Thứ Ba, 1 tháng 6, 2021

Thứ trưởng Bộ Nội vụ đề nghị TP.HCM đình chỉ hoạt động của Hội thánh truyền giáo

Theo ông Vũ Chiến Thắng,  Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Hội thánh truyền giáo Phục Hưng là nhóm hoạt động chứ không phải hội thánh. Vì vậy, ông đề xuất TP.HCM chỉ đạo tạm đình chỉ hoạt động của nhóm này để điều tra vụ án.

Sáng 1/6, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình làm việc với TP.HCM về việc phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.

Tại cuộc họp, Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết, hiện thành phố có 211 ca dương tính với nCoV liên quan đến Hội thánh truyền giáo Phục Hưng. Ngoài ra, còn có hơn 2.500 người F1 liên quan đến hội thành này. Ông Bỉnh dự đoán, thời gian tới, số ca nhiễm liên quan đến hội này có thể lên đến 500 ca.

Ông Bỉnh cũng cho biết, hội thánh truyền giáo có 55 hội viên. Trong tháng 5, họ có 4 bốn buổi sinh hoạt chung. Mỗi buổi sinh hoạt có 20 người nhưng không đảm bảo các yếu tố phòng chống dịch. 

Ông Vũ Chiến Thắng,  Thứ trưởng Bộ Nội vụ, cho biết cần xác định rõ Hội thánh truyền giáo Phục Hưng là một  nhóm hoạt động chứ không phải hội thánh.

Theo ông Thắng, hội thánh này đăng ký hoạt động cấp phường, chưa được công nhận là tổ chức tôn giáo. Như vậy, người đứng đầu của hội này không thể gọi là mục sư. Tuy nhiên, hoạt động của điểm nhóm này đã được đăng ký, hoạt động đúng quy định.

Ông Thắng cho hay,  tại TP.HCM hiện có khoảng 145 điểm nhóm tương tự. Chủ yếu hoạt động tại các cơ sở vùng sâu vùng xa, hoạt động độc lập không phụ thuộc với các tổ chức tôn giáo; do cấp phường cấp phép và quản lý. Do đó, dễ dẫn đến hạn chế trong năng lực quản lý nhà nước của các cấp cũng như khó khăn trong việc tuyên truyền, vận động thực hiện các quy định phòng, chống dịch.

Sau khi dịch Covid-19 bùng phát liên quan đến hội thánh Phục Hưng, TP.HCM đã kịp thời khởi tố vụ án làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.  

Ông Thắng đề xuất, ngoài khởi tố vụ án, UBND TP.HCM cần chỉ đạo tạm đình chỉ hoạt động của điểm nhóm này để điều tra vụ án. Tùy vào kết quả điều tra có đề xuất xử lý cao hơn, có thể rút giấy phép hoạt động hoặc xóa hoạt động của điểm nhóm này.

Ngoài ra, ông Thắng cũng đề nghị TP.HCM cần tăng cường công tác rà soát, vận động các tôn giáo chức sắc, cơ sở tôn giáo tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch đến các tín đồ, các cơ sở tôn giáo.

Tú Anh

Vợ chồng mục sư Hội thánh Phục hưng viết thư xin lỗi vì làm lây lan dịch bệnh

Vợ chồng mục sư Hội thánh Phục hưng viết thư xin lỗi vì làm lây lan dịch bệnh

Trong bức thư, vợ chồng ông P.V.T. gửi lời xin lỗi đến người dân, các cơ quan chức năng đã vì mình mà cuộc sống, kinh tế bị ảnh hưởng và có nguy cơ nhiễm bệnh Covid-19 cao.



Theo Báo VietNamNet

Ông Phan Văn Mãi làm Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM

Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Phan Văn Mãi được phân công giữ chức Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM.

Sáng nay (1/6), tại Thành ủy TP.HCM, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng chủ trì lễ công bố quyết định của Bộ Chính trị điều động, phân công ông Phan Văn Mãi  giữ chức Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM.

{keywords}
Ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban bí thư trao quyết định cho ông Phan Văn Mãi - Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM

Ông Phan Văn Mãi đang là Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre. 

Ông Phan Văn Mãi, sinh năm 1973, quê xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.

Trình độ: Cao cấp lý luận chính trị. Cử nhân Anh văn, Cử nhân Kinh tế, thạc sĩ Quản lý kinh tế.

{keywords}
Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên tặng hoa chúc mừng ông Phan Văn Mãi

Trước khi về giữ chức Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM, ông Phan Văn Mãi được Bộ Chính trị phân công giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre nhiệm kỳ 2015-2020 vào ngày 3/8/2019.

Đến 10/2020, tại Đại hội Đảng bộ lần thứ XI tỉnh Bến Tre, nhiệm kỳ 2020-2025, ông Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bến Tre tái đắc cử chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre nhiệm kỳ 2020-2025.

Từ năm 1995 - 1997, ông Mãi là chuyên viên phòng Ngoại vụ, Văn phòng UBND tỉnh Bến Tre. Sau đó, ông làm Bí thư Tỉnh đoàn Bến Tre; đại biểu HĐND tỉnh Bến Tre; tham gia Ban chấp hành Đảng bộ Bến Tre.

Từ năm 2008 - 2011, ông Mãi được bầu làm Bí thư Trung ương Đoàn. Từ năm 2012 đến 3/2014, làm Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn, Phó bí thư Đảng ủy Trung ương Đoàn kiêm Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.

Tháng 3/2014, ông Mãi được điều động về làm Phó bí thư Tỉnh ủy Bến Tre; đến tháng 11/2015 được bầu làm Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bến Tre.

Trước đó, Bộ Chính trị đã có quyết định điều động Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Trần Lưu Quang giữ chức Bí thư Thành ủy TP Hải Phòng. 

Điều động, bổ nhiệm 6 nhân sự tại Ban Tổ chức Trung ương

Điều động, bổ nhiệm 6 nhân sự tại Ban Tổ chức Trung ương

Hôm nay (31/5 ), Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị thông báo và công bố các quyết định về công tác cán bộ.

Hồ Văn



Theo Báo VietNamNet

Gò Vấp đang là vùng dịch nguy hiểm, Chủ tịch quận kêu gọi hạn chế ra vào

Thông điệp được Chủ tịch UBND quận Gò Vấp gửi đến người dân TP.HCM, cần hạn chế ra vào địa phương này vì đây là "vùng dịch nguy hiểm".

Từ 0h ngày 31/5, TP.HCM thực hiện phong tỏa toàn quận Gò Vấp theo Chỉ thị 16 trong vòng 15 ngày. Theo đó, TP đã lập 10 chốt kiểm soát dịch tại quận này nhằm hạn chế người dân ra vào "vùng dịch".

Tuy nhiên, trong hai ngày đầu lập chốt (31/5 và 1/6), tình trạng ùn ứ giao thông liên tục xảy ra và buộc lực lượng chức năng phải tạm tháo dỡ chốt.

{keywords}
Ùn ứ trước các chốt kiểm soát dịch Covid-19 trên địa bàn quận Gò Vấp
{keywords}
Việc ra/vào quận Gò Vấp được hạn chế tối đa

Về vấn đề này, sáng nay (1/6), Chủ tịch quận Gò Vấp Nguyễn Trí Dũng cho biết, trước tình trạng người dân tập trung quá đông tại các chốt, ông sẽ cho tạm xả chốt thời gian ngắn để giảm bớt lượng người.

Lãnh đạo quận Gò Vấp cũng nhấn mạnh: "Việc xả trạm như vậy không hay nhưng địa phương không thể thực hiện cứng nhắc, mà phải linh hoạt để xử lý các tình huống".

Ông Dũng cho rằng, việc phong tỏa sẽ được thực hiện dần dần để người dân có nếp quen. Khi vào quận Gò Vấp nếu có chậm trễ thì chọn hướng đi khác.

{keywords}
Người dân xếp hàng chờ đợi lực lượng chức năng kiểm soát giấy tờ, kiểm tra khai báo y tế rất chặt chẽ
{keywords}
Người dân ngán ngẩm chờ đợi các thủ tục
{keywords}
Giao thông dồn ứ nghiêm trọng trước chốt kiểm soát dịch

“Chúng tôi cố gắng hạn chế tối đa người dân ra vào Gò Vấp. Quận khuyến khích mọi người làm việc tại nhà, nếu nơi họ làm việc đi qua địa bàn quận Gò Vấp thì xem xét chọn lộ trình khác thay thế vì địa phương đang là vùng dịch rất nguy hiểm” - ông Dũng nhấn mạnh.

Theo ông Dũng, người dân phải khai báo y tế điện tử trước và mang theo giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ khẩu và các giấy tờ liên quan đến đơn vị công tác để lực lượng kiểm soát ở các chốt kiểm tra.

Trong thời gian làm việc, ngoài xuất trình khai báo y tế điện tử, người dân ra vào và đi qua Gò Vấp phải trình thẻ cán bộ, công chức, viên chức, công nhân viên các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nơi làm việc được phép hoạt động theo Chỉ thị 16 và chỉ đạo của UBND thành phố.

Ngoài ra, lực lượng chức năng sẽ giải quyết linh hoạt việc ra vào quận đối với các trường hợp cụ thể thật sự cần thiết theo quy định.

Riêng khoảng thời gian từ 20h tối đến 5h sáng hôm sau, người dân phải mang theo chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ khẩu. Mục đích việc kiểm soát này là để hạn chế người từ Gò Vấp ra ngoài, cũng như người từ bên ngoài vào Gò Vấp không thật sự cần thiết.

Đi lại qua vùng phong tỏa theo Chỉ thị 16 ra sao?

Theo hướng dẫn mới nhất của Sở GTVT về tổ chức giao thông các tuyến đường qua địa bàn quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc, quận 12, được phép lưu thông trên một số tuyến đường sau,nhưng không được phép dừng, đỗ và đón khách. 

{keywords}
Lộ trình các tuyến đường được phép lưu thông qua Gò Vấp nhưng không được dừng đậu, bắt khách

Các tuyến đường trên địa bàn quận Gò Vấp : đường Phạm Văn Đồng (từ đường Phan Văn Trị đến vòng xoay Nguyễn Thái Sơn).

Đường Quang Trung ( từ cầu Chợ Cầu đến đường Nguyễn Kiệm ).

Đường Lê Đức Thọ ( từ cầu Trường Đại đến đường Phan Văn Trị ).

Đường Nguyễn Oanh ( từ cầu An Lộc đến đường Quang Trung).

Đường Nguyễn Thái Sơn ( từ cầu An Phú Đông đến vòng xoay Nguyễn Thái Sơn ), cầu An Phú Đông.

Đường Phan Huy Ích - Phạm Văn Chiêu ( từ đường Huỳnh Văn Nghệ đến đường Thống Nhất ). 

Đường Thống Nhất (từ đường Quang Trung đến cầu Bến Phân).

Đường Tân Sơn (từ đường Huỳnh Văn Nghệ đến đường Quang Trung)

Đường Phạm Văn Bạch (từ đường Huỳnh Văn Nghệ đến đường Tân Sơn).

Đường Phan Văn Trị (từ đường Thống Nhất đến đường Phạm Văn Đồng).

Đường Lê Quang Định (từ hẻm 492 đến đường Nguyễn Văn Nghi).

Đường Nguyễn Văn Nghi (từ đường Lê Quang Định đến đường Nguyễn Oanh).

Đường Nguyễn Kiệm ( từ đường Quang Trung đến vòng xoay Nguyễn Thái Sơn).

Đường Hoàng Minh Giám (từ vòng xoay Nguyễn Thái Sơn đến đường Đặng Văn Sâm).

Đường Bạch Đằng ( từ vòng xoay Nguyễn Thái Sơn đến đường Đặng Văn Sâm).

Đường Hồng Hà ( từ vòng xoay Nguyễn Thái Sơn đến hẻm 187).

{keywords}
Lộ trình các tuyến đường được phép lưu thông phường Thạnh Lộc (quận 12) nhưng không được dừng đậu, bắt khách


Các tuyến đường trên địa bàn phường Thạnh Lộc , Quận 12 : đường Hà Huy Giáp (từ cầu Vồng đến cầu An Lộc ).

Cầu Phú Long ( tiếp giáp đến đường Hà Huy Giáp).

Quốc lộ 1 ( từ đường Thạnh Lộc 14 đến bến xe Ngã tư Ga). 

Từ ngày 27/5 đến nay, TP.HCM đã có tổng cộng 211 ca dương tính với nCoV liên quan đến hai chuỗi lây nhiễm là Hội thánh truyền giáo Phục Hưng và vợ chồng thai phụ tại quận Tân Phú. Trong đó, có 200 ca Bộ Y tế đã công bố. Dịch đã lan ra 20/22 quận, huyện.

Trước tình hình phức tạp của dịch Covid-19, từ 0h ngày 31/5 vừa qua TP.HCM đã thực hiện giãn cách toàn xã hội theo Chỉ thị 15. Trong đó quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc (quận 12) thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16.
Kẹt xe nghiêm trọng ở Gò Vấp, Chủ tịch quận lệnh xả chốt liên tục

Kẹt xe nghiêm trọng ở Gò Vấp, Chủ tịch quận lệnh xả chốt liên tục

Sáng nay (1/6), trước cổng các chốt kiểm soát Covid-19 quận Gò Vấp, TP.HCM kẹt xe nghiêm trọng. Chủ tịch quận phải nhiều lần cho xả chốt.

Tuấn Kiệt- Thanh Tùng



Theo Báo VietNamNet

6 giải pháp quan trọng Thủ tướng đưa ra tại Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác P4G

Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) 2030 diễn ra ngày 30-31/5/2021 theo hình thức trực tuyến dưới sự chủ trì của Tổng thống nước chủ nhà Hàn Quốc Mun Chê In.

Tham dự Hội nghị có gần 70 lãnh đạo Cấp cao các nước thành viên P4G, các khách mời và lãnh đạo các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc (UN), Uỷ ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA)…

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng thống Hàn Quốc Mun Chê In nhấn mạnh
ý nghĩa quan trọng đặc biệt của Hội nghị thượng đỉnh P4G năm nay với chủ đề “Phục hồi xanh bao trùm hướng tới mục tiêu trung hòa các-bon”. Thế giới đang đối mặt với những thách thức chưa từng có. Hơn lúc nào hết cần chung tay hành động nhằm ứng phó biến đổi khí hậu và phục hồi xanh. Tổng thống Mun Chê In tuyên bố Hàn Quốc cam kết tăng cường đóng góp vào các nỗ lực chung và hỗ trợ cho các nước đang phát triển trong lĩnh vực môi trường, tăng trưởng xanh, nổi bật là thành lập Quỹ chiến lược xanh mới với quy mô 5 triệu USD, đóng góp thêm 4 triệu USD cho cơ chế P4G.

Hoạt động quan trọng nhất của Hội nghị thượng đỉnh là Phiên thảo luận
cấp cao diễn ra tối ngày 31/5/2021 (theo giờ Việt Nam) với sự tham dự trực tuyến của Lãnh đạo cấp cao các nước Hàn Quốc, Đan Mạch, Colombia, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Việt Nam, Hà Lan, Kenya, Costa Rica, Peru, Áo, Thái Lan,
Campuchia, Đặc phái viên về biến đổi khí hậu của Tổng thống Hoa Kỳ và
Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Phiên thảo luận cấp cao với
tư cách là thành viên sáng lập của P4G.

{keywords}
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Hội nghị 

Tại Phiên họp, các nhà Lãnh đạo đã tập trung thảo luận ba vấn đề cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Đó là phục hồi xanh từ đại dịch Covid-19, nỗ lực của cộng đồng quốc tế đạt mục tiêu trung hoà các - bon đến năm 2050 và tăng cường hành động vì khí hậu và tạo thuận lợi cho hợp tác công – tư.

Phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng thế giới đang trải qua những tác động cộng hưởng với mức độ và quy mô chưa từng có của ba thảm họa là đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu và sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên; để lại các hệ lụy to lớn, nhiều mặt, không chỉ hiện nay mà còn với các thế hệ tương lai.

Thủ tướng nhấn mạnh chính đại dịch và những khó khăn, thách thức cũng để
các nước thấy rõ hơn tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sống, bảo đảm hài hòa giữa con người và thiên nhiên và là động lực để thúc đẩy các nước cùng hợp tác vượt qua. Thủ tướng đề nghị hơn lúc nào hết, cộng đồng quốc tế cần đồng lòng chung sức giải quyết hài hòa giữa nhu cầu cấp bách phục hồi kinh tế với yêu cầu phát triển xanh và phát triển bền vững hơn thời kỳ hậu Covid-19. Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra sáu giải pháp quan trọng tại Phiên thảo luận:

Thứ nhất, phục hồi xanh, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn cần được triển khai quyết liệt ở cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu, trong đó khuôn khổ chung là
các SDGs của Liên hợp quốc và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.

Phương châm là chuyển đổi tư duy, phương pháp luận và cách tiếp cận thực tế từ bị động ứng phó các thách thức sang kết hợp một cách hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa ứng phó với chuyển đổi phát triển kinh tế xanh.

Thứ hai, chuyển đổi xanh cần có lộ trình phù hợp, tính đến điều kiện và
năng lực khác nhau của các quốc gia. Các nước phát triển cần tiếp tục tiên phong thực hiện cam kết về giảm phát thải, đồng thời hỗ trợ về tài chính, công nghệ và thể chế cho các nước đang phát triển và các nước bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu.

Thứ ba, quan tâm xây dựng thể chế để khuyến khích sự hưởng ứng và tham gia của tất cả các chủ thể trong xã hội, nhất là doanh nghiệp và người dân, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa các dự án công - tư trong tăng trưởng xanh; hình thành các chuỗi giá trị và ngành nghề mới thông qua xanh hóa sản xuất công - nông nghiệp và dịch vụ.

Thứ tư, nâng cao năng lực chủ động thích ứng của những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, trong đó có khu vực Tiểu vùng sông Mê Công và
Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam; thúc đẩy hợp tác quốc tế trong quản lý, sử dụng bền vững nguồn nước xuyên biên giới, góp phần bảo đảm an ninh lương thực, an ninh nguồn nước của khu vực và thế giới.

Thứ năm, ngăn chặn, đẩy lùi và giải quyết cơ bản đại dịch Covid-19 là giải pháp cấp bách hiện nay; đề nghị tăng cường hỗ trợ cung cấp các nguồn vắc xin, hợp tác đi lại và duy trì ổn định chuỗi cung ứng toàn cầu, thúc đẩy thương mại - đầu tư quốc tế.

Thứ sáu, nêu cao tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, tôn trọng vì lợi ích chung của toàn nhân loại, bảo đảm môi trường quốc tế hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.

Trong bài phát biểu quan trọng tại Phiên họp, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh quyết tâm của Việt Nam thực hiện “mục tiêu kép” vừa chống dịch, vừa phục hồi kinh tế; đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, phát triển xanh với con người là trung tâm, chủ thể, và mục tiêu cao nhất của phát triển, trong đó có phát triển xanh. Tại Hội nghị, Thủ tướng bày tỏ lời cảm ơn và mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, hợp tác hiệu quả hơn nữa của các nước, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp, nhất là trong các dự án hợp tác phát triển hạ tầng chiến lược chất lượng cao, kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển đô thị thông minh… hỗ trợ các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam.

Các nhà Lãnh đạo nhất trí cho rằng khủng hoảng khí hậu và đại dịch Covid-19 là hai thách thức toàn cầu khẩn cấp. Nhiều ý kiến nhấn mạnh phục hồi theo
hướng xanh và bền vững cần trở thành ưu tiên hàng đầu của các quốc gia và
cộng đồng quốc tế nhằm tạo bước ngoặt trong thực hiện Thỏa thuận Pa-ri về khí hậu và các Mục tiêu phát triển bền vững 2030 (SDGs). Các nhà Lãnh đạo cũng đề cao tầm quan trọng của việc xây dựng quan hệ đối tác bao trùm giữa chính phủ, doanh nghiệp và người dân, nhất là đối tác công-tư (PPP).

Hội nghị đánh giá rất cao phát biểu của Thủ tướng Chính phủ đưa ra thông điệp rõ ràng, nhất quán, khẳng định chủ trương xuyên suốt của Việt Nam trong phát triển bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu với phương châm kiên quyết không chấp nhận mô hình “tăng trưởng trước, dọn dẹp sau”, không chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần mà phải hi sinh tiến bộ, công bằng xã hội và môi trường sống của người dân.

Kết thúc Phiên thảo luận, các nhà Lãnh đạo đã nhất trí thông qua Tuyên bố
Seoul, khẳng định cam kết chính trị mạnh mẽ của các nhà Lãnh đạo P4G và
các đối tác, đồng thời đưa ra những định hướng, giải pháp lớn nhằm
phục hồi xanh, ứng phó biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, bao trùm, hướng tới mục tiêu trung hòa các-bon. Nổi bật là quản lý nguồn nước bền vững, thông minh; đẩy mạnh chuyển đổi năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo, ứng dụng công nghệ hy-đrô; xây dựng nông nghiệp bền vững gắn với bảo đảm an ninh lương thực; phát triển thành phố xanh thông minh; đẩy mạnh chuyển đổi sang “xã hội không rác thải”; tăng cường hỗ trợ chuyển đổi xanh tại các nước đang phát triển gắn với cung cấp tài chính, công nghệ, bảo vệ các nhóm dễ tổn thương.

Các nhà Lãnh đạo P4G đánh giá cao vai trò và những cam kết mạnh mẽ của nước chủ nhà Hàn Quốc và trông đợi Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ 3 được
tổ chức tại Colombia và năm 2023. Việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu tại Hội nghị đã khẳng định đóng góp tích cực, trách nhiệm của Việt Nam vào các vấn đề chung toàn cầu cũng như góp phần củng cố quan hệ Đối tác và hợp tác chiến lược Việt Nam – Hàn Quốc.

Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ 2 đã thành công tốt đẹp, tạo động lực mới trong việc thống nhất nhận thức, chia sẻ trách nhiệm, chung tay ứng phó
biến đổi khí hậu và thực hiện mục tiêu xanh toàn cầu. Những cam kết mạnh mẽ tại Hội nghị là nền tảng quan trọng hướng tới Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26).

Thủ tướng chỉ đạo tổng tiến công toàn lực, thần tốc để chặn đứng dịch Covid-19

Thủ tướng chỉ đạo tổng tiến công toàn lực, thần tốc để chặn đứng dịch Covid-19

Kiên định tinh thần “Chống dịch như chống giặc”; tổng tiến công toàn lực, thần tốc để chặn đứng, đẩy lùi sự lây lan của dịch bệnh Covid-19, nhanh chóng dập dịch, ổn định tình hình và khôi phục sản xuất, kinh doanh. 

Thành Nam



Theo Báo VietNamNet

Chủ tịch nước gửi Thư chúc mừng nhân Ngày Quốc tế thiếu nhi

Nhân dịp Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 và kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (15/5/1941 - 15/5/2021), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có Thư chúc mừng.

Chú thích ảnh

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

TTXVN trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Chủ tịch nước:

"Nhân dịp Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 và kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (15/5/1941 - 15/5/2021), tôi thân ái gửi tới tổ chức Đội, các cháu thiếu niên, nhi đồng, các đồng chí cán bộ phụ trách thiếu niên, nhi đồng những tình cảm thân thiết và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Lịch sử dân tộc Việt Nam anh hùng và văn hiến được xây dựng nên từ lòng yêu nước vô bờ bến và sự nỗ lực hy sinh không biết mệt mỏi của nhân dân, từ các cụ cao tuổi đến các cháu thiếu niên, nhi đồng. Thuở cha ông dựng nước, tiêu biểu có tấm gương Trần Quốc Toản trong chống giặc ngoại xâm, có Nguyễn Hiền làm rạng danh văn hóa Việt. Trong thời kỳ cách mạng, lớp lớp thiếu niên, nhi đồng đã tham gia hoạt động, nhiều tấm gương hy sinh oanh liệt vì nền độc lập của nước nhà như Kim Đồng, Vừ A Dính, Võ Thị Sáu... góp phần tạo nên những trang sử vàng chói lọi trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang, ngày nay các thế hệ thiếu niên, nhi đồng, theo lời Bác Hồ dạy, luôn biết yêu thương, đoàn kết, yêu lao động, ham học hỏi, tuổi nhỏ làm việc nhỏ nhưng đầy hoài bão, khát vọng vì tương lai Tổ quốc. Tôi ghi nhận, đánh giá cao công tác Đội và phong trào thiếu niên, nhi đồng có nhiều đổi mới tích cực, việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng được quan tâm, chăm lo; việc phát huy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề liên quan ngày càng được bảo đảm. Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tôi nhiệt liệt biểu dương và khen ngợi những thành tích xuất sắc của các cháu thiếu niên, nhi đồng, của các đồng chí phụ trách hoạt động của Đội.

Chủ tịch nước: ‘Làm cái gì thì mục đích cuối cùng là phục vụ nhân dân’

Chủ tịch nước: ‘Làm cái gì thì mục đích cuối cùng là phục vụ nhân dân’

Tiếp xúc cử tri tại huyện Hóc Môn, TP.HCM, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng làm chính sách, luật pháp hay thúc đẩy phát triển kinh tế… thì mục đích cuối cùng là phục vụ nhân dân.

Theo Tin tức



Theo Báo VietNamNet

Kẹt xe nghiêm trọng ở chốt kiểm dịch Covid-19 quận Gò Vấp

Sáng nay (1/6), trước cổng các chốt kiểm soát Covid-19 quận Gò Vấp, TP.HCM xảy ra tình trạng kẹt xe nghiêm trọng. Nhiều người dân cho biết họ chờ rất lâu vẫn chưa thể qua được chốt này.

Theo ghi nhận tại chốt đường Quang Trung, phường 14, quận Gò Vấp, vào giờ cao điểm sáng nay hàng trăm phương tiện ùn ứ qua trạm.

Tại đây, các thành viên trong chốt lần lượt kiểm tra từng người xem họ có thuộc diện được phép vào khu vực phong tỏa theo Chỉ thị 16 và chỉ đạo của UBND TP.HCM.

{keywords}
{keywords}
Ảnh: Trương Thanh Tùng 
{keywords}
 Lực lượng chức năng kiểm tra khai báo y tế của từng người
{keywords}
{keywords}

CSGT và lực lượng chức năng rất khó khăn để kiểm soát nhanh chóng việc khai báo y tế và kiểm chứng giấy tờ tùy thân của từng người dân. Việc này khá mất thời gian và bị quá tải nên dòng người bị dồn ứ.

{keywords}
Việc kiểm tra khiến dòng xe ùn ứ kéo dài 
{keywords}
Rất đông các phương tiện bị dồn ứ tại chốt kiểm soát Gò Vấp
{keywords}
{keywords}
Nguy cơ lây nhiễm là rất lớn khi cả trăm người bị kẹt xe
{keywords}

Nhiều người dân không nằm trong diện 'ưu tiên' đã được lực lượng chức năng yêu cầu quay đầu. Tuy nhiên, do không qua chốt được nhiều người chọn cách chạy vào các hẻm nhỏ để 'thông chốt'.

Tùng Anh - Như Sỹ 



Theo Báo VietNamNet

Dự báo thời tiết 1/6: Hà Nội nắng cao điểm, nhiệt độ cán mốc 40 độ

Dự báo thời tiết 1/6, những ngày này, Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, miền Trung đang trải qua hình thái thời tiết rất khắc nghiệt khi nhiệt độ nhiều nơi cao hơn 40 độ. Đợt nắng nóng còn tiếp diễn trong những ngày tới.

Tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (1/6), ở khu vực Sơn La, Hòa Bình, trung du và đồng bằng Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt. 

Nhiệt độ cao nhất của các vùng trên phổ biến 37-40 độ, có nơi trên 40 độ như: Phù Yên (Sơn La), Lạc Sơn (Hòa Bình), Láng (Hà Nội), Tĩnh Gia (Thanh Hóa), Đô Lương (Nghệ An), Đông Hà (Quảng Trị), Ba Tơ (Quảng Ngãi),….

Các nơi khác ở Bắc Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ, có nơi trên 37 độ.

Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày trong đợt nắng nóng này phổ biến 40-60%. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ từ 10-19h.

{keywords}
Miền Bắc nắng nóng như đổ lửa

Khu vực Hà Nội, hôm nay có nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 38-40 độ, có nơi trên 40 độ; chiều tối có lúc có mưa rào và giông, trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. 

Theo trung tâm khí tượng, đợt nắng nóng này có khả năng kéo dài đến ngày 4-5/6.

Do ảnh hưởng của nắng nóng kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp và gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn thổi mạnh nên có nhiều nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao; nguy cơ cao cháy rừng ở các tỉnh Trung Bộ.

Ngoài ra, nắng nóng còn có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.

Dự báo thời tiết các vùng trên cả nước ngày 1/6:

Phía Tây Bắc Bộ: Ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt. Gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất 26-29 độ; riêng Điện Biên-Lai Châu 22-25 độ. Nhiệt độ cao nhất 36-39 độ, có nơi trên 40 độ.

Phía Đông Bắc Bộ: Ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, tập trung ở khu vực trung du, đồng bằng. Gió nam cấp 2-3. Nhiệt độ trng khoảng 27-39 độ, có nơi trên 40 độ.

Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế: Ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt. Gió tây nam cấp 2-3. Nhiệt độ từ 27-39 độ, có nơi trên 40 độ.

Đà Nẵng đến Bình Thuận: Ngày nắng, riêng phía Bắc có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt. Gió tây nam đến nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất 26-29 độ.
Nhiệt độ cao nhất: Phía Bắc 36-39 độ, có nơi trên 40 độ; phía Nam 32-35 độ.

Tây Nguyên: Ngày nắng, có nơi nắng nóng. Gió tây nam cấp 2-3. Nhiệt độ từ 22-34 độ, có nơi trên 35 độ.

Nam Bộ: Ngày nắng, có nơi có nắng nóng. Gió tây nam cấp 2-3. Nhiệt độ từ 25-35 độ, có nơi trên 35 độ.

Hà Nội: Ngày nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt. Gió nam cấp 2-3. Nhiệt độ từ 29-40 độ.

Đ.Bảo

Nắng nóng ở miền Bắc không gay gắt và kéo dài như năm ngoái

Nắng nóng ở miền Bắc không gay gắt và kéo dài như năm ngoái

Nắng nóng ở Bắc Bộ và miền Trung sẽ tập trung vào giai đoạn tháng 6-8. Tuy nhiên không gay gắt và kéo dài như năm 2020.



Theo Báo VietNamNet

Thứ Hai, 31 tháng 5, 2021

Bắc Giang đề nghị không tuyên truyền “giải cứu” nông sản

Phó Chủ tịch tỉnh Bắc Giang, ông Mai Sơn đề nghị các cơ quan báo chí, truyền thông không dùng từ “giải cứu” đối với nông sản nói chung và quả vải thiều nói riêng của tỉnh này.

Tại văn bản số 2550, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn cho biết, trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, Bắc Giang đang triển khai mục tiêu kép, vừa chống dịch, vừa duy trì sản xuất, thu hoạch nông sản.

UBND tỉnh Bắc Giang đề nghị Cục Báo chí (Bộ TT-TT) chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí tiếp tục tuyên truyền chất lượng vải thiều Bắc Giang, việc sản phẩm này đang được tiêu thụ, xuất khẩu đến các thị trường đòi hỏi chất lượng cao như Nhật Bản, Mỹ… và tiêu thụ trong thị trường nội địa.

Tỉnh đề nghị các cơ quan báo chí không dùng từ “giải cứu” khi tuyên truyền về việc tiêu thụ nông sản nói chung, quả vải thiều nói riêng bởi sẽ gây ảnh hưởng đến tình hình thu hoạch sản xuất, tiêu thụ các mặt hàng này.

{keywords}
Bắc Giang đề nghị các cơ quan báo chí không dùng từ "giải cứu nông sản" 

Vải thiều Bắc Giang được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GloballGAP, đảm bảo an toàn dịch bệnh, trong đó vải thiều Lục Ngạn - Bắc Giang là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam đã được Nhật Bản cấp bảo hộ Chỉ dẫn địa lý (ngày 12/3/2021).

Bắc Giang cũng cam kết về trách nhiệm của tỉnh đối với sản phẩm vải thiều đảm bảo an toàn dịch bệnh.

{keywords}
Chỉ còn hơn 1 tuần nữa, Bắc Giang sẽ bước vào chính vụ thu hoạch vải thiều 

Tỉnh Bắc Giang mong muốn các tỉnh, thành phố trên cả nước quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho phép các xe vận chuyển vải thiều được lưu thông, tiêu thụ; giúp đỡ các thủ tục liên quan đến việc thông thương qua các cửa khẩu được thuận lợi và nhanh chóng; khuyến khích các doanh nghiệp, kênh phân phối, hệ thống siêu thị, chợ đầu mối tại các tỉnh, thành phố tích cực tham gia tiêu thụ đặc sản vải thiều của Bắc Giang.

Bắc Giang cũng đã thành lập 2 tổ công tác tại cửa khẩu của 2 tỉnh Lạng Sơn, Lào Cai để hỗ trợ thông quan xuất khẩu vải thiều. 

Ngày 26/5, 20 tấn vải thiều Bắc Giang đã “lên đường” sang Nhật. Chất lượng vải thiều của Bắc Giang vượt trội, an toàn, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, đẹp về màu sắc, hương vị. 

Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Giang phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) - đơn vị được phía Nhật Bản ủy quyền tiến hành kiểm tra các điều kiện cần thiết về xông hơi, khử trùng quả vải thiều đạt tiêu chuẩn cao, đủ điều kiện trước khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn cho biết, tỉnh đã xây dựng các kịch bản cụ thể cho mùa vụ vải thiều năm 2021 và xây dựng các vùng trồng vải thiều an toàn trước dịch bệnh Covid-19, nhằm đảm bảo quả vải thiều chất lượng, an toàn phục vụ thị trường trong và ngoài nước.

Đến nay đã có 5 doanh nghiệp ký hợp đồng liên kết bao tiêu sản phẩm để xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản. Các doanh nghiệp thu mua lô vải sớm đầu tiên của nông dân là 55.000 đồng/kg.

Vải chín đỏ đường ở Bắc Giang

Vải chín đỏ đường ở Bắc Giang

Trên dọc tuyến đường dài hàng km vào thủ phủ vải thiều Lục Ngạn, vải bắt đầu chín đỏ hai ven đường. Các cơ sở thu mua hối hả đuổi theo mùa vải chính vụ.

Kiên Trung



Theo Báo VietNamNet

18 người Trung Quốc vẫn tụ tập ăn uống trong nhà hàng ở Hải Dương

18 người Trung Quốc và 1 người Việt Nam đang tổ chức tiệc ở nhà hàng thì bị Công an Tứ Kỳ (Hải Dương) phát hiện.

Chiều nay, lãnh đạo Công an huyện Tứ Kỳ, Công an tỉnh Hải Dương cho biết: Đơn vị đã hoàn tất hồ sơ chuyển UBND huyện xem xét xử phạt nhóm khách Trung Quốc tụ tập ăn uống. Cơ quan chức năng cũng xem xét xử lý vi phạm đối với nhà hàng Trung Hoa Phát Ký về hành vi không chấp hành quy định phòng chống dịch Covid-19 và buôn bán hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Trước đó, khoảng 10h ngày 29/5, thông qua phản ánh của quần chúng nhân dân, Công an huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương đã bất ngờ kiểm tra nhà hàng Trung Hoa Phát Ký, địa chỉ tại xã Cộng Lạc.

{keywords}

Tại thời điểm kiểm tra, nhà hàng bất chấp lệnh cấm, mở cửa đón nhóm 19 khách (gồm 1 người Việt và 18 người Trung Quốc). 

Kiểm tra, công an phát hiện nhà hàng này còn kinh doanh nước giải khát, một số mặt hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Qua xác minh bước đầu, nhóm khách mang quốc tịch Trung Quốc, đều là chuyên gia làm việc tại một công ty, trụ sở tại xã Cộng Hòa và lưu trú tại đây từ trước.

Vì những người này không bị áp dụng các biện pháp cách ly, do đó lực lượng chức năng chỉ xem xét xử lý về hành vi tụ tập đông người, không đeo khẩu trang vi phạm quy định chống dịch.

Cả trăm người Trung Quốc làm việc không phép tại dự án điện gió ở Tây Nguyên

Cả trăm người Trung Quốc làm việc không phép tại dự án điện gió ở Tây Nguyên

Sở LĐTB&XH các tỉnh Tây Nguyên cho biết có khoảng 200 lao động, chuyên gia người Trung Quốc đang làm việc tại các dự án điện gió nhưng chưa được cấp phép lao động tại Việt Nam.

Nguyễn Thu Hằng



Theo Báo VietNamNet

Nam sinh từ TPHCM nghi nhiễm Covid -19, Trà Vinh phong tỏa 52 hộ dân

Nam sinh về từ TP.HCM nghi dương tính Covid-19, Trà Vinh đã quyết định lập vùng cách ly đối với 52 hộ, 181 nhân khẩu.

Ngày 31/5, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Lê Văn Hẳn đã ký quyết định “Thiết lập vùng cách ly y tế, giãn cách xã hội để phòng, chống Covid-19”, sau khi một nam sinh từ TP.HCM về nghi dương tính Covid-19, liên quan chùm ca bệnh Hội thánh truyền giáo Phục Hưng.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh quyết định thiết lập vùng cách ly tại đường 30/4, thuộc khóm 5 và 6, thị trấn Cầu Kè, huyện Cầu Kè, gồm 52 hộ, 181 nhân khẩu.

Mục đích là ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19 do SARS-CoV-2 gây ra. Thời gian áp dụng từ 22h ngày 30/5 đến khi có thông báo mới. 

Trước đó, nam sinh của một trường đại học ở TP HCM có tiếp xúc gần với ca bệnh trong chùm Hội thánh truyền giáo Phục Hưng. Nam sinh này ở trọ tại phường 5, quận Gò Vấp.

Hôm 21/5, nam sinh đi xe khách về nhà ở thị trấn Cầu Kè. Sau khi nam sinh về quê thì chùm ca bệnh từ Hội thánh truyền giáo Phục Hưng được phát hiện.

{keywords}
Ngành chức năng tỉnh Trà Vinh phong tỏa cách ly khóm 5 và 6, thị trấn Cầu Kè. Ảnhh: Truyền hình Trà Vinh

Nam sinh được lấy mẫu xét nghiệm Covid-19. Đến tối 30/5, kết quả từ Viện Pasteur TP.HCM thông báo nam sinh nghi nhiễm Covid-19. Ngành chức năng đưa nam sinh đến bệnh viện dã chiến để cách ly, điều trị.

Qua điều tra dịch tễ, ngành chức năng ghi nhận có 20 trường hợp tiếp xúc với nam sinh, và đã đưa đi cách ly tập trung.

{keywords}
 Ảnhh: Truyền hình Trà Vinh

Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh yêu cầu thủ trưởng các sở ngành, địa phương phải chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn, hệ chính trị tại cơ sở, tổ dân phố, khu dân cư nắm chắc tình hình đi lại của người dân trên địa bàn.

Nhất là các trường hợp liên quan đến bệnh nhân 6427 tại TP HCM và người lao động, học sinh, sinh viên trở về từ vùng dịch, thông tin kịp thời cho cơ quan chức năng, để sớm phát hiện, áp dụng biện pháp phù hợp với các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh.

Tất cả người dân khi đến Trà Vinh phải khai báo y tế và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của ngành y tế. Trường hợp không khai báo, khai báo không trung thực sẽ bị xử lý theo quy định.

Hoài Thanh

Trà Vinh có ca nghi nhiễm Covid-19 đầu tiên liên quan Hội thánh truyền giáo

Trà Vinh có ca nghi nhiễm Covid-19 đầu tiên liên quan Hội thánh truyền giáo

Nam sinh từ TP.HCM về quê ở Trà Vinh có liên quan chùm ca bệnh Hội thánh truyền giáo Phục Hưng.



Theo Báo VietNamNet