Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2020

Thanh niên Hà Nội chết đuối khi tắm biển ở Phú Yên

Lực lượng cứu nạn tỉnh Phú Yên lúc 6h35 sáng nay vớt được thi thể anh P.T.T (26 tuổi, du khách ở Hà Nội) bị chết đuối khi tắm biển.

Thi thể nạn nhân được tìm thấy cách vị trí gặp nạn chừng 200m. Cơ quan chức năng đang làm các thủ tục liên quan và bàn giao thi thể nạn nhân cho gia đình mai táng.

{keywords}
Lực lượng cứu nạn tỉnh Phú Yên tìm thấy thi thể thanh niên bị chết đuối.

Trước đó, khoảng 16h30 ngày 28/2, nhóm du khách đến từ Hà Nội gồm 3 nam, 2 nữ tắm tại bãi biển thuộc phường 6, TP Tuy Hòa.

2 người bị đuối nước, trong đó người phụ nữ (27 tuổi) may mắn được thành viên trong nhóm cứu kịp thời. Anh P.T.T bị sóng biển cuốn ra xa, mất tích.

Ngay khi nhận được tin báo, đơn vị chức năng tỉnh Phú Yên đã điều động gần 20 cán bộ, chiến sĩ tổ chức tìm kiếm.

Từ sau Tết nguyên đán đến nay, vùng biển Phú Yên thường xuyên bị động, sóng lớn. Bãi biển Tuy Hòa thuộc vùng bãi ngang, người dân và du khách cần thận trọng khi tắm biển trong mùa biển động.

An Nguyên

Trưởng công an xã ở Nghệ An chết đuối lúc tắm biển Đà Nẵng

Trưởng công an xã ở Nghệ An chết đuối lúc tắm biển Đà Nẵng

Trong lúc tắm biển ở Đà Nẵng, ông Tuyết không may bị chuột rút, dẫn tới đuối nước.



Theo Báo VietNamNet

Nội Bài, Tân Sơn Nhất dừng đón chuyến bay từ Hàn Quốc do Covid-19

2 sân bay lớn nhất nước là Nội Bài và Tân Sơn Nhất dừng đón các chuyến bay chở khách từ Hàn Quốc từ 12h trưa nay.

Cục Hàng hàng không VN cho biết các chuyến bay dự kiến đến 2 sân bay trên sẽ chuyển hướng hạ cánh xuống Vân Đồn và Cần Thơ.

Quyết định này chỉ áp dụng với các chuyến bay chở khách. Chuyến bay chở hàng vẫn hạ cánh tại Nội Bài và Tân Sơn Nhất đúng như kế hoạch.

Trước đó, Bộ GTVT đã chỉ thị Cục Hàng không VN có trách nhiệm chỉ đạo các hãng hàng không chuyển hướng chuyến bay từ vùng có dịch Covid-19 của Hàn Quốc hạ cánh tại các sân bay Vân Đồn, Phù Cát và Cần Thơ đảm bảo tuân thủ các quy trình, quy định về phòng và chống lây lan dịch bệnh bằng đường hàng không.

Các hãng có trách nhiệm thông báo tới tất cả hành khách đi từ Hàn Quốc về Việt Nam sẽ phải khai trung thực khi điền tờ khai y tế; khuyến cáo các hành khách là người Việt Nam đang sinh sống, học tập, lao động ở Hàn Quốc cân nhắc mua vé về Việt Nam do sẽ phải cách ly tập trung 14 ngày theo quy định.

Lãnh đạo Cục Hàng không VN cho hay trong các ngày qua, lượng khách từ Hàn Quốc đến Việt Nam lên tới hàng nghìn người mỗi ngày.

Trước đó, hôm 28/2, Cục đã có văn bản hoả tốc gửi các hãng hàng không trong nước và nước ngoài khai thác đi/đến Việt Nam, Tổng công ty Cảng hàng không VN (ACV), cảng hàng không quốc tế Vân Đồn và các cảng vụ hàng không miền Bắc, Trung, Nam về việc triển khai tạm dừng chế độ miễn visa cho công dân Hàn Quốc.

Nữ hành khách lao vào cắn nhân viên hàng không vì bị phát hiện đem quá cân

Nữ hành khách lao vào cắn nhân viên hàng không vì bị phát hiện đem quá cân

Nữ hành khách đi chuyến bay từ TP.HCM - Hà Nội mang quá ký hành lý xách tay. Khi nhân viên kiểm tra nữ hành khách đã cự cãi rồi lao vào cắn tay nhân viên hàng không.

Vũ Điệp 



Theo Báo VietNamNet

17 người bị cách ly vụ người phụ nữ về từ vùng dịch Hàn Quốc bỏ trốn

17 người từng tiếp xúc với người phụ nữ trở về từ vùng dịch Hàn Quốc nhưng trốn cách ly đã được ngành chức năng cho cách ly tại gia đình. 

Lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Cà Mau hôm nay cho biết, đã cách ly 17 người tiếp xúc với người phụ nữ về từ vùng dịch Hàn Quốc nhưng trốn cách ly, khiến chủ tịch xã bị tạm đình chỉ công tác.

Người trốn cách ly là chị V.T.H (32 tuổi, quê Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời). 17 người từng tiếp xúc với chị H. đã được ngành chức năng cách ly tại gia đình.

{keywords}
Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19 tỉnh Cà Mau làm việc với Ban chỉ đạo huyện Trần Văn Thời ngày  về trường hợp của chị H. Ảnh: Báo Cà Mau 

Theo báo cáo của UBND xã Phong Lạc, 2h30 (giờ Hàn Quốc) ngày 25/2, chị H (32 tuổi) từ Incheon (Hàn Quốc) về sân bay Cần Thơ.

Sau đó, chị H. thuê xe về nhà mẹ ở ấp Tân Thành. UBND xã chỉ đạo công an xã, trạm y tế phối hợp với trưởng ấp kiểm tra, nắm thông tin và khám sức khỏe ban đầu cho chị H.

Qua kiểm tra, chị H. khai bay từ Teku (thực chất là Deagu, vùng có dịch Covid-19 của Hàn Quốc). Thời điểm kiểm tra, tình trạng sức khỏe của chị bình thường nên chính quyền địa phương yêu cầu tự cách ly tại nhà 14 ngày.

Sau đó, thực hiện chỉ đạo về việc đưa người Việt Nam trở về từ vùng dịch ở Hàn Quốc đi cách ly tập trung, tổ công tác của xã đã làm việc với chị H., vận động đưa đi cách ly tại Trường quân sự tỉnh Cà Mau.

Qua trao đổi, chị H. đồng ý đi cách ly theo quy định. Tuy nhiên, khi tổ công tác đến nhà, một số người đang nhậu tại nhà bà N.T.U (mẹ của chị H.) kích động, cho rằng chị H. không có lý do gì phải đi theo tổ công tác...

Đến 5h sáng hôm sau, chị H. đã được bạn đón đi bằng ô tô 7 chỗ.

Bà U. cho biết, chị H đã về Hàn Quốc gặp chồng con. Chị này xuất cảnh tại sân bay Cần Thơ.

Liên quan đến vụ việc, ông Nguyễn Văn Hiên, Chủ tịch UBND xã Phong Lạc (huyện Trần Văn Thời) và bác sĩ Nguyễn Anh Triều, Trưởng trạm Y tế xã đã bị tạm đình chỉ 7 ngày để làm rõ trách nhiệm. 

Người phụ nữ về từ vùng dịch Hàn Quốc trốn cách ly, chủ tịch xã bị đình chỉ

Người phụ nữ về từ vùng dịch Hàn Quốc trốn cách ly, chủ tịch xã bị đình chỉ

Chủ tịch xã ở Cà Mau bị tạm đình chỉ công tác vì để một người phụ nữ về từ vùng dịch Hàn Quốc trốn cách ly.

Thiện Chí 



Theo Báo VietNamNet

17 người bị cách ly vụ người phụ về từ vùng dịch Hàn Quốc bỏ trốn

17 người từng tiếp xúc với người phụ nữ trở về từ vùng dịch Hàn Quốc nhưng trốn cách ly đã được ngành chức năng cho cách ly tại gia đình. 

Lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Cà Mau hôm nay cho biết, đã cách ly 17 người tiếp xúc với người phụ nữ về từ vùng dịch Hàn Quốc nhưng trốn cách ly, khiến chủ tịch xã bị tạm đình chỉ công tác.

Người trốn cách ly là chị V.T.H (32 tuổi, quê Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời). 17 người từng tiếp xúc với chị H. đã được ngành chức năng cách ly tại gia đình.

{keywords}
Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19 tỉnh Cà Mau làm việc với Ban chỉ đạo huyện Trần Văn Thời ngày  về trường hợp của chị H. Ảnh: Báo Cà Mau 

Theo báo cáo của UBND xã Phong Lạc, 2h30 (giờ Hàn Quốc) ngày 25/2, chị H (32 tuổi) từ Incheon (Hàn Quốc) về sân bay Cần Thơ.

Sau đó, chị H. thuê xe về nhà mẹ ở ấp Tân Thành. UBND xã chỉ đạo công an xã, trạm y tế phối hợp với trưởng ấp kiểm tra, nắm thông tin và khám sức khỏe ban đầu cho chị H.

Qua kiểm tra, chị H. khai bay từ Teku (thực chất là Deagu, vùng có dịch Covid-19 của Hàn Quốc). Thời điểm kiểm tra, tình trạng sức khỏe của chị bình thường nên chính quyền địa phương yêu cầu tự cách ly tại nhà 14 ngày.

Sau đó, thực hiện chỉ đạo về việc đưa người Việt Nam trở về từ vùng dịch ở Hàn Quốc đi cách ly tập trung, tổ công tác của xã đã làm việc với chị H., vận động đưa đi cách ly tại Trường quân sự tỉnh Cà Mau.

Qua trao đổi, chị H. đồng ý đi cách ly theo quy định. Tuy nhiên, khi tổ công tác đến nhà, một số người đang nhậu tại nhà bà N.T.U (mẹ của chị H.) kích động, cho rằng chị H. không có lý do gì phải đi theo tổ công tác...

Đến 5h sáng hôm sau, chị H. đã được bạn đón đi bằng ô tô 7 chỗ.

Bà U. cho biết, chị H đã về Hàn Quốc gặp chồng con. Chị này xuất cảnh tại sân bay Cần Thơ.

Liên quan đến vụ việc, ông Nguyễn Văn Hiên, Chủ tịch UBND xã Phong Lạc (huyện Trần Văn Thời) và bác sĩ Nguyễn Anh Triều, Trưởng trạm Y tế xã đã bị tạm đình chỉ 7 ngày để làm rõ trách nhiệm. 

Người phụ nữ về từ vùng dịch Hàn Quốc trốn cách ly, chủ tịch xã bị đình chỉ

Người phụ nữ về từ vùng dịch Hàn Quốc trốn cách ly, chủ tịch xã bị đình chỉ

Chủ tịch xã ở Cà Mau bị tạm đình chỉ công tác vì để một người phụ nữ về từ vùng dịch Hàn Quốc trốn cách ly.

Thiện Chí 



Theo Báo VietNamNet

Cúp nước 6 quận ở Sài Gòn tới sáng nhưng quá trưa vẫn chưa có lại

 Sawaco thông báo, thời gian cúp nước thực hiện từ 21h ngày 29/2 đến 5h ngày 1/3 nhưng quá trưa nay vẫn chưa có lại khiến sinh hoạt người dân đảo lộn.

Gần 13h chiều chủ nhật, nhiều khu vực ở TP.HCM thuộc các quận 3, 12, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Thủ Đức, Gò Vấp vẫn chưa có nước. Người dân phàn nàn vì ngày cuối tuần người dân ở nhà, nhu cầu sử dụng nước cao. Việc cúp nước đã ảnh hưởng đến sinh hoạt của họ.

{keywords}
Đến 13h chiều nay, nhiều khu vực ở TP.HCM vẫn chưa có nước khiến sinh hoạt người dân đảo lộn

“Cho rằng việc cúp nước trong đêm, tới sáng thì có lại nên gia đình không trữ nước nhiều. Thế nhưng, đến gần 13h chiều của ngày hôm sau vẫn không có nước khiến sinh hoạt gia đình bị đảo lộn”- anh Nguyễn Bá Văn (ngụ phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức) bức xúc.

Trao đổi với VietNamNet vào lúc 13h chiều, phía Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (Sawaco) cho biết lúc 11h đã phát nước và điều áp trở lại.

Nguyên nhân khiến việc cấp nước chậm trễ là do trong quá trình sửa chữa, thay thế thiết bị có một số vấn đề kỹ thuật cần điều chỉnh nên thời gian sửa chữa kéo dài hơn dự tính.

Sawaco mong người dân thông cảm, việc cấp nước sẽ ổn định lại trong chiều cùng ngày.

Trước đó Sawaco thông báo có 6 quận ở TP.HCM bị cắt nước

Thời gian nhà máy nước Thủ Đức 3 ngưng cung cấp nước từ 21h ngày 29/2 đến 5h ngày 1/3 để lắp đặt hồ nước sạch DN1800.

Các khu vực bị ảnh hưởng gồm quận 3 (các phường 12, 13, 14); quận 12 (các phường An Phú Đông, Thạnh Lộc); quận Bình Thạnh (các phường 5, 6, 7, 11, 12, 13, 14, 26, 27, 28); quận Phú Nhuận (các phường 10, 11, 12, 13, 14)

Quận Gò Vấp (các phường 1, 3, 4, 5, 6, 7, 10, 11, 15, 16, 17) và quận Thủ Đức (các phường Bình Chiểu, Bình Thọ, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Linh Chiểu, Linh Đông, Linh Tây, Tam Bình, Tam Phú).

Nhà máy nước Thủ Đức 3 có công suất 300.000 m3 nước sạch mỗi ngày được đầu tư với tổng vốn đầu tư hơn 1.270 tỷ đồng, do Công ty Cổ phần đầu tư kinh doanh nước sạch Sài Gòn làm chủ đầu tư. 

Ngang nhiên đào hố chôn chất thải cạnh nhà máy nước sạch ở Hải Dương

Ngang nhiên đào hố chôn chất thải cạnh nhà máy nước sạch ở Hải Dương

Một khối lượng lớn chất thải được chôn xuống đất ở ven đê Lai Vu, phường Ái Quốc, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương, khu vực gần nhà máy nước sạch.

Tuấn Kiệt



Theo Báo VietNamNet

Người phụ nữ Việt Nam ở Hàn Quốc mắc Covid-19 đang sống cùng chồng con

 Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc hôm qua nhận được thông tin của Cơ quan quản lý dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) cho biết, một công dân Việt Nam đang sống cùng chồng và 2 con tại TP Deagu dương tính với Covid-19.

Ngay sau khi nhận được thông tin, Đại sứ quán đã đề nghị phía Hàn Quốc cung cấp, hỗ trợ điều trị y tế cho công dân Việt Nam và hướng dẫn bệnh nhân trên tuân thủ các hướng dẫn của cơ quan y tế địa phương.

{keywords}
Các nhân viên mặc đồ bảo hộ phun khử trùng tại một ga tàu điện ngầm ở thủ đô Seoul. Ảnh: AP

Hiện Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc tiếp tục giữ liên lạc với cơ quan chức năng sở tại để theo dõi tình hình sức khỏe của bệnh nhân và chủ động thực hiện các biện pháp bảo hộ trong trường hợp cần thiết.

Trong trường hợp cần trợ giúp, đề nghị công dân Việt Nam liên hệ theo số đường dây nóng Bảo hộ công dân Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc: +82 10-6315-6618. Số điện thoại của Tổng đài Bảo hộ công dân Cục Lãnh sự +84 981 84 84 84.

Trong cuộc điện đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hôm 28/2, Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung Wha đã thông báo các nỗ lực của Chính phủ Hàn Quốc đối phó với dịch bệnh Covid-19; tiếp tục nỗ lực khoanh vùng dịch bệnh; nhấn mạnh sẽ hỗ trợ y tế miễn phí theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới đối với công dân Việt Nam tại Hàn Quốc.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đề nghị Hàn Quốc phối hợp chặt chẽ với Việt Nam trong công tác phòng chống dịch và hỗ trợ công dân, doanh nghiệp làm ăn, sinh sống tại mỗi nước nói riêng, mong muốn hợp tác kinh tế, thương mại giữa 2 bên vẫn được duy trì bình thường.

Cách ly 4 người từ Hàn Quốc và mọi hành khách cùng chuyến xe ở Nam Định

Cách ly 4 người từ Hàn Quốc và mọi hành khách cùng chuyến xe ở Nam Định

4 hành khách từ vùng dịch Covid-19 ở Hàn Quốc đi trên chuyến xe từ TP.HCM về đến huyện Xuân Trường (Nam Định) cùng hành khách được đưa đi cách ly.

Thái An 



Theo Báo VietNamNet

Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên sắp chạy thử nghiệm

 Hai đoàn tàu của metro đầu tiên ở Sài Gòn dự kiến hoàn tất thủ tục nhập về trong quý 2 và chạy thử đoạn Bình Thái - depot Long Bình trong quý 3.

Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM cho biết dự kiến cuối năm 2021, metro số 1 sẽ hoạt động. Đến nay, dự án đã đạt tiến độ khoảng 71% khối lượng và tháng 6/2020, đoàn tàu của metro sẽ được nhập khẩu về nước.

Dự kiến, quý 3/2020, đoạn trên cao từ Bình Thái về Depot Long Bình (quận 9, TP.HCM và Bình Dương) sẽ được tiến hành chạy thử.

{keywords}
Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM cho biết dự kiến qua tháng 6 sẽ chạy thử nghiệm tuyến metro số 1 đoạn trên cao từ ga Bình Thái đến depot Long Bình

Ngoài ra, để chuẩn bị cho công tác vận hành và bảo dưỡng tuyến metro số 1, Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 (HURC1) được thành lập vào tháng 12/2015. Đơn vị này đã hoàn thiện tổ chức và gấp rút triển khai các bước tiếp theo để bắt đầu hoạt động khai thác thương mại vào cuối năm 2021.

Các đoàn tàu metro do Công ty Hitachi sản xuất tại Nhật Bản, thuộc gói thầu số 3 của dự án Metro số 1 (gồm việc mua sắm các thiết bị cơ điện, đầu máy toa xe, đường ray và bảo dưỡng) có tổng giá trị hợp đồng khoảng 370 triệu USD (gần 8.000 tỷ đồng, thời điểm năm 2013).

Maur cho biết có 17 đoàn tàu metro sẽ hoạt động trên tuyến metro số 1, trong đó mỗi đoàn tàu có 3 toa chở khách. Nhà thầu đang thử nghiệm hoàn chỉnh và bàn giao trước 2 đoàn, còn lại sẽ nhập về thành phố trong quá trình triển khai vận hành tuyến metro số 1.

Sau khi chạy thử đoạn Bình Thái - depot Long Bình, Ban quản lý đường sắt đô thị sẽ cho chạy thử đoàn tàu metro từ ga Bình Thái đến ga Văn Thánh (quận 2).

Đầu năm 2021 tiếp tục chạy thử từ ga Văn Thánh đến ga Bến Thành và sau đó chính thức đưa vào khai thác vận chuyển hành khách.

{keywords}
Tuyến metro số 1 hiện thi công đạt 71% khối lượng, toàn bộ chiều dài gần 20km đi qua 14 nhà ga (gồm 11 ga trên cao và 3 ga ngầm) đã thông tuyến, xuyên suốt

Hôm 17/2 vừa qua, Maur cùng các nhà thầu thi công tổ chức lễ thông tuyến toàn dự án metro số 1. Tuyến metro này dài gần 20 km với 14 nhà ga (11 ga trên cao và 3 ga ngầm), đến nay đã đạt 71% khối lượng.

Maur cho biết, đang đẩy nhanh tiến độ của các hạng mục trên toàn tuyến như thi công tái lập đường Lê Lợi (đoạn từ Đồng Khởi đến Pasteur) và Công viên trước Nhà hát TP dự kiến hoàn thành trước 30/4.

Công tác thi công được các nhà thầu thực hiện khẩn trương theo yêu cầu của TP nhằm đáp ứng tiến độ, mục tiêu hoàn thành 85% khối lượng dự án trong năm nay để khai thác cuối năm 2021.

Thông tuyến sớm 3 ngày toàn dự án metro Bến Thành - Suối Tiên

Thông tuyến sớm 3 ngày toàn dự án metro Bến Thành - Suối Tiên

 Toàn tuyến dự án metro Bến Thành-Suối Tiên dài 19,7 km với 14 nhà ga đã chính thức kết nối, thông suốt.

Tuấn Kiệt



Theo Báo VietNamNet

Con trai phó công an xã ở Hà Tĩnh bị kẻ nghi ngáo đá đánh nhập viện

Hiệu trưởng Trường tiểu học Hương Xuân (Hương Khê, Hà Tĩnh) Đặng Thị Thu Hà cho biết, một học sinh trong trường bị kẻ nghi ngáo đá đánh ngất xỉu, phải nhập viện.

“Em Phan Đức A. là học sinh lớp 1 trường tôi. Em ngồi sau xe của bố, bị đối tượng đánh trúng mặt, ngất xỉu, đang điều trị tại bệnh viện”, cô Đặng Thị Thu Hà nói.

Trước đó, khoảng 20h tối 27/2, anh Phan Anh Nam (Phó trưởng công an xã Hương Xuân) đi xe máy, chở theo con trai là cháu A. cùng vợ trên đường về nhà.

Khi đi qua xã Phú Phong, đối tượng Phan Anh Tuấn (SN 1992, trú cùng xóm) bất ngờ nhảy ra, cầm gậy đánh vào mặt cháu A., khiến cháu ngất xỉu, phải đưa vào bệnh viện cấp cứu.

{keywords}
Phan Anh Tuấn tại cơ quan điều tra

{keywords}

Năm 2017, đối tượng Tuấn từng châm lửa đốt nhà mình rồi vào trụ sở xã đập phá đồ đạc

Theo công an huyện Hương Khê, thời gian gần đây Tuấn có biểu hiện không bình thường về nhận thức, đập phá tài sản của gia đình và chặn đánh nhiều người đi đường, gây hoang mang trong nhân dân.

Chủ tịch UBND xã Hương Xuân Trịnh Xuân Thắng cho biết, sáng nay xã đã phối hợp với lực lượng chức năng đưa đối tượng Tuấn đi trại tâm thần.

“Đối tượng này từng nghiện ma túy, mới đi Trung tâm chữa bệnh, giáo dục và LĐXH tỉnh về. Cứ đi 3 tháng thì họ lại trả về, xã lại làm hồ sơ để đưa đi tiếp.

Đang lúc chờ đợi thủ tục thì xảy ra việc. Tuấn từng vào trụ sở UBND xã đập phá. Chúng tôi cũng hết cách rồi”, ông Thắng nói.

Thiện Lương

Khiếp vía với người ngáo đá nhảy múa trên nóc nhà, đu cột điện

Khiếp vía với người ngáo đá nhảy múa trên nóc nhà, đu cột điện

Đu dây điện như làm xiếc, nhảy múa trên nóc nhà, leo cột điện hay lái xe không làm chủ được tốc độ gây tai nạn liên hoàn... những người ngáo đá gây mất trật tự, khiến người dân bất an.



Theo Báo VietNamNet

Việt Nam nối lại đàm phán mua cặp Gepard 3.9 thứ ba mang tên lửa Kalibr

Sau khi có thông tin cho rằng Việt Nam đã hủy bỏ kế hoạch đặt hàng Nga chế tạo cặp tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 tiếp theo thì bất ngờ lại có diễn biến mới trái ngược hoàn toàn.

Cách đây không lâu báo chí Nga đã đăng tải thông tin cho biết hiện Việt Nam đã dừng mọi cuộc đàm phán với doanh nghiệp đóng tàu của họ về việc chế tạo thêm một cặp tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 nữa.

Lý do được đưa ra đó là Hải quân nhân dân Việt Nam nhận thấy thiết kế của chiếc Gepard 3.9 có từ thập niên 1980 đã khá cũ, bất chấp việc nó được tiến hành nâng cấp.

Nhưng mới đây tác giả Alexei Khazbiev trong bài viết đăng trên tạp chí Expert đã cho biết, Việt Nam muốn có thêm cặp Gepard 3.9 tiếp theo với cấu hình vũ khí mạnh hơn, cụ thể là tích hợp tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh Kalibr.

Việt Nam đã cân nhắc khá nhiều về việc lựa chọn nâng cao cấu hình phòng không hay chống hạm cho con tàu và đã dẫn tới quyết định trên, ước tính cặp chiến hạm này trị giá khoảng 800 triệu USD.

Mặc dù vậy, thỏa thuận chỉ diễn ra nếu phía Việt Nam có thể thuyết phục chính quyền Ukraine cung cấp động cơ turbine khí cho Nga, đây vẫn là thiết bị mà Moskva chưa thể làm chủ được.

Cặp Gepard 3.9 đầu tiên của Hải quân Việt Nam đã được đưa vào hoạt động gần 9 năm trước. Sau đó, đối tác đã quyết định đóng thêm hai tàu loại này, nhưng với vũ khí chống ngầm được tăng cường.

Ban đầu người ta cho rằng chiếc đầu tiên trong số chúng sẽ được bàn giao cho Việt Nam vào tháng 2/2017, và chiếc tiếp theo vào tháng 6 năm đó. Nhưng trên thực tế, mốc thời gian này đã bị chậm gần một năm.

Không có gì bí mật khi nói rằng việc giao hàng chậm trễ là bởi tác dụng của lệnh trừng phạt mà Ukraine áp đặt, khiến việc cung cấp động cơ turbine khí bị đình chỉ.

Hiện tại Nga vẫn chưa sản xuất được thiết bị như vậy và ngành công nghiệp đóng tàu đã thất bại hoàn toàn trong việc thay thế động cơ turbine khí của Ukraine.

Cần nói thêm rằng NPO Saturn của Nga đã tiến hành công việc phát triển phát triển động cơ turbine khí trong vài năm, nhưng chúng vẫn đang ở giai đoạn thử nghiệm.

Hơn nữa như tạp chí Expert phát hiện ra, động cơ sản xuất trong nước được dành cho các tàu mạnh hơn, đặc biệt là chiến hạm Dự án 22350. Nga thậm chí không tiến hành phát triển động cơ cho tàu hạng nhẹ, bao gồm cả lớp Gepard.

Tình trạng trên gần như dẫn đến sự phá vỡ hợp đồng, và chỉ nhờ những nỗ lực của Việt Nam, tình hình với Ukraine mới được giải quyết vì lợi ích chung của tất cả các bên tham gia quá trình này.

Theo chuyên gia Nga, hai chiếc Gepard 3.9 gần đây nhất có giá thành tổng cộng gần 700 triệu USD. Hơn nữa, Nga đã đồng ý cung cấp cho người mua một khoản vay dài hạn để xúc tiến việc bán hàng.

"Nhưng giờ đây rõ ràng cặp tàu thứ ba sẽ tiêu tốn thêm ít nhất 100 triệu USD, bao gồm cả việc lắp đặt hệ thống tên lửa Kalibr-NKE mới nhất. Không nghi ngờ rằng Hà Nội sẽ cố gắng làm mọi thứ có thể nhằm giảm giá thành", báo Nga nhận định

Hơn nữa, vị thế đàm phán của Việt Nam hiện tại khá mạnh. Đất nước này có được chiến hạm hiện đại không chỉ từ nguồn cung cấp là Nga mà còn ở cả Hà Lan.

Đặc biệt là 4 tàu lớp SIGMA 9814 sẽ được đặt hàng ngay từ công ty Damen. Trong trường hợp có sự phản đối từ Ukraine, triển vọng của phía Hà Lan là rất xán lạn, ông Alexei Khazbiev nói rõ.

Tuy nhiên chuyên gia quân sự Nga lưu ý rằng chiếc SIGMA 9814 đắt hơn gần 25% so với Gepard 3.9 và còn không có tên lửa Kalibr, cho dù nhiều tính năng và thiết kế của nó tiên tiến hơn.

Hầu hết các chuyên gia được phỏng vấn đều chắc chắn rằng tình huống này đóng vai trò then chốt

"Toàn bộ câu hỏi được đặt ra hiện nay là liệu Việt Nam có thể thuyết phục chính quyền Kiev giao động cơ turbine khí của họ cho công ty Nga hay không, và trong những điều kiện cụ thể nào", ông Khazbiev kết luận.

'Sát thần' diệt tên lửa hành trình trên tàu Mỹ khả năng sẽ bàn giao cho VN

'Sát thần' diệt tên lửa hành trình trên tàu Mỹ khả năng sẽ bàn giao cho VN

Với nhiệm vụ phòng ngự tầm gần, hệ thống phòng không Phalanx trên tàu tuần duyên lớp Hamilton được coi là khắc tinh cho các loại tên lửa diệt hạm và tên lửa hành trình.

Theo An ninh Thủ đô



Theo Báo VietNamNet

Dự báo thời tiết ngày 1/3, Hà Nội có sương mù, miền Nam nắng nóng

Cuối tuần miền Bắc duy trì thời tiết sáng sớm có sương mù, ngày nắng, có nơi nhiệt độ ở mức cao trên 32 độ. Nam Bộ miền Đông nắng nóng với nhiệt độ 34-36 độ.

Thủ đô Hà Nội có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng. Nhiệt độ thấp nhất từ 20-22 độ, nhiệt độ cao nhất trong khoảng 26-28 độ, có nơi trên 28 độ.

{keywords}

Phía Tây Bắc Bộ đêm có mưa rào vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng. Nền nhiệt trưa chiều dao động từ 28-29 độ, có nơi trên 32 độ.

Đông Bắc Bộ mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng. Nhiệt độ đêm và sáng sớm ở mức 19-22 độ, vùng núi có nơi dưới 18 độ. Nhiệt độ cao nhất 25-28 độ, có nơi trên 28 độ.

Các tỉnh Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng. Nhiệt độ cao nhất phổ biến 26-29 độ, có nơi trên 29 độ.

Khu vực Đà Nẵng đến Bình Thuận đêm có mưa rào vài nơi, ngày nắng với mức nhiệt 29-32 độ.

Tây NguyênNam Bộ đêm không mưa, ngày nắng. Tây Nguyên đêm và sáng trời se lạnh khi nhiệt độ còn 16-19 độ, có nơi dưới 16 độ. Nam Bộ nhiệt độ cao nhất từ 31-34 độ, miền Đông 34-36 độ.

Cách ly 4 người từ Hàn Quốc và mọi hành khách cùng chuyến xe ở Nam Định

Cách ly 4 người từ Hàn Quốc và mọi hành khách cùng chuyến xe ở Nam Định

4 hành khách từ vùng dịch Covid-19 ở Hàn Quốc đi trên chuyến xe từ TP.HCM về đến huyện Xuân Trường (Nam Định) cùng hành khách được đưa đi cách ly.

Thái An 



Theo Báo VietNamNet