cũng sợ dịch, ai sẽ là người chống dịch?

TP.HCM rộng lớn, đường xá không biết, nhưng bằng google map, chị và ca sĩ Thái Thùy Linh đã lần mẫn đi khảo sát thực tế, tìm giải pháp cho các hoạt động tình nguyện cứu trợ bà con lao động nghèo, góp phần cùng thành phố chống Covid-19.

Sau 3 ngày đêm khảo sát nghiên cứu tình hình tại 5 quận của thành phố, đi xuống tận các xóm nghèo, những khu vực người dân bị cách ly, hai người bạn lập tức khởi động chiến dịch “Thương Sài Gòn”, mở rộng quy mô hoạt động của chiến dịch thành “Người Việt thương nhau”.

Là một thành viên tích cực, trợ lý của ca sĩ Thái Thùy Linh, chị Giang cũng cật lực ngày đêm tìm các phương án hỗ trợ bà con, kêu gọi các mạnh thường quân, các tình nguyện viên tham gia vào chiến dịch “Người Việt thương nhau”.

May mắn, khi biết việc làm của chị, một người bạn đã cho chị Giang mượn một chiếc ô tô. Với chiếc xe của người bạn, chị tới các điểm nhận hàng hóa, thực phẩm tự tay bốc xếp rồi dò google map đến những khu cách ly, phong tỏa để tặng người dân đang gặp khó khăn.

{keywords}
Chị Giang và nhóm "Người Việt thương nhau" đóng quà để gửi cho bà con nơi tâm dịch

Ban ngày thì đi nhận hàng, trao quà, điều phối công việc cho các thành viên, tối đến chị cùng chị Thái Thùy Linh vạch các phương án, kế hoạch cho từng ngày tiếp theo. Nhiều hôm tới 2-3h sáng mới đi ngủ, 5h đã phải dậy đi nhận hàng.

Công việc vất vả, nguy hiểm nhưng chị Giang luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ. Tranh thủ những phút rảnh rỗi chị lại đăng vài dòng lên trang Facebook cá nhân để gia đình yên tâm.

Xa con lâu, cả hai mẹ con rất nhớ nhau nhưng chị không dám gọi về, chỉ lâu lâu lại quay một clip ngắn để nhắn nhủ, dặn dò con ở nhà ngoan.

“Tôi không dám gọi cho thằng bé, sợ mẹ con nhìn thấy nhau không kìm được cảm xúc, sợ nhìn thấy con sẽ khiến tinh thần bị lay động”, chị Giang nói.

Con trai chị dù còn nhỏ nhưng cũng rất hiểu chuyện, khi người bác hỏi bé có nhớ mẹ không, bé hồn nhiên nói: “Con nhớ, nhưng con ở với bác đợi mẹ về, vì mẹ con đi giúp các bạn nhỏ nghèo đang gặp khó khăn”.

Mấy ngày gần đây, tình hình dịch bệnh tại TP.HCM diễn biến phức tạp, gia đình, bạn bè liên tục nhắn tin cho chị: “Một tuần thế là đủ rồi, về đi!”, đọc tin nhắn xong chị lặng lẽ đăng vài dòng lên Facebook như một lời nhắn nhủ với người thân, “Ai cũng sợ dịch thì ai sẽ là người chống dịch?.

{keywords}
Chị Nguyễn Hà Giang ngoài đời thường

Sau một tuần trong tâm dịch, chị tâm sự, những cái chị đã, đang và sẽ làm của bản thân đến giờ vẫn thấy  mình đã quyết định đúng!. Bao nhiêu người khi biết chị đi vào đây đều có 1 câu hỏi chung: mày vào đấy thì làm cái gì?, chị nói có người nghĩ bị điên và dở, một số người khác thì nghĩ chắc hứng lên vào làm màu.

Chị Giang chia sẻ và nói luôn bỏ qua những ý kiến như vậy để làm điều mình thấy đúng. Còn với công việc thực tại, chị cho biết, có những hôm chỉ được ngủ 3 tiếng, thời gian còn lại phải làm việc hết công suất.

"Bên tôi còn có cả triệu người đang cùng chung tay đánh giặc Covid. Mỗi chúng ta đều là chiến sĩ. Bạn ở nhà cũng là chống giặc, nhiều người xông pha là đang chiến đấu chống giặc. Chúng vô hình nhưng ta đồng lòng, rồi sẽ có ngày chiến thắng", chị Giang lạc quan.

Thanh Phương

Miễn phí 100 phòng trọ, nửa đêm trốn vợ đi làm thiện nguyện, hẹn 'hết dịch anh về'

Miễn phí 100 phòng trọ, nửa đêm trốn vợ đi làm thiện nguyện, hẹn 'hết dịch anh về'

Nửa đêm anh Huỳnh Sơn vơ vội vài bộ quần áo, xỏ đôi dép tổ ong, chạy thật nhanh ra khỏi nhà để tham gia công tác thiện nguyện, đưa thực phẩm tới những người dân khốn khó.



Theo Báo VietNamNet

Dự báo thời tiết hôm nay 2/8: Bắc Bộ sáng mưa, Trung Bộ nắng rát

Dự báo thời tiết 2/8, sáng nay, Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và giông rải rác với lượng mưa phổ biến từ 40-70mm, có nơi trên 100mm. 

Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ tại các tỉnh miền núi.

{keywords}
Bắc Bộ sáng mưa rào và giông rải rác

Trung và Nam Trung Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-38 độ, có nơi trên 38 độ.

Nắng nóng ở khu vực Trung và  Nam Trung Bộ có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới.

Thời tiết các vùng ngày 2/8: 

Phía Tây Bắc Bộ

Sáng có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và giông rải rác, sau có mưa rào và giông rải rác. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Nhiệt độ cao nhất 31-34 độ; thấp nhất 23-26 độ, có nơi dưới 23 độ.

Phía Đông Bắc Bộ

Sáng có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và giông rải rác. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Nhiệt độ cao nhất 31-34 độ, có nơi trên 34 độ. Nhiệt độ thấp nhất 24-27 độ, vùng núi có nơi dưới 24 độ.

Hà Nội

Có lúc có mưa rào và giông, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Nhiệt độ cao nhất 32-34 độ; thấp nhất 25-27 độ.

Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế

Ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt; chiều tối và đêm có mưa rào và giông vài nơi. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Nhiệt độ cao nhất phía Bắc 31-34 độ, có nơi trên 35 độ, phía Nam 35-38 độ, có nơi trên 38 độ. Nhiệt độ thấp nhất 26-29 độ.

Đà Nẵng đến Bình Thuận

Ngày nắng nóng, phía Bắc có nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt; chiều tối và đêm có mưa rào và giông vài nơi.

Nhiệt độ cao nhất 36-39 độ, riêng phía Bắc có nơi trên 39 độ. Nhiệt độ thấp nhất 26-29 độ.

Tây Nguyên

Có mưa rào và giông vài nơi, chiều tối và tối cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Nhiệt độ cao nhất 29-32 độ, có nơi trên 32 độ; thấp nhất 21-24 độ.

Nam Bộ

Có mưa rào và giông vài nơi, chiều tối và tối có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Nhiệt độ cao nhất 31-34 độ; thấp nhất 24-27 độ.

Mưa lớn gây ngập cục bộ ở Hà Nội, người dân bì bõm về nhà

Mưa lớn gây ngập cục bộ ở Hà Nội, người dân bì bõm về nhà

Sau một ngày oi nóng, Hà Nội đón trận mưa giải nhiệt, nhưng cơn mưa lớn đã làm nhiều tuyến đường ngập sâu, các phương tiện tham gia giao thông di chuyển khó khăn.

Hương Quỳnh



Theo Báo VietNamNet

Mượn đường xã ở Thanh Hóa để thi công dự án, đường nát bươm không sửa lại

Đơn vị thi công xây dựng nút giao vượt đường sắt Bắc – Nam qua địa bàn xã Yến Sơn, huyện Hà Trung (Thanh Hóa) mượn đường để vận chuyển vật liệu thi công, tuyến đường của xã xuống cấp nghiêm trọng sau đó nhưng không sửa chữa lại.

Theo phản ánh của người dân (xóm mới) xã Yến Sơn, năm 2018, đơn vị thi công tuyến đường nút giao vượt đường sắt Bắc - Nam và Quốc lộ 1A đã mượn đường bê tông của dân để chở vật liệu xây dựng.

Công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng từ đầu năm 2020, nhưng đến nay không thấy đơn vị thi công sửa chữa lại đường, hoàn trả cho dân.

Bà Phạm Thị Chưng (50 tuổi) cho biết, thời điểm thi công tuyến đường cầu vượt này chỉ có một lối đi duy nhất là qua đường bê tông của dân để chở vật liệu xây dựng vào công trình.

“Trước khi đơn vị thi công mượn, tuyến đường của dân có chiều dài gần 1km, mặt đường bê tông rộng 7,5m, dày 20cm chưa bị hư hỏng gì. Xe công trình toàn những loại siêu trường, siêu trọng đã phá nát cả tuyến đường. Sau đó, nhiều đoạn đã xuống cấp nghiêm trọng, người dân đi lại rất khó khăn”, bà Chưng chia sẻ.

{keywords}
Đây là tuyến đường chính vào UBND xã, nhiều đoạn đã hư hỏng sau khi đơn vị thi công mượn để vận chuyển vật liệu làm dự án
{keywords}
Ổ trâu, ổ voi xuất hiện trên mặt đường, những đoạn xuống cấp chỉ được lấy đất lấp tạm 
{keywords}
{keywords}
{keywords}
Mặt đường bê tông gãy nát sau khi đường bị cho mượn để thi công dự án

Cũng theo bà Chưng, sau khi thi công xong dự án, đơn vị thi công đã rút đi để lại cả tuyến đường của dân với nhiều đoạn hư hỏng, xuống cấp. Đây là tuyến đường chính vào UBND xã nên lượng người đi lại khá đông, còn những đoạn đường xuống cấp cũng là nơi thường xuyên xảy ra tai nạn, trong đó lo nhất là các cháu học sinh phải thường xuyên đi qua đây.

“Trời nắng thì bụi mù mịt, nhà tôi phải tưới nước gần như cả ngày nhưng vẫn không lại. Còn dính một trận mưa thì nước đọng thành vũng, nhiều người đi xe máy bị thụt xuống những cái hố nước. Nhất là buổi tối, thấy người tham gia giao thông đi lại quá nguy hiểm nên tôi phải thắp điện ra cả ngoài đường để người dân biết lối mà tránh”, bà Chưng cho biết.

{keywords}
Mặt đường bê tông tạo thành vũng nước lớn giữa đường
{keywords}
{keywords}
Người dân lấp cả đá xuống những đoạn trũng nhưng mặt đường vẫn lởm chởm, đi lại còn rất khó khăn
{keywords}
Nhiều người đi xe máy qua những đoạn đường xuống cấp này phải cố tránh 
{keywords}
Nhà bà Chưng phải mua bê tông đổ tạm lấy lối đi lại

Được biết, đã nhiều lần chính quyền địa phương phải đổ đất xuống những ổ trâu, ổ voi này nhưng lượng xe cộ qua lại nhiều nên chỉ được ít hôm đường lại hư hỏng.

Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Văn Long, Chủ tịch UBND xã Yến Sơn cho biết, ông mới về làm chủ tịch ở đây được hơn một năm, thời điểm này công trình đã xong, đơn vị thi công cũng đã rút đi nhưng không thấy hoàn trả lại đường cho dân.

Theo ông Long, Trong quá trình thi công nút giao vượt đường sắt Bắc - Nam, nhà thầu có mượn tuyến đường bê tông của xã từ đầu đường tỉnh lộ 508 đến trước UBND xã có chiều dài 968m, tuyến đường này do nhân dân đóng góp xây dựng, mặt đường rộng 7,5m. Nhà thầu cũng đã cam kết, sau khi hoàn thành dự án, đường hư hỏng đơn vị sẽ hoàn trả lại.

“Hiện nay đoạn đường này bị hư hỏng nặng. Dự án trên do Bộ GTVT làm chủ đầu tư, đã nhiều lần UBND xã đề nghị với Bộ GTVT, Ban quản lý dự án Thăng Long xem xét chỉ đạo nhà thầu hoàn trả lại tuyến đường. Tuy nhiên, đến nay các đơn vị liên quan vẫn chưa có động thái gì, gây khó khăn trong quá trình đi lại và mất an toàn khi tham gia giao thông”, ông Long nói.

Lê Dương

Thi công cao tốc lấp cống khiến 13ha lúa bị ngập ở Thanh Hóa

Thi công cao tốc lấp cống khiến 13ha lúa bị ngập ở Thanh Hóa

Đơn vị thi công tuyến đường cao tốc Bắc Nam đoạn qua xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung (Thanh Hóa) lấp cống thoát nước khiến cho hơn 13ha lúa mới cấy của người dân ngập úng.



Theo Báo VietNamNet

Giãn cách ở Hà Nội, 'ai ở đâu ở đấy', ai ho sốt liên lạc ngay'

Trong thực hiện giãn cách xã hội, thành phố Hà Nội yêu cầu người dân ở tại nhà, khi có các biểu hiện ho, sốt, khó thở... chủ động liên lạc ngay với cơ sở y tế để được  lấy mẫu, xét nghiệm nhằm "bóc" hết F0 trong cộng đồng. 

“Ai ở đâu ở đấy” - đó là thông điệp mạnh mẽ được nêu trong Công điện về phòng, chống dịch Covid-19 của Thủ tướng ban hành ngày 31/7.

Tại Hà Nội, trong Chỉ thị số 17 của Chủ tịch Hà Nội về thực hiện cách ly xã hội toàn thành phố cũng đã yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như: mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, khám chữa bệnh, tiêm chủng và các trường hợp khẩn cấp khác… 

{keywords}
Một ngõ tại Hà Nội bị phong tỏa khi có ca Covid-19. Ảnh: Phạm Hải

Theo các chuyên gia về phòng, chống dịch, mục đích của giãn cách xã hội nhằm hạn chế tiếp xúc để tiến tới cắt đứt nguồn lây, vì vậy, việc thực hiện yêu cầu chỉ ra khỏi nhà khi có việc cần thiết là rất quan trọng. Tương tự, khi "ai ở đâu ở đó", nếu có biểu hiện ho, sốt, khó thở, việc liên hệ ngay với cơ sở y tế nhằm sàng lọc kịp thời, sớm phát hiện F0 trong cộng đồng.

Vì vậy, thành phố Hà Nội đã yêu cầu mọi người thực hiện khai báo y tế hàng ngày trên website www.tokhaiyte.vn hoặc ứng dụng Ncovi, Bluezone. Liên hệ ngay với chính quyền địa phương, cơ sở y tế khi xuất hiện triệu chứng sốt, ho, khó thở, mất vị giác...

Thời gian vừa qua, Hà Nội đã phát hiện rất nhiều ca nhiễm Covid-19 qua sàng lọc ho sốt trong cộng đồng, có triệu chứng không rõ ràng. 

Theo ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, những ca được phát hiện tại cộng đồng là điều đáng lo ngại.

Ông Tuấn cho hay, đợt dịch mới này khó khăn hơn nhiều so với những đợt dịch trước đó. Bởi vì hiện nay, 29/30 quận, huyện, thị xã đều đã ghi nhận ca mắc. Các chùm ca bệnh đã xuất hiện rải rác từ quận đến huyện, từ khu vực nội thành đến ngoại thành.

Phó Giám đốc CDC Hà Nội nhận định, trong tình hình dịch bệnh hiện nay, điều lo lắng nhất chính là nhiều ca nhiễm trong cộng đồng mà chưa phát hiện ngay được. Bởi vì trong đợt dịch này, nhiều ca mắc bệnh nhưng lại có triệu chứng không rõ ràng. 

Do đó, khi chỉ cần có biểu hiện nhỏ thay đổi về sức khỏe, người dân cần phải khai báo ngay cho cán bộ y tế địa phương để giám sát, lấy mẫu. Có nhiều trường hợp, chỉ qua giám sát cộng đồng, qua triệu chứng ho, sốt, đã phát hiện dương tính với vi rút SARS-CoV-2.

Ông Tuấn cho rằng, tại thời điểm hiện nay, muốn phát hiện kịp thời ca bệnh, tiến tới cách ly, ngăn chặn và sớm khoanh vùng, dập dịch, cần tập trung vào 3 vấn đề quan trọng nhất.

Đầu tiên là ý thức tự giác của người dân. Mỗi người dân cần phối hợp với ngành Y tế tuân thủ thực hiện nghiêm Chỉ thị số 17 của Chủ tịch UBND TP, đồng thời tuân thủ thông điệp "5K" của Bộ Y tế.

Thứ hai là tăng cường hiệu quả, vai trò của Tổ Covid-19 cộng đồng "đi từng ngõ, gõ từng nhà". Các Tổ Covid-19 cộng đồng cần tăng cường rà soát, khi phát hiện trường hợp có biểu hiện sốt, ho, cần thông tin đến lực lượng y tế địa phương để lấy mẫu xét nghiệm. Phát hiện sớm ca bệnh, sau đó cách ly bệnh nhân ra khỏi cộng đồng thì sẽ không còn nguy cơ.

Biện pháp quan trọng thứ ba là tăng cường năng lực của hệ thống y tế, trong đó đẩy mạnh tiến độ giám sát, lấy mẫu xét nghiệm.

“Mục tiêu khi áp dụng biện pháp giãn cách xã hội là sau 15 ngày, chúng ta phải "bóc" được toàn bộ các F0 đang nằm rải rác tại cộng đồng. 

Khi chúng ta áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả cùng với ý thức tuân thủ nghiêm túc của người dân thì sau 15 ngày, Hà Nội có thể khống chế được các ổ dịch”, ông Tuấn nói.

Quản lý chặt danh sách người có biểu hiện nghi nhiễm 

Để triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch, trong nhiều Công điện của Chủ tịch UBND TP Hà Nội trước đó đã yêu cầu chính quyền và lực lượng chức năng cơ sở, Tổ Covid cộng đồng tăng cường giám sát di biến động, người từ các tỉnh, thành phố khác trở về địa bàn.

Hàng ngày, Tổ Covid cộng đồng cập nhật, báo cáo chính quyền xã, phường, thị trấn theo mẫu hướng dẫn của Sở Y tế; kiểm soát chặt chẽ, giám sát người từ các tỉnh, thành phố trở về Hà Nội.

{keywords}
Người dân ở quận Hai Bà Trưng được lấy mẫu xét nghiệm. Ảnh: Phạm Hải

Các đơn vị y tế trên địa bàn được giao thực hiện rà soát, lấy mẫu xét nghiệm, quản lý chặt chẽ danh sách người có biểu hiện nghi nhiễm vi rút SARs-CoV-2 như: Ho, sốt, khó thở,… khi đến các cơ sở kinh doanh dược phẩm hoặc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống phát sinh…

Người dân phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Trung ương và Thành phố; chỉ ra đường trong trường hợp cần thiết; khi phát hiện có các biểu hiện ho, sốt, khó thở,…chủ động liên hệ ngay với cơ sở y tế tại địa phương để được lấy mẫu, xét nghiệm, sàng lọc trong thời gian sớm nhất.

Thực hiện chỉ đạo của UBND TP, từ ngày 19/7, Sở Y tế đã có công văn khẩn yêu cầu các đơn vị hệ y tế dự phòng rà soát, xác minh và lấy mẫu xét nghiệm phát hiện SARS-CoV-2, để đánh giá nguy cơ đối với các trường hợp ho, sốt, chưa có nguyên nhân rõ ràng, nghi ngờ mắc Covid-19, không cần yếu tố dịch tễ.

Hiện nay, nhiều địa bàn trên thành phố đã tổ chức lấy mẫu xét nghiệm trong cộng đồng để sàng lọc vi rút SARS-Cov-2. Dẫn chứng, trong ngày 31/7, quận Hai Bà Trưng tổ chức lấy mẫu xét nghiệm cho người dân thuộc 15 phường trên địa bàn. 

Đây là những người dân đang sinh sống tại các khu vực nguy cơ cao với nhiều ổ dịch, mật độ dân cư đông, chợ dân sinh giao thương lớn, các hộ kinh doanh... Việc xét nghiệm diện rộng sẽ góp phần đưa ra các quyết định sớm, chính xác để ngăn ngừa dịch Covid-19 lan rộng.

Trong Công điện số 7 của UBND TP ban hành ngày 12/5 cũng nêu rõ, UBND TP yêu cầu các phòng khám tư nhân, nhà thuốc trên địa bàn thành phố khi phát hiện người dân có biểu hiện ho, sốt, khó thở… phải lập danh sách và thông báo ngay với trạm y tế trên địa bàn.

Đồng thời, giao Sở Y tế, các địa phương tổ chức kiểm tra, xử lý theo quy định nếu phát hiện phòng khám tư nhân, nhà thuốc không thực hiện nghiêm.

Tại phiên họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch TP, Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh từng nhấn mạnh, bên cạnh việc chủ động ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập TP, để chủ động tấn công, TP đã tăng cường 2 “cánh quân”: tầm soát các trường hợp ho sốt, mất vị giác và tầm soát các khu vực nguy cơ để khóa chặt mầm bệnh. 

Hiện nay, nguy cơ lây lan dịch bệnh rất lớn, mỗi người dân phải là 1 chiến sĩ, mỗi gia đình là 1 pháo đài, chung tay chống dịch; ý thức và trách nhiệm của mỗi người dân trong lúc này vô cùng quan trọng, để cùng cộng đồng, chính quyền các cấp quyết tâm kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh. 

“Ai ở đâu ở đấy", "ai ho, sốt, khó thở liên lạc ngay", đây chính là cách người dân cùng chung tay với các cấp chính quyền tận dụng thời gian vàng giãn cách còn lại để sớm khống chế, đẩy lùi dịch bệnh Covid-19, trở lại trạng thái bình thường mới sớm nhất trên địa bàn Hà Nội.\

Hương Quỳnh

Thời gian vàng còn lại của Hà Nội để dập dịch Covid-19

Thời gian vàng còn lại của Hà Nội để dập dịch Covid-19

Hà Nội không được chủ quan trong 7 ngày giãn cách xã hội còn lại, phải thực hiện thật nghiêm ở mọi nơi, mọi lúc thì mới có điều kiện để khoanh vùng, bóc tách hết mầm bệnh còn tiềm ẩn ra khỏi cộng đồng, chiến thắng Covid-19.  

Hãy đóng góp cho Quỹ Vắc-xin phòng, chống Covid-19 của Chính phủ theo một trong các phương thức:
  • (i) Đóng góp trực tiếp qua website: http://quyvacxincovid19.gov.vn
  • (ii) Chuyển khoản qua các tài khoản ngân hàng của Quỹ. Xem chi tiết thông tin trên website: http://quyvacxincovid19.gov.vn
  • (iii) Soạn tin nhắn theo cú pháp: COVID NK gửi 1408, trong đó N là số bất kỳ trong khoảng từ 1 đến 2000, K là thể hiện đơn vị (nghìn đồng).


Theo Báo VietNamNet

Hàng nghìn người từ các tỉnh phía Nam đang trên đường về quê

Hàng nghìn người dân xuất phát trong các ngày 30 và 31/7 với hành trình từ các tỉnh phía Nam như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương để trở về quê, nhưng đến ngày 1/8 nhiều người vẫn chưa về tới nhà. 

Tối 1/8, Chủ tịch UBND huyện Đắk R’lấp (Đắk Nông) Phan Nhật Thanh cho biết, cùng ngày có khoảng hơn 3.000 người từ các tỉnh phía Nam đi xe máy về Tây Nguyên, đã làm thủ tục để qua chốt kiểm soát dịch Cai Chanh, xã Đắk Ru.

“Để đảm bảo công tác phòng dịch, chúng tôi đã tổ chức làm 3 đoàn, mỗi đoàn có khoảng hơn 1.000 người di chuyển cách nhau vài tiếng hướng về tỉnh Đắk Lắk”, ông Thanh thông tin.

{keywords}
Người dân tập trung thành từng đoàn ở chốt Cai Chanh chiều 1/8

Cũng theo ông Thanh, sở dĩ người dân vẫn đi xe máy về Tây Nguyên rất đông sau khi Thủ tướng có Công điện chỉ đạo "Tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi tỉnh, thành phố nơi cư trú từ sau ngày 31/7 tới khi hết giãn cách (trừ những người được chính quyền cho phép), là vì những người này đã xuất phát từ tối ngày 31/7. Thời điểm người dân xuất phát để về quê là do chưa nắm được thông tin chỉ đạo trong Công điện.

“Những người dân trở về chiều hôm nay (1/8) lý giải với chúng tôi, họ chưa nắm được chỉ đạo của Trung ương. Tuy nhiên, theo dự báo của chúng tôi, tới đây lượng người chắc chắn sẽ không còn cảnh rồng rắn đi xe máy về Tây Nguyên nhiều như những ngày qua nữa”, ông Thanh cho hay.

Cũng trong chiều 1/8, cả hai tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk cùng cho biết, đã tạm dừng đón, tiếp nhận công dân tự ý về từ vùng đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16.

Thời gian qua, tỉnh Gia Lai đã tiếp nhận trên 10.000 người, tỉnh Đắk Lắk tiếp nhận khoảng 20.000 người về từ vùng dịch bằng phương tiện các nhân.

Cũng liên quan đến công tác phòng chống dịch, UBND tỉnh Đắk Lắk đồng ý hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng (gọi là lao động tự do) gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 với mức hỗ trợ 1,5 triệu đồng/người.

Nhiều đoàn xuất phát từ ngày 30 và 31/7, nay mới qua Đà Nẵng về miền Trung 

Vào lúc 22h15, tại địa điểm giáp ranh giữa hai huyện Đại Lộc (tỉnh Quảng Nam) và huyện Hoà Vang (TP Đà Nẵng), Công an TP Đà Nẵng đã tiếp nhận 360 xe máy với 650 người dân di chuyển từ các tỉnh, TP phía Nam ra các tỉnh miền Trung. 

Hành trình của họ từ TP.HCM và Đồng Nai di chuyển đến Bình Dương, tại đây tập hợp người dân để di chuyển theo đoàn, đi Bình Phước, Đắc Nông, Đăk Lăk, Gia Lai, KonTum, Quảng Nam, Đà Nẵng.

Theo tìm hiểu, những người dân nêu trên xuất phát từ những ngày 29-30/7, đến tối 1/8 họ mới đến Đà Nẵng.

Trung tá Phạm quyền, Phó Trưởng trạm Công an Hoà Nhơn cho biết, trước đoàn này, khoảng 19h đã có 1 đoàn tự phát gồm 70 xe máy với 125 người được Công an TP Đà Nẵng tiếp nhận. Trong đoàn hôm nay có 3 người Đà Nẵng về và đã được lực lượng chức năng đưa đến chốt kiểm tra C6 (huyện Hoà Vang) để làm thủ tục đi cách ly.

{keywords}
22h15, Công an TP Đà Nẵng đã tiếp nhận 360 xe máy với 650 người dân di chuyển từ các tỉnh, TP phía Nam ra các tỉnh miền Trung. Ảnh: Công Sáng

Với đoàn 360 xe máy, số lượng 650 người, sau khi tới địa phận Đà Nẵng, các nhà hảo tâm ở Quảng Nam và Đà Nẵng đã tiếp sức với những suất ăn, đồ uống để người dân dùng bữa, lấy sức tiếp tục lên đường.

“Những xe hư hỏng nhẹ có đội tình nguyện viên sửa xe tại chỗ cho bà con. Xe nào hỏng nặng, không đi được sẽ được đưa lên xe trung chuyển”, ông Quyền nói.

Sau khi nghỉ chân dùng bữa, uống nước, đoàn sẽ tiếp tục di chuyển đến đường Tạ Quang Bửu (chân đèo Hải Vân) và nghỉ ngơi tại đó 30 phút. Sau đó sẽ di chuyển lên đèo Hải Vân và bàn giao cho Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế tại đỉnh đèo để các lực lượng tiếp tục dẫn đường cho người dân về các tỉnh miền Trung.

Theo Trung tá Quyền, với số lượng 650 người, đây là đoàn đông nhất từ trước đến nay, vì những ngày trước Đà Nẵng tiếp nhận dao động từ 500-1000 người nhưng đi thành nhiều đoàn. Ông Quyền cho biết trung bình những ngày trước tiếp nhận nhận 3-4 đoàn.

{keywords}

Những xe hư hỏng nhẹ có đội tình nguyện viên sửa xe tại chỗ. Ảnh: Công Sáng

{keywords}
Các nhà hảo tâm Quảng Nam và Đà Nẵng đã tiếp sức với đồ ăn, nước uống để bà con tiếp tục lên đường. Ảnh: Công Sáng
{keywords}
Người dân nghỉ tại chốt, sau đó được lực lượng chức năng dẫn lên đèo Hải Vân tiếp tục hành trình. Ảnh: Công Sáng

Hàng nghìn người đi xe máy về TT-Huế và các tỉnh về miền Trung

Tại TT-Huế, thông tin với VietNamNet tối 1/8, một lãnh đạo Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 của tỉnh cho biết, các chốt kiểm soát y tế phía Nam của tỉnh ghi nhận hàng ngàn lượt người, phương tiện từ các tỉnh phía Nam đến/đi qua địa phương.

Cụ thể, tại chốt kiểm soát y tế số 6 đặt tại Trạm trung chuyển Bắc hầm Hải Vân (thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc), chỉ trong ngày 1/8, lực lượng chức năng ghi nhận 4 đoàn với 1.450 xe máy, 2.551 người đến làm thủ tục khai báo y tế.

Trong số những người này, có hàng ngàn người quê ở tỉnh TT-Huế. Sau khi dịch bệnh bùng phát ở TP.HCM và một số tỉnh phía Nam, họ chạy xe máy về quê để tránh dịch.

Cách chốt kiểm soát y tế số 6 không xa, cũng trên địa bàn thị trấn Lăng Cô, chốt kiểm soát số 4 (kiểm tra người và phương tiện ô tô, xe vận tải hành khách) trong ngày 1/8 ghi nhận 387 phương tiện với 2.536 người đến làm thủ tục, khai báo y tế.

Trong số đó, có 675 người vào địa bàn tỉnh TT-Huế. Số còn lại là những người dân ngoại tỉnh, đi qua địa bàn để về quê tại các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh…

"Những người này chủ yếu di chuyển khỏi địa bàn TP.HCM và các tỉnh phía Nam trước thời điểm Thủ tướng có Công điện yêu cầu người dân tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương “ai ở đâu ở đấy” đến khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát”, một cán bộ CSGT tại chốt kiểm soát y tế số 6 cho biết.

Nhóm PV

Từ hôm nay, những nơi giãn cách xã hội 'ai ở đâu ở yên đấy'

Từ hôm nay, những nơi giãn cách xã hội 'ai ở đâu ở yên đấy'

Công điện về phòng, chống dịch Covid-19 của Thủ tướng ban hành ngày 31/7 yêu cầu 19 tỉnh phía Nam tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 thêm 14 ngày; từ 1/8, ai ở đâu ở yên đấy.    



Theo Báo VietNamNet

Chủ Nhật, 1 tháng 8, 2021

Đồng bộ mã QR code đi vào luồng xanh với xét nghiệm Covid-19 cho lái xe

Việc đồng bộ hoá dữ liệu cấp mã QR code ưu tiên cho xe đi vào "luồng xanh" vận tải với xét nghiệm y tế của lái xe sẽ tạo thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa.

Bộ GTVT vừa có văn bản yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các cục quản lý chuyên ngành; Cục Y tế GTVT, sở GTVT các tỉnh, TP tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa và phòng, chống dịch Covid-19.

Theo đó, Bộ này yêu cầu sớm đồng bộ dữ liệu về thông tin khai báo y tế, kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 với giấy nhận diện phương tiện có mã QR Code. Các đơn vị tổ chức triển khai kịp thời các nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa trong tình hình dịch Covid-19.

{keywords}
Còn địa phương cứng nhắc kiểm tra giấy xét nghiệm lái xe

Các đơn vị chuyên ngành trực thuộc Bộ GTVT phối hợp chặt với cơ quan, đơn vị chuyên môn của ngành y tế, công an, công thương, nông nghiệp và phát triển nông thôn triển khai các nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực vận tải nhằm tạo điều kiện để lưu thông hàng hóa, đồng thời tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch.

Tổng cục Đường bộ, Cục Y tế GTVT sớm phối hợp với cơ quan của Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị liên quan để đồng bộ dữ liệu về thông tin khai báo y tế, kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 với giấy nhận diện phương tiện có mã QR code nhằm tạo thuận lợi cho việc nhận diện phương tiện và người trên phương tiện khi qua các chốt kiểm soát dịch Covid-19.

Đối với Sở GTVT các tỉnh, thành phố, Bộ này yêu cầu tham mưu vị trí đặt chốt kiểm soát phù hợp với phương án tổ chức giao thông trên nguyên tắc có phân luồng từ xa, điều tiết phương tiện đảm bảo không gây ùn tắc trong quá trình thực hiện.

Sở GTVT các tỉnh, thành phố chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông phối hợp kiểm soát phương tiện vận tải đảm bảo thực hiện đúng các quy định về hoạt động vận tải và quy định về phòng, chống dịch Covid-19.

Đặc biệt, tại các địa điểm tập kết, trung chuyển, giao nhận hàng hóa, phối hợp với lực lượng chức năng để điều tiết phương tiện đảm bảo cho việc lưu thông thuận lợi, tránh gây ùn tắc giao thông và ùn tắc tại các địa điểm tập kết phương tiện, trung chuyển, giao nhận hàng hóa...

Ngoài ra, Bộ GTVT cũng vừa yêu cầu bổ sung việc vận chuyển vật tư, thiết bị phục vụ dự án sửa chữa đường băng Tân Sơn Nhất - TPHCM được lưu thông vào  "luồng xanh" vì đây là dự án đang thực hiện theo "lệnh" khẩn cấp của Chính phủ.

Vũ Điệp

Không cần mã QR code, xe chở hàng hoá vẫn được đi vào luồng xanh

Không cần mã QR code, xe chở hàng hoá vẫn được đi vào luồng xanh

Do còn địa phương có cách hiểu khác nhau về luồng xanh nên gây khó khăn cho lái xe vận chuyển hàng hoá lưu thông.



Theo Báo VietNamNet

Chủ tịch Hà Nội: Giãn cách kịp thời giúp bóc tách nhiều ca F0 trong cộng đồng

Việc giãn cách xã hội ở Hà Nội được đánh giá là đúng, kịp thời, hiệu quả, giúp bóc tách thành công nhiều ca F0 trong cộng đồng, giảm bớt hệ quả lây lan, giữ được thành phố như hiện nay. 

Sau 8 ngày thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn theo Chỉ thị số 17 của Chủ tịch UBND thành phố, hệ thống chính trị các cấp từ thành phố xuống cơ sở đã cơ bản triển khai thực hiện tốt. 

{keywords}
Một chốt kiểm soát dịch tại phường Giảng Võ. Ảnh: Phạm Hải

Hầu hết người dân đã đồng tình, ủng hộ và chấp hành nghiêm nguyên tắc cách ly. Tình hình phòng, chống dịch bệnh Covid-19 có chuyển biến tích cực.

Trao đổi với báo chí hôm nay (1/8), Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh cho hay, các lực lượng tuyến đầu với nòng cốt là công an, quân đội, y tế, cán bộ các cấp, các Tổ Covid-19 cộng đồng... không quản vất vả ngày đêm, luôn vững vàng, bền bỉ trên “phòng tuyến” chống dịch, là chỗ dựa tin cậy của cấp ủy, chính quyền và nhân dân.  

Đặc biệt, nhờ thực hiện cách ly, kết hợp với khai báo y tế hằng ngày (qua trang web: www.tokhaiyte.vn, ứng dụng Ncovi, Bluezone) người dân Hà Nội đã giúp cơ quan y tế tăng cường xét nghiệm sàng lọc, truy vết, bóc tách thành công hàng chục ca F0 trong cộng đồng. Trong đó, cao điểm như ngày 30/7, thành phố đã phát hiện 119 ca mắc mới, bao gồm 69 ca trong cộng đồng. 

“Điều này cho thấy, biện pháp giãn cách xã hội là hoàn toàn đúng đắn, kịp thời, hiệu quả. Nếu không áp dụng biện pháp này, với hệ quả lây lan từ các ca mắc trong cộng đồng nêu trên, thành phố không giữ được như hiện nay”, ông Chu Ngọc Anh nhìn nhận. 

Đối với tình hình tiêm vắc xin, Chủ tịch UBND thành phố Chu Ngọc Anh đánh giá cao nỗ lực của ngành Y tế, chính quyền các địa phương khi đã vận hành hiệu quả các dây chuyền tiêm và tổ chức tiêm kịp thời, an toàn. Đến nay, Hà Nội đã cơ bản hoàn thành tiêm gần 100% số lượng vắc xin đã nhận. 

Việc thực hiện biện pháp này phụ thuộc vào lượng vắc xin do Bộ Y tế phân bổ trong thời gian tới, tới nay Hà Nội mới nhận được một phần số lượng vắc xin được phân bổ, vắc xin về đến đâu sẽ triển khai tiêm ngay đến đó. Vì thế, biện pháp quan trọng nhất lúc này để đẩy lùi dịch phải là thực hiện nghiêm Chỉ thị số 17/CT-UBND.  

Theo ông Chu Ngọc Anh, bên cạnh kết quả tích cực chung, vẫn còn có địa phương, cơ quan, đơn vị lơ là, chủ quan trong thực hiện giãn cách xã hội. Một số chính quyền cơ sở còn lúng túng, chưa chủ động, chưa quyết liệt. Nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân chưa chấp hành nghiêm yêu cầu giãn cách; thậm chí còn có hiện tượng cơ quan, đơn vị hiểu sai là đi làm 50%, nghỉ 50%.

Phải để người dân yên tâm “ai ở đâu ở đấy”

Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết, nhận thấy những hạn chế tồn tại trong thực hiện giãn cách xã hội, sau khi nghe báo cáo của Ban Cán sự đảng UBND thành phố, ngày 30/7, thay mặt Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đã ký ban hành Chỉ thị số 05-CT/TU về “Tăng cường trách nhiệm của hệ thống chính trị và người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp trong thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19”. 

Với 6 nội dung chỉ đạo trọng tâm, Chỉ thị có ý nghĩa rất quan trọng đối với tình hình, kết quả thực hiện giãn cách xã hội trong những ngày tới. 

Ông Chu Ngọc Anh đề nghị UBND 30 quận, huyện, thị xã và 579 phường, xã, thị trấn, trước hết là Chủ tịch, cán bộ phụ trách thôn, xóm, tổ dân phố nghiên cứu, nắm chắc từng nội dung Chỉ thị số 05-CT/TU; nhận thức sâu sắc hơn nữa ý nghĩa, tầm quan trọng về giãn cách xã hội để tập trung phòng, chống dịch Covid-19.

Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, các phường, xã, thị trấn phải đảm đương thật tốt vai trò “tư lệnh”, quán xuyến toàn diện công tác phòng, chống dịch trên địa bàn. 

Trước hết, phải quan tâm chăm lo đời sống nhân dân, đáp ứng đầy đủ nhu cầu về hàng hóa thiết yếu; bảo đảm chăm sóc y tế để người dân yên tâm “ai ở đâu ở đấy” như chỉ đạo của Thủ tướng.

Từng địa phương phải duy trì và tăng cường hơn nữa các biện pháp kiểm tra, kiểm soát trên toàn địa bàn với nòng cốt là lực lượng công an, quân đội. Phải duy trì vững chắc các chốt kiểm soát, rào chắn đến tận thôn, xóm, tổ dân phố kết hợp mạnh mẽ với tuần tra, kiểm tra, giám sát lưu động trên các tuyến đường, các khu vực công cộng... 

Về hiện tượng hiểu sai nội dung Chỉ thị số 17, Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu các quận, huyện, thị xã, phường, xã, thị trấn phải kiểm tra tận nơi 100% cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn, bảo đảm thực hiện đúng Chỉ thị số 17/CT-UBND. 

Trong đó, các cơ quan, công sở, doanh nghiệp, tập đoàn bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà; chỉ những trường hợp thật sự cần thiết như: Trực chiến đấu, trực cơ quan, cung ứng hàng hóa dịch vụ thiết yếu, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cần thiết khác theo yêu cầu mới đến làm việc tại công sở.

Các cấp, các ngành phải quan tâm, chăm lo bảo đảm cả về vật chất và tinh thần cho lực lượng tuyến đầu yên tâm công tác; đồng thời phải xác định phòng, chống Covid-19 còn lâu dài để có kế hoạch huy động đủ lực lượng cho hệ thống phòng, chống dịch, nhất là lực lượng dân quân tự vệ, dân phòng, đội tự quản, các đoàn viên, hội viên, nhất là đoàn viên thanh niên tình nguyện, cựu chiến binh... 

Ông Chu Ngọc Anh cho biết, thực hiện đúng tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Hà Nội đã chỉ đạo gấp rút xây dựng bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 nặng và nguy kịch, quy mô 500 giường tại quận Hoàng Mai. 

Cũng với tinh thần đó, thành phố đã yêu cầu các huyện, thị xã cùng với Bộ Tư lệnh Thủ đô, Sở Xây dựng, Sở Y tế đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị các khu cách ly tập trung từ 3.000-5.000 chỗ.

“Bài học kinh nghiệm của chúng ta là phải luôn đi trước một bước. Để bảo vệ an toàn tính mạng của người dân thì công tác chuẩn bị càng phải chủ động với những kịch bản ở mức độ cao hơn”, ông Chu Ngọc Anh nói. 

Bí thư Hà Nội: Tuỳ mức độ kiểm soát dịch sẽ gia hạn giãn cách hay không

Bí thư Hà Nội: Tuỳ mức độ kiểm soát dịch sẽ gia hạn giãn cách hay không

Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, trọng tâm bây giờ là phải thực hiện thật nghiêm nguyên tắc giãn cách xã hội ở mọi nơi, mọi lúc. Chỉ có vậy mới có cơ hội chiến thắng Covid-19.

Hương Quỳnh

Hãy đóng góp cho Quỹ Vắc-xin phòng, chống Covid-19 của Chính phủ theo một trong các phương thức:
  • (i) Đóng góp trực tiếp qua website: http://quyvacxincovid19.gov.vn
  • (ii) Chuyển khoản qua các tài khoản ngân hàng của Quỹ. Xem chi tiết thông tin trên website: http://quyvacxincovid19.gov.vn
  • (iii) Soạn tin nhắn theo cú pháp: COVID NK gửi 1408, trong đó N là số bất kỳ trong khoảng từ 1 đến 2000, K là thể hiện đơn vị (nghìn đồng).


Theo Báo VietNamNet

Thủ tướng: Chi viện ngay nhân lực cho địa phương có nhiều ca nhiễm, bệnh nặng

Thủ tướng yêu cầu triển khai ngay phương án điều động, chi viện nhân lực y tế cho các địa phương đang có nhiều ca lây nhiễm, bệnh nặng.

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản hỏa tốc gửi Bộ trưởng Bộ Y tế và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính về việc tăng cường nhân lực y tế phục vụ phòng chống dịch Covid-19.

Tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, đòi hỏi phải tăng cường kịp thời nhân lực chống dịch, đặc biệt là các bác sĩ, điều dưỡng viên điều trị, hồi sức cấp cứu cho các địa phương có số ca nhiễm rất cao như: TP.HCM và một số tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang,…

{keywords}
Các bác sĩ chi viện cho Bệnh viện dã chiến thu dung số 6 (phường An Khánh, TP Thủ Đức, TP.HCM). Ảnh: Thanh Tùng

Thủ tướng chỉ đạo Bộ trưởng Y tế chủ động, khẩn trương hơn nữa trong việc chỉ đạo tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực điều trị, hồi sức cấp cứu trên phạm vi cả nước; căn cứ yêu cầu và khả năng đáp ứng chung trên bình diện toàn quốc, triển khai ngay phương án điều động, chi viện kịp thời cho các địa phương đang có nhiều ca lây nhiễm, bệnh nặng.

Chủ tịch UBND các tỉnh, thành chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan y tế địa phương nâng cao năng lực, tham gia lực lượng chi viện theo sự điều động của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Phân bổ, tiêm vắc xin để đạt miễn dịch cộng đồng sớm nhất tại TP.HCM

Văn phòng Chính phủ cũng có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về việc phân bổ, tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 để đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng trong thời gian sớm nhất đối với khu vực TP.HCM (bao gồm TP.HCM và một số địa bàn giáp ranh thuộc các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An).

Để tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng trong thời gian sớm nhất đối với khu vực TP.HCM, Phó Thủ tướng chỉ đạo UBND các tỉnh, thành chủ động phối hợp với Bộ Y tế để điều chỉnh quy trình tiêm cho phù hợp với yêu cầu và tình hình thực tiễn dịch bệnh trên địa bàn, xây dựng kế hoạch tiêm và thông báo cho Bộ Y tế nhu cầu vắc xin.

Phó Thủ tướng yêu cầu xây dựng phương án tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh, đi lại… của các tổ chức, doanh nghiệp, người dân sau khi người dân được tiêm vắc xin.

Bộ Y tế phân bổ vắc xin đảm bảo tiến độ tiêm theo đề nghị của UBND các tỉnh, thành, trường hợp cần thiết báo cáo Thủ tướng.

Thành Nam

130 sĩ quan Bệnh viện dã chiến Bộ Quốc phòng xuất quân vào miền Nam

130 sĩ quan Bệnh viện dã chiến Bộ Quốc phòng xuất quân vào miền Nam

Tổng cục Hậu cần sáng nay (1/8) tổ chức xuất quân Bệnh viện Dã chiến truyền nhiễm số 5D Bộ Quốc phòng đi làm nhiệm vụ điều trị bệnh nhân Covid-19 tại TP.HCM và tỉnh Bình Dương.



Theo Báo VietNamNet

Bị lập biên bản, 9X hốt hoảng ném ma túy vào xe công an

Trong lúc bị lập biên bản do vi phạm ra đường không có lý do chính đáng trong thời gian giãn cách, Đoàn hốt hoảng ném 2 gói ma túy vào xe công an để phi tang.

Ngày 1/8, Công an TP Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) lập hồ sơ điều tra, xử lý đối tượng Đinh Viết Đoàn (26 tuổi, trú tại xã Châu Pha, thị xã Phú Mỹ) về hành vi “tàng trữ trái phép chất ma túy”.

Sáng cùng ngày, Công an TP Bà Rịa phối hợp với lực lượng quân sự, quản lý đô thị TP tuần tra, kiểm soát bảo đảm an ninh trật tự và phòng chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn.

{keywords}
Đối tượng Đoàn bị bắt giữ ngay sau khi bị phát hiện ném ma túy phi tang.

Thời điểm 9h30, tại khu vực ngã tư Trịnh Đình Thảo và Lê Đại Hành (phường Kim Dinh), tổ công tác phát hiện Đinh Viết Đoàn đi xe máy trên đường nên ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra.

Tại đây, Đoàn không xuất trình được giấy tờ tùy thân, không có giấy phép lái xe, giấy chứng nhận đăng ký xe, không có giấy tờ chứng minh được phép đi lại trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16.

{keywords}
Đối tượng Đoàn cùng tang vật tại hiện trường.

Trong khi lực lượng chức năng lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi ra đường không có lí do chính đáng, Đoàn đã lấy 2 gói ma túy giấu trong người ra ném lên thùng xe ô tô của CSGT để phi tang. Tuy nhiên, hành vi của Đoàn bị thành viên trong tổ tuần tra phát hiện, bắt giữ.

Qua làm việc, Đoàn khai nhận sáng nay chạy xe máy tới TP Vũng Tàu mua 2 gói ma túy trên để mang về nhà sử dụng. Tuy nhiên, trong khi bị lập biên bản xử phạt, Đoàn lo sợ bị phát hiện nên ném ma túy để phi tang.

Quang Hưng

Bất chấp lệnh giãn cách, 4 nam nữ phê ma túy trong nhà nghỉ ở Cần Thơ

Bất chấp lệnh giãn cách, 4 nam nữ phê ma túy trong nhà nghỉ ở Cần Thơ

Kiểm tra nhà nghỉ ở quận Cái Răng, TP Cần Thơ, cảnh sát phát hiện 3 thanh niên và 1 cô gái đang tụ tập sử dụng ma túy.



Theo Báo VietNamNet