Thứ Tư, 30 tháng 10, 2019

Bộ trưởng Trần Hồng Hà ra hồ Tây cho cá ăn

Bộ trưởng TN&MT nghe đơn vị thí điểm báo cáo về kết quả làm sạch một góc hồ Tây, trao đổi với chuyên gia Nhật Bản và trực tiếp cho cá ăn.

Kết thúc phiên họp KTXH ở Quốc hội sáng nay, khoảng 11h30, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã ra thị sát dự án làm sạch một góc hồ Tây (tại 161, Nguyễn Đình Thi).

Bộ trưởng đã nghe ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT công ty Cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE - đơn vị thực hiện dự án) báo cáo các vấn đề liên quan đến dự án xử lý nước trong thời gian qua.

Bộ trưởng cũng có trao đổi trực tiếp với TS Tadashi Yamamura - Chủ tịch Tổ chức Xúc tiến môi trường thương mại Nhật Bản về công nghệ làm sạch Nano Bioracter.

Từ kết quả phân tích do Viện Công nghệ Môi trường (Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam) và Trung tâm Quy hoạch và điều tra tài nguyên nước quốc gia (Bộ TN&MT), TS Yamamura Tadashi đã công bố 5 kết quả.

Về chất lượng nước khu thả cá Koi trên sông Tô Lịch và Hồ Tây 36/36 chỉ tiêu đạt QCVN; mùi hôi thối sông Tô Lịch giảm 200 lần, hồ Tây giảm 30 lần nhờ công nghệ Nhật Bản.

Nước khu xử lý thả cá Koi tại sông Tô Lịch: Vi khuẩn có hại Coliform giảm hơn 61 triệu lần, E.coli giảm 1100 lần. Nước khu xử lý thả cá Koi tại Hồ Tây: Vi sinh vật có lợi Bacillus tăng 738 lần, tổng vi sinh vật hiếu khí tăng 47 lần.

Bùn sông Tô Lịch giảm nhiều nhất 76,3cm về 15cm bùn Hồ Tây giảm nhiều nhất về 0cm.

{keywords}

Bộ trưởng Trần Hồng Hà đánh giá cao dự án thí điểm, 3 tiêu chí về xử lý mùi, xử lý bùn và một số chất cơ bản đã làm được và mong muốn tiếp tục hợp tác với Nhật Bản trong việc xử lý ô nhiễm trên sông hồ Việt Nam. Khi đã có đầy đủ thông tin về công nghệ làm sạch, được phía Nhật Bản chứng nhận đảm bảo an toàn, tin cậy thì có thể áp dụng được.

Lưu ý thêm về công nghệ thí điểm, Bộ trưởng nêu thực tế sông hồ ở Nhật Bản khác với Việt Nam, ở Nhật nước đã được xử lý đầu nguồn trước khi đổ ra sông, còn ở Việt Nam, các sông hồ hằng ngày vẫn nhận nước thải, chất thải, mà trong chất thải không chỉ có hữu cơ, mà có nhiều chất ô nhiễm vô cơ. Bộ trưởng đã trao đổi với chuyên gia đặt thêm điều kiện để đơn vị thí điểm tính toán.

"Các hồ Việt Nam là hồ mở, lượng nước mưa vào rất lớn, nên tính toàn đến chi phí xử lý làm thế nào để Việt Nam có thể đầu tư được. Quy chuẩn môi trường Việt Nam đang dựa trên thực trạng môi trường,... nếu áp dụng công nghệ xử lý này, chúng ta phải nâng quy chuẩn chất lượng môi trường mức cao nhất, an toàn nhất", ông Hà nói.

Theo Bộ trưởng, phải xem xét đến tính khả thi, phù hợp của công nghệ với Việt Nam và tính toán đến hiệu quả kinh tế nên khu vực nào cần thiết, cấp bách có thể đầu tư thì sẽ đầu tư được.

{keywords}

{keywords}
{keywords}
 Bộ trưởng Trần Hồng Hà trao đổi với chuyên gia Nhật Bản
{keywords}
{keywords}
{keywords}
{keywords}
{keywords}
{keywords}
 Khu vực thí điểm làm sạch một góc hồ Tây
{keywords}
Sự khác biệt rõ rệt về nước giữa trong và ngoài khu vực thí điểm
Cá Koi Nhật tung tăng bơi ở hồ Tây, trái ngược cá chết bên ngoài

Cá Koi Nhật tung tăng bơi ở hồ Tây, trái ngược cá chết bên ngoài

Cá Koi được thả trong cùng một ngày trong khu vực thí điểm công nghệ Nhật Bản, xuất hiện một vài con chết trên sông Tô Lịch, trong khi cá ở hồ Tây lại sống khỏe mạnh.

Thành Nam 



Theo Báo VietNamNet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét