Chủ Nhật, 1 tháng 8, 2021

Dừng hoạt động chợ Phùng Khoang, xét nghiệm hàng trăm tiểu thương

Quận Nam Từ Liêm đang lấy mẫu xét nghiệm cho hàng trăm tiểu thương của chợ Phùng Khoang (phường Trung Văn) sau khi ghi nhận 1 ca mắc Covid-19 ngày 31/7.

Từ 0h ngày 1/8, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) đã lập chốt kiểm soát trên các tuyến đường ra, vào khu vực chợ dân sinh Phùng Khoang.

Tối ngày 31/7 ghi nhận một trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 là B.T.H (huyện Thường Tín) là tiểu thương kinh doanh tại chợ. Hằng ngày, bệnh nhân đi chợ bán rau tại đầu mối (khu 1) chợ Phùng Khoang, Trung Văn từ 3h30 đến khoảng 7h sáng.

Người này bán hàng tại cầu số 41, có 31 người cùng bán. Đối diện cầu 41 là cầu 42 cũng có 31 người bán rau.

Sau khi tiếp nhận thông tin, toàn bộ chợ Phùng Khoang đã được phun khử khuẩn. Lấy mẫu xét nghiệm và chuyển các trường hợp F1 đi cách ly tại khu cách ly tập trung.

Quận Nam Từ Liêm cũng yêu cầu BQL chợ thông báo cho các trường hợp được xác định là F1 thực hiện khai báo ngay cho y tế địa phương nơi sinh sống. Bên cạnh đó, quận cho lấy mẫu cho khoảng 200 người bán hàng tại chợ Phùng Khoang trong hôm nay.

BQL chợ cũng khuyến cáo những người đến chợ từ ngày 23/7 đến nay tự theo dõi sức khoẻ, có biểu hiện bất thường báo ngay y tế.

{keywords}
Các lối vào chợ được căng dây, cách ly.
{keywords}
{keywords}
Một số người không có thẻ đi chợ đành quay về hoặc nhờ người bán mang ra cổng chợ
{keywords}
Lực lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm cho các tiểu thương.
{keywords}
{keywords}
{keywords}
Trạm kiểm soát Covid-19 đặt ngay cổng chợ

Phạm Hải - Trần Thường

Dừng hoạt động, phong tỏa chợ đầu mối phía Nam Hà Nội

Dừng hoạt động, phong tỏa chợ đầu mối phía Nam Hà Nội

Quận Hoàng Mai và phường Hoàng Văn Thụ đã có quyết định tạm dừng hoạt động và phong tỏa chợ đầu mối phía Nam do có ca mắc Covid-19.



Theo Báo VietNamNet

Bình Thuận giãn cách xã hội TP Phan Thiết theo Chỉ thị 16 từ 0h ngày 2/8

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh tại TP Phan Thiết, UBND tỉnh Bình Thuận quyết định áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 tại đây trong 14 ngày, từ 0h ngày 2/8.

Dịch có nguy cơ bùng phát từ khi phát hiện 2 cán bộ công an TP Phan Thiết nhiễm Covid-19, sau đó xuất hiện thêm 5 ca nhiễm khác là người tiếp xúc gần với 2 cán bộ này. Trong đó, một phụ nữ buôn bán tại chợ Phan Thiết và dịch tễ đi nhiều nơi.

Nhằm giảm thiếu tối đa nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng, Chủ tịch UBND TP Phan Thiết đã tiến hành phong tỏa ngay các khu vực liên quan đến các ca nghi nhiễm có tiếp xúc, có nguy cơ lây lan cao.

{keywords}
TP Phan Thiết sẽ giãn cách toàn xã hội từ 0h ngày 2/8

Đồng thời, khẩn trương xác định nguồn lây, rà soát, truy vết tất cả các trường hợp có tiếp xúc với các ca nghi nhiễm, lấy mẫu xét nghiệm, thực hiện cách ly y tế và quản lý chặt chẽ theo đúng quy định. Tiến hành khử khuẩn các khu vực có liên quan.

Trước đó ngày 15/7, thị xã La Gi (Bình Thuận) cũng áp dụng giãn cách xã hội 14 ngày theo Chỉ thị 16 và sau đó ngày 29/7 tiếp tục gia hạn thêm 14 ngày.

{keywords}
Ông Lê Tuấn Phong (thứ hai bên trái), Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận chỉ đạo lãnh đạo TP Phan Thiết công tác chốt chặn kiểm soát dịch

Theo Sở Y tế Bình Thuận, toàn tỉnh đã ghi nhận 601 ca mắc trong đợt dịch thứ 4 này (cụ thể: La Gi: 503, Tánh Linh: 27, Hàm Tân: 17, Tuy Phong: 13, Phan Thiết: 12, Đức Linh: 09, Hàm Thuận Nam: 09, Hàm Thuận Bắc: 06, Bắc Bình: 05). Hiện có 566 ca đang được điều trị tại cơ sở y tế, 35 ca đã điều trị khỏi và xuất viện.

Lê Huân

Giãn cách xã hội toàn thị xã La Gi theo Chỉ thị 16 từ 0h ngày 15/7

Giãn cách xã hội toàn thị xã La Gi theo Chỉ thị 16 từ 0h ngày 15/7

Chiều tối nay (14/7), UBND tỉnh Bình Thuận có thông báo áp dụng Chỉ thị 16 với thị xã La Gi do diễn biến dịch phức tạp.



Theo Báo VietNamNet

Cả gia đình đi xe ba gác về Nghệ An bị tai nạn thương tâm ở Bình Thuận

Vụ tai nạn xảy ra ngay tại chốt kiểm dịch Hàm Tân (Bình Thuận) khiến 1 người chết, 4 người còn lại trong một gia đình và 2 cán bộ công an bị thương.

Khoảng 23h ngày 31/7, một gia đình gồm 5 người, chất đầy đồ đạc đi trên xe ba gác để về quê ở Nghệ An.

Khi đến vị trí Km 1770+300 QL1 thuộc xã Tân Đức, huyện Hàm Tân (cạnh chốt kiểm dịch Covid-19 của Bình Thuận) thì xảy ra va chạm với xe tải biển số 29H-201.80 lưu thông cùng chiều.

Cú va chạm làm xe ba gác văng vào rạp mái che của chốt kiểm dịch Covid-19 bên lề đường.

Vụ tai nạn khiến em Trương Xuân Th. (15 tuổi, quê Nghệ An) tử vong tại chỗ, 4 người ngồi trên xe ba gác bị thương.

{keywords}
Hiện trường vụ tai nạn

Xe ba gác sau va chạm với xe tải văng vào chốt kiểm dịch khiến 2 chiến sĩ CSGT (Công an huyện Hàm Tân) đang làm nhiệm vụ tại đây bị thương.

Ngay trong đêm, một chiến sĩ đã được chuyển viện vào TP.HCM cấp cứu. Những người bị thương được đưa đi cấp cứu tại BVĐK Bình Thuận.

Qua xét nghiệm nhanh, tài xế chiếc xe tải biển số 29H-201.80 cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

Lê Huân

Hai người phụ nữ và 3 cháu nhỏ bị chồng 'bỏ quên' đã lên tàu về quê

Hai người phụ nữ và 3 cháu nhỏ bị chồng 'bỏ quên' đã lên tàu về quê

Sau khi được chính quyền huyện Phong Điền (tỉnh TT-Huế) mua vé tàu và hỗ trợ tiền đi đường, 2 người phụ nữ cùng 3 cháu nhỏ đã lên tàu ra Nghệ An vào rạng sáng nay.  



Theo Báo VietNamNet

Phú Yên đón 450 công dân từ phía Nam về quê

450 công dân Phú Yên từ các tỉnh phía Nam đã được đón về đến TP Tuy Hòa trong sáng nay (1/8). 

Sở GTVT Phú Yên cho biết, đây là đợt thứ 3 đón công dân Phú Yên đăng ký về quê, đến nay đã thực hiện đón được trên 1.100 người.

Tỉnh Phú Yên cũng đang tiến hành lập danh sách người dân Phú Yên làm việc ở các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai có nhu cầu về quê để tổ chức đón trong thời gian sớm nhất.

Theo danh sách đăng ký với Hội đồng hương Phú Yên tại TP.HCM, đến nay, hơn 11.200 người Phú Yên có nguyện vọng về quê.

Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Trần Hữu Thế nhìn nhận, việc đưa người dân từ phía Nam về quê là trách nhiệm, nghĩa vụ, chia sẻ áp lực với TP.HCM trong công tác phòng chống Covid-19 giai đoạn hiện nay. Những công dân đón về quê đều được cách ly y tế và giám sát theo quy định.

{keywords}
Công dân về tới Phú Yên được xếp hàng chờ xét nghiệm 
{keywords}
Sau 3 đợt, đến nay Phú Yên đã đón được hơn 1.100 người dân

Tỉnh Phú Yên cũng đang tính toán thuê các chuyến tàu hỏa và vận động các doanh nghiệp vận tải của tỉnh tham gia hỗ trợ để nhanh chóng đưa người dân có nguyện vọng từ TP.HCM và các tỉnh phía Nam về quê. Phấn đấu mỗi đợt có thể đưa khoảng 1.000 người về quê.

7.500 người muốn về quê cách ly trả phí, chờ Quảng Ngãi phản hồi

7.500 người muốn về quê cách ly trả phí, chờ Quảng Ngãi phản hồi

Trong khi, TP.HCM đề nghị các địa phương cùng phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân có nguyện vọng được về quê thì một số địa phương "đóng cửa" tạm thời không đón đồng hương về.

Trâm Trân



Theo Báo VietNamNet

Ăn uống ngày giãn cách

Ngày giãn cách có bao nhiêu chuyện để nói để quan tâm và chuyện nào cũng trở nên cấp thiết, quan trọng. Nhưng tôi nghĩ chuyện ăn uống thế nào mới là điều hệ trọng nhất nhì bởi đó là nhu cầu sống thiết yếu của con người.

Đừng nghĩ cái chuyện ăn sự uống là nhỏ kiểu như “miếng ăn quá khẩu thành tàn” như quan niệm thông thường xưa nay.

Trước đợt giãn cách theo Chỉ thị 15 và 16 áp dụng với Hà Nội, tôi có chuyến đi dài ngày để sáng tác ở một khu nhà vườn ở mạn Sóc Sơn. Anh bạn luật sư chủ nhà vốn là bạn học mấy chục năm của tôi, con cái đã lớn ở riêng và vợ đang ở thành phố nên mọi sinh hoạt bếp núc lo cho bữa ăn hàng ngày anh đều phải chủ động. Tôi vốn quen nếp sinh hoạt cũ ở nhà không đụng chân tay bất cứ việc gì nên việc nấu nướng hoàn toàn mù tịt.

Hàng ngày vị luật sư vẫn đến văn phòng ở thành phố nên anh dạy tôi cách sử dụng bếp, hướng dẫn mọi cách thức để tôi có thể tự nấu ăn được khi anh đi vắng. Từ nhỏ đến giờ chưa phải làm bếp nên tôi cực kỳ lúng túng. Nhưng nói gì thì nói, người Việt luôn là những người nhanh nhạy thích ứng hoàn cảnh và tôi cũng không ngoài quy luật ấy.

Tôi học rất nhanh. Thức ăn cũng chả khó. Ăn xong rửa bát là thứ công việc tôi ngại nhất nhưng rồi cũng phải làm vì chẳng có ai làm hộ. Xong.

{keywords}

Vị luật sư dẫn tôi ra chợ chỉ dẫn cách thức chợ búa. Hàng rau, hàng thịt, hàng cá, hàng dưa cà mắm muối, hoa quả. Đồ ăn sáng, bánh cuốn, bánh giò, bánh mỳ, xôi… từng hàng rành rẽ. Tôi được cái tinh ranh nên nhập tâm tốt chỉ vài buổi chợ đã thông thạo và quen thân với cánh buôn bán ở chợ, chuyện như pháo rang. Lần đầu đi chợ lại là chợ quê cũng thấy thinh thích và thật sự thấy giá cả rất rẻ và hàng hóa tươi ngon. Mới biết sống ở nông thôn thật thú. Lâu nay cứ cố chen chúc thành phố chật chội là vô cùng dại dột. Ai có điều kiện nên kiếm ngôi nhà vùng ven đô để ở đảm bảo sướng.

Vậy là với bữa ăn ngày giãn cách tôi đã hoàn toàn chủ động được. Chỉ có một trục trặc nho nhỏ là anh chủ nhà vốn cũng chả tài giỏi bếp núc gì chỉ là hoàn cảnh tạo nên cho anh thói quen ấy mà thôi nên anh ăn uống theo sở thích của mình, tinh món luộc. Kiểu như luộc thịt xong thì thả mướp, bí hay rau vào nấu lên là xong. Vì vậy kinh nghiệm anh truyền dạy cho tôi chỉ nhõn có thế. Chao ôi được vài bữa tôi ngán món luộc nấu kinh điển đó của anh đến tận cổ. Tôi bèn tìm cách thay đổi.

Thời buổi công nghệ, tôi vào mạng tìm hiểu. Thế giới bếp núc thật vĩ đại. Tôi học được các món từ những đầu bếp cả nổi tiếng lẫn vô danh. Ăn uống thực chất cũng đòi hỏi sáng tạo vậy là tôi hứng khởi sáng tác những món tôi tìm hiểu được. Chỉ thị 16 được thành phố áp dụng, anh bạn luật sư phải nghỉ một số ngày ở nhà vì lịch làm việc đảo lộn ngạc nhiên khi thấy tôi thi triển những món xào, rán kỳ công. Tôi kho được thịt, trứng kiểu truyền thống. Những món khó như sốt vang, riêu cá, giả cầy… tôi làm ngon bơ. Anh bạn tròn mắt ngạc nhiên rồi kết luận chắc khừ, ông có tâm hồn ăn uống và cực năng khiếu bếp núc, lâu nay ông chỉ là lười quen ăn sẵn nên dốt vậy thôi. Tôi sướng phổng mũi.

Ở quê vườn tược rộng rãi nên anh bạn có điều kiện ngâm trữ rượu. Vô số chum vò rượu nấu lâu niên. Lâu nay cứ miết món rượu tây nên bỏ quên rượu ta, công nhận  ngon và rẻ. Vậy là trong thời gian giãn cách, chúng tôi đều có những bữa ăn tuy đơn sơ nhưng ngon lành như đại tiệc có đủ rượu các loại đánh chén tưng bừng. Tính ra bữa ăn quê thậm chí chỉ ngang bằng bữa ăn thành phố ngoài quán bình dân nơi dân văn phòng và lao động tự do lựa chọn hàng ngày. Quá lợi lạc và còn điều này, không chỉ tôi còn vô số người khác nữa, cái sự giãn cách chẳng ai muốn lại là cơ hội để bản thân có những thay đổi thích nghi rất đáng khuyến khích. Như tôi là khả năng bếp núc đã trở nên có thiên hướng phát triển thành đầu bếp thiện nghệ.

{keywords}

Đang dịch dã nói chuyện ăn uống e có phần nào thiếu tế nhị nhưng chủ đề bài là như vậy thì cũng phải viết cho trọn ý. Ở làng nhờ có việc không cấm chợ dân sinh nên hầu như ngôi làng tôi đang tá túc mọi sinh hoạt không hề bị đảo lộn. Chỉ có những đám như giỗ chạp, hiếu hỷ là bị hạn chế. Cũng phải, tuân thủ giãn cách người nông thôn thực hiện tốt có lẽ hơn người thành phố. Chiều chạng vạng trong làng không còn cảnh khói bếp rơm rạ thơ mộng như xưa nhưng mùi xào nấu rộn rã tỏa hương cũng đủ gợi sự êm đềm làng quê thanh bình.

Có điều này suy từ nhà tôi đến nhà anh bạn, tôi thấy đều có tủ lạnh và thêm tủ cấp đông trữ thức ăn. Có thể giải thích là một thời dân ta bị nạn thực phẩm bẩn hoành hành nên nhà nào cũng cố gắng tìm nguồn thức ăn sạch, đảm bảo hơn. Bởi thế mới phát sinh thêm tủ cấp đông để trữ thức ăn sạch. Tỷ như đụng nhau con lợn quê nuôi cám bã không thức ăn công nghiệp để cất ăn dần trong tủ đông. Nhờ vậy nên khi có dịch khi phải giãn cách thì cái tủ cấp đông kia là vô cùng tiện dụng. Chỗ trùng hợp này quả thật rất thú vị.

Hàng ngày đọc tin thấy một số vùng phong tỏa, giãn cách có không ít người dân lao động không có tài chính tích trữ nên bị lao đao vì bữa ăn hàng ngày. Đó là những nơi dịch nặng nề, các chợ đầu mối, dân sinh bị phong tỏa nên nguồn thực phẩm, lương thực cung ứng không kịp, không đầy đủ. Bữa ăn của dân ta lâu nay được nâng cao chất lượng nên dù là dân nghèo thì cũng vẫn đủ rau thịt cá sinh tồn, giờ dịch dã mới thấy hết bữa ăn là quan trọng như nào. Còn may là dân ta vốn trọng đạo nghĩa “lá lành đùm lá rách” nên trong dịch mới xuất hiện những đội quân cứu trợ tương thân tương ái, san sẻ nhau từng bữa ăn thật đáng trân trọng.

Chuyện ăn uống ngày giãn cách quả thật bây giờ là chuyện hệ trọng hơn nhiều lần với cái nghĩa ăn uống thông thường và nó là chuyện lớn cần phải được quan tâm, giải quyết. Nói gì thì nói, chính sách chỉ đạo của chính quyền từng nơi là quyết sách đảm bảo được bữa ăn cho dân hay không. Hy vọng bằng quyết sách nhạy bén của từng địa phương, với những điều chỉnh hợp lý, người dân vẫn đảm bảo có những bữa ăn phù hợp với hoàn cảnh để vượt qua đại dịch.

Viết đến đây tự nhiên tôi nhớ lại hình ảnh phát trên VTV hôm rồi. Từng đoàn người rồng rắn đi xe máy rời thành phố Sài Gòn tránh dịch về quê đi qua các địa phương được bao bọc dù chỉ là bữa ăn tạm và chai nước uống. Hình ảnh giản dị, chân thực gieo vào tôi sự xúc động rất đỗi ấm lòng.

Giãn cách rồi sẽ hết, đại dịch rồi sẽ qua nhưng những hình ảnh như tôi vừa kể chắc chắn sẽ còn đọng lại trong tâm trí nhiều người như một dấu ấn khó quên về tình nghĩa đồng bào trong cơn hoạn nạn. Không hề nhỏ, sự ăn uống ngày giãn cách.

Nhà văn Phạm Ngọc Tiến



Theo Báo VietNamNet

Chính thức bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học với công chức hành chính

Nhiều chính sách, quy định mới đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bắt đầu có hiệu lực từ tháng 8. Trong đó, không còn yêu cầu chứng chỉ về trình độ ngoại ngữ và tin học đối với công chức hành chính, văn thư.

Bỏ yêu cầu chứng chỉ về trình độ ngoại ngữ và tin học 

Thông tư số 02/2021 của Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư, có hiệu lực từ hôm nay (1/8).

Tất các cả ngạch công chức chuyên ngành hành chính và văn thư không còn yêu cầu chứng chỉ về trình độ ngoại ngữ và tin học trong tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng.

{keywords}
Công chức thi tuyển vào Bộ Nội vụ. Ảnh minh họa

Thay vào đó, chỉ còn yêu cầu có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ ở trình độ phù hợp, tùy theo yêu cầu trong tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của từng ngạch.

Việc thay đổi này nhằm tiết kiệm chi phí cho xã hội, ước tính giúp đội ngũ công chức giảm được 1.000 tỷ đồng từ việc đi học để lấy chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.

Điều chỉnh nâng bậc lương

Từ ngày 15/8, Thông tư 03/2021/TT-BNV của Bộ Nội vụ về điều chỉnh vấn đề nâng bậc lương của cán bộ, công chức, viên chức có hiệu lực.

Thời gian cán bộ, công chức, viên chức tham gia phục vụ tại ngũ theo Luật Nghĩa vụ quân sự được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên.

Ngược lại, bổ sung thêm một số trường hợp không tính để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm thời gian đào ngũ; thời gian thử thách khi hưởng án treo; thời gian nghỉ công tác chờ tuổi nghỉ hưu.

Tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên đối với cán bộ, công chức cũng được thay đổi. Theo đó, cán bộ, công chức được đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên mới được nâng bậc lương thường xuyên.

Trước đây là mức đánh giá “hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế năng lực” cũng thuộc diện được nâng bậc lương.

3 trường hợp bị dừng nhận trợ cấp xã hội

Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành Thông tư 02/2021 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 20/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

{keywords}
Người dân Hà Nội nhận trợ cấp trong đợt dịch Covid-19.

Sẽ siết chặt hơn hoạt động nhận trợ cấp xã hội của các đối tượng bảo trợ xã hội. 3 trường hợp bị dừng nhận trợ cấp xã hội, gồm:

Không nhận chế độ, chính sách liên tục từ 3 tháng trở lên.

Không chấp hành yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xác định lại mức độ khuyết tật, xác định lại điều kiện hưởng trợ giúp xã hội hoặc thông tin khác phục vụ công tác quản lý.

Người đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bị tạm giam từ 1 tháng trở lên.

Trước đây, Thông tư liên tịch 29/2014 của Bộ LĐ-TB&XH và Bộ Tài chính chỉ quy định tạm dừng chi trả trợ cấp với trường hợp đối tượng không nhận tiền trợ cấp do chết, mất tích hoặc chuyển khỏi địa bàn.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 8/8, nhưng các chế độ, chính sách quy định tại Thông tư này được áp dụng từ ngày 1/7.

Doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm không phải nộp thuế giá trị gia tăng và thu nhập cá nhân

Từ ngày 1/8, Thông tư 40/2021/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, có hiệu lực từ ngày 1/8.

Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN.

Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định.

Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN được xác định cho 1 người đại diện duy nhất của nhóm cá nhân, hộ gia đình trong năm tính thuế.

Mộc Miên

Tập trung nguồn lực để cải cách tiền lương từ 1/7/2022

Tập trung nguồn lực để cải cách tiền lương từ 1/7/2022

Quốc hội yêu cầu tập trung nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2022. Không sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư cho đầu tư xây dựng cơ bản và các mục đích khác.



Theo Báo VietNamNet

7 ngày giãn cách: Thời gian vàng còn lại của Hà Nội để dập dịch

Hà Nội không được chủ quan trong 7 ngày giãn cách xã hội còn lại, phải thực hiện thật nghiêm ở mọi nơi, mọi lúc thì mới có điều kiện để khoanh vùng, bóc tách hết mầm bệnh còn tiềm ẩn ra khỏi cộng đồng, chiến thắng Covid-19.

Sau 8 ngày Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội toàn thành phố, tình hình phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn có chuyển biến tích cực, nhưng số ca mắc trong cộng đồng vẫn cao và chưa rõ nguồn lây, nhiều ca không có biểu hiện dịch tễ. 

{keywords}
Bộ Tư lệnh Thủ đô phun khử khuẩn quanh hồ Gươm. Ảnh: Phạm Hải

Tính từ ngày 29/4/2021 đến chiều tối 31/7, Hà Nội đã ghi nhận 1.174 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 (riêng từ ngày 5/7 đến nay là 915 bệnh nhân), trong đó 700 trường hợp tại cộng đồng và 474 trường hợp tại khu cách ly.

Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, trước mắt, thời gian giãn cách là 15 ngày, tuỳ mức độ kiểm soát dịch thành phố sẽ quyết định có gia hạn hay không. Đây là giải pháp mạnh phù hợp với tình hình thực tế, được dư luận nhân dân đồng tình, ủng hộ. 

Tuy nhiên, trong những ngày qua, còn có cơ quan, đơn vị, người dân có biểu hiện thực hiện chưa nghiêm. Người ra đường, đến nơi làm việc còn đông; còn có tình trạng đối phó, cố tình vi phạm. Một số nơi việc tổ chức triển khai chưa quyết liệt, thiếu kiểm tra, xử phạt chưa nghiêm. 

“Biện pháp đúng và trúng, nhưng thực hiện không nghiêm thì cũng làm giảm tác dụng. Nên trọng tâm bây giờ là phải thực hiện thật nghiêm nguyên tắc giãn cách xã hội ở mọi nơi, mọi lúc. Chỉ có như vậy mới có điều kiện để khoanh vùng, bóc tách hết mầm bệnh còn tiềm ẩn ra khỏi cộng đồng, chiến thắng Covid-19, trở lại trạng thái bình thường mới sớm nhất”, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh.

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đã ký ban hành Chỉ thị số 05-CT/TU về “Tăng cường trách nhiệm của hệ thống chính trị và người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp trong thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19". 

UBND TP Hà Nội cũng đã có văn bản hỏa tốc yêu cầu tất cả cán bộ công chức, viên chức, người lao động thuộc cơ quan, đơn vị (bao gồm các đơn vị trực thuộc) chấp hành việc giãn cách xã hội và quy định phòng, chống dịch bệnh Covid-19 gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.

Các cơ quan, đơn vị bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà, chỉ những trường hợp thực sự cần thiết mới đến làm việc trực tiếp tại công sở.

Chủ tịch Hà Nội cũng đã có yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã, phường, xã, thị trấn có thể áp dụng các biện pháp mạnh mẽ hơn Chỉ thị số 17 đối với địa bàn có nguy cơ cao. Đây là thẩm quyền đã được thành phố phân cấp cụ thể. 

Tránh “rào đường, rào phố” nhưng trong vẫn tiếp xúc đông người

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp Sự kiện Y tế công cộng Việt Nam, việc Hà Nội thực hiện giãn cách toàn thành phố là rất đúng. 

Song, dù đã thực hiện giãn cách được 8 ngày nhưng số ca mắc chưa thể thuyên giảm ngay được vì có các ca bệnh đã bị nhiễm từ trước. Bây giờ, Hà Nội xét nghiệm và phát hiện được các ca mắc vì thời gian ủ bệnh của vi rút SARS-CoV-2 là 14 ngày.

{keywords}
Người dân quay đầu xe khi gặp chốt cứng. Ảnh: Đoàn Bổng

Ông Phu cho biết, thời gian qua, thông qua việc giám sát các trường hợp ho sốt, không cần yếu tố dịch tễ thì Hà Nội cũng đã phát hiện các ổ dịch trong cộng đồng và rải rác ở khắp các quận huyện. Ông nhận định, những trường hợp ho sốt này chỉ là phần nổi của “tảng băng chìm”.

Ông đánh giá, mặc dù số ca mắc chưa thật cao như TP.HCM và các tỉnh phía Nam nhưng diễn biến dịch ở Hà Nội vẫn phức tạp.

Về nhận định Hà Nội sẽ đối mặt với "kịch bản" nào khi thực hiện nốt 7 ngày giãn cách xã hội, PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng, có thể tới đây, Hà Nội sẽ lấy mẫu rộng hơn ở xung quanh các ổ dịch, lấy mẫu ở khu công nghiệp, các chợ trên địa bàn… để đánh giá nguy cơ. Kết hợp với việc từ nay đến hết ngày giãn cách xã hội, tình hình dịch bệnh diễn ra thực tế thế nào thì mới có thể quyết định tiếp được.

“Nguyên tắc có nới cũng nới từ từ, nới hoạt động nào, khu vực nào, chỗ có nguy cơ cao thì chưa nới”, ông Phu nói.

Ông cũng lưu ý Hà Nội thời gian này không được chủ quan, phải thực hiện giãn cách thật chặt thì dịch mới không bùng phát được.

“Giãn cách để ngăn chặn sự tiếp xúc với người bệnh, chúng ta phải tận dụng những cơ hội này. Người dân cần thực hiện tốt các biện pháp của chính quyền. 

Còn giãn cách không nghiêm, rào đường, rào phố nhưng trong vẫn tiếp xúc đông người, vẫn đi lại thì dịch vẫn có thể bùng phát. Vì vậy chúng ta phải cảnh giác”, PGS.TS Trần Đắc Phu chia sẻ.

Để thực hiện Chỉ thị 17, các biện pháp siết chặt đảm bảo giãn cách được TP tăng cường, yêu cầu mẫu “giấy đi đường” chung áp dụng cho một số đối tượng đủ điều kiện lưu thông trên địa bàn TP trong thời gian giãn cách xã hội.

Ngoài các chốt kiểm soát do lực lượng công an thiết lập, các quận, huyện cũng huy động lực lượng tại chỗ lập các chốt kiểm soát tại các khu vực vùng lõi, khu dân cư, khu vực phong tỏa, nhiều ca F0.

Điển hình, để hạn chế người dân và các phương tiện ra ngoài trong trường hợp không thực sự cần thiết, phường Long Biên (quận Long Biên, Hà Nội) đã dựng nhiều chốt chặn, trong đó có chốt chặn "cứng" bằng container, tường gạch...

Hiện nay, nhiều quận huyện đã áp dụng mô hình phát phiếu đi chợ cho người dân để giảm thiểu tối đa lượng người đến chợ, tránh tập trung đông người.

Xác định tiêm chủng là giải pháp hàng đầu để phòng, chống Covid-19, thành phố đã xây dựng phương án để sẵn sàng triển khai tổ chức 1.200 dây chuyền tiêm, 100 tổ cấp cứu. 

Từ ngày 23/7 (ngày đầu tiên triển khai tiêm vắc xin đợt 6, 7) cho đến nay, thành phố đã tiêm được trên 576.000 mũi tiêm. Ngoài đối tượng tuyến đầu chống dịch, người dân ở các khu vực nguy cơ cao, bà con dân tộc ở vùng sâu vùng xa...cũng đã được tiêm vắc xin phòng ngừa Covid-19.

TP Hà Nội cũng chủ trương trưng dụng 10 dự án nhà tái định cư (bao gồm cả khuôn viên xung quanh các tòa chung cư) để sử dụng làm nơi cách ly, lập bệnh viện dã chiến. 

Bên cạnh đó, được sự chấp thuận về chủ trương của Chính phủ, UBND TP Hà Nội đã giao Bệnh viện ĐH Y Hà Nội xây dựng Bệnh viện dã chiến hồi sức điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng và nguy kịch, quy mô khoảng 500 giường bệnh tại phường Tam Trinh (quận Hoàng Mai). Dự kiến bệnh viện sẽ được xây dựng trong khoảng 1 tháng, hoàn thiện và đưa vào sử dụng cuối tháng 8.

Bí thư Hà Nội: Tuỳ mức độ kiểm soát dịch sẽ gia hạn giãn cách hay không

Bí thư Hà Nội: Tuỳ mức độ kiểm soát dịch sẽ gia hạn giãn cách hay không

Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, trọng tâm bây giờ là phải thực hiện thật nghiêm nguyên tắc giãn cách xã hội ở mọi nơi, mọi lúc. Chỉ có vậy mới có cơ hội chiến thắng Covid-19.

Hương Quỳnh

Hãy đóng góp cho Quỹ Vắc-xin phòng, chống Covid-19 của Chính phủ theo một trong các phương thức:
  • (i) Đóng góp trực tiếp qua website: http://quyvacxincovid19.gov.vn
  • (ii) Chuyển khoản qua các tài khoản ngân hàng của Quỹ. Xem chi tiết thông tin trên website: http://quyvacxincovid19.gov.vn
  • (iii) Soạn tin nhắn theo cú pháp: COVID NK gửi 1408, trong đó N là số bất kỳ trong khoảng từ 1 đến 2000, K là thể hiện đơn vị (nghìn đồng).


Theo Báo VietNamNet

Dự báo thời tiết hôm nay 1/8: Miền Bắc mưa giông vài nơi, Hà Nội có nắng

Dự báo thời tiết 1/8, nhiều nơi ở Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và giông rải rác với lượng mưa phổ biến từ 50-150mm/đợt, có nơi trên 200mm/đợt. 

Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ tại các tỉnh miền núi.

{keywords}
Hà Nội ngày có nắng

Từ Nghệ An đến Ninh Thuận có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-37 độ; riêng từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên có nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ từ 37-39 độ, có nơi trên 39 độ.

Nắng nóng ở khu vực Trung Bộ có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới.

Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to với lượng mưa 20-40mm/24h, có nơi trên 50mm/24h (thời gian mưa tập trung vào chiều tối và tối). Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Thời tiết các vùng ngày 1/8:

Phía Tây Bắc Bộ

Có mưa rào rải rác và giông vài nơi. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Nhiệt độ cao nhất 32-35 độ, riêng Lai Châu, Điện Biên 27-30 độ. Nhiệt độ thấp nhất 24-27 độ, có nơi dưới 23 độ.

Phía Đông Bắc Bộ

Có mưa rào rải rác và giông vài nơi. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Nhiệt độ thấp nhất 26-29 độ, vùng núi có nơi dưới 25 độ. Nhiệt độ cao nhất 32-35 độ, có nơi trên 35 độ.

Hà Nội

Ngày trời nắng, chiều tối có lúc có mưa rào và giông, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Nhiệt độ cao nhất 33-35 độ; thấp nhất 27-29 độ.

Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế

Ngày nắng nóng, phía Nam có nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt; chiều tối và đêm có mưa rào và giông vài nơi. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Nhiệt độ cao nhất 35-38 độ, có nơi trên 38 độ; thấp nhất 26-29 độ.

Đà Nẵng đến Bình Thuận

Ngày nắng nóng, riêng phía Bắc có nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt. Nhiệt độ cao nhất 34-37 độ, phía Bắc 37-39 độ, có nơi trên 39 độ. Nhiệt độ thấp nhất 26-29 độ, có nơi trên 29 độ.

Tây Nguyên

Ngày nắng; chiều tối và tối có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Nhiệt độ cao nhất 28-31 độ, có nơi trên 32 độ; thấp nhất 20-23 độ.

Nam Bộ

Ngày nắng; chiều tối và tối có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Nhiệt độ cao nhất 30-33 độ; thấp nhất 24-27 độ.

Bắc Bộ có nhiều ngày nắng nóng từ nay đến tháng 8

Bắc Bộ có nhiều ngày nắng nóng từ nay đến tháng 8

Bắc Bộ và Trung Bộ từ giờ đến tháng 8 còn nhiều ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt đến đặc biệt gay gắt.

Hương Quỳnh



Theo Báo VietNamNet

Sự minh bạch và nhân văn trong các giải pháp chống dịch mới

Có thể thấy rõ sự quyết liệt, nhân văn và minh bạch của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong những giải pháp chống dịch vừa được đưa ra.

Trước những diễn tiến nhanh chóng của dịch bệnh, các giải pháp được Chính phủ, Thủ tướng ban hành liên tiếp để ứng phó với sự phức tạp đó. Có thể thấy rõ sự quyết liệt, nhân văn và minh bạch của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong những giải pháp chống dịch vừa được đưa ra.

Quyết liệt và nhân văn

Chiều 31/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký ban hành Nghị quyết số 83/NQ-CP của Chính phủ thống nhất phương án hỗ trợ giảm tiền điện, giảm giá điện cho các khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng của dịch COVID-19. Theo nghị quyết này, toàn bộ các hộ gia đình sử dụng điện sinh hoạt được giảm từ 10 đến 15% tiền điện trong hai tháng tùy theo mức độ sử dụng.Ước tính, tổng số tiền mà các hộ được giảm vào khoảng 2.500 tỷ đồng. Không những vậy, nghị quyết này còn miễn toàn bộ tiền điện cho các cơ sở cách ly tập trung.

Đây là lần thứ tư, việc miễn, giảm tiền điện được Chính phủ thực thi kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát.

{keywords}
 Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: Nhật Bắc

Ngay sau đó, trong công điện khẩn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố cùng các bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ về phòng, chống dịch Covid-19, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu kiểm soát nghiêm ngặt và thực hiện ngay các biện pháp hỗ trợ cần thiết về đời sống, y tế để người dân an tâm “ai ở đâu ở đấy”. Tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi nơi cư trú từ sau ngày 31 tháng 7 năm 2021 tới khi hết giãn cách.

Lãnh đạo tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để người dân tự ý di chuyển ra khỏi địa phương mình. Đối với người dân đã rời khỏi tỉnh xuất phát đến địa bàn tỉnh khác, các tỉnh liên quan phải tổ chức đón, đưa về địa phương đích đến bảo đảm an toàn. Tổ chức xét nghiệm, vận chuyển bằng xe ca (có thể bố trí xe tải chở theo xe gắn máy của người dân nếu người dân di chuyển bằng xe gắn máy). Thực hiện bàn giao đầy đủ, tổ chức cách ly, giám sát y tế theo đúng quy định, không để dịch bệnh lây lan.

Song song với việc đó, Thủ tướng yêu cầu hỗ trợ cung cấp ngay, đủ lương thực, thực phẩm cho tất cả những người lao động nghèo, mất thu nhập, không còn dự trữ. Không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc. Tổ chức hỗ trợ y tế cần thiết cho mọi người dân. Hỗ trợ người dân tỉnh mình đang ở TP.HCM và các tỉnh đang có dịch diễn biến phức tạp, có số lượng ca mắc lớn.

Chỉ sau đó ít phút, Bí thư Quảng Bình đã có ngay thư gửi bà con tỉnh này đang sinh sống ở TP.HCM và một số tỉnh phía Nam. Trong thư, Bí thư Quảng Bình đề nghị, bà con tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, sự điều hành của chính quyền TP.HCM và các tỉnh phía Nam. Đề nghị bà con nghiêm túc thực hiện các quy định của Chính phủ về giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ. Quảng Bình cũng lập tức hỗ trợ mỗi hộ 1 triệu đồng.

Việc chỉ đạo “ai ở đâu ở đó” được ban hành đi kèm yêu cầu không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc cùng với sự chu đáo trong việc tổ chức đưa, đón an toàn những người dân đã rời khỏi nơi cư trú trên đường về quê là cực kỳ cấp thiết và nhân văn. Bởi không những khiến cho tất cả người dân dù khó khăn đến đâu cũng cảm thấy yên tâm mà còn giải thoát cho một loạt tỉnh, thành trước việc đón hay không đón người dân tỉnh mình trở về. Quyết định này còn trực tiếp giảm giảm nguy cơ lây nhiễm dịch sang các địa phương khác.

Cũng trong công điện, Thủ tướng cũng đặc biệt lưu ý đến việc rà soát, đề xuất bổ sung chế độ, chính sách phù hợp đối với đội ngũ cán bộ y tế và các lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch. Ông giao Bộ Y tế phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện sớm việc này.

Việc cấp bách hàng đầu hiện nay là tiêm vắc xin cũng được Thủ tướng chỉ rõ, tổ chức tiêm vắc xin nhanh, đúng đối tượng, an toàn, hiệu quả, không để vắc xin hết hạn. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng xin cho, lựa chọn vắc xin, lợi dụng chức trách để tiêm cho người không đúng đối tượng và các tiêu cực khác trong việc tiêm vắc xin.

Minh bạch

Ngày 30/7, khi chủ trì Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với 63 tỉnh, thành phố để thực hiện ngay các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 theo Nghị quyết kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp tục yêu cầu đẩy mạnh công tác truyền thông theo nguyên tắc công khai, minh bạch, nhân đạo, khoa học, kịp thời.

Một ngày sau đó, tại công điện 1063/CĐ-TTg, thêm một lần Thủ tướng chỉ đạo Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn, chỉ đạo, công khai, minh bạch và kịp thời mọi thông tin về phòng, chống dịch để nhân dân biết, ủng hộ và tích cực tham gia, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

{keywords}
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Chính phủ với 63 tỉnh, thành phố để triển khai Nghị quyết của Quốc hội về thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19. Ảnh: Nhật Bắc

Trong lúc dịch bệnh phức tạp, gây áp lực lên toàn dân và cả hệ thống chính trị, thực hiện việc công khai, minh bạch mọi thông tin là sự dũng cảm và vô cùng cần thiết. Không có thông tin chính xác thì không chỉ tạo tâm lý nghi ngờ, tạo sự chủ quan mà còn khiến các giải pháp khó đúng và trúng.

Ngày cuối cùng của tháng Bảy, nước ta ghi nhận 8.620 ca, nâng tổng số ca nhiễm trong nước từ ngày 27/4 đến nay lên 141.826 tại 62 tỉnh thành. Cùng ngày, Bộ Y tế công bố 3.250 người khỏi bệnh và 145 ca tử vong.

Kể từ khi dịch bùng phát từ đầu năm 2020 đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 145.633 ca nhiễm, 38.734 người khỏi bệnh, 105.597 bệnh nhân đang điều trị và 1.306 ca tử vong.

Rõ ràng, đám mây đen COVID-19 đã phủ nghịch cảnh lên cuộc sống của chúng ta. Thách thức là không nhỏ nhưng với sự chỉ đạo, những việc làm thiết thực, vừa quyết liệt, vừa nhân văn cùng với sự minh bạch, mỗi người dân Việt Nam hoàn toàn có thể tin tưởng bình minh của cuộc sống bình thường sớm trở lại trên đất nước ta như Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nói.

Thủ tướng yêu cầu 19 tỉnh phía Nam tiếp tục giãn cách xã hội thêm 14 ngày

Thủ tướng yêu cầu 19 tỉnh phía Nam tiếp tục giãn cách xã hội thêm 14 ngày

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 thêm 14 ngày với 19 tỉnh đang thực hiện; tuyệt đối không để người dân rời nơi cư trú từ sau ngày 31/7.  

B.N



Theo Báo VietNamNet

Bình Thuận đề nghị cung cấp danh sách người về từ Đồng Nai

Trước việc CSGT Đồng Nai dẫn đoàn người về quê qua Bình Thuận gây ảnh hưởng đến phòng chống dịch, UBND tỉnh Bình Thuận đã ra văn bản hỏa tốc.

Ngày 31/7, xe dẫn đường của CSGT Công an tỉnh Đồng Nai thực hiện việc đưa dẫn đoàn công nhân người Ninh Thuận, Bình Thuận về quê với hơn 1.000 người, phương tiện là xe máy và xe ô tô. Trong đó, số người về tỉnh Bình Thuận bằng xe máy sau khi theo đoàn vào địa phận tỉnh Bình Thuận đã tự tách ra và đi về các địa phương trong tỉnh mà không có sự kiểm soát, quản lý của các cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận.

{keywords}
Bình Thuận yêu cầu CSGT Đồng Nai dừng dẫn đoàn người về quê qua tỉnh

Trong thời gian qua, tỉnh Bình Thuận đã chỉ đạo chốt kiểm soát dịch Covid-19 tại giáp ranh tỉnh Đồng Nai thực hiện nghiêm việc kiểm soát người, phương tiện vào tỉnh; phải thực hiện khai báo y tế và phải cách ly tập trung 14 ngày nếu đến/về từ các tỉnh, thành đang áp dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg.

Việc tổ chức và dẫn đoàn như trên mà không thông báo, phối hợp dẫn đến người từ tỉnh Đồng Nai về tỉnh Bình Thuận bằng xe máy không được kiểm soát chặt chẽ, gây nguy cơ lây lan dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Bình Thuận rất cao, nhiều người về tỉnh Bình Thuận đã không khai báo y tế để cách ly theo quy định.

Để đảm bảo thực hiện nghiêm nguyên tắc tại Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1063/CĐ-TTg ngày 31/7/2021, UBND tỉnh Bình Thuận đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai dừng thực hiện việc dẫn, đưa đoàn người về bằng xe máy và ngang qua tỉnh Bình Thuận khi chưa có sự thỏa thuận, thống nhất giữa hai tỉnh.

Đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các cơ quan chức năng cung cấp ngay toàn bộ danh sách người từ tỉnh Đồng Nai về tỉnh Bình Thuận cho lãnh đạo Công an Bình Thuận trước ngày 2/8.

Lê Huân

Phú Yên đón toàn bộ công dân ở các tỉnh phía Nam về quê

Phú Yên đón toàn bộ công dân ở các tỉnh phía Nam về quê

Các đơn vị của tỉnh Phú Yên được giao nhiệm vụ khẩn trương thực hiện phương án đưa toàn bộ người dân ở các tỉnh phía Nam về quê trong thời gian sớm nhất.



Theo Báo VietNamNet