Thứ Tư, 1 tháng 4, 2020

Chục người bị chó rượt cắn khi đang tập thể dục ở Gia Lai

Hơn 10 người dân ở TP Pleiku (Gia Lai) đã phải đi tiêm phòng bệnh dại do bị một con chó cắn khi đang đi tập thể dục.

Thông tin từ Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Gia Lai chiều nay cho biết, đơn vị đã tiếp nhận, tiêm phòng bệnh dại cho hơn 10 người dân bị chó cắn khi đi tập thể dục.

Vào sáng cùng ngày, nhiều người dân đi tập thể dục trên đường Trường Chinh (TP Pleiku) thì bất ngờ bị một con chó màu trắng nặng khoảng 10kg xông đến cắn.

{keywords}
Hơn 10 người dân ở Gia Lai phải đi tiêm phòng bệnh dại do bị chó cắn khi tập thể dục

Người dân rủ nhau cầm gậy, đuổi theo đánh chết con chó để ngăn không cho cắn thêm người khác. 

Một nạn nhân bị chó cắn cho biết, con chó có biểu hiện bị bệnh dại, miệng sùi bọt mép, rất hung tợn.

Hơn 10 người dân bị chó cắn sau đó đến Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh để tiêm bệnh dại.

Trung tâm này cũng khuyến cáo những người dân nào bị chó cắn khẩn trương đến cơ sở y tế để được tiêm phòng bệnh dại. 

500 người làm việc ở sân bay Nội Bài chưa được xét nghiệm Covid-19

500 người làm việc ở sân bay Nội Bài chưa được xét nghiệm Covid-19

Nhiều cán bộ làm việc ở sân bay Nội Bài tiếp xúc trực tiếp với người ở nước ngoài về muốn được xét nghiệm Covid-19 để sàng lọc.

Trùng Dương



Theo Báo VietNamNet

500 người làm việc ở sân bay Nội Bài chưa được xét nghiệm Covid-19

Nhiều cán bộ làm việc ở sân bay Nội Bài tiếp xúc trực tiếp với người ở nước ngoài về muốn được xét nghiệm Covid-19 để sàng lọc.

Theo Cảng vụ Hàng không miền Bắc, khoảng 500 người làm việc trực tiếp, có tiếp xúc với người từ nước ngoài về sân bay Nội Bài.

Lực lượng này gồm: cán bộ, nhân viên Cảng vụ, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, nhân viên kỹ thuật, nhân viên các đơn vị phục vụ mặt đất (an ninh, thủ tục, bốc xếp hàng hoá, vệ sinh…).

Đây là lực lượng thực hiện nhiệm vụ tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài, trực tiếp tiếp xúc với nguồn lây bệnh.

{keywords}
Những người làm việc ở sân bay Nội Bài trực tiếp tiếp xúc với hành khách nước ngoài cần được xét nghiệm Covid-19

Trong khi đó, nhiều hành khách đi trên các chuyến bay từ nước ngoài về đã được Bộ Y tế công bố dương tính với virus SARS-CoV-2. Vì thế nguy cơ lây nhiễm đối với cán bộ, nhân viên làm việc trực tiếp tại sân bay rất cao, nên cần xét nghiệm sàng lọc.

Mặc dù Cảng vụ Hàng không miền Bắc đã có văn bản gửi Sở Y tế Hà Nội, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội từ ngày 24/3, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được ý kiến phản hồi.

Hiện tại các lực lượng đều làm việc bình thường, chưa có trường hợp nào gặp bất thường về sức khoẻ.

Sau đợt cao điểm đón công dân Việt Nam về nước, thực hiện lệnh cách ly toàn xã hội, các đường bay đều cắt giảm, nên các lực lượng ở sân bay Nội Bài cũng được khuyến khích làm việc tại nhà.

Mỗi bộ phận chỉ duy trì người trực tại cơ quan giải quyết công việc trực tiếp và làm công tác an ninh, an toàn.

Xe khách, taxi dừng hoạt động từ 0h hôm nay

Xe khách, taxi dừng hoạt động từ 0h hôm nay

Để phòng chống lây lan dịch Covid-19, từ 0h đêm nay các hoạt động vận tải của xe khách, taxi… sẽ dừng hoạt động trong vòng 15 ngày. 

Vũ Điệp 



Theo Báo VietNamNet

Lên phương án ứng phó tình huống dịch Covid-19 diễn biến phức tạp hơn

Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 hôm nay họp triển khai các biện phòng chống dịch bệnh. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp. 

Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 họp chiều nay

Tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo đã thảo luận các nội dung: Thống nhất hành động, phối hợp chặt chẽ tổ chức thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng về phòng chống dịch bệnh; điều chỉnh lại việc bố trí công năng của các bộ phận khám chữa bệnh; làm việc theo tổ đội trong các bệnh viện; hỗ trợ các bệnh viện tư nhân; chuẩn bị các điều kiện phục vụ công tác điều trị trong tình hình mới; tổ chức công tác cách ly và đưa người đã hoàn thành cách ly về địa phương; bảo đảm vệ sinh dịch tễ tại các siêu thị, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh; công tác truyền thông phòng, chống dịch bệnh;…  

Ban Chỉ đạo nhận định đến nay số ca nhiễm ở Việt Nam không tăng theo quy luật của thế giới, bởi chúng ta có những giải pháp phòng chống dịch hiệu quả cao. Trong giai đoạn đầu, Việt Nam có 16 ca bệnh. Sang giai đoạn 2, từ ngày 6/3 (thời điểm xuất hiện bệnh nhân thứ 17) đến nay chúng ta mới chỉ có tổng 212 người nhiễm Covid-19 (cả hai giai đoạn) đứng thứ 88 thế giới, chưa có bệnh nhân tử vong (chỉ 5 nước có trên 200 ca nhiễm bệnh chưa có bệnh nhân tử vong)... Do đó, trong thời gian tới cả hệ thống cần tiếp tục tập trung thực hiện thật tốt các chỉ đạo của Thủ tướng và Ban Chỉ đạo để triển khai phòng, chống dịch hiệu quả.

Giãn cách xã hội là hết sức cần thiết

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp phù hợp với diễn biến dịch bệnh trong từng thời kỳ.

Chúng ta đã áp dụng ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập theo từng bước, từng nước, sau đó là từng khu vực rồi đến việc hạn chế tất cả người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam. Đây là những hành động rất quan trọng để ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập.

Ở trong nước, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh: Chỉ thị 16 về cách ly xã hội vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành rất quan trọng và rất kịp thời để ứng phó với tình huống dịch bệnh có thể lây lan mạnh trong khoảng 2 tuần tới.

Bản chất thực hiện cách ly xã hội chính là giãn cách xã hội. Theo đó, người dân cần hạn chế đi ra ngoài, tiếp xúc xã hội, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết và phải thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn dịch tễ theo khuyến cáo của Bộ Y tế (đeo khẩu trang, giữ khoảng cách giữa người với người tối thiểu 2 m).

“Đây là chỉ thị đáp ứng kịp thời yêu cầu phòng, chống dịch bệnh hiện nay và 2 tuần tới là thời gian rất quan trọng để chúng ta có thể ngăn chặn dịch bệnh Covid-19”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho hay.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long 

Mọi trường hợp nhiễm Covid-19 đều được chăm sóc y tế

Về vấn đề điều trị Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, chúng ta đã có những thành công nhất định. Tình hình các bệnh nhân nặng đang tiến triển tốt.

“Điều rất mừng là mặc dù tỷ lệ tử vong của bệnh nhân Covid-19 trên thế giới đang gia tăng nhưng đến nay chúng ta chưa có trường hợp nào tử vong. Đây là thành tựu rất lớn của ngành y tế. Bốn bệnh nhân nặng được điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, chúng ta đã cai máy thở cho 3 người, chuẩn bị cai ECMO (kỹ thuật hỗ trợ phổi nhân tạo) cho 1 người”, Thứ trưởng thông tin.

Ngành y tế đang tiếp tục nghiên cứu thử nghiệm một số loại thuốc, đồng thời cập nhật phác đồ điều trị của thế giới.

Về chuẩn bị phương án điều trị trong tình huống dịch lan rộng, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết, hệ thống y tế của Việt Nam khác với các nước, là có trạm y tế xã, bệnh viện huyện, tỉnh, Trung ương. Theo đó, mọi bệnh nhân Covid-19 đều được chăm sóc y tế. Nếu dịch lan rộng tại một địa phương, chúng ta sẵn sàng điều động các nguồn lực lượng ở địa phương khác để tập trung dập dịch.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh: Cần thực hiện nghiêm nguyên tắc bệnh nhân ở tuyến nào, điều trị ở tuyến đó. Đồng thời, Bộ Y tế cũng đã tính toán phương án giảm tải cho đô thị lớn; chuẩn bị các nguồn lực ứng phó với dịch bệnh trong trường hợp bệnh nhân tăng đột biến.

63 ca khỏi bệnh, hàng chục bệnh nhân âm tính

Thông tin mới nhất từ Bộ Y tế cho biết, tính đến 6h hôm nay, Việt Nam đã có 212 người mắc Covid-19. 63 ca đã khỏi bệnh/xuất viện. 149 bệnh nhân còn lại đang được điều trị tại 22 cơ sở y tế trong đó . Đa số trong tình trạng sức khoẻ ổn định.

Đối với 4 bệnh nhân nặng, liên tục trong những ngày qua, các bác sĩ của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cùng các chuyên gia đầu ngành trong Tổ chuyên gia của Bộ Y tế đã hội chẩn, nỗ lực chăm sóc và điều trị nên hiện tại có nhiều bệnh nhân sức khoẻ tiến triển tốt lên.

Các bệnh nhân đều có tiến triển sức khoẻ khả quan, trong đó có trường hợp nặng nhất là bác ruột bệnh nhân số 17. Bệnh nhân số 26 đã bỏ máy thở, rút ống nội khí quản và đang được theo dõi; 3 bệnh nhân còn lại tình trạng ổn định (trong đó có 1 ca ECMO và 1 ca thở máy, 1 ca thở máy không xâm nhập) tiến triển tốt lên.

Đã có 2 trong 4 bệnh nhân Covid-19 này đến nay có kết quả xét nghiệm âm tính 2 lần với virus gây bệnh.

4 nhân viên y tế gồm 2 bác sĩ của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và 2 điều dưỡng Bệnh viện Bạch Mai tình trạng sức khoẻ ổn định. 

Theo VGP

Ngày đầu cách ly xã hội, chợ vẫn đông, đường phố vắng bóng người

Ngày đầu cách ly xã hội, chợ vẫn đông, đường phố vắng bóng người

 Ngày đầu tiên thực hiện cách ly xã hội, trên đường phố, ở các khu chợ của Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM... vẫn nhiều người qua lại. Các khu buôn bán sầm uất thì vắng lặng...



Theo Báo VietNamNet

Cách ly toàn xã hội, TP.HCM yêu cầu không bán xăng dầu cho tích trữ

 Để ngăn chặn tình trạng mua xăng, dầu dự trữ, lãnh đạo TP.HCM yêu cầu Sở Công thương chỉ đạo các cây xăng tuyệt đối không bán cho các đối tượng này.

Tại cuộc họp giao ban phòng, chống Covid-19 chiều nay, Phó chủ tịch thường trực UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm cho biết, theo báo cáo của các quận, huyện có hiện tượng các cá nhân đem theo can, chai lọ mua xăng dầu dự trữ.

Đặc biệt, có những trường hợp mang xe tới đổ đầy bình, về nhà rút ra dự trữ, rồi lại ra mua tiếp. 

{keywords}
TP.HCM vắng vẻ sáng ngày đầu thực hiện "cách ly toàn xã hội". Ảnh: Như Sỹ

“Việc làm này rất nguy hiểm và mất an toàn cháy nổ tại các khu dân cư, chung cư. Tôi yêu cầu Sở Công thương chỉ đạo các cây xăng không bán xăng cho các đối tượng này, khuyến cáo người dân tuyệt đối không dự trữ xăng dầu kiểu này”, ông Liêm nhấn mạnh.

Để ngăn chặn, ông Liêm yêu cầu các quận, huyện chỉ đạo địa phương theo dõi, rà soát để kịp thời phát hiện, đấu tranh với các đối tượng dự trữ xăng như trên.

Về tình hình triển khai thực hiện các công tác phòng, chống Covid-19, Phó chủ tịch TP yêu cầu Sở Y tế tổ chức kiểm tra kỹ tại các bệnh viện về phương án đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế.

Phối hợp với các Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp kiểm tra và hỗ trợ các phương án làm việc an toàn, hiệu quả và thực hiện tốt theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng, cũng như các quy định của TP.  

Một lần nữa, ông Liêm khẳng định các siêu thị, cửa hàng phục vụ nhu yếu phẩm, lương thực vẫn hoạt động bình thường. Các nguồn hàng vẫn dồi dào, đủ để phục vụ người dân, nên việc đua nhau tích trữ lương thực, theo ông Liêm là không nên.

Từ đó, Phó chủ tịch Lê Thanh Liêm giao Sở TT&TT tổ chức tuyên truyền cho người dân thấu tình, đạt lý để không xảy ra tình trạng trữ hàng, mua xăng dự trữ...

Ông Liêm cũng cho biết, TP phải thực hiện nghiêm Chỉ thị 16. Thay đổi phương cách làm việc so với bình thường, áp dụng phương pháp làm việc trực tuyến, hiệu quả. Chỉ không quá 1/3 nhân sự tới làm việc tại cơ quan, đơn vị, nếu hơn thì phải báo cáo lãnh đạo TP xem xét.

Phó chủ tịch TP nhấn mạnh, nếu cơ quan, đơn vị nào để người lao động mắc Covid-19 do không tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch thì người đứng đầu sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm và bị xử lý nghiêm. 

TP.HCM băn khoăn việc trả người hết thời hạn cách ly Covid-19 về quê

TP.HCM băn khoăn việc trả người hết thời hạn cách ly Covid-19 về quê

TP.HCM sẽ giải tỏa người hết thời hạn cách ly Covid-19 về các địa phương, trong khi chỉ thị 16 mới ban hành hạn chế di chuyển bằng tàu, xe liên tỉnh.

Hồ Văn



Theo Báo VietNamNet

Điều ước sinh nhật tuổi 18 của cô gái giành giật sự sống ở Bạch Mai

 3h chiều 31/3, BS Bùi Văn Cường cùng cán bộ khoa Hồi sức tích cực, BV Bạch Mai mang bánh sinh nhật đến phòng Phạm Huyền My trong tiếng nhạc “Happy birthday”, mừng em 18 tuổi. 

{keywords}

5 ngày sau khi có lệnh phong tỏa BV Bạch Mai - nơi ghi nhận có hàng chục ca nhiễm Covid-19, đội ngũ nhân viên y tế vẫn đang ngày đêm “giành giật sự sống” cho các bệnh nhân. 

Khoa Hồi sức tích cực chiều qua khác với những buổi chiều bình thường khi các BS chuẩn bị tiệc sinh nhật để động viên tinh thần Phạm Huyền My (18 tuổi, quê Thái Nguyên). 

Nhập viện đã hơn 1 tháng,  My được chẩn đoán sốc tim. Trong khi đó, mẹ của em lại đang được cách ly tại đại học FPT. Theo các BS, có thời điểm phải sử dụng hồi sức đặc biệt với phương pháp tim phổi nhân tạo cho My. 

Trưởng khoa Hồi sức tích cực Đào Xuân Cơ chia sẻ: “Do bệnh nhân sốc tim nặng dẫn đến tổn thương các cơ quan khác, khiến suy thận, suy hô hấp, suy đa tạng. Sau quá trình hồi sức tích cực, chủ đạo là hồi sức tim bằng máy tim phổi nhân tạo cùng các biện pháp khác, bệnh nhân đã thoát sốc và các tạng đang hồi phục. Hy vọng trong vài ngày nữa bệnh nhân sẽ hồi phục”. 

Trong thời điểm dịch bệnh khiến nhiều bệnh nhân, người nhà bệnh nhân hoang mang, hoảng sợ, để động viên tinh thần bệnh nhân, Đoàn thanh niên của khoa quyết định tổ chức buổi lễ sinh nhật cho My. 

Các BS đặt bánh, nến và dùng xe đẩy thuốc trên nền nhạc bài “Happy birthday” từ từ tiến đến phòng trong sự ngỡ ngàng và xúc động của cô gái 18 tuổi. 

Gượng dậy từ giường bệnh, cô gái nhỏ nhắn ngồi trước chiếc bánh cùng ngọn nến lung linh, em chắp tay, nhắm mắt và thầm nói điều ước trong sự kiện đặc biệt của cuộc đời mình. Nước mắt em lăn xuống trong nụ cười hạnh phúc, biết ơn những tình cảm các BS dành cho mình. 

Huyền My không ước điều gì cho riêng mình, em khẽ thì thầm:“Em mong tất cả mọi người đều khỏe mạnh”. 

Là người đầu tiên tiếp nhận và điều trị cho My, BS Bùi Văn Cường kể, đây là ca bệnh đặc biệt nhất anh từng điều trị. My là bệnh nhân nhỏ tuổi nhất nhưng tinh thần lạc quan của em truyền cảm hứng, động lực đến đội ngũ y bác sĩ trong thời điểm toàn BV đang bị cách ly phòng dịch. 

{keywords}

Là một trong những khoa điều trị bệnh nhân nặng nhất của BV Bạch Mai, khoa Hồi sức tích cực đang tập trung chữa trị cho hơn 10 bệnh nhân. 

Dù toàn BV bị phong tỏa, Trưởng khoa Hồi sức tích cực cho biết, tâm lý của nhân viên y tế rất vững vàng.

“Khoa chúng tôi từng trải qua nhiều đại dịch, từng chứng kiến và điều trị thành công dịch Sars năm 2003, cúm H5N1, H1N1 nên tự tin và bình tĩnh khi đối mặt với dịch bệnh mới mà cả nước đang chung tay đẩy lùi. 

Chúng tôi tập trung, hướng dẫn bệnh nhân cách phòng tránh, áp dụng quy trình cách ly đúng quy định. Đến nay, rất may mắn, toàn bộ nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân trong khoa đều âm tính với Covid-19”, BS Đào Xuân Cơ nói. 

Theo ông, hiện tại BV Bạch Mai có hơn 800 bệnh nhân, trong đó có hơn 200 ca rất nặng, hơn 100 người có thể tử vong bất cứ lúc nào. Khoa Hồi sức tích cực cắt cử anh em trực ngày lẫn đêm, tham gia hỗ trợ các khoa cấp cứu lâm sàng. Trước dịch bệnh phức tạp, các cán bộ y tế hạn chế đi lại giữa các khoa nên BV ưu tiên dùng biện pháp chuyển máy móc thiết bị đến hỗ trợ trong trường hợp khẩn cấp. 

Ngay khi lệnh phong tỏa có hiệu lực, toàn bộ nhân viên trong khoa đều xung phong ở lại để chữa trị cho bệnh nhân. Tuy nhiên, nhận định dịch bệnh còn kéo dài, để đảm bảo công tác điều trị liên tục với cường độ công việc cao nên khoa đã chia lực lượng thành 2 nhóm để tương trợ nhau. 

“Vì chống dịch như chống giặc, bên cạnh chiến lược, chúng tôi phải tính đến sách lược cho từng thời điểm cụ thể. Khoa chia thành 2 đội, một đội ở cơ quan trực, số còn lại thực hiện nghiêm việc cách ly tại nhà, sau khi hết thời gian cách ly sẽ tiếp tục hỗ trợ và đổi ca cho anh em đang làm nhiệm vụ tại khoa”, ông Cơ chia sẻ. 

{keywords}

Tại khoa Nhi, các y bác sỹ, điều dưỡng thay ca chăm sóc cho các cháu nhỏ điều trị với những triệu chứng nặng. Các điều dưỡng thay cha mẹ vỗ về và ôm ấp các bé hàng giờ đồng hồ. 

Trưởng khoa Nhi Nguyễn Thành Nam tâm sự, dù cường độ làm việc tăng lên do nhân sự giảm vì đi cách ly nhưng tinh thần của mọi người đều lạc quan, sức khỏe đảm bảo để đồng hành chữa trị cho các bệnh nhân. 

Khoa đang điều trị cho 22 cháu bé, trong đó có 10 cháu sinh non đang nằm lồng sưởi. “Bình thường chúng tôi có 73 nhân sự nhưng nay chỉ còn 25 người. Nếu như ngày thường, mỗi phòng 6 cháu bé thì có 6 điều dưỡng chăm sóc, nay chỉ có 2 điều dưỡng làm công việc chăm sóc toàn diện cho các bé”, ông Nam chia sẻ. 

Khoa đang chăm sóc 1 bé đặc biệt. Khi mới 27 tuần tuổi, mẹ cháu bị tiền sản giật nên phải chuyển đến khoa để được chăm sóc y tế đặc biệt. Các điều dưỡng thay mẹ cháu chăm sóc bằng phương pháp Kangaroo, bế và áp sát các cháu vào lòng trong nhiều giờ mỗi ngày.

Phương pháp này giúp cháu bé giảm nguy cơ hạ thân nhiệt, giảm cơn ngừng thở, ổn định nhịp thở, nhịp tim, tiêu hóa tốt hơn, ít có nguy cơ nhiễm trùng và phát triển tinh thần và thể chất, trẻ ngủ ngon và giảm kích thích. 

Với lá đơn tình nguyện ở lại khoa làm nhiệm vụ, nữ điều dưỡng trẻ Thanh Hương cho biết cô không ngại vất vả khi chăm sóc bệnh nhân, phục vụ BV trong bối cảnh đặc biệt này. 

Theo nữ điều dưỡng, cháu bé sinh non rất nhạy cảm với môi trường bên ngoài nên mỗi lần bước vào phòng, các BS, điều dưỡng phải thực hiện nghiêm việc khử trùng, khử khuẩn. 

“Chúng tôi đeo khẩu trang liên tục trong ca làm, trước mỗi lần tiếp xúc với bé đều phải rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn, hạn chế tối đa việc ra khỏi phạm vi khoa và tiếp xúc đông người”, Hương chia sẻ. 

Về phần gia đình, Hương cho biết rất may mắn khi có hậu phương vững chắc, gia đình thường xuyên gọi điện, liên lạc và động viên tinh thần. 

“Tôi quyết định ở lại BV làm việc gần như không có chút do dự nào, dù ở ngoài nhiều người vẫn bảo rằng trong BV là nơi nguy hiểm, là ổ dịch. Là cán bộ y tế, tôi hiểu về dịch bệnh, cách phòng tránh, cộng với môi trường làm việc với các cháu nhỏ khiến tôi thêm lạc quan”, Thanh Hương tâm sự. 

Trong những ngày áp lực công việc cao, khoa Nhi tổ chức các hoạt động thể thao, văn nghệ ngoài giờ làm việc để giải tỏa áp lực cho cán bộ, nhân viên.

Bác sĩ Nam chia sẻ: “Ở trong này, nhu yếu phẩm được cung cấp đầy đủ. Ngoài giờ làm việc, chúng tôi tổ chức cho cán bộ tập thể dục rèn luyện sức khỏe như đá cầu, chạy bộ. Chúng tôi hướng dẫn nhau về điệu nhảy rửa tay Ghen Cô Vy, đóng giả làm thầy trò Đường Tăng để tạo không khí vui tươi trong BV”. 

{keywords}

Chị Lê Diệu Linh (SN 1992, điều dưỡng khoa Nhi) và em trai đang học BS nội trú tại Viện Tim mạch những ngày qua tình nguyện ở lại Bạch Mai để cùng đồng nghiệp chăm sóc bệnh nhân. 

Ôm cháu bé 27 tuần tuổi với phương pháp Kangaroo, chị Linh cho biết, ngay từ đầu đã xác định sẽ có ngày phải ở lại BV nên đã chuẩn bị các đồ dùng cá nhân, vật dụng cần thiết. 

Chị chia sẻ, gia đình có 3 mẹ con (bố mất cách đây nhiều năm) nên khi 2 chị em cùng làm nhiệm vụ tại đây, điều chị lo lắng nhất là không chăm sóc được cho mẹ. 

“Nhà tôi cách BV chỉ mấy bước chân, nhưng khi nghĩ đồng nghiệp ở lại làm nhiệm vụ mà bản thân ở nhà thì cũng không thể yên tâm. Hơn nữa, mẹ đã nhiều tuổi, tôi e ngại mình có thể ảnh hưởng đến mẹ”, chị trải lòng. 

Để mẹ yên tâm, chị Linh và em trai lập một nhóm chát để đến tối 2 chị em kể cho mẹ nghe những diễn biến trong ngày ở BV, cũng như nghe mẹ nói về cuộc sống bên ngoài. 

“Biết mẹ lo lắng nên dù trong BV có những khó khăn nhất định nhưng tôi thường không nhắc đến để mẹ an tâm. Công việc của em trai vất vả hơn tôi nhưng em rất lạc quan và vững vàng. Tôi động viên em rằng hãy biến thử thách, khó khăn này thành cơ hội trải nghiệm, là kỉ niệm đáng nhớ trong nghề”, chị Linh nói.

{keywords}

Trong bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 từ BV Bạch Mai tăng cao, Giám đốc BV Nguyễn Quang Tuấn cho biết, việc chống dịch được làm đồng bộ, chi tiết, từ tay nắm cửa các phòng, khoa được bọc khăn tẩm cồn, phun khử khuẩn các khu vực trong BV tới việc trang bị đồ bảo hộ đầy đủ cho các nhân sự, việc lấy mẫu xét nghiệm cho hàng nghìn nhân viên y tế trong BV… Những nỗ lực này với mục tiêu cao nhất là chặn đứng dịch bệnh, không để lây lan. 

{keywords}
Bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn

Ông cũng chia sẻ, sau khi BV có rất nhiều xáo trộn buộc mọi người phải đồng lòng, đoàn kết lại để vững vàng vượt qua khó khăn. 

“Từ những người bảo vệ, cô lao công đến đội ngũ các y bác sỹ xích gần lại nhau hơn, đồng cảm hơn trong bối cảnh BV bị cô lập. Chúng tôi đồng lòng vì bệnh nhân đang cần chúng tôi mỗi ngày”, ông Tuấn tâm sự. 

Giám đốc BV trải lòng: “Tôi ý thức rõ việc động viên tinh thần anh em là điều quan trọng, vì nếu không giữ vững được tinh thần thì mọi máy móc, thiết bị dù hiện đại đến mấy cũng đều là vô nghĩa”. 

Đoàn Bổng - Phạm Công



Theo Báo VietNamNet

2 điểm dã chiến Hà Nội ghi nhận 7 người dương tính với Covid-19

Lãnh đạo các quận Hai Bà Trưng, Đống Đa vừa báo cáo nhanh về kết quả xét nghiệm tại các điểm dã chiến, phát hiện thêm 7 trường hợp dương tính với Covid-19.

Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của Hà Nội chiều nay họp phiên thường kỳ với 30 quận huyện, dưới sự chủ trì của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung.

Chủ tịch UBND quận Đống Đa Võ Nguyên Phong thông tin về thành lập điểm test nhanh tại trường THCS Đống Đa. Từ sáng qua đến nay đã xét nghiệm được 1.173 mẫu, trong đó có 6 ca dương tính, các ca này đã được chuyển đến BV Bệnh nhiệt đới TƯ 2. Trong 6 ca này có 2 trường hợp ở Đống Đa, còn lại ở Bắc Từ Liêm, Hoàng Mai, Hoàn Kiếm.

Theo ông Phong, có khoảng 2.334 người ở quận liên quan BV Bạch Mai, hiện nay theo số liệu sẽ còn khoảng từ 500 - 1.000 người có nhu cầu test nhanh.

{keywords}
Lều dã chiến xét nghiệm Covid-19 ở trường THCS Đống Đa

Quận Đống Đa đề nghị CDC tiếp tục cho triển khai xét nghiệm nhanh. Điểm tại trường THCS Đống Đa đi vào hoạt động có nề nếp, nếu cần thiết thì các trường hợp ở các địa phương khác có nhu cầu mà có liên quan đến BV Bạch Mai thì có thể đến đây test nhanh.

Còn theo Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng Vũ Đại Phong, ở BV Hữu Nghị có 15 trường hợp (12 nhân viên và 3 người dọn vệ sinh căng tin) liên quan công ty Trường Sinh, quận đã cho lấy mẫu và các trường hợp đều có kết quả âm tính.

Về các trạm dã chiến, quận Hai Bà Trưng đã triển khai tại 219 Trần Đại Nghĩa (phường Đồng Tâm) để test nhanh sàng lọc, dự kiến sẽ lấy được khoảng 745 trường hợp.

Qua xét nghiệm ban đầu, Chủ tịch Hai Bà Trưng cho biết ngày hôm nay phát hiện 1 ca dương tính là 1 phụ nữ sinh năm 1975, nhân viên của đại lý bán vé máy bay tại phố Phan Chu Trinh.

Người này đang trú tại ngõ Trại Cá, Trương Định, tiền sử dịch tễ có vào khoa Thần kinh BV Bạch Mai thăm người nhà từ ngày 19/3. "Chúng tôi đã lấy dịch họng và dịch hầu để đưa đi xét nghiệm theo quy định, thực hiện các biện pháp cần thiết ở nhà và khu vực liên quan để kịp thời khoanh vùng theo quy định", ông Phong nói.

{keywords}
Người dân đến xét nghiệm nhanh Covid-19 tại khu vực trường ĐH Kinh tế quốc dân, số 219 phố Trần Đại Nghĩa, quận Hai Bà Trưng

Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai Bùi Văn Sáng báo cáo huyện đã rà soát được đối tượng thăm khám tại BV Bạch Mai và đi từ vùng dịch là 437 người, trong đó từ Bạch Mai là 408 người.

Xét nghiệm cộng đồng, sáng nay huyện đã phối hợp với CDC lấy mẫu được 171 trường hợp tại trạm dã chiến KĐT Thanh Hà và các trạm y tế tại các xã thị trấn. Trong đó phát hiện sàng lọc được 1 ca nghi nhiễm là bệnh nhân nam SN 1986 tại toà nhà HH02C, tiền sử dịch tễ người này khám răng tại BV Răng hàm mặt thuộc BV Bạch Mai ngày 15/3.

"Chúng tôi đã di chuyển bệnh nhân đến BV Bệnh nhiệt đới TƯ để thăm khám, điều tra dịch tễ, xét nghiệm, cách ly. Đồng thời tổ chức cách ly ngay các trường hợp F1, F2 sau khi xét nghiệm", Chủ tịch Thanh Oai nói.

Thêm điểm xét nghiệm nhanh tại các quận, huyện

Tại cuộc họp, Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Khắc Hiền báo cáo, số ca mắc tại Việt Nam có xu hướng tăng lên trong những ngày qua, tính đến 14h chiều nay, Hà Nội ghi nhận tổng cộng 87 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.

Trong đó, 33 người phát hiện do xét nghiệm sàng lọc từ vùng dịch tại sân bay hoặc các điểm cách ly tập trung chưa về địa phương, 54 người phát hiện tại cộng đồng (trong đó có 33 trường hợp có liên quan đến BV Bạch Mai).

{keywords}

Tất cả bệnh nhân mắc Covid-19 của Hà Nội đang được điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới TƯ 2. Theo yêu cầu của Bộ Y tế, thời gian tới các BV của TP sẽ tiếp nhận các ca bệnh có kết quả xét nghiệm dương tính, biểu hiện lâm sàng nhẹ, các ca nặng sẽ tiếp tục chuyển BV Bệnh nhiệt đới TƯ.

Hôm qua, Sở Y tế đã thành lập 4 điểm xét nghiệm nhanh tại cộng đồng (quận Đống Đa, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Thanh Oai) để tổ chức xét nghiệm cho những trường hợp có yếu tố dịch tễ liên quan đến BV Bạch Mai.

Kết quả xét nghiệm được 783 trường hợp trong đó có 4 người có kết quả dương tính, tuy nhiên sau khi làm lại với xét nghiệm PCR thì có 3 người âm tính và 1 người đang chờ kết quả. Trong những ngày tới sẽ mở rộng thêm các điểm xét nghiệm nhanh tại các quận, huyện.

Theo danh sách dữ liệu trích xuất từ BV Bạch Mai, có tổng số 1.591 bệnh nhân nội trú từ ngày 15/3 được gửi về Hà Nội để rà soát. Kết quả đã xác minh được 1.348 trường hợp đang ở tại Hà Nội, đã lấy được 1.013 mẫu bệnh phẩm và đã xét nghiệm được 739 mẫu âm tính.

Đối với những trường hợp người liên quan khác như bệnh nhân khám ngoại trú, người đến chăm sóc, thăm người bệnh, học viên đi học... hiện nay đã điều tra được 15.749 người, cách ly 13.225 người, lấy mẫu đối với 339 người có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh, 33 mẫu đã có kết quả trong đó có 3 trường hợp dương tính (là người chăm sóc bệnh nhân, nhân viên dịch vụ tại BV).

Lãnh đạo Sở Y tế dự báo diễn biến dịch bệnh Covid-19 tại Hà Nội cũng như cả nước đang có diễn biến phức tạp hơn với việc xuất hiện các ổ dịch có quy mô phức tạp như tại BV Bạch Mai, các trường hợp mắc bệnh đã có quá trình đi lại, làm việc tại nhiều nơi.

2.500 nhân viên Bạch Mai được lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 lần 2

2.500 nhân viên Bạch Mai được lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 lần 2

 Sáng nay, khoảng 2.500 nhân viên đang cách ly tại BV Bạch Mai được lấy mẫu xét nghiệm lần 2 (lần 1 vào ngày 26/3). 

Hương Quỳnh - Trần Thường



Theo Báo VietNamNet

7 đối tượng được tăng lương cơ sở lên 1,6 triệu đồng từ ngày 1/7

Bộ Nội vụ lấy ý kiến về dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở với người hưởng lương, phụ cấp trong cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, MTTQ, tổ chức chính trị, xã hội và hội.

Theo đó, có 7 đối tượng sẽ được tăng lương cơ sở lên mức 1,6 triệu đồng/tháng kể từ ngày 1/7.

Một là, cán bộ, công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc trong các cơ quan đảng, nhà nước, mặt trận tổ quốc, tổ chức chính trị, xã hội ở TƯ; ở tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ; ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc TƯ; ở đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt.

{keywords}

Thứ hai, công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý và viên chức hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, cán bộ, công chức, viên chức được luân chuyển, biệt phái đến làm việc tại các hội, tổ chức phi Chính phủ, dự án và cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Thứ tư, cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố quy định tại Nghị định số 92/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và Nghị định số 34/2019 sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.

Năm là đại biểu HĐND các cấp hưởng hoạt động phí theo quy định của pháp luật hiện hành.

Sáu là, người làm việc trong tổ chức cơ yếu.

Bảy là, cán bộ, công chức, viên chức đi học, thực tập, công tác, điều trị, điều dưỡng (trong nước và ngoài nước) thuộc danh sách trả lương của cơ quan đảng, nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động; người đang trong thời gian tập sự hoặc thử việc (kể cả tập sự công chức cấp xã) trong cơ quan đảng, nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động.

Cán bộ, công chức, viên chức đang bị tạm đình chỉ công tác, đang bị tạm giữ, tạm giam; các trường hợp làm việc trong các cơ quan đảng, nhà nước, mặt trận, tổ chức chính trị, xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động được ký kết hợp đồng lao động theo bảng lương ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Thu Hằng

Nghỉ không lương do dịch có thể được hỗ trợ 1,8 triệu/tháng

Nghỉ không lương do dịch có thể được hỗ trợ 1,8 triệu/tháng

Dùng khoảng 28 - 30 nghìn tỷ đồng ngân sách để hỗ trợ người nghèo, người lao động và các đối tượng chính sách xã hội bị ảnh hưởng do dịch Covid-19.



Theo Báo VietNamNet

TP.HCM xin sáp nhập 3 quận thành lập thành phố phía Đông

TP.HCM đang xây dựng đề án thành lập thành phố phía Đông trực thuộc TP.HCM trên cơ sở sáp nhập 3 quận 2, 9 và Thủ Đức.

Ngày 1/4, thông tin từ UBND TP.HCM cho biết, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong vừa ký văn bản số 1157/UBND-TH gửi Bộ Xây dựng để xin ý kiến về thành phần hồ sơ, đề án phân loại đô thị và chương trình phát triển đô thị phục vụ đề án thành lập thành phố trực thuộc TP.HCM.

TPHCM xin sáp nhập 3 quận để thành lập thành phố trực thuộc thành phố - ảnh 1

TPHCM đang xây dựng đề án thành lập thành phố phía Đông trực thuộc TP.HCM trên cơ sở sáp nhập quận 2, 9 và Thủ Đức

Theo đó, TP.HCM đang xây dựng đề án thành lập thành phố phía Đông trực thuộc TPHCM trên cơ sở sáp nhập quận 2, 9 và Thủ Đức.

Việc thành lập thành phố phía Đông là theo định hướng quy hoạch phát triển đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông TP.HCM.

Theo dự kiến, thành phố phía Đông này có quy mô hơn 1,1 triệu dân, được bố trí trên tổng diện tích tự nhiên hơn 211 km2. Theo tiêu chuẩn quy định, quy mô dân số của thành phố phía Đông sẽ đạt hơn 779,98% và diện tích tự nhiên cũng đạt hơn 141%.

Tuy nhiên, việc sáp nhập cùng lúc 3 quận 2, 9 và Thủ Đức để thành lập thành phố trực thuộc thành phố là chưa có tiền lệ. Nếu thực hiện được thành phố phía Đông, TP.HCM sẽ là địa phương đầu tiên của cả nước có mô hình “thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương”.

Do chưa có hướng dẫn thực hiện nên UBND TP đề nghị Bộ Xây dựng sớm phúc đáp về việc thực hiện hồ sơ, đề án phân loại và chương trình phát triển đô thị với trường hợp TP sáp nhập 3 quận để thành lập thành phố trực thuộc thành phố.

Ngoài ra, UBND TP cũng kiến nghị Bộ Xây dựng xem xét, chấp thuận việc thành phố phía Đông dự kiến được thành lập sẽ không xem xét điều kiện về sự phù hợp với định hướng quy hoạch, chương trình phát triển đô thị và tiêu chuẩn về đơn vị hành chính trực thuộc đối với đơn vị hành chính dự kiến hình thành sau khi sắp xếp tương tự như một số trường hợp đặc biệt khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã…

Trước đó, vào ngày 19/2, Sở Nội vụ TP.HCM đã có văn bản kiến nghị Bộ Nội vụ hướng dẫn quy trình thực hiện hồ sơ thành lập thành phố phía Đông theo chủ trương của lãnh đạo Thành ủy, UBND TP.HCM.

TP.HCM xin hướng dẫn việc thành lập thành phố phía Đông

TP.HCM xin hướng dẫn việc thành lập thành phố phía Đông

Thành phố phía Đông trực thuộc TP.HCM sẽ được thành lập trên cơ sở hợp nhất nguyên trạng ba quận, gồm quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức.

Hồ Văn - Đ.Bảo



Theo Báo VietNamNet

7 đối tượng được tăng lương lên 1,6 triệu đồng từ ngày 1/7

Bộ Nội vụ lấy ý kiến về dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở với người hưởng lương, phụ cấp trong cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, MTTQ, tổ chức chính trị, xã hội và hội.

Theo đó, có 7 đối tượng sẽ được tăng lương lên mức 1,6 triệu đồng/tháng kể từ ngày 1/7.

Một là, cán bộ, công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc trong các cơ quan đảng, nhà nước, mặt trận tổ quốc, tổ chức chính trị, xã hội ở TƯ; ở tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ; ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc TƯ; ở đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt.

{keywords}

Thứ hai, công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý và viên chức hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, cán bộ, công chức, viên chức được luân chuyển, biệt phái đến làm việc tại các hội, tổ chức phi Chính phủ, dự án và cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Thứ tư, cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố quy định tại Nghị định số 92/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và Nghị định số 34/2019 sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.

Năm là đại biểu HĐND các cấp hưởng hoạt động phí theo quy định của pháp luật hiện hành.

Sáu là, người làm việc trong tổ chức cơ yếu.

Bảy là, cán bộ, công chức, viên chức đi học, thực tập, công tác, điều trị, điều dưỡng (trong nước và ngoài nước) thuộc danh sách trả lương của cơ quan đảng, nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động; người đang trong thời gian tập sự hoặc thử việc (kể cả tập sự công chức cấp xã) trong cơ quan đảng, nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động.

Cán bộ, công chức, viên chức đang bị tạm đình chỉ công tác, đang bị tạm giữ, tạm giam; các trường hợp làm việc trong các cơ quan đảng, nhà nước, mặt trận, tổ chức chính trị, xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động được ký kết hợp đồng lao động theo bảng lương ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Thu Hằng

Nghỉ không lương do dịch có thể được hỗ trợ 1,8 triệu/tháng

Nghỉ không lương do dịch có thể được hỗ trợ 1,8 triệu/tháng

Dùng khoảng 28 - 30 nghìn tỷ đồng ngân sách để hỗ trợ người nghèo, người lao động và các đối tượng chính sách xã hội bị ảnh hưởng do dịch Covid-19.



Theo Báo VietNamNet

Người đạp xích lô dập nát bàn tay sau vụ nổ lớn ở Hải Phòng

Người đạp xích lô chở bình khí oxy cho cửa hàng kinh doanh khí hóa lỏng bị dập nát bàn tay sau vụ nổ lớn.

Khoảng 9h30 sáng nay, từ căn nhà số 100 phố Trần Phú (quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng) phát ra tiếng nổ khiến những nhà bên cạnh rung chuyển. Hai người đàn ông nằm gục trên vỉa hè. 

Nạn nhân là ông Trương Văn S. (SN 1959, nghề lái xích lô, trú tại thôn Dụ Nghĩa, xã Lê Thiện, huyện An Dương) bị dập nát bàn tay, nhiều vết thương ở chân, ngực và đầu.

Ngoài ông S., anh Nguyễn Anh Nh. (SN 1987 trú tại phố An Đà, phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền) đang đứng gần đó cũng bị thương.

{keywords}
Hiện trường vụ nổ

Cơ quan công an có mặt phong tỏa hiện trường, đưa người đi cấp cứu.

Chiều nay, bác sĩ Nguyễn Đức Hoạt - Trưởng ban kiểm soát, Hội đồng quản lý BV Việt Tiệp cho biết: 2 nạn nhân đều đã qua cơn nguy kịch. Các bác sĩ đã phẫu thuật tay cho ông S, còn anh chỉ bị thương phần mềm.

{keywords}
Cơ quan công an phong tỏa hiện trường điều tra vụ nổ

Thông tin ban đầu, căn nhà xảy ra vụ nổ là cửa hàng kinh doanh khí oxy, nitơ Argon, CO2 và thiết bị lắp đặt y tế. Ông S. lái xích lô thuê, sáng nay nhận chở bình oxy cho cửa hàng này. 

Hoài Anh

Hải Phòng đưa xe quân đội khử trùng toàn thành phố

Hải Phòng đưa xe quân đội khử trùng toàn thành phố

Hải Phòng huy động xe chuyên dụng của quân đội, phun khoảng 20 tấn hóa chất khử trùng toàn bộ thành phố từ hôm nay đến 15/4.



Theo Báo VietNamNet