Do ảnh hưởng của triều cường, độ mặn trên các sông Nam Bộ có xu thế tăng dần và đạt mức cao nhất vào ngày 23-25/2.
Khu vực Nam Bộ trong thời kỳ này hầu như ít mưa. Nhiệt độ cao nhất phổ biến ở miền Tây Nam Bộ từ 31-34 độ. Miền Đông Nam Bộ là 32-35 độ. Từ 21 - 24/2 cục bộ có nơi xuất hiện nắng nóng với mức nhiệt trên 35 độ.
Ảnh: Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia |
Mực nước thượng lưu sông Mekong biến đổi chậm và ở mức tương đương trung bình nhiều năm (TBNN), thấp hơn cùng kỳ năm 2016 từ 0,1-1m.
Mực nước trên sông Tiền và sông Hậu dao động theo triều. Mực nước cao nhất tuần tại Tân Châu là 1,3m; tại Châu Đốc 1,4m tương đương cùng kỳ năm 2016.
Theo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, do ảnh hưởng của triều cường, độ mặn trên các sông Nam Bộ có xu thế tăng dần và đạt mức cao nhất vào ngày 23-25/2. Từ ngày 26-29/2, độ mặn trên các sông ở Nam Bộ có xu hướng giảm dần.
Chiều sâu ranh mặn 1g/l trong thời kỳ này có khả năng như sau:
Sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây: Phạm vi xâm nhập mặn 100-130km. Sông Cửa Tiểu, Cửa Đại, sông Hàm Luông: Phạm vi xâm nhập mặn 60- 90km.
Sông Cổ Chiên: Phạm vi xâm nhập mặn 55-65km; sông Hậu: 55-65km; sông Cái Lớn: 50-60km.
Chiều sâu ranh mặn 4g/l trong thời kỳ này có khả năng như sau:
Sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây: Phạm vi xâm nhập mặn 80-90km. Sông Cửa Tiểu, Cửa Đại: Phạm vi xâm nhập mặn 45-52km; sông Hàm Luông: 65-76km; sông Hậu 45-55km.
Mức độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long ở cấp độ 1-2.
Dự báo dòng chảy trên sông Mekong về ĐBSCL trong tháng 3 ở mức thiếu hụt so với TBNN và năm 2016 từ 5-20%. Trong khi đó mực nước tại Biển Hồ (Campuchia) ở mức thấp, khả năng bổ sung nước cho ĐBSCL không nhiều.
Tình trạng xâm nhập mặn ở ĐBSCL tiếp tục ở mức độ sâu hơn, gay gắt hơn so với TBNN. Thời gian xâm nhập mặn tăng cao trên sông Cửu Long tiếp tục diễn ra trong 3 (từ 6-15/3). Xâm nhập mặn các sông Vàm Cỏ, sông Cái Lớn duy trì ở mức cao trong tháng 3 và 4, sau đó khả năng giảm dần.
Trong trường hợp cực đoan, thời gian thiếu mưa kéo dài kết hợp với việc sử dụng và khai thác tài nguyên nước trong lưu vực (tăng sử dụng nước trên các dòng nhánh và trữ nước tại các đập) sẽ làm cho tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn kéo dài hơn và trở nên trầm trọng hơn.
* Theo ông Lê Thanh Tùng, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), nước mặn nồng độ dưới 0,5g/lít (0,5‰) mới được tưới cho cây trồng. Với sản xuất cây giống, nước mặn nồng độ 1g/lít nếu tưới sẽ gây chết toàn bộ.
Đói, khát trên vựa lúa mặn cháy
Vựa lúa ở ĐBSCL đang trổ bông thì bị nhiễm mặn khiến hạt lép hoàn toàn, giờ chỉ còn cắt đem cho vịt ăn.
Thái An
Theo Báo VietNamNet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét