Thứ Hai, 2 tháng 11, 2020

Bão số 10 liên tục đổi hướng và tăng giảm cấp

Bão Goni đã đi vào Biển Đông, là cơn bão số 10 trong năm 2020. Dự báo bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc rồi Tây; lúc có gió giật cấp 12, sau giảm còn 11, rồi lại tăng 12.

Lúc 4h sáng nay (2/11), vị trí tâm bão ở khoảng 14,3 độ Vĩ Bắc; 119,2 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 820km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 12.

{keywords}
Dự báo hướng di chuyển của bão số 10. Ảnh: Tổng cục Phòng chống thiên tai

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km.

Đến 4h ngày mai, vị trí tâm bão ở khoảng 15,2 độ Vĩ Bắc; 115,0 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa 340km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 11.

Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,0 đến 17,0 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 112,5 đến 120,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15-20km.

Đến sáng ngày 4/11, vị trí tâm bão ở khoảng 14,9 độ Vĩ Bắc; 111,2 độ Kinh Đông, cách Quảng Nam khoảng 310km, cách Quảng Ngãi và Bình Định khoảng 240km, cách Phú Yên khoảng 260km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 12.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 10km, đi vào đất liền các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Tới sáng sớm ngày 5/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 14,7 độ Vĩ Bắc; 108,6 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.

Trong 72 đến 96 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 10km.

Siêu bão Goni mạnh cỡ nào trước khi đổ bộ vào Việt Nam

Siêu bão Goni mạnh cỡ nào trước khi đổ bộ vào Việt Nam

Siêu bão Goni sáng nay đang quần thảo ở miền Trung Philippines, được dự báo sẽ đổ bộ đất liền Việt Nam vào ngày 4/11, kéo theo đợt mưa to trên diện rộng.

Hương Quỳnh



Theo Báo VietNamNet

Chất lượng nhân sự cấp tỉnh ủy nhiệm kỳ mới nâng lên rõ rệt

Kết quả đại hội Đảng bộ trực thuộc trung ương cho thấy, chất lượng nhân sự được nâng lên rõ rệt; bí thư cấp ủy là nữ, không là người địa phương tăng nhiều so với nhiệm kỳ trước.

Ban Tổ chức Trung ương cho biết, đến ngày 29/10, có 67/67 (100%) đảng bộ trực thuộc Trung ương đã hoàn thành việc tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2020-2025.

Cụ thể về công tác bầu cử, việc bầu cử Ban Chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư được thực hiện theo đúng Quy chế. Kết quả bầu cử số lượng ban chấp hành, ban thường vụ giảm theo quy định, vẫn đảm bảo cơ cấu, chất lượng nâng lên so với nhiệm kỳ trước.

Tuổi bình quân của bí thư tỉnh ủy là 52,38 

Cụ thể, cơ cấu nữ, cấp ủy nữ là 523 nhân sự (15,71%), cao hơn nhiệm kỳ trước 2,69%; có 34 đảng bộ đạt tỷ lệ từ 15% trở lên, trong đó, cao nhất là Tuyên Quang (29,17%). 

Ủy viên ban thường vụ nữ là 123 nhân sự, đạt tỷ lệ 12,91%, cao hơn nhiệm kỳ trước 2,37%; có 20 đảng bộ đạt tỷ lệ từ 15% trở lên, trong đó, cao nhất là Bình Phước (40%). Có 9 bí thư cấp ủy nữ, đạt tỷ lệ 13,85% (nhiều hơn nhiệm kỳ trước là 3 người). 

{keywords}
Bầu cử tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế

Cấp ủy viên người dân tộc thiểu số là 389 nhân sự, đạt tỷ lệ 11,68%, cao hơn nhiệm kỳ trước 0,72%, trong đó, cao nhất là Cao Bằng (75,5%). Ủy viên ban thường vụ người dân tộc thiểu số là 113 người, đạt tỷ lệ 11,86%, cao hơn nhiệm kỳ trước 0,51%; trong đó, cao nhất là Cao Bằng (80%).

Có 6 bí thư cấp ủy người dân tộc thiểu số (Bắc Kạn, Lai Châu, Tuyên Quang, Gia Lai, Sóc Trăng, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương), đạt tỷ lệ 9,23%, cao hơn nhiệm kỳ trước 1,54%. 

Về trình độ, cấp ủy có trình độ thạc sỹ trở lên là 2.220 nhân sự (28 giáo sư, phó giáo sư), đạt 66,67%, cao hơn nhiệm kỳ trước 23,17%. Ban thường vụ có trình độ thạc sỹ trở lên là 613 nhân sự (7 giáo sư, phó giáo sư), đạt 64,32%, cao hơn nhiệm kỳ trước 19,23%.

Bí thư cấp ủy có trình độ từ thạc sỹ trở lên là 51 người (3 giáo sư, phó giáo sư), đạt 78,46%, cao hơn nhiệm kỳ trước 13,85%. Phó bí thư có trình độ từ thạc sỹ trở lên là 98 người (2 giáo sư, phó giáo sư), đạt 69,01%, cao hơn nhiệm kỳ trước 20,59%.

Tuổi bình quân của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, bí thư, phó bí thư thấp hơn so với nhiệm kỳ trước; Cơ bản bảo đảm 3 độ tuổi trong cấp ủy; có 28 bí thư từ 50 tuổi trở xuống, đạt tỷ lệ 43,08%. 

Cụ thể, độ tuổi bình quân của cấp ủy là 48,82, thấp hơn nhiệm kỳ trước 1,07 tuổi; ban thường vụ là 50,44, thấp hơn 1,05 tuổi; bí thư là 52,38, thấp hơn 0,05 tuổi; phó bí thư là 50,91, thấp hơn 1,47 tuổi; chủ nhiệm ủy ban kiểm tra là 50,75, thấp hơn 0,63 tuổi.

Có 27 bí thư không là người địa phương, đạt tỷ lệ 41,54%, cao hơn nhiệm kỳ trước 23,08%. Có 3 đảng bộ TP. HCM, Điện Biên, Đồng Tháp thực hiện quyết định của Bộ Chính trị về phân công, chỉ định nhân sự tham gia ban chấp hành, ban thường vụ và giới thiệu để Hội nghị lần thứ nhất của BCH đảng bộ nhiệm kỳ 2020-2025 bầu giữ chức bí thư tỉnh, thành ủy; kết quả, cả 3 bí thư đều trúng cử với tỷ lệ phiếu 100%. 

Ít đơn thư khiếu kiện hơn so với các nhiệm kỳ trước

Ngoài ra, các đại hội đã bầu được 65 chủ nhiệm ủy ban kiểm tra, trong đó: tham gia lần đầu là 33 người (32.55%), nữ là 11 (15,71%), dân tộc thiểu số là 8 (11,68%). Độ tuổi bình quân là 50,75 tuổi. 

67 đại hội đã bầu đủ 1.381 đại biểu chính thức và 131 đại biểu dự khuyết dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bảo đảm đúng tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu được Trung ương phân bổ.

Theo Ban Tổ chức Trung ương, công tác nhân sự được chuẩn bị chu đáo, bảo đảm dân chủ, khách quan, công tâm, minh bạch nên nhận được sự thống nhất cao. Ít đơn thư khiếu kiện hơn so với các nhiệm kỳ trước đây. Kết quả bầu cử cơ bản tập trung, bầu đúng, trúng theo đề án nhân sự.

Tỷ lệ phiếu trúng cử các chức danh chủ chốt cao, nhiều người đạt 100%. Chất lượng nhân sự được nâng lên rõ rệt. Số lượng bí thư cấp ủy là nữ, bí thư không phải là người địa phương tăng nhiều so với nhiệm kỳ trước.

Tuy nhiên, tỷ lệ cán bộ trẻ tham gia ban chấp hành đảng bộ chưa đạt yêu cầu tại Chỉ thị 35. Cấp ủy viên trẻ (dưới 40 tuổi) là 199 người, đạt tỷ lệ 5,98%, thấp hơn nhiệm kỳ trước 0,64%.

Từ kết quả này, Ban Tổ chức Trung ương rút ra kinh nghiệm, trong công tác nhân sự đại hội, phải tuyệt đối tuân thủ đúng quy trình 5 bước, dân chủ, khách quan, công tâm, công khai, minh bạch, tất cả vì lợi ích quốc gia dân tộc theo phương châm “làm từng bước chặt chẽ, từng việc cụ thể, từng nhóm chức danh từ thấp đến cao, bảo đảm thận trọng, kỹ lưỡng, làm đến đâu chắc đến đó”.

Ban Tổ chức Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư sớm chuẩn y kết quả bầu cử đại hội đảng bộ trực thuộc Trung ương. Đồng thời, chỉ đạo các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương thực hiện việc phân công cấp ủy, kiện toàn các chức danh chính quyền theo quy định. 

Việc thảo luận, góp ý và thông qua các văn kiện tại đại hội được thực hiện nghiêm túc, phát huy tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, thống nhất. Nhiều đảng bộ đã đầu tư xây dựng phim tư liệu, slide trình chiếu, thuyết minh sinh động cho báo cáo chính trị, tham luận đại hội. Gần 1.400 ý kiến phát biểu, tham luận tại đại hội và các tổ thảo luận.

Trong đó, có nhiều ý kiến thẳng thắn, tâm huyết, phân tích làm sâu sắc hơn những chuyển biến tích cực của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong nhiệm kỳ qua, nhất là công tác đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực và những biểu hiện suy thoái.

Tập trung thảo luận kỹ lưỡng về các quan điểm mới, mục tiêu, chủ trương, định hướng lớn, chỉ tiêu phấn đấu và những vấn đề mới, khó, những nhiệm vụ mang tính đột phá gắn với tình hình cụ thể của địa phương, đơn vị.

Thu Hằng

Những điểm nhấn từ 63 Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy nhiệm kỳ 2020 -2025

Những điểm nhấn từ 63 Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy nhiệm kỳ 2020 -2025

Từ ngày 20/9 đến 28/10, 63 Đảng bộ tỉnh, thành phố trên cả nước đã tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2020-2025, bầu ra 63 Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy khóa mới.



Theo Báo VietNamNet

Quốc hội họp tập trung, bãi nhiệm đại biểu quốc hội Phạm Phú Quốc

Hôm nay (2/11), kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV bước vào đợt 2, làm việc theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội.

Chiều nay, Quốc hội sẽ họp riêng để nghe Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bãi nhiệm ĐBQH đối với ông Phạm Phú Quốc. Đoàn ĐBQH TP.HCM sau đó thảo luận ở đoàn về nội dung này.

Dự kiến chiều 3/11, Quốc hội sẽ thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết bãi nhiệm ĐBQH đối với ông Phạm Phú Quốc.

{keywords}
Quốc hội sẽ bãi nhiệm ĐBQH đối với ông Phạm Phú Quốc

Còn sáng đầu tuần, Quốc hội sẽ thảo luận ở tổ về kết quả phát triển KTXH và ngân sách nhà nước năm 2020; kế hoạch phát triển KTXH, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách T.Ư năm 2021…

Trong 2 ngày 3 và 4/11, Quốc hội tiếp tục cho ý kiến về tình hình phát triển KTXH, nội dung này sẽ được truyền hình, phát thanh trực tiếp để cử tri và nhân dân theo dõi.

Sang ngày 6/11, Quốc hội sẽ bước vào phiên chất vấn và trả lời chất vấn của các thành viên Chính phủ. Trước khi bước vào phiên chất vấn, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình trình bày Báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí lần lượt trình bày báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII.

Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến thẩm tra của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.

Sau khi nghe các báo cáo, Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn về các vấn đề liên quan. Nội dung quan trọng này sẽ được phát thanh và truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân theo dõi.

Thành ủy chưa nhận được báo cáo việc ông Phạm Phú Quốc có hai quốc tịch

Thành ủy chưa nhận được báo cáo việc ông Phạm Phú Quốc có hai quốc tịch

Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy TP.HCM Nguyễn Hồ Hải cho biết, ông Quốc vi phạm quy định khi không báo cáo với cơ quan có thẩm quyền khi có thêm quốc tịch.

Thành Nam



Theo Báo VietNamNet

Đại biểu chuyên trách Quốc hội khóa XV phải Giám đốc sở, Vụ trưởng trở lên

Một trong những điểm mới trong bầu cử ĐBQH khóa XV là quy hoạch đại biểu chuyên trách ở địa phương phải là Giám đốc sở trở lên, ở Trung ương phải là Vụ trưởng trở lên.

Theo chương trình, kỳ họp Quốc hội thứ 10, hôm nay (2/10) bước vào đợt 2, họp tập trung. Các đại biểu sẽ thảo luận và biểu quyết nhiều nội dung quan trọng, trong đó có thông qua Nghị quyết về ngày bầu cử toàn quốc đối với cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV, bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Trao đổi với VietNamNet, ông Trần Văn Túy, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng ban Công tác Đại biểu cho biết, dự kiến ngày bầu cử toàn quốc sẽ diễn ra vào Chủ nhật 23/5/2021.

{keywords}
 Trưởng ban Công tác Đại biểu Trần Văn Túy. Ảnh: Ngọc Thằng

Quốc hội ngày càng chuyên nghiệp

Cuộc bầu cử tới đây có những điểm gì đáng lưu ý so với các cuộc bầu cử trước đây, thưa ông?

So với nhiệm kỳ trước, trình tự thủ tục trong quy trình bầu cử không có sự thay đổi nhiều. Tuy nhiên, vì Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương có sự thay đổi nên ít nhiều tác động đến công tác bầu cử sắp tới.

Một trong những điểm mới lần này, luật quy định rõ ĐBQH chỉ có một quốc tịch Việt Nam. Ngoài ra, trong khóa tới, số ĐBQH chuyên trách tăng lên 40% thay vì 35% so với trước đây.

Các điểm mới này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn nâng cao hiệu quả hoạt động Quốc hội theo hướng ngày càng chuyên nghiệp. Các quy định này có tác động đến công tác chuẩn bị bầu cử, trong việc rà soát hồ sơ ứng cử ĐBQH, công tác quy hoạch, lựa chọn và bố trí nhân sự để lựa chọn được những đại biểu có trình độ chuyên môn thực hiện nhiệm vụ ĐBQH chuyên trách cần kỹ lưỡng hơn.

Đồng thời, hướng đến mục tiêu lựa chọn người ứng cử làm ĐBQH chuyên trách ở địa phương phải đang giữ chức giám đốc sở hoặc tương đương trở lên, là ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.

Trong 40% ĐBQH chuyên trách dứt khoát phải đảm bảo tiêu chuẩn và Đảng đoàn Quốc hội đã có quy định phải cấp vụ trưởng trở lên mới được quy hoạch. Trường hợp đặc biệt, có thể đưa cấp vụ phó lâu năm, có kinh nghiệm vào quy hoạch, tức là phải tầm chuyên gia. Đây cũng là điểm mới đáng lưu ý, làm quy hoạch rất chặt chẽ, trên cơ sở định hình xong tiêu chuẩn.

Ông suy nghĩ như thế nào về thực tế là vừa qua, có một số ĐBQH bị kỷ luật phải thôi nhiệm vụ, bãi nhiệm tư cách đại biểu, thậm chí có người bị xóa tư cách đại biểu ngay sau khi trúng cử?

Nhiệm kỳ vừa qua, có một số trường hợp bị Quốc hội bãi nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu với các lý do khác nhau. Đây là một điều đáng tiếc xảy ra trong hoạt động của Quốc hội, ít nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Quốc hội và niềm tin của nhân dân, cử tri khi đánh giá về hình ảnh của đại biểu dân cử.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có nhiều, trong đó có nguyên nhân chủ quan là có một số đại biểu không thường xuyên tu dưỡng đạo đức, bản lĩnh chính trị, thiếu trung thực trong việc kê khai hồ sơ ứng cử. Còn nguyên nhân khách quan là thiếu cơ chế giám sát, chưa kịp thời thẩm tra, rà soát trong công tác cán bộ.

Tuy nhiên, chúng ta cần có góc nhìn tích cực để nhận thấy rằng, Quốc hội khóa XIV đã rất thẳng thắn, trách nhiệm và quyết liệt xử lý đến cùng với những sai phạm của đại biểu. Số lượng ĐBQH tuy có bị giảm nhưng đổi lại chúng ta sẽ có những bài học trong công tác lựa chọn nhân sự cho các nhiệm kỳ sau.

5 bài học trong lựa chọn nhân sự

Vậy những bài học trong công tác lựa chọn nhân sự cho các nhiệm kỳ sau để tránh đi vào vết xe đổ của khóa trước là gì?

Theo tôi, có 5 bài học cần rút ra.

Bài học thứ nhất, việc lựa chọn nhân sự cần nghiêm túc, sát sao hơn nữa trong công tác hiệp thương để tìm hiểu kỹ lưỡng quá trình công tác trước đó và tiểu sử, quan hệ nhân thân của người ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND.

Thứ hai, tăng cường vai trò giám sát của nhân dân. Trong đó, lấy hiệu quả giám sát của MTTQ và các thành viên của Mặt trận để nhân dân thực hiện quyền làm chủ quyền lực nhà nước thông qua quyền giám sát hoạt động của đại biểu do mình bầu ra.

{keywords}
Dự kiến, Quốc hội sẽ thông qua Nghị quyết về ngày bầu cử toàn quốc đối với cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV, bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 vào ngày 13/11. 

Thứ ba,  sự quyết tâm của các cấp ủy Đảng trong việc sát sao theo dõi, đánh giá ý thức đảng viên trong vai trò thực hiện nhiệm vụ đại biểu dân cử của các ĐBQH.

Thứ tư là, các đại biểu dân cử cần tự ý thức về trách nhiệm đại diện của mình để tu dưỡng bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống và năng lực, trình độ chuyên môn để xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân và cử tri.

Đây cũng là bài học mà sinh thời Hồ Chủ tịch đã nói: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”.

Bài học cuối cùng, theo tôi là tiếp tục hoàn thiện cơ chế đánh giá hiệu quả hoạt động của ĐBQH và đại biểu HĐND để cơ quan có thẩm quyền quản lý kịp thời phát hiện những dấu hiệu vi phạm đạo đức, nghề nghiệp làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động và triển khai việc thực hiện nhiệm vụ của người đại biểu dân cử.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Bảo đảm đúng tiêu chuẩn, đủ số lượng, có cơ cấu hợp lý, trong đó lấy tiêu chuẩn, chất lượng đại biểu là ưu tiên hàng đầu, không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn”. Vậy bài toán "cơ cấu" và "chất lượng" sẽ được giải quyết như thế nào trong cuộc bầu cử lần này?

Trong đề án về phương hướng bầu cử và Chỉ thị 45 của Bộ Chính trị có nhấn mạnh đến việc nâng cao chất lượng, có cơ cấu hợp lý các tỉ lệ nữ, dân tộc. Mục tiêu phấn đấu đại biểu là dân tộc thiểu số ít nhất 18%, bằng nhiệm kỳ trước; đại biểu nữ ít nhất 35%, tăng 5% so với trước.

Tuy nhiên, trong quá trình chuẩn bị nhân sự ứng cử để đạt được tỉ lệ này vẫn cần chú trọng việc lấy chất lượng đại biểu làm trọng tâm, không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn. Ngoài ra, rút kinh nghiệm việc bầu thiếu 4 ĐBQH tại nhiệm kỳ XIV, Bộ Chính trị yêu cầu phấn đấu bầu đủ 500 ĐBQH và chủ động chuẩn bị nguồn đại biểu nhất là đại biểu chuyên trách.

Vai trò lãnh đạo của Đảng trong hoạt động của các cơ quan dân cử trước hết được thực hiện thông qua công tác cán bộ, nhiệm vụ của Đảng là chỉ đạo để phát hiện cán bộ ưu tú, gương mẫu để nhân dân, cử tri lựa chọn ra người đại diện cho mình.

Chất lượng đại biểu là nòng cốt và quyết định trực tiếp đến chất lượng hoạt động của cơ quan dân cử. Với bản chất là cơ quan đại diện nên phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa "cơ cấu" và "chất lượng" của nhân sự ứng cử ĐBQH và đại biểu HĐND.

Việc này Tổng Bí thư đã chỉ đạo, nêu rõ tại Chỉ thị 35 trong việc xác định sát sao hơn nữa để đặt ra yêu cầu về chất lượng trong việc giới thiệu, lựa chọn nhân sự tham gia ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND các cấp.

Việc xây dựng cơ cấu, thành phần, số lượng tuy là thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực HĐND các cấp nhưng lựa chọn con người cụ thể là việc của cả xã hội, cộng đồng. Do vậy, cần có sự tham gia, từ ý thức và trách nhiệm đến hành động thực tế của cả hệ thống chính trị trong việc phát hiện, giới thiệu nhân sự đủ điều kiện, tiêu chuẩn để ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND.

Cuối cùng vẫn thuộc về quyền lựa chọn của người dân

Thực tế cho thấy, số lượng ĐBQH tự ứng cử trúng cử còn khiêm tốn so với số hồ sơ nộp ban đầu. Liệu có phải các quy định hiện nay chưa rộng đường cho người tự ứng cử?

Đảng ta luôn khuyến khích và mong muốn những người đủ đức đủ tài, vì sự phát triển phồn vinh của đất nước tự ứng cử ĐBQH. Thực tế vừa qua cho thấy, số ĐBQH tự ứng cử khóa này tuy ít nhưng đều hoạt động rất tốt như ĐBQH Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) và Phạm Quang Dũng (Nam Định).

Tuy nhiên, dù là người được giới thiệu ứng cử hay tự ứng cử thì các ứng cử viên đều phải dựa trên quy trình hiệp thương của MTTQ và sự tín nhiệm của nhân dân. Ở đâu cũng thế, các ứng cử viên phải qua quá trình sàng lọc này, ai đáp ứng được các điều kiện, tiêu chuẩn và được nhân dân lựa chọn thì trúng cử và ngược lại.

Nhiều trường hợp trong danh sách bầu nhưng đưa ra dân không bầu thì đó là quyền lựa chọn của nhân dân. Thậm chí có một số ĐBQH chuyên trách khóa trước được giới thiệu tái cử khóa sau nhưng dân họ không bầu vì qua theo dõi hoạt động nghị trường, họ thấy vai trò của các ứng cử viên này mờ nhạt nên không bầu nữa.

Đó là một thực tế. Khóa nào cũng vậy, dù có cơ cấu, giới thiệu hay tự ứng cử thì cuối cùng vẫn thuộc về quyền lựa chọn của người dân. 

Thời gian qua, không ít nhân sự là ĐBQH được điều động, luân chuyển giữa các địa phương với nhau và giữa trung ương và địa phương dẫn đến tình trạng ĐBQH được bầu ở tỉnh này nhưng sau lại làm ĐBQH ở tỉnh khác. Câu chuyện này trong khóa tới có được tính đến?

Đây là vấn đề rất khó được đặt ra. Trước đây,  chúng ta chưa thực hiện luân chuyển cán bộ chủ chốt thì hoạt động của các ĐBQH ổn định nhưng khóa này, cán bộ chủ chốt ở địa phương luân chuyển, điều động liên tục, hoạt động của ĐBQH cũng điều chỉnh cho phù hợp.

Tuy nhiên phải nhìn nhận một điều, ĐBQH ở tỉnh nào thì cũng là đại biểu của dân trong cả nước. Nhất là các ĐBQH là nhân sự chủ chốt, ngoài hoạt động mang tính đại diện cho địa phương mình thì còn mang tính tiêu biểu cho những việc chung của đất nước. Chúng ta phải chấp nhận việc luân chuyển cán bộ để đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của Đảng.

Thu Hằng

Quốc hội sẽ phê chuẩn miễn nhiệm, bổ nhiệm 4 bộ trưởng, trưởng ngành

Quốc hội sẽ phê chuẩn miễn nhiệm, bổ nhiệm 4 bộ trưởng, trưởng ngành

Tại họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV chiều nay (19/10), Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội Vũ Minh Tuấn cho biết tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định công tác nhân sự.



Theo Báo VietNamNet

Những điểm nhấn từ 63 Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025

Từ ngày 20/9 đến 28/10, 63 Đảng bộ tỉnh, thành phố trên cả nước đã tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2020-2025, bầu ra 63 Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy khóa mới.

Ban Thời sự

Điều đặc biệt ở 6 nữ Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020 – 2025 vừa trúng cử

Điều đặc biệt ở 6 nữ Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020 – 2025 vừa trúng cử

Trong 6 nữ Bí thư Tỉnh ủy vừa được bầu tại Đại hội Đảng bộ các tỉnh có 5 người tái cử và là Ủy viên Trung ương khóa XII; 4 nữ Bí thư không là người địa phương.



Theo Báo VietNamNet

Dự báo thời tiết 2/11: Miền Bắc đón không khí lạnh, nhiều nơi có mưa

Dự báo thời tiết 2/11, bộ phận không khí lạnh ở phía Bắc vẫn đang di chuyển xuống phía Nam và trong hôm nay sẽ ảnh hưởng đến thời tiết các tỉnh Bắc Bộ, sau đó đến Bắc Trung Bộ.

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường nên hôm nay (2/11), các tỉnh, thành Bắc Bộ có mưa và mưa nhỏ rải rác.

Các tỉnh Bắc Trung Bộ đêm nay có mưa, mưa rào rải rác. Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến khoảng 18-21 độ C, vùng núi có nơi dưới 18 độ C. Trời tiếp tục lạnh về đêm và sáng.

{keywords}
Người Hà Nội co ro trong không khí lạnh. Ảnh: Lê Anh Dũng

Từ trưa nay, do ảnh hưởng của không khí lạnh nên ở Vịnh Bắc Bộ có gió Đông Bắc mạnh dần lên cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 8, biển động. Khu vực Bắc Biển Đông có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, biển động. Sóng cao từ 3-4m.

Gió Đông Bắc trong đất liền cấp 2-3, vùng ven biển cấp 3-4.

Thủ đô Hà Nội ngày 2/11 có lúc có mưa và mưa nhỏ. Nhiệt độ thấp nhất phổ biến 19-21 độ C, đêm và sáng trời lạnh.

Về cơn bão Goni, hôm nay di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km và đi vào Biển Đông. Đến 19h cùng ngày, vị trí tâm bão ở khoảng 15,1 độ Vĩ Bắc; 116,8 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 530km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90-100km/giờ), giật cấp 13.

Dự báo thời tiết các vùng trên cả nước ngày 2/11:

Phía Tây Bắc Bộ: có mưa vài nơi, gió nhẹ, đêm trời lạnh. Nhiệt độ thấp nhất 19-22 độ C, có nơi dưới 19 độ C. Nhiệt độ cao nhất 23-26 độ, riêng khu Tây Bắc 25-28 độ, có nơi trên 28 độ.

Phía Đông Bắc Bộ: đêm có mưa vài nơi, gió Đông đến Đông Nam cấp 2-3, đêm trời lạnh. Nhiệt độ thấp nhất 20-23 độ C, vùng núi có nơi dưới 19 độ C. Nhiệt độ cao nhất 23-26 độ.

Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế: có mưa rào và giông vài nơi, gió Bắc đến Tây Bắc cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất  21-24 độ C; cao nhất 25-28 độ, phía Nam có nơi trên 28 độ.

Từ Đà Nẵng đến Bình Thuận: có mưa rào và giông vài nơi, gió Đông Bắc cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất  22-25 độ C. Nhiệt độ cao nhất 29-32 độ, phía Nam có nơi trên 32 độ. 

Khu vực Tây Nguyên: có mưa rào và dông vài nơi, gió Đông Bắc cấp 2-3. Trong cơn giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ trong khoảng từ 19-29 độ C.

Nam Bộ: có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to, gió Đông Bắc cấp 2-3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 23-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất 29-32 độ, có nơi trên 32 độ.

Hà Nội: Nhiều mây, có lúc có mưa, mưa nhỏ. Gió đông đến đông nam cấp 2-3. Đêm và sáng trời lạnh. Nhiệt độ thấp nhất 20-23 độ; cao nhất 23-26 độ.

Siêu bão Goni mạnh cỡ nào trước khi đổ bộ vào Việt Nam

Siêu bão Goni mạnh cỡ nào trước khi đổ bộ vào Việt Nam

Siêu bão Goni sáng nay đang quần thảo ở miền Trung Philippines, được dự báo sẽ đổ bộ đất liền Việt Nam vào ngày 4/11, kéo theo đợt mưa to trên diện rộng.

Đ.Bảo



Theo Báo VietNamNet

Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2020

Nguyên Bí thư Thành ủy Nha Trang bị người lạ gây thương tích

Chiều tối 1/11, nguồn tin của Khánh Hòa online cho biết, nguyên Bí thư Thành ủy Nha Trang, ông Hoàng Văn Trường bị người lạ vào tận nhà gây thương tích.  

Trong chiều cùng ngày, có mặt tại hiện trường, phóng viên ghi nhận, lực lượng Công an tỉnh Khánh Hòa, Công an TP. Nha Trang đã vào trong khuôn viên nhà ông Trường ở khu đô thị mới Phước Long A, phường Phước Long, TP. Nha Trang để tiến hành các hoạt động điều tra. 

{keywords}
Nhà riêng của ông Hoàng Văn Trường tại Khu đô thi mới Phước Long A. Ảnh: Tiền phong

 
Nguồn tin cho biết thêm, ông Trường bị người lạ gây thương tích vào đầu giờ chiều nay 1/11.

Ông Trường bị thương ở vùng cổ. Sau đó, ông Trường được đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa cấp cứu. Hiện tình trạng sức khỏe ông đã ổn định. Lực lượng Công an tỉnh đang truy xét đối tượng gây thương tích cho ông Trường.
 
Ông Hoàng Văn Trường là nguyên Bí thư thành ủy Nha Trang, nhiệm kỳ 2010 - 2015. Năm 2014, ông Trường nghỉ hưu theo chế độ. 

Diễn biến mới vụ Giám đốc Công an chỉ đạo bắt đối tượng chuyển 51kg vàng 9999

Diễn biến mới vụ Giám đốc Công an chỉ đạo bắt đối tượng chuyển 51kg vàng 9999

Theo kết quả giám định của Viện khoa học hình sự (Bộ Công an) thì 51kg kim loại màu vàng mà Công an tỉnh An Giang bắt giữ được là vàng 9999 không lẫn tạp chất. 

Theo báo Khánh Hòa



Theo Báo VietNamNet

Thủ tướng làm việc với các tỉnh miền Trung khắc phục hậu quả bão số 9

Đối với cơn bão số 10 (bão Goni) sắp tới, Thủ tướng đề nghị các địa phương trong đó có các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định phải hết sức đề cao cảnh giác nguy cơ sạt lở đất ở vùng núi.

Chiều nay (1/11), tại UBND tỉnh Quảng Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi làm việc với đại diện các bộ, ngành và lãnh đạo TP Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định về công tác khắc phục hậu quả bão số 9 và tìm kiếm cứu nạn. 

Thủ tướng nhấn mạnh, điều quan trọng nhất là bàn biện pháp thiết thực để xử lý tình hình khi mà thiệt hại về người và tài sản rất lớn, vẫn còn nhiều người mất tích chưa tìm thấy.

{keywords}
Thủ tướng làm việc với các tỉnh miền Trung về công tác khắc phục hậu quả bão số 9 và tìm kiếm cứu nạn

Cảnh “màn trời chiếu đất” của người dân vẫn đang đặt ra yêu cầu phải có biện pháp mạnh mẽ, kịp thời hơn nữa vì vẫn có nơi còn bị cô lập, trẻ em chưa thể đến trường.

Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành, địa phương có giải pháp cụ thể để đề phòng, khắc phục, xử lý kịp thời hơn để ổn định đời sống người dân. 

"Các địa phương khẩn trương khắc phục khó khăn rất lớn hiện nay để người dân trở về với cuộc sống bình thường", Thủ tướng yêu cầu.

Báo cáo tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, bão số 9 là cơn bão đặc biệt nguy hiểm...

{keywords}
Thủ tướng xem bản đồ chỉ huy công tác tìm kiếm cứu nạn tại Phước Sơn

Do cơn bão đổ bộ vào đất liền với tốc độ gió quá mạnh, thời gian lưu bão kéo dài nhiều giờ đồng hồ nên các địa phương này đã không tránh khỏi những thiệt hại. Theo thống kê ban đầu, có 29 người chết, 51 người mất tích và mất liên lạc.

Về nhà cửa, có 727 nhà sập hoàn toàn, hơn 176.000 nhà bị hư hỏng. Tổng giá trị thiệt hại ban đầu ước tính khoảng 10.000 tỷ đồng.

Báo cáo với Thủ tướng, Chủ tịch UBND Quảng Nam Lê Trí Thanh cho biết, bão số 9  làm 23 người chết, 81 người bị thương, 27.750 nhà bị thiệt hại… ước tổng giá trị thiệt hại sơ bộ khoảng 4.800 tỷ đồng. Hiện xã Trà Leng còn 14 người mất tích, xã Phước Lộc còn 8 người mất tích.

Ông Thanh đề nghị Thủ tướng, Bộ Quốc phòng, Bộ GTVT quan tâm sớm khắc phục để có thể thông đường vào xã Phước Lộc, Phước Thành (huyện Phước Sơn) nơi 3.000 người dân đang bị cô lập.

{keywords}
Ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị Thủ tướng quan tâm sớm thông tuyến vào xã Phước Lộc, Phước Thành

Trong khi đó, ông Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết, vụ 2 tàu cá với 26 ngư dân bị chìm khi đi tránh bão 9. Hiện còn 23 ngư dân vẫn đang mất tích, lực lượng cứu hộ vẫn duy trì ba tàu tìm kiếm.

Tìm mọi biện pháp cứu người trong vụ sạt lở

Phát biểu chỉ đạo Thủ tướng cho rằng, khó khăn về phía trước còn nhiều trong khi thiệt hại quá lớn với Nhà nước và nhân dân. Nhất là nhà cửa, các công trình giao thông, hệ thống điện lưới…

Mặc dù vậy, Đảng, Nhà nước tin tưởng rằng, người dân miền Trung anh hùng sẽ vượt lên để phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Trên tinh thần từ ngàn đời nay, miền Trung phải học cách sống chung với bão lũ, tìm mọi biện pháp thích ứng với thiên nhiên để giảm thiểu thiệt hại.

“Hiện nay, chúng ta phải tiếp tục bàn các biện pháp để khắc phục. Tôi nêu ra các vấn đề lớn như: Phải đảm bảo thông suốt giao thông đối với những tuyến đường bị hư hỏng. Tìm mọi biện pháp cứu người trong vụ sạt lở, chìm tàu ở Quảng Nam, TT-Huế, Bình Định. Đồng thời tích cực điều trị người bị thương. Đặc biệt là các nạn nhân hết sức thương tâm trong vụ sạt lở ở Trà Leng (huyện Nam Trà My, Quảng Nam).

{keywords}
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các địa phương không để người dân sống cảnh "màn trời chiếu đất"

Cùng với đó, không được để người dân sống cảnh "màn trời chiếu đất", "đói cơm lạt muối sau lũ". Vận động mọi biện pháp để con em sớm có thể đến trường.

Yêu cầu các địa phương tiếp nhận các nguồn viện trợ, ủng hộ từ các tổ chức, cá nhân một cách công khai minh bạch. Có tiền đến đâu, hỗ trợ nhanh người dân đến đó.

Đặc biệt hệ thống chính trị, Quân đội, Công an giúp đỡ nhân dân làm lại nhà nhưng không được làm quá tạm bợ vì tới đây còn nhiều cơn bão nữa”. Thủ tướng chỉ đạo.

Bão Goni sắp tới: Hết sức cảnh giác nguy cơ sạt lở đất 

Thủ tướng yêu cầu chính quyền địa phương tập trung mọi nguồn lực để sớm tìm thấy các nạn nhân còn mất tích.

“Quân khu 5 liên hệ xử lý cụ thể từng trường hợp, nhận nuôi đối với những cháu có cha, mẹ chết trong vụ sạt lở. Đó là tình cảm của quân đội, của nhân dân chúng ta đối với hoàn cảnh vô cùng thương tâm như thế”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Đối với cơn bão số 10 (bão Goni) sắp tới, Thủ tướng cũng đề nghị các địa phương trong đó có các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định phải hết sức đề cao cảnh giác nguy cơ sạt lở đất ở vùng núi.

Đồng thời, Thủ tướng đề nghị các cơ quan chức năng sớm dự báo về cơn bão số 10 để các địa phương chủ động trong công tác ứng phó.

Lê Bằng

Thủ tướng: Không để người dân sống trong cảnh màn trời chiếu đất sau bão số 9

Thủ tướng: Không để người dân sống trong cảnh màn trời chiếu đất sau bão số 9

Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đối với tỉnh Quảng Nam, huyện Núi Thành đến thăm hỏi, động viên các gia đình bị sập nhà tại xã Tam Quang.



Theo Báo VietNamNet

Thường trực Thành ủy Hà Nội chỉ đạo xử lý tồn tại ở bãi rác Sóc Sơn

Thường trực Thành ủy Hà Nội vừa có kết luận yêu cầu các cơ quan đơn vị liên quan thực hiện nhiều giải pháp nhằm giải quyết triệt để, bền vững những tồn tại lâu nay tại bãi rác Sóc Sơn.

Ngày 30/10, Thường trực Thành ủy Hà Nội dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đã họp và sau đó ban hành kết luận về tình hình thực hiện thông báo số 03 ngày 26/10 của Thành ủy về một số vấn đề liên quan đến Khu liên hiệp xử lý chất thải Sóc Sơn.

Kết luận nêu rõ sau 5 ngày thực hiện thông báo số 03 thông báo ý kiến của Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ về tình hình liên quan đến Khu liên hiệp xử lý chất thải Sóc Sơn tình hình đã có những chuyển biến tích cực.

Cụ thể, việc vận chuyển rác thải vào khu liên hiệp đã được thông suốt. Thường trực Thành ủy ghi nhận sự cố gắng của các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện chỉ đạo của Thường trực Thành ủy.

Song, đây là vấn đề dân sinh cấp bách, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh môi trường, an ninh nguồn nước và đời sống người dân ba xã Hồng Kỳ, Nam Sơn, Bắc Sơn nói riêng và địa bàn huyện Sóc Sơn nói chung, tiềm ẩn các nguy cơ cao về vệ sinh môi trường thành phố.

“Do đó cần phải có các giải pháp căn cơ và lâu dài để giải quyết triệt để và bền vững những vấn đề nêu trên”- kết luận nêu rõ.

Theo kết luận, cần sự nỗ lực, quyết tâm cao, phối hợp đồng bộ và chặt chẽ của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị liên quan và cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc giải quyết các tồn tại, hạn chế trong việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn và giải quyết các kiến nghị của người dân sinh sống trong vùng bị ảnh hưởng của Khu liên hiệp xử lý chất thải Sóc Sơn.

{keywords}
Rác thải sinh hoạt dồn ứ ở nội đô do người dân chặn không cho xe chở rác vào đổ rác tại khu liên hợp xử lý rác Nam Sơn

Để giải quyết dứt điểm các vấn đề nêu trên, Thường trực Thành ủy yêu cầu các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị liên quan và cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Quán triệt việc tiếp tục triển khai đồng bộ, có hiệu quả các nội dung chỉ đạo tại thông báo số 03 ngày 26/10/2020 của Thành ủy; văn bản 5148/ UBND-ĐT của UBND thành phố và các văn bản chỉ đạo của Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND thành phố về xử lý, khắc phục các tồn tại hạn chế, đảm bảo công tác vận hành an toàn cho Khu liên hiệp xử lý chất thải Sóc Sơn.

Giao Ban cán sự Đảng Thành phố chỉ đạo các nội dung sau. Khẩn trương xây dựng, hoàn thành kế hoạch, phân công chi tiết, nêu rõ nội dung trách nhiệm của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp, tiến độ thực hiện và thời gian hoàn thành các nội dung công việc liên quan đến quá trình giải quyết các tồn tại, vướng mắc của Khu liên hiệp xử lý chất thải Sóc Sơn.

{keywords}
Người dân chặn xe chở rác vào bãi rác Nam Sơn, Hà Nội ra văn bản hỏa tốc

Phân công một Phó Chủ tịch UBND thành phố chủ trì, trực tiếp chỉ đạo các sở, ngành có liên quan, triển khai đồng bộ các giải pháp đã đề ra, ưu tiên thực hiện ngay những vấn đề cấp bách; kịp thời chỉ đạo giải quyết các tồn tại, bất cập, kiến nghị cơ quan, đơn vị có liên quan về vấn đề xử lý thu gom và xử lý rác thải.

Chủ động làm việc, yêu cầu chủ đầu tư dự án Nhà máy điện rác Sóc Sơn hoàn thành và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đưa dự án vào vận hành khai thác trong tháng 1/ 2021. Đồng thời rà soát và có phương án, cơ chế đưa vào vận hành sớm nhất để phát huy hiệu quả của dự án Nhà máy xử lý rác do Nhật Bản tài trợ, báo cáo Thường trực Thành ủy trong tháng 11/ 2020.

Khẩn trương chỉ đạo rà soát tổng thể việc đấu thầu, ký, thực hiện hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải và công tác kiểm tra, giám sát các hợp đồng đã ký. Có biện pháp chấn chỉnh, xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm hợp đồng. Xây dựng và nghiêm túc thực hiện quy trình thu gom, xử lý rác thải, nghiêm cấm việc đổ nước rỉ rác vào bãi thải, có phương án phân luồng hợp lý, đảm bảo việc chuyển nước rỉ rác về các nhà máy xử lý nước thải; chấm dứt việc bới rác, thu nhặt rác thải tại các bãi chôn lấp tại Khu liên hiệp xử lý chất thải Sóc Sơn.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đảm bảo việc ép nước, chôn lấp rác và xử lý nước rỉ rác được thực hiện theo đúng quy trình quy định; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Kết luận giao UB Kiểm tra Thành ủy, Thanh tra Thành phố theo thẩm quyền xây dựng và thực hiện ngay trong quý 4/ 2020 kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát trách nhiệm cấp ủy, chính quyền, các tập thể, doanh nghiệp và cá nhân nhất là trách nhiệm người đứng đầu đối với công tác quản lý Nhà nước và điều hành quá trình thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải trên địa bàn thành phố để kiến nghị xử lý các trường hợp vi phạm với tinh thần nghiêm khắc, quyết liệt, không có vùng cấm.

Giao Công an Thành phố tiếp tục nắm chắc tình hình, có kế hoạch xử lý, răn đe các trường hợp lôi kéo, kích động gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và các hành vi trục lợi cơ chế chính sách.

Giao Ban Nội chính Thành ủy phối hợp với các cơ quan chức năng, theo dõi sát, nắm chắc tình hình để tổng hợp báo cáo Thường trực Thành ủy.

Định kỳ báo cáo việc thực hiện nội dung kết luận này.

K.N

Bí thư Hà Nội triệu tập họp Thường trực Thành ủy tháo gỡ bế tắc rác Nam Sơn

Bí thư Hà Nội triệu tập họp Thường trực Thành ủy tháo gỡ bế tắc rác Nam Sơn

Chiều 25/10, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đã chủ trì cuộc họp Thường trực Thành ủy về tình hình liên quan đến Khu liên hiệp xử lý chất thải Sóc Sơn.



Theo Báo VietNamNet

Trực thăng thả 2 tấn hàng cứu trợ cho 3.000 dân bị cô lập ở Quảng Nam

Sáng nay, máy bay trực thăng Mi-171, Trung đoàn 930, Sư đoàn Không quân 372 thực hiện chuyến bay cứu trợ người dân đang bị cô lập tại huyện Phước Sơn (Quảng Nam).

Máy bay Mi-171 đã cất cánh tại sây bay Đà Nẵng mang theo hơn 2 tấn hàng cứu trợ gồm: Gạo, nước ngọt, nhu yếu phẩm được tập kết để nhanh chóng vận chuyển lên cho bà con xã Phước Lộc đang bị cô lập nhiều ngày qua.

{keywords}
Máy bay Mi-171 cất cánh mang theo gần 2 tấn hàng hóa chuyển lên cho bà con xã Phước Lộc đang bị cô lập

Tại sân bay Đà Nẵng có khoảng 20 tấn gạo, 10 tấn nhu yếu phẩm đã được tập kết để lực lượng không quân vận chuyển bằng máy bay vào hết cứu trợ cho người dân.

Trước đó, do mưa lớn và giao thông chia cắt nhiều ngày qua khiến hai xã Phước Lộc và Phước Thành (huyện Phước Sơn) với khoảng 3.000 dân bị cô lập.

Hiện, 2 xã này lương thực, thực phẩm sắp cạn kiệt, nguy cơ thiếu đói, thiếu muối, thiếu áo quần mặc.

Xã Phước Lộc còn chưa tới 4 tấn gạo, mì tôm cũng trôi hết xuống hồ; xã Phước Thành còn vài tạ gạo, khả năng thiếu cả muối, 41 hộ mất nhà đất, người chỉ còn 1 bộ đồ, phải trú tại trụ sở xã....

{keywords}
Hàng hóa được đưa lên máy bay
{keywords}
{keywords}
Mưa lớn khiến địa bàn huyện Phước Sơn sạt lở nghiêm trọng
{keywords}
{keywords}
Mưa lớn khiến địa bàn huyện Phước Sơn sạt lở nghiêm trọng
{keywords}
Lực lượng không quân chuyển hàng hóa để thả xuống cho người dân
{keywords}
Lực lượng không quân chuyển hàng hóa để thả xuống cho người dân
{keywords}
Máy bay Mi-171 hạ cánh an toàn sau khi hoàn thành nhiệm vụ

UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị lực lượng cứu trợ phải tiếp tế đủ lương thực, thực phẩm, nước uống, thuốc men và các nhu yếu phẩm cho hàng ngàn người bị cô lập đủ dùng trong 30 ngày để chờ thông đường vào.

Thủ tướng: Không để người dân sống trong cảnh màn trời chiếu đất sau bão số 9

Thủ tướng: Không để người dân sống trong cảnh màn trời chiếu đất sau bão số 9

Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đối với tỉnh Quảng Nam, huyện Núi Thành đến thăm hỏi, động viên các gia đình bị sập nhà tại xã Tam Quang.

Lê Bằng



Theo Báo VietNamNet