Thứ Hai, 2 tháng 11, 2020

Bão số 10 (Goni) dự kiến đổ bộ đất liền ngày 5/11

Dự báo bão số 10 sẽ đi vào đất liền các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên, gió mạnh có thể cấp 7-8. Miền Trung mưa to nhiều nơi, có nơi đến 400mm.

Trưa nay (2/11), Ban chỉ đạo T.Ư về phòng chống thiên tai tổ chức họp ứng phó với bão số 10.

Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia Mai Văn Khiêm cho biết, lúc 10h hôm nay, bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 720km, cường độ cấp 8. Dự báo trong 6h tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc.

Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia Mai Văn Khiêm
Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia Mai Văn Khiêm

Tính từ 4-7h sáng, bão di chuyển từ 10-30km, nhưng 2h vừa qua ít dịch chuyển. Từ lúc mạnh nhất đến thời điểm này, bão đã giảm 9 cấp.

Theo dự báo của Đài khí tượng Hong Kong, bão sẽ đổ bộ vào Bình Định - Ninh Thuận vào sáng 5/11, gió cấp 8-9. Nhật Bản dự báo bão đổ bộ trưa 5/11, gió mạnh cấp 8.

Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia nhận định, khi vào Nam quần đảo Hoàng Sa, bão có thể mạnh thêm đến cấp 9, sau đó khi áp sát bờ biển Đà Nẵng - Phú Yên cường độ bão suy giảm.

Ngày 5/11, bão có thể tác động đến đất liền nước ta, đi vào đất liền các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên, gió có thể cấp 7-8.

Dự báo hướng đi của bão số 10
Dự báo hướng đi của bão số 10. Ảnh: NCHMF

Bão ảnh hưởng trực tiếp gây mưa lớn cho các tỉnh Trung Bộ và Bắc Tây Nguyên từ 4-7/11.

Từ 4-6/11, ở Bình Định, Phú Yên và Bắc Tây Nguyên có mưa 100-200mm/đợt; từ Huế đến Quảng Ngãi có mưa từ 300-400mm/đợt.

Từ ngày 5-7/11, ở Nghệ An đến Quảng Trị có mưa từ 150-300mm/đợt.

Các sông ở Quảng Nam, Quảng Ngãi lên mức BĐ2-BĐ3, có sông trên BĐ3. Các sông chính từ Nghệ An đến Huế, ở Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum lên mức BĐ1-BĐ2 và trên BĐ2; sông nhỏ lên mức BĐ3.

Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp tại các tỉnh trên.

Chủ động sơ tán dân khỏi khu vực dễ sạt lở đất

Đại diện Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cho biết đã xuất cấp bổ sung như áo phao, lương khô cho các đơn vị tuyến biển, đặc biệt tuyến miền Trung phục vụ phòng chống bão. Ngoài ra đã di chuyển 30 điểm đóng quân khỏi khu vực nguy cơ sạt lở đất.

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng lưu ý bão giảm cấp nhưng diễn biến vẫn phức tạp. Ông yêu cầu không được chủ quan và theo dõi sát sao diễn biến cơn bão để kịp thời ứng phó cho phù hợp.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng

Phó Thủ tướng đề nghị tập trung rà soát tàu thuyền trên biển để đưa về nơi tránh trú an toàn, ra khỏi khu vực nguy hiểm; sơ tán người dân ra khỏi lồng bè và chòi canh. Đảm bảo an toàn cho những tàu đang tìm kiếm cứu nạn ở khu vực 2 tàu của Bình Định bị chìm.

Theo dõi chặt chẽ cơn bão khi đổ bộ để chủ động sơ tán người dân khỏi khu vực nguy hiểm, đặc biệt là khu vực dễ sạt lở đất.

Vừa khắc phục và ứng phó với bão để bảo vệ các công trình, nhà ở của người dân, trường học, hệ thống điện…, bảo vệ an toàn hồ đập, đê điều. Tiếp tục tập trung tìm kiếm những người bị nạn trong các vụ sạt lở…

Theo báo cáo của Văn phòng Ban chỉ đạo T.Ư về phòng chống thiên tai, các đối tượng nguy cơ tác động của bão số 10 là khu vực Quảng Trị - Khánh Hòa vừa chịu thiệt hại nặng nề của bão số 9 trên cả 3 tuyến biển, ven biển và miền núi.

Hiện trên biển còn 4 tàu kiểm ngư (KN 490, 463, 465, 473) với 140 thủy thủ đang tìm kiếm các thuyền viên trên 2 tàu Bình Định bị chìm trong bão số 9.

Nhà cửa bị sập đổ, hư hỏng do bão số 9 đang được khôi phục, sửa chữa (690 nhà bị sập đổ; 148.999 nhà bị hư hỏng, tốc mái). Còn 14 điểm sạt lở chưa thông xe trên QL 49 (Thừa Thiên Huế), đường Hồ Chí Minh nhánh Tây (qua Quảng Trị, Thừa Thiên Huế).

Tại khu vực Rào Trăng 3 (Thừa Thiên Huế), Nam Trà My, Phước Sơn (Quảng Nam), hiện đang có 1.208 cán bộ, chiến sỹ đang thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn và nhân dân trong khu vực cần đảm bảo an toàn.

Một số khu vực bị cô lập: các xã Phước Công và Phước Thành, huyện Phước Sơn (Quảng Nam); xã Hưng Nhân, Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An).

Hiện có 20 hồ chứa vừa và lớn từ Quảng Trị - Khánh Hòa đã đầy nước; 3 hồ đang xả tràn (Tả Trạch, Thuận Ninh, Hòn Lập). Khu vực Trung Bộ có 49 hồ chứa vận hành điều tiết qua tràn.

Tính đến ngày 2/11, bão số 9 khiến 33 người chết, 49 người mất tích. Còn 15.484 hộ bị ngập.

Bão số 10 liên tục đổi hướng và tăng giảm cấp

Bão số 10 liên tục đổi hướng và tăng giảm cấp

Bão Goni đã đi vào Biển Đông, là cơn bão số 10 trong năm 2020. Dự báo bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc rồi Tây; lúc có gió giật cấp 12, sau giảm còn 11, rồi lại tăng 12.

Hương Quỳnh



Theo Báo VietNamNet

70 cán bộ, chiến sĩ băng rừng, vượt suối vào Phước Lộc tìm người mất tích

70 cán bộ chiến sĩ Công an, Bộ đội tỉnh Quảng Nam băng rừng, vượt suối vào xã Phước Lộc tìm kiếm các nạn nhân đang mất tích trong 2 vụ sạt lở làm 13 người chết và mất tích.

XEM CLIP:

Sáng nay, 50 chiến sĩ lực lượng Tỉnh đội, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Nam và Huyện đội Phước Sơn đã hành quân vào xã Phước Lộc tìm người mất tích do sạt lở đất.

50 cán bộ chiến sĩ được trang bị đầy đủ lương thực, thực phẩm, dụng cụ đi rừng, cuốc xẻng đã vượt qua suối tràn xã Phước Công lúc 8h sáng nay.

{keywords}
Sáng nay, 50 chiến sĩ Bộ đội tỉnh Quảng Nam đã lên đường vào xã Phước Lộc tìm kiếm 7 người đang mất tích

Hiện đường đi lên xã Phước Lộc đã thông đến cầu Khỉ, từ đây các lực lượng sẽ đi bộ vào thôn 1 (xã Phước Lộc) để tìm kiếm nhóm 2 cán bộ xã bị mất tích trong lúc đi chống bão và 5 người.

Sau đó, đoàn tiếp tục di chuyển vào thôn 3 (xã Phước Lộc) để tìm kiếm 5 người dân đang mất tích trong vụ vùi lấp 11 người.

Dự kiến đoàn mất khoảng 7 giờ đi bộ cắt rừng, vượt suối mới tới hiện trường vụ sạt lở vụ sạt lở vùi 2 cán bộ xã.

Trong khi đó, sau nhiều giờ đồng hồ đi bộ cắt rừng, vượt suối, chiều tối 1/11, đoàn tìm kiếm cứu nạn Công an huyện Phước Sơn đã đến được địa phận xã Phước Lộc.

{keywords}
Dự kiến gần 7 giờ đồng hồ băng rừng, vượt suối, các chiến sĩ bộ đội sẽ tới hiện trường vụ sạt lở vùi lấp 2 cán bộ xã Phước Lộc

Đoàn tìm kiếm Công an huyện Phước Sơn gồm 15 cán bộ chiến sĩ, do thượng tá Lê Nho Tâm - Trưởng Công an huyện dẫn đầu.

Xuất phát từ xã Phước Công, đoàn cắt rừng đi bộ suốt 8 tiếng đồng hồ với đoạn đường hơn 9km, gùi theo lương thực thực phẩm và các vật dụng cần thiết để cứu trợ kịp thời người dân xã Phước Lộc bị cô lập nhiều ngày qua.

Hiện cán bộ chiến sĩ Công an huyện Phước Sơn đã bắt tay vào tìm kiếm cứu nạn 7 nạn nhân còn mất tích tại thôn 1 và thôn 3 trong sáng nay.

Trước đó, chiều 28/10, 2 cán bộ xã Phước Lộc trong lúc đi giúp dân chống báo số 9 tại thôn 1 đã bị núi lở vùi lấp, hiện vẫn chưa tìm thấy. Ngoài ra, vụ sạt lở thôn 3 (Phước Lộc) vùi lấp 11 người, đã tìm thấy 6 thi thể, 5 người khác vẫn đang mất tích.

{keywords}
{keywords}
Các cán bộ chiến sĩ băng rừng, vượt suối vào Phước Lộc tìm người mất tích
{keywords}
Hơn 8 tiếng băng rừng, vượt suối, chiều 1/11, Công an huyện Phước Sơn đã tới được xã Phước Lộc
{keywords}
Lực lượng tìm kiếm Công an huyện Phước Sơn tới được địa phận xã Phước Lộc
{keywords}
Công an huyện Phước Sơn bắt đầu tìm kiếm 7 người mất tích ở Phước Lộc

Lê Bằng

Trực thăng thả 2 tấn hàng cứu trợ cho 3.000 dân bị cô lập ở Quảng Nam

Trực thăng thả 2 tấn hàng cứu trợ cho 3.000 dân bị cô lập ở Quảng Nam

Sáng nay, máy bay trực thăng Mi-171, Trung đoàn 930, Sư đoàn Không quân 372 thực hiện chuyến bay cứu trợ người dân đang bị cô lập tại huyện Phước Sơn (Quảng Nam).



Theo Báo VietNamNet

Núi lở, lũ ngập nhà, dân bản Quảng Bình ra sườn đồi trú trong lều bạt

Hiện còn 17 ngôi nhà ở bản Sắt, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình bị ngập khoảng 2m và có 3 điểm sạt lở nghiêm trọng. Người dân đã bỏ ra sườn đồi dựng lều bạt trú ẩn.

Ngày 2/11, ông Nguyễn Văn Nhì, Chủ tịch UBND xã Trường Sơn cho biết: “Sau khi nắm tình hình, sáng nay xã đã cử lực lượng tại chỗ cùng với quân đội vào bản Sắt để giúp 18 hộ dân với 101 khẩu di dời khỏi khu vực có nguy cơ bị sạt lở”.

{keywords}
{keywords}
Nhiều ngôi nhà ở bản Sắt, xã Trường Sơn còn bị ngập trong nước

3 điểm sạt lở xảy ra vào 3 giờ sáng ngày 19/10 khi mưa lớn, lũ lên cao. Sau khi xuất hiện các điểm sạt lở, có 6 hộ đồng bào Vân Kiều vượt lũ ra ngoài, làm nhà bạt tạm bợ trên ngọn đồi đối diện bản cũ để ở.

Hiện nước lũ đang gây ngập và chia cắt nên họ chưa thể về nhà.

Theo ông Nhì, 3 điểm sạt lở trên núi kéo dài hơn 700m rất nguy hiểm. Hiện còn khoảng 17 ngôi nhà ở bản này bị ngập, trong đó có 8 nhà ngập sâu. Cổng vào bản cũng bị ngập khiến người dân đi lại rất khó khăn.

{keywords}
{keywords}
{keywords}
Điểm sạt lở ở núi Sắt kéo dài khoảng 700m đe dọa đến các hộ dân sống bên dưới chân núi. Sau khi núi bị sạt lở, 6 hộ dân đã làm nhà bạt tạm bợ trên ngọn đồi đối diện bản cũ để ở

Được biết, đường vào bản Sắt đi từ trạm kiểm lâm C6, đường Hồ Chí Minh nhánh tây vào mất 7km, đường rất khó đi, trơn trượt, phương tiện lúc khô ráo là xe máy quấn thêm xích hoặc đi bộ mất 2 tiếng đồng hồ mới đến.

{keywords}
{keywords}
Cuộc sống tạm bợ hết sức khó khăn.

Trên đường vào, tại dốc ông Lờ xuất hiện một vết nứt dài hơn 200m giữa đường khiến dân bản Sắt lo sẽ có sạt lở đứt đường.

{keywords}
{keywords}
Người dân bản Sắt rất cần lương thực và nhu yếu phẩm.

Trong sáng nay, xã đưa vào 1 nhà bạt loại lớn, đồn biên phòng Làng Mô đưa vào 2 nhà bạt nhỏ. Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Quảng Bình viện trợ 7 nhà bạt khác vào để di dời các hộ dân đến nơi an toàn.

Trưởng bản Nguyễn Văn Muôn thông tin, với tình hình này, một tuần nữa cũng chưa hết lũ.

Hải Sâm

Trực thăng thả 2 tấn hàng cứu trợ cho 3.000 dân bị cô lập ở Quảng Nam

Trực thăng thả 2 tấn hàng cứu trợ cho 3.000 dân bị cô lập ở Quảng Nam

Sáng nay, máy bay trực thăng Mi-171, Trung đoàn 930, Sư đoàn Không quân 372 thực hiện chuyến bay cứu trợ người dân đang bị cô lập tại huyện Phước Sơn (Quảng Nam).



Theo Báo VietNamNet

Người đàn ông bị xe khách tông chết thảm trên quốc lộ 1 ở Tiền Giang

Người đàn ông chạy xe máy trên quốc lộ 1 bất ngờ chuyển hướng quay đầu ngược lại thì bị xe khách tông trúng tử vong tại chỗ. 

Ngày 2/11, Công an huyện Châu Thành (Tiền Giang) cho biết, đang điều tra vụ tai nạn giao thông giữa xe khách với xe máy làm người đàn ông tử vong tại chỗ.

Theo đó, khoảng 6h sáng cùng ngày, ông Nguyễn Văn Lợi (46 tuổi, ngụ xã Long Định, huyện Châu Thành) chạy xe máy trên quốc lộ 1, hướng Trung Lương - Mỹ Thuận.

Khi đến đoạn thuộc xã Nhị Bình, bất ngờ ông Lợi cho xe chuyển hướng quay đầu ngược lại.

{keywords}
{keywords}
Hiện trường vụ tai nạn 

Đúng lúc này, xe khách do tài xế Ngô Văn Hậu (45 tuổi, ngụ xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) điều khiển đang chạy phía sau cùng chiều lao tới tông trúng xe ông Lợi và kéo một đoạn dài khoảng 10m.

Vụ tai nạn khiến ông Lợi tử vong tại chỗ. Cả hai xe bị hư hỏng.

Công an có mặt điều tiết giao thông, khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn.

7 ô tô tông loạn xạ trên QL1 rồi lao vào quán nước ở Tiền Giang

7 ô tô tông loạn xạ trên QL1 rồi lao vào quán nước ở Tiền Giang

Ngày 4/10, Công an huyện Cái Bè (Tiền Giang) đang điều tra nguyên nhân vụ tai nạn giao thông liên hoàn giữa 7 xe xảy ra trên QL1 làm nhiều xe bị hư hỏng nặng.   

T.Chí 



Theo Báo VietNamNet

Bão số 10 dự kiến đổ bộ ngày 5/11, miền Trung lại đối mặt mưa lớn

Dự báo bão số 10 sẽ đi vào đất liền các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên, gió mạnh có thể cấp 7-8. Miền Trung mưa to nhiều nơi, có nơi đến 400mm.

Trưa nay (2/11), Ban chỉ đạo T.Ư về phòng chống thiên tai tổ chức họp ứng phó với bão số 10.

Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia Mai Văn Khiêm cho biết, lúc 10h hôm nay, bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 720km, cường độ cấp 8. Dự báo trong 6h tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc.

{keywords}
Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia Mai Văn Khiêm

Tính từ 4-7h sáng, bão di chuyển từ 10-30km, nhưng 2h vừa qua ít dịch chuyển. Từ lúc mạnh nhất đến thời điểm này, bão đã giảm 9 cấp.

Theo dự báo của Đài khí tượng Hong Kong, bão sẽ đổ bộ vào Bình Định - Ninh Thuận vào sáng 5/11, gió cấp 8-9. Nhật Bản dự báo bão đổ bộ trưa 5/11, gió mạnh cấp 8.

Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia nhận định, khi vào Nam quần đảo Hoàng Sa, bão có thể mạnh thêm đến cấp 9, sau đó khi áp sát bờ biển Đà Nẵng - Phú Yên cường độ bão suy giảm.

Ngày 5/11, bão có thể tác động đến đất liền nước ta, đi vào đất liền các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên, gió có thể cấp 7-8.

{keywords}
Dự báo hướng đi của bão số 10. Ảnh: NCHMF

Bão ảnh hưởng trực tiếp gây mưa lớn cho các tỉnh Trung Bộ và Bắc Tây Nguyên từ 4-7/11.

Từ 4-6/11, ở Bình Định, Phú Yên và Bắc Tây Nguyên có mưa 100-200mm/đợt; từ Huế đến Quảng Ngãi có mưa từ 300-400mm/đợt.

Từ ngày 5-7/11, ở Nghệ An đến Quảng Trị có mưa từ 150-300mm/đợt.

Các sông ở Quảng Nam, Quảng Ngãi lên mức BĐ2-BĐ3, có sông trên BĐ3. Các sông chính từ Nghệ An đến Huế, ở Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum lên mức BĐ1-BĐ2 và trên BĐ2; sông nhỏ lên mức BĐ3.

Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp tại các tỉnh trên.

Chủ động sơ tán dân khỏi khu vực dễ sạt lở đất

Đại diện Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cho biết đã xuất cấp bổ sung như áo phao, lương khô cho các đơn vị tuyến biển, đặc biệt tuyến miền Trung phục vụ phòng chống bão. Ngoài ra đã di chuyển 30 điểm đóng quân khỏi khu vực nguy cơ sạt lở đất.

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng lưu ý bão giảm cấp nhưng diễn biến vẫn phức tạp. Ông yêu cầu không được chủ quan và theo dõi sát sao diễn biến cơn bão để kịp thời ứng phó cho phù hợp.

{keywords}
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng

Phó Thủ tướng đề nghị tập trung rà soát tàu thuyền trên biển để đưa về nơi tránh trú an toàn, ra khỏi khu vực nguy hiểm; sơ tán người dân ra khỏi lồng bè và chòi canh. Đảm bảo an toàn cho những tàu đang tìm kiếm cứu nạn ở khu vực 2 tàu của Bình Định bị chìm.

Theo dõi chặt chẽ cơn bão khi đổ bộ để chủ động sơ tán người dân khỏi khu vực nguy hiểm, đặc biệt là khu vực dễ sạt lở đất.

Vừa khắc phục và ứng phó với bão để bảo vệ các công trình, nhà ở của người dân, trường học, hệ thống điện…, bảo vệ an toàn hồ đập, đê điều. Tiếp tục tập trung tìm kiếm những người bị nạn trong các vụ sạt lở…

Theo báo cáo của Văn phòng Ban chỉ đạo T.Ư về phòng chống thiên tai, các đối tượng nguy cơ tác động của bão số 10 là khu vực Quảng Trị - Khánh Hòa vừa chịu thiệt hại nặng nề của bão số 9 trên cả 3 tuyến biển, ven biển và miền núi.

Hiện trên biển còn 4 tàu kiểm ngư (KN 490, 463, 465, 473) với 140 thủy thủ đang tìm kiếm các thuyền viên trên 2 tàu Bình Định bị chìm trong bão số 9.

Nhà cửa bị sập đổ, hư hỏng do bão số 9 đang được khôi phục, sửa chữa (690 nhà bị sập đổ; 148.999 nhà bị hư hỏng, tốc mái). Còn 14 điểm sạt lở chưa thông xe trên QL 49 (Thừa Thiên Huế), đường Hồ Chí Minh nhánh Tây (qua Quảng Trị, Thừa Thiên Huế).

Tại khu vực Rào Trăng 3 (Thừa Thiên Huế), Nam Trà My, Phước Sơn (Quảng Nam), hiện đang có 1.208 cán bộ, chiến sỹ đang thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn và nhân dân trong khu vực cần đảm bảo an toàn.

Một số khu vực bị cô lập: các xã Phước Công và Phước Thành, huyện Phước Sơn (Quảng Nam); xã Hưng Nhân, Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An).

Hiện có 20 hồ chứa vừa và lớn từ Quảng Trị - Khánh Hòa đã đầy nước; 3 hồ đang xả tràn (Tả Trạch, Thuận Ninh, Hòn Lập). Khu vực Trung Bộ có 49 hồ chứa vận hành điều tiết qua tràn.

Tính đến ngày 2/11, bão số 9 khiến 33 người chết, 49 người mất tích. Còn 15.484 hộ bị ngập.

Bão số 10 liên tục đổi hướng và tăng giảm cấp

Bão số 10 liên tục đổi hướng và tăng giảm cấp

Bão Goni đã đi vào Biển Đông, là cơn bão số 10 trong năm 2020. Dự báo bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc rồi Tây; lúc có gió giật cấp 12, sau giảm còn 11, rồi lại tăng 12.

Hương Quỳnh



Theo Báo VietNamNet

Khách châm lửa đốt khăn, máy bay quay đầu khẩn cấp

Nam hành khách đốt lửa trên chuyến bay của Vietnam Airlines khiến nhiều người trên chuyến bay hốt hoảng.

Khi chuyến bay VN243 chuẩn bị khởi hành, một nam hành khách bật lửa đốt khăn ăn khiến nhiều người hốt hoảng. Cơ trưởng buộc phải dừng cất cánh và cho máy bay quay đầu.

Cụ thể, chuyến bay VN243 từ Hà Nội đi TP. HCM, dự kiến khởi hành 8h sáng nay (2/11). Trong quá trình máy bay chuẩn bị cất cánh, tiếp viên Vietnam Airlines đã phát hiện sự việc một nam hành khách bật lửa tại vị trí ghế ngồi 20A.

Sự cố khiến hành khách trên chuyến bay hốt hoảng. Ngay khi sự việc xảy ra, hành khách này đã nhanh chóng tắt ngọn lửa và không gây cháy, không ảnh hưởng tới máy bay.

Ngay lập tức, tổ bay đã cho máy bay quay lại nhà ga, báo cáo sự việc và bàn giao hành khách trên cho cảng vụ và an ninh sân bay để xử lý.

Sau đó, chuyến bay VN243 đã cất cánh lại lúc 9h.

Giám đốc Cảng vụ Hàng không miền Bắc Trần Hoài Phương cho biết, đây là một hành vi uy hiếp an ninh an toàn hàng không. Cảng vụ Hàng không miền Bắc sẽ căn cứ vào Nghị định 162 của Chính phủ để xử lý vi phạm đối với nam hành khách trên.

Hành khách này đã bị cắt chuyến và phải rời khỏi máy bay. 
 
“Quá trình làm việc với nhà chức trách, khách này khai dùng khăn ăn để lau bật lửa, không may bật lửa tự động bật và khăn bị cháy. Tuy nhiên, Cảng vụ đang tiếp tục làm rõ để xác minh liệu khách có động cơ gì hay không”, ông Phương nói. 

Nữ hành khách cố tình cầm nhầm điện thoại ở sân bay Cát Bi

Nữ hành khách cố tình cầm nhầm điện thoại ở sân bay Cát Bi

Phát hiện khách đi cùng để quên chiếc điện thoại ở khay soi chiếu an ninh, nữ hành khách lén lấy cho vào túi của mình.

Vũ Điệp 



Theo Báo VietNamNet

5 thi thể bị lũ cuốn ở Nghệ An, vợ trẻ ôm con khóc chồng và anh trai

Sau nhiều ngày nỗ lực tìm kiếm người mất tích trong lũ, lực lượng chức năng tìm thấy 5 thi thể ở các huyện Anh Sơn, Thanh Chương và Nam Đàn (Nghệ An).

Chủ tịch UBND xã Võ Liệt (huyện Thanh Chương) Bùi Xuân Lĩnh sáng nay (2/11) cho biết, lực lượng chức năng vừa tìm thấy thi thể 2 cháu gái bị mất tích vào chiều qua.

Nạn nhân là em Phan Thị Trang (SN 2007) và Trần Thị Ánh (SN 2006), cùng trú ở thôn Hà Lương, xã Võ Liệt.

{keywords}
Lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH vớt thi thể em Phạm Văn Phúc bị lũ cuốn

Chiều qua, Trang và Ánh chở nhau bằng xe đạp đi chơi. Đến chiều tối, 2 gia đình không thấy các em về nhà nên kêu gọi hàng xóm đi tìm.

Khi tìm đến xã Thanh Long, người dân thấy chiếc xe đạp của hai em. Nghĩ chuyện chẳng lành, gia đình cùng cơ quan chức năng tìm kiếm ở khu vực này.

Đến 21h cùng ngày, thi thể của 2 em được tìm thấy.

Ngoài ra, chính quyền huyện Nam Đàn cũng vừa tìm thấy thi thể em Phạm Văn Phúc (SN 2003, trú xã Nam Thanh, huyện Nam Đàn) không may bị nước lũ cuốn trôi khi đi bắt cá cùng người bố. 

Người vợ trẻ mất chồng và anh ruột

Cũng trong ngày 1/11, lực lượng chức năng tìm thấy thi thể anh Nguyễn Văn Quảng (SN 1994, trú xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn) và anh Trần Công Thế (SN 1995, trú xã Thanh An, huyện Thanh Chương) bị nước lũ cuốn trôi hôm 30/10.

{keywords}
Lực lượng cứu hộ tìm thấy thi thể 2 nạn nhân bị đuối nước ở xã Thanh An, huyện Thanh Chương

Trước đó, khoảng 10h30 sáng (30/10), hai anh Quảng và Thế đi xe máy qua xã Thanh An thì gặp chú đi xe ngược chiều. Không may, chú ruột của Thế (chữa rõ danh tính) rơi xuống nước.

Ngay sau đó, Thế và Quảng lao xuống nước cứu chú mình. Tuy nhiên, trên người đang mang áo mưa nên khi đẩy chú ruột vào được một đoạn thì nước lũ cuốn cả hai anh em mất tích.

{keywords}
Bàn thờ lập vội cho nạn nhân bị lũ cuốn trôi
{keywords}
Mẹ anh Quảng ngồi bên cỗ quan tài không thể tả hết nỗi đau mất ccon

Riêng chú ruột của Thế được người đi đường dùng dây ứng cứu, kéo thoát nạn vào bờ an toàn.

Được biết, hai vợ chồng Nguyễn Văn Quảng và Trần Thị Hằng (SN 1998) mới sinh con nhỏ được 1 tuổi. Còn Thế có mối quan hệ là anh ruột của chị Hằng.

{keywords}
Người vợ trẻ khóc ngất vì mất chồng và anh trai
{keywords}
Ngôi nhà anh Quảng và chị Hằng sống chung với bố mẹ ở xã Lĩnh Sơn, Anh Sơn, Nghệ An
{keywords}
Người vợ trẻ ôm con thơ mếu máo khóc gọi chồng, gọi anh trong vô vọng

Vậy là, trong chốt lát, chị Hằng là người vợ trẻ một lúc phải chịu đựng nỗi đau vừa mất chồng và mất anh trai của mình.

Trong đợt mưa lũ vừa qua, toàn tỉnh Nghệ An có 9 người chết, trong đó 1 người vẫn đang mất tích.

Phóng viên kể phút bật khóc khi thi thể bé 2 tuổi tìm thấy trong bùn đất

Phóng viên kể phút bật khóc khi thi thể bé 2 tuổi tìm thấy trong bùn đất

“Cháu bé tầm 2 tuổi, nằm úp mặt xuống đất, như một con búp bê. Khi được đưa lên, bé không có áo quần, người bé chỉ một màu bùn đất. Rất may cả người cháu không bị trầy xước gì”, anh Đoàn Hữu Trung nhớ lại.

Quốc Huy - Phạm Tâm



Theo Báo VietNamNet

Bão số 10 liên tục đổi hướng và tăng giảm cấp

Bão Goni đã đi vào Biển Đông, là cơn bão số 10 trong năm 2020. Dự báo bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc rồi Tây; lúc có gió giật cấp 12, sau giảm còn 11, rồi lại tăng 12.

Lúc 4h sáng nay (2/11), vị trí tâm bão ở khoảng 14,3 độ Vĩ Bắc; 119,2 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 820km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 12.

{keywords}
Dự báo hướng di chuyển của bão số 10. Ảnh: Tổng cục Phòng chống thiên tai

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km.

Đến 4h ngày mai, vị trí tâm bão ở khoảng 15,2 độ Vĩ Bắc; 115,0 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa 340km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 11.

Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,0 đến 17,0 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 112,5 đến 120,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15-20km.

Đến sáng ngày 4/11, vị trí tâm bão ở khoảng 14,9 độ Vĩ Bắc; 111,2 độ Kinh Đông, cách Quảng Nam khoảng 310km, cách Quảng Ngãi và Bình Định khoảng 240km, cách Phú Yên khoảng 260km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 12.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 10km, đi vào đất liền các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Tới sáng sớm ngày 5/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 14,7 độ Vĩ Bắc; 108,6 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.

Trong 72 đến 96 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 10km.

Siêu bão Goni mạnh cỡ nào trước khi đổ bộ vào Việt Nam

Siêu bão Goni mạnh cỡ nào trước khi đổ bộ vào Việt Nam

Siêu bão Goni sáng nay đang quần thảo ở miền Trung Philippines, được dự báo sẽ đổ bộ đất liền Việt Nam vào ngày 4/11, kéo theo đợt mưa to trên diện rộng.

Hương Quỳnh



Theo Báo VietNamNet

Chất lượng nhân sự cấp tỉnh ủy nhiệm kỳ mới nâng lên rõ rệt

Kết quả đại hội Đảng bộ trực thuộc trung ương cho thấy, chất lượng nhân sự được nâng lên rõ rệt; bí thư cấp ủy là nữ, không là người địa phương tăng nhiều so với nhiệm kỳ trước.

Ban Tổ chức Trung ương cho biết, đến ngày 29/10, có 67/67 (100%) đảng bộ trực thuộc Trung ương đã hoàn thành việc tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2020-2025.

Cụ thể về công tác bầu cử, việc bầu cử Ban Chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư được thực hiện theo đúng Quy chế. Kết quả bầu cử số lượng ban chấp hành, ban thường vụ giảm theo quy định, vẫn đảm bảo cơ cấu, chất lượng nâng lên so với nhiệm kỳ trước.

Tuổi bình quân của bí thư tỉnh ủy là 52,38 

Cụ thể, cơ cấu nữ, cấp ủy nữ là 523 nhân sự (15,71%), cao hơn nhiệm kỳ trước 2,69%; có 34 đảng bộ đạt tỷ lệ từ 15% trở lên, trong đó, cao nhất là Tuyên Quang (29,17%). 

Ủy viên ban thường vụ nữ là 123 nhân sự, đạt tỷ lệ 12,91%, cao hơn nhiệm kỳ trước 2,37%; có 20 đảng bộ đạt tỷ lệ từ 15% trở lên, trong đó, cao nhất là Bình Phước (40%). Có 9 bí thư cấp ủy nữ, đạt tỷ lệ 13,85% (nhiều hơn nhiệm kỳ trước là 3 người). 

{keywords}
Bầu cử tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế

Cấp ủy viên người dân tộc thiểu số là 389 nhân sự, đạt tỷ lệ 11,68%, cao hơn nhiệm kỳ trước 0,72%, trong đó, cao nhất là Cao Bằng (75,5%). Ủy viên ban thường vụ người dân tộc thiểu số là 113 người, đạt tỷ lệ 11,86%, cao hơn nhiệm kỳ trước 0,51%; trong đó, cao nhất là Cao Bằng (80%).

Có 6 bí thư cấp ủy người dân tộc thiểu số (Bắc Kạn, Lai Châu, Tuyên Quang, Gia Lai, Sóc Trăng, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương), đạt tỷ lệ 9,23%, cao hơn nhiệm kỳ trước 1,54%. 

Về trình độ, cấp ủy có trình độ thạc sỹ trở lên là 2.220 nhân sự (28 giáo sư, phó giáo sư), đạt 66,67%, cao hơn nhiệm kỳ trước 23,17%. Ban thường vụ có trình độ thạc sỹ trở lên là 613 nhân sự (7 giáo sư, phó giáo sư), đạt 64,32%, cao hơn nhiệm kỳ trước 19,23%.

Bí thư cấp ủy có trình độ từ thạc sỹ trở lên là 51 người (3 giáo sư, phó giáo sư), đạt 78,46%, cao hơn nhiệm kỳ trước 13,85%. Phó bí thư có trình độ từ thạc sỹ trở lên là 98 người (2 giáo sư, phó giáo sư), đạt 69,01%, cao hơn nhiệm kỳ trước 20,59%.

Tuổi bình quân của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, bí thư, phó bí thư thấp hơn so với nhiệm kỳ trước; Cơ bản bảo đảm 3 độ tuổi trong cấp ủy; có 28 bí thư từ 50 tuổi trở xuống, đạt tỷ lệ 43,08%. 

Cụ thể, độ tuổi bình quân của cấp ủy là 48,82, thấp hơn nhiệm kỳ trước 1,07 tuổi; ban thường vụ là 50,44, thấp hơn 1,05 tuổi; bí thư là 52,38, thấp hơn 0,05 tuổi; phó bí thư là 50,91, thấp hơn 1,47 tuổi; chủ nhiệm ủy ban kiểm tra là 50,75, thấp hơn 0,63 tuổi.

Có 27 bí thư không là người địa phương, đạt tỷ lệ 41,54%, cao hơn nhiệm kỳ trước 23,08%. Có 3 đảng bộ TP. HCM, Điện Biên, Đồng Tháp thực hiện quyết định của Bộ Chính trị về phân công, chỉ định nhân sự tham gia ban chấp hành, ban thường vụ và giới thiệu để Hội nghị lần thứ nhất của BCH đảng bộ nhiệm kỳ 2020-2025 bầu giữ chức bí thư tỉnh, thành ủy; kết quả, cả 3 bí thư đều trúng cử với tỷ lệ phiếu 100%. 

Ít đơn thư khiếu kiện hơn so với các nhiệm kỳ trước

Ngoài ra, các đại hội đã bầu được 65 chủ nhiệm ủy ban kiểm tra, trong đó: tham gia lần đầu là 33 người (32.55%), nữ là 11 (15,71%), dân tộc thiểu số là 8 (11,68%). Độ tuổi bình quân là 50,75 tuổi. 

67 đại hội đã bầu đủ 1.381 đại biểu chính thức và 131 đại biểu dự khuyết dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bảo đảm đúng tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu được Trung ương phân bổ.

Theo Ban Tổ chức Trung ương, công tác nhân sự được chuẩn bị chu đáo, bảo đảm dân chủ, khách quan, công tâm, minh bạch nên nhận được sự thống nhất cao. Ít đơn thư khiếu kiện hơn so với các nhiệm kỳ trước đây. Kết quả bầu cử cơ bản tập trung, bầu đúng, trúng theo đề án nhân sự.

Tỷ lệ phiếu trúng cử các chức danh chủ chốt cao, nhiều người đạt 100%. Chất lượng nhân sự được nâng lên rõ rệt. Số lượng bí thư cấp ủy là nữ, bí thư không phải là người địa phương tăng nhiều so với nhiệm kỳ trước.

Tuy nhiên, tỷ lệ cán bộ trẻ tham gia ban chấp hành đảng bộ chưa đạt yêu cầu tại Chỉ thị 35. Cấp ủy viên trẻ (dưới 40 tuổi) là 199 người, đạt tỷ lệ 5,98%, thấp hơn nhiệm kỳ trước 0,64%.

Từ kết quả này, Ban Tổ chức Trung ương rút ra kinh nghiệm, trong công tác nhân sự đại hội, phải tuyệt đối tuân thủ đúng quy trình 5 bước, dân chủ, khách quan, công tâm, công khai, minh bạch, tất cả vì lợi ích quốc gia dân tộc theo phương châm “làm từng bước chặt chẽ, từng việc cụ thể, từng nhóm chức danh từ thấp đến cao, bảo đảm thận trọng, kỹ lưỡng, làm đến đâu chắc đến đó”.

Ban Tổ chức Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư sớm chuẩn y kết quả bầu cử đại hội đảng bộ trực thuộc Trung ương. Đồng thời, chỉ đạo các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương thực hiện việc phân công cấp ủy, kiện toàn các chức danh chính quyền theo quy định. 

Việc thảo luận, góp ý và thông qua các văn kiện tại đại hội được thực hiện nghiêm túc, phát huy tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, thống nhất. Nhiều đảng bộ đã đầu tư xây dựng phim tư liệu, slide trình chiếu, thuyết minh sinh động cho báo cáo chính trị, tham luận đại hội. Gần 1.400 ý kiến phát biểu, tham luận tại đại hội và các tổ thảo luận.

Trong đó, có nhiều ý kiến thẳng thắn, tâm huyết, phân tích làm sâu sắc hơn những chuyển biến tích cực của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong nhiệm kỳ qua, nhất là công tác đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực và những biểu hiện suy thoái.

Tập trung thảo luận kỹ lưỡng về các quan điểm mới, mục tiêu, chủ trương, định hướng lớn, chỉ tiêu phấn đấu và những vấn đề mới, khó, những nhiệm vụ mang tính đột phá gắn với tình hình cụ thể của địa phương, đơn vị.

Thu Hằng

Những điểm nhấn từ 63 Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy nhiệm kỳ 2020 -2025

Những điểm nhấn từ 63 Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy nhiệm kỳ 2020 -2025

Từ ngày 20/9 đến 28/10, 63 Đảng bộ tỉnh, thành phố trên cả nước đã tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2020-2025, bầu ra 63 Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy khóa mới.



Theo Báo VietNamNet

Quốc hội họp tập trung, bãi nhiệm đại biểu quốc hội Phạm Phú Quốc

Hôm nay (2/11), kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV bước vào đợt 2, làm việc theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội.

Chiều nay, Quốc hội sẽ họp riêng để nghe Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bãi nhiệm ĐBQH đối với ông Phạm Phú Quốc. Đoàn ĐBQH TP.HCM sau đó thảo luận ở đoàn về nội dung này.

Dự kiến chiều 3/11, Quốc hội sẽ thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết bãi nhiệm ĐBQH đối với ông Phạm Phú Quốc.

{keywords}
Quốc hội sẽ bãi nhiệm ĐBQH đối với ông Phạm Phú Quốc

Còn sáng đầu tuần, Quốc hội sẽ thảo luận ở tổ về kết quả phát triển KTXH và ngân sách nhà nước năm 2020; kế hoạch phát triển KTXH, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách T.Ư năm 2021…

Trong 2 ngày 3 và 4/11, Quốc hội tiếp tục cho ý kiến về tình hình phát triển KTXH, nội dung này sẽ được truyền hình, phát thanh trực tiếp để cử tri và nhân dân theo dõi.

Sang ngày 6/11, Quốc hội sẽ bước vào phiên chất vấn và trả lời chất vấn của các thành viên Chính phủ. Trước khi bước vào phiên chất vấn, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình trình bày Báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí lần lượt trình bày báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII.

Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến thẩm tra của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.

Sau khi nghe các báo cáo, Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn về các vấn đề liên quan. Nội dung quan trọng này sẽ được phát thanh và truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân theo dõi.

Thành ủy chưa nhận được báo cáo việc ông Phạm Phú Quốc có hai quốc tịch

Thành ủy chưa nhận được báo cáo việc ông Phạm Phú Quốc có hai quốc tịch

Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy TP.HCM Nguyễn Hồ Hải cho biết, ông Quốc vi phạm quy định khi không báo cáo với cơ quan có thẩm quyền khi có thêm quốc tịch.

Thành Nam



Theo Báo VietNamNet