Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2019

Lời nguyện giữa rừng sâu và cuộc mưu sinh trên đất Pháp trả món nợ đi Anh

 Trong giờ phút sinh tử giữa rừng sâu rét cắt da cắt thịt để đến nước Anh, việc duy nhất H. có thể làm là cầu nguyện, xin bề trên chở che, tiếp thêm động lực để vượt qua.

XEM CLIP: 

Thất bại trên hành trình đến "miền đất hứa" - vương quốc Anh, H. (30 tuổi, quê Nghệ An) sống lang thang ở Đức 2 năm rồi chuyển đến Pháp làm nghề xây dựng để trả món nợ khổng lồ ở quê nhà.

H. từng vay mượn 17 nghìn USD để hy vọng đến nước Anh với mong ước đổi đời, thoát khỏi cảnh nghèo khó.

5 năm kể từ ngày nói lời tạm biệt gia đình, đến nay anh vẫn chưa 1 lần đặt chân đến Anh mà vẫn phải quẩn quanh ở Pháp.

Hành trình vượt biên của H. bắt đầu từ một buổi sáng nước Nga vào đông, tuyết rơi và băng giá khiến anh tê buốt. Để đến được Anh, phải băng rừng sang Ba Lan, rồi qua Đức, Pháp.

{keywords}
Một chuyến vượt biên từ Nga sang Ba Lan. Ảnh do nhân vật cung cấp

“Hành trình của tôi khá dài. Từ Việt Nam phải làm visa du lịch đi sang Nga, sau đó đi theo hướng dẫn của dịch vụ. Họ nói đây là dịch vụ trọn gói đến Anh. 

Đến Nga, tôi và 4 người Việt khác phải chờ 2 tháng để được sắp xếp vượt biên, cùng với 1 người dẫn đường”, H. kể. 

“Ban đầu, họ nói chỉ đi hết 1 ngày là đến, nhưng rồi kế hoạch thay đổi, chúng tôi phải băng rừng ròng rã 4 ngày trong giá lạnh, mưa. Vì không biết tiếng Nga nên họ chỉ đi đâu là tôi đi đó”, lời anh H.

Hành lý mà H. mang theo là 2 bộ quần áo mùa đông, lương khô, mì tôm và một ít bánh mì cùng 1,5 lít nước.

Theo H,: “Số lương thực và nước mang theo chỉ đủ cho 2 ngày, nhưng đến ngày thứ 3, thứ 4 vẫn chưa kết thúc chuyến đi nên cả đoàn rất lo lắng.

Tôi nhớ hôm đó là tối ngày thứ 3 trong chuyến hành trình, cả đoàn không ai còn giọt nước nào, khi thấy giữa rừng có cây bụi trên lá còn đọng sương, chúng tôi lấy áo thun thấm và vắt ra để lấy nước uống”. 

{keywords}
Căn phòng của H. ở Pháp. Ảnh do nhân vật cung cấp

Theo H., đói, khát họ có thể vượt qua, nhưng vật lộn với cái giá lạnh cộng với mưa rừng mới là khủng khiếp. Đã có lúc anh nghĩ đến cái chết đau đớn và tuyệt vọng. 

“Đến giờ, cảm giác giá lạnh của những ngày băng rừng vẫn đeo bám tôi với sự ám ảnh tột cùng. Đêm xuống, rét như cắt da, cắt thịt, có lúc tôi tưởng như không thể chịu nổi. 

Khi ấy chỉ mong thấy 1 nhà dân, hoặc đồn biên phòng thì chấp nhận bị bắt với hi vọng duy nhất - sống sót. Rồi mấy anh em người Việt nằm lại cạnh nhau, co ro”, anh H. nói.

Trong giờ phút đứng giữa lằn ranh sinh tử ấy, việc duy nhất H. có thể làm là cầu nguyện, xin Chúa và Đức Mẹ chở che, tiếp thêm động lực để vượt qua.

“Lúc ấy nhớ nhất về gia đình, cha mẹ, nghĩ nếu mình chết thì gia đình sẽ mang nợ. Cha mẹ không thể nào chi trả được khoản nợ đó nên tôi càng gồng lên để sống”, H. trải lòng.

Làm thợ xây ở Pháp trả món nợ đi Anh

Kết thúc hành trình 4 ngày băng rừng trong giá lạnh, H. đặt chân đến Ba Lan, tại đây anh được đưa vào một nhà kho rồi nhập đoàn với 4-5 người khác đi cùng đến nước Đức. 

Thế rồi mọi con đường dẫn sang Anh bị chặn lại khi mọi cố gắng vượt biên đều thất bại. Chán nản, mệt mỏi và không còn lựa chọn khác với món nợ quê nhà, H. quyết định ở Pháp làm nghề xây dựng.

“Ở Pháp, 2 công việc chính có thể làm là xây dựng và làm nail (sơn móng tay, chân). Nam giới đa phần chọn việc xây dựng dù bấp bênh, không đều việc. Đã mất 2 năm lang bạt, tôi không thể mất thêm thời gian để học nghề nữa nên phải lao động chân tay trước để chi trả tiền nhà, tiền ăn ở sinh hoạt”, anh kể.

{keywords}
H. trong một lần đón tết ở Pháp. Ảnh do nhân vật cung cấp

H. cho hay công việc xây dựng ở Pháp đòi hỏi mỗi người thợ phải biết rất nhiều việc. Từ việc ốp trần thạch cao đến làm hệ thống thoát nước, nhà vệ sinh, bảng điện.

“Ở Pháp 3 năm, tôi làm thường xuyên, tay nghề cao hơn nên lượng việc cũng đều tay. Những ai mới vào thì phải mất ít nhất nửa năm làm quen mới có thể đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của những ông chủ người Pháp.

Nói về bước ngoặt ở lại Pháp, H. ngậm ngùi: “Từ đầu vẫn mong muốn được đến Anh, nhưng rồi cuộc sống không như mong muốn, tôi vẫn phải sống với áp lực trả món nợ 17 nghìn USD khi đi Anh. Thu nhập ở đây dao động từ 20-30 triệu/tháng, tôi gửi về quê một phần để trả nợ”.

Năm 2018, anh H. đã trả gần hết nợ nần và tích cóp một khoản để chờ một ngày sẽ đầu tư làm ăn tại quê hương.

“Nói thật, bây giờ tôi chưa để dành được nhiều, không biết bao giờ mới về được. Mấy năm đi nước ngoài về mà không có gì trong tay cũng rất hổ thẹn, sợ lại làm gánh nặng cho gia đình, tôi tự nhủ phải thành công thì mới về”, H. nói.

Ông Q. (bố anh H.) cho biết, H. đi làm ở châu Âu mấy năm nay. Ngày đi, gia đình vay toàn bộ tiền cho H., đến nay còn chưa trả hết.

“Thời điểm đó con thích đi là cứ đi, mình không cản được nó. Giờ chỉ mong nó kiếm được ít vốn về quê sớm, lấy vợ sinh con là tôi vui”, ông Q. chia sẻ.

{keywords}
Anh P. trả lời phỏng vấn từ nước Pháp

Không riêng H., nhiều người Việt khác ở Pháp cũng đang làm lụng ngày đêm để trả món nợ đi Anh thất bại của mình. 

P. (28 tuổi, Nghệ An) bỏ ra 22 nghìn USD để có 1 chuyến bay sang Pháp với hi vọng đến được Anh. Nhưng rồi anh cũng bị rớt lại ở đây và chấp nhận làm thợ xây để trả nợ.

“Trước lúc đi, tôi nghe đồn là ở Anh, Pháp sẽ kiếm được 70-80 triệu mỗi tháng, nhưng thực tế thì ngược lại. Những ngày đầu áp lực khủng khiếp khi mỗi ngày trôi qua mà không có việc làm”, P. kể. 

P. sang Pháp từ năm 2018, đến nay mới chỉ gửi về nhà 5 nghìn USD để trang trải tiền lãi ngân hàng, và trả một phần nợ gốc. 

Câu chuyện của anh H. và P. là điển hình cho những lao động người Việt kém may mắn trên hành trình đến với nước Anh.

Theo những gì họ chia sẻ, vì bị đặt vào thế không có lựa chọn nên đành “đâm lao phải theo lao”.

Đ.Bổng - Q.Huy - Đ.Hiếu - P.Tâm

9 giờ hành xác bám gầm container đến nước Anh

9 giờ hành xác bám gầm container đến nước Anh

 Từ Pháp, anh T. (quê TP Vinh, Nghệ An) đã bám gầm xe container suốt 9 tiếng để đến nước Anh với giấc mơ đổi đời.



Theo Báo VietNamNet

Công chức làm việc hơn 8h, trưa không nghỉ, tối về muộn

Theo Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân, hiện cán bộ công chức làm việc với mục đích là làm hết việc chứ không phải hết giờ làm.

Trả lời báo chí bên lề QH sáng nay về đề xuất "điều chỉnh giờ làm việc không sớm hơn 8h sáng, nghỉ trưa 1 tiếng", Bộ trưởng Nội vụ cho rằng đó là ý kiến cần tham khảo.

Ông cũng lưu ý, để quyết định thay đổi giờ làm, cần tính tới việc bố trí giờ làm ở các cơ quan phải đồng bộ với nhau, bố trí giờ làm cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có thể lệch giờ để tránh ùn tắc giao thông.

"Còn bố trí giờ cùng trễ hoặc cùng sớm không quyết được. Bố trí giờ làm phải thận trọng, làm sao để đảm bảo nhu cầu của người lao động nhưng phải hài hoà với vấn đề ùn tắc giao thông", ông Tân nói.

{keywords}
Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân: Thống nhất giờ làm việc chung cả nước rất khó

Làm hết việc chứ không phải hết giờ làm

Nói về đề xuất cán bộ, công chức, người lao động chỉ nên nghỉ trưa 1h, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nhận xét: "Anh em cũng tranh thủ giờ làm trưa, ở cơ quan cũng đâu có chỗ nghỉ, ăn cơm xong làm việc ngay, còn việc về sớm là để lo rước con cái đi học về. Đó là nhu cầu, sắp xếp hợp lý.

Song việc này cần lắng nghe ý kiến người lao động để tổng hợp, bố trí hợp lý, không bị ách tắc, người làm trước, người làm sau, người nghỉ sớm, người nghỉ muộn. Sắp xếp trùng giờ thì ùn tắc giao thông.

Bộ trưởng thông tin thêm, Bộ Nội vụ chưa có khảo sát, đánh giá nào về việc thay đổi giờ làm. 

"Giờ làm hành chính phải phù hợp với nhiều cơ quan. Phía Bắc giờ làm việc bắt đầu từ 8h nhưng phía Nam bắt đầu từ 7h hoặc 7h30 do đặc điểm tình hình. Thống nhất chung cả nước thì rất khó mà nên quy định vùng miền, thành phố lớn, có tính đặc thù", ông Tân nêu thực tiễn.

Đối với giờ làm việc của cán bộ, công viên chức, Bộ trưởng Nội vụ cho rằng: "Chúng ta phải đảm bảo nguyên tắc làm việc 8 giờ mỗi ngày. Tăng giảm gì cũng theo luật lao động.

Hiện cán bộ công chức làm việc hơn 8h, trưa không nghỉ, tối về muộn. Mục đích là chúng ta làm hết việc chứ không phải hết giờ làm", Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nhấn mạnh.

Tuỳ theo thời tiết, khí hậu, mùa quyết định giờ làm việc

Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam Phan Việt Cường cho rằng, giờ làm việc phụ thuộc vào khí hậu, thời tiết từng vùng.

"Đặc biệt, miền Trung thời tiết nóng khắc nghiệt hơn, giờ làm việc có khi sớm hơn, có khi muộn hơn. Vấn đề này, nếu QH, Chính phủ có quy định thì phân cấp về các địa phương quyết định giờ, chứ không nhất thiết thống nhất trong cả nước", ông Cường nói.

{keywords}
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Phan Việt Cường: Giờ làm việc ở tỉnh Quảng Nam áp dụng như hiện nay là phù hợp

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam cho rằng, ở tỉnh ông, giờ làm việc hiện nay áp dụng rất phù hợp. Cụ thể, buổi sáng, cán bộ công chức 7h vào làm việc, 11h nghỉ, chiều bắt đầu làm việc từ 1h30 đến 5h, đủ 8 tiếng.

"Tôi công tác ở Quảng Nam 30 năm, tôi thấy giờ làm việc ở tỉnh áp dụng như vậy là phù hợp. Còn Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh khác tuỳ theo thời tiết, khí hậu, mùa thì quyết định giờ làm việc", ông Cường nhấn mạnh.

Theo ông: "Không thể nói đổi giờ mà làm chất lượng lao động tăng lên".

Tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội hôm qua, ĐB Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) đề nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành xem xét thấu đáo quy định các cơ quan hành chính TƯ và cơ quan hành chính cấp tỉnh làm việc không sớm hơn 8h sáng, nghỉ trưa 1 tiếng và chỉ đạo ngành giáo dục có kế hoạch điều chỉnh giờ học đồng bộ với giờ làm.

Thu Hằng - Trần Thường - Hồng Nhì

ĐBQH đề nghị Thủ tướng chỉ đạo đổi giờ làm việc từ 8h, nghỉ trưa 1 tiếng

ĐBQH đề nghị Thủ tướng chỉ đạo đổi giờ làm việc từ 8h, nghỉ trưa 1 tiếng

ĐB Nguyễn Văn Cảnh đề nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành xem xét thấu đáo quy định giờ làm việc không sớm hơn 8h sáng, nghỉ trưa 1 tiếng.



Theo Báo VietNamNet

Phá cửa cứu 3 người mắc kẹt trong căn nhà cháy nghi ngút ở Đà Nẵng

Ba thanh niên mắc kẹt bên trong ngôi nhà bốc cháy ở đường Chi Lăng (Đà Nẵng) vừa được cảnh sát cứu ra ngoài an toàn.

XEM CLIP:

Khoảng 4h20 sáng nay, người dân sống gần ngôi nhà số 4 đường Chi Lăng (phường Hải Châu 2, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) phát hiện khói bốc lên nghi ngút ở tầng 1.

{keywords}
Cảnh sát PCCC phá cửa sắt dập lửa tiếp cận nạn nhân 

Đám cháy nhanh chóng bùng phát mạnh, khói đen nghi ngút, bên trong ngôi nhà lúc này có 3 thanh niên bị mắc kẹt kêu cứu. Người dân đã dùng bình chữa cháy tại chỗ dập lửa đồng thời điện thoại cho lực lượng chữa cháy.

Nhận tin báo lực lượng PCCC&CHCN Công an TP Đà Nẵng điều 2 xe chuyên dụng tới hiện trường dập lửa, dùng thiết bị chuyên dụng phá cửa sắt.

{keywords}
Các thanh niên bị mắc kẹt phía trong ngôi nhà được đưa ra ngoài an toàn

Sau 30 phút đám cháy được dập tắt, 3 người bị mắc kẹt bên trong được đưa ra ngoài an toàn. Nguyên nhân vụ cháy đang được điều tra làm rõ.

Kho nhớt tái chế ven Sài Gòn cháy tan hoang, lính cứu hỏa bị thương

Kho nhớt tái chế ven Sài Gòn cháy tan hoang, lính cứu hỏa bị thương

  Trong lúc dập lửa đám cháy lớn kho nhớt tái chế rộng hàng trăm mét vuông ở ven Sài Gòn, một lính cứu hỏa bị thương

Hồ Giáp 



Theo Báo VietNamNet

Hai Bộ trưởng lý giải nguyên nhân có tiền mà không tiêu được

Trong 2 ngày thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế xã hội, có 95 ĐB phát biểu, 5 ĐB tham gia tranh luận với sự giải trình thêm của 6 Bộ trưởng.

Trong đó, Bộ trưởng GTVT, KH-ĐT giải thích rõ về tình trạng "có tiền mà không tiêu được", nhiều dự án đầu tư công giải ngân chậm.

Thiếu động lực trong thực hiện các nhiệm vụ

Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng nhìn nhận, đúng như nhiều ĐB nêu, tình trạng giải ngân chậm là một trong những điểm tối trong một bức tranh sáng của nền kinh tế và đã ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội, nhất là đóng góp của vốn đầu tư công chậm trong giá trị của GDP. Nhiều công trình hạ tầng chậm tiến độ, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

{keywords}
Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng: Tình trạng giải ngân chậm là điểm tối trong bức tranh sáng của nền kinh tế

Cập nhật tình hình của 10 tháng cho thấy, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cũng chỉ đạt 49,83% so với kế hoạch QH giao và cũng chỉ đạt 54,69% so với kế hoạch của Thủ tướng giao.

"Tức là so với 9 tháng như đã báo cáo QH thì tăng không đáng kể và đều khẳng định là thấp hơn so với cùng kỳ của năm 2018”, Bộ trưởng KH-ĐT nói.

Ông cũng cho hay, mặc dù Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt, với nhiều các giải pháp khác nhau ngay từ những tháng đầu của năm, như việc giao kế hoạch vốn rất sớm, trước ngày 31/12 đã giao được 91,26% nhưng còn lại hơn 33.000 tỷ ( hơn 8%) không đủ điều kiện và thủ tục theo luật quy định nên không thể giao được.

“Trong suốt từ đầu năm đến giờ, chúng tôi cũng đã liên tục đôn đốc các bộ, ngành, địa phương hoàn thành thủ tục. Thủ tục đầy đủ đến đâu thì giao đến đó. Đến nay, chúng ta đã giao thêm được hơn 5.000 tỷ.

Khẳng định đến nay vẫn còn 27.000 tỷ chưa giao được. Báo cáo Quốc hội rõ về việc xây dựng thực hiện các thủ tục, quy trình để đủ điều kiện giao theo luật định chúng ta không đáp ứng được, chúng tôi không thể giao được, vì luật quy định như vậy”, ông Dũng giải thích thêm.

Theo tư lệnh ngành KH-ĐT, mặc dù đã tổ chức nhiều đoàn công tác để đôn đốc, thúc đẩy cũng như tháo gỡ các khó khăn, giải quyết vướng mắc nhưng trên thực tế tình hình vẫn rất chậm được cải thiện.

Trước tình hình đó, Chính phủ đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc để thúc đẩy giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2019, trong đó có tập trung phân tích, đánh giá và làm rõ các nguyên nhân.

Trong đó, nguyên nhân khách quan do bất cập từ thể chế, luật pháp còn một số chồng chéo và vướng mắc.

Chính phủ cũng xác định khâu tổ chức thực hiện vẫn là nguyên nhân chủ yếu như công tác lập kế hoạch chưa sát với thực tế, việc giao kế hoạch chậm cả ở TƯ và ở các cấp bộ, ngành, địa phương.

Tức là giao chi tiết cũng rất chậm, chưa phù hợp với yêu cầu tiến độ dự án; công tác tổ chức thực hiện ở các bộ, ngành, địa phương còn nhiều bất cập; vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu chưa được đề cao; trình độ, năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, tư vấn giám sát nhà thầu,... còn nhiều hạn chế và cơ bản là thiếu động lực trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 94, trong đó có việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nhất là vai trò của người đứng đầu.

Bộ trưởng KH-ĐT đề nghị các đoàn ĐBQH, ĐBQH tăng cường tổ chức giám sát chuyên đề về giải ngân vốn đầu tư công ngay tại địa phương mình vừa để nâng cao hiệu quả giám sát ngay tại cơ sở, vừa giúp chính quyền địa phương thấy rõ được những nguyên nhân và gợi ý đưa ra những giải pháp hết sức hiệu quả.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng bày tỏ tin tưởng rằng vấn đề giải ngân vốn đầu tư công từ năm 2030 sẽ có những bước cải thiện đáng kể.

Cuối năm sẽ giải ngân 90%-95%

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, năm nay Bộ GTVT là một trong 3 đơn vị có vốn ngân sách lớn, cùng với TP Hà Nội và TP.HCM.

“Chúng tôi được giao 26.000 tỷ, nhưng năm nay chúng tôi giải ngân chậm, một số dự án trọng điểm cũng chậm”, Bộ trưởng GTVT nhìn nhận.

{keywords}
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: Bộ GTVT là một trong 3 đơn vị có vốn ngân sách lớn

Cụ thể, bộ bố trí 10.000 tỷ đồng cho 11 dự án đường cao tốc Bắc Nam phía Đông và cho 14 dự án với 15.000 tỷ QH đã thống nhất giữa năm 2017. Đến thời điểm này, bộ đã bàn giao cho 14 địa phương để tiến hành giải phóng mặt bằng và theo tiến độ các địa phương cam kết.

Từ đây đến tháng 12, sẽ giải ngân được khoảng 4.000/7.000 tỷ phần giải phóng mặt bằng cho toàn tuyến. 14 dự án giao thông cấp bách 15.000 tỷ, từ nay đến cuối năm sẽ khởi công 10 dự án vì hiện nay đang đấu thầu và cũng đã chuẩn bị mặt bằng.

“Trong 3 dự án đầu tư công thì từ đây cho đến cuối năm, chúng tôi sẽ khởi công thêm khoảng 12 gói thầu nữa, do nhiều công trình chuẩn bị đầu tư, cuối năm chúng ta mới khởi công. Do đó, một phần kinh phí sau khi khởi công sẽ cho nhà thầu tạm ứng thì giải ngân phần xây lắp”, Bộ trưởng Thể thông tin.

Về phần mặt bằng các địa phương, dự kiến từ đây tới cuối năm có thể giải ngân được khoảng 10.000 tỷ liên quan đến giải phóng mặt bằng và việc tạm ứng các dự án khởi công.

Ngoài ra, Bộ trưởng cũng cho biết còn có khoảng 10.000 tỷ liên quan đến vốn ODA cũng giải ngân chậm. Có một số dự án đã được giao vốn ODA mới, kinh phí rất lớn được QH thông qua nhưng triển khai tương đối chậm.

Bên cạnh đó, một số dự án đang triển khai do vướng mắc về mặt thủ tục, do điều chỉnh nên hơi chậm.

Tuy nhiên, Bộ GTVT cũng khẳng định, quyết tâm từ đây cho đến cuối năm sẽ giải ngân bằng mặt bằng chung của cả nước là từ 90%-95%.

Thu Hằng

Thủ tướng: Giải ngân chậm tạo 'nút thắt cổ chai' với nền kinh tế

Thủ tướng: Giải ngân chậm tạo 'nút thắt cổ chai' với nền kinh tế

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý 4 hậu quả lớn do chậm giải ngân vốn đầu tư công tạo “nút thắt cổ chai” đối với nền kinh tế.



Theo Báo VietNamNet

Chủ tịch Hội luật quốc tế Việt Nam phản biện giáo sư Trung Quốc về Biển Đông

 Trung Quốc vi phạm nguyên tắc “chấp thuận” trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế và nguyên tắc “đất thống trị biển” để xác định quyền trên biển của quốc gia.

Chủ tịch Hội Luật quốc tế Việt Nam (VSIL) Nguyễn Bá Sơn gửi thư trao đổi lại với Chủ tịch Hội Luật quốc tế Trung Quốc (CSIL) - GS Hoàng Tiến. 

Ông Sơn nêu rõ: “Trong thư trả lời, GS phê phán tôi 'lảng tránh' đề cập đến vấn đề chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Trường Sa và cho rằng vấn đề đó 'phải được giải quyết trước tiên'. Đây là một sự hiểu lầm hoàn toàn”. 

{keywords}
Chủ tịch Hội Luật quốc tế Việt Nam Nguyễn Bá Sơn

Chủ quyền không thể tranh cãi

Chủ tịch VSIL nhấn mạnh:

Vấn đề chủ quyền đối với quần đảo này không hề có sự liên quan gì, cả về pháp lý hay địa lý đối với khu vực biển nơi Trung Quốc có những hành vi xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. 

Chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được Chính phủ Việt Nam khẳng định nhiều lần. Khẳng định này dựa trên những chứng cứ lịch sử - pháp lý vững chắc như được trình bày trong các sách trắng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, xuất bản trong các năm 1975, 1979, 1981 và 1988. 

Chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng đã được nhiều luật gia, sử gia quốc tế phân tích và công nhận.

Ví dụ cuốn sách “Sovereignty over the Paracel and Spratly Islands” của GS Luật quốc tế người Pháp Monique Chemillier-Gendreau xuất bản lần đầu bằng tiếng Pháp năm 1986 (bản dịch tiếng Anh năm 2000), hay cuốn sách “The South China Sea. The Struggle for Power in Asia” của tác giả người Anh Bill Hayton xuất bản năm 2014.

Từ thế kỷ 17, các chúa Nguyễn đã thực thi chủ quyền của Việt Nam thông qua việc cử các đội Hoàng Sa - Bắc Hải ra khai thác hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; cử các đội hải quân ra về bản đồ, cắm cột mốc chủ quyền trên hai quần đảo này...

{keywords}

Trong giai đoạn chủ nghĩa thực dân thống trị, nước Pháp thay mặt cho Việt Nam quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sau đó, Việt Nam Cộng hòa tiếp quản và quản lý hai quần đảo này từ nước Pháp theo quy định của Geneva năm 1954.

Việc tiếp quản quần đảo Trường Sa vào Mùa Xuân 1975 và những hoạt động bình thường của Việt Nam trong khu vực quần đảo Trường Sa sau khi đất nước đã hòa bình, thống nhất là hoàn toàn phù hợp với luật quốc tế và không có một quốc gia nào phản đối, kể cả Trung Quốc. 

Ngược lại, vào các năm 1974 và 1988, với những hành động bị luật quốc tế nghiêm cấm, phía Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đóng một số đảo và thực thể (đảo đá, bãi cạn) trong khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 

Việc Trung Quốc chiếm đóng, rồi từ đó đến nay, từng bước xây dựng các đảo nhân tạo và quân sự hoá bất hợp pháp một số đảo đá và bãi cạn ở quần đảo Trường Sa mới chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình hình căng thẳng, đe doạ hoà bình và ổn định tại Biển Đông và trong khu vực.

“Chẳng lẽ những hành động bị các quốc gia trên thế giới và Việt Nam lên án đó lại có thể gọi là hợp pháp và tạo thành cơ sở cho phía Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ đối với hai quần đảo và rồi sử dụng nó để đòi hỏi một vùng biển rộng lớn chồng lấn với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được xác lập phù hợp với Công ước của LHQ về Luật biển 1982 (UNCLOS)”, ông Nguyễn Bá Sơn nêu trong thư. 

Trung Quốc vi phạm hai nguyên tắc

Chủ tịch Hội Luật quốc tế Việt Nam đồng ý với Chủ tịch Hội Luật quốc tế Trung Quốc về việc nhấn mạnh “nguyên tắc chấp thuận” của quốc gia trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế và nguyên tắc “đất thống trị biển” để xác định các quyền trên biển của quốc gia. 

Tuy nhiên, ông khẳng định, với việc từ chối tham gia vụ kiện trọng tài Biển Đông với Philippines và tuyên bố không công nhận giá trị ràng buộc từ phán quyết của Tòa Trọng tài, chính phía Trung Quốc đã vi phạm nguyên tắc chấp thuận mà quốc gia với tư cách là thành viên UNCLOS cần tuân thủ. 

Thứ hai, liên quan đến việc áp dụng nguyên tắc “đất thống trị biển”, Toà Trọng tài trong vụ kiện Biển Đông, trên cơ sở phân tích một cách khách quan và khoa học, đưa ra kết luận rằng không có bất kỳ thực thể luôn nổi nào tại khu vực quần đảo Trường Sa đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 121 UNCLOS để có quyền có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của riêng mình.

{keywords}
Tàu Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam

Khu vực mà Trung Quốc gọi là “Bãi Vạn An” hoàn toàn chìm dưới mặt nước biển, thuộc thềm lục địa Việt Nam và không liên quan gì đến quần đảo Trường Sa, nơi các thực thể không có thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế như Tòa Trọng tài phán xử.

Như vậy, việc tồn tại tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Trường Sa không thể dẫn đến việc phát sinh bất kỳ sự chồng lấn nào giữa vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được tính từ bờ biển của Việt Nam. 

“Nói một cách khác, 'nguyên tắc đất thống trị biển' mà GS nêu ra không có 'đất' để áp dụng. Để biến Biển Đông thành 'sự kết nối tất cả các bên' như GS đề xuất, thì mỗi bên khi tiến hành những hoạt động trên biển phải tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của các bên đối tác khác, trân trọng lịch sử quan hệ hữu nghị mà các bên đã dày công vun đắp và tuyệt đối tuân thủ luật quốc tế”, Chủ tịch Hội Luật quốc tế Việt Nam khẳng định. 

Thái An

Tướng Nghĩa: Độc lập chủ quyền không nhân nhượng, có đối sách phù hợp

Tướng Nghĩa: Độc lập chủ quyền không nhân nhượng, có đối sách phù hợp

Theo Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, chúng ta kiên trì bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, trong từng tình huống cụ thể phải có sách lược phù hợp.



Theo Báo VietNamNet

Đừng đánh giá năng lực lãnh đạo và thành tích của địa phương bằng GDP

Thảo luận về tình hình kinh tế xã hội tại hội trường hôm qua, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP Hồ Chí Minh) nhắc lại cảnh báo nhiều chuyên gia, quốc tế về tăng trưởng GDP.

Cụ thể là việc đánh giá GDP nếu không đi kèm theo những đánh giá khác sẽ gây ra những hệ lụy gì, có bền vững hay không...

ĐB Trương Trọng Nghĩa cho rằng Chính phủ cần nghiên cứu kỹ và trả lời những câu đặt ra trong báo cáo thẩm tra và ý kiến của các ĐB.

{keywords}
ĐB Trương Trọng Nghĩa: Cứ kêu gọi đầu tư nước ngoài ào ào để tăng GDP lên và cuối cùng chúng ta đánh mất chủ quyền, lệ thuộc về kinh tế

Hôm nay làm được 1 đồng, mai bỏ ra 2 đồng khắc phục ô nhiễm

“Tôi cho rằng GDP không nên là tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá năng lực lãnh đạo và thành tích của các địa phương. Tôi nói ví dụ ở những vùng mà chúng ta cần bảo vệ môi trường, những vùng phên dậu của đất nước thì chúng ta đánh giá người lãnh đạo ở đó khác, không thể chạy theo GDP”, ĐB TP.HCM lưu ý.

Theo ông, việc đánh giá năng lực lãnh đạo bằng GDP sẽ dẫn đến chuyện chạy theo con số được đo bằng tiền và tăng trưởng bằng cách đổ vốn ra để làm những công trình này, công trình kia mà không quan tâm đến nhiệm vụ chính của những vùng miền đó.

“Ở những nơi chúng ta cần bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng mà tàn phá rừng như thế thì phải đánh giá người lãnh đạo đó là không hoàn thành nhiệm vụ. Cho rằng GDP đạt được 5% hay 7% và để cho dân bỏ những vùng miền đấy đi, không sinh sống được ở những vùng miền đó thì người lãnh đạo không hoàn thành nhiệm vụ. Về phương pháp luận, nếu không đánh giá đúng về GDP sẽ dẫn đến tình trạng chạy đua và sẽ chệch hướng", luật sư Trương Trọng Nghĩa phân tích.

Góp ý về cụm từ “phát triển bền vững”, ông Nghĩa nhất trí với phát biểu của một Phó Thủ tướng nói rằng "Việt Nam phải có con đường phát triển riêng của mình".

Theo ông, phát triển bền vững của Việt Nam có 3 yếu tố, 3 trụ cột: Phải nâng cao văn hóa, bảo vệ môi trường và bảo tồn di sản.

“Nếu chúng ta chỉ định hướng bằng tiền thôi, cứ kêu gọi đầu tư nước ngoài ào ào vào đây để tăng GDP lên và cuối cùng thì chúng ta đánh mất chủ quyền, lệ thuộc về kinh tế. Từ lệ thuộc về kinh tế chúng ta sẽ không có thể tự chủ về nhiều mặt khác nữa”, ĐB cảnh báo.

{keywords}
ĐB Nguyễn Thanh Quang: Nhiều khi nguồn thu không đủ tiền để khắc phục ô nhiễm môi trường

Cùng mối quan tâm, ĐB Nguyễn Thanh Quang (TP Đà Nẵng) nói, gần đây một số nhà kinh tế đề cập nhiều đến chỉ tiêu GDP xanh. Cụ thể, GDP xanh là phần GDP còn lại sau khi khấu trừ phần chi phí cần thiết để phục hồi môi trường do hậu quả của quá trình tái sản xuất gây ra nhằm đánh giá thực chất hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tài nguyên, bảo vệ môi trường.

“Chúng ta nên sớm nghiên cứu để có thể sử dụng chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế thông qua GDP xanh trong thời gian tới. Bởi vì thực tế ở địa phương, nhiều khi nguồn thu của một khu vực hay của một lĩnh vực kinh tế cụ thể không đủ tiền để khắc phục ô nhiễm môi trường do tác động của nó gây ra hay như ta thường nói, hôm nay làm được 1 đồng, ngày mai bỏ ra 2 đồng để khắc phục ô nhiễm”, ĐB Quang nhấn mạnh.

Ngân sách lọt 39.600 tỷ trong/năm

Nêu một số ý kiến đóng góp vào kế hoạch kinh tế - xã hội của năm 2020, Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa (DNNVV), ĐB Nguyễn Văn Thân (Thái Bình) đề nghị giảm thuế cho DNNVV càng sớm càng tốt.

“Với giảm thuế này, chúng ta không phải lấy ở ngân sách, dựa trên cơ sở các DN đạt được và có hiệu quả thì tôi nghĩ lấy hiệu quả đó để giảm cho họ với tỉ lệ nếu đạt được nhiều thì giảm nhiều, nếu ít thì giảm ít. Phần trăm đấy không ảnh hưởng nhưng sẽ rất khuyến khích cho DNNVV để đầu tư phát triển”, Chủ tịch Hiệp hội DNNVV phân tích.

{keywords}
ĐB Nguyễn Văn Thân: Một quán hàng nước thôi vẫn phải nộp thuê môn bài hàng tháng

Ông Thân cũng đề nghị Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước có một cơ chế trên cơ sở tình hình của DNNVV để giảm điều kiện cho vay xuống để họ tiếp cận được. QH và Chính phủ phải có quy định cụ thể về việc này.

“98% DNNVV có vị trí rất lớn trong vấn đề lao động và đóng góp GDP”, ĐB tỉnh Thái Bình nhấn mạnh.

Ngoài ra, ông cũng nêu thực tế trong 5 triệu hộ kinh doanh chỉ có 1,7 triệu đóng thuế môn bài, còn lại 3,3 không đóng gì cả, tức là ngân sách không thu được chỗ này.

“Xin thưa là thực tế ngoài thị trường người ta vẫn phải đóng nhưng ở chỗ nào đó mà người ta vẫn phải nộp. Tôi điều tra thấy chỉ cần một quán hàng nước thôi vẫn phải nộp hàng tháng, việc này đề nghị Chính phủ nên quan tâm”, ĐB Thân nói.

ĐB lấy kinh nghiệm ở các nước, đã kinh doanh thì phải nộp thuế, nộp như thế nào, cách thức ra làm sao, khác với DN như thế nào, chúng ta hoàn toàn có thể làm được.

“Tôi nghĩ chúng ta đã để lọt một nguồn thu rất lớn. Tôi hỏi một cô bán hàng nước và thuốc lá thì cô ấy nói là đóng 1,5 triệu/1 tháng tất cả các khoản, tôi tính trung bình mỗi hộ đóng 1 triệu nhân với 12 tháng và nhân với 3,3 triệu hộ thì được 39.600 tỷ trong 1 năm”, Chủ tịch Hiệp hội DNNVV tính toán.

Vì vậy, ông đề nghị Chính phủ và QH nghiên cứu có cơ chế đưa các hộ kinh doanh cá thể này tham gia được cộng đồng DNNVV, cũng là thực hiện được luật Hỗ trợ DNNVV và phấn đấu đến 2020 là 1 triệu DN.

Thu Hằng - Hồng Nhì - Trần Thường - Ảnh: Minh Đạt

Đại hội Đảng, xin đừng để người vô cảm giữ bất kỳ chức trách nào

Đại hội Đảng, xin đừng để người vô cảm giữ bất kỳ chức trách nào

"Sắp tới Đại hội Đảng, xin đừng để người thờ ơ, vô cảm giữ bất kỳ chức trách nào trong bộ máy công quyền", ĐB Nguyễn Anh Trí lưu ý.



Theo Báo VietNamNet

Thứ Năm, 31 tháng 10, 2019

Quảng Trị sáp nhập huyện xã sẽ giảm 16 xã, dôi dư 356 cán bộ

Theo đề án của tỉnh Quảng Trị, sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giảm được 16 xã và dôi dư 356 người.

Bộ Nội vụ hôm nay tổ chức hội nghị thẩm định đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã ở tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2019-2021 do Thứ trưởng Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng thẩm định chủ trì.

Chưa sắp xếp huyện đảo Cồn Cỏ, thị xã Quảng Trị

Báo cáo tóm tắt đề án, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Quảng Trị Hồ Ngọc An cho biết, tỉnh có 10 đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện (8 huyện, 1 thành phố và 1 thị xã).

Trong đó có 1 huyện đảo và 1 thị xã chưa đạt 50% cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số.

{keywords}
Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Quảng Trị Hồ Ngọc An

Tỉnh có 141 ĐVHC cấp xã (117 xã, 13 phường và 11 thị trấn), trong đó, có 29 xã, 1 phường và 2 thị trấn chưa đạt 50% cả 2 tiêu chuẩn thuộc diện phải sắp xếp lại.

Theo đề án, tỉnh có 23 xã và 1 thị trấn trong diện phải sắp xếp và 1 xã thực hiện sắp xếp theo diện khuyến khích.

Tỉnh đề xuất chưa sắp xếp huyện đảo Cồn Cỏ, thị xã Quảng Trị và 9 xã, phường, thị trấn thuộc các huyện của tỉnh.

Theo đề án này, sau khi sắp xếp, số lượng ĐVHC cấp xã giảm 16 xã; số lượng cán bộ, công chức bố trí tại 17 xã, thị trấn được hình thành sau khi sắp xếp là 354 người (171 cán bộ, 183 công chức).

“Như vậy, sau khi thực hiện sắp xếp các ĐVHC cấp xã, tỉnh sẽ dôi dư 129 cán bộ và 129 công chức; người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã dôi dư là 227 người”, Giám đốc Sở Nội vụ cho hay.

Để sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách dôi dư, tỉnh sẽ bố trí các chức danh như bí thư đảng ủy riêng và chủ tịch HĐND riêng.

Đồng thời, bố trí tăng thêm cấp phó và thực hiện lộ trình giảm dần trong 5 năm; bố trí tại các xã, thị trấn mới thành lập và các xã, thị trấn khác trên địa bàn huyện; tuyển dụng vào cấp huyện hoặc thực hiện tinh giản biên chế và giải quyết chế độ thôi việc theo quy định…

Cồn Cỏ có vị trí đặc biệt trong bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông

Phó vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương Nguyễn Hữu Thành ghi nhận nội dung trong hồ sơ, đề án đã thể hiện rõ hiện trạng, phương án sắp xếp các ĐVHC cấp xã; phương án sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và kế hoạch…

Ông đề nghị Quảng Trị làm rõ việc sau khi sắp xếp 16/17 ĐVHC cấp xã mới hình thành vẫn chưa đạt các tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số theo quy định.

Ông Thành cũng đề nghị tỉnh nêu lý do và cơ sở để lấy tên mới đối với các ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp không liên quan đến tên của 2 ĐVHC cũ như thị trấn Diêm Sanh, xã Lìa…

{keywords}
Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng: Huyện đảo Cồn Cỏ có vị trí đặc biệt quan trọng trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên Biển Đông

Tiếp thu, giải trình sau đó, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng cho hay, ngay khi TƯ có nghị quyết, tỉnh đã rà soát và xây dựng phương án sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã kịp thời, có tính đến các yếu tố đặc thù và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Lý giải việc chưa thực hiện sắp xếp huyện đảo Cồn Cỏ, ông Hà Sỹ Đồng cho biết, huyện này được thành lập năm 2004 do yêu cầu bảo vệ chủ quyền biên giới, lãnh thổ quốc gia trên Biển Đông.

“Huyện đảo Cồn Cỏ có vị trí địa lý cách xa đất liền, có vị trí đặc biệt quan trọng trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên Biển Đông. Theo quy hoạch tầm nhìn đến năm 2030, sẽ xây dựng đảo Cồn Cỏ thành đảo lưỡng dụng, vừa phục vụ phát triển kinh tế, vừa đảm bảo quốc phòng, an ninh, làm cơ sở vững chắc nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia vùng biển của Tổ quốc”, ông lý giải.

Đối với thị xã Quảng Trị, ông Đồng cho biết, đây là địa danh gắn liền với lịch sử truyền thống cách mạng. Di tích thành cổ Quảng Trị là điểm hẹn truyền thống của các thế hệ cựu chiến binh, cán bộ, chiến sỹ và đồng bào cả nước, với hàng trăm ngàn lượt người đến tham quan hàng năm, trở thành nơi có ý nghĩa giáo dục truyền thống yêu nước đối với các thế hệ hôm nay và mai sau.

Bên cạnh đó, theo quy hoạch tổng thể, thị xã Quảng Trị sẽ là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật phía nam của tỉnh Quảng Trị; đồng thời, xây dựng khu vực phòng thủ ngày càng vững chắc, giữ vững quốc phòng, an ninh…

Vì vậy, ông Hà Sỹ Đồng đề nghị chưa tiến hành sắp xếp các ĐVHC cấp xã thuộc huyện đảo Cồn Cỏ và thị xã Quảng Trị trong giai đoạn 2019-2021.

Giai đoạn 2021-2025, tỉnh sẽ xem xét mở rộng thêm một số xã của huyện Hải Lăng và huyện Triệu Phong.

{keywords}
Thứ trưởng Trần Anh Tuấn

Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn đề nghị UBND tỉnh Quảng Trị tiếp thu ý kiến Hội đồng thẩm định, chỉnh sửa, bổ sung, giải trình theo yêu cầu.

Đồng thời, tỉnh cần xây dựng lộ trình cụ thể và giải quyết tốt chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở xã, thôn dôi dư, tránh phát sinh các tiêu cực, khiếu kiện; rút ngắn lộ trình thực hiện giải quyết đối với những người dôi dư.

Thu Hằng

Phương án sáp nhập huyện, xã trên cả nước

Phương án sáp nhập huyện, xã trên cả nước

Giai đoạn 2019 - 2021, cả nước có 20 đơn vị hành chính cấp huyện và 623 đơn vị hành chính cấp xã phải sắp xếp, sáp nhập để giảm 4 huyện và 539 xã.



Theo Báo VietNamNet

Đình chỉ cán bộ Hải Phòng liên quan đến việc ăn chặn tiền chính sách

Một cán bộ chính sách xã An Tiến, huyện An Lão (Hải Phòng) bị đình chỉ công tác do có thông tin tố “ăn chặn” tiền của 9 gia đình chính sách.

UBND xã An Tiến đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác 1 tháng (từ ngày 21/10) với ông Phạm Văn Tân, cán bộ thuộc ban Chính sách của xã để làm rõ những sai phạm liên quan đến việc “ăn chặn” tiền của các hộ gia đình có công với cách mạng.

{keywords}
UBND xã An Tiến, nơi xảy ra sự việc

Chị A. (xã An Tiến) phản ánh, mẹ chị là liệt sỹ. Hơn 3 năm nay gia đình không được nhận phụ cấp và chế độ theo quy định.

Gia đình đã đến UBND xã An Tiến và người trả lời là ông Phạm Văn Tân. Ông Tân khẳng định người nhà chị A. đã ký nhận tiền.

Tuy nhiên, người nhà chị A. cho rằng đó là chữ ký giả. Bị truy, vị cán bộ này xin lỗi và gửi trả toàn bộ số tiền đã lĩnh cho gia đình chị A.

Sau khi người dân có tố cáo, chính quyền xã đã xác minh thêm 9 gia đình có công khác nghi bị ông Tân ăn chặn tiền. Hiện ông Tân đã phải khắc phục 16,6 triệu đồng.

“Việc ông này có làm giả chữ ký để lĩnh tiền hay không thì còn chưa rõ. Xã đã đối chứng một số chữ ký thì thấy là đúng. Tuy nhiên sai phạm là có, có 2 trường hợp ông Tân đã “quên” không lập danh sách. Việc này ông ấy phải đền là rõ ràng”, lãnh đạo UBND xã An Tiến nói.

Một số thông tin cho rằng, ông Tân đã lấy của các gia đình chính sách lên tới hàng trăm triệu đồng, UBND xã An Tiến nói chỉ là đồn thổi thiếu căn cứ. Vụ việc vẫn đang được chính quyền xác minh và điều tra.

Hoài Anh 

Đang nằm viện, Trưởng ban tiếp dân Hải Phòng nhận hỏa tốc cho thôi chức

Đang nằm viện, Trưởng ban tiếp dân Hải Phòng nhận hỏa tốc cho thôi chức

Nguyên Trưởng Ban Tiếp công dân của UBND TP Hải Phòng Đào Văn Thuấn bị UBND TP ban hành công văn hỏa tốc điều chuyển, thôi giữ chức vụ.   



Theo Báo VietNamNet

Cảnh sát ném 2 quả nổ giải cứu con tin ở toà Landmark 81

 Chủ tịch HĐQT công ty đã chém 1 nhân viên bị thương, khống chế con tin là 2 nhân viên khác. Công an phải dùng quả nổ giải cứu.

Công an Q.Bình Thạnh, TP.HCM đang tạm giữ hình sự đối với nghi can Nguyễn Hoàng Phi Đạt (29 tuổi) để điều tra vụ chém người thương tích và bắt giữ người trái pháp luật xảy ra tại 1 căn hộ thuộc tầng 43 toà nhà Landmark 81 (đường Nguyễn Hữu Cảnh, P.22, Q.Bình Thạnh) vào chiều tối qua.

Đạt là Chủ tịch HĐQT công ty Hoàng Gia, thuê căn hộ tại tầng 43 nói trên để làm trụ sở công ty.

{keywords}
Lực lượng CSCĐ đã phá cửa căn hộ tại toà nhà Landmark 81, dùng quả nổ giải cứu an toàn 2 con tin

Theo thông tin từ cơ quan Công an, khoảng 14h15 chiều qua, ông Lê Hoàng Tuấn (nhân viên công ty Hoàng Gia) đến trụ sở công ty gặp Đạt để thông báo nghỉ việc. Lúc này, Đạt có dấu hiệu bất thường, đã không đồng ý, yêu cầu một số nhân viên khác đóng cửa, không cho ông Tuấn ra ngoài.

Trong lúc căng thẳng, Đạt xông vào hành hung, khiến ông Tuấn bị thương tích ở mặt. Một lúc sau, ông Tuấn chạy thoát ra ngoài, băng bó sơ cứu, báo bảo vệ toà nhà rồi đến Công an P.22 trình báo.

Khi Công an cùng bảo vệ toà nhà có mặt trước căn hộ thì Đạt cho đóng cửa căn hộ lại, cầm dao, ly thuỷ tinh bên trong để thủ thân. Đạt đã tấn công gây thương tích ở 2 tay, đầu cho nhân viên công ty, là Nguyễn Văn Quý.

Đạt khoá cửa căn hộ, dùng dao uy hiếp, khống chế anh Quý và thêm 1 nhân viên khác là anh Trần Văn Hinh. Tình hình cấp bách, Công an P.22 đã báo Công an Q.Bình Thạnh cử nhiều lực lượng đến hiện trường; đồng thời thông tin cũng được báo cáo Ban giám đốc Công an TP.HCM.

Công an Q.Bình Thạnh nỗ lực thuyết phục nhưng Đạt vẫn cố chấp, khống chế 2 con tin, là nhân viên công ty. Tình hình kéo dài nhiều giờ, ngay sau đó Ban giám đốc Công an TP đã điều động đội đặc nhiệm của Trung đoàn CSCĐ có mặt tại hiện trường.

Qua áp sát hiện trường, điều nghiên địa hình, chỉ huy tại chỗ đã quyết định phá cửa căn hộ, dùng quả nổ nghiệp vụ để trấn áp, giải cứu con tin. Và với biện pháp mạnh này, lực lượng CSCĐ đã thành công khi trấn áp Đạt, đồng thời giải cứu 2 con tin an toàn.

Hiện Công an Q.Bình Thạnh đang củng cố hồ sơ để xử lý nghi can Đạt.

CSCĐ trang bị súng chống tăng diễn tập giải cứu con tin khỏi khủng bố

CSCĐ trang bị súng chống tăng diễn tập giải cứu con tin khỏi khủng bố

 Gần 100 cảnh sát cơ động chia thành nhiều hướng, đấu súng với nhóm khủng bố được trang bị AK, lựu đạn để giải cứu con tin trong buổi diễn tập tại Đắk Lắk.

Phước An



Theo Báo VietNamNet

Nước sạch Hà Nội: Mua đắt của doanh nghiệp, tăng giá cho dân

 Sau sự cố nước sinh hoạt, Hà Nội lên kế hoạch điều chỉnh giá nước sạch đã tạo ra nhiều luồng ý kiến từ cộng đồng cư dân. Trong đó, đa phần thắc mắc phải chăng việc tăng giá nước chỉ nhằm phục vụ cho những nhà cung cấp?

Nhà máy chưa xây xong, giá nước đã được chốt

Mới đây, TP Hà Nội giao Sở Tài chính phối hợp các đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh giá nước sạch trên địa bàn Thủ đô.

Xung quanh vấn đề tăng giá nước sạch, nhiều câu hỏi đặt ra tại sao Hà Nội lại lên phương án tăng giá nước vào thời này? Liệu có phải vì lý do mua giá nước mua của sông Đuống quá đắt nên phải tăng giá nước sạch bán cho dân?

Theo tìm hiểu, dự án nhà máy nước sạch sông Đuống được khởi công năm 2016, đến năm 2017 có tổng giá trị đầu tư 5.000 tỷ, vẫn đang trong quá trình triển khai xây dựng. Thế nhưng, giá nước kinh doanh của nhà máy này đã được Hà Nội chấp thuận ngay từ thời điểm nhà máy chưa xây dựng xong, chưa đi vào sản xuất.

{keywords}
Hạ thủy đường ống dẫn nước sạch của nhà máy nước sạch sông Đuống qua sông Hồng. Ảnh: Hà Nội Mới

Cụ thể, tại văn bản số 3310/UBND-KT gửi các Sở Tài chính, Xây dựng và công ty CP nước mặt sông Đuống, UBND TP Hà Nội cho biết chấp thuận giá bán nước sạch tạm tính và lộ trình điều chỉnh giá nước cho dự án nhà máy nước sạch sông Đuống để triển khai thực hiện dự án nhà máy này.

Theo đó, giá nước sạch tối đa của nhà máy nước sạch sông Đuống tạm tính năm 2017 là 10.246 đồng/m3 (chưa bao gồm thuế GTGT). Lộ trình tăng giá nước tối đa 7%/năm nhưng không vượt quá khung giá nước sạch sinh hoạt theo quy định của Bộ Tài chính.

“Sau khi nhà máy đi vào hoạt động cấp nước, giá nước sạch, nguyên tắc điều chỉnh giá nước sẽ căn cứ vào chính sách, pháp luật tại từng thời kỳ để thực hiện; giao Sở Xây dựng hoàn thiện thỏa thuận dịch vụ cấp nước và ký kết với công ty cổ phần nước mặt sông Đuống thực hiện” - văn bản do Phó chủ tịch TP Nguyễn Doãn Toản ký nêu rõ.

Trước đó, ngày 30/6/2017, liên Sở Tài chính - Xây dựng đã có tờ trình số 4158/TTLS: TC-XD lên UBND TP Hà Nội đề xuất mức giá bán nước sạch với giá cao hơn 10.000 đồng/m3 này.

Trong khi đó, tại QĐ phê duyệt phương án giá thành sản xuất, giá bán buôn nước sạch và phương án bù giá của công ty CP nước sạch Vinaconex (nhà máy nước sạch sông Đà) được UBND TP Hà Nội đưa ra ở các mức: năm 2013: 4.612,22 đồng/m3; 2014: 4.658,90 đồng/m3; 2015: 4.726,54 đồng.

Lộ trình tăng giá thành giai đoạn từ năm 2013-2015 dao động từ -400 đồng/m3 cho đến + gần 200 đồng/m3. Lộ trình giá bán buôn nước sạch từ năm 2014-2016 cụ thể ở các mức từ 3.600-4.658,90-5.069,76 đồng/m3.

Tại QĐ này, Hà Nội cũng phê duyệt bù giá cho nhà máy nước sạch sông Đà: giá thành sản xuất (4.269 đồng/m3); giá bán buôn (3.600 đồng/m3) là 669 đồng/m3 nước.

So sánh mức giá bán được phê duyệt, giá nước sạch của nhà máy nước sạch sông Đà chưa bằng 1/3 so với giá bán của nước sạch sông Đuống.

Theo báo cáo về hoạt động cấp nước bán buôn trên địa bàn TP Hà Nội, công ty cổ phần nước sạch sông Đà cho biết, hiện công ty đang cung cấp nước sạch cho các đơn vị Viwaco và Hà Đông với giá bán 5.069,76 đồng/m3.

Nếu thực hiện mua nước đầu vào của nhà máy nước sạch sông Đuống cao gần gấp 2 lần giá bán của nhà máy nước sông Đà, người chịu thiệt không chỉ là người dân mà Hà Nội cũng thêm gánh nặng giải quyết vấn đề kinh phí bù giá.

Đắt do chi phí vận chuyển lên tới 9.000 đồng/m3

Căn cứ duy nhất để Hà Nội chấp thuận phương án giá bán nước sạch của nhà máy nước sạch sông Đuống là tờ trình số 4158/TTLS: TC-XD ngày 30/6/2017 của liên Sở Tài chính - Xây dựng.

Trong khi đó, QĐ phê duyệt phương án giá thành sản xuất, giá bán buôn nước sạch và phương án bù lỗ của nước sạch sông Đà được UBND TP Hà Nội chấp thuận căn cứ trên hàng loạt các luật và văn bản dưới luật, cuối cùng mới là căn cứ trên tờ trình của liên Sở: Tài chính, Xây dựng, LĐ-TB-XH, Cục Thuế…

Cùng một chủ thể quyết định một vấn đề có cùng bản chất, tuy nhiên, giá nước kinh doanh của nước sạch sông Đuống chỉ căn cứ trên tờ trình của 2 Sở Xây dựng và Tài chính.

Thông tin với báo chí về việc vì sao Hà Nội phải mua nước của nhà máy nước mặt sông Đuống cao gần gấp đôi so với các nhà máy nước sinh hoạt khác, ông Tạ Đức Hoàng - TGĐ công ty CP nước mặt sông Đuống cho biết, đó là do đầu tư lớn, bản thân dự án này ra đời còn đảm bảo an ninh nước trong vùng. Cũng như đây chỉ là giá tạm tính để vay vốn ngân hàng.

“Tính đến nay, nhà máy nước mặt sông Đuống đã làm được hơn 81km đường ống dẫn nước với đầy đủ các loại công nghệ như đánh chìm ống qua 2 con sông là sông Đuống và sông Hồng, rồi sử dụng ống dẫn nước của rất nhiều nước để dẫn nước từ sông Đuống xuống tận Thường Tín, lên tới Hà Đông... Do đó, giá nước buộc phải cao, không thể làm được nếu như giá nước thấp hơn giá tạm tính", vị đại diện này cho biết.

Nhà máy nước mặt sông Đuống cũng cho rằng, việc phải kéo dài đường ống nước đi nhiều quận huyện như vậy đã khiến cho giá của mỗi mét khối nước lên tới 10.264 đồng.

Cũng theo vị đại diện này, để sản xuất ra mỗi mét khối nước tại chỗ, giá thành chỉ có hơn 1.000 đồng. Nhưng để đưa nước cung cấp cho nhân dân sử dụng, xây dựng tuyến đường ống tốn kém hơn nhiều.

Chia sẻ về việc tăng giá nước sạch ở Hà Nội bên hành lang QH, đại biểu Trần Văn Lâm, ủy viên UB Tài chính - Ngân sách, Phó đoàn ĐB tỉnh Bắc Giang cho rằng, việc tăng giá nước sinh hoạt được Hà Nội lý giải nằm trong lộ trình - từng bước tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu thì đó là bình thường. Song, theo ông, cơ quan quản lý nhà nước cũng cần có cơ chế minh bạch.

Nước sạch Hà Nội ai lo?

Nước sạch Hà Nội ai lo?

Câu chuyện nước sạch của Thủ đô cho thấy sự cần thiết bổ sung các quy định pháp lý về trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc cung cấp dịch vụ và hàng hóa công.

Thái Bình 



Theo Báo VietNamNet