Thứ Năm, 23 tháng 12, 2021

Phó Thủ tướng yêu cầu sớm có hướng dẫn để mở lại bay quốc tế

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh yêu cầu các Bộ liên quan khẩn trương thực hiện nhiệm vụ để khôi phục lại các chuyến bay thương mại quốc tế.

Công văn của Văn phòng Chính phủ nêu rõ, ngày 10/12/2021, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã chỉ đạo các Bộ triển khai các nhiệm vụ để thực hiện kế hoạch thí điểm khôi phục lại các chuyến bay thương mại quốc tế kể từ ngày 1/1/2022.

Đồng thời, theo phản ánh của Báo điện tử VietNamNet số ra ngày 22/12/2021 thì thời điểm từ nay đến thời gian bắt đầu thí điểm chỉ còn khoảng 1 tuần nhưng chưa có đủ hướng dẫn của các Bộ.

Về việc trên, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã yêu cầu các Bộ: Công  an, GTVT, Y tế, Ngoại giao, Thông tin và Truyền thông khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Thông báo số 334.

Trước đó, tại Thông báo, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh kết luận: Thực hiện chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, nhằm khôi phục hoạt động vận tải hành khách quốc tế, khắc phục khó khăn cho các doanh nghiệp hàng không nói riêng, thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế, du lịch nói chung, không để Việt Nam tụt hậu so với các quốc gia trong khu vực, đồng thời tạo điều kiện cho bà con Việt Nam được về quê hương trong bối cảnh Tết Nguyên đán Nhâm Dần sắp đến, việc mở lại các chuyến bay quốc tế là cần thiết nhưng vẫn phải đảm bảo kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.

{keywords}

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đồng ý Kế hoạch khôi phục các chuyến bay quốc tế thường lệ chở khách với các địa bàn có hệ số an toàn cao, trước mắt là Bắc Kinh/ Quảng Châu (Trung Quốc), Tokyo (Nhật Bản), Seoul (Hàn Quốc), Đài Bắc (Đài Loan - Trung Quốc), Bangkok (Thái Lan), Singapore, Vientiane (Lào), Phnom Penh (Campuchia), San Francisco/ Los Angeles (Hoa Kỳ), trên cơ sở có hướng dẫn của Bộ Y tế về các biện pháp y tế phòng dịch đối với người nhập cảnh, đảm bảo an toàn, hiệu quả và thông suốt. Thời gian thí điểm bắt đầu từ ngày 01/01/2022.

Bộ Y tế khẩn trương ban hành hướng dẫn y tế đối với người nhập cảnh trên các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ lấy ý kiến rộng rãi các chuyên gia, doanh nghiệp và người dân.

Bộ Ngoại giao tiếp tục chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế đàm phán sớm thống nhất với các nước, vùng lãnh thổ về công nhận lẫn nhau “hộ chiếu vắc xin”, ưu tiên các địa bàn thực hiện trong giai đoạn thí điểm.

Các Bộ: Y tế, Công an, Thông tin và Truyền thông thống nhất ngay và công bố một phần mềm khai báo y tế áp dụng chung đối với đi lại bằng đường hàng không để tạo thuận lợi cho việc khai báo của hành khách, hoạt động của các doanh nghiệp hàng không cũng như công tác theo dõi y tế, kiểm soát, truy vết người nhập cảnh.

Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các Bộ: Ngoại giao, Giao thông vận tải, các cơ quan báo chí tuyên truyền để người dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của việc khôi phục các chuyến bay quốc tế thường lệ, đồng thời bảo đảm an toàn, hiệu quả phòng chống dịch.

Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp hàng không tổ chức thực hiện khôi phục các chuyến bay quốc tế thường lệ theo Kế hoạch đã được phê duyệt; kịp thời tổng kết đánh giá và kiến nghị điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế.

Vũ Điệp

Một tuần nữa mở bay quốc tế mà giờ này chưa có đủ hướng dẫn

Một tuần nữa mở bay quốc tế mà giờ này chưa có đủ hướng dẫn

Các hãng hàng không đều sẵn sàng bay quốc tế thường lệ trở lại từ 1/1/2022, sau gần 2 năm đóng cửa. Tuy nhiên, vẫn còn những lo ngại về sự ách tắc, phiền toái bởi đến giờ này, nhiều thủ tục, quy định, quy trình hướng dẫn,... chưa có.



Theo Báo VietNamNet

Thứ Tư, 22 tháng 12, 2021

Bộ Y tế đề nghị Bộ Công an hỗ trợ ngăn ngừa tiêu cực mua sắm thiết bị y tế

Lãnh đạo Bộ Y tế đề nghị Bộ Công an quản lý người nhập cảnh; hỗ trợ, tham gia quá trình đấu thầu, mua sắm vật tư, thiết bị y tế, thuốc để ngăn ngừa tiêu cực…

Ngày 22/12, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt một số nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 ở cơ sở.

Nguy cơ cao biến chủng Omicron xâm nhập vào Việt Nam

Tại hội nghị, GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, biến chủng Omicron được ghi nhận lần đầu tiên vào ngày 24/11, được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá là chủng đáng quan ngại do làm tăng nguy cơ tái nhiễm, có thể né tránh miễn dịch. Đến nay, WHO thông báo đã ghi nhận biến chủng Omicron tại 89 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó có Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Myanmar.

Do đó, hệ thống y tế vẫn đứng trước nguy cơ quá tải, dẫn đến tỷ lệ tử vong cao. Nhiều nước trên thế giới phải tăng cường các biện pháp hạn chế các hoạt động tập trung đông người để phòng, chống dịch Covid-19 .

{keywords}
Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt một số nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 ở cơ sở

GS.TS Phan Trọng Lân nhận định, tình hình dịch Covid-19 trong nước đến nay cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên số ca mắc cộng đồng và tử vong tiếp tục có xu hướng gia tăng nhanh ở nhiều địa phương.

Nguyên nhân chủ yếu do sau khi thực hiện Nghị quyết 128 và Quyết định 4800, các hoạt động xã hội trở lại bình thường; mầm bệnh đã lưu hành trong cộng đồng; biến chủng Delta với tốc độ lây lan nhanh, nguy cơ cao biến chủng Omicron xâm nhập vào Việt Nam.

Bên cạnh đó xuất hiện tâm lý chủ quan, không thực hiện quy định phòng, chống dịch, đặc biệt không đeo khẩu trang nơi công cộng; miễn dịch của những người tiêm vắc xin giai đoạn đầu giảm dần theo thời gian, trong khi người mới tiêm cần thời gian sinh miễn dịch…

Trong thời gian tới, Bộ Y tế đề nghị tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt giám sát phát hiện sớm, điều trị giảm bệnh nặng, tử vong và đẩy mạnh tốc độ tiêm vắc xin do thời tiết chuyển mùa Đông - Xuân thuận lợi cho sự phát triển, lây lan, nhất là trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán 2022 sắp tới…

Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, tăng cường xét nghiệm tầm soát với đối tượng, địa bàn có nguy cơ cao nhằm sớm phát hiện chủng mới; tổ chức tiêm chủng an toàn, nhanh nhất có thể, phấn đấu đến ngày 31/12 hoàn thành tiêm mũi 2 cho người trên 18 tuổi, hoàn thành tiêm mũi thứ 3 cho người 18 tuổi trở lên và tiêm đủ 2 mũi cho người từ 12-18 tuổi trong tháng 1/2022.

Đặc biệt, các địa phương thực hiện điều chỉnh cách ly đối với các trường hợp F1 đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã được điều trị khỏi bệnh Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Cùng với đó, lãnh đạo Bộ Y tế đề nghị Bộ Công an quản lý người nhập cảnh; hỗ trợ, tham gia quá trình đấu thầu, mua sắm vật tư, thiết bị y tế, thuốc để ngăn ngừa tiêu cực…

Không để ai đang cách ly, tự điều trị tại nhà không có Tết

Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, đại dịch Covid-19 trên thế giới tiếp tục có diễn biến rất khó lường trước biến chủng Omicron. Hiện đã có cơ sở khá rõ để đánh giá biến chủng Omicron lây lan nhanh hơn (theo một số nghiên cứu gấp từ 3 đến 7 lần so với chủng Delta).

Các nghiên cứu chỉ ra rằng với biến chủng Delta khi người mắc đã tiêm vắc xin đủ 2 mũi thì nguy cơ tử vong giảm khoảng 12 lần, trong khi chưa có dấu hiệu rõ ràng để xác định biến chủng Omicron có độc lực thấp hơn so với biến chủng Delta.

Nguy cơ bị nhiễm bệnh do biến chủng Omicron đối với người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin vẫn cao hơn 3 lần so với biến chủng Delta, thậm chí những người đã nhiễm biến chủng Delta vẫn có nguy cơ nhiễm lại biến chủng Omicron cao hơn.

{keywords}
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam

Phó Thủ tướng lưu ý, trước diễn biến lây lan của biến chủng Omicron trên thế giới và một số nước trong khu vực, chúng ta phải trong tâm thế biến chủng này đã xuất hiện ở Việt Nam.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương hướng dẫn về đánh giá cấp độ dịch và các biện pháp phòng, chống dịch cần thiết cho phù hợp với tình hình diễn biến dịch bệnh, thời tiết mùa Đông và nguy cơ biến chủng Omicron.

Trong khi chưa có hướng dẫn mới về đánh giá cấp độ dịch, căn cứ tình hình cụ thể trong từng lĩnh vực, từng địa phương có thể thống nhất với Bộ Y tế để nâng cấp độ dịch so với cấp độ dịch được xác định theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế.

Đồng thời, phải đẩy nhanh hơn tốc độ tiêm vắc xin theo hướng chuyển từ “ưu tiên cho nhóm người có bệnh nền, người trên 50 tuổi” sang “phải phấn đấu tiêm cho tất cả mọi người dân thuộc nhóm tuổi chỉ định tiêm; đặc biệt không để còn người trên 50 tuổi, người có bệnh nền (trừ số ít người thuộc nhóm chống chỉ định) không được tiêm vắc xin phòng Covid-19 ”.

“Giả sử biến chủng Omicron có độc lực nhẹ đi thì vẫn có một tỷ lệ người đã tiêm đủ vắc xin bị nhiễm, trong đó sẽ có một tỷ lệ bị nặng. Nếu chúng ta để số ca nhiễm nhiều dồn vào một thời điểm gây quá tải hệ thống y tế thì tỷ lệ tử vong sẽ rất cao. Vì vậy chúng ta không được lơi lỏng cảnh giác”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng lưu ý, trong dịp Tết Nguyên đán, tổ Covid-19 cộng đồng, công an, dân quân, y tế và các lực lượng cần tiếp tục “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người” trong tiêm vét vắc xin, phát hiện, hỗ trợ người bệnh, không để người nào đang cách ly, tự điều trị tại nhà không có Tết.

Thu Hằng

Đề nghị làm rõ trách nhiệm một số bộ trong vụ kit test Covid-19 Việt Á

Đề nghị làm rõ trách nhiệm một số bộ trong vụ kit test Covid-19 Việt Á

Dư luận đề nghị làm rõ trách nhiệm của các cơ quan liên quan, kể cả một số bộ trong vụ “thổi giá” kit test Covid-19 của Công ty Việt Á.



Theo Báo VietNamNet

Chủ tịch nước: Vun đắp mối quan hệ Việt Nam-Campuchia mãi mãi xanh tươi

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, xây dựng mối quan hệ với Campuchia là vấn đề chiến lược của Đảng, Nhà nước, cần cố gắng giữ gìn, vun đắp cho mối quan hệ đó mãi mãi xanh tươi từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Trong sáng 22/12 với nhiều hoạt động tại Campuchia, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã dành 2 giờ để gặp gỡ cộng đồng người Việt, lưu học sinh Việt Nam và đại diện cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp Khmer gốc Việt tại Campuchia. Đây cũng là hoạt động cuối cùng của đoàn đại biểu Việt Nam trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Campuchia.
 
Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Huy Tăng cho biết, Việt Nam có 3 cơ quan đại diện ngoại giao tại Campuchia đó là Đại sứ quán (gồm 25 cán bộ, nhân viên), 2 Tổng lãnh sự quán tại tỉnh Battambang và tỉnh Sihanouk (mỗi cơ quan 8 cán bộ, nhân viên). Ngoài ra còn có cơ quan bên cạnh Đại sứ quán như quân vụ, thương vụ, đại diện Bộ Công an, 4 cơ quan báo chí…

{keywords}
Chủ tịch nước tặng quà cho Hội người Việt Nam tại Campuchia.

Mặc dù địa bàn có nhiều khó khăn, thường xuyên phát sinh nhiều vấn đề đột xuất nhưng Đại sứ cho biết, tất cả các cơ quan luôn đoàn kết, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau trong công việc, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, đóng góp tích cực vào vun đắp mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Campuchia.

Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia khá đông, thời gian qua đã cùng xây dựng lên Câu lạc bộ doanh nghiệp tại Campuchia. Trong đó có Tập đoàn Viettel, 5 công ty cao su, 1 công ty trồng cây ăn quả và một số doanh nghiệp khác. Đại sứ cho biết, các doanh nghiệp đã cố gắng vươn lên và làm ăn ngày càng ổn định, hiệu quả hơn.

Đại sứ quán đã hỗ trợ làm thẻ ngoại kiều cho khoảng 66.500 người, hỗ trợ di dời, chuyển đổi nghề nghiệp cho hơn 2.000 người, làm tốt công tác bảo hộ công dân, cứu trợ bà con có hoàn cảnh khó khăn.

Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Huy Tăng cho biết, tình hình bà con gốc Việt tại Campuchia cơ bản ổn định và mong Đảng, Nhà nước tiếp tục quan tâm để bà con có cuộc sống ổn định và khấm khá hơn.

Về chuyến thăm cấp Nhà nước của Chủ tịch nước, được phía Campuchia đánh giá rất cao ý nghĩa và sự thành công, Đại sứ Tăng cho hay, báo chí sở tại đều đánh giá đây là chuyến thăm tạo xung lực mới trong quan hệ Việt Nam - Campuchia. Hai bên đã trao đổi thẳng thắn, tích cực, cụ thể nhiều vấn đề trên tinh thần cởi mở, chân thành.

{keywords}
Đại sứ Nguyễn Huy Tăng báo cáo với Chủ tịch nước.

Ông Sim Chy, Tổng hội Việt Nam tại Campuchia cho biết, cộng đồng người Campuchia gốc Việt có lịch sử lâu đời, có đóng góp quan trọng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Campuchia và luôn hướng về quê hương, đất nước. Ngoài một bộ phận nhỏ bà con đã ổn định cuộc sống, một số thành công trong kinh doanh, đa số bà con còn gặp rất nhiều khó khăn, trong đó đặc biệt là vấn đề địa vị pháp lý, trình độ dân trí và điều kiện sống.

Cộng đồng người Campuchia gốc Việt là cộng đồng gặp nhiều khó khăn nhất so với các cộng đồng người Việt trên thế giới và dễ bị tổn thương nhất tại Campuchia, nhưng cũng là cộng đồng nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiều nhất của của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc, các bộ, ngành….

Hội người Việt Nam ở Campuchia chính thức được cấp giấy phép hoạt động từ ngày 14/2/2003, ngày 9/5/2018 thì chính thức đổi tên thành Hội Khmer - Việt Nam tại Campuchia. Bộ Nội vụ Campuchia cũng cho phép Hội được lập Trụ sở chi nhánh Hội tại 25/25 tỉnh, thành; lập 5 Hội thành viên và được phép sử dụng con dấu phục vụ cho công tác hành chính của hội.

Bà con kiều bào ở Campuchia được quan tâm nhiều nhất

Bày tỏ sự vui mừng khi được gặp cán bộ nhân viên Đại sứ quán, cộng đồng bà con người Việt Nam tại Campuchia đúng vào ngày 22/12 (77 năm thành lập QĐND Việt Nam), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đến sự hy sinh, cống hiến cao cả và những mất mát to lớn của lực lượng quân tình nguyện Việt Nam giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng.

Tại mảnh đất Phnom Penh này, khi chưa có đường Hồ Chí Minh, nhiều chuyên gia, cán bộ tình báo, cán bộ binh đoàn, hậu cần, đi bằng những con đường khác nhau, mang vật tư, hàng hóa, vũ khí… đưa vào các tỉnh TP.HCM và miền Tây Nam bộ.

“Ta nói như vậy để thấy sự hi sinh rất lớn lao của chúng ta với bạn, nhưng cũng là sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn với ta, khẳng định quan hệ truyền thống tốt đẹp, bền vững, lâu dài, xây dựng tình hữu nghị, hợp tác toàn diện mọi mặt, nâng cao hơn nữa mối quan hệ giữa hai nước có ý nghĩa rất quan trọng”, Chủ tịch nước nhấn mạnh.

{keywords}
Chủ tịch nước phát biểu tại cuộc gặp mặt.

Nhắc lại lịch sử để cho thấy quyết tâm trong giữ mối quan hệ hữu nghị truyền thống, bền vững lâu dài và nhiều mặt giữa hai nước, theo Chủ tịch nước "Xây dựng mối quan hệ với Campuchia là vấn đề chiến lược của Đảng, Nhà nước ta".

"Chúng ta cố gắng giữ gìn, vun đắp cho mối quan hệ đó mãi mãi xanh tươi từ thế hệ ngày sang thế hệ khác", Chủ tịch nước nhấn mạnh. Vì vậy, cộng đồng người Việt Nam ở Campuchia, người Campuchia gốc Việt có vai trò rất quan trọng trong thúc đẩy tinh thần đoàn kết hữu nghị giữa hai nước, hai dân tộc. 

Thông báo về chuyến thăm, Chủ tịch nước cho hay, tuy chuyến thăm diễn ra ngắn nhưng kết quả mang lại đều tốt. Tại các cuộc hội kiến, tiếp xúc, hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng và sự cần thiết phải ưu tiên tiếp tục củng cố và phát triển quan hệ song phương theo phương châm “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”.

Về kết quả đã đạt được trong cuộc hội kiến với Thủ tướng Hun Sen, Chủ tịch nước cho biết nhiều vấn đề được quan tâm đã đạt được sự thống nhất cao như vấn đề biên giới, người Việt tại Campuchia, kết nối hai nền kinh tế, đẩy mạnh thương mại, đặc biệt là thương mại biên giới.Chủ tịch nước đánh giá cao các cán bộ của Đại sứ quán, Bộ Ngoại giao, các bộ ngành, địa phương đã góp phần trong hoàn thiện để ký kết Biên bản cuộc họp lần thứ 19 Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học và kỹ thuật Việt Nam – Campuchia, giúp thống nhất trong đàm phán cắm mốc biên giới, thúc đẩy ký kết 7 văn kiện quan trọng là cơ sở để tăng thêm tình hữu nghị giữa hai nước. 

“Trước đây chúng ta kỳ vọng kim ngạch hai chiều đạt 5 tỷ USD thì nay đến tháng 10-2021 đạt 9 tỷ USD, năm nay có thể đạt 10 tỷ USD, Việt Nam là một trong những nước tiêu thụ nhiều nhất nông sản của Campuchia, trong đó chúng ta đã tiêu thụ cho bạn 1,5 triệu tấn thóc”, Chủ tịch nước nói. 


Đặc biệt nhấn mạnh vấn đề biên giới, Chủ tịch nước yêu cầu nâng cao tinh thần trách nhiệm giữa các tỉnh biên giới hai nước để xử lý tốt các vấn đề.

Đối với người Việt tại Campuchia, Chủ tịch nước chia sẻ với những khó khăn và nhấn mạnh “không có bà con nào khó khăn bằng người Việt tại Campuchia”, khi địa vị pháp lý chưa vững chắc. Nhiều bà con không có giấy tờ như hộ chiếu, giấy tờ tùy thân, song ông nhấn mạnh, bà con kiều bào ở Campuchia được quan tâm nhiều nhất, tạo điều kiện thuận lợi tối đa.

{keywords}
Chủ tịch nước và bà con kiều bào, doanh nghiệp và cán bộ nhân viên Đại sứ quán.

Chủ tịch nước cho biết, sau những kết quả đã đạt được, sẽ thảo luận với các bộ ngành, địa phương để có nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả hơn nữa, giúp bà con sớm có giấy tờ pháp lý, ổn định cuộc sống. Đồng thời, đề nghị cơ quan nhà nước, Đại sứ quán thực hiện tốt Nghị quyết 36 về công tác người Việt Nam ở nước ngoài và Kết luận 12 của Bộ Chính trị về kiều bào, trong đó cần chú trọng xây dựng trung tâm văn hóa, đặc biệt là văn hóa tiếng Việt, các chính sách mới cho bà con Việt kiều.

Chủ tịch nước đề nghị bà con cần chấp hành tốt hơn quy định pháp luật của nước sở tại, lo làm ăn, gương mẫu. Các cơ quan sứ quán thúc đẩy tham mưu kịp thời các quy định để tập trung giải quyết các vấn đề nổi bật, nổi cộm, các vấn đề biên giới.

Với các vấn đề chưa giải quyết được, ông yêu cầu thúc đẩy kết nối hai nền kinh tế, thúc đẩy giải quyết các vấn đề còn vướng mắc; giải quyết khó khăn như cửa khẩu, thu thuế, thu phí cảng biển, trách nhiệm chung trong vấn đề biên giới, hòa bình, pháp lý…

Với đề xuất của các em học sinh và hội Khmer, Chủ tịch nước đồng tình và đề nghị các cơ quan liên quan sớm có chính sách hỗ trợ cho người Việt tại Campuchia.

Trần Thường (từ Thủ đô Phnom Penh, Campuchia)

Hoàng gia Campuchia tổ chức lễ đón trọng thể Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc

Hoàng gia Campuchia tổ chức lễ đón trọng thể Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc

Sáng 21/12, lễ đón chính thức Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã được tổ chức trọng thể tại Hoàng cung ở thủ đô Phnom Penh dưới sự chủ trì của Quốc vương Norodom Sihamoni.



Theo Báo VietNamNet

Hà Nội: Cháy lớn trên phố Tôn Đức Thắng, lửa lan sang nhà liền kề

Trưa 22/12, đám cháy lớn xảy ra tại căn nhà 2 tầng trên phố Tôn Đức Thắng (quận Đống Đa, Hà Nội). Ngọn lửa lan nhanh sang ngôi nhà liền kề.

Theo người dân chứng kiến sự việc, khoảng 12h30 lửa bùng lên ở tầng 2 căn nhà số 38A phố Tôn Đức Thắng. Người dân chạy ra ngoài hô hoán và báo cho lực lượng Cảnh sát PCCC và Cứu nạn cứu hộ. Thời điểm đó, cột khói đen đã bốc cao hàng chục mét. Lửa bùng lên rất nhanh, lan sang phòng giao dịch của một ngân hàng ở tòa nhà bên cạnh.

Ngay khi tiếp nhận tin báo, 7 xe chữa cháy và hàng chục cán bộ chiến sĩ của Công an quận Đống Đa tới dập lửa. Cảnh sát giao thông phong tỏa tạm thời một chiều đường Tôn Đức Thắng để lực lượng chức năng làm nhiệm vụ. 

Khoảng 13h30, ngọn lửa cơ bản được khống chế. Cảnh sát tiếp tục phun nước làm mát đề phòng lửa bùng trở lại. Theo cơ quan chức năng, đám cháy không gây thiệt hại về người.

Công an đang xác minh nguyên nhân vụ cháy.

{keywords}
Vụ hỏa hoạn tại số nhà 38A phố Tôn Đức Thắng 
{keywords}
Lực lượng chức năng điều 7 xe cùng hàng chục chiến sỹ tới hiện trường
{keywords}
{keywords}
Ngọn lửa lan sang nhà liền kề
{keywords}
Cảnh sát PCCC phá kính để tiếp cận đám cháy
{keywords}
Nhiều người dân hiếu kỳ tập trung theo dõi việc dập tắt đám cháy

Đình Hiếu

80 cảnh sát đập tường, khống chế đám cháy lớn ở TP Thủ Đức

80 cảnh sát đập tường, khống chế đám cháy lớn ở TP Thủ Đức

80 cảnh sát tiếp cận khống chế đám cháy lớn kho phế liệu ở TP Thủ Đức, ngăn bà hỏa lan sang nhà dân liền kề vào sáng sớm nay (21/12).



Theo Báo VietNamNet

‘Hai mũi giáp công’ trong phòng, chống ma túy

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng công tác phòng, chống ma túy phải kiên quyết cả 2 mũi đầu cung và đầu cầu, cùng với đó là công tác cai nghiện.

Sáng 22/12, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Uỷ ban quốc gia Phòng chống AIDS, phòng chống tệ nạn ma túy và mại dâm đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Luật Phòng, chống ma túy 2021.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, công tác phòng, chống tội phạm ma túy rất quyết liệt bởi đây là “nguồn gốc, là tội phạm của các loại tội phạm”. Ảnh: VGP/Đình Nam

Đại diện các Bộ: Công an, Y tế, LĐ-TB&XH đã trình bày nội dung cơ bản của Luật Phòng, chống ma tuý 2021; Nghị định 105/2021/NĐ-CP quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều một số điều của Luật Phòng, chống ma túy; Nghị định 109/2021/NĐ-CP quy định về cơ sở y tế đủ điều kiện xác định tình trạng nghiện ma túy và hồ sơ, trình tự, thủ tục xác định tình trạng nghiện ma túy; Thông tư 18/2021/TT-BYT quy định tiêu chuẩn chẩn đoán và quy trình chuyên môn để xác định tình trạng nghiện ma túy; Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện và quản lý cai nghiện.

Thiếu tướng Nguyễn Văn Viện, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm ma túy cho biết, hiện nay, tình hình sử dụng trái phép chất ma túy ngày càng phức tạp, đặc biệt là việc sử dụng ma túy tổng hợp. Những năm gần đây trung bình phát hiện trên 140.000 người sử dụng trái phép chất ma túy mỗi năm. Nhiều trường hợp sử dụng các loại ma túy, nhất là ma túy tổng hợp, ngay từ lần đầu đã gây ra nguy hiểm cho chính bản thân mình, gây ra các vụ thảm án, tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, có những vụ đối tượng sử dụng ma túy lên cơn nghiện, "ngáo đá" giết chính người thân trong gia đình.

Quy định về công tác cai nghiện còn một số bất cập. Từ năm 2009 đến năm 2021, số người nghiện có hồ sơ quản lý trong cả nước tăng từ 146.731 người lên 246.648 người, tăng 68%. Công tác lập hồ sơ đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc gặp nhiều khó khăn, người nghiện ở ngoài xã hội còn nhiều, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình trật tự, an toàn xã hội; điều kiện về cơ sở vật chất của các cơ sở cai nghiện chưa bảo đảm; chưa có quy định cụ thể về cai nghiện ma túy với người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài bị trục xuất về nước do nghiện ma túy.

Một số quy định của Luật Phòng, chống ma túy năm 2000, sửa đổi năm 2008 không thống nhất, đồng bộ với Luật Xử lý vi phạm hành chính, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự.

Thiếu tướng Nguyễn Văn Viện, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm ma tuý trình bày nội dung cơ bản của Luật Phòng, chống ma tuý 2021. Ảnh: VGP/Đình Nam

Sau khi được ban hành, Luật Phòng, chống ma túy 2021 đã "ưu tiên nguồn lực phòng, chống ma túy cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, khu vực biên giới và địa bàn phức tạp về ma túy", có thêm các quy định mới về quản lý người nghiện ma túy bao gồm xác định tình trạng nghiện ma túy, thủ tục cai nghiện ma túy, trong đó có lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi. 

Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống ma tuý 2021 đều đã được chuẩn bị căn cơ, đối chiếu, rà soát, gửi đến những người thực hiện trực tiếp ở cấp xã, huyện, tỉnh. Các quy định đã được triển khai tập huấn tới cơ sở trước khi tổ chức hội nghị quán triệt toàn quốc.

Luật quy định rõ nội dung quản lý Nhà nước và chỉ quy định trách nhiệm của một số bộ có chức năng, nhiệm vụ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy, gồm: Bộ Công an, Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, Bộ Tài chính. 

Là địa bàn trọng điểm về tội phạm ma tuý, Đại tá Ngô Thanh Bình, Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên cho biết, Công an tỉnh đã triển khai tập huấn chuyên sâu về thi hành Luật Phòng, chống ma tuý 2021 tới 100% công an cấp xã. Luật đã cân bằng giữa phòng và chống, thể chế hóa việc quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy, phòng ngừa nguy cơ xảy ra những tội phạm hình sự nghiêm trọng; quy định rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện trong thực hiện thủ tục đưa người đi cai nghiện bắt buộc; nguyên tắc phối hợp của các lực lượng chuyên trách phòng, chống ma túy; tiêu chí xác định trạng thái nghiện ma túy, nhất là tại xã vùng sâu, vùng xa…

Công tác phòng, chống tội phạm ma túy không chỉ của riêng lực lượng công an, y tế hay ngành LĐ-TB&XH mà là nhiệm vụ của tòa án, các cơ quan khối tư pháp, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể… Ảnh: VGP/Đình Nam

Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, mặc dù chúng ta đã rất nỗ lực trong công tác phòng, chống ma túy, song nguy cơ vẫn còn rất lớn. Công tác phòng, chống tội phạm ma túy rất quyết liệt bởi đây là “nguồn gốc, là tội phạm của các loại tội phạm”. Trong khi đó, Việt Nam ở khu vực tương đối nhạy cảm, đặc thù; số người nghiện ma túy tiếp tục tăng, đặc biệt số đối tượng nghiện ma túy tổng hợp - gây nhiều khó khăn cho công tác cai nghiện, điều trị, phòng, chống các tệ nạn…

“Công tác phòng, chống ma túy phải kiên quyết cả 2 mũi đầu cung và đầu cầu, cùng với đó là công tác cai nghiện cho các đối tượng, phải được thực hiện nghiêm vì lợi ích của số đông, đồng thời bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của công dân”, Phó Thủ tướng lưu ý.

Công tác phòng, chống tội phạm ma túy không chỉ của riêng lực lượng công an, y tế hay ngành LĐ-TB&XH mà còn là nhiệm vụ của tòa án, các cơ quan khối tư pháp, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể… trong vận động phòng, chống và các biện pháp ứng xử đúng pháp luật, nghiêm minh với các đối tượng nghiện ma túy.

Hiện nay, lực lượng công an chính quy đã được tăng cường về cấp xã, Phó Thủ tướng nhấn mạnh cần phát huy vai trò đầu mối, nòng cốt của lực lượng này ngay từ cơ sở, dưới chỉ đạo chung của cấp ủy, chính quyền địa phương.

“Công tác phòng, chống ma túy và các loại tội phạm khác phải thực hiện đồng bộ và tiếp tục kết hợp nhuần nhuyễn với các phong trào thi đua, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, xây dựng đời sống văn hóa; tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng”, Phó Thủ tướng yêu cầu.

Theo VGP

Bộ trưởng Công an: Có sự liên kết tội phạm ma túy với tội phạm khủng bố

Bộ trưởng Công an: Có sự liên kết tội phạm ma túy với tội phạm khủng bố

Bộ trưởng Công an Tô Lâm cho biết, một số nước trong khu vực đã phát hiện sự liên kết giữa băng nhóm tội phạm ma túy với tội phạm khủng bố. 



Theo Báo VietNamNet

Lập tổ đánh giá sự cố vụ cầu 54 tỷ đồng sập ở Cà Mau

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi chỉ đạo lập tổ đánh giá sự cố sau khi khảo sát hiện trường vụ cầu 54 tỷ đồng bất ngờ sập.

Liên quan vụ cầu 54 tỷ đồng ở thị trấn Cái Đôi Vàm (huyện Phú Tân, Cà Mau) bất ngờ sập nhịp dẫn, ngày 22/12, tin từ Văn phòng UBND tỉnh cho biết, qua trực tiếp thị sát, Phó Chủ tịch UBND Lâm Văn Bi giao Sở Giao thông vận tải thành lập tổ đánh giá sự cố công trình.

“Sở Giao Thông vận tải chủ trì phối hợp các đơn vị có liên quan đánh giá sự cố công trình, có giải pháp tháo dỡ, thu dọn hiện trường trong thời gian sớm nhất để đảm bảo an toàn công trình, đảm bảo giao thông. Đồng thời, xác định rõ nguyên nhân sự cố gắn với trách nhiệm của các bên có liên quan”, Phó Chủ tịch Lâm Văn Bi chỉ đạo.

{keywords}
Hiện trường vụ cầu 54 tỷ đồng bất ngờ sập nhịp dẫn

Theo UBND huyện Phú Tân, sáng 21/12, UBND huyện có ghi nhận báo cáo của địa phương về tình hình sụt lún trụ cầu thuộc dự án đầu tư xây dựng cầu qua sông Cái Đôi Vàm.

Ngay sau khi nhận được tin báo, UBND huyện Phú Tân đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn, UBND thị trấn Cái Đôi Vàm, lực lượng công an đến hiện trường ghi nhận sự việc.

Ghi nhận cho thấy, vào khoảng từ 9h10 - 9h30 cùng ngày, đơn vị thi công phát hiện tại trụ T7 bị lún khoảng 1/3. Hơn một tiếng đồng hồ sau thì bị lún gần như hoàn toàn và gãy 2 nhịp giữa của cầu. Do có phà của công trình đang đậu ngay trụ T7 nên chưa sập hoàn toàn nhịp giữa cầu.

{keywords}

Tuy nhiên, với sức chảy của dòng sông kết hợp với triều cường đang xuống, khoảng 12h cùng ngày, toàn bộ nhịp giữa cầu đã sập hoàn toàn, nằm chắn ngang sông Cái Đôi Vàm. Rất may, sự cố không gây ảnh hưởng về người.

Cầu Cái Đôi Vàm là công trình giao thông cấp III, có chiều dài trên 286m. Dự án có tổng mức đầu tư trên 54 tỷ đồng (trong đó giá trị xây lắp cầu hơn 30 tỷ đồng), từ nguồn vốn ngân sách tỉnh.

Dự án do Ban Quản lý dự án xây dựng công trình giao thông làm chủ đầu tư. Đơn vị thi công là Công ty CP tập đoàn TPM. Dự kiến cầu được đưa vào sử dụng trước Tết Nguyên đán 2022.

Ngọc Chúc

Cận cảnh cây cầu 54 tỷ đồng gãy gập như... bánh quy vỡ

Cận cảnh cây cầu 54 tỷ đồng gãy gập như... bánh quy vỡ

Vụ sập cầu bắc qua sông Cái Đôi Vàm may mắn không gây thiệt hại về người nhưng cây cầu hơn 50 tỷ tiền ngân sách đã gãy gập 2 nhịp khi đang trong giai đoạn hoàn thiện.



Theo Báo VietNamNet

Công an TP.HCM kết luận vụ tố giác nghệ sĩ Hoài Linh ‘ăn chặn’ từ thiện

Sau nhiều tháng điều tra về những đơn thư tố giác nghệ sĩ Hoài Linh “ăn chặn” từ thiện, đến nay cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã có kết luận chính thức.

Theo đó, vài tháng trước, cơ quan CSĐT Công an TP.HCM lần lượt nhận được 4 đơn thư của 4 cá nhân tố giác ông Nguyễn Võ Hoài Linh (tức danh hài Hoài Linh, SN 1969, quê Khánh Hoà, ngụ quận Phú Nhuận) đã có hành vi “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” thông qua hoạt động từ thiện, cứu trợ đồng bào lũ lụt miền Trung năm 2020.

Trên cơ sở đó, cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã vào cuộc xác minh, xử lý nội dung đơn thư tố giác theo quy định pháp luật.

{keywords}
Công an TP.HCM chính thức có kết luận vụ nghệ sĩ Hoài Linh bị tố giác "ăn chặn" từ thiện

Mới đây, ngày 23/11 cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự vì xác định qua kiểm tra, xác minh không có dấu hiệu phạm tội. Quyết định này được thông báo và Viện KSND TP.HCM cũng nhận định, việc không khởi tố vụ án hình sự là có căn cứ, đúng pháp luật.

Trước đó hồi giữa năm, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin phản ánh một số cá nhân là nghệ sĩ đã nhập nhằng, có dấu hiệu ăn chặn từ thiện; trong đó những livestream của bà Nguyễn Phương Hằng (Tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam) phản ánh quyết liệt nhất. Riêng về nghệ sĩ Hoài Linh thì có những phản ánh cho rằng đã “ăn chặn” hơn 14 tỷ đồng từ thiện - là khoản đã vận động, quyên góp để cứu trợ, giúp đỡ bà con miền Trung khắc phục hậu quả sau cơn lũ lụt giữa năm 2020.

{keywords}
Đến tháng 6/2021 đại diện của nghệ sĩ Hoài Linh đã trao 15,2 tỷ đồng cho chính quyền các tỉnh miền Trung

Lần lượt có các cá nhân gửi đơn thư tố giác Hoài Linh đến cơ quan CSĐT Công an TP.HCM. Hoài Linh đã bị nhiều chỉ trích nặng nề và sau đó có đăng tải một clip công khai trên mạng xã hội để xin lỗi, giải thích về việc chậm giải ngân khoản hiền hơn 14 tỷ đó.

Sau đó, đầu tháng 6/2021 đại diện của Hoài Linh đã có mặt tại miền Trung trao khoản tiền từ thiện cho Uỷ ban Mặt trận tổ quốc của một số tỉnh. Tổng số tiền giải ngân là 15,2 tỷ đồng gồm tiền quyên góp từ thiện và lãi phát sinh.

Được biết, hiện Công an TP.HCM cũng như Bộ Công an cũng đang điều tra về hoạt động từ thiện của một số nghệ sĩ như: ca sĩ Thuỷ Tiên, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, MC Trấn Thành…

Bộ trưởng Tô Lâm: Cảnh sát hình sự rà soát hoạt động từ thiện trên toàn quốc

Bộ trưởng Tô Lâm: Cảnh sát hình sự rà soát hoạt động từ thiện trên toàn quốc

Ba bộ trưởng: Công an, LĐ-TB&XH, Tài chính trả lời những vấn đề liên quan đến lùm xùm trong hoạt động từ thiện.

Linh An



Theo Báo VietNamNet

Giám đốc CDC Hà Tĩnh lên tiếng về gói thầu 6 tỷ với Công ty Việt Á

Giám đốc CDC Hà Tĩnh cho biết, đơn vị đã mua kit test và sinh phẩm xét nghiệm 2 đợt từ Công ty Việt Á. 

Sáng nay (22/12), trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Chí Thanh, Giám đốc CDC Hà Tĩnh cho biết, đơn vị có hai đợt mua kit test và sinh phẩm xét nghiệm từ Công ty Việt Á.

Trong đó, ngày 25/5, CDC Hà Tĩnh ký hợp đồng với Liên danh Việt Á - Vật tư y tế Việt Nam- Thiên Phúc về gói thầu "Mua sắm test nhanh, sinh phẩm, vật tư tiêu hao phục vụ công tác xét nghiệm Covid-19” trị giá gần 6 tỷ đồng. Thành viên đứng đầu liên danh là Công ty CP công nghệ Việt Á.

“Phía CDC đã mua hai lần sinh phẩm xét nghiệm và kit test Covid-19 từ Công ty Việt Á. Tuy nhiên cá nhân và đơn vị không có gì phải giấu diếm, không có chuyện nhận phần trăm hoa hồng từ Công ty Việt Á. Tôi cũng chưa gặp người nào của Công ty Việt Á”, ông Nguyễn Chí Thanh, Giám đốc CDC Hà Tĩnh nói.

Cũng theo ông Thanh, chiều 21/12, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã làm việc với đơn vị và yêu cầu CDC báo cáo rõ việc mua bán với Công ty Việt Á.

“Chúng tôi đấu thầu rộng rãi qua mạng và Công ty Việt Á trúng thầu. Sau khi có báo cáo cụ thể, tôi sẽ trao đổi sau. Có gói thầu gần 6 tỷ đồng, nhưng không phải chỉ mỗi kit test mà có nhiều danh mục trong đó”, ông Thanh cho hay.

{keywords}
CDC Hà Tĩnh

Như VietNamNet đã đưa tin, tại Hà Tĩnh, Công ty Việt Á trúng gói thầu mua sắm kit test và sinh phẩm xét nghiệm Covid-19 ở hai đơn vị: Bệnh viện đa khoa tỉnh và Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh này. Tuy nhiên, gói thầu gần 5 tỷ đồng tại bệnh viện chưa ký hợp đồng mua bán.

Ông Lê Ngọc Thanh, Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh cho biết, gói thầu trị giá gần 5 tỷ đồng nhưng chưa ký hợp đồng mua bán, bao gồm 10.000 test PCR và hóa chất sinh phẩm kèm theo gồm có 8 danh mục như: Filter tip 1.000ul (đầu côn tiệt trùng có lọc, số lượng 1000 hộp, 96 cái/hộp với giá 226.000 đồng; Filter típ 100uhl (đầu côn tiệt trùng có lọc, 96 cái/hộp gồm 260 hộp với giá 187.000 đồng; Tách chiết RNA (96 test/bộ, số lượng 9.500 test, giá 42.000 đồng. Môi trường vận chuyển virus (20 ống/gói, gồm 10.000 ống, có giá 39.500 đồng/ống); Que bông lấy dịch họng (gói/100 cái, 200 cái với giá 1.500 đồng/cái); Que bông tăm lấy dịch mũi (100 cái/túi, 50.000 cái với giá 3.550 đồng/cái)…

Trong đó, kit xét nghiệm SARS-CoV-2 là đắt nhất. Mỗi bộ test trúng thầu với giá 367.500 đồng.

Thiện Lương

Công an làm việc với CDC Hà Tĩnh chiều 21/12

Công an làm việc với CDC Hà Tĩnh chiều 21/12

Công ty Việt Á trúng gói thầu kit test tại Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh và Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh. Tuy nhiên gói thầu tại bệnh viện chưa ký hợp đồng. Chiều nay công an đã về làm việc với CDC tỉnh này.



Theo Báo VietNamNet

7 công nhân bị bỏng tại xưởng lọc dầu ở Quảng Ninh

7 công nhân bị bỏng nặng sau sự cố xì khí chảo lọc dầu thuộc Công ty TNHH Hóa công nghiệp Triển Bằng, khu công nghiệp Hải Yên, TP Móng Cái (Quảng Ninh).

Vụ tai nạn xảy ra vào lúc 9h40 ngày 21/12 tại khu công nghiệp Hải Yên, TP Móng Cái.

Thời điểm xảy ra, các công nhân đang vận hành dây chuyền sản xuất thì xảy ra sự cố xì hơi chảo lọc dầu khiến 7 người bị bỏng.

{keywords}
Các nạn nhân được điều trị tại bệnh viện (Ảnh: Thanh Vân)

Các nạn nhân được đưa đến Trung tâm Y tế thành phố Móng Cái để sơ cứu. Sau đó, 4 bệnh nhân bị bỏng nặng được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, 3 bệnh nhân còn lại tiếp tục điều trị tại Trung tâm y tế TP Móng Cái.

Trong sáng 22/12, 4 bệnh nhân sau khi nhập viện tại BV Đa khoa tỉnh Quảng Ninh được xác định bỏng rất nặng được chuyển lên Bệnh viện Bỏng Quốc gia.

Phạm Công

80 cảnh sát đập tường, khống chế đám cháy lớn ở TP Thủ Đức

80 cảnh sát đập tường, khống chế đám cháy lớn ở TP Thủ Đức

80 cảnh sát tiếp cận khống chế đám cháy lớn kho phế liệu ở TP Thủ Đức, ngăn bà hỏa lan sang nhà dân liền kề vào sáng sớm nay (21/12).



Theo Báo VietNamNet

Cận cảnh cây cầu 54 tỷ đồng gãy gập như... bánh quy vỡ

Vụ sập cầu bắc qua sông Cái Đôi Vàm may mắn không gây thiệt hại về người nhưng cây cầu hơn 50 tỷ tiền ngân sách đã gãy gập 2 nhịp khi đang trong giai đoạn hoàn thiện.

Cận cảnh cây cầu 54 tỷ đồng gãy gập như... bánh quy vỡ - 1

Vào khoảng 9h15 ngày 21/12, đã phát hiện có dấu hiệu lún hơn 4 m tại trụ T7 của cầu bắc qua sông Cái Đôi Vàm (Ảnh: Dũng Thảo).

Cận cảnh cây cầu 54 tỷ đồng gãy gập như... bánh quy vỡ - 2

Hơn một giờ sau thì trụ này lún gần như hoàn toàn, 2 nhịp giữa cầu gãy gập như... bánh quy vỡ. Thời điểm này có phà của công trình đang đậu ngay trụ T7 của cầu nên chưa sập hoàn toàn nhịp giữa (Ảnh: Người dân cung cấp).

Cận cảnh cây cầu 54 tỷ đồng gãy gập như... bánh quy vỡ - 3

Đến khoảng 12h cùng ngày, với sức chảy của dòng sông kết hợp với triều cường đang xuống, toàn bộ nhịp giữa cầu dài hơn 30 m bị sập hoàn toàn, nằm chắn ngang sông Cái Đôi Vàm. Một số trụ và nhịp dẫn khác bị nghiêng (Ảnh: Dũng Thảo).

Cận cảnh cây cầu 54 tỷ đồng gãy gập như... bánh quy vỡ - 4

Sự cố này không gây ảnh hưởng về người và tạm thời chưa ghi nhận sự tổn hại về tài sản của người dân ở lân cận công trình (Ảnh: Người dân cung cấp).

Cận cảnh cây cầu 54 tỷ đồng gãy gập như... bánh quy vỡ - 5

UBND huyện Phú Tân đã chỉ đạo lực lượng chức năng thực hiện các biện pháp bảo vệ hiện trường, điều tiết giao thông trên đường bộ, đường thủy, không cho người dân và phương tiện đi qua lại khu vực cách vị trí cầu từ 5 m - 10 m (Ảnh: Dũng Thảo).

Cận cảnh cây cầu 54 tỷ đồng gãy gập như... bánh quy vỡ - 6

Vào khoảng 9h15 ngày 21/12, đã phát hiện có dấu hiệu lún hơn 4 m tại trụ T7 của cầu bắc qua sông Cái Đôi Vàm (Ảnh: Dũng Thảo).

Cận cảnh cây cầu 54 tỷ đồng gãy gập như... bánh quy vỡ - 7

Vào khoảng 9h15 ngày 21/12, đã phát hiện có dấu hiệu lún hơn 4 m tại trụ T7 của cầu bắc qua sông Cái Đôi Vàm (Ảnh: Dũng Thảo).

Cận cảnh cây cầu 54 tỷ đồng gãy gập như... bánh quy vỡ - 8

Vào khoảng 9h15 ngày 21/12, đã phát hiện có dấu hiệu lún hơn 4 m tại trụ T7 của cầu bắc qua sông Cái Đôi Vàm (Ảnh: Dũng Thảo).

Hiện chủ đầu tư, đơn vị thi công, đơn vị giám sát, tư vấn thiết kế và các đơn vị có liên quan đang tập trung tìm giải pháp khắc phục hiện trường sập cầu và làm rõ nguyên nhân.

Công trình xây dựng cầu qua sông Cái Đôi Vàm là công trình giao thông cấp III, với tổng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách trên 50 tỷ đồng.

Theo Dân trí

Cầu 54 tỷ đồng bất ngờ sập nhịp dẫn

Cầu 54 tỷ đồng bất ngờ sập nhịp dẫn

Cầu Cái Đôi Vàm có nguồn vốn đầu tư từ ngân sách trên 54 tỷ đồng, đang trong quá trình hoàn thành thì bất ngờ sập nhịp dẫn.



Theo Báo VietNamNet

Người lính nhận đỡ đầu 3 anh em mồ côi vì Covid-19, hạnh phúc vì không đơn độc

“Tôi rất hạnh phúc vì biết việc mình làm không đơn độc, mà sau lưng tôi còn có các bạn, cộng đồng, xã hội... luôn sẵn sàng tiếp thêm năng lượng cho tôi”.

Thiếu tá Nguyễn Trung Kiên - trợ lý Quân khí, Ban Chỉ huy quân sự TP Thủ Đức, Bộ Tư lệnh TP.HCM đã có những chia sẻ xúc động trong lễ vinh danh Nhân vật VietNamNet truyền cảm hứng 2021, ngày 20/12.

Góp sức chung tay xoa dịu nỗi đau mồ côi

Từ khi nhận đỡ đầu thêm 3 cháu bé mồ côi, mẹ mất do Covid-19, đến nay đã vài tháng, anh có thể cho biết cảm nhận của mình khi trở thành cha của 5 người con?

- Bản thân tôi rất hạnh phúc khi được làm cha của 5 đứa nhỏ rất ngoan. Gia đình tôi rất vui khi đóng góp một phần sức mình để xoa dịu nỗi đau trẻ em mồ côi vì Covid-19.

{keywords}
Thiếu tá Nguyễn Trung Kiên nhận hoa và kỷ niệm chương Nhân vật VietNamNet truyền cảm hứng 2021. Ảnh: Tùng Trương

Anh có thể chia sẻ cảm xúc khi nhìn thấy bé gái 4 tuổi một mình ra nhận tro cốt của mẹ?

- Những ngày TP.HCM ở thời kỳ cao điểm của dịch Covid-19, trong một lần, tôi cùng đồng đội đi chuyển tro cốt của chị Nguyễn Thị Ngọc Nga (44 tuổi) tới khu trọ ở phường Tân Phú, TP Thủ Đức thì thấy chỉ có bé Phạm Thị Bảo Châu (4 tuổi) là con gái, đưa đôi tay non nớt ra đỡ. Tôi rất bất ngờ và cũng rất buồn. Mình cũng là cha của 2 đứa con, nhìn hoàn cảnh lúc đó, nhói lòng lắm.

Tôi cũng biết được thông tin tất cả mọi người ở dãy nhà trọ đều dương tính, cuộc sống và tình trạng sức khoẻ đều rất khó khăn. Bé Châu đang sống một mình trong căn nhà trọ, lại nhiễm bệnh. 

Tìm hiểu thêm, tôi biết hoàn cảnh bé Châu còn đáng thương hơn khi cha mẹ chia tay nhau lúc cháu còn rất nhỏ. Mẹ cháu mưu sinh bằng đủ mọi nghề như phụ hồ, làm mướn, lượm ve chai... để nuôi con.

Trước tình cảnh dịch bệnh phức tạp, một đứa trẻ bơ vơ không nơi nương tựa, tôi nghĩ mình phải làm một điều gì đó giúp đỡ cháu. Từ đó, tôi nhận đỡ đầu chăm lo cho bé.

Sau gần 2 tháng tìm kiếm người thân cho bé, tôi cũng tìm được bà ngoại của cháu, năm nay 87 tuổi, cùng anh chị của bé là Đình Huy và Bảo Ngọc hiện sống trong căn nhà xuống cấp chừng 20m2 ở Quận 4.

Trong một lần qua thăm, cháu Ngọc có nói với tôi rằng “Chú Kiên ơi, cho con gọi chú Kiên bằng ba nha. Con không có ba, con muốn có ba để được ba quan tâm”.

Là một người cha, mặc dù biết là sẽ rất khó khăn về kinh tế, công việc và các mối quan hệ xã hội, nhưng thấu hiểu trước hoàn cảnh các cháu thiếu thốn tình cảm người cha từ nhỏ, nay mất đi người mẹ nên tôi quyết định nhận đỡ đầu cho cả 3 đứa trẻ.

Việc làm không đơn độc

Việc nhận nuôi một đứa trẻ là không dễ dàng, nhưng anh liền một lúc lại nhận nuôi, đỡ đầu tới 3 cháu bé, tại sao anh lại đưa ra quyết định đó? Khi quyết định như vậy, gia đình anh có ý kiến như thế nào?

- Khi quyết định nhận đỡ đầu cho các cháu, tôi được sự ủng hộ rất lớn từ gia đình. Sự quan tâm, động viên kịp thời của Thủ trưởng, của đồng đội, bạn bè, xã hội... và nhất là của các bạn báo chí, truyền thông.

{keywords}
Vinh danh những cá nhân, tập thể được độc giả VietNamNet bình chọn.

Nhờ có các bạn mang đến những câu chuyện đẹp, những điều tử tế đến công chúng, giúp lan toả phẩm chất cao đẹp của người lính trong đại dịch Covid đến với mọi người.

Đến nay, khi được cộng đồng bình chọn nhân vật truyền cảm hứng năm 2021 thì tôi rất hạnh phúc. Tôi biết việc mình làm không đơn độc mà sau lưng tôi còn có các bạn, cộng đồng, xã hội... luôn sẵn sàng tiếp thêm năng lượng cho tôi trong hành trình cưu mang các em bé mồ côi vì Covid-19. Xin cảm ơn các bạn rất nhiều!

Tình hình của 3 cháu bé hiện nay như thế nào, về cuộc sống, sinh hoạt, học tập? Anh có gặp khó khăn gì trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc và dạy dỗ các cháu?

- Hiện tại tôi vẫn phải thực hiện nhiệm vụ trực chống dịch Covid-19 tại đơn vị. Các cháu sống cùng bà ngoại. Hằng ngày, tôi đều dành thời gian điện thoại cho các cháu, dạy các cháu học. Hàng tuần tôi đều gửi lương thực, thực phẩm cho các cháu. Nếu rảnh thì qua đón các cháu về nhà tôi.

{keywords}
Vợ chồng Thiếu tá Nguyễn Trung Kiên nhận đỡ đầu 3 anh em mồ côi vì Covid-19.

Khó khăn thì rất nhiều. Kinh tế, công việc, thời gian, mối quan hệ xã hội, cuộc sống gia đình tôi hầu như đảo lộn hoàn toàn... Các cháu học tập chưa theo kịp bạn bè do có thời gian nghỉ học đi nhặt ve chai nên sự tiếp thu chậm. Khi dạy con không hiểu thì con khóc, mình cũng buồn...

Qua đây, anh có thể chia sẻ về dự định tương lai cho các bé cũng như có đề nghị hay cần sự hỗ trợ chung tay của ngành chức năng hay cộng đồng?

- Thời gian tới, tôi cố gắng lo được chỗ ở cho bà và các cháu. Vì ngôi nhà tạm ở hiện nay đã xuống cấp rất nhiều, ban đêm nếu mưa thì các cháu phải thức để lấy xô, chậu hứng nước; hơn nữa chỗ ở này cũng đang có sự không ổn định...

Mong có nhiều thời gian hơn để có thể dạy các cháu học cho kịp bạn bè, quan tâm hơn giúp các cháu ổn định tâm lý.

Và tôi cũng mong muốn, tất cả trẻ em mồ côi nói chung, trẻ em mồ côi do đại dịch Covid-19 nói riêng luôn được sự quan tâm, động viên từ phía gia đình, nhà trường, bạn bè, chính quyền địa phương, sự chung tay của cả cộng đồng, xã hội để sớm vượt qua mất mát, ổn định cuộc sống và vươn lên trở thành những người có ích cho xã hội.

Thu Anh

Nhân vật VietNamNet truyền cảm hứng - Sự tốt đẹp trở thành dòng chảy chính của xã hội

Nhân vật VietNamNet truyền cảm hứng - Sự tốt đẹp trở thành dòng chảy chính của xã hội

Bốn nhân vật truyền cảm hứng được độc giả bình chọn cao nhất năm 2021 đã có những chia sẻ xúc động tại Lễ vinh danh sáng nay 20/12.



Theo Báo VietNamNet

Nâng khống giá kit test Covid-19 và chuyện khốn khổ của lao động nghèo

Trong khi nhiều lao động nghèo khốn khổ vì phải bỏ ra gần hết tháng lương cho những lần xét nghiệm Covid-19, CQĐT vừa làm rõ việc Giám đốc CDC Hải Dương bắt tay với Công ty Việt Á nâng khống giá kit test Covid-19, bỏ túi rất nhiều tiền.

Tình hình dịch bệnh phức tạp, thời gian qua, nhiều địa phương đã áp dụng các biện pháp phòng chống dịch, trong đó có quy định kiểm soát người đi lại bằng cách yêu cầu phải có xét nghiệm Covid-19 bằng phương pháp test nhanh hoặc PCR.

Giá xét nghiệm có lúc, có nơi bị loạn, nhiều doanh nghiệp hoạt động thiết yếu, nhiều cá nhân công việc bắt buộc phải thực hiện xét nghiệm đã phải chi khoản tiền lớn cho việc xét nghiệm để đủ điều kiện thông hành.

CQĐT Bộ Công an đang làm rõ sai phạm trong việc Công ty Việt Á bán Kit test Covid cho CDC Hải Dương thông qua 5 hợp đồng với tổng giá trị 151 tỷ đồng.

{keywords}
Ông Phan Quốc Việt, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty Việt Á

Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, để có tiền trích % cho Phạm Duy Tuyến (Giám đốc CDC Hải Dương), ông Phan Quốc Việt (Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty Việt Á) đã nâng khống giá đầu vào chi phí sản xuất sản phẩm vật tư, thiết bị của Công ty Việt Á.

Công ty Việt Á đã lại quả cho Phạm Duy Tuyên 27 tỷ đồng. Đây là số tiền được trích % trên tổng giá trị theo 5 hợp đồng.

Theo lời Tiến sỹ, luật sư Đặng Văn Cường, Công ty Việt Á đã bán được số vật tư y tế thu về doanh thu đến 4.000 tỷ đồng, làm thất thoát tài sản của Nhà nước, làm tăng giá xét nghiệm, gây thiệt hại đến tài sản của nhiều tổ chức, cá nhân.

Vụ án này đã phần nào làm rõ nguyên nhân quan trọng khiến giá xét nghiệm Covid-19 tăng cao, khiến người xét nghiệm phải trả chi phí rất lớn.

Nỗi khổ lao động nghèo

Vào trung tuần tháng 12, tại một công ty sản xuất linh kiện phần mềm ô tô, nằm trong Khu công nghiệp VSIP I (TP Thuận An, tỉnh Bình Dương), nhiều công nhân tỏ ra bức xúc khi bị trừ tiền phí xét nghiệm RT-PCR Covid-19 vào số tiền lương ít ỏi.

Theo phản ánh của nhiều công nhân tại đây, khi nhận bảng lương tháng 11 vào ngày 10/12, họ "tá hỏa" khi thấy công ty trừ tiền phí xét nghiệm RT-PCR Covid-19 cao hơn bình thường, trong đó có người bị trừ số tiền khoảng 4,5 triệu đồng.

Theo danh sách trừ phí xét nghiệm công ty này đưa ra, hàng chục công nhân làm việc tại các bộ phận bị trừ phí xét nghiệm từ 1,9 triệu đồng đến 4,5 triệu đồng.

Chị H.T.T. (công nhân sản xuất của công ty) cho biết, khi vào làm việc, chị được phía công ty yêu cầu phải xét nghiệm Covid-19 bằng phương pháp RT-PCR.

Đến thời điểm đầu tháng 12, chị đã làm xét nghiệm 3 lần, phía công ty cũng thông báo sẽ trừ phí xét nghiệm vào lương của công nhân.

Tuy vậy, nhận bảng lương, chị T. "tá hỏa" khi số tiền phí xét nghiệm bị trừ lên đến 4,5 triệu, gần hết tiền lương tháng của chị.

Còn anh L.V.H. (công nhân công ty) bức xúc cho biết, từ tháng 10 đến tháng 11, anh phải làm xét nghiệm 2 lần mới được vào công ty làm việc. Khi nhận lương anh mới biết mình bị trừ đến 3,2 triệu đồng phí xét nghiệm. Quá bức xúc, anh H. đã nghỉ việc.

Liên quan đến vụ việc doanh nghiệp trừ tiền xét nghiệm vào lương công nhân giá “trên trời” ở Bình Dương, hồ sơ cho thấy, Công ty TNHH Uchiyama Việt Nam ký hợp đồng với Phòng khám đa khoa An Thuận (TP Thuận An, tỉnh Bình Dương) từ tháng 7/2021 để xét nghiệm cho công nhân của công ty.

Thời gian đầu, mức giá xét nghiệm thỏa thuận giữa hai bên là 1,9 triệu đồng/lần xét nghiệm (bao gồm thuốc và các chi phí phát sinh). Đến tháng 10 và 11, mức giá xét nghiệm hai bên thỏa thuận lại giảm còn 1,5 triệu rồi 1,3 triệu đồng...

Sáng 21/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến báo cáo công tác dân nguyện tháng 11 của Quốc hội. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nhắc đến tình trạng người lao động phải bỏ tiền túi nộp tiền xét nghiệm Covid-19, có người phải nộp 4,5 triệu đồng như báo chí phản ánh ở Bình Dương.

Ông Tùng cũng nhắc đến việc đang gây bức xúc hiện nay là vụ “thổi giá” kit test Covid-19 của Công ty Việt Á.

Theo ông, rất nhiều địa phương, kết quả đấu thầu giá kit test của Công ty Việt Á cũng rất cao, trên dưới 500 nghìn/kit.

Trong khi tại thời điểm báo chí phản ánh “loạn giá kit xét nghiệm” có đề cập đến việc, nếu mua của nước ngoài số lượng lớn, có khi chỉ 1-2 USD/1 kit test.

Đã đến lúc dẹp loạn 'sân sau' trong lĩnh vực y tế

Đã đến lúc dẹp loạn 'sân sau' trong lĩnh vực y tế

Thêm một vụ án gây rúng động trong ngành y, cho thấy sự suy thoái về đạo đức của một số cán bộ ngành này và hiện tượng "sân sau", phạm tội có tổ chức là rất rõ ràng.

T.Nhung 



Theo Báo VietNamNet

Nhiệm vụ 'đặc biệt' của bộ đội nơi hỏa thiêu người mất vì Covid-19

Với tâm niệm chăm lo đồng bào bằng tất cả tấm lòng, nhiều tháng qua, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn Gia Định đã vượt qua nỗi lo ngại ban đầu để thực hiện nhiệm vụ hỏa thiêu, lo tro cốt cho nạn nhân mất vì Covid-19.

XEM VIDEO:

Những ngày tháng không thể quên

Sáng sớm những ngày cuối năm 2021, nghĩa trang chính sách TP.HCM lẩn khuất trong sương mai trắng xóa, không gian tĩnh lặng. Trung úy Nguyễn Tấn Lộc cùng các thành viên Đội công tác đặc biệt của Trung đoàn Gia Định, Bộ Tư lệnh TP.HCM chuẩn bị công tác tiếp nhận, hỏa thiêu nạn nhân qua đời vì Covid-19.

Không ai bảo ai, mọi việc dường như đã quá quen thuộc, mỗi chiến sĩ chỉn chu với phần việc của mình. Trước khi thực hiện nhiệm vụ, Trung úy Nguyễn Tấn Lộc tiến đến ban thờ được chuẩn bị sẵn từ những ngày đỉnh dịch, thành kính thắp nén nhang cầu nguyện cho những người không may mắn. 

Trong bộ quần áo bảo hộ trắng, binh nhất Vũ Đức Thành (19 tuổi) gạt mạnh tay nắm cánh cửa kho lạnh chứa thi thể các nạn nhân. Cửa kho bật mở, hơi lạnh tràn xuống mặt đường rồi bốc lên lan nhanh thành màn khói mờ đục.

Không một chút do dự, các chiến sĩ bước vào kho lạnh, ghé vai khiêng chiếc áo quan ra ngoài, hướng về lò thiêu trong sự nghiêm trang, cẩn trọng.

{keywords}

Các chiến sĩ chuyển thi hài bà con mất vì Covid-19 ở TP.HCM đến lò thiêu. Ảnh: Thanh Tùng

{keywords}

                            Thi thể được đưa đến lò thiêu. Ảnh: Thanh Tùng 


Mỗi ngày, đội chia thành các ca trực với nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản, hỏa thiêu thi thể người đã khuất. Suốt nhiều tháng qua, cán bộ, chiến sĩ Đội công tác đặc biệt ở nghĩa trang chính sách TP.HCM đã vượt qua mọi rào cản, khó khăn để thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, hỏa thiêu nạn nhân qua đời vì Covid-19.

Thiếu tá Đồng Anh Tuấn, Phó Tham mưu trưởng Trung đoàn Gia Định cho biết: “Đội công tác đặc biệt ở nghĩa trang chính sách TP.HCM là nơi xử lý cuối cùng các nạn nhân không may qua đời vì dịch bệnh Covid-19 tại TP.HCM.

Trong giai đoạn dịch bệnh khốc liệt nhất, các cán bộ, chiến sĩ tại đây làm việc không có giờ nghỉ ngơi. Bất kể đêm hay ngày, mỗi khi có xe chở thi thể đến, các chiến sĩ lập tức có mặt, tiếp nhận và xử lý nhanh gọn, chính xác".

{keywords}

Hiện các kho lạnh ít khi phải dùng đến do những người mất vì Covid-19 thời điểm này đã giảm đáng kể. Có 19 chiến sĩ thuộc Trung đoàn Gia Định tham gia xử lý thi thể, công việc được hoàn tất trong ngày. Ảnh: Thanh Tùng.

Theo Thiếu tá Tuấn, khi còn phải trữ thi thể người đã mất trong kho lạnh, vào ca trực, các chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ đem áo quan ra khu vực có các container lạnh để thực hiện khâm liệm.

Thiếu tá Tuấn chia sẻ: "Thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp, cán bộ, chiến sĩ đội công tác rất cực khổ. Lúc đó có khoảng 60 người, làm việc 24/24h vẫn không kịp xử lý các ca tử vong. Nhưng chúng tôi cảm thấy đó là những tháng ngày không thể nào quên. Đây là nhiệm vụ thiêng liêng. Chúng tôi đã chăm lo chu toàn cho đồng bào mình".

“Trước khi đóng nắp áo quan, chúng tôi cũng thực hiện một số nghi thức tẩm liệm, nhập quan cho người đã khuất. Dù chưa được tươm tất, đầy đủ như các nhà quàn, nhưng anh em bộ đội ở đây đã cố gắng hết sức trong khả năng của mình”, Thiếu tá Tuấn bày tỏ.

Nhiệm vụ thiêng liêng

Sau khoảng 2h giờ đồng hồ, quá trình hỏa thiêu thi thể nạn nhân hoàn tất. Các chiến sĩ trẻ trong ca trực, dưới sự chỉ huy trực tiếp của Trung úy Nguyễn Tấn Lộc đến lò thiêu để lấy tro cốt người đã khuất.

Phần cốt còn lại sau khi hỏa thiêu sẽ được các chiến sĩ bỏ vào hũ sành đã được chuẩn bị trước. Phần tro được đựng ở một dụng cụ riêng.

Theo Thiếu tá Tuấn, phần cốt của nạn nhân sẽ được các đơn vị có trách nhiệm bàn giao đến tận tay người nhà của họ. Phần tro được rải ra sông.

{keywords}

                     Tro cốt người mất được các chiến sĩ bỏ vào hũ sành. Ảnh: Thanh Tùng.

Hoàn tất công tác lấy tro cốt người đã khuất, nhóm ca trực của binh nhất Vũ Đức Thành trở về lều trại dựng tạm trước khu vực lò thiêu. Thực hiện nhiệm vụ đặc biệt, các chiến sĩ dù tuổi đời còn rất trẻ nhưng không tỏ ra sợ hãi, e ngại.

{keywords}

                      Chuyển tro cốt bà con vào hũ có gắn tên... Ảnh: Thanh Tùng.

{keywords}


Ngược lại, các chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ một cách thuần thục, cẩn trọng. Thiếu tá Tuấn cho biết, trước đây, khi lần đầu tiếp xúc với thi thể nạn nhân, các chiến sĩ đều có tâm lý chung là e ngại.

Nắm bắt tâm tư chiến sĩ, các cán bộ, chỉ huy như anh đều là người đầu tiên “xắn tay áo, lao vào thực hiện nhiệm vụ trước”. Sự dấn thân, tiên phong của cán bộ, chỉ huy sớm ổn định tâm lý cho các chiến sĩ trẻ.

{keywords}

Các chiến sĩ thực hiện phun khử khuẩn trước và sau khi thực hiện việc hỏa thiêu thi thể nạn nhân mất vì Covid-19. Ảnh: Thanh Tùng.

Anh nói: “Lúc đầu, các chiến sĩ trẻ có cảm giác e ngại. Tuy nhiên, chúng tôi quán triệt tư tưởng rằng đây là nhiệm vụ thiêng liêng. Chúng ta đang thực hiện công đoạn cuối cùng cho những đồng bào của mình không may mất vì Covid-19”.

Đến nay, sau hơn 4 tháng, các chiến sĩ như Thành không còn cảm thấy sợ. Ngược lại, hơn bao giờ hết, lúc này, tâm trí binh nhất căng tràn niềm tự hào vì đã làm được việc có ý nghĩa cho người dân mình.

{keywords}

                 Hoàn tất nhiệm vụ, các chiến sĩ lại tranh thủ thư giãn trên bàn cờ.


“Tôi luôn tâm niệm đây là công việc ý nghĩa, chăm lo cho đồng bào của mình nên chưa bao giờ có tâm lý lo sợ, muốn rời bỏ, trốn tránh nhiệm vụ”, Thành nói.

Chiến sĩ Nguyễn Thái Tài, tiểu đoàn 2 cũng bày tỏ: "Ban đầu cũng hơi sợ, nhưng vì trách nhiệm công việc, trách nhiệm người lính... giúp mình vượt qua khó khăn".

Những ngày này, TP.HCM đã bước qua đỉnh dịch. Tuy vậy, cuộc chiến chống đại dịch vẫn diễn ra, từng ngày vẫn có người ra đi mãi mãi. Các cán bộ, chiến sĩ Đội công tác đặc biệt ở nghĩa trang chính sách TP.HCM vẫn luôn tâm niệm, chừng nào bà con cần là sẽ nỗ lực hết sức để lo chu toàn mọi việc.

Tết Nguyên đán cận kề, những chiến sĩ trẻ cho biết, sẵn sàng gác lại nỗi nhớ nhà để ở lại đội, tiếp tục công việc của mình.

“Cán bộ, chiến sĩ xác định, sẵn sàng đón Tết tại nơi làm việc. Dù chưa có kế hoạch cụ thể nhưng chúng tôi sẽ vừa đón Tết vừa đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ”, Thiếu tá Đồng Anh Tuấn, vị chỉ huy đội công tác đặc biệt chia sẻ.

Nguyễn Sơn - Tùng Tin - Thu Anh

Bên trong khu hỏa thiêu người tử vong vì Covid-19 ở TP.HCM

Bên trong khu hỏa thiêu người tử vong vì Covid-19 ở TP.HCM

Đỉnh dịch đã qua nhưng mỗi ngày TP.HCM vẫn ghi nhận hàng chục ca tử vong vì Covid-19. Cuộc chiến chống dịch vẫn diễn ra âm thầm nhưng đầy khắc nghiệt khi vẫn có nhiều cuộc đời vĩnh viễn ra đi.



Theo Báo VietNamNet