Thứ Ba, 29 tháng 9, 2020

CSGT bụng to sẽ "không được làm nhiệm vụ ngoài đường"

Đại tá Đỗ Thanh Bình, Phó Cục trưởng Cục CSGT, cho biết dự kiến sắp tới, cán bộ CSGT nào vòng hai to sẽ không cho ra đường làm nhiệm vụ.

Ngày 29/9, Cục Cảnh sát Giao thông (CSGT, Bộ Công an) đã tổ chức Hội nghị thông tin báo chí về dự án Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB).

Tại hội nghị, Đại tá Đỗ Thanh Bình, Phó Cục trưởng Cục CSGT, cho biết Luật GTĐB năm 2008 không quy định cơ quan nào phải chịu trách nhiệm về ATGT. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, lực lượng CSGT mới chỉ đang xử lý phần ngọn, nếu có tai nạn xảy ra thì chỉ xử lý phần hậu quả.

{keywords}

Đại tá Đỗ Thanh Bình phát biểu tại hội nghị

Trước yêu cầu bảo vệ tính mạng, tài sản của người tham gia giao thông, Luật Bảo đảm TTATGTĐB được xây dựng, quy định cụ thể trách nhiệm này thuộc về Bộ Công an, với quan điểm xây dựng luật lấy con người là trung tâm. Chính vì vậy, khi luật được thông qua, lúc đó, người dân hoàn toàn có thể đặt câu hỏi tại sao tình trạng tai nạn giao thông tăng, số người chết vì tai nạn giao thông lớn thì trách nhiệm của lực lượng CSGT ở đâu?

"Bộ Công an sẽ cam kết chịu trách nhiệm về ATGT để giải quyết những vấn đề tồn tại liên quan đến ATGT như hiện nay. Bởi vậy, nếu trách nhiệm này được giao cho ngành công an sẽ là rất nặng nề chứ không phải là thêm quyền"- Đại tá Bình nhấn mạnh.

Về lo ngại việc chuyển giao sẽ phát sinh nhiều kinh phí, theo đại diện Cục CSGT, hiện nay cả nước có 436 cơ sở đạo tạo lái xe và 121 trung tâm sát hạch lái xe do các cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân đầu tư. Khi tiếp nhận, Bộ Công an sẽ tiếp tục xã hội hoá nhằm đảm bảo cơ sở vật chất để đào tạo, trung tâm sát hạch được tự chủ về hoạt động, đúng quy định của pháp luật.

"Hiện nay Bộ Công an đã được đầu tư trang thiết bị hệ thống, phần mềm đăng ký, quản lý phương tiện bố trí tới cấp huyện, phần mềm in và quản lý giấy phép lái xe của ngành Công an tại công an 63 tỉnh, TP. Do đó, khi tiếp quản hệ thống quản lý của Bộ GTVT, chủ yếu kết nối, đồng bộ hoá phần mềm ứng dụng sử dụng không gây tốn kém lớn về chi phí, không ảnh hưởng tới quá trình chuyển giao"- ông Bình khẳng định.

Đại diện Cục CSGT cho biết thêm lực lượng CSGT và người dân đăng ký, cấp biển số xe, đào tạo, sát hạch lái xe…đều thể hiện tính công khai, minh bạch. Trong đó, đặc biệt đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhằm nâng cao hiệu quả, cải cách hành chính giảm phiền hà cho người dân.

"Hiện nay, Bộ Công an đang xây dựng hệ thống trung tâm chỉ huy và hệ thống giám sát đồng bộ trên các tuyến đường trọng điểm, tiến tới việc xử lý vi phạm đều bằng chứng điện tử. Do đó, phòng ngừa sai phạm, tiêu cực của CSGT khi thực thi pháp luật"- ông Bình nhấn mạnh.

Đại tá Đỗ Thanh Bình cũng cho biết Bộ Công an đang chỉ đạo lực lượng CSGT phải nâng cao năng lực. Cùng với đó, sẽ kiểm tra kiến thức của từng chiến sĩ CSGT.

"Tới đây, cán bộ CSGT nào vòng hai to sẽ không cho ra đường làm nhiệm vụ. Dứt khoát phải chọn người khỏe mạnh, có tin thần phục vụ nhân dân, kiến thức đầy đủ…"- Đại tá Bình nhấn mạnh.

Nữ CSGT đo nồng độ cồn, nam thanh niên 'Anh say rồi, em lấy xe luôn đi'

Nữ CSGT đo nồng độ cồn, nam thanh niên 'Anh say rồi, em lấy xe luôn đi'

Các bóng hồng CSGT dẫn đoàn ở TP.HCM tối qua (9/9) đã ra quân đo nồng độ cồn người tham gia giao thông. Nhiều thanh niên lái xe thừa nhận mình uống say.

Theo Người lao động



Theo Báo VietNamNet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét