Thứ Tư, 30 tháng 9, 2020

Làn sóng cải cách thứ ba của Chính phủ cắt 20% quy định về kinh doanh

Nghị quyết 68 đặt mục tiêu cắt giảm 20% các quy định về kinh doanh; giảm ít nhất 20% chi phí tuân thủ được xem là làn sóng cải cách thứ ba của Chính phủ.

Chiều 30/9, Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo về Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025 theo Nghị quyết 68 của Chính phủ.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, trong những năm qua, Chính phủ, Thủ tướng luôn quan tâm, coi trọng công tác cải cách thể chế, xây dựng Chính phủ điện tử trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước để phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày một tốt hơn.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

Trong giai đoạn 2007 - 2010, Việt Nam đã cắt giảm, đơn giản hóa 4.818/ 5.421 thủ tục (cắt giảm 37,31%, tương ứng với tiết kiệm chi phí xã hội khoảng gần 30.000 tỉ đồng mỗi năm).

Trong giai đoạn 2016 - 2020 có 3.893/6.191 điều kiện kinh doanh; 6.776/9.926 dòng hàng phải kiểm tra chuyên ngành đã được cắt giảm, đơn giản hóa; tổng chi phí xã hội tiết kiệm hơn 18 triệu ngày công/năm, tương đương khoảng 6.300 tỉ đồng. Các bộ, ngành đã có phương án xử lý 1.501 mặt hàng có chồng chéo về thẩm quyền.

Có tình trạng cắt bỏ quy định này lại mọc ra quy định khác 

Bên cạnh những thành quả đó, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng lưu ý, phải nhìn nhận một thực tế là trong các văn bản pháp luật hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều quy định bất cập, đang là rào cản cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, chưa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân.

Việc cải cách một số nơi vẫn còn hình thức, thậm chí có tình trạng cắt bỏ quy định này lại mọc ra quy định khác gây khó khăn hơn đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, người dân.

Bên cạnh đó, việc thực hiện thủ tục chủ yếu vẫn bằng phương thức thủ công; người dân, doanh nghiệp còn phải nộp nhiều loại giấy tờ, đi lại nhiều nơi, phát sinh gánh nặng hành chính không cần thiết.

Buổi họp báo. Ảnh: VGP

Vì vậy, ngày 12/5/2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 68 về Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025.

Chương trình cải cách lần này thực hiện toàn diện cả các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó, bao gồm quy định thủ tục hành chính, về yêu cầu, điều kiện liên quan đến hoạt động kinh doanh, về chế độ báo cáo, về tiêu chuẩn, quy chuẩn và về kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. 

Chương trình đặt ra mục tiêu cụ thể trong giai đoạn từ năm 2020 - 2025: cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 20% số quy định và cắt giảm ít nhất 20% chi phí tuân thủ quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh tại các văn bản có hiệu lực đến hết ngày 31/5/2020 được các bộ, cơ quan thống kê, tính chi phí tuân thủ và công bố lần đầu (trước ngày 31/10/2020).

Đồng thời, giảm tối đa số lượng văn bản hiện hành có quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh và kiểm soát chặt chẽ việc ban hành các văn bản này. Cùng với đó, ngăn chặn việc phát sinh những quy định không cần thiết, không hợp lý, không hợp pháp và gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, người dân.

Để thực hiện được mục tiêu Chính phủ giao tại Nghị quyết, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đề nghị thúc đẩy việc giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, kết nối, tích hợp với Cổng dịch vụ công quốc gia; tiếp tục đổi mới lề lối phương thức làm việc; chuyển đổi từng bước việc điều hành dựa trên giấy tờ sang điều hành bằng dữ liệu...

Các đơn vị đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, nâng cao chất lượng phục vụ, không theo địa giới hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, giảm thời gian đi lại, chi phí xã hội và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; tổ chức tiếp nhận, xử lý kịp thời các phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp...

Một nhiệm kỳ với ba làn sóng cải cách

Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc nhắc lại, trong nhiệm kỳ này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhiều lần nhấn mạnh vai trò quan trọng của công tác hoàn thiện thể chế, “thể chế, thể chế và thể chế”. Trong nhiệm kỳ này có ba làn sóng cải cách.

Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc. Ảnh: VGP

Thứ nhất, năm 2016, đợt sóng cải cách đầu tiên, xóa bỏ hàng ngàn giấy phép con theo Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp 2014, với yêu cầu điều kiện kinh doanh chỉ được quy định trong Luật và Nghị định. Chính phủ đã thành công trong việc khai tử hàng nghìn giấy phép con trong các thông tư, cắt giảm các điều kiện kinh doanh.

Đợt sóng thứ hai là rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa 50% các điều kiện kinh doanh và thủ tục kiểm tra chuyên ngành với tinh thần rất quyết liệt.

Và hiện nay là đợt sóng thứ ba, với Nghị quyết số 68 đặt mục tiêu cắt giảm 20% các quy định về kinh doanh trong 5 năm tới. Nghị quyết này cũng gắn với một chương trình rất lớn là rà soát, xóa bỏ những chồng chéo, xung đột, bất hợp lý trong các quy định về kinh doanh.

“Một nhiệm kỳ với ba đợt sóng, Chính phủ đã thành công với việc thúc đẩy cải cách thể chế, với cách thức thực hiện bài bản hơn. Đây cũng là nhiệm kỳ Chính phủ đầu tiên đặt mục tiêu phát triển 1 triệu doanh nghiệp và chương trình nghị sự cải thiện môi trường kinh doanh theo Nghị quyết 19, Nghị quyết 02 quyết liệt hơn”, ông Lộc nhấn mạnh.

Theo khảo sát của VCCI, thời gian qua, tỷ lệ doanh nghiệp phải xin giấy phép về điều kiện kinh doanh giảm từ 58% xuống còn 48%, tức giảm 10% và tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn khi xin giấy phép cũng giảm 10%. Đây không chỉ là vấn đề tiền bạc hay thời gian mà còn là vấn đề niềm tin, các kết quả này cho thấy niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp đã tăng lên.

"Tôi rất hy vọng, Nghị quyết 68 sẽ thúc đẩy một đợt sóng cải cách mới về các quy định kinh doanh, rất quan trọng với nền kinh tế Việt Nam", ông Vũ Tiến Lộc nói.

Theo xếp hạng môi trường kinh doanh toàn cầu giai đoạn 2016-2020 của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam tăng 20 bậc, xếp thứ 70/190 quốc gia, nền kinh tế và xếp thứ 5 trong ASEAN.

Theo xếp hạng Năng lực cạnh tranh toàn cầu GCI 4.0 do Diễn đàn Kinh tế Thế giới thực hiện, năng lực cạnh tranh của Việt Nam tăng 10 bậc giai đoạn 2018-2019, từ 77 lên 67/141 quốc gia và xếp thứ 7 trong ASEAN.

Tạp chí US News &World xếp Việt Nam đứng thứ 8/80 và thuộc trong số 10 quốc gia top đầu có nền kinh tế tốt nhất để đầu tư...

Thu Hằng

Thủ tướng: Nhiều cuộc điện thoại kêu khổ vì thủ tục nhiêu khê với tiền hỗ trợ

Thủ tướng: Nhiều cuộc điện thoại kêu khổ vì thủ tục nhiêu khê với tiền hỗ trợ

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, rất nhiều cuộc điện thoại của người dân tại TP.HCM kêu khổ vì thủ tục nhiêu khê khi giải quyết tiền hỗ trợ dịch Covid-19.



Theo Báo VietNamNet

Phó Chủ tịch Hà Nội phê bình 6 quận, huyện vì lãnh đạo họp chống Covid-19

Các quận huyện Hà Đông, Gia Lâm, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Ứng Hòa, Đông Anh tuần này không phân công lãnh đạo họp, Phó Chủ tịch UBND TP cho rằng đây là biểu hiện của sự chủ quan lơ là trong phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Chiều nay (30/9), Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý, Trưởng BCĐ phòng chống dịch Covid-19 TP chủ trì phiên họp trực tuyến với các quận huyện.

Báo cáo mở đầu, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cho biết hiện nay, dịch bệnh tại nước ta đã được kiểm soát. Tại Hà Nội, đã 44 ngày không ghi nhận ca mắc mới Covid-19 ngoài cộng đồng. 

Ông Ngô Văn Quý nêu rõ, trong tuần qua Thủ tướng đã có công điện yêu cầu các bộ ngành Trung ương, các tỉnh thành phố tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch.

{keywords}
Ông Qúy yêu cầu các quận huyện báo cáo về tình hình đeo khẩu trang nơi công cộng, hạn chế tụ tập đông người; việc phòng chống dịch ở nhà hàng, bar, karaoke, vũ trường; phương án khử khuẩn ở các cơ quan, đơn vị…

Phó Chủ tịch Hà Nội phê bình 6 đơn vị là Hà Đông, Gia Lâm, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Ứng Hòa; Đông Anh và quận Hà Đông có dấu hiệu chủ quan khi BCĐ phòng dịch TP họp 1 tuần 1 lần mà không phân công lãnh đạo họp chỉ để Trưởng phòng Y tế báo cáo. Điều này cần phải rút kinh nghiệm ngay.

Ông Qúy nhắc nhở: “Thủ tướng ra công điện nghĩa là công việc gấp, quan trọng. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, các đơn vị khi ban hành các văn bản chỉ đạo cần gửi báo cáo UBND TP để TP nắm được. Chỉ phô tô văn bản gửi BCĐ; làm chung chung thế này là không được”.

Ông Qúy nêu phân tích dịch bệnh trên thế giới và khu vực hiện vẫn đang rất phức tạp, Việt Nam và Hà Nội đang kiểm soát tốt dịch bệnh. TP Hà Nội đã ban hành văn bản quy định cụ thể việc cách ly thu phí, quy trình xét nghiệm lấy mẫu với người nhập cảnh dưới 14 ngày và trên 14 ngày.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, TP ngay lập tức ban hành văn bản chỉ đạo các quận huyện thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch. TP cũng quản lý tốt các khu cách ly tập trung; thực hiện đúng quy trình, quy định, quản lý chặt chẽ khi tiếp đón người nhập cảnh về khu cách ly.

Hoan nghênh các đơn vị đã tiếp tục triển khai tích cực công việc, Phó Chủ tịch TP chỉ rõ tồn tại là việc người dân còn chủ quan, không đeo khẩu trang nơi công cộng như ở phố đi bộ, đi chơi trung thu, đi tập thể dục…

Chỉ rõ vẫn còn nhiều nguy cơ lây lan dịch bệnh, Phó Chủ tịch UBND TP biểu dương quận Cầu Giấy đã phát hiện kịp thời 1 trường hợp người Trung Quốc nhập cảnh trái phép.

Ông Qúy yêu cầu các quận huyện thực hiện nghiêm công điện của Thủ tướng, theo tinh thần: “Có lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể, có kiểm tra, xử lý nghiêm”. Trong đó, tập trung vào việc đeo khẩu trang nơi công cộng; hạn chế tổ chức sự kiện tập trung đông người.

Các cơ quan đơn vị phải có phương án phòng chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế, ngành y tế phải kiểm tra thường xuyên; thực hiện nghiêm quản lý người nhập cảnh ở các khu cách ly, không để lây chéo, lây lan ra ngoài cộng đồng…

“Khi xuất hiện tình huống dịch cần xử lý nhanh, kịp thời như chúng ta đã làm từ trước đến nay. Việc tuyên truyền phòng chống dịch phải đưa xuống tận tổ dân phố. Họp chi bộ ở khu dân cư cũng phải bàn về các biện pháp phòng chống dịch. Không chủ quan, lơ là”, Phó Chủ tịch UBND TP nói.

Thành Nam

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông mãi chưa chạy, Hà Nội gửi thư cho Thủ tướng

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông mãi chưa chạy, Hà Nội gửi thư cho Thủ tướng

Bí thư Thành uỷ Vương Đình Huệ cho biết, ông đã gửi thư cho Thủ tướng về những vướng mắc của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông và Thủ tướng hứa sẽ có cuộc họp với các bộ ngành.

Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19

Bộ TT&TT và Bộ Y tế vừa thống nhất triển khai trên phạm vi toàn quốc ứng dụng Bluezone để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Ứng dụng này giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.

Link tải Bluezone trên Android Link tải Bluezone trên iOS

Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.



Theo Báo VietNamNet

Thủ tướng phê chuẩn kết quả bầu ông Chu Ngọc Anh làm Chủ tịch Hà Nội

Thủ tướng Chính phủ vừa phê chuẩn kết quả bầu, bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Cụ thể, Thủ tướng phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đối với ông Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy nhiệm kỳ 2015-2020, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN).

Ông Chu Ngọc Anh sinh năm 1965, quê quán thành phố Hà Nội. Ông từng đảm nhiệm các chức vụ: Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao, Bộ KH&CN; Cục trưởng Cục ứng dụng và Phát triển Công nghệ, Bộ KH&CN; Thứ trưởng Bộ KH&CN; Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ; Bộ trưởng KH&CN.

{keywords}
Ông Chu Ngọc Anh phát biểu trong kỳ họp HĐND TP Hà Nội. Ảnh: P.Hải

Thủ tướng cũng phê chuẩn kết quả bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2016 - 2021 đối với ông Nguyễn Đức Chung, do có hành vi vi phạm pháp luật.

Ngày 25/9, HĐND TP Hà Nội họp kỳ thứ 16 đã bầu ông Chu Ngọc Anh, Phó Bí thư Thành uỷ giữ chức Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhiệm kỳ 2016-2021 thay ông Nguyễn Đức Chung bị bãi nhiệm.

Ngoài ra, Thủ tướng cũng phê chuẩn kết quả bầu bổ sung chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang nhiệm kỳ 2016 - 2021 đối với ông Phan Thế Tuấn, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang và ông Lê Ô Pích, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Ông Phan Thế Tuấn, sinh năm 1971, quê quán tỉnh Bắc Giang. Ông đã trải qua các chức vụ: Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng; Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Yên Dũng; Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy - Chủ tịch HĐND huyện Yên Dũng; Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Yên Dũng.

Ông Lê Ô Pích sinh năm 1980, quê quán tỉnh Bắc Giang. Ông từng đảm nhiệm các chức vụ: Phó Chủ tịch, Chủ tịch huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang; Bí thư Huyện ủy Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Thủ tướng phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, nhiệm kỳ 2016 - 2021 đối với ông Lại Thanh Sơn, để nghỉ hưu theo chế độ.

Thành Nam

Phó Chủ tịch Hà Nội phê bình 6 quận, huyện vì lãnh đạo vắng họp chống Covid-19

Phó Chủ tịch Hà Nội phê bình 6 quận, huyện vì lãnh đạo vắng họp chống Covid-19

Các quận huyện Hà Đông, Gia Lâm, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Ứng Hòa, Đông Anh tuần này không phân công lãnh đạo họp, Phó Chủ tịch UBND TP cho rằng đây là biểu hiện của sự chủ quan lơ là trong phòng chống dịch bệnh Covid-19.



Theo Báo VietNamNet

Vị chính khách châu Âu đầu tiên thăm Việt Nam kể từ khi Covid-19 bùng phát

Nhận lời mời của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Ngoại giao và Phát triển, Bộ trưởng Thứ nhất Vương quốc Anh Dominic Raab đã thăm chính thức Việt Nam từ ngày 29-30/9.

Hôm nay (30/6), hai Bộ trưởng đã tiến hành hội đàm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình nhiệt liệt chào mừng Bộ trưởng Dominic Raab sang thăm Việt Nam.

Chuyến thăm diễn ra khi hai nước kỷ niệm 10 năm Đối tác chiến lược Việt Nam - Anh (2010-2020), Phó Thủ tướng bày tỏ tin tưởng chuyến thăm sẽ tạo ra xung lực mới, góp phần thúc đẩy quan hệ tốt đẹp giữa hai nước. 

{keywords}
Việt Nam luôn coi Anh là một đối tác quan trọng hàng đầu, đánh giá cao vai trò của Anh trên trường quốc tế.

Bộ trưởng Dominic Raab bày tỏ vui mừng lần đầu tiên sang thăm Việt Nam, cũng là chính khách Châu Âu đầu tiên đến thăm Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Ông khẳng định Chính phủ Anh mong muốn thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược hiệu quả với Việt Nam, đánh giá cao vai trò và vị thế ngày càng quan trọng của Việt Nam ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á.

Hai bên vui mừng sau nửa thế kỷ thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973, đặc biệt từ khi thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược năm 2010, hợp tác giữa hai nước đã và đang phát triển sâu rộng và hiệu quả, nhất trí về phương hướng và biện pháp cụ thể để thúc đẩy quan hệ phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

{keywords}
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cảm ơn Chính phủ Anh đã tích cực ủng hộ ký kết Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA).
{keywords}
 Ngoại trưởng Dominic Raab cảm ơn Việt Nam đã đồng ý áp dụng EVFTA với Anh trong giai đoạn chuyển tiếp Brexit, tái khẳng định cam kết sớm kết thúc đàm phán để ký kết và đưa vào thực thi FTA song phương Việt Nam - Anh.

Mong muốn và quyết tâm xây dựng một tầm nhìn mới cho quan hệ Việt - Anh trong 10 năm tới, cùng nỗ lực hướng tới thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước lên một mức cao hơn.

Hai bên nhất trí cùng lên kế hoạch nối lại trao đổi đoàn các cấp, nhất là cấp cao, khi điều kiện cho phép; tăng cường nội dung thực chất cho các cơ chế hợp tác, nhất là Đối thoại Chiến lược - an ninh - quốc phòng, Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư (JETCO), Đối thoại quốc phòng.

Hai bên đánh giá quan hệ kinh tế giữa hai nước thời gian qua tăng trưởng ấn tượng. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2019 đạt 6,6 tỷ USD và đầu tư FDI của Anh vào Việt Nam đạt 3,7 tỷ USD. Khuyến khích, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư hai bên kết nối hợp tác, kinh doanh, đặc biệt trong các lĩnh vực Anh có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu.

{keywords}
Hai nhà lãnh đạo Bộ Ngoại giao trao “Tuyên bố chung về Quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Vương quốc Anh: Định hướng phát triển trong 10 năm tới”.

Hai bên cũng trao đổi về phương hướng thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực quan trọng như an ninh - quốc phòng, hợp tác phát triển, giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ, phát triển bền vững, giao lưu nhân dân cũng như hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao theo hướng đáp ứng ngày càng hiệu quả yêu cầu hiện nay của hai bên, góp phần thắt chặt quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Anh.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Dominic Raab đánh giá cao hợp tác Việt Nam - Anh trên các diễn đàn đa phương, nhất là sự phối hợp.

Hai bên cũng đã trao đổi về các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm; nhấn mạnh sự ủng hộ đối với chủ nghĩa đa phương, trật tự khu vực và quốc tế dựa trên luật lệ, phối hợp quốc tế ứng phó với các thách thức chung như an ninh biển, biến đổi khí hậu, đại dịch Covid-19.

Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ gìn hòa bình, ổn định, an ninh, đảm bảo an toàn và tự do hàng hải, hàng không, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, tôn trọng luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982. Ủng hộ Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị cấp cao ASEAN 36 và Thông cáo chung của Hội nghị các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 53 khẳng định UNCLOS 1982 là khung pháp lý điều chỉnh tất cả các hoạt động trên biển và đại dương.

Kết thúc hội đàm, hai bên đã ra “Tuyên bố chung về Quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Vương quốc Anh: Định hướng phát triển  trong 10 năm tới”.

Chiều 30/9, với vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã chủ trì hội nghị Troika mở với Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và Vương quốc Anh.

{keywords}
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh.
{keywords}
Bộ trưởng Ngoại giao và Phát triển Anh Dominic Raab

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh hoan nghênh Anh đóng vai trò tích cực trong thúc đẩy đối thoại và hợp tác ở khu vực, đề nghị hai bên hợp tác trong nghiên cứu, sản xuất vắc-xin điều trị Covid-19, nâng cao năng lực y tế, đảm bảo chuỗi cung ứng, duy trì kết nối thương mại và đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp Anh đầu tư kinh doanh tại ASEAN.

Bộ trưởng Ngoại giao và Phát triển Anh Dominic Raab khẳng định ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, đánh giá cao những kết quả đạt được của ASEAN trong xây dựng Cộng đồng.

{keywords}

Bộ trưởng Anh thông báo khoản hỗ trợ 50 triệu bảng Anh cho ASEAN để ứng phó Covid-19, trong đó bổ sung 6,3 triệu bảng và 1 triệu bảng cho Quỹ ASEAN ứng phó Covid-19. Anh cũng đề nghị tăng cường hợp tác trong an ninh hàng hải, luật biển, biến đổi khí hậu.

Thành Nam

Bộ trưởng Ngoại giao Anh cảm ơn Việt Nam cứu chữa công dân Anh mắc Covid-19

Bộ trưởng Ngoại giao Anh cảm ơn Việt Nam cứu chữa công dân Anh mắc Covid-19

Hôm nay (ngày 13/7), Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Anh Dominic Raab.



Theo Báo VietNamNet

TP.HCM: Người nhập cảnh trái phép sẽ bị quản lý tập trung

UBND TP.HCM chọn Trường Bồi dưỡng giáo dục huyện Nhà Bè làm nơi lưu trú tạm thời để quản lý người nhập cảnh trái phép.

Văn phòng UBND TP.HCM vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Minh Châu về việc chọn địa điểm câu lưu người nhập cảnh trái phép trên địa bàn.

Qua ý kiến của Công an TP và các bên liên quan, Phó chủ tịch UBND TP.HCM kết luận chọn Trường Bồi dưỡng giáo dục huyện Nhà Bè (xã Long Thới, huyện Nhà Bè) làm nơi lưu trú tạm thời để quản lý người nhập cảnh trái phép.

{keywords}
Phòng thu âm ở quận Bình Tân, nơi có 28 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép ẩn náu bị Công an phát hiện, đưa đi cách ly ngày 31/7

Những người này sẽ chịu sự quản lý của chính quyền trong thời gian làm thủ tục xuất cảnh.

Lãnh đạo UBND TP.HCM giao Công an, Sở Tư pháp, VKSND TP phối hợp UBND huyện Nhà Bè sớm nghiên cứu, tham mưu thành lập cơ sở lưu trú tạm thời. Ngoài ra, các đơn vị liên quan cần rà soát tình hình cơ sở vật chất, thực hiện sửa chữa trước khi trưng dụng, bàn giao cho đơn vị quản lý.

Công an TP sẽ quản lý cơ sở này, đồng thời có văn bản báo cáo Bộ Công an để xin hướng dẫn cụ thể về việc quản lý, lưu trú đối với các đối tượng nhập cảnh trái phép.

Sở Tài chính TP chịu trách nhiệm hướng dẫn việc sử dụng kinh phí hoạt động của cơ sở này.

Trước đó, thông tin tại buổi họp về tình hình Covid-19, đại diện Công an TP cho biết, từ ngày 21/7 đến 24/8, Công an quản lý 116 người nhập cảnh trái phép, trong đó có 109 người Trung Quốc, còn lại là các nước khác.

Những trường hợp có hộ chiếu sẽ làm thủ tục để xuất cảnh, các trường hợp không có giấy tờ, Công an TP phối hợp với Sở Ngoại vụ làm việc với đại diện cơ quan ngoại giao, xác minh, cấp giấy thông hành để tiến hành trục xuất. Trường hợp nào xử lý bằng pháp luật thì giữ lại để xử lý.

"Cái khó cho lực lượng Công an là nhiều trường hợp nhập cảnh trái phép đã cách ly xong, phải đưa về địa phương nơi phát hiện để tiếp tục quản lý. Công an mong chính quyền TP có cơ sở để tiếp nhận, quản lý những người này", đại diện Công an TP kiến nghị.

TP.HCM trục xuất người nhập cảnh trái phép

TP.HCM trục xuất người nhập cảnh trái phép

40 người nhập cảnh trái phép có hộ chiếu bị trục xuất. Công an đang tiếp tục làm các thủ tục để trục xuất tiếp số còn lại không có giấy tờ tùy thân.

Hồ Văn



Theo Báo VietNamNet

Thay đổi giao thông dưới chân cầu Sài Gòn, người dân cần chú ý

Từ ngày 3/10/2020 đến 29/3/2021, tất cả các loại xe bị cấm lên cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh. Cơ quan chức năng sẽ tổ chức lại giao thông đoạn dưới chân cầu Sài Gòn.

Chiều 30/9, ông Ngô Hải Đường, Trưởng phòng Quản lý khai thác hạ tầng (Sở GTVT TP.HCM) cho biết nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong quá trình thi công dự án sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh đoạn qua quận 1 và Bình Thạnh, đơn vị sẽ tổ chức phân luồng giao thông tại một số điểm dưới chân cầu Sài Gòn (quận Bình Thạnh).

{keywords}
Tất cả các loại xe bị cấm đi qua cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh

Theo đó, từ ngày 3/10/2020 đến 29/3/2021, cấm tất cả các loại xe lưu thông qua cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh.

Dải phân cách ngăn hai phần làn ô tô trên đường Điện Biên Phủ, đoạn qua giao lộ đường Nguyễn Văn Thương, sẽ được tháo dỡ để tạo điểm quay đầu.

{keywords}

Lộ trình thay thế đối với ô tô như sau: Cầu Sài Gòn - Điện Biên Phủ (quay đầu tại giao lộ Điện Biên Phủ - Nguyễn Văn Thương) - Điện Biên Phủ - đường dân sinh cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh - Nguyễn Hữu Cảnh.

{keywords}

Lộ trình thay thế cho xe 2 bánh như sau: cầu Sài Gòn - Điện Biên Phủ - quay đầu tại ngã tư Hàng Xanh - Điện Biên Phủ - hẻm 602 Điện Biên Phủ (Nguyễn Văn Thương nối dài) - Nguyễn Hữu Cảnh. 

Đường Nguyễn Hữu Cảnh đưa vào sử dụng năm 2002, là tuyến huyết mạch kết nối cửa ngõ phía Đông với trung tâm TP.HCM. Tuyến đường sau thời gian khai thác bị lún sâu, thường xuyên ngập nặng.
Năm 2017, TP.HCM đặt hàng công nghệ chống ngập kiểu mới với Tập đoàn Quang Trung để lắp đặt, vận hành "siêu máy bơm". Sau thời gian thử nghiệm có hiệu quả, TP ký hợp đồng thuê "siêu máy bơm" với giá khoảng 14,2 tỷ đồng/năm. TP cho rằng dự án chống ngập có hiệu quả nhưng chỉ mang tính tức thời. Về lâu dài, TP quyết định chi hơn 472,9 tỷ đồng để triển khai dự án sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh.
Tháng 10/2019 dự án được triển khai do Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM làm chủ đầu tư. Hiện 1,2km trong tổng chiều dài 3,2km cần sửa chữa đã hoàn thành. Nhà thầu thi công cuốn chiếu, xong đoạn nào tái lập đoạn đó. Dự kiến toàn bộ dự án sửa chữa hoàn thành trước 30/4/2021.
Đoàn tàu metro Bến Thành- Suối Tiên chính thức rời Nhật về TP.HCM

Đoàn tàu metro Bến Thành- Suối Tiên chính thức rời Nhật về TP.HCM

Đoàn tàu metro Bến Thành- Suối Tiên rời cảng Kasado lúc 12h trưa nay (theo giờ Việt Nam) và dự kiến sẽ cập cảng tại TP.HCM vào ngày 8/10.

Tuấn Kiệt



Theo Báo VietNamNet

UBND quận 2 được chọn làm trụ sở Thành ủy TP Thủ Đức

Sở Nội vụ TP.HCM vừa đề xuất chọn UBND quận 2 làm trụ sở Thành ủy Thủ Đức và UBND quận Thủ Đức trở thành trụ sở làm việc của HĐND và UBND TP Thủ Đức.

Sở Nội vụ TP.HCM vừa có tờ trình về lộ trình, phương án sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức nhằm phục vụ đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2019-2021 và bố trí trụ sở làm việc.

Theo đó, Sở Nội vụ đề xuất chọn trụ sở UBND quận 2 (tại phường Thạnh Mỹ Lợi) làm nơi đặt trụ sở Thành ủy TP Thủ Đức. Phương án này dựa trên sự tính toán về mức độ hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm trong việc sử dụng những công trình hiện hữu.   

Ngoài ra, trụ sở của UBND quận 9 (phường Hiệp Phú) được đề xuất trở thành nơi làm việc của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể TP Thủ Đức. Trụ sở UBND quận Thủ Đức hiện tại được kiến nghị trở thành địa điểm làm việc của HĐND và UBND TP Thủ Đức.

{keywords}
Theo dự kiến, UBND quận Thủ Đức sẽ trở thành nơi làm việc của HĐND và UBND TP Thủ Đức 

Theo tờ trình, dự kiến công chức, viên chức dôi dư sau khi sáp nhập quận 2, quận 9, quận Thủ Đức thành TP Thủ Đức là gần 400 người. Sở Nội vụ đã đưa ra các phương án sắp xếp số cán bộ dôi dư này.

Cụ thể, đối với cán bộ, công chức, viên chức tại TP Thủ Đức, đảng ủy, chính quyền quận cần rà soát tiêu chuẩn, lập danh sách cụ thể người có thể tiếp tục công tác.

Trong giai đoạn 2021-2025, những người không đủ điều kiện công tác hoặc đến tuổi nghỉ hưu, hết tuổi lao động hoặc không đủ điều kiện tái cử sẽ được giải quyết chế độ, chính sách.

Những trường hợp đủ điều kiện nhưng không thể bố trí công tác, Ban Tổ chức Thành ủy, Sở Nội vụ sẽ tổng hợp số lượng, rà soát nhu cầu tuyển dụng để tham mưu thủ tục điều động cán bộ, công chức, viên chức hoặc xét chuyển viên chức thành công chức.                                                                                                            

TP.HCM lấy ý kiến cử tri việc thành lập TP Thủ Đức

TP.HCM lấy ý kiến cử tri việc thành lập TP Thủ Đức

Cử tri ba quận 2, 9 và Thủ Đức sẽ cho ý kiến về việc sáp nhập ba quận thành đơn vị hành chính mới, lấy tên là TP Thủ Đức.

Hồ Văn



Theo Báo VietNamNet

Cotainer cán chết cụ ông, lao sang đường tông trúng một phụ nữ rồi lật nghiêng

Đại diện Đội CSGT Công an huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ tai nạn  khiến một cụ ông tử vong tại chỗ, một người phụ nữ gãy chân.

Khoảng 10h trưa nay (30/9), xe container BKS 76C-133.40 kéo theo rơ mooc BKS 76R-004.26 (chưa rõ danh tính tài xế) đi trên QL 1A, theo hướng Bắc – Nam.

Khi đi đến đoạn qua xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Xuyên, container tông trúng cụ ông 73 tuổi (trú xã Cẩm Duệ) đang đi xe máy đi từ đường liên xã ra quốc lộ.

{keywords}
Xe máy của cụ ông sau tai nạn

Sau đó, xe container lao sang bên trái đường, tông trúng chị Nguyễn Thị Th. (37 tuổi) đang đi xe máy chạy ngược chiều và đâm sập mảng tường sân nhà của một người dân rồi mới lật nghiêng.

{keywords}
Một mảng tường của nhà dân bị xe container tông sập

Vụ tai nạn khiến cụ ông tử vong tại chỗ, chị Th. gãy chân phải nhập viện cấp cứu. Còn tài xế container bị thương nhẹ.

Tại hiện trường, xe container lật nghiêng bên quốc lộ, đè lên xe máy của chị Th. khiến chiếc xe máy biến dạng. Còn chiếc xe máy của cụ ông bị hư hỏng.

{keywords}
Chiếc xe lật nghiêng sau tai nạn

CSGT huyện Cẩm Xuyên buộc phải điều xe cứu hộ đến cẩu phương tiện và phân luồng giao thông.

Hiện công an đang điều tra, làm rõ vụ tai nạn.

Thiện Lương

Đoàn tàu metro Bến Thành- Suối Tiên chính thức rời Nhật về TP.HCM

Đoàn tàu metro Bến Thành- Suối Tiên chính thức rời Nhật về TP.HCM

Đoàn tàu metro Bến Thành- Suối Tiên rời cảng Kasado lúc 12h trưa nay (theo giờ Việt Nam) và dự kiến sẽ cập cảng tại TP.HCM vào ngày 8/10.



Theo Báo VietNamNet

Hà Nội gửi thư cho Thủ tướng về đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Bí thư Thành uỷ Vương Đình Huệ cho biết, ông đã gửi thư cho Thủ tướng về những vướng mắc của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông và Thủ tướng hứa sẽ có cuộc họp với các bộ ngành.

Sáng nay (30/9), Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội giao ban trực tuyến với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã quý 3 và bàn về kết quả phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng và nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2020.

Tại hội nghị, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ đánh giá, mặc dù chịu tác động của dịch Covid-19, nhưng kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quý 3, lũy kế 9 tháng đầu năm 2020 của TP đạt được rất tích cực so với bình quân chung của cả nước.

{keywords}
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ

Bí thư Hà Nội đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ với quyết tâm tạo chuyển biến căn bản về tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách và giải quyết các vấn đề bức xúc dân sinh.

Lãnh đạo Thành uỷ nhấn mạnh, tất cả phải nỗ lực để TP bước vào Đại hội đại biểu lần thứ 17 Đảng bộ TP với tâm thế làm việc hết mình, không vì đại hội mà xao nhãng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; giữ vững và để sau Đại hội TP tiếp đà tăng trưởng vượt lên.    

Bí thư Vương Đình Huệ yêu cầu các cấp, ngành TP phải giảm bớt thanh tra, kiểm tra gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát công vụ; siết chặt kỷ cương, tăng cường kỷ luật.

Đồng thời phát huy cao độ trách nhiệm nêu gương của đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là người đứng đầu trong thực thi công vụ, không để tồn tại hiện tượng “tròn vo không làm gì cả” hoặc chậm trễ, trì trệ trong thực thi công vụ.

Ông Vương Đình Huệ cũng yêu cầu Ban Cán sự đảng UBND TP phải phân tích kỹ hơn vì sao nhập khẩu giảm mạnh, có phải do giảm nhu cầu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất không; 14 trung tâm bán hàng ở các quận, huyện, thị xã đã mở ra chưa; việc tổ chức tuần lễ bán hàng ban đêm giảm giá, kích cầu tiêu dùng đến đâu rồi?…

“Hà Nội không thể bằng lòng với mức tăng trưởng GRDP năm 2020 là 3,5% như dự báo của Tổng cục Thống kê. Trong quý 4/2020, TP phải phấn đấu và quyết tâm đạt mức tăng trưởng cao nhất để cả năm 2020, GRDP thành phố đạt mức tăng trưởng 4-5%”, Bí thư Hà Nội nhấn mạnh.

Bí thư Hà Nội yêu cầu đẩy nhanh việc kiện toàn nhân sự các cấp địa phương; vì tiến độ kiện toàn nhân sự như hiện nay là còn chậm. Ban Tổ chức Thành ủy phải rà soát, kiểm tra, tập trung đôn đốc việc này.

Các cơ quan chức năng TP phải rà soát các dự án chậm triển khai, Thường trực HĐND TP phải vào cuộc, xem xét chuyển cho nhà đầu tư khác thực hiện; không để tình trạng nhận đất rồi để dự án chậm tiến độ quá thời hạn quy định.

Về những vướng mắc của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Bí thư Hà Nội cho biết, ông đã gửi thư cho Thủ tướng, Thủ tướng nói đã nhận được và hứa sẽ có cuộc họp với Bộ GTVT và các bộ ngành.

Liên quan đến công tác quy hoạch, theo ông Vương Đình Huệ, Hà Nội là 1 trong 10 địa phương chưa phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch. Do đó, TP cần hoàn thành phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch cho các huyện và hoàn thiện trình Thủ tướng phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch của TP Hà Nội.

Đồng thời, cần phủ kín quy hoạch phân khu, trước hết là đối với 4 quận nội đô, các đô thị vệ tinh; chủ động triển khai xây dựng quy hoạch phân khu sông Hồng, sông Đáy; sớm hoàn thiện quy hoạch cung cấp nước sạch để nâng tỷ lệ cấp nước cho người dân…

Đề nghị sớm triển khai mô hình kinh tế đêm ở Hoàn Kiếm

Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long đã nêu 3 kiến nghị với TP như sau: Xem xét cho quận sớm thí điểm triển khai mô hình kinh tế ban đêm; cho phép quận triển khai mở rộng không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm; cho phép triển khai thi công “cột mốc km số 0” vì hiện cuộc thi thiết kế cột mốc số 0 đã hoàn thành.

Phó GĐ Sở Công thương Trần Thị Phương Lan cho biết, Sở đang phối hợp với quận Hoàn Kiếm để triển khai thí điểm mô hình kinh tế ban đêm. Đồng thời, sẽ nghiên cứu, đề xuất với TP nhân rộng mô hình này ra các quận, huyện khác một cách phù hợp.

Phân tích rõ hơn về mô hình kinh tế ban đêm sẽ triển khai thí điểm ở quận Hoàn Kiếm, bà Ngô Minh Hoàng - Phó GĐ Sở Du lịch cho biết, sẽ có thêm nhiều sản phẩm du lịch được bổ sung gắn với kinh tế đêm.

“Chúng tôi đang nghiên cứu, đề xuất và dự kiến hoạt động kinh tế đêm tại Hoàn Kiếm sẽ tập trung vào các dịch vụ văn hóa, vui chơi, giải trí, ăn uống, mua sắm, chăm sóc sức khỏe, du lịch, vận chuyển, tài chính ngân hàng…

Đặc biệt, không giới hạn thời gian vào tất cả các ngày trong tuần. Riêng các không gian đi bộ tổ chức từ tối thứ 6 đến 24h tối chủ nhật hàng tuần. Còn các điểm di tích, di sản dự kiến mở cửa đến 22h hàng ngày”, bà Hoàng nói.

Chuyên gia Pháp chưa sang, đường sắt Cát Linh – Hà Đông không thể chạy thử

Chuyên gia Pháp chưa sang, đường sắt Cát Linh – Hà Đông không thể chạy thử

Do dịch Covid -19,  đến nay chuyên gia tư vấn Pháp vẫn chưa thể sang Việt Nam để đánh giá an toàn hệ thống đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông.

Hương Quỳnh



Theo Báo VietNamNet

Thông tin sai về Bí thư Đắk Lắk, Tạp chí Môi trường và Xã hội bị phạt

Tạp chí Môi trường và Xã hội bị phạt 50 triệu đồng và tước giấy phép hoạt động báo in trong 2 tháng do thông tin sai sự thật trong bài viết về Bí thư Tỉnh uỷ Đắk Lắk.

Cục Báo chí (Bộ TT&TT) vừa có quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Tạp chí Môi trường và Xã hội.

Quyết định nêu rõ, Tạp chí Môi trường và Xã hội đã thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng trong bài viết: "Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk bị tố "đạo" luận án, gian dối học thuật?", đăng trong số đặc biệt 16/2020.

Với vi phạm trên, Tạp chí Môi trường và Xã hội bị xử phạt hành chính 50 triệu đồng.

Ngoài ra, hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm hành chính là ấn phẩm Tạp chí Môi trường và Xã hội số đặc biệt 16/2020.

Đồng thời, tước giấy phép hoạt động báo in do Bộ TT&TT cấp ngày 9/10/2017 trong 2 tháng.

Tạp chí Môi trường và Xã hội cũng phải thực hiện cải chính và xin lỗi theo quy định và chịu mọi chi phí thực hiện việc khắc phục này.

Phạt vi phạm hành chính Báo Thanh Niên 45 triệu đồng

Phạt vi phạm hành chính Báo Thanh Niên 45 triệu đồng

Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa ban hành quyết định số 175/QĐ-XPVPHC xử phạt vi phạm hành chính Báo Thanh Niên với mức phạt 45 triệu đồng vì thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng.

Hương Quỳnh



Theo Báo VietNamNet

Công an Đắk Lắk thông báo về việc bắt giữ ông Phạm Đình Quý

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk vừa có thông báo về việc bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với ông Phạm Đình Quý.

Ngày 30/9, ông Phạm Đình Trang (ngụ phường Tân An, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận), cho biết vừa nhận Thông báo của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk  về sự việc liên quan đến con trai ông là TS Phạm Đình Quý. 

"Tôi nhận được giấy từ bưu điện vào 11 giờ trưa hôm nay" - ông Trang xác nhận.

{keywords}
Thông báo của Công an Đắk Lắk. Ảnh: N.Đ

Theo thông báo ghi ngày 27/9, TS Phạm Đình Quý đã bị công an tỉnh này bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp.

Theo cơ quan điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk, ông Quý đã có hành vi phát tán tài liệu nhằm hạ thấp uy tín, bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác, đã phạm vào Điều 156 Bộ luật Hình sự.

Ông Phạm Đình Quý là võ sư, giảng viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng.

Cơ quan CSĐT công an tỉnh Đắk Lắk đã khởi tố vụ án vu khống và đang tạm giữ TS Phạm Đình Quý (võ sư, giảng viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng) để điều tra về hành vi trên.

{keywords}
Võ sư Quý trước đó là giảng viên tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng (quận 7, TP.HCM). Ảnh: gia đình cung cấp.

Trước đó, ngày 21/9, Công an Đắk Lắk đã mời Võ sư - Tiến sĩ Hoàng Minh Tuấn (SN 1980, là học trò TS Quý, là giáo viên một trường ở Khánh Hòa) về công an làm việc khi người này đang trên đường từ nơi cư trú ở huyện Cư Kuin di chuyển xuống Khánh Hòa.

Liên quan việc mời và tạm giữ TS Quý, ngày 28/9, ông Phạm Đình Trang (ngụ phường Tân An, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận - cha của TS Quý), cho biết vợ chồng ông vừa gửi đơn kêu cứu lên nhiều cơ quan chức năng về việc con trai ông bị công an đưa đi mà không rõ lý do.

Theo ông Trang, chiều tối 23/9, khi con trai ông đang cùng vợ đi ăn trên đường D1, gần trường Đại học Tôn Đức Thắng (quận 7, TP.HCM) thì bị nhóm người mặc thường phục, xưng là Công an tỉnh Đắk Lắk khống chế, đưa đi...

Theo thông tin mà PLO nắm được, vợ của ông Hoàng Minh Tuấn cũng đã đơn cầu cứu gửi đến các cơ quan chức năng để cầu cứu liên quan đến thông tin chồng mình bị bắt.

Bắt nguyên đại úy lừa hơn 2 tỷ đồng "chạy trường" công an, quân đội

Bắt nguyên đại úy lừa hơn 2 tỷ đồng "chạy trường" công an, quân đội

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh tạm giam 4 tháng đối với Phạm Văn Dũng về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Theo PLO



Theo Báo VietNamNet

Đoàn tàu metro Bến Thành- Suối Tiên chính thức rời Nhật Bản về TP.HCM

Đoàn tàu metro Bến Thành- Suối Tiên rời cảng Kasado lúc 12h trưa nay (theo giờ Việt Nam) và dự kiến sẽ cập cảng tại TP.HCM vào ngày 8/10.

Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) cho biết, 12h trưa nay (ngày 30/9) đoàn tàu đầu tiên thuộc tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã chính thức rời cảng Kasado (Nhật Bản).

{keywords}
Đoàn tàu metro Bến Thành- Suối Tiên chính thức rời cảng Kasado (Nhật Bản) để về TP.HCM

Dự kiến vào ngày 8/10, đoàn tàu đầu tiên của metro số 1 sẽ cập cảng TP.HCM và sau đó được vận chuyển về depot Long Bình (quận 9) ngày 10/10.

Đây là đoàn tàu có bề rộng toa xe lớn nhất so với các tàu metro khác ở Việt Nam, với gần 3m.

Thân đoàn tàu được làm bằng hợp kim nhôm với 2 loại: ban đầu sẽ là đoàn tàu 3 toa xe, sau đó trong tương lai sẽ là 6 toa xe.

Riêng tàu 3 toa chở được 147 khách ngồi, 783 khách đứng, tổng cộng 930 khách, diện tích số người đứng trung bình 8 người/m2. Chiều dài loại 3 toa là 61,5m. 

Chiều cao toa xe (từ đỉnh ray đến hệ thống điều hòa không khí) là 4,08m; chiều cao (từ đỉnh ray đến mui xe) là 3,655m. Tải trọng trục lớn nhất là 16 tấn. Tốc độ tối đa thiết kế là 110km/h đoạn trên cao và 80km/h đoạn hầm.

{keywords}
Đây là đoàn tàu có bề rộng toa xe lớn nhất so với các tàu metro khác ở Việt Nam

Nội thất của đoàn tàu được thiết kế với cấu trúc đơn giản, chức năng phù hợp với việc sử dụng hàng ngày và dễ dàng vệ sinh, bảo dưỡng.

Về ngoại thất, đoàn tàu thể hiện hình ảnh năng động, hiện đại của tuyến metro số 1. Phần đầu của đoàn tàu được thiết kế bo tròn về phía dưới, nổi bật với hình dáng 3D, tạo ra góc nhìn sắc nét về tính hài hoà và năng động của đoàn tàu. 

Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM (Maur) cho biết, công tác chuẩn bị đón tàu metro đầu tiên của TP.HCM tại depot Long Bình (Q.9) đã cơ bản hoàn tất.

Các hạng mục như trung tâm điều khiển, nơi bảo dưỡng, vị trí tàu dừng... đang hoàn thiện, đảm bảo cho hai đoàn tàu metro đầu tiên sắp về chạy thử đoạn trên cao từ Bình Thái đến depot này.

Tuyến metro số 1 sẽ có 17 đoàn tàu hoạt động, đều sản xuất tại Nhật.

Tốc độ tối đa của các đoàn tàu là 110 km/h (đoạn trên cao) và 80 km/h (đoạn ngầm).

{keywords}
Đoạn trên cao từ Bình Thái đến depot Long Bình đã hoàn tất việc lắp đường ray để chờ tàu chạy thử

Metro số 1 dài gần 20km, từ Bến Thành (Q.1) đến depot Long Bình (Q.9). Dự án có tổng mức đầu tư hơn 43.700 tỷ đồng. Công trình có 14 nhà ga, gồm 3 ga ngầm và 11 ga trên cao. Hiện toàn tuyến đạt gần 76% khối lượng. Thành phố đặt mục tiêu đạt 85% khối lượng cuối 2020 và đưa vào khai thác cuối năm 2021.

Hình ảnh nhà ga ngầm Ba Son tuyến metro đầu tiên ở Sài Gòn

Hình ảnh nhà ga ngầm Ba Son tuyến metro đầu tiên ở Sài Gòn

Ga ngầm Ba Son tuyến metro đầu tiên của Sài Gòn được thiết kế ngầm dài 240m, rộng 34,5m với 2 tầng đang được gấp rút thi công hoàn thiện.

Tuấn Kiệt



Theo Báo VietNamNet

Thứ trưởng Xây dựng xin lỗi về đoàn xe biển xanh dừng trên cầu Nhật Lệ

Sáng 30/9 tại TP Huế, trong hội nghị tập huấn và phổ biến Luật Kiến trúc, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn đã xin lỗi về sự việc đoàn xe biển số xanh dừng trên cầu Nhật Lệ 1, tỉnh Quảng Bình.

“Hôm qua đến nay có một số thông tin báo chí nói về chủ đề một số xe biển xanh đi trên cầu Nhật Lệ, trong đoàn xe có tôi. Báo cáo các đồng chí là tôi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Bình, sau đó đi khảo sát lấy tư liệu và có một số việc liên quan đến dọc 2 bên bờ sông Nhật Lệ.

Đây là công vụ anh em đi làm nhưng có một sơ suất là dừng đỗ xe trên cầu Nhật Lệ vào thời điểm đó”, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn nói.

{keywords}
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn lên tiếng về chuyện đoàn xe biển xanh dừng trên cầu Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình 

Để xảy ra sự việc đáng tiếc trên, Thứ trưởng Nguyễn Đình Toàn cho rằng, đây là bài học cho cá nhân Thứ trưởng và các thành viên trong đoàn. Thay mặt đoàn công tác đã làm việc và khảo sát tại Quảng Bình, Thứ trưởng Toàn gửi lời xin lỗi đến người dân tỉnh Quảng Bình.

Làm rõ đoàn xe biển xanh dừng đỗ trên cầu Nhật Lệ 1 để chụp ảnh

Làm rõ đoàn xe biển xanh dừng đỗ trên cầu Nhật Lệ 1 để chụp ảnh

Sáng nay (29/9), nhiều người dân di chuyển qua cầu Nhật Lệ 1, TP Đồng Hới, Quảng Bình rất bất bình vì 4 xe biển xanh dựng ngay trên cầu để một số người xuống chụp ảnh.  

Theo Dân trí



Theo Báo VietNamNet

Khói lửa ngùn ngụt ở tầng trệt, 5 người mắc kẹt đu dây ở sài Gòn

Lửa bùng lên dữ dội từ tầng trệt tạo thành bức tường lửa buộc những người kẹt bên trong công ty vải phải tìm mọi cách để thoát thân.

Trưa ngày 30/9, Công an quận Tân Bình, TP.HCM vẫn đang khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ cháy tại Công ty TNHH In ấn may mặc thời trang Hoa Anh Đào ở phường 14.

Trước đó, vào lúc 8h sáng, lửa bùng phát tại tầng trệt công ty trên. Bên trong, nhiều người bị mắc kẹt la hét hoảng sợ. Họ bị tường lửa chặn lối thoát nên tìm mọi cách để thoát ra ngoài.

{keywords}
Hiện trường vụ cháy

Năm thanh niên ở các tầng khác của công ty kêu cứu. Những người này đã buộc dây vải màu trắng, được sự hỗ trợ của người dân nên lần lượt đu xuống đất an toàn.

Đội Cảnh sát PCCC & CNCH Công an quận Tân Bình huy động lực lượng đến hiện trường để khống chế đám cháy.

{keywords}
{keywords}
Lực lượng Cảnh sát PCCC kịp thời có mặt khống chế đám cháy

Hai người bị kẹt bên trong đám cháy là anh N.T.H.T (SN 1977) và B.T.N (SN 1993) được cảnh sát giải cứu an toàn.

{keywords}
Hỏa hoạn thiêu rụi nhiều tài sản của công ty, rất may không có thiệt hại về người

Vụ hỏa hoạn làm nhiều tài sản là vải thành phẩm bị cháy, máy móc in ấn bị thiêu rụi.

Nguyên nhân vụ việc đang được điều tra, làm rõ.

Làm rõ đoàn xe biển xanh dừng đỗ trên cầu Nhật Lệ 1 để chụp ảnh

Làm rõ đoàn xe biển xanh dừng đỗ trên cầu Nhật Lệ 1 để chụp ảnh

Sáng nay (29/9), nhiều người dân di chuyển qua cầu Nhật Lệ 1, TP Đồng Hới, Quảng Bình rất bất bình vì 4 xe biển xanh dựng ngay trên cầu để một số người xuống chụp ảnh.  

Thảo Nguyên



Theo Báo VietNamNet

Vừa qua trạm thu phí, xe container bốc cháy ở Bình Phước

Xe container vừa chạy qua trạm thu phí ở Bình Phước thì bất ngờ bốc cháy dữ dội, thiêu rụi toàn bộ đầu kéo.

Vụ việc xảy ra vào khoảng 7h sáng nay (30/9) trên đường ĐT741, đoạn qua xã Thuận Phú (huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước).

{keywords}
Xe container bốc cháy dữ dội ở Bình Phước

Theo đó, sáng cùng ngày, xe container biển số TP.HCM do tài xế Hà Văn Sỹ (39 tuổi, quê Yên Bái) điều khiển lưu thông trên đường ĐT741 theo hướng từ Bình Dương đi Bình Phước.

Khi vừa qua trạm thu phí Thuận Phú (huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước) được khoảng 30 mét thì bất ngờ bốc cháy dữ dội. Lúc này, tài xế kịp nhảy khỏi xe thoát thân. Ít phút sau, lửa nhanh chóng bao trùm toàn bộ đầu kéo.

Cảnh sát PCCC Công an tỉnh Bình Phước sau đó đã huy động hàng chục cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường để dập lửa.

Sau gần 30 phút, ngọn lửa được khống chế, nhưng toàn bộ đầu kéo bị thiêu rụi.

Container "hạ gục" khung cầu vượt, quốc lộ qua Sài Gòn kẹt không lối thoát

Container "hạ gục" khung cầu vượt, quốc lộ qua Sài Gòn kẹt không lối thoát

Suốt sáng nay (25/9), hơn 5km ở tuyến quốc lộ 1 qua TP.HCM xảy ra ùn tắc do sự cố xe container húc văng khung giới hạn cầu Gò Dưa.  

Xuân An



Theo Báo VietNamNet

Toàn cảnh siêu dự án cao tốc Bắc - Nam

Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông dài 654 km với tổng mức đầu tư 118.716 tỷ đồng. Dự án có 11 dự án thành phần và được triển khai từ năm 2019.  

{keywords}
Đầu tư cao tốc Bắc – Nam, có dấu hiệu sai phạm sẽ chuyển cơ quan công an

Đầu tư cao tốc Bắc – Nam, có dấu hiệu sai phạm sẽ chuyển cơ quan công an

Thứ trưởng Bộ GTVT cho hay, nhà thầu chính thi công cao tốc Bắc - Nam phải chịu trách nhiệm toàn bộ gói thầu và được quyền thuê thầu phụ. Nếu có dấu hiện sai phạm sẽ chuyển cơ quan công an điều tra.

Vũ Điệp 



Theo Báo VietNamNet

Điều động, bổ nhiệm nhân sự 5 địa phương

Lãnh đạo các tỉnh: Thừa Thiên Huế, Đồng Nai, Hà Giang, Sóc Trăng, Long An vừa trao các quyết định về công tác cán bộ. 

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ trao quyết định bổ nhiệm 3 Phó Giám đốc Sở.

Ngày 30/9, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ đã trao các quyết định về công tác cán bộ.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định bổ nhiệm ông Trần Minh Long giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Nội vụ.

Bổ nhiệm ông Nguyễn Hữu Tín giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Tài chính.

Bổ nhiệm bà Hoàng Thị Phương Huệ giữ chức vụ Phó Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh.

Thường trực Tỉnh ủy Đồng Nai chúc mừng các cán bộ được điều động, bổ nhiệm chức vụ mới.

Chiều 29/9, ông Nguyễn Phú Cường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Nai đã chủ trì hội nghị triển khai các quyết định về công tác cán bộ.

Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai quyết định điều động Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Bảo đến công tác tại UBND tỉnh kể từ ngày 1/10/2020, nhiệm vụ cụ thể do Chủ tịch UBND tỉnh phân công.

Điều động Bí thư Huyện ủy Trảng Bom Phạm Xuân Hà đến công tác tại Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, bổ nhiệm giữ chức vụ Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai kể từ ngày 1/10/2020, thời gian giữ chức vụ là 5 năm.

Điều động Bí thư Tỉnh đoàn Nguyễn Cao Cường đến công tác tại Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, bổ nhiệm giữ chức vụ Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy kể từ ngày 1/10/2020, thời gian giữ chức vụ là 5 năm.

Điều động Bí thư Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh Lê Tuấn Anh đến công tác tại Huyện ủy Trảng Bom, chỉ định tham gia Ban chấp hành Đảng bộ, Ban thường vụ Huyện ủy và giữ chức Bí thư Huyện ủy Trảng Bom nhiệm kỳ 2020 - 2025, kể từ ngày 1/10/2020.

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn trao quyết định và chúc mừng ông Hoàng Hải Lý.

Ngày 29/9, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Giang Thào Hồng Sơn và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn đã trao các quyết định về công tác cán bộ.

Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang đã ban hành quyết định về việc ông Hoàng Hải Lý, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, thôi giữ chức Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức – Nội vụ tỉnh Hà Giang; phân công, điều động đến nhận công tác và cho chủ trương giữ chức Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh từ ngày 1/10/2020.

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn trao quyết định và chúc mừng ông Nguyễn Văn Tuệ.

Quyết định ông Nguyễn Văn Tuệ, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, thôi giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hà Giang, phân công, điều động đến nhận công tác và bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức – Nội vụ tỉnh từ ngày 1/10/2020.

Quyết định bổ nhiệm Trưởng phòng Phóng viên (báo Hà Giang) Mai Ngọc Quỳnh giữ chức vụ Phó Tổng biên tập báo Hà Giang.

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cũng quyết định bổ nhiệm ông Hoàng Hải Lý giữ chức vụ Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh. Quyết định điều động ông Nguyễn Văn Tuệ đến nhận công tác tại Ban Tổ chức – Nội vụ tỉnh Hà Giang.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út trao quyết định và chúc mừng ông Trần Bá Phước.

Ngày 29/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út đã trao quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về việc bổ nhiệm có thời hạn ông Trần Bá Phước giữ chức vụ Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Long An, thời hạn bổ nhiệm là 5 năm, kể từ ngày 1/10/2020.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Lâm Hoàng Nghiệp trao quyết định và chúc mừng ông Võ Chí Công

Ngày 29/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Lâm Hoàng Nghiệp đã trao quyết định về công tác cán bộ.

Trên cơ sở quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng về việc cho ông Võ Chí Công, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thôi giữ chức Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư để điều động giữ chức Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Tỉnh ủy. Chủ tịch UBND tỉnh đã ra quyết định về việc điều động ông Võ Chí Công đến nhận nhiệm vụ tại Ban Tổ chức Tỉnh ủy từ ngày 1/10/2020.

Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cũng có thông báo giao nhiệm vụ cho ông Dương Văn Ngoảnh, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư phụ trách quản lý, điều hành hoạt động của sở kể từ ngày 1/10/2020 đến khi bổ nhiệm giám đốc mới.

Bàn giao nhiệm vụ Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái

Bàn giao nhiệm vụ Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái

Tỉnh ủy Yên Bái tổ chức hội nghị bàn giao nhiệm vụ Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh và nhiệm vụ Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái.

Theo VGP



Theo Báo VietNamNet