Thứ Ba, 1 tháng 6, 2021

Người dân khắp nơi vật lộn trong nắng nóng hơn 40 độ

Những ngày này, Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, miền Trung đang trải qua hình thái thời tiết rất khắc nghiệt khi nhiệt độ nhiều nơi cao hơn 40 độ.

Theo dự báo thời tiết đợt nắng nóng còn tiếp diễn trong những ngày tới.

Tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (1/6), ở khu vực Sơn La, Hòa Bình, trung du và đồng bằng Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt. 

Nhiệt độ cao nhất của các vùng trên phổ biến 37-40 độ, có nơi trên 40 độ như: Phù Yên (Sơn La), Lạc Sơn (Hòa Bình), Láng (Hà Nội), Tĩnh Gia (Thanh Hóa), Đô Lương (Nghệ An), Đông Hà (Quảng Trị), Ba Tơ (Quảng Ngãi),….

Tại Hà Nội: Nắng nóng từ sáng sớm và lên đến đỉnh vào thời điểm giữa trưa khiến người dân Thủ đô phải chật vật tìm cách đối phó...  

{keywords}
 Người lao động tham gia giao thông bịt bít kín mít tránh nắng nóng
{keywords}
Người Hà Nội chống chọi dưới nắng nóng hơn 40 độ
{keywords}
 Xe ôm công nghệ tranh thủ nghỉ chân sau mỗi chuyến xe

Tại Đà Nẵng: Gần 1 tuần qua nắng nóng gay gắt, nhiệt độ hơn 40 độ C vào thời điểm buổi trưa khiến sinh hoạt của người dân bị đảo lộn.

Để chống chọi với cái nóng gay gắt, người dân khi đi ra ngoài đường mặc áo chống nắng, bịt kín khẩu trang, đeo kính râm...Người dân cũng hạn chế ra đường khi không có việc cần thiết.

Vào buổi trưa, nhiều công nhân tìm đến các gầm cầu bắc qua sông Hàn, cầu vượt ngã Ba Huế, để trốn nắng.

Anh Nguyễn Thanh Tuấn chủ thầu xây dựng trên đường Nguyễn Tất Thành cho biết, thời tiết quá nóng khiến công nhân xây dựng gặp nhiều khó khăn, mất sức. Để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe anh cho công nhân làm việc sớm vào buổi sáng bắt đầu từ 6h đến 10h30, buổi chiều từ 14h đến 17h30.

{keywords}
Thợ chụp ảnh ở cầu Rồng căng dù che nắng lúc 11h
{keywords}
“Thời tiết quá nóng, chúng tôi làm việc gặp vô vàn khó khăn, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe”, ông Lê Hùng nói.
{keywords}
Người dân bịt kín khẩu trang khi ra đường
{keywords}
Nền nhiệt ngoài trời lúc 12h ở Đà Nẵng rất cao, cảm giác như 46 độ và cảnh báo chỉ số tia UV cao
{keywords}
Người lao động ở Đà Nẵng làm việc dưới nền nhiệt cao
{keywords}
{keywords}
Người dân tìm đến gầm cầu để nghỉ trưa
{keywords}

(...Tiếp tục cập nhật)

Phạm Hải - Hồ Giáp
 



Theo Báo VietNamNet

Chính thức thu phí BOT đường tránh QL10 Thái Bình

6h sáng nay (1/6), trạm thu phí Km72+800 tuyến tránh Đông Hưng, QL10, tỉnh Thái Bình đã được Công ty TASCO 6 chính thức thu phí.

Dự án thu phí để hoàn vốn cho dự án đầu tư bổ sung tuyến tránh thị trấn Đông Hưng  và dự án cải tạo, nâng cấp QL 10 đoạn (Km92+900-Km98+400) từ cầu Tân Đệ đến cầu La Uyên.

Theo đó, trạm thu phí gồm 4 làn hoạt động theo công nghệ thu phí không dừng (ETC) đúng tiêu chuẩn quy định của Bộ GTVT.

Mức giá sử dụng dịch vụ đường bộ tại trạm thu phí Đông Hưng, phạm vi giảm và đối tượng được giảm giá thực hiện theo chỉ đạo của Bộ GTVT.

{keywords}
BOT tuyến tránh Đông Hưng, QL10 chính thức thu phí

Mức giá thấp nhất là 20.000 đồng/lượt đối với xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn; các loại xe buýt vận tải khách công cộng và cao nhất là 120.000/lượt với xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên; xe chở hàng bằng container 40feet.

Doanh nghiệp dự án cũng đưa ra mức giảm giá cho các chủ xe tại 4 xã nơi có dự án đi qua gồm Đông Các, Đông Hợp, Đông La và Đông Sơn của huyện Đông Hưng. Trong đó, giảm 100% giá vé các phương tiện không sử dụng vào mục đích để kinh doanh; các phương tiện khác giảm 50% giá vé; các loại xe buýt nội tỉnh giảm 100% giá vé.

Theo lãnh đạo TASCO 6, trong sáng nay, các phương tiện lưu thông qua trạm đã nghiêm chỉnh chấp hành theo đúng quy định pháp luật và đồng thuận với việc doanh nghiệp triển khai thu phí dự án, đảm bảo an toàn giao thông, không để xảy ra mất an ninh trật tự.

Dự án đầu tư tuyến tránh thị trấn Đông Hưng do TASCO 6 đầu tư, được Chính phủ phê duyệt bổ sung vào dự án BOT quốc lộ 10 qua Thái Bình từ năm 2015. Dự án được khởi công năm 2019, hoàn thành tháng 3/2020.

QL 10 là tuyến huyết mạch giữa Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng. Tuy nhiên, đoạn đi qua thị trấn Đông Hưng thường xuyên ùn tắc cục bộ, mất an toàn giao thông, không đáp ứng nhu cầu vận tải. Sau khi tuyến đường được mở rộng, phương tiện đi lại an toàn, thuận lợi hơn.

Từ 1/6, thu phí BOT đường tránh Đông Hưng Quốc lộ 10 tỉnh Thái Bình

Từ 1/6, thu phí BOT đường tránh Đông Hưng Quốc lộ 10 tỉnh Thái Bình

Từ 1/6 tới bắt đầu cho phép tổ chức thu phí BOT tại trạm Km72+800 tuyến tránh thị trấn Đông Hưng, QL10, tỉnh Thái Bình.

Vũ Điệp 



Theo Báo VietNamNet

Phong tỏa chợ Phú Nhuận và ba con hẻm vì liên quan ca nghi nhiễm Covid-19

Chợ Phú Nhuận dừng hoạt động, lực lượng chức năng kéo dây phong tỏa khu vực và 3 con hẻm liền kề để tiến hành các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.

Sáng 1/6, chính quyền quận Phú Nhuận, TP.HCM phong tỏa chợ Phú Nhuận và 3 con hẻm xung quanh.

Việc phong tỏa được tiến hành ngay sau khi khu vực chợ này có 1 trường hợp nghi mắc Covid-19.

{keywords}
Thông báo tạm ngưng hoạt động chợ Phú Nhuận

Công an, dân phố đã thiết lập hàng rào chắn phong tỏa chợ Phú Nhuận, đường Ngô Thời Nhiệm và 2 con hẻm trên đường Cao Thắng, phường 17, quận Phú Nhuận.

Khu vực phong tỏa gồm chợ Phú Nhuận với 290 tiểu thương và 160 người dân bán hàng xung quanh. Ba con hẻm bị phong tỏa gồm hơn 300 hộ dân với khoảng 1.000 nhân khẩu.

{keywords}
Ngành chức năng căng dây phong tỏa chợ Phú Nhuận
{keywords}
Ba con hẻm nằm liền kề chợ cũng được phong tỏa

Người dân trong khu vực được yêu cầu không rời khỏi nơi cư ngụ. Những người đến giao hàng, thực phẩm phải để lên bàn ngay tại vị trí hàng rào phong tỏa để người trong khu vực cách ly đến nhận. 

{keywords}
Nhân viên y tế phun khử khuẩn chợ và các con hẻm

Toàn bộ người dân và tiểu thương đã được lấy mẫu xét nghiệm tầm soát Covid-19.

Gò Vấp đang là vùng dịch nguy hiểm, Chủ tịch quận kêu gọi hạn chế ra vào

Gò Vấp đang là vùng dịch nguy hiểm, Chủ tịch quận kêu gọi hạn chế ra vào

Thông điệp được Chủ tịch UBND quận Gò Vấp gửi đến người dân TP.HCM, cần hạn chế ra vào địa phương này vì đây là "vùng dịch nguy hiểm".

Tuấn Kiệt



Theo Báo VietNamNet

Bí thư Nguyễn Văn Nên: Sẽ chi viện lực lượng cho Gò Vấp thực hiện phong tỏa

Bí thư TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho biết, đã nắm được tình hình quận Gò Vấp lúng túng khi thực hiện lệnh phong tỏa. TP sẽ cho chi viện, tăng cường các lực lượng để ổn định và thực hiện đúng mục tiêu.

Trước tình trạng nghìn người kẹt xe ở các chốt phong tỏa dịch Covid-19 ở Gò Vấp (TP.HCM) 2 ngày qua, sáng nay (1/6), Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên cho biết, ông đã nắm được tình hình quận Gò Vấp lúng túng khi thực hiện lệnh phong tỏa từ hôm qua. 

“Tối qua, tôi đã trực tiếp chỉ đạo quận và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp có giải pháp xử lý tình trạng này”, ông Nên nói.

{keywords}
Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên cho biết sẽ cho lực lượng tăng cường hỗ trợ Gò Vấp thực hiện phong tỏa.

Khi được phản ánh tình trạng ùn ứ giao thông nghiêm trọng tiếp tục xảy ra sáng nay, ông Nên cho biết, sẽ cho chi viện, tăng cường các lực lượng để Gò Vấp ổn định tình hình và thực hiện đúng theo tinh thần và mục tiêu của mình.

Chủ tịch TP Nguyễn Thành Phong cũng cho biết, TP lập tổ công tác do một Phó chủ tịch làm tổ trưởng xuống hỗ trợ Gò Vấp và triển khai các kế hoạch.

{keywords}
Tình trạng kẹt xe nghiêm trọng ở chốt kiểm dịch Covid-19 quận Gò Vấp sáng nay (1/6). Ảnh: Trương Thanh Tùng

“Vì sao có sự lúng túng tại Gò Vấp? Vì đợt dịch trước đây áp dụng Chỉ thị 16 toàn thành phố, toàn quốc, nay chỉ áp dụng với Gò Vấp và phường Thạnh Lộc (quận 12), nên sự di chuyển của người dân từ nơi khác đến Gò Vấp sẽ gặp những khó khăn”, ông Phong nói.

Vì vậy, theo ông Phong, TP vừa chỉ đạo Gò Vấp vừa triển khai tổ công tác gồm các sở, ngành xuống lắng nghe để có biện pháp xử lý, đặc biệt là vấn đề giao thông, cung ứng hàng hóa. 

{keywords}
Tình trạng kẹt xe diễn ra vào giờ cao điểm sáng, ngành chức năng phải liên tục xả chốt để cho xe qua. Ảnh: Trương Thanh Tùng

Theo ghi nhận, 2 ngày qua, kể từ 0h ngày 31/5, khi Gò Vấp thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16, vào giờ cao điểm sáng, tình trạng ùn tắc kéo dài liên tục xảy ra tại các chốt kiểm soát.

CSGT và lực lượng chức năng rất khó khăn để kiểm soát nhanh chóng việc khai báo y tế và kiểm chứng giấy tờ tùy thân của từng người dân, dẫn đến quá tải và dòng người bị dồn ứ. 

Theo CSGT quận Gò Vấp, tình trạng ùn tắc xảy ra sáng nay nhiều nhất tại chốt Nguyễn Kiệm; giao lộ Phạm Văn Đồng - Phan Văn Trị; Phạm Văn Đồng - Lê Quang Định. 

Một số chốt quá tải được xả tạm thời, sau đó đóng lại và thực hiện chặn người qua lại theo quy định. 

Trả lời PV VietNamNet, Chủ tịch quận Gò Vấp Nguyễn Trí Dũng cho biết, trước tình hình người dân tập trung quá đông tại các chốt, ông sẽ cho tạm xả chốt thời gian ngắn để giảm bớt lượng người.

Đồng thời, người đứng đầu điểm nóng về dịch Covid-19 cũng kêu gọi người dân hạn chế ra/vào quận Gò Vấp vì đây đang là "vùng dịch nguy hiểm".

{keywords}
Người dân thực hiện khai báo y tế tại chốt ra/vào Gò Vấp 

Sáng nay, TP.HCM tiếp tục ghi nhận 11 ca dương tính nCoV mới liên quan đến Hội thánh truyền giáo Phục hưng. 

Như vậy, từ 27/5 đến nay, TP.HCM có tổng cộng 211 ca Covid-19. Dịch đã lan ra 20/22 quận, huyện.

Theo ngành y tế, ổ dịch liên quan đến Hội thánh truyền giáo Phục hưng có thể lên đến 500 người. Hiện nay, còn nhiều F1 đang được cách ly tập trung.

Hội thánh truyền giáo Phục Hưng có địa chỉ sinh hoạt tại quận Gò Vấp. TP.HCM phát hiện ra chuỗi lây nhiễm này ngày 27/5, khi 3 hội viên của hội đến Bệnh viện Gia Định khám với biểu hiện ho, sốt, mất khứu giác.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội toàn TP từ 0h ngày 31/5 theo Chỉ thị 15+. Riêng quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc (quận 12) thực hiện Chỉ thị 16.

Mới đây, Sở GTVT cũng có hướng dẫn tổ chức giao thông các tuyến đường qua địa bàn quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc, quận 12. 

Hồ Văn - Bảo Anh

Dòng xe kẹt cứng ở chốt phong tỏa Gò Vấp, xả trạm liên tục vẫn quá tải

Dòng xe kẹt cứng ở chốt phong tỏa Gò Vấp, xả trạm liên tục vẫn quá tải

Sáng nay (1/6), trước cổng các chốt kiểm soát Covid-19 quận Gò Vấp, TP.HCM kẹt xe nghiêm trọng. Chủ tịch quận phải nhiều lần cho xả chốt. Bí thư Nguyễn Văn Nên cho biết sẽ chi viện lực lượng.



Theo Báo VietNamNet

Ban hành quy định đánh giá nguy cơ dịch Covid-19 và biện pháp phòng chống tương ứng

Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng chống dịch Covid-19 vừa ban hành quyết định về việc “Quy định đánh giá mức độ nguy cơ và các biện pháp hành chính tương ứng trong phòng, chống dịch".

Theo đó, Ban chỉ đạo đưa ra quy định đánh giá và dự báo nguy cơ theo 4 mức: “Nguy cơ rất cao”, “Nguy cơ cao”, “Nguy cơ”, “Bình thường mới” cho từng địa bàn, từ cấp xã đến cấp tỉnh và toàn quốc. Quy định nêu rõ các yếu tố dịch tễ cơ bản để xác định mức độ nguy cơ ban đầu.

4 mức độ nguy cơ của dịch Covid-19

Mức “Nguy cơ rất cao” được xác định khi có một trong số các yếu tố dịch tễ theo từng cấp.

Đối với cấp xã: Có chùm F0 chưa rõ; hoặc có F0 xác định được nguồn lây nhiễm từ KCN, trường học, siêu thị lớn và các khu vực có nguồn lây nhiễm khó kiểm soát, khó truy vết.

Cấp huyện: Có 30% số xã trở lên có nguy cơ rất cao, nằm rải rác trên địa bàn huyện hoặc có 50% số xã trở lên có nguy cơ cao; hoặc có nguồn lây nhiễm khó kiểm soát và có nguy cơ lan nhanh trên 50% số xã.

{keywords}

TP.HCM tiếp tục phong tỏa con hẻm ở quận Bình Thạnh vào ngày 31/5. Ảnh: Thanh Tùng

Cấp tỉnh: Có trên 30% số huyện có nguy cơ rất cao và nằm rải rác trên địa bàn hoặc có 50%số huyện trở lên có nguy cơ cao; hoặc ổ dịch lớn khó kiểm soát và có nguy cơ lây lan nhanh trên 50% số huyện và lây sang tỉnh khác.

Mức “Nguy cơ cao” là những xã, huyện, tỉnh chưa thuộc mức “Nguy cơ rất cao" nhưng được đánh giá là có mức “Nguy cơ cao” khi có một trong số các yếu tố dịch tễ của từng cấp như sau:

Cấp xã: có F0 chưa rõ nguồn lây; hoặc có F0 xác định được nguồn lây trong nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh, chợ dân sinh, bệnh viện... có nguy cơ lây nhiễm cao; hoặc liền kề với xã hoặc địa bàn có điều kiện qua lại thuận tiện được đánh giá nguy cơ rất cao.

Cấp huyện: Có 30% sổ xã trớ lên có nguy cơ cao, nằm rải rác trên địa bàn huyện hoặc có 50% số xã trớ lên ờ mức độ nguy cơ hoặc có I xã có nguy cơ rất cao; hoặc có nguồn lây nhiễm khó kiểm soát và có nguy cơ lây lan nhanh trên 20% số xã; hoặc có khu công nghiệp, cơ sở sản xuất quan trọng (theo chỉ đạo của cấp tính) cần phải bảo vệ tuyệt đối an toàn, tiếp giáp với khu vực có nguồn lây nhiễm khó kiểm soát, khó truy vết.

Cấp tỉnh: Có 50% số huyện trở lên ở mức độ nguy cơ hoặc có 2 huyện trở lên ở mức độ nguy cơ cao hoặc có 1 huyện có nguy cơ rất cao; hoặc diễn biến dịch có tinh huống bất thường chưa lường trước được trong khi năng lực truy vet, xét nghiệm, cách ly, điều trị chưa đám báo và chưa đáp ứng được ngay, cần tạm thời đặt trong trạng thái nguy cơ cao hơn.

Mức “Nguy cơ" là những xã, huyện, tỉnh chưa thuộc mức “Nguy cơ cao” nhưng được đánh giá là mức “Nguy cơ” khi có một trong số các yếu tố dịch tễ sau:

Cấp xã có F0 xác định được nguồn lây trong cộng đồng; hoặc có Fl, người đi về từ vùng dịch trong nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh, chợ dân sinh, bệnh viện... có nguy cơ lây nhiễm cao; hoặc liền kề với xã hoặc địa bàn nguy cơ cao và có điều kiện qua lại thuận tiện; hoặc có nguy cơ xâm nhập cao từ nhập cảnh trái phép và cách ly nhiều.

Cấp huyện: Trong vòng 14 ngày, số F0 xác định được nguồn lây vượt tỷ lệ 1/100.000 người; hoặc có xã ở mức độ nguy cơ rất cao hoặc 20% xã có nguy cơ cao hoặc 30% xã có nguy cơ.

Cấp tỉnh; Trong vòng 14 ngày, số F0 xác định được nguồn lây vượt tỷ lệ 1/100.000 người; hoặc có từ 20% số xã ở mức độ có nguy cơ hoặc 50% số huyện có nguy cơ hoặc 30% số huyện có nguy cơ cao hoặc có từ 2 huyện có nguy cơ rất cao.

Mức độ “bình thường mới” là những xã, huyện, tỉnh không thuộc các mức trên.

Các giải pháp bắt buộc

Quy định cũng nêu rõ các giải pháp bắt buộc tương ứng với các mức độ nguy cơ.

Cụ thể mức “Bình thường mới”: Đối với cá nhân phải thực hiện nghiêm 5K (Khẩu trang, Khử khuẩn, Khoảng cách, không tập trung, Khai báo y tế).

Đối với tổ chức, đơn vị: Thực hiện nghiêm các biện pháp đảm bảo an toàn của Bộ Y tế, tự đánh giá và cập nhật trên hệ thống antoancovid.vn.

Đối với chính quyền: Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm và không cho phép hoạt động của các tổ chức không đảm bảo an toàn.

Đối với mức “Nguy cơ”: Ngoài các giải pháp như đối với mức “Bình thường mới” thì phải thực hiện truy vết, khoanh vùng, cách ly theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Đồng thời, tạm dừng hoạt động các cơ sở kinh doanh dễ bị lây nhiễm như: vũ trường, karaoke, quán bar, mát xa,..

Thực hiện khai báo y tế bắt buộc đối với những người có nguy cơ (ngoài các đối tượng đã được quy định trước đây).

Cùng với đó, hạn chế các hoạt động tập trung đông người. Đối với các sự kiện bắt buộc phải tổ chức thi cơ quan tổ chức phải đảm bảo đầy đủ các quy định của cơ quan y tế trên địa bàn. Lễ hiếu, hỉ, hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng phải được các cơ quan y tế giám sát chặt chẽ và phải hạn chế tổ chức ăn uống.

Đối với mức “Nguy cơ cao”: Ngoài các biện pháp như tại mức “Nguy cơ” thì phải thực hiện thêm một số biện pháp cao hơn.

Đó là dừng các hoạt động tập trung từ 30 người trở lên, trường hợp cần thiết phải tổ chức thì phải được cấp tỉnh hoặc trung ương cho phép và cấp, cơ quan, cá nhân tổ chức phải chịu trách nhiệm đảm bảo tuyệt đối an toàn. Không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện. Yêu cầu giữ khoảng cách tối thiểu 2m tại nơi công cộng.

Giảm mật độ giao thông, số lượng người trên các phương tiện giao thông công cộng; Giảm số người làm việc tại cơ quan, công sở; tăng cường làm việc trực tuyến.

Điều chỉnh lịch học; trường hợp cần phải điều chỉnh vượt quá khung kế hoạch thời gian năm học thì phải thống nhất với Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thực hiện khai báo y tế bắt buộc với toàn bộ người dân trên địa bàn.

Đối với mức “Nguy cơ rất cao”: Ngoài các giải pháp như đối với mức “Nguy cơ cao” thì phải thực hiện các giải pháp cao hơn.

Cụ thể là đánh giá nguy cơ và áp dụng các biện pháp cách ly y tế (phong tỏa) vùng có dịch Covid-19 theo quy định của Bộ Y tế đối với những vùng dịch diễn biến phức tạp, các yếu tố dịch tễ khó kiểm soát và dịch có nguy cơ lây lan rộng.

Áp dụng thiết chế cách ly y tế tập trung (khu vực phong tỏa) ngay tại khu vực, địa điểm có đông người lao động là người có tiếp xúc gần phải cách ly tập trung (F1) lưu trú (ký túc xá, nhà trọ tập trung đông công nhân); đồng thời phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định như đối với khu cách ly y tế tập trung. Xử lý nghiêm các trường hợp không tuân thủ quy định.

{keywords}

Cán bộ, nhân viên Y tế xuyên đêm xét nghiệm Covid-19 cho người dân quận Gò Vấp liên quan đến ổ lây nhiễm tại Hội thành truyền giáo Phục Hưng, TP.HCM. Ảnh: Thanh Tùng

Áp dụng các hoạt động giãn cách xã hội trong vòng 14 ngày trên phạm vi toàn địa bàn. Cụ thể dừng các hoạt động sản xuất, kinh doanh trừ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thiết yếu. Tổ chức lại sản xuất tại các khu công nghiệp đảm bảo công tác phòng chống dịch, không để đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa đặc biệt đối với các nhà máy, xí nghiệp lớn mang tính toàn cầu.

Dừng các hoạt động lễ hội, văn hoá, thể thao, giải trí, tôn giáo tín ngưỡng. Đám tang không quá 30 người, đám cưới không quá 20 người và phải được cơ quan y tế tại nơi tổ chức giám sát nghiêm ngặt.

Không tập trung từ 3 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; giữ khoảng cách tối thiểu 2m.

Dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng. Xe công vụ, xe đưa đón công nhân, chuyên gia, người cách ly được hoạt động nhưng chỉ được đưa đón tại nơi chính quyền cho phép.

Không ngăn sông cấm chợ. Các phương tiện chuyên chở nông sản, nguyên vật liệu sản xuất, hàng hóa được hoạt động nhưng phải tuân thủ các yêu cầu về phòng, chống dịch. Các phương tiện chở người từ các tỉnh khác được phép đi qua nhưng không được dừng đón, trả khách trên địa bàn...

Thu Hằng

Phong tỏa chợ Phú Nhuận và 3 con hẻm vì liên quan ca nghi nhiễm Covid-19

Phong tỏa chợ Phú Nhuận và 3 con hẻm vì liên quan ca nghi nhiễm Covid-19

Chợ Phú Nhuận dừng hoạt động, lực lượng chức năng kéo dây phong tỏa khu vực và 3 con hẻm liền kề để tiến hành các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.



Theo Báo VietNamNet

Đà Nẵng điều động, bổ nhiệm hàng loạt cán bộ chủ chốt

Thành ủy, UBND TP Đà Nẵng điều động, bổ nhiệm hàng loạt cán bộ.

Sáng 1/6, Thành ủy, UBND TP Đà Nẵng tổ chức công bố các quyết định bổ nhiệm cán bộ.

Cụ thể, Thành ủy Đà Nẵng điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Đình Vĩnh, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy giữ chức Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy.

Đà Nẵng điều động, bổ nhiệm hàng loạt cán bộ chủ chốt - ảnh 1

Ông Nguyễn Đình Vĩnh giữ chức Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng. 

Thành ủy Đà Nẵng tiếp nhận, bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Thu Hương, Trưởng Phòng Bảo trợ xã hội – Sở LĐ-TB&XH giữ chức Phó Trưởng Ban Dân vận Thành ủy.

Bà Lương Thị Đạo, Trưởng phòng Dân vận các cơ quan Nhà nước, Tôn giáo – Dân tộc (Ban Dân vận Thành ủy) được điều động sang Hội Liên hiệp Phụ nữ TP để giới thiệu bầu chức danh Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Đà Nẵng.

Bà Tăng Hoàng Hôn Thắm, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ TP được điều động sang Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP để giới thiệu nhân sự hiệp thương bầu giữ chức danh Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Đà Nẵng.

UBND TP Đà Nẵng cũng có quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm ông Lê Văn Minh, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP giữ chức Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH.

Ông Nguyễn Minh Huy, Phó Chủ tịch UBND quận Hải Châu, được UBND TP Đà Nẵng điều động, bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Đà Nẵng.

UBND TP Đà Nẵng cũng bổ nhiệm ông Trần Trung Sơn, Trưởng Phòng Xây dựng chính quyền và Công tác thanh niên (Sở Nội vụ) giữ chức Phó Giám đốc Sở Nội vụ.

Sáng cùng ngày, Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng tổ chức chương trình quyên góp ủng hộ công tác phòng chống dịch Covid-19 của TP. Việc này hưởng ứng lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về phát động đợt cao điểm ủng hộ phòng chống dịch Covid-19 và Thư kêu gọi của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Đà Nẵng.

Trước đó ngày 31/5, Văn phòng đoàn ĐBQH và HĐND TP Đà Nẵng công bố quyết định bổ nhiệm ông Trần Vinh (Trưởng Phòng Công tác Quốc hội) và ông Nguyễn Xuân Tú (Trưởng Phòng Công tác HĐND) giữ chức Phó Chánh Văn phòng đoàn ĐBQH và HĐND TP.

Ông Nguyễn Đình Vĩnh sinh năm 1975, quê quán ở xã Điện Minh, huyện Điện Bàn (nay là thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Năm 2010, ông làm Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn.

Năm 2012, ông Vĩnh làm Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Đà Nẵng kiêm Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn.

Tháng 9/2015, ông được điều động về làm Phó Tổng biên tập báo Đà Nẵng. Đến tháng 12/2015, ông Vĩnh được bổ nhiệm làm Tổng Biên tập báo Đà Nẵng.

Tháng 3/2016, ông Vĩnh được điều động, bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng. Ngày 18/1/2019, ông Vĩnh được điều động, phân công giữ chức Bí thư Quận ủy Ngũ Hành Sơn. Sau đó, ông Vĩnh được điều động giữ chức Phó trưởng Ban rồi Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng.

Trước đó, ngày 26/3, Ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng thông báo tin buồn về việc ông Nguyễn Thanh Quang (Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng, ĐBQH khoá XIV) qua đời ở tuổi 57, sau một thời gian lâm bệnh nặng.

Ông Quang qua đời vào lúc 5 giờ sáng cùng ngày tại nhà riêng ở số 158/41 Ông Ích Đường, phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng.

 Theo PL.TP.HCM



Theo Báo VietNamNet

Thứ trưởng Bộ Nội vụ đề nghị TP.HCM đình chỉ hoạt động của Hội thánh truyền giáo

Theo ông Vũ Chiến Thắng,  Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Hội thánh truyền giáo Phục Hưng là nhóm hoạt động chứ không phải hội thánh. Vì vậy, ông đề xuất TP.HCM chỉ đạo tạm đình chỉ hoạt động của nhóm này để điều tra vụ án.

Sáng 1/6, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình làm việc với TP.HCM về việc phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.

Tại cuộc họp, Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết, hiện thành phố có 211 ca dương tính với nCoV liên quan đến Hội thánh truyền giáo Phục Hưng. Ngoài ra, còn có hơn 2.500 người F1 liên quan đến hội thành này. Ông Bỉnh dự đoán, thời gian tới, số ca nhiễm liên quan đến hội này có thể lên đến 500 ca.

Ông Bỉnh cũng cho biết, hội thánh truyền giáo có 55 hội viên. Trong tháng 5, họ có 4 bốn buổi sinh hoạt chung. Mỗi buổi sinh hoạt có 20 người nhưng không đảm bảo các yếu tố phòng chống dịch. 

Ông Vũ Chiến Thắng,  Thứ trưởng Bộ Nội vụ, cho biết cần xác định rõ Hội thánh truyền giáo Phục Hưng là một  nhóm hoạt động chứ không phải hội thánh.

Theo ông Thắng, hội thánh này đăng ký hoạt động cấp phường, chưa được công nhận là tổ chức tôn giáo. Như vậy, người đứng đầu của hội này không thể gọi là mục sư. Tuy nhiên, hoạt động của điểm nhóm này đã được đăng ký, hoạt động đúng quy định.

Ông Thắng cho hay,  tại TP.HCM hiện có khoảng 145 điểm nhóm tương tự. Chủ yếu hoạt động tại các cơ sở vùng sâu vùng xa, hoạt động độc lập không phụ thuộc với các tổ chức tôn giáo; do cấp phường cấp phép và quản lý. Do đó, dễ dẫn đến hạn chế trong năng lực quản lý nhà nước của các cấp cũng như khó khăn trong việc tuyên truyền, vận động thực hiện các quy định phòng, chống dịch.

Sau khi dịch Covid-19 bùng phát liên quan đến hội thánh Phục Hưng, TP.HCM đã kịp thời khởi tố vụ án làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.  

Ông Thắng đề xuất, ngoài khởi tố vụ án, UBND TP.HCM cần chỉ đạo tạm đình chỉ hoạt động của điểm nhóm này để điều tra vụ án. Tùy vào kết quả điều tra có đề xuất xử lý cao hơn, có thể rút giấy phép hoạt động hoặc xóa hoạt động của điểm nhóm này.

Ngoài ra, ông Thắng cũng đề nghị TP.HCM cần tăng cường công tác rà soát, vận động các tôn giáo chức sắc, cơ sở tôn giáo tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch đến các tín đồ, các cơ sở tôn giáo.

Tú Anh

Vợ chồng mục sư Hội thánh Phục hưng viết thư xin lỗi vì làm lây lan dịch bệnh

Vợ chồng mục sư Hội thánh Phục hưng viết thư xin lỗi vì làm lây lan dịch bệnh

Trong bức thư, vợ chồng ông P.V.T. gửi lời xin lỗi đến người dân, các cơ quan chức năng đã vì mình mà cuộc sống, kinh tế bị ảnh hưởng và có nguy cơ nhiễm bệnh Covid-19 cao.



Theo Báo VietNamNet

Ông Phan Văn Mãi làm Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM

Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Phan Văn Mãi được phân công giữ chức Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM.

Sáng nay (1/6), tại Thành ủy TP.HCM, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng chủ trì lễ công bố quyết định của Bộ Chính trị điều động, phân công ông Phan Văn Mãi  giữ chức Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM.

{keywords}
Ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban bí thư trao quyết định cho ông Phan Văn Mãi - Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM

Ông Phan Văn Mãi đang là Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre. 

Ông Phan Văn Mãi, sinh năm 1973, quê xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.

Trình độ: Cao cấp lý luận chính trị. Cử nhân Anh văn, Cử nhân Kinh tế, thạc sĩ Quản lý kinh tế.

{keywords}
Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên tặng hoa chúc mừng ông Phan Văn Mãi

Trước khi về giữ chức Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM, ông Phan Văn Mãi được Bộ Chính trị phân công giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre nhiệm kỳ 2015-2020 vào ngày 3/8/2019.

Đến 10/2020, tại Đại hội Đảng bộ lần thứ XI tỉnh Bến Tre, nhiệm kỳ 2020-2025, ông Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bến Tre tái đắc cử chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre nhiệm kỳ 2020-2025.

Từ năm 1995 - 1997, ông Mãi là chuyên viên phòng Ngoại vụ, Văn phòng UBND tỉnh Bến Tre. Sau đó, ông làm Bí thư Tỉnh đoàn Bến Tre; đại biểu HĐND tỉnh Bến Tre; tham gia Ban chấp hành Đảng bộ Bến Tre.

Từ năm 2008 - 2011, ông Mãi được bầu làm Bí thư Trung ương Đoàn. Từ năm 2012 đến 3/2014, làm Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn, Phó bí thư Đảng ủy Trung ương Đoàn kiêm Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.

Tháng 3/2014, ông Mãi được điều động về làm Phó bí thư Tỉnh ủy Bến Tre; đến tháng 11/2015 được bầu làm Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bến Tre.

Trước đó, Bộ Chính trị đã có quyết định điều động Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Trần Lưu Quang giữ chức Bí thư Thành ủy TP Hải Phòng. 

Điều động, bổ nhiệm 6 nhân sự tại Ban Tổ chức Trung ương

Điều động, bổ nhiệm 6 nhân sự tại Ban Tổ chức Trung ương

Hôm nay (31/5 ), Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị thông báo và công bố các quyết định về công tác cán bộ.

Hồ Văn



Theo Báo VietNamNet

Gò Vấp đang là vùng dịch nguy hiểm, Chủ tịch quận kêu gọi hạn chế ra vào

Thông điệp được Chủ tịch UBND quận Gò Vấp gửi đến người dân TP.HCM, cần hạn chế ra vào địa phương này vì đây là "vùng dịch nguy hiểm".

Từ 0h ngày 31/5, TP.HCM thực hiện phong tỏa toàn quận Gò Vấp theo Chỉ thị 16 trong vòng 15 ngày. Theo đó, TP đã lập 10 chốt kiểm soát dịch tại quận này nhằm hạn chế người dân ra vào "vùng dịch".

Tuy nhiên, trong hai ngày đầu lập chốt (31/5 và 1/6), tình trạng ùn ứ giao thông liên tục xảy ra và buộc lực lượng chức năng phải tạm tháo dỡ chốt.

{keywords}
Ùn ứ trước các chốt kiểm soát dịch Covid-19 trên địa bàn quận Gò Vấp
{keywords}
Việc ra/vào quận Gò Vấp được hạn chế tối đa

Về vấn đề này, sáng nay (1/6), Chủ tịch quận Gò Vấp Nguyễn Trí Dũng cho biết, trước tình trạng người dân tập trung quá đông tại các chốt, ông sẽ cho tạm xả chốt thời gian ngắn để giảm bớt lượng người.

Lãnh đạo quận Gò Vấp cũng nhấn mạnh: "Việc xả trạm như vậy không hay nhưng địa phương không thể thực hiện cứng nhắc, mà phải linh hoạt để xử lý các tình huống".

Ông Dũng cho rằng, việc phong tỏa sẽ được thực hiện dần dần để người dân có nếp quen. Khi vào quận Gò Vấp nếu có chậm trễ thì chọn hướng đi khác.

{keywords}
Người dân xếp hàng chờ đợi lực lượng chức năng kiểm soát giấy tờ, kiểm tra khai báo y tế rất chặt chẽ
{keywords}
Người dân ngán ngẩm chờ đợi các thủ tục
{keywords}
Giao thông dồn ứ nghiêm trọng trước chốt kiểm soát dịch

“Chúng tôi cố gắng hạn chế tối đa người dân ra vào Gò Vấp. Quận khuyến khích mọi người làm việc tại nhà, nếu nơi họ làm việc đi qua địa bàn quận Gò Vấp thì xem xét chọn lộ trình khác thay thế vì địa phương đang là vùng dịch rất nguy hiểm” - ông Dũng nhấn mạnh.

Theo ông Dũng, người dân phải khai báo y tế điện tử trước và mang theo giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ khẩu và các giấy tờ liên quan đến đơn vị công tác để lực lượng kiểm soát ở các chốt kiểm tra.

Trong thời gian làm việc, ngoài xuất trình khai báo y tế điện tử, người dân ra vào và đi qua Gò Vấp phải trình thẻ cán bộ, công chức, viên chức, công nhân viên các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nơi làm việc được phép hoạt động theo Chỉ thị 16 và chỉ đạo của UBND thành phố.

Ngoài ra, lực lượng chức năng sẽ giải quyết linh hoạt việc ra vào quận đối với các trường hợp cụ thể thật sự cần thiết theo quy định.

Riêng khoảng thời gian từ 20h tối đến 5h sáng hôm sau, người dân phải mang theo chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ khẩu. Mục đích việc kiểm soát này là để hạn chế người từ Gò Vấp ra ngoài, cũng như người từ bên ngoài vào Gò Vấp không thật sự cần thiết.

Đi lại qua vùng phong tỏa theo Chỉ thị 16 ra sao?

Theo hướng dẫn mới nhất của Sở GTVT về tổ chức giao thông các tuyến đường qua địa bàn quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc, quận 12, được phép lưu thông trên một số tuyến đường sau,nhưng không được phép dừng, đỗ và đón khách. 

{keywords}
Lộ trình các tuyến đường được phép lưu thông qua Gò Vấp nhưng không được dừng đậu, bắt khách

Các tuyến đường trên địa bàn quận Gò Vấp : đường Phạm Văn Đồng (từ đường Phan Văn Trị đến vòng xoay Nguyễn Thái Sơn).

Đường Quang Trung ( từ cầu Chợ Cầu đến đường Nguyễn Kiệm ).

Đường Lê Đức Thọ ( từ cầu Trường Đại đến đường Phan Văn Trị ).

Đường Nguyễn Oanh ( từ cầu An Lộc đến đường Quang Trung).

Đường Nguyễn Thái Sơn ( từ cầu An Phú Đông đến vòng xoay Nguyễn Thái Sơn ), cầu An Phú Đông.

Đường Phan Huy Ích - Phạm Văn Chiêu ( từ đường Huỳnh Văn Nghệ đến đường Thống Nhất ). 

Đường Thống Nhất (từ đường Quang Trung đến cầu Bến Phân).

Đường Tân Sơn (từ đường Huỳnh Văn Nghệ đến đường Quang Trung)

Đường Phạm Văn Bạch (từ đường Huỳnh Văn Nghệ đến đường Tân Sơn).

Đường Phan Văn Trị (từ đường Thống Nhất đến đường Phạm Văn Đồng).

Đường Lê Quang Định (từ hẻm 492 đến đường Nguyễn Văn Nghi).

Đường Nguyễn Văn Nghi (từ đường Lê Quang Định đến đường Nguyễn Oanh).

Đường Nguyễn Kiệm ( từ đường Quang Trung đến vòng xoay Nguyễn Thái Sơn).

Đường Hoàng Minh Giám (từ vòng xoay Nguyễn Thái Sơn đến đường Đặng Văn Sâm).

Đường Bạch Đằng ( từ vòng xoay Nguyễn Thái Sơn đến đường Đặng Văn Sâm).

Đường Hồng Hà ( từ vòng xoay Nguyễn Thái Sơn đến hẻm 187).

{keywords}
Lộ trình các tuyến đường được phép lưu thông phường Thạnh Lộc (quận 12) nhưng không được dừng đậu, bắt khách


Các tuyến đường trên địa bàn phường Thạnh Lộc , Quận 12 : đường Hà Huy Giáp (từ cầu Vồng đến cầu An Lộc ).

Cầu Phú Long ( tiếp giáp đến đường Hà Huy Giáp).

Quốc lộ 1 ( từ đường Thạnh Lộc 14 đến bến xe Ngã tư Ga). 

Từ ngày 27/5 đến nay, TP.HCM đã có tổng cộng 211 ca dương tính với nCoV liên quan đến hai chuỗi lây nhiễm là Hội thánh truyền giáo Phục Hưng và vợ chồng thai phụ tại quận Tân Phú. Trong đó, có 200 ca Bộ Y tế đã công bố. Dịch đã lan ra 20/22 quận, huyện.

Trước tình hình phức tạp của dịch Covid-19, từ 0h ngày 31/5 vừa qua TP.HCM đã thực hiện giãn cách toàn xã hội theo Chỉ thị 15. Trong đó quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc (quận 12) thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16.
Kẹt xe nghiêm trọng ở Gò Vấp, Chủ tịch quận lệnh xả chốt liên tục

Kẹt xe nghiêm trọng ở Gò Vấp, Chủ tịch quận lệnh xả chốt liên tục

Sáng nay (1/6), trước cổng các chốt kiểm soát Covid-19 quận Gò Vấp, TP.HCM kẹt xe nghiêm trọng. Chủ tịch quận phải nhiều lần cho xả chốt.

Tuấn Kiệt- Thanh Tùng



Theo Báo VietNamNet

6 giải pháp quan trọng Thủ tướng đưa ra tại Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác P4G

Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) 2030 diễn ra ngày 30-31/5/2021 theo hình thức trực tuyến dưới sự chủ trì của Tổng thống nước chủ nhà Hàn Quốc Mun Chê In.

Tham dự Hội nghị có gần 70 lãnh đạo Cấp cao các nước thành viên P4G, các khách mời và lãnh đạo các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc (UN), Uỷ ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA)…

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng thống Hàn Quốc Mun Chê In nhấn mạnh
ý nghĩa quan trọng đặc biệt của Hội nghị thượng đỉnh P4G năm nay với chủ đề “Phục hồi xanh bao trùm hướng tới mục tiêu trung hòa các-bon”. Thế giới đang đối mặt với những thách thức chưa từng có. Hơn lúc nào hết cần chung tay hành động nhằm ứng phó biến đổi khí hậu và phục hồi xanh. Tổng thống Mun Chê In tuyên bố Hàn Quốc cam kết tăng cường đóng góp vào các nỗ lực chung và hỗ trợ cho các nước đang phát triển trong lĩnh vực môi trường, tăng trưởng xanh, nổi bật là thành lập Quỹ chiến lược xanh mới với quy mô 5 triệu USD, đóng góp thêm 4 triệu USD cho cơ chế P4G.

Hoạt động quan trọng nhất của Hội nghị thượng đỉnh là Phiên thảo luận
cấp cao diễn ra tối ngày 31/5/2021 (theo giờ Việt Nam) với sự tham dự trực tuyến của Lãnh đạo cấp cao các nước Hàn Quốc, Đan Mạch, Colombia, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Việt Nam, Hà Lan, Kenya, Costa Rica, Peru, Áo, Thái Lan,
Campuchia, Đặc phái viên về biến đổi khí hậu của Tổng thống Hoa Kỳ và
Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Phiên thảo luận cấp cao với
tư cách là thành viên sáng lập của P4G.

{keywords}
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Hội nghị 

Tại Phiên họp, các nhà Lãnh đạo đã tập trung thảo luận ba vấn đề cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Đó là phục hồi xanh từ đại dịch Covid-19, nỗ lực của cộng đồng quốc tế đạt mục tiêu trung hoà các - bon đến năm 2050 và tăng cường hành động vì khí hậu và tạo thuận lợi cho hợp tác công – tư.

Phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng thế giới đang trải qua những tác động cộng hưởng với mức độ và quy mô chưa từng có của ba thảm họa là đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu và sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên; để lại các hệ lụy to lớn, nhiều mặt, không chỉ hiện nay mà còn với các thế hệ tương lai.

Thủ tướng nhấn mạnh chính đại dịch và những khó khăn, thách thức cũng để
các nước thấy rõ hơn tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sống, bảo đảm hài hòa giữa con người và thiên nhiên và là động lực để thúc đẩy các nước cùng hợp tác vượt qua. Thủ tướng đề nghị hơn lúc nào hết, cộng đồng quốc tế cần đồng lòng chung sức giải quyết hài hòa giữa nhu cầu cấp bách phục hồi kinh tế với yêu cầu phát triển xanh và phát triển bền vững hơn thời kỳ hậu Covid-19. Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra sáu giải pháp quan trọng tại Phiên thảo luận:

Thứ nhất, phục hồi xanh, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn cần được triển khai quyết liệt ở cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu, trong đó khuôn khổ chung là
các SDGs của Liên hợp quốc và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.

Phương châm là chuyển đổi tư duy, phương pháp luận và cách tiếp cận thực tế từ bị động ứng phó các thách thức sang kết hợp một cách hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa ứng phó với chuyển đổi phát triển kinh tế xanh.

Thứ hai, chuyển đổi xanh cần có lộ trình phù hợp, tính đến điều kiện và
năng lực khác nhau của các quốc gia. Các nước phát triển cần tiếp tục tiên phong thực hiện cam kết về giảm phát thải, đồng thời hỗ trợ về tài chính, công nghệ và thể chế cho các nước đang phát triển và các nước bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu.

Thứ ba, quan tâm xây dựng thể chế để khuyến khích sự hưởng ứng và tham gia của tất cả các chủ thể trong xã hội, nhất là doanh nghiệp và người dân, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa các dự án công - tư trong tăng trưởng xanh; hình thành các chuỗi giá trị và ngành nghề mới thông qua xanh hóa sản xuất công - nông nghiệp và dịch vụ.

Thứ tư, nâng cao năng lực chủ động thích ứng của những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, trong đó có khu vực Tiểu vùng sông Mê Công và
Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam; thúc đẩy hợp tác quốc tế trong quản lý, sử dụng bền vững nguồn nước xuyên biên giới, góp phần bảo đảm an ninh lương thực, an ninh nguồn nước của khu vực và thế giới.

Thứ năm, ngăn chặn, đẩy lùi và giải quyết cơ bản đại dịch Covid-19 là giải pháp cấp bách hiện nay; đề nghị tăng cường hỗ trợ cung cấp các nguồn vắc xin, hợp tác đi lại và duy trì ổn định chuỗi cung ứng toàn cầu, thúc đẩy thương mại - đầu tư quốc tế.

Thứ sáu, nêu cao tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, tôn trọng vì lợi ích chung của toàn nhân loại, bảo đảm môi trường quốc tế hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.

Trong bài phát biểu quan trọng tại Phiên họp, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh quyết tâm của Việt Nam thực hiện “mục tiêu kép” vừa chống dịch, vừa phục hồi kinh tế; đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, phát triển xanh với con người là trung tâm, chủ thể, và mục tiêu cao nhất của phát triển, trong đó có phát triển xanh. Tại Hội nghị, Thủ tướng bày tỏ lời cảm ơn và mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, hợp tác hiệu quả hơn nữa của các nước, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp, nhất là trong các dự án hợp tác phát triển hạ tầng chiến lược chất lượng cao, kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển đô thị thông minh… hỗ trợ các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam.

Các nhà Lãnh đạo nhất trí cho rằng khủng hoảng khí hậu và đại dịch Covid-19 là hai thách thức toàn cầu khẩn cấp. Nhiều ý kiến nhấn mạnh phục hồi theo
hướng xanh và bền vững cần trở thành ưu tiên hàng đầu của các quốc gia và
cộng đồng quốc tế nhằm tạo bước ngoặt trong thực hiện Thỏa thuận Pa-ri về khí hậu và các Mục tiêu phát triển bền vững 2030 (SDGs). Các nhà Lãnh đạo cũng đề cao tầm quan trọng của việc xây dựng quan hệ đối tác bao trùm giữa chính phủ, doanh nghiệp và người dân, nhất là đối tác công-tư (PPP).

Hội nghị đánh giá rất cao phát biểu của Thủ tướng Chính phủ đưa ra thông điệp rõ ràng, nhất quán, khẳng định chủ trương xuyên suốt của Việt Nam trong phát triển bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu với phương châm kiên quyết không chấp nhận mô hình “tăng trưởng trước, dọn dẹp sau”, không chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần mà phải hi sinh tiến bộ, công bằng xã hội và môi trường sống của người dân.

Kết thúc Phiên thảo luận, các nhà Lãnh đạo đã nhất trí thông qua Tuyên bố
Seoul, khẳng định cam kết chính trị mạnh mẽ của các nhà Lãnh đạo P4G và
các đối tác, đồng thời đưa ra những định hướng, giải pháp lớn nhằm
phục hồi xanh, ứng phó biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, bao trùm, hướng tới mục tiêu trung hòa các-bon. Nổi bật là quản lý nguồn nước bền vững, thông minh; đẩy mạnh chuyển đổi năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo, ứng dụng công nghệ hy-đrô; xây dựng nông nghiệp bền vững gắn với bảo đảm an ninh lương thực; phát triển thành phố xanh thông minh; đẩy mạnh chuyển đổi sang “xã hội không rác thải”; tăng cường hỗ trợ chuyển đổi xanh tại các nước đang phát triển gắn với cung cấp tài chính, công nghệ, bảo vệ các nhóm dễ tổn thương.

Các nhà Lãnh đạo P4G đánh giá cao vai trò và những cam kết mạnh mẽ của nước chủ nhà Hàn Quốc và trông đợi Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ 3 được
tổ chức tại Colombia và năm 2023. Việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu tại Hội nghị đã khẳng định đóng góp tích cực, trách nhiệm của Việt Nam vào các vấn đề chung toàn cầu cũng như góp phần củng cố quan hệ Đối tác và hợp tác chiến lược Việt Nam – Hàn Quốc.

Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ 2 đã thành công tốt đẹp, tạo động lực mới trong việc thống nhất nhận thức, chia sẻ trách nhiệm, chung tay ứng phó
biến đổi khí hậu và thực hiện mục tiêu xanh toàn cầu. Những cam kết mạnh mẽ tại Hội nghị là nền tảng quan trọng hướng tới Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26).

Thủ tướng chỉ đạo tổng tiến công toàn lực, thần tốc để chặn đứng dịch Covid-19

Thủ tướng chỉ đạo tổng tiến công toàn lực, thần tốc để chặn đứng dịch Covid-19

Kiên định tinh thần “Chống dịch như chống giặc”; tổng tiến công toàn lực, thần tốc để chặn đứng, đẩy lùi sự lây lan của dịch bệnh Covid-19, nhanh chóng dập dịch, ổn định tình hình và khôi phục sản xuất, kinh doanh. 

Thành Nam



Theo Báo VietNamNet