Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2020

2 cuộc điện thoại trước chuyến bay tới Guinea Xích Đạo đón bệnh nhân Covid-19

Trước khi lên chuyến bay Việt Nam chưa từng mở đường băng, qua vùng chiến sự, đón 120 đồng bào nhiễm Covid-19 về nước, bác sĩ ở BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã nhận hai cuộc điện thoại “căng não”.

{keywords}

Cuộc nói chuyện của chúng tôi với bác sĩ Thân Mạnh Hùng - Phó trưởng khoa Cấp cứu, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương bắt đầu khi hành trình dài hơn 30 tiếng sang đón công dân ở xứ xa xôi ở Tây Phi - Guinea Xích Đạo đầy nguy hiểm vừa kết thúc. Nhưng lạ thay, không có dấu hiệu nào cho thấy sự mệt mỏi len lỏi trong cuộc trao đổi. Thay vào đó là sự gấp gáp, tinh thần khẩn trương và trái tim “rực lửa” hy vọng. Đó là tinh thần của những chiến binh trong cuộc chiến sinh tử.

“Giữa những trận chiến, có lẽ chúng tôi cũng như các bạn, chúng ta không có nhiều thời gian cho những phút giây riêng tư. Cuộc điện thoại đầu tiên của chúng tôi là báo cáo lãnh đạo bệnh viện: “Chuyến bay đã an toàn, tình hình nằm trong tầm kiểm soát. Về cơ bản bệnh nhân không có diễn biến nặng”. Lâu sau đó, mới là cuộc điện thoại cho mẹ và vợ con”, bác sĩ Hùng mở đầu câu chuyện.

{keywords}

Trước khi lên đường, đoàn y tế được cấp trên cung cấp đầy đủ chi tiết thông tin tình hình của đồng bào bên đó. Khi virus Corona xuất hiện ở công trường xây dựng tại Guinea Xích Đạo, những lao động Việt làm thợ hồ, lắp giàn giáo xây dựng, thợ hàn, đổ bê tông… rất lo lắng.

Đi làm trên xe bus công cộng, lao động người Việt Nam đeo khẩu trang nhưng lao động các nước khác thì lơ là. Phân nửa số công nhân Việt Nam ở đây nhiễm Covid-19, số còn lại chưa xét nghiệm. Đồng bào khao khát sớm được trở về quê nhà.

Chúng tôi hỏi: Có lẽ, phải có thần kinh thép  sau  nhiều năm làm ở khoa cấp cứu, xử lý nhanh chóng những tình huống mà sự sống và cái chết mong manh như sợ tóc mới có đủ sức khỏe, nghị lực để thực hiện chuyến công tác này?

“Cũng không đến mức nặng nề như vậy đâu”, bác sĩ Hùng nhỏ nhẹ trả lời. “Bốn người của tổ y tế phải đảm bảo sức khoẻ cho hơn 200 con người, trong đó có những người bệnh nặng. Như bạn biết rồi, môi trường trong máy bay hẹp, tỉ lệ bệnh nhân càng cao thì khả năng lây nhiễm cho phi hành đoàn, đội ngũ bác sĩ càng lớn.

Không những vậy, trước khi về nước, chúng tôi nắm được nhiều công dân đã phải vào bệnh viện chữa trị, thở máy. Khi lên máy bay, môi trường kín, hẹp, áp lực lớn thì dù là người bệnh nhẹ cũng sẽ khó thở. Điều chúng tôi lo lắng nhất là xảy ra tình huống có người tử vong”, bác sĩ Hùng chia sẻ.

{keywords}

Theo nhận định của chuyên gia cấp cứu, chuyến bay từ Guinea Xích Đạo sẽ có 7 đến 10 ca có biểu hiện nặng.

“Để đảm bảo an toàn chuyến bay, lúc đầu chúng tôi dự định sẽ đánh giá tình trạng bệnh nhân rồi mới đưa lên máy bay. Tuy nhiên, theo chỉ đạo, đoàn sẽ đưa tất cả về. Chúng tôi đã chuẩn bị tư trang, thiết bị nhưng sẽ không thể đầy đủ như ở bệnh viện. Vì thế, 1 tới 2 bệnh nhân diễn biến nặng thì có thể xoay sở nhưng 3,4 bệnh nhân nặng cả chuyến bay có thể sẽ dẫn tới cảnh hỗn loạn. Đặc biệt, chúng tôi đã được lệnh, dù có tình huống gì xảy ra cũng không được hạ cánh.

Thật may, khi về tới Nội Bài thì chỉ có 5-6 bệnh nhân khó thở nhẹ, chưa cần can thiệp sâu”, Trưởng đoàn y tế của chuyến bay cho hay.

{keywords}

Cho tới thời điểm này, khi đã ở trong phòng cách ly trên tầng 8 của BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bác sĩ Hùng mới tin rằng, đoàn đã vượt qua những giây phút dây thần kinh căng như dây đàn.  Để đến được với đất nước Guinea Xích Đạo đón đồng bào về nước, đoàn đã có chuyến bay khó quên. Đây là nơi Việt Nam chưa từng mở đường bay.

“Theo lịch trình, sáng  28/7 chuyến bay sẽ cất cánh từ Nội Bài để tới Bata. Tối hôm trước, chúng tôi tới bệnh viện nghỉ để sáng hôm sau đi sớm. 22h, tôi nhận được điện thoại từ Cục Hàng không thông báo hoãn chuyến bay do 2 nước chưa cho phép chúng ta bay qua không phận.

Lòng dạ tôi bồn chồn lo lắng, không biết bao giờ sẽ thực hiện được chuyến bay đưa công dân về nước. Tôi trằn trọc chẳng thể ngủ được, 1h sáng hôm sau mới ngả lưng.

{keywords}

1h30 sáng 28/7, chuông điện thoại lại vang lên, lần này Cục Hàng không thông báo, đã hoàn tất các thủ tục, chuyến bay xuất phát theo đúng kế hoạch. Anh em thở phào, thế rồi thức trắng đêm. Tình huống căng như thời chiến và chúng tôi thì ở tư thế sẵn sàng, có lệnh là lên đường”, Phó khoa Cấp cứu chia sẻ.

Khởi hành từ Nội Bài lúc 7h sáng ngày 28/7, sau 13 tiếng đoàn đã đến sân bay Bata. Khi tới nơi, thấy các công dân đang chờ rồi hồ hởi vẫy tay chào, các thành viên trong đoàn đều xúc động. Bác sĩ Hùng tâm sự: “Lúc ấy, tôi thấy thấm thía làm sao hai tiếng đồng bào và tự nhủ “đất nước sẽ không bỏ rơi ai ở lại”.

Khi tới sân bay Bata, các bác sĩ phân chia nhau để đón bệnh nhân. Những bệnh nhân âm tính lên trước ở khoang thứ 3, dương tính lên sau, ở khoang đuôi máy bay, 2 khoang còn lại để vật tư, trang thiết bị và dành cho phi hành đoàn, nhân viên y tế.

“Những công dân xa xứ nhìn chúng tôi đầy cảm động. Dù chỉ thoáng chốc, ánh mắt đó đủ để lấp đầy trong chúng ta hy vọng, yêu thương, đủ để giúp vượt qua gian nan, thử thách, hiểm nguy và giúp ta băng qua những suy nghĩ nhỏ nhen thường nhật. Tổ quốc này luôn mang theo mình những ánh mắt bao dung như thế. Tôi thấy lòng mình cũng vui theo”, bác sĩ giãi bày.

Theo lịch trình, máy bay được nạp nhiên liệu và các công dân Việt Nam sẽ được hướng dẫn lên máy bay trong vòng 2 tiếng và ngược về Nội Bài. Thế nhưng chuyến bay đã về trễ 6 tiếng. Do không có sẵn xăng đổ cho máy bay nên các đơn vị đã hỗ trợ chở xăng ở nơi khác đến. 6 tiếng dài dằng dặc, tổ ý tế vừa thương vừa lo cho sức khoẻ của các bệnh nhân sức đã yếu phải chờ ở sân bay.

{keywords}

Trước khi đoàn xuất phát, Giám đốc bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TƯ TS.BS Phạm Ngọc Thạch cũng đầy lo lắng. Xác định hành trình bay kéo dài trong nhiều giờ đồng hồ, bệnh nhân có thể có diễn biến bất thường nên bệnh viện quyết định cử những nhân sự ở khoa cấp cứu.

Toàn bộ 4 nhân sự gồm 2 bác sĩ, 2 điều dưỡng đều là nam giới có nhiều năm kinh nghiệm. Do đó, hai bác sĩ, hai điều dưỡng thuộc Khoa Cấp cứu, được "chọn mặt gửi vàng".

Trước câu hỏi “anh có lo bị nhiễm Covid-19 không?”, bác sĩ Hùng cười xoà: “Thú thực là có. Môi trường trong máy bay khả năng lây nhiễm cao hơn rất nhiều so với việc chăm sóc và chữa trị cho bệnh nhân ở bệnh viện. Mình có sao thì còn mẹ, còn con, còn vợ nữa…

{keywords}

Nhưng khi lãnh đạo cử đi, tôi chẳng may may chần chừ. Bởi mỗi người có một số phận, một sứ mệnh. Bác sĩ mang trong mình sứ mệnh phải cứu bệnh nhân. Và còn gì tự hào hơn, khi thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng mà Tổ quốc giao phó. Vì thế, làm sao bác sĩ có thể ngại khổ, ngại khó, ngại nguy hiểm trong lúc sức khoẻ, sinh mạng đồng bào đang gặp nguy ở nơi xa xôi thế.

Chúng tôi, người an ủi động viên gia đình nhưng cũng có người giấu bố mẹ để đi làm nhiệm vụ. Lỡ không may bị nhiễm bệnh, tôi tin, những đồng nghiệp sẽ không bỏ rơi mình”.

Thành Huế

Kho gạo đầy ắp bên ATM yêu thương ở Sài Gòn

Kho gạo đầy ắp bên ATM yêu thương ở Sài Gòn

 Mỗi ngày chỉ được ngủ 3 - 4 tiếng nhưng chủ nhân ‘cây ATM gạo’ đầu tiên ở Sài Gòn cảm thấy vui sướng. Bởi, người nghèo liên tục đổ về nhận gạo còn Mạnh Thường Quân khắp nơi góp sức, kho gạo luôn đầy ắp tình thương yêu.



Theo Báo VietNamNet

Đi cắt cỏ ngoài đồng, một người phụ nữ bị rắn độc cắn tử vong

Đại diện UBND xã Hồng Lộc (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) cho biết, một người phụ nữ ở địa phương vừa bị rắn độc cắn tử vong trong lúc đi ra đồng cắt cỏ.

Khoảng 17h chiều qua (31/7), chị Trần Thị Ph. (SN 1981, trú thôn Quan Nam, xã Hồng Lộc) đi ra cánh đồng Cồn Gát gần nhà để cắt cỏ thì bị rắn độc cắn vào cổ tay.

Chị Ph. được người thân đưa vào Bệnh viện đa khoa huyện Lộc Hà để cấp cứu, sau đó chuyển lên tuyến trên để tiếp tục cứu chữa. Do độc tố rắn phát tán nhanh nên đến 20h30 cùng ngày, nạn nhân đã tử vong.

{keywords}
Người thân làm tang lễ cho chị Ph.

Công an xã Hồng Lộc đã lập biên bản, bàn giao chị Ph. cho gia đình làm lễ mai táng.

Được biết, cánh đồng Cồn Gát nằm dưới chân núi Hồng Lĩnh có nhiều loài rắn, côn trùng sinh sống.

Thiện Lương

Hà Nội đã lấy mẫu xét nghiệm 53.000 người về từ Đà Nẵng

Hà Nội đã lấy mẫu xét nghiệm 53.000 người về từ Đà Nẵng

Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới của TP Hà Nội chiều nay (31/7) họp dưới sự chủ trì của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung.



Theo Báo VietNamNet

Dự báo thời tiết hôm nay 1/8: Mưa lớn bao phủ khắp cả nước

Dự báo thời tiết 1/8, khắp ba miền đất nước hôm nay có mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến có nơi trên 500mm/đợt.

Liên quan đến áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, dự báo trong những giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi khoảng 15km và có khả năng mạnh lên thành bão.

Đến 19h, vị trí tâm bão ở khoảng 18,5 độ Vĩ Bắc; 108,9 độ Kinh Đông, ngay trên phía Tây Nam đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km. Đến tối mai, vị trí tâm bão ở khoảng 19,9 độ Vĩ Bắc; 106,0 độ Kinh Đông, ngay trên bờ biển các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km, đi vào các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ và suy yếu.

{keywords}
Khắp nơi trên cả nước có mưa to đến rất to

Do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới kết hợp với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, từ hôm nay đến ngày 3/8, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Trị có mưa rất to và giông với lượng mưa phổ biến 200-400mm/đợt, có nơi trên 500mm/đợt.

Ở các tỉnh/thành Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và giông với lượng mưa phổ biến 100-250mm/đợt. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Từ chiều nay đến ngày 5/8, Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và giông với lượng mưa phổ biến 200-350mm/đợt, có nơi trên 400mm/đợt. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Ngoài ra, do ảnh hưởng của gió mùa tây nam hoạt động mạnh nên từ nay đến ngày 3/8, ở Tây Nguyên và Nam Bộ (bao gồm cả huyện đảo Phú Quốc) có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm/đợt, khu vực Bắc Tây Nguyên 200-300mm/đợt, có nơi trên 350mm. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Dự báo thời tiết các vùng ngày 1/8:

Phía Tây Bắc Bộ có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong cơn giông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ cao nhất 30-33 độ, có nơi trên 33 độ; thấp nhất từ 24-27 độ.

Phía Đông Bắc Bộ có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Tại các tỉnh đồng bằng và ven biển từ chiều nay có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Trong cơn giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ cao nhất 30-33 độ, có nơi trên 33 độ, đồng bằng và ven biển 29-31 độ; thấp nhất từ 26-29 độ.

Thời tiết Hà Nội mưa rào và giông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to; từ chiều có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và giông. Trong cơn giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ cao nhất 29-31 độ; thấp nhất 25-28 độ.

Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to; Thanh Hóa đến Quảng Trị từ chiều có mưa to đến rất to. Nhiệt độ cao nhất 29-32 độ, có nơi trên 32 độ; thấp nhất 25-28 độ.

Đà Nẵng đến Bình Thuận có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và giông rải rác. Nhiệt độ cao nhất 30-33 độ, có nơi trên 33 độ; thấp nhất 25-28 độ.

Tây Nguyên mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và giông rải rác. Trong cơn giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ cao nhất 27-30 độ; thấp nhất 20-23 độ.

Khu vực Nam Bộ nhiệt độ phổ biến 29-32 độ, có nơi trên 32 độ. Trong ngày có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và giông rải rác. Tại TP.HCMCần Thơ là 32 độ.

Ông Nguyễn Đức Chung: Từ 1/8 cấm triệt để trà đá, quán bar, karaoke

Ông Nguyễn Đức Chung: Từ 1/8 cấm triệt để trà đá, quán bar, karaoke

Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu dừng hoạt động sự kiện tập trung đông người, quán karaoke, trà đá vỉa hè. Các nhà hàng phải giãn cách đủ khoảng cách an toàn cho khách.

Hương Quỳnh 

"Bạn đọc có khúc mắc, bày tỏ quan điểm hay cần truyền thông tham gia giải quyết các vấn đề cá nhân, cộng đồng...hãy liên lạc với chúng tôi theo địa chỉ email banxahoi@vietnamnet.vn . Mọi thắc mắc, kiến nghị, đề xuất đều được xem xét hỗ trợ trong thời gian sớm nhất. Trân trọng!"



Theo Báo VietNamNet

Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2020

Sau Hà Nội và TP.HCM, các tỉnh đồng loạt đóng cửa quán bar, karaoke

Sau TP.HCM và Hà Nội hàng loạt các tỉnh thành trên cả nước đã ra các chỉ thị mới về phòng chống dịch Covid-19, trong đó có đóng cửa, tạm dừng nhiều dịch vụ không thiết yếu.

Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Lê Khắc Nam đã ký văn bản hỏa tốc yêu cầu Sở Y tế chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, trang thiết bị, phương tiện… phục vụ công tác phòng, chống dịch; thực hiện xét nghiệm nhanh cho tất cả các trường hợp về từ vùng dịch; lập phương án khoanh vùng, truy vết nếu có ca dương tính với SARS-CoV-2.

Sở Y tế Hải Phòng phải triển khai các tiêu chí bệnh viện an toàn, tuyệt đối không để dịch bệnh lây lan trong các cơ sở và nhân viên y tế. Nếu để xảy ra tình trạng trên sẽ kiểm điểm trách nhiệm của người đứng đầu.

Từ ngày 1/8, chính quyền khuyến cáo người dân trên địa bàn không ra khỏi nhà nếu không cần thiết. Người dân cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; đeo khẩu trang khi ra ngoài; không tập trung quá 30 người tại nơi công cộng.

Đồng thời, khuyến cáo người dân hạn chế đến các vũ trường, quán Bar, Karaoke, phòng tập Gym… 

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Thắng yêu cầu dừng hoạt động của các cơ sở kinh doanh karaoke, vũ trường kể từ 0h ngày 1/8.

Các cơ quan, công sở, cơ sở kinh doanh, các khu vực tập trung đông người thực hiện nghiêm việc kiểm tra thân nhiệt, đeo khẩu trang, sử dụng nước sát khuẩn và các biện pháp phòng chống dịch theo quy định. Khuyến cáo người dân hạn chế đi lại, không tập trung đông người, tổ chức việc cưới, tang lễ gọn nhẹ, an toàn.

Quảng Ninh đã lập 3 phòng tuyến phòng, chống dịch Covid-19 ở khu vực biên giới Móng Cái, Hải Hà, Bình Liêu.

UBND TP Hạ Long, Uông Bí, Sở Y tế, Sở Du lịch và các đơn vị có liên quan có trách nhiệm chỉ đạo triển khai lại việc lắp đặt hệ thống đo thân nhiệt từ xa tại các khu, điểm du lịch và các khu vực tập trung đông người khác....

UBND tỉnh yêu cầu kiểm tra, rà soát toàn bộ các đường mòn, lối mở từ Móng Cái, Hải Hà đến Bình Liêu, trên cơ sở đó, thực hiện biện pháp xây dựng hàng rào ngăn chặn, tuyệt đối không để lọt người xuất nhập cảnh trái phép.

UBND tỉnh Đồng Nai cũng đã có văn bản gửi các cơ quan ban ngành về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn. Đáng chú ý, tỉnh này yêu cầu dừng hoạt động một số dịch vụ tập trung đông người như quán bar, vũ trường, karaoke từ 0h ngày 1/8.

{keywords}
Các quán bar, karaoke ở Đồng Nai phải tạm dừng hoạt động từ ngày 1/8 

Trước đó, vào ngày 27/7, Thường trực Tỉnh ủy Đồng Nai cũng ra văn bản đề nghị thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên địa bàn.

Theo văn bản ban hành vào chiều nay, UBND tỉnh Đồng Nai đề nghị người dân đeo khẩu trang khi ra ngoài, nơi đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng, gữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc với nhau.

Bên cạnh đó, thực hiện tạm dừng các hoạt động tôn giáo, lễ hội, hội thảo, hội nghị,.. chưa thực sự cần thiết.

Đặc biệt, tỉnh này yêu cầu tạm dừng các dịch vụ không thiết yếu như vũ trường, quán bar, karaoke.

Đồng Nai là tỉnh giáp ranh với TP.HCM, có hàng trăm cơ sở kinh doanh quán bar và karaoke quy mô lớn, tập trung đông người vui chơi từ các tỉnh, thành lân cận.

Trong đợt tái bùng phát dịch bệnh này, Đồng Nai đã thực hiện cách ly gần 1.400 người trở về từ các vùng dịch như Đà Nẵng, Quảng Nam, Hà Nội, TP. HCM, Đắk Lắk.

Phú Yên: Chiều nay, UBND tỉnh có văn bản hỏa tốc gửi các sở, ngành, địa phương tiếp tục chỉ đạo các biện pháp cấp bách phòng chống dịch, được áp dụng từ 0h ngày 1/8.

Tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở massage, karaoke, vũ trường, quán bar, các tụ điểm vui chơi, giải trí, các điểm truy cập internet điện tử, các rạp chiếu phim.

Hạn chế hội họp, tổ chức các sự kiện, hoạt động tập trung đông người. Trong trường hợp thật sự cần thiết, các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức các sự kiện phục vụ mục đích chính trị, kinh tế xã hội với quy mô phù hợp.

Các cơ quan, đơn vị, địa phương tự quyết định và chịu trách nhiệm đảm bảo thực hiện các yêu cầu về phòng chống dịch: đeo khẩu trang bắt buộc, giữ khoảng cách tiếp xúc phù hợp, phải có nơi rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn, vệ sinh, lau dọn đồ dùng, phương tiện tại phòng họp; thực hiện giám sát về y tế và không tổ chức liên hoan tiệc mừng.

Bình Định: Từ 0h hôm nay, tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu gồm tiệm massage, karaoke, vũ trường, quán bar, các địa điểm du lịch, tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, rạp chiếu phim; tạm dừng các hoạt động dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường.

Các DN, cơ sở y tế được phép hoạt động chịu trách nhiệm sắp xếp kinh doanh, khám, chữa bệnh không để tập trung đông người, bắt buộc đeo khẩu trang, đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn, giữ khoảng cách tiếp xúc...

Chủ phương tiện vận tải không vận chuyển hành khách đến TP Đà Nẵng và Hội An (Quảng Nam), hạn chế đưa đón khách đến các tỉnh, thành phố có dịch.

Đắk Lắk: Dừng các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người trong 1 phòng (riêng đối với Đại hội Đảng cấp huyện và các hội nghị, cuộc họp có liên quan đến công tác chuẩn bị Đại hội; Thường trực Tỉnh ủy sẽ xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể).

Không tụ tập quá 20 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà nếu không cần thiết và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch.

Dừng các nghi lễ tôn giáo, hoạt động có tập trung từ 20 người trở lên tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự;

Dừng tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại các địa điểm công cộng; tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ: khu vui chơi, giải trí, karaoke, mát-xa, quán bar/pub, vũ trường, rạp chiếu phim, điểm truy cập internet công cộng, điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử, trò chơi có thưởng, phòng tập thể thao (gym, yoga…).

Đối với quán ăn, nhà hàng, quán cà phê trên địa bàn tỉnh, đề nghị thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch theo khuyến cáo của ngành Y tế.

UBND TP Cần Thơ ngày 31/7, có công văn yêu cầu các sở, ngành thực hiện phòng chống dịch Covid-19 trong tình hình mới.

Theo đó, UBND TP giao Sở Y tế kiểm tra các trường hợp có biểu hiện ho, sốt trong cộng đồng để kịp thời áp dụng biện pháp phòng, chống dịch phù hợp. Chú trọng xét nghiệm các trường hợp đã có biểu hiện ho, sốt, đã đến các nơi bị cách ly, phong toả có các ca nhiễm bệnh theo thông báo của Bộ Y tế. Đảm bào đầy đủ công cụ, phương tiện, vật tư phục vụ cho xét nghiệm trên diện rộng…

Đảm bảo sẵn sàng các cơ sở cách ly tập trung, kể cả bệnh viện đã chiến khi cần thiết. 

Đối với Sở VH,TT-DL, khẩn trương làm việc với các cơ sở lưu trú, khách sạn chọn làm điểm cách ly tập trung cho các đối tượng có thu phí theo quy định.

Phối hợp với ngành y tế, công an tăng cường kiểm tra, rà soát nắm danh sách các trường hợp từ Đà Nẵng, Hà Nội, TP HCM và một số tỉnh miền Trung, từ ngày 5/7 đến nay thực hiện xét nghiệm ngay khi bị ho, sốt…

Việt Nam có ca đầu tiên tử vong vì mắc COVID-19 trên nền bệnh lý nặng

Việt Nam có ca đầu tiên tử vong vì mắc COVID-19 trên nền bệnh lý nặng

Việt Nam có ca đầu tiên tử vong vì mắc COVID-19 trên nền bệnh lý nặng  

Xuân An - Thu Hằng - Phạm Công - Hoài Thanh - Thành Nam



Theo Báo VietNamNet

Di dời tài sản ở cung thể thao, lập BV dã chiến chống Covid-19 tại Đà Nẵng

Nhiều cán bộ, người dân tập trung dọn dẹp, di dời tài sản ở cung thể thao Tiên Sơn để bàn giao mặt bằng xây dựng bệnh viện dã chiến chống dịch Covid-19.

XEM CLIP: 

Giám đốc Trung tâm Thể dục thể thao TP Đà Nẵng Ngô Trường Thọ chiều nay cho biết, đơn vị đang triển khai các nhiệm vụ chuẩn bị cho việc bàn giao mặt bằng tại cung thể thao Tiên Sơn để UBND TP và BCĐ phòng chống dịch bệnh Covid-19 xây dựng bệnh viện dã chiến.

Theo ông Thọ, ngay sau khi có chỉ đạo của UBND TP về việc trưng dụng Cung thể thao Tiên Sơn, đơn vị đã phân công cán bộ nhân viên tập gom tài liệu, dụng cụ, thiết bị làm việc cần thiết chuyển đến sân bóng đá Hòa Xuân...để bàn giao mặt bằng cho trung tâm trước ngày 3/8.

Tối 30/7, Thành ủy Đà Nẵng đề nghị UBND TP đẩy nhanh tiến độ và khẩn trương xây dựng bệnh viện dã chiến phục vụ cho phòng, chống Covid-19.

Việc lập bệnh viện dã chiến nhằm giảm tải cho các bệnh viện, trung tâm y tế đang bị phong tỏa, tập trung làm sạch ổ dịch tại ba bệnh viện: Đà Nẵng, C Đà Nẵng và Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng.

Ghi nhận chiều nay, tại cung thể thao nhân viên được huy động để dọn dẹp, di dời dụng cụ, thiết bị...

{keywords}
 Bên trong cung thể thao Tiên Sơn từ chiều nay ...
{keywords}
{keywords}
...Cán bộ nhân viên được huy động dọn dẹp để bàn giao mặt bằng
{keywords}
Khung gôn bóng đá mini được đưa ra vị trí bên ngoài
{keywords}
{keywords}
 Việc dọn dẹp diễn ra gấp rút
{keywords}
{keywords}
{keywords}
 Các tài liệu quan trọng được nhân viên đóng gói chuyển về sân bóng đá Hòa Xuân
{keywords}
{keywords}
 Cung thể thao Tiên Sơn có sức chứa 6.500 chỗ ngồi, gồm 2 tầng hầm và 4 tầng nổi, diện tích hơn 10.000 m2. Năm 2017, cung này từng được đầu tư 84 tỷ đồng để cải tạo, phục vụ APEC
Hà Nội đã lấy mẫu xét nghiệm 53.000 người về từ Đà Nẵng

Hà Nội đã lấy mẫu xét nghiệm 53.000 người về từ Đà Nẵng

Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới của TP Hà Nội chiều nay (31/7) họp dưới sự chủ trì của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung.


Hồ Giáp



Theo Báo VietNamNet

Ông Nguyễn Đức Chung: Từ 1/8 cấm trà đá vỉa hè, quán bar, karaoke

Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu dừng hoạt động sự kiện tập trung đông người, quán karaoke, trà đá vỉa hè. Các nhà hàng phải giãn cách đủ khoảng cách an toàn cho khách.

Kết luận cuộc họp tại Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Hà Nội chiều nay (31/7), Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung đánh giá hôm nay là ngày Việt Nam thông báo nhiều ca nhiễm nhất từ trước đến nay,  45 ca.

Tại Đà Nẵng, sau 6 ngày đã có 79 ca mắc. "Điều này thể hiện mức độ nguy hiểm, lây lan rộng hơn. Các ca nhiễm ở miền Trung có nhiều thành phần, độ tuổi, chủ yếu lây nhiễm từ các bệnh viện", Chủ tịch Hà Nội thông tin.

Ông Chung cho rằng, tại Đà Nẵng đã có lây nhiễm ra ngoài cộng đồng, lây nhiễm từ các hàng quán bên ngoài các bệnh viện. Theo nhận định từ cơ quan chức năng, khả năng đã có lây nhiễm từ đầu tháng, đã trải qua 4 giai đoạn, dự báo có thể còn tăng lên trong thời gian tới. Đặc biệt, các ca lây nhiễm thì phần lớn không có triệu chứng, chỉ phát hiện qua xét nghiệm.

{keywords}
Ông Nguyễn Đức Chung lý giải vì sao dừng hoạt động các quán bar, trà đá vỉa hè

Tại Hà Nội, từ chỉ đạo cách đây 6 ngày, các đơn vị đã vào cuộc đồng bộ, rất nghiêm túc. Các đơn vị đã tổ chức rà soát các trường hợp F1, F2 của hai bệnh nhân 447, 459.

“Chúng ta đã xét nghiệm 113/115 trường hợp F1 của hai bệnh nhân. Rất mừng kết quả bước đầu đều âm tính. 2 trường hợp của Gia Lâm đã chuyển mẫu lên, tối nay có kết quả. CDC cần thông tin sớm đề người dân yên tâm”, Chủ tịch UBND TP chỉ đạo.

Lãnh đạo TP cũng lưu ý, việc rà soát người về từ Đà Nẵng đến nay đã lên tới hơn 53.000 người. Đây là con số tương đối lớn. Hiện đã xét nghiệm nhanh được hơn 18 nghìn trường hợp, trong đó có 10 trường hợp dương tính, đã xét nghiệm PCR để khẳng định, 1 trường hợp âm tính, còn lại đang chờ kết quả.

Ông Chung đánh giá, các đơn vị trên địa bàn thành phố đã thực hiện nghiêm các chỉ đạo của T.Ư và thành phố. Đã bám sát mục tiêu chỉ đạo là phát hiện nhanh, cách ly kịp thời, xét nghiệm nhanh, khẩn trương lấy mẫu xét nghiệm vì chỉ qua xét nghiệm mới khẳng định được nhiễm hay không bị nhiễm.

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu tiếp tục rà soát triệt để người về từ Đà Nẵng, Quảng Nam, đặc biệt là đi bằng đường bộ, đường sắt. Các phương tiện truyền thông cần đưa tin để mọi người dân tự rà soát, phát hiện. Nếu ai về từ ngày 1/7, nếu đi qua các vùng theo khuyến cáo của Bộ Y tế cần tự giác khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm nhanh.

“Các trường hợp đi từ Đà Nẵng, Quảng Nam về sẽ được test nhanh. Tiếp tục từ nay đến chiều ngày mai, 1/8 làm xong hơn 53.000 người. Nếu rà soát còn tiếp thì tiếp tục xét nghiệm. Với các trường hợp nghi ngờ thì xét nghiệm PCR để khẳng định”, ông Chung nói.

 Nguy cơ lây lan cao, cấm triệt để trà đá, hàng nước

Ông Chung yêu cầu, tất cả các trường hợp có biểu hiện sốt, ho, khó thở trên địa bàn thành phố đều phải lấy mẫu xét nghiệm. Nếu có đến thăm khám ở bệnh viện thì các bệnh viện phải xử lý theo đúng quy trình khám chữa bệnh phòng chống Covid-19.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các quán bar, karaoke, sự kiện đông người dừng hoạt động. Nhà hàng, siêu thị bán hàng thì phải đảm bảo giãn cách đúng khoảng cách.

“Quán bar, karaoke, quán nước, hàng nước vỉa hè phải dừng hoạt động. Các lực lượng chức năng phải đi nhắc nhở để cấm triệt để”, ông Chung nói. Chủ tịch Hà Nội lý giải, theo tìm hiểu, một số quán hàng nước ở xung quanh các Viện C, Viện Đa khoa, Viện chỉnh hình ở Đà Nẵng cũng đã có hiện tượng lây nhiễm.

Người đứng đầu TP cũng yêu cầu Sở GD&ĐT và các quận huyện làm tốt công tác khử khuẩn, chuẩn bị tốt kỳ thi tốt nghiệp, chuẩn bị đo thân nhiệt, khẩu trang cho thí sinh. Các phòng thi phải tổ chức vệ sinh. Các lớp học từ mẫu giáo mầm non đến tiểu học thì sau mỗi buổi học phải dọn vệ sinh.

Lực lượng công an chủ trì làm tốt công tác quản lý người nước ngoài nhập cảnh, đặc biệt là đường bộ.

{keywords}
Cuộc họp của Ban Chỉ đạo Hà Nội 

CDC ngay tối hôm nay phải xuất đủ test nhanh cho các quận, huyện để cho các quận huyện xét nghiệm nhanh xong số 53.000 người. “Nếu xét nghiệm xong số này thì góp phần đánh giá thực trạng để đề ra biện pháp, giải pháp khác phù hợp”, ông Chung yêu cầu.

Cùng với đó, các đơn vị phải chuẩn bị đầy đủ vật tư tiêu hao, quần áo bảo hộ để phòng chống dịch. Kích hoạt lại việc chuẩn bị từ con người đến dụng cụ vận chuyển. Bổ sung các trang thiết bị. Sở Công thương chủ trì rà soát đôn đốc tất cả chuỗi bán lẻ, chuẩn bị sẵn sàng phương án đảm bảo hàng hóa, không để tăng giá…

Thành Nam



Theo Báo VietNamNet

Bộ đội biên phòng ngăn chặn hơn 16.000 người vượt biên trái phép

Từ đầu năm đến nay, các chốt chặn dọc biên giới của bộ đội biên phòng đã ngăn chặn trên 16.000 người xuất nhập cảnh trái phép.

Hội nghị Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng về phòng, chống dịch Covid-19 hôm nay (31/7) diễn ra tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Thượng tướng Trần Đơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban Chỉ đạo.

Báo cáo tại hội nghị Thiếu tướng Lê Văn Phúc, Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) cho biết BĐBP vẫn duy trì lực lượng gần 10.000 người ở các tổ chốt biên giới với 7.000 BĐBP và 3.000 người còn lại là dân quân, công an, kiểm lâm, lực lượng y tế.

Từ đầu năm đến nay, BĐBP đã ngăn chặn trên 16.000 người xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới. "Đây là con số rất lớn thể hiện sự quyết liệt của BĐBP trong triển khai phòng chống dịch, đặc biệt là nguồn nguy cơ lây lan trong cộng đồng", Thiếu tướng Lê Văn Phúc nói.

{keywords}
Thiếu tướng Lê Văn Phúc

Vừa qua một số nhỏ người nhập cảnh trái phép đã lọt vào trong cộng đồng, BĐBP đã xử lý quyết liệt đường dây tổ chức đưa người nhập cảnh trái phép, kiên quyết khởi tố. Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh BĐBP cho biết: "Hiện chúng tôi lập 30 chuyên án, bắt giữ 90 đối tượng, trong đó đã khởi tố 30 đối tượng xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới.... Chỉ tiêng trong tháng này có trên 2.415 người bị bắt giữ qua đường mòn, lối mở". 

Tướng Phúc cho biết, Việt Nam có đường biên giới dài trên 5.000 km đường bộ, 3.200 km đường biển nên với 1.600 tổ chốt nên khó khăn bởi lực lượng "rất mỏng". Ông cũng cảnh báo biên giới mở nên các đối tượng nhập cảnh trái phép dễ trót lọt. Tội phạm tổ chức theo dõi cán bộ, chiến sĩ, thấy chỗ nào sơ hở thì lợi dụng đưa người nhập cảnh trái phép.

Còn theo Thiếu tướng Lê Đức Thái, phụ trách Bộ Tư lệnh BĐBP, sau khi Đà Nẵng phát hiện ca mắc Covid-19 mới, Bộ Tư lệnh đã thành lập 10 đoàn công tác, trong đó có 8 đoàn đi kiểm tra, kiểm soát biên giới trên hai tuyến phía Bắc và Tây Nam; 2 đoàn kiểm tra có hay không chuyện lơ là trách nhiệm, làm ngơ tiếp tay cho xuất nhập cảnh trái phép.

Theo ông Thái, tính đến ngày 30/7, qua tổng hợp báo cáo nhanh các đoàn cho thấy 100% cán bộ, chiến sĩ, đơn vị biên phòng thực hiện nghiêm túc chỉ đạo, chưa phát hiện trường hợp nào có dấu hiện liên quan đến hoạt động dẫn người xuất nhập cảnh trái phép.

{keywords}
Thiếu tướng Lê Đức Thái

Phụ trách Tư lệnh Biên phòng cho rằng, hoạt động xuất nhập cảnh trái phép không phải khi có dịch mới xuất hiện mà đó là một trong các loại tội phạm thường xảy ra tại khu vực biên giới. 

“Quan điểm Bộ Tư lệnh Biên phòng là tiếp tục đấu tranh hiệu quả, siết chặt quản lý, giáo dục bộ đội. Nếu có trường hợp vi phạm, chúng tôi sẽ kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định", Thiếu tướng Lê Đức Thái khẳng định.

Trước khả năng dịch bệnh có thể tiếp tục diễn biến phức tạp, kéo dài, Thượng tướng Trần Đơn yêu cầu các đơn vị liên quan lên kế hoạch thay quân luân phiên từ nay đến cuối năm nhằm đảm bảo sức khỏe cho bộ đội, tiếp tục bồi dưỡng, duy trì lực lượng.

Thượng tướng Trần Đơn yêu cầu, trách nhiệm của Chỉ huy trưởng Biên phòng là điều hành bảo vệ tuyến biên giới. "Anh nào để xảy ra vượt biên trái phép phải chịu trách nhiệm. Ai có biểu hiện vi phạm thì xử lý nghiêm, cần thiết có thể cách chức, xử lý cán bộ, đồng thời phối hợp công an, địa phương triệt phá cho được các đường dây đưa người nhập cảnh trái phép", ông nêu.

{keywords}
Thượng tướng Trần Đơn phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp

Dự báo thời gian tới, dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, nguy cơ dịch bệnh lây vào các đơn vị quân đội là rất cao. Để tiếp tục phòng, chống dịch hiệu quả, Ban Chỉ đạo đề nghị toàn quân triển khai quyết liệt, đồng bộ việc rà soát, khai báo y tế các trường hợp đã đến Đà Nẵng từ 1/7/ và các địa điểm nguy cơ lây nhiễm.

Thứ trưởng yêu cầu các đơn vị vừa chống dịch, vừa thực hiện tốt các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, nhất là tổ chức tốt Đại hội Đảng trong quân đội.

Thành Nam

Đà Nẵng xét nghiệm Covid-19 toàn bộ người dân khu phong tỏa

Đà Nẵng xét nghiệm Covid-19 toàn bộ người dân khu phong tỏa

Ngành y tế Đà Nẵng tiến hành lấy mẫu xét nghiệm Covid-19  người dân sống trong khu vực phong tỏa.



Theo Báo VietNamNet

Người từ Đà Nẵng về Hà Nội tăng lên 53.000, nguy cơ dịch Covid-19 lây lan

Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới của TP Hà Nội chiều nay (31/7) họp dưới sự chủ trì của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung.

Báo cáo mở đầu, GĐ Sở Y tế Nguyễn Khắc Hiền cho biết, tại Việt Nam lũy tích đến 13h chiều, có 509 ca mắc Covid-19 tại 36 tỉnh, thành phố. Trong đó, Đà Nẵng 79 ca, Quảng Nam 8 ca, Hà Nội 2 ca, TP.HCM 2 ca, Quảng Ngãi 1 ca và Đắk Lắk 1 ca. 

Thống kê của 30 quận huyện thị xã, toàn thành phố đã ghi nhận: 53.768 người về từ Đà Nẵng từ ngày 8/7 đến nay và đã lấy mẫu xét nghiệm. 

Trong 403 trường hợp được lấy mẫu làm xét nghiệm PCR, có 253 trường hợp có biểu hiện lâm sàng (218 trường hợp đã có kết quả âm tính, còn lại 185 trường hợp chưa có kết quả).

{keywords}
Người dân từ Đà Nẵng trở về test nhanh tại điểm Trung tâm y tế Hai Bà Trưng

Xét nghiệm test nhanh cho 18.459 trường hợp ghi nhận 10 trường hợp có kết quả dương tính. Sau khi lấy mẫu xét nghiệm khẳng định bằng kỹ thuật PCR, kết quả 8/10 trường hợp có kết quả PCR âm tính (còn 2 trường hợp tại Gia Lâm chưa gửi mẫu).

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội đã cấp gần 52.000 test xét nghiệm nhanh cho 30 quận, huyện, thị xã. Tính đến 12h trưa nay, thành phố đã xét nghiệm nhanh cho 21.732 người dân trên địa bàn thành phố. 

GĐ Sở Y tế cho biết: "Qua điều tra truy vết, đến nay đã xác minh có 115 trường hợp F1 được lấy mẫu xét nghiệm và đưa đi cách ly tập trung, đã có kết quả 113 mẫu âm tính. Đối với các trường hợp có biểu hiện ho sốt thì được chuyển đến cách ly điều trị tại các bệnh viện.

Sở Y tế nhận định, dịch bệnh tiếp tục gia tăng nhanh tại Đà Nẵng đã lây lan sang các tỉnh thành khác trong đó có Hà Nội. Thời gian qua việc giao lưu đi lại đặc biệt là nghỉ dưỡng của người dân giữa các tỉnh TP là rất lớn và nhiều người dân đã không còn tuân thủ các biện pháp phòng dịch như đeo khẩu trang, sát khuẩn tay... nên tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh có thể tiếp tục xuất hiện và lây lan tại cộng đồng Hà Nội trong thời gian tiếp theo.

Thành Nam

'Chạy đua' xét nghiệm nhanh 21.000 người từ Đà Nẵng trở về Hà Nội

'Chạy đua' xét nghiệm nhanh 21.000 người từ Đà Nẵng trở về Hà Nội

Phòng chống lây nhiễm Covid-19, từ nay đến 2/8, Hà Nội xét nghiệm nhanh cho toàn bộ hơn 21.000 người trở về từ Đà Nẵng.



Theo Báo VietNamNet

Lại thêm 28 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào TP.HCM

Tại quận Bình Tân, Công an giữ 28 người Trung Quốc. Còn tại quận Tân Phú, công an tạm giữ người cầm đầu đường dây đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.

Hiện Công an quận Bình Tân phối hợp cùng với các cơ quan chức năng đưa 28 người Trung Quốc nói trên đi cách ly.  Công an cũng lấy lời khai để điều tra, làm rõ lộ trình nhập cảnh trái phép của họ vào Việt Nam.

{keywords}
Phòng thu âm ở quận Bình Tân, nơi có 28 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép  ẩn náu tại đây

Trước đó, qua công tác quản lý địa bàn và nguồn tin quần chúng, sáng 31/7 công an quận Bình Tân phối hợp cùng Công an phường Tân Tạo để kiẻm tra hành chính một phòng thu âm ở Tỉnh lộ 10. Tại đây, Công an phát hiện 28 người có quốc tịch Trung Quốc.

Qua làm việc, cả 28 người Trung Quốc đều không xuất trình được giấy tờ nhập cảnh vào Việt Nam có con dấu xác nhận của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.

Hiện 28 người Trung Quốc đều bị đưa đi cách ly, xét nghiệm dịch tễ và chờ làm rõ, xử lý sau.

Trong diễn biến khác, ngày 31/7 Công an đang tạm giữ một người đề điều tra làm rõ về vai trò cầm đầu đường dây đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Người này được xác định là mang quốc tịch Việt Nam, bị công an tạm giữ khi đang có mặt tại siêu thị Aeon Mall Tân Phú.

Người này bị cho là có liên quan đến hoạt động nhập cảnh trái phép vào Việt Nam của nhóm 11 người quốc tịch Trung Quốc bị phát hiện vào sáng 30/7.

Cụ thể, rạng sáng 30/7, tổ công tác Công an phường Phú Thạnh, quận Tân Phú khi đi tuần tra, phát hiện một nhóm người Trung Quốc ở con hẻm 539 đường Luỹ Bán Bích. Khi thấy công an, nhóm người Trung Quốc bỏ chạy tán loạn.

Công an đã đuổi theo, giữ được 9 người. Sau đó, có sự phối hợp của tổ công tác 363 Công an quận Tân Phú giữ thêm 2 người nữa.

11 người này được xác định đến từ tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, có 2 người xuất trình được hộ chiếu, 9 người còn lại thì không có.

Họ khai, cả nhóm có 19 người, cùng nhập cảnh trái phép vào Việt Nam để tránh dịch Covid-19 ở Trung Quốc và sang đây  tìm kiếm việc làm. Họ chỉ mới đến quận Tân Phú vào ngày 29/7 và đến sáng 30/7 thì bị công an giữ.

Công an đang truy xét thêm 8 người còn lại.

Tám người lội sông nhập cảnh trái phép từ nước ngoài về Việt Nam

Tám người lội sông nhập cảnh trái phép từ nước ngoài về Việt Nam

Đồn Biên phòng Bắc Sơn (Quảng Ninh) cho biết, vừa bắt giữ nhiều người có hành vi nhập cảnh trái phép từ Trung Quốc về Việt Nam qua khu vực biên giới TP Móng Cái. 

Linh An



Theo Báo VietNamNet

Đà Nẵng xét nghiệm Covid-19 toàn bộ người dân khu phong tỏa

Ngành y tế Đà Nẵng tiến hành lấy mẫu xét nghiệm Covid-19  người dân sống trong khu vực phong tỏa.

XEM CLIP:

Sáng nay, ngành y tế Đà Nẵng tiến hành xét nghiệm Covid-19 cho người dân sống trong khu vực phong tỏa gần 3 bệnh viện Đà Nẵng, bệnh viện C, bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình và Phục hồi chức năng.

Ngành y tế trưng dụng trường THCS Nguyễn Huệ (đường Quang Trung, quận Hải Châu) để lấy mẫu xét nghiệm. Ngôi trường này nằm trong khu vực đang bị phong tỏa.

{keywords}
{keywords}

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm người dân sống trong khu phong tỏa

Trong sáng nay, hơn 1.000 người sống trong khu vực đeo khẩu trang, đội mưa đến xét nghiệm kiểm tra. Nhân viên y tế bố trí sẵn ghế ngồi đợi và giữ khoảng cách theo quy định.

Tại khu lấy mẫu, người dân thực hiện kê khai y tế và được lấy mẫu dịch họng, mẫu máu để xét nghiệm được bố trí theo theo 1 vòng di chuyển.

Theo ông Trần Thế Sơn, Chủ tịch UBND phường Thạch Thang (quận Hải Châu) ngoài các bệnh viện thì hiện nay trong khu vực phong tỏa có khoảng 600 hộ dân với gần 3.000 nhân khẩu.

{keywords}

Người dân che dù đi đến điểm xét nghiệm

{keywords}

Người được bố trí ghế ngồi giữ khoảng cách theo quy định

{keywords}

Nhân viên y tế lấy mẫu dịch họng 

{keywords}

Hàng chục nhân viên y tế được bố trí để lấy mẫu

Lập 8 chốt kiểm soát ngăn chặn người ra vào tại các cửa ngõ của TP

Cụ thể, 8 chốt chặn gồm Nam hầm Hải Vân, quận Liên Chiểu; đoạn dẫn lên đèo Hải Vân, đường Nguyễn Văn Cừ (quận Liên Chiểu); Đường 14G (huyện Hòa Vang, giáp Quảng Nam); đường Quốc lộ 14B (huyện Hòa Vang, giáp Quảng Nam); QL 1 (huyện Hòa Vang, giáp Quảng Nam); tỉnh lộ 605 (huyện Hòa Vang, giáp Quảng Nam); Dự án tổ hợp Du lịch và giải trí Cocobay, đường Trường Sa (quận Ngũ Hành Sơn); điểm cuối đường Trần Đại Nghĩa (quận Ngũ Hành Sơn).

Tại các điểm chốt, lực lượng liên ngành tiến hành kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn, không để người và phương tiện ra vào TP, trừ các trường hợp đặc biệt như công vụ, xe chở bệnh nhân ra Huế…

Lực lượng y tế cũng có mặt, kiểm tra thân nhiệt, yêu cầu khai báo y tế đối với tất các hành khách trên xe; kịp thời phát hiện các trường hợp nghi nhiễm để báo cáo với BCĐ phòng chống dịch thành TP.

Các hoạt động vận chuyển của các tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh, các hoạt động vận tải của xe hợp đồng, xe du lịch, xe taxi, xe buýt có hành trình đi qua TP không được dừng đỗ tại TP để đón, trả khách…


Hồ Giáp

'Chạy đua' xét nghiệm nhanh 21.000 người từ Đà Nẵng trở về Hà Nội

'Chạy đua' xét nghiệm nhanh 21.000 người từ Đà Nẵng trở về Hà Nội

Phòng chống lây nhiễm Covid-19, từ nay đến 2/8, Hà Nội xét nghiệm nhanh cho toàn bộ hơn 21.000 người trở về từ Đà Nẵng.



Theo Báo VietNamNet