Thứ Năm, 31 tháng 10, 2019

Quảng Trị sáp nhập huyện xã sẽ giảm 16 xã, dôi dư 356 cán bộ

Theo đề án của tỉnh Quảng Trị, sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giảm được 16 xã và dôi dư 356 người.

Bộ Nội vụ hôm nay tổ chức hội nghị thẩm định đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã ở tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2019-2021 do Thứ trưởng Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng thẩm định chủ trì.

Chưa sắp xếp huyện đảo Cồn Cỏ, thị xã Quảng Trị

Báo cáo tóm tắt đề án, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Quảng Trị Hồ Ngọc An cho biết, tỉnh có 10 đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện (8 huyện, 1 thành phố và 1 thị xã).

Trong đó có 1 huyện đảo và 1 thị xã chưa đạt 50% cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số.

{keywords}
Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Quảng Trị Hồ Ngọc An

Tỉnh có 141 ĐVHC cấp xã (117 xã, 13 phường và 11 thị trấn), trong đó, có 29 xã, 1 phường và 2 thị trấn chưa đạt 50% cả 2 tiêu chuẩn thuộc diện phải sắp xếp lại.

Theo đề án, tỉnh có 23 xã và 1 thị trấn trong diện phải sắp xếp và 1 xã thực hiện sắp xếp theo diện khuyến khích.

Tỉnh đề xuất chưa sắp xếp huyện đảo Cồn Cỏ, thị xã Quảng Trị và 9 xã, phường, thị trấn thuộc các huyện của tỉnh.

Theo đề án này, sau khi sắp xếp, số lượng ĐVHC cấp xã giảm 16 xã; số lượng cán bộ, công chức bố trí tại 17 xã, thị trấn được hình thành sau khi sắp xếp là 354 người (171 cán bộ, 183 công chức).

“Như vậy, sau khi thực hiện sắp xếp các ĐVHC cấp xã, tỉnh sẽ dôi dư 129 cán bộ và 129 công chức; người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã dôi dư là 227 người”, Giám đốc Sở Nội vụ cho hay.

Để sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách dôi dư, tỉnh sẽ bố trí các chức danh như bí thư đảng ủy riêng và chủ tịch HĐND riêng.

Đồng thời, bố trí tăng thêm cấp phó và thực hiện lộ trình giảm dần trong 5 năm; bố trí tại các xã, thị trấn mới thành lập và các xã, thị trấn khác trên địa bàn huyện; tuyển dụng vào cấp huyện hoặc thực hiện tinh giản biên chế và giải quyết chế độ thôi việc theo quy định…

Cồn Cỏ có vị trí đặc biệt trong bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông

Phó vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương Nguyễn Hữu Thành ghi nhận nội dung trong hồ sơ, đề án đã thể hiện rõ hiện trạng, phương án sắp xếp các ĐVHC cấp xã; phương án sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và kế hoạch…

Ông đề nghị Quảng Trị làm rõ việc sau khi sắp xếp 16/17 ĐVHC cấp xã mới hình thành vẫn chưa đạt các tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số theo quy định.

Ông Thành cũng đề nghị tỉnh nêu lý do và cơ sở để lấy tên mới đối với các ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp không liên quan đến tên của 2 ĐVHC cũ như thị trấn Diêm Sanh, xã Lìa…

{keywords}
Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng: Huyện đảo Cồn Cỏ có vị trí đặc biệt quan trọng trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên Biển Đông

Tiếp thu, giải trình sau đó, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng cho hay, ngay khi TƯ có nghị quyết, tỉnh đã rà soát và xây dựng phương án sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã kịp thời, có tính đến các yếu tố đặc thù và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Lý giải việc chưa thực hiện sắp xếp huyện đảo Cồn Cỏ, ông Hà Sỹ Đồng cho biết, huyện này được thành lập năm 2004 do yêu cầu bảo vệ chủ quyền biên giới, lãnh thổ quốc gia trên Biển Đông.

“Huyện đảo Cồn Cỏ có vị trí địa lý cách xa đất liền, có vị trí đặc biệt quan trọng trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên Biển Đông. Theo quy hoạch tầm nhìn đến năm 2030, sẽ xây dựng đảo Cồn Cỏ thành đảo lưỡng dụng, vừa phục vụ phát triển kinh tế, vừa đảm bảo quốc phòng, an ninh, làm cơ sở vững chắc nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia vùng biển của Tổ quốc”, ông lý giải.

Đối với thị xã Quảng Trị, ông Đồng cho biết, đây là địa danh gắn liền với lịch sử truyền thống cách mạng. Di tích thành cổ Quảng Trị là điểm hẹn truyền thống của các thế hệ cựu chiến binh, cán bộ, chiến sỹ và đồng bào cả nước, với hàng trăm ngàn lượt người đến tham quan hàng năm, trở thành nơi có ý nghĩa giáo dục truyền thống yêu nước đối với các thế hệ hôm nay và mai sau.

Bên cạnh đó, theo quy hoạch tổng thể, thị xã Quảng Trị sẽ là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật phía nam của tỉnh Quảng Trị; đồng thời, xây dựng khu vực phòng thủ ngày càng vững chắc, giữ vững quốc phòng, an ninh…

Vì vậy, ông Hà Sỹ Đồng đề nghị chưa tiến hành sắp xếp các ĐVHC cấp xã thuộc huyện đảo Cồn Cỏ và thị xã Quảng Trị trong giai đoạn 2019-2021.

Giai đoạn 2021-2025, tỉnh sẽ xem xét mở rộng thêm một số xã của huyện Hải Lăng và huyện Triệu Phong.

{keywords}
Thứ trưởng Trần Anh Tuấn

Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn đề nghị UBND tỉnh Quảng Trị tiếp thu ý kiến Hội đồng thẩm định, chỉnh sửa, bổ sung, giải trình theo yêu cầu.

Đồng thời, tỉnh cần xây dựng lộ trình cụ thể và giải quyết tốt chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở xã, thôn dôi dư, tránh phát sinh các tiêu cực, khiếu kiện; rút ngắn lộ trình thực hiện giải quyết đối với những người dôi dư.

Thu Hằng

Phương án sáp nhập huyện, xã trên cả nước

Phương án sáp nhập huyện, xã trên cả nước

Giai đoạn 2019 - 2021, cả nước có 20 đơn vị hành chính cấp huyện và 623 đơn vị hành chính cấp xã phải sắp xếp, sáp nhập để giảm 4 huyện và 539 xã.



Theo Báo VietNamNet

Đình chỉ cán bộ Hải Phòng liên quan đến việc ăn chặn tiền chính sách

Một cán bộ chính sách xã An Tiến, huyện An Lão (Hải Phòng) bị đình chỉ công tác do có thông tin tố “ăn chặn” tiền của 9 gia đình chính sách.

UBND xã An Tiến đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác 1 tháng (từ ngày 21/10) với ông Phạm Văn Tân, cán bộ thuộc ban Chính sách của xã để làm rõ những sai phạm liên quan đến việc “ăn chặn” tiền của các hộ gia đình có công với cách mạng.

{keywords}
UBND xã An Tiến, nơi xảy ra sự việc

Chị A. (xã An Tiến) phản ánh, mẹ chị là liệt sỹ. Hơn 3 năm nay gia đình không được nhận phụ cấp và chế độ theo quy định.

Gia đình đã đến UBND xã An Tiến và người trả lời là ông Phạm Văn Tân. Ông Tân khẳng định người nhà chị A. đã ký nhận tiền.

Tuy nhiên, người nhà chị A. cho rằng đó là chữ ký giả. Bị truy, vị cán bộ này xin lỗi và gửi trả toàn bộ số tiền đã lĩnh cho gia đình chị A.

Sau khi người dân có tố cáo, chính quyền xã đã xác minh thêm 9 gia đình có công khác nghi bị ông Tân ăn chặn tiền. Hiện ông Tân đã phải khắc phục 16,6 triệu đồng.

“Việc ông này có làm giả chữ ký để lĩnh tiền hay không thì còn chưa rõ. Xã đã đối chứng một số chữ ký thì thấy là đúng. Tuy nhiên sai phạm là có, có 2 trường hợp ông Tân đã “quên” không lập danh sách. Việc này ông ấy phải đền là rõ ràng”, lãnh đạo UBND xã An Tiến nói.

Một số thông tin cho rằng, ông Tân đã lấy của các gia đình chính sách lên tới hàng trăm triệu đồng, UBND xã An Tiến nói chỉ là đồn thổi thiếu căn cứ. Vụ việc vẫn đang được chính quyền xác minh và điều tra.

Hoài Anh 

Đang nằm viện, Trưởng ban tiếp dân Hải Phòng nhận hỏa tốc cho thôi chức

Đang nằm viện, Trưởng ban tiếp dân Hải Phòng nhận hỏa tốc cho thôi chức

Nguyên Trưởng Ban Tiếp công dân của UBND TP Hải Phòng Đào Văn Thuấn bị UBND TP ban hành công văn hỏa tốc điều chuyển, thôi giữ chức vụ.   



Theo Báo VietNamNet

Cảnh sát ném 2 quả nổ giải cứu con tin ở toà Landmark 81

 Chủ tịch HĐQT công ty đã chém 1 nhân viên bị thương, khống chế con tin là 2 nhân viên khác. Công an phải dùng quả nổ giải cứu.

Công an Q.Bình Thạnh, TP.HCM đang tạm giữ hình sự đối với nghi can Nguyễn Hoàng Phi Đạt (29 tuổi) để điều tra vụ chém người thương tích và bắt giữ người trái pháp luật xảy ra tại 1 căn hộ thuộc tầng 43 toà nhà Landmark 81 (đường Nguyễn Hữu Cảnh, P.22, Q.Bình Thạnh) vào chiều tối qua.

Đạt là Chủ tịch HĐQT công ty Hoàng Gia, thuê căn hộ tại tầng 43 nói trên để làm trụ sở công ty.

{keywords}
Lực lượng CSCĐ đã phá cửa căn hộ tại toà nhà Landmark 81, dùng quả nổ giải cứu an toàn 2 con tin

Theo thông tin từ cơ quan Công an, khoảng 14h15 chiều qua, ông Lê Hoàng Tuấn (nhân viên công ty Hoàng Gia) đến trụ sở công ty gặp Đạt để thông báo nghỉ việc. Lúc này, Đạt có dấu hiệu bất thường, đã không đồng ý, yêu cầu một số nhân viên khác đóng cửa, không cho ông Tuấn ra ngoài.

Trong lúc căng thẳng, Đạt xông vào hành hung, khiến ông Tuấn bị thương tích ở mặt. Một lúc sau, ông Tuấn chạy thoát ra ngoài, băng bó sơ cứu, báo bảo vệ toà nhà rồi đến Công an P.22 trình báo.

Khi Công an cùng bảo vệ toà nhà có mặt trước căn hộ thì Đạt cho đóng cửa căn hộ lại, cầm dao, ly thuỷ tinh bên trong để thủ thân. Đạt đã tấn công gây thương tích ở 2 tay, đầu cho nhân viên công ty, là Nguyễn Văn Quý.

Đạt khoá cửa căn hộ, dùng dao uy hiếp, khống chế anh Quý và thêm 1 nhân viên khác là anh Trần Văn Hinh. Tình hình cấp bách, Công an P.22 đã báo Công an Q.Bình Thạnh cử nhiều lực lượng đến hiện trường; đồng thời thông tin cũng được báo cáo Ban giám đốc Công an TP.HCM.

Công an Q.Bình Thạnh nỗ lực thuyết phục nhưng Đạt vẫn cố chấp, khống chế 2 con tin, là nhân viên công ty. Tình hình kéo dài nhiều giờ, ngay sau đó Ban giám đốc Công an TP đã điều động đội đặc nhiệm của Trung đoàn CSCĐ có mặt tại hiện trường.

Qua áp sát hiện trường, điều nghiên địa hình, chỉ huy tại chỗ đã quyết định phá cửa căn hộ, dùng quả nổ nghiệp vụ để trấn áp, giải cứu con tin. Và với biện pháp mạnh này, lực lượng CSCĐ đã thành công khi trấn áp Đạt, đồng thời giải cứu 2 con tin an toàn.

Hiện Công an Q.Bình Thạnh đang củng cố hồ sơ để xử lý nghi can Đạt.

CSCĐ trang bị súng chống tăng diễn tập giải cứu con tin khỏi khủng bố

CSCĐ trang bị súng chống tăng diễn tập giải cứu con tin khỏi khủng bố

 Gần 100 cảnh sát cơ động chia thành nhiều hướng, đấu súng với nhóm khủng bố được trang bị AK, lựu đạn để giải cứu con tin trong buổi diễn tập tại Đắk Lắk.

Phước An



Theo Báo VietNamNet

Nước sạch Hà Nội: Mua đắt của doanh nghiệp, tăng giá cho dân

 Sau sự cố nước sinh hoạt, Hà Nội lên kế hoạch điều chỉnh giá nước sạch đã tạo ra nhiều luồng ý kiến từ cộng đồng cư dân. Trong đó, đa phần thắc mắc phải chăng việc tăng giá nước chỉ nhằm phục vụ cho những nhà cung cấp?

Nhà máy chưa xây xong, giá nước đã được chốt

Mới đây, TP Hà Nội giao Sở Tài chính phối hợp các đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh giá nước sạch trên địa bàn Thủ đô.

Xung quanh vấn đề tăng giá nước sạch, nhiều câu hỏi đặt ra tại sao Hà Nội lại lên phương án tăng giá nước vào thời này? Liệu có phải vì lý do mua giá nước mua của sông Đuống quá đắt nên phải tăng giá nước sạch bán cho dân?

Theo tìm hiểu, dự án nhà máy nước sạch sông Đuống được khởi công năm 2016, đến năm 2017 có tổng giá trị đầu tư 5.000 tỷ, vẫn đang trong quá trình triển khai xây dựng. Thế nhưng, giá nước kinh doanh của nhà máy này đã được Hà Nội chấp thuận ngay từ thời điểm nhà máy chưa xây dựng xong, chưa đi vào sản xuất.

{keywords}
Hạ thủy đường ống dẫn nước sạch của nhà máy nước sạch sông Đuống qua sông Hồng. Ảnh: Hà Nội Mới

Cụ thể, tại văn bản số 3310/UBND-KT gửi các Sở Tài chính, Xây dựng và công ty CP nước mặt sông Đuống, UBND TP Hà Nội cho biết chấp thuận giá bán nước sạch tạm tính và lộ trình điều chỉnh giá nước cho dự án nhà máy nước sạch sông Đuống để triển khai thực hiện dự án nhà máy này.

Theo đó, giá nước sạch tối đa của nhà máy nước sạch sông Đuống tạm tính năm 2017 là 10.246 đồng/m3 (chưa bao gồm thuế GTGT). Lộ trình tăng giá nước tối đa 7%/năm nhưng không vượt quá khung giá nước sạch sinh hoạt theo quy định của Bộ Tài chính.

“Sau khi nhà máy đi vào hoạt động cấp nước, giá nước sạch, nguyên tắc điều chỉnh giá nước sẽ căn cứ vào chính sách, pháp luật tại từng thời kỳ để thực hiện; giao Sở Xây dựng hoàn thiện thỏa thuận dịch vụ cấp nước và ký kết với công ty cổ phần nước mặt sông Đuống thực hiện” - văn bản do Phó chủ tịch TP Nguyễn Doãn Toản ký nêu rõ.

Trước đó, ngày 30/6/2017, liên Sở Tài chính - Xây dựng đã có tờ trình số 4158/TTLS: TC-XD lên UBND TP Hà Nội đề xuất mức giá bán nước sạch với giá cao hơn 10.000 đồng/m3 này.

Trong khi đó, tại QĐ phê duyệt phương án giá thành sản xuất, giá bán buôn nước sạch và phương án bù giá của công ty CP nước sạch Vinaconex (nhà máy nước sạch sông Đà) được UBND TP Hà Nội đưa ra ở các mức: năm 2013: 4.612,22 đồng/m3; 2014: 4.658,90 đồng/m3; 2015: 4.726,54 đồng.

Lộ trình tăng giá thành giai đoạn từ năm 2013-2015 dao động từ -400 đồng/m3 cho đến + gần 200 đồng/m3. Lộ trình giá bán buôn nước sạch từ năm 2014-2016 cụ thể ở các mức từ 3.600-4.658,90-5.069,76 đồng/m3.

Tại QĐ này, Hà Nội cũng phê duyệt bù giá cho nhà máy nước sạch sông Đà: giá thành sản xuất (4.269 đồng/m3); giá bán buôn (3.600 đồng/m3) là 669 đồng/m3 nước.

So sánh mức giá bán được phê duyệt, giá nước sạch của nhà máy nước sạch sông Đà chưa bằng 1/3 so với giá bán của nước sạch sông Đuống.

Theo báo cáo về hoạt động cấp nước bán buôn trên địa bàn TP Hà Nội, công ty cổ phần nước sạch sông Đà cho biết, hiện công ty đang cung cấp nước sạch cho các đơn vị Viwaco và Hà Đông với giá bán 5.069,76 đồng/m3.

Nếu thực hiện mua nước đầu vào của nhà máy nước sạch sông Đuống cao gần gấp 2 lần giá bán của nhà máy nước sông Đà, người chịu thiệt không chỉ là người dân mà Hà Nội cũng thêm gánh nặng giải quyết vấn đề kinh phí bù giá.

Đắt do chi phí vận chuyển lên tới 9.000 đồng/m3

Căn cứ duy nhất để Hà Nội chấp thuận phương án giá bán nước sạch của nhà máy nước sạch sông Đuống là tờ trình số 4158/TTLS: TC-XD ngày 30/6/2017 của liên Sở Tài chính - Xây dựng.

Trong khi đó, QĐ phê duyệt phương án giá thành sản xuất, giá bán buôn nước sạch và phương án bù lỗ của nước sạch sông Đà được UBND TP Hà Nội chấp thuận căn cứ trên hàng loạt các luật và văn bản dưới luật, cuối cùng mới là căn cứ trên tờ trình của liên Sở: Tài chính, Xây dựng, LĐ-TB-XH, Cục Thuế…

Cùng một chủ thể quyết định một vấn đề có cùng bản chất, tuy nhiên, giá nước kinh doanh của nước sạch sông Đuống chỉ căn cứ trên tờ trình của 2 Sở Xây dựng và Tài chính.

Thông tin với báo chí về việc vì sao Hà Nội phải mua nước của nhà máy nước mặt sông Đuống cao gần gấp đôi so với các nhà máy nước sinh hoạt khác, ông Tạ Đức Hoàng - TGĐ công ty CP nước mặt sông Đuống cho biết, đó là do đầu tư lớn, bản thân dự án này ra đời còn đảm bảo an ninh nước trong vùng. Cũng như đây chỉ là giá tạm tính để vay vốn ngân hàng.

“Tính đến nay, nhà máy nước mặt sông Đuống đã làm được hơn 81km đường ống dẫn nước với đầy đủ các loại công nghệ như đánh chìm ống qua 2 con sông là sông Đuống và sông Hồng, rồi sử dụng ống dẫn nước của rất nhiều nước để dẫn nước từ sông Đuống xuống tận Thường Tín, lên tới Hà Đông... Do đó, giá nước buộc phải cao, không thể làm được nếu như giá nước thấp hơn giá tạm tính", vị đại diện này cho biết.

Nhà máy nước mặt sông Đuống cũng cho rằng, việc phải kéo dài đường ống nước đi nhiều quận huyện như vậy đã khiến cho giá của mỗi mét khối nước lên tới 10.264 đồng.

Cũng theo vị đại diện này, để sản xuất ra mỗi mét khối nước tại chỗ, giá thành chỉ có hơn 1.000 đồng. Nhưng để đưa nước cung cấp cho nhân dân sử dụng, xây dựng tuyến đường ống tốn kém hơn nhiều.

Chia sẻ về việc tăng giá nước sạch ở Hà Nội bên hành lang QH, đại biểu Trần Văn Lâm, ủy viên UB Tài chính - Ngân sách, Phó đoàn ĐB tỉnh Bắc Giang cho rằng, việc tăng giá nước sinh hoạt được Hà Nội lý giải nằm trong lộ trình - từng bước tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu thì đó là bình thường. Song, theo ông, cơ quan quản lý nhà nước cũng cần có cơ chế minh bạch.

Nước sạch Hà Nội ai lo?

Nước sạch Hà Nội ai lo?

Câu chuyện nước sạch của Thủ đô cho thấy sự cần thiết bổ sung các quy định pháp lý về trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc cung cấp dịch vụ và hàng hóa công.

Thái Bình 



Theo Báo VietNamNet

Đề nghị Ban Bí thư kỷ luật cựu Chủ tịch HĐQT Petrolimex

UB Kiểm tra TƯ đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật ông Bùi Ngọc Bảo, nguyên Chủ tịch HĐQT, nguyên Tổng giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam Petrolimex.

Từ ngày 28-30/10, tại Hà Nội, UB Kiểm tra TƯ đã họp kỳ 40 dưới sự chủ trì của Chủ nhiệm Trần Cẩm Tú.

UB đã xem xét, kết luận việc thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Đảng ủy Petrolimex về các vi phạm đã được kết luận tại kỳ họp 39. 

Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm; căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên, UB Kiểm tra TƯ đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật ông Bùi Ngọc Bảo, nguyên ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối DN TƯ, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch HĐQT, nguyên Tổng giám đốc Tập đoàn.

Đồng thời, UB Kiểm tra TƯ đề nghị Ban Thường vụ Đảng ủy Khối DN TƯ thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Đảng ủy Petrolimex nhiệm kỳ 2010-2015.

UB quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Nguyễn Quang Tuấn, nguyên đảng ủy viên, nguyên Bí thư chi bộ, nguyên Chủ tịch kiêm Giám đốc công ty Petrolimex Singapore.

UB Kiểm tra TƯ cảnh cáo ông Trần Văn Thịnh, nguyên Phó bí thư Đảng ủy, nguyên ủy viên HĐQT, nguyên Tổng giám đốc và khiển trách ông Trần Minh Hải, Phó bí thư thường trực Đảng ủy và ông Nguyễn Thanh Sơn, ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, ủy viên HĐQT, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn.

Trước đó tại kỳ họp 39, UB Kiểm tra TƯ kết luận, Ban Thường vụ Đảng ủy Petrolimex đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để Tập đoàn có nhiều vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác cán bộ; trong quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn, tài sản; hoạt động kinh doanh xăng dầu; cổ phần hóa, tái cơ cấu, thoái vốn nhà nước và thực hiện một số dự án đầu tư xây dựng, gây hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại lớn tiền và tài sản của Nhà nước.

Ông Bùi Ngọc Bảo chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn.

Các ông Thịnh, Hải, Sơn, Tuấn cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn và trách nhiệm cá nhân trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được phân công.

Theo UB Kiểm tra TƯ, vi phạm của Ban Thường vụ Đảng ủy Petrolimex và các cá nhân nêu trên đã ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và Tập đoàn, đến mức phải xem xét kỷ luật.

Thu Hằng

Kỷ luật Trung tướng Trình Văn Thống do vi phạm bí mật nhà nước

Kỷ luật Trung tướng Trình Văn Thống do vi phạm bí mật nhà nước

Trung tướng Trình Văn Thống đã tham mưu cho lãnh đạo Bộ Công an ban hành văn bản về đơn vị nghiệp vụ không đúng quy định, vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.



Theo Báo VietNamNet

Tướng Sùng Thìn Cò: Phải tin Đảng, Nhà nước, không tin kẻ tung tin xấu

Thiếu tướng Sùng Thìn Cò nói: Phải tin Đảng, Nhà nước, không được tin các kẻ tung tin trên mạng xã hội nói xấu Đảng, Nhà nước.

XEM CLIP:

Bàn về vấn đề giáo dục tại phiên thảo luận kinh tế xã hội chiều nay, Thiếu tướng Sùng Thìn Cò (ĐBQH tỉnh Hà Giang) chia sẻ, ông vẫn nói với đồng bào các dân tộc là chả ai tốt bằng Đảng, Nhà nước mình.

Theo ông, đồng bào không hiểu vấn đề sinh đẻ có kế hoạch, đẻ rất nhiều; đi nương rẫy, đi đâu cũng phải cõng theo con. 

{keywords}
Thiếu tướng Sùng Thìn Cò: Phải tin Đảng, Nhà nước, không được tin các kẻ tung tin trên mạng xã hội nói xấu. Ảnh: Minh Đạt

"Bây giờ Đảng, Nhà nước rất quan tâm, chính sách rất tốt, nhà trẻ tận thôn bản, bà con mình bây giờ con đều gửi hết cho các cô giáo.

Buổi trưa còn được Đảng, Nhà nước cho ăn cơm trưa. Các cháu trắng trẻo, xinh xắn, phát triển rất tốt, biết nói tiếng phổ thông ngay từ nhỏ. Vào học lớp 1 rất thuận lợi, tiếp cận nhận mặt chữ rất tốt", Thiếu tướng Sùng Thìn Cò nói.

ĐB nhấn mạnh: "Bà con tin ai? Phải tin Đảng, Nhà nước, không được tin các kẻ tung tin trên mạng xã hội nói xấu Đảng, Nhà nước, chia rẽ Đảng, Nhà nước với nhân dân".

Thực tế còn nhiều thôn bản ở vùng biên giới xa xôi, vùng sâu, vùng xa có kinh tế đặc biệt khó khăn, đường, điện, nước sạch chưa có, lớp học cũng chưa có. Thiếu tướng bày tỏ, bà con rất mong có đường để đi, có điện để thắp sáng, được xem ti vi, xem ti vi sẽ nâng cao được nhận thức của đồng bào, sẽ biết được đất nước mình phát triển thế nào.

"Nhân dân cứ tin tưởng vào quân đội. Quân đội trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân. Quân đội được huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu tốt, không để bị bất ngờ...”, tướng Sùng Thìn Cò nói.

Hiện tượng bão mạng đang tạo nên áp lực cho tâm lý xã hội?

Thảo luận trước đó, ĐB Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp) cho hay, không phủ nhận rằng hệ thống kết nối thông tin qua mạng xã hội có những ảnh hưởng rất tích cực tới đời sống của người dân, nhưng mặt trái của mạng xã hội cũng đang có những tác động tiêu cực khiến tâm lý xã hội hoang mang.

{keywords}
ĐB Nguyễn Thị Mai Hoa: Chủ động hơn trong việc thanh lọc, hạn chế tin xấu, tin độc. Ảnh: Minh Đạt

Theo bà, ai trong số chúng ta, bất cứ lúc nào đấy cũng có thể trở thành nạn nhân của sự tấn công vô hình từ các trang mạng xã hội.

“Cử tri đã từng đặt câu hỏi với chúng tôi là trong một số sự việc giữa mạng xã hội và kênh thông tin chính thức của Chính phủ, kênh nào đang đóng vai trò dẫn dắt dư luận?

Có hay không hiện tượng bão mạng đang tạo nên áp lực cho tâm lý xã hội và buộc các cơ quan quản lý nhà nước phải chạy theo để xử lý?”, nữ ĐB đặt câu hỏi.

Bà đề nghị Chính phủ cần có giải pháp mạnh mẽ hơn, chủ động hơn trong việc thanh lọc, hạn chế tin xấu, tin độc, nâng cao vai trò của các cơ quan truyền thông trong việc kịp thời định hướng thông tin dẫn dắt dư luận.

ĐB Nguyễn Thị Phúc (Bình Thuận) cho biết, luật An ninh mạng được ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/1/2019.

Tuy nhiên, trong thực tế thời gian qua công tác quản lý mạng xã hội vẫn chưa chặt chẽ. Mặc dù luật An ninh mạng đã có quy định những điều cấm nhưng trên mạng vẫn diễn ra nhiều hình ảnh, những thông tin xấu, độc, bịa đặt, nói xấu cán bộ, chế độ nhưng vẫn chưa có giải pháp căn cơ, làm ảnh hưởng xấu đến lối sống và trật tự an toàn xã hội.

ĐB cho rằng, việc triển khai thực hiện luật chưa hiệu quả, nhiều nội dung của luật chưa đi vào cuộc sống.

Bà Phúc đề nghị Chính phủ cần sớm có đánh giá việc triển khai thực hiện luật An ninh mạng để từ đó có giải pháp tăng cường hơn nữa công tác quản lý, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, định hướng để người dân sử dụng mạng theo đúng quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội.

Hương Quỳnh - Trần Thường - Thu Hằng

Tướng Nghĩa: Độc lập chủ quyền không nhân nhượng, có đối sách phù hợp

Tướng Nghĩa: Độc lập chủ quyền không nhân nhượng, có đối sách phù hợp

Theo Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, chúng ta kiên trì bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, trong từng tình huống cụ thể phải có sách lược phù hợp.



Theo Báo VietNamNet

Chìm tàu ở cảng Sơn Dương-Formosa Hà Tĩnh, 10 người mất liên lạc

Tàu chở bột đá vào cảng Sơn Dương (Formosa Hà Tĩnh) thì bị chìm, 10 người đang bị mất liên lạc.

Ông Trương Minh Tuấn, Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Hà Tĩnh cho biết, vừa xảy ra vụ chìm tàu trên cảng Sơn Dương (TX Kỳ Anh). Đơn vị đang huy động nhân lực cứu người.

{keywords}
Thời tiết tại cảng Sơn Dương đang rất xấu, gây khó khăn cho lực lượng cứu hộ

Khoảng 11h30 trưa nay, con tàu Thành Công 999 chở bột đá từ Thành Hóa vào cảng Sơn Dương (thuộc công ty TNHH Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh)

Khi tàu về cách cảng Sơn Dương 3 hải lý thì bị chìm. 11 thuyền viên trên tàu và 1 hành khách đã rời tàu và bị mất liên lạc.

{keywords}
Các lực lượng chức năng tại Cảng Sơn Dương đang tiếp nhận thông tin, triển khai phương án cứu hộ cứu nạn

Hiện bộ đội biên phòng Vũng Áng đang phối hợp với cảng vụ hàng hải nỗ lực cứu người.

Đến 15h05 và 15h40, lực lượng cảnh sát biển tại Cảng Hòn La đã cứu được hai thuyền viên đang bám vào bên phải bè. Sức khỏe của hai người khá yếu.

2 thuyền viên được tàu cảnh sát biển số hiệu 3005 tìm thấy là Trần Quang Hải (SN 1987, quê Hà Tĩnh) và Vũ Văn Tuyên (SN 1989, quê Nam Định).

{keywords}
{keywords}
Lực lượng cảng vụ, biên phòng Sơn Dương kiểm tra các phương tiện đang hoạt động tại khu vực xảy ra sự cố, huy động cứu hộ

Lực lượng chức năng yêu cầu các chủ tịch xã ven biển bố trí lực lượng tham gia cứu hộ.

Được biết, tàu Thành Công 999 bị chìm ở vị trí 180 07’ 44 vĩ độ Bắc; 1060 29’ 13 kinh độ Đông.

Tàu Thành Công 999 có trọng tải 6.095,6 tấn; thời điểm tàu chìm trên tàu có 11 thuyền viên và 1 hành khách, hiện tại trên vùng biển Hà Tĩnh có biển động ; gió giật cấp 7-8, sóng cao 3-5m.

Thiện Lương

1 người chết, 8 nhà bị sập hoàn toàn trong bão số 5 ở Phú Yên

1 người chết, 8 nhà bị sập hoàn toàn trong bão số 5 ở Phú Yên

Ông Nguyễn Hữu Từ, Chủ tịch UBND huyện Đồng Xuân (Phú Yên) cho biết ở địa phương này có 1 người chết do bị tai nạn giao thông trong đợt bão số 5.



Theo Báo VietNamNet

ĐBQH đề nghị Thủ tướng chỉ đạo đổi giờ làm việc từ 8h, nghỉ trưa 1 tiếng

ĐB Nguyễn Văn Cảnh đề nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành xem xét thấu đáo quy định giờ làm việc không sớm hơn 8h sáng, nghỉ trưa 1 tiếng.

Tại phiên thảo luận kinh tế - xã hội tại hội trường chiều nay, ĐB Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) tiếp tục đề xuất đổi giờ học, giờ làm phù hợp hơn với các đô thị.

XEM CLIP:

Dùng giờ làm việc của nước nông nghiệp áp vào đô thị công nghiệp

Mặc dù dự thảo bộ luật Lao động sửa đổi không còn nội dung liên quan đến đổi giờ làm việc nhưng ĐB Cảnh cho rằng, việc thống nhất giờ làm việc với các cơ quan hành chính trên cả nước là không phù hợp khi điều kiện hạ tầng, cơ sở vật chất, tác phong làm việc, mức độ hiện đại hóa còn khác nhau ở nhiều vùng, nhiều cấp.

"Trên thế giới cũng như châu Á, hầu hết các nước bắt đầu giờ học, giờ làm lúc 8h30 hoặc 9h, thời gian nghỉ trưa là 1 tiếng được áp dụng đồng bộ từ các cơ quan hành chính, khối văn phòng, cơ sở giáo dục", ông Cảnh dẫn chứng.

ĐB tỉnh Bình Định nêu thực tế hiện nay nhiều DN, cơ sở giáo dục nước ngoài làm việc lúc 8h30 hoặc 9h.

Ông dẫn số liệu thống kê của một tờ báo khảo sát hơn 23.000 độc giả về thời điểm bắt đầu giờ làm việc, trong đó có 14% chọn 7h30, 33% chọn 8h, còn lại 53% chọn 8h30 và nhấn mạnh: "Điều này cho thấy có nhiều sự ủng hộ đối với đề xuất đổi giờ học, giờ làm vì vậy chúng ta cần tiếp tục xem xét".

Theo ĐB Cảnh, chúng ta đang dùng thời giờ làm việc của nước nông nghiệp để áp đặt các đô thị đang phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ là không phù hợp.

"Đi học, đi làm muộn, nghỉ trưa ngắn sẽ đem lại lợi ích về giao thông, tiết kiệm năng lượng, nâng cao hiệu quả giờ làm, kỷ cương của công chức", ĐB tỉnh Bình Định nói.

Đổi giờ làm nâng cao chất lượng cuộc sống

Ông dành phần phát biểu còn lại của mình phân tích cụ thể tác động của giờ làm việc đối với sức khỏe, tâm lý học sinh tương lai của đất nước và hạnh phúc từng gia đình - tế bào của xã hội.

ĐB Cảnh cho rằng, các thành viên trong gia đình ngày nay, đặc biệt là ở đô thị ít có thời gian chia sẻ với nhau. Từ sáng sớm cả nhà đi học, đi làm, bữa cơm chiều nhiều khi không đủ các thành viên cũng nhanh chóng mỗi người mỗi việc về phòng của mình, ít chia sẻ với nhau...

"Nhiều con em có hành vi bạo lực, lối sống trầm cảm, có nguyên nhân chính là do sự lthiếu chăm sóc của cha mẹ. Bữa cơm gia đình là không gian, thời gian quý báu để dạy trẻ điều hay lẽ phải, uốn nắn trẻ bỏ đi các thói xấu từ bạn bè, những tiêu cực từ sống ảo", ĐB Cảnh lưu ý.

ĐB tỉnh Bình Định nêu thực tế, nhiều phụ huynh đã lo lắng cho sức khỏe con trẻ khi các cháu phải dậy sớm và vội vã đến trường.

{keywords}
ĐB Nguyễn Văn Cảnh: Đổi giờ học, giờ làm nâng cao hiệu quả giờ làm việc, giúp xây dựng tác phong làm việc công nghiệp. Ảnh: Minh Đạt

"Khoa học đã chỉ ra 7-9h sáng là thời gian hấp thu chất dinh dưỡng tốt nhất, đây cũng là thời gian để não hoạt động thiên về cảm xúc, nên ăn sáng vào thời gian này là phù hợp về tâm sinh lý và cũng nên là bữa ăn chính của gia đình. Nghỉ trưa 20-30 phút là đủ thời gian phục hồi năng lượng, tỉnh táo cải thiện trí nhớ, nâng cao hiệu quả làm việc", ĐB phân tích.

Ông thắc mắc, tại sao phải đi làm sớm để không lo được bữa ăn cho bản thân, cho gia đình; tại sao lại lãng phí thời gian nghỉ trưa dài, thời gian đi lại mà không dành thời gian để chăm sóc cho gia đình, quan tâm đến việc học, suy nghĩ của trẻ.

Ngoài ra, ĐB cho rằng, thức khuya ở đô thị cũng phù hợp với đi làm muộn. Điều này phù hợp với xu hướng hiện nay là phát triển kinh tế ban đêm, đóng góp hơn 5% GDP nhiều nước.

Đồng bộ giờ làm việc cũng giúp liên thông công việc giữa cơ quan hành chính TƯ và cấp tỉnh, cấp huyện có đủ thời gian để giải quyết công việc trong 1 ngày. Công chức, người dân có đủ thời gian để sống, để làm, sống xa trung tâm, giảm tốc độ tập trung dân cư đô thị.

"Đổi giờ học, giờ làm không phải chỉ để góp phần giải quyết giao thông ở các đô thị lớn mà cái lớn hơn nhiều đó là nâng cao hiệu quả giờ làm việc, giúp xây dựng tác phong làm việc công nghiệp, giúp cải cách hành chính, bảo đảm sức khỏe tinh thần và thể chất cho trẻ em, nâng cao chất lượng cuộc sống hạnh phúc gia đình, góp phần phát triển kinh tế xã hội theo hướng văn minh hiện đại", ĐB Cảnh nhấn mạnh.

Vì vậy, ông đề nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành xem xét thấu đáo quy định các cơ quan hành chính TƯ và cơ quan hành chính cấp tỉnh làm việc không sớm hơn 8h sáng, nghỉ trưa 1 tiếng và chỉ đạo ngành giáo dục có kế hoạch điều chỉnh giờ học đồng bộ với giờ làm.

Thu Hằng - Trần Thường - Hồng Nhì

Bà Quyết Tâm nghẹn ngào khóc tranh luận với Chủ tịch VCCI về giờ làm thêm

Bà Quyết Tâm nghẹn ngào khóc tranh luận với Chủ tịch VCCI về giờ làm thêm

ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm nghẹn ngào khóc khi tranh luận lại ý kiến của ĐB Vũ Tiến Lộc về “giờ làm việc và tăng giờ làm thêm lên 400 giờ/năm là hợp lý, nhân văn và tự nguyện”.



Theo Báo VietNamNet

Đề nghị có tam công chiến pháp để đối sách trên Biển Đông

Nói về tình hình Biển Đông, ĐB Lê Thanh Vân cho rằng, chúng ta cần có “tam công chiến pháp” để đối sách, đó là công luận, công khai và công pháp.

Thảo luận về kinh tế - xã hội chiều nay, đề cập đến tình hình Biển Đông, ĐB Lê Thanh Vân cho rằng, Trung Quốc đang có “tam chủng chiến pháp”, đó là tâm lý, truyền thông và pháp lý.

{keywords}
ĐB Lê Thanh Vân: Về lâu dài ta phải có đối sách căn bản, phòng thủ chặt chẽ để ngăn chặn sự lấn tới của Trung Quốc. Ảnh: Minh Đạt

Ông cho rằng, ta cần có “tam công chiến pháp” để đối sách với Trung Quốc, đó là công luận, công khai và công pháp.

Về công luận, chúng ta phải đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, củng cố hồ sơ chứng minh cho dư luận thế giới biết Biển Đông là của Việt Nam.

Về công khai, phải công khai hóa các hoạt đông phi pháp của Trung Quốc cho thế giới biết, trong nước biết.

Công pháp là sử dụng tối đa công cụ pháp lý từ công ước quốc tế cho tới cơ sở pháp lý mà luật Biển Việt Nam đã quy định.

Về lâu dài ta phải có đối sách căn bản, phòng thủ chặt chẽ, để ngăn chặn sự lấn tới của Trung Quốc, vi phạm trắng trợn của Trung Quốc trên Biển Đông.

Kiên quyết, kiên trì, bình tĩnh, khôn khéo

Trước đó, sáng nay, ĐB Nguyễn Thanh Thủy (Hậu Giang) cũng khẳng định, trước tình hình bất ổn giữa các nước lớn và Biển Đông bị đe dọa an ninh nghiêm trọng nhưng với chủ trương đúng đắn, Việt Nam rất thành công trong công tác đối ngoại, tạo thế và lực mới trên trường quốc tế.

{keywords}
ĐB Nguyễn Thanh Thủy: Biển Đông bị đe dọa an ninh nghiêm trọng. Ảnh: Minh Đạt

Ở trong nước, tuy có nhiều lo lắng, bức xúc trước chủ quyền thiêng liêng của đất nước Việt Nam bị Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng từ ngày 4/7 đến ngày 24/10 vừa qua, song cử tri và nhân dân cả nước luôn tin tưởng, đánh giá cao trách nhiệm của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, MTTQ Việt Nam, lực lượng vũ trang nhân dân luôn kiên định, nhất quán chủ trương “những gì thuộc về độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam chúng ta không bao giờ nhân nhượng”.

Bà Thủy cho hay, từ khẳng định nhất quán đó đã có những hành động kiên quyết, kiên trì, bình tĩnh, khôn khéo, xử lý đồng bộ hiệu quả các biện pháp đấu tranh chính trị, ngoại giao, pháp lý và thực địa, tạo đồng thuận cao trong nhân dân và cộng đồng quốc tế, đồng thời giữ vững được môi trường hòa bình trong khu vực và Biển Đông, tạo điều kiện ổn định trong nước để thu hút đầu tư, du lịch, phát triển kinh tế - xã hội.

Hương Quỳnh - Trần Thường - Thu Hằng

Tướng Nghĩa: Độc lập chủ quyền không nhân nhượng, có đối sách phù hợp

Tướng Nghĩa: Độc lập chủ quyền không nhân nhượng, có đối sách phù hợp

Theo Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, chúng ta kiên trì bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, trong từng tình huống cụ thể phải có sách lược phù hợp.



Theo Báo VietNamNet

Kỷ luật Trung tướng Trình Văn Thống do vi phạm bí mật nhà nước

Trung tướng Trình Văn Thống đã tham mưu cho lãnh đạo Bộ Công an ban hành văn bản về đơn vị nghiệp vụ không đúng quy định, vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

Từ ngày 28 đến 30/10, tại Hà Nội, UB Kiểm tra TƯ đã họp kỳ 40, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm UB Kiểm tra TƯ Trần Cẩm Tú chủ trì kỳ họp.

Tại kỳ họp này, UB Kiểm tra TƯ đã xem xét, kết luận nội dung:

Căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên, UB Kiểm tra TƯ quyết định thi hành kỷ luật Trung tướng Trình Văn Thống bằng hình thức cảnh cáo do trong thời gian giữ cương vị ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Trung tướng đã tham mưu cho lãnh đạo Bộ Công an ban hành văn bản về đơn vị nghiệp vụ không đúng quy định, vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

Thành Nam

Thứ trưởng Công an bị đề nghị kỷ luật vì vi phạm bảo vệ bí mật nhà nước

Thứ trưởng Công an bị đề nghị kỷ luật vì vi phạm bảo vệ bí mật nhà nước

UB Kiểm tra TƯ kết luận vi phạm của Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Thành là rất nghiêm trọng đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.



Theo Báo VietNamNet

Lửa khói cuồn cuộn thiêu rụi xưởng sản xuất nệm ven Sài Gòn

 Lửa bùng cháy lớn tại nhà xưởng sản xuất nệm ven Sài Gòn với cột khói đen cuồn cuộn, bốc cao hàng trăm mét.

XEM CLIP:

 

Khoảng 10h30 trưa nay, lửa bùng cháy lớn tại một nhà xưởng sản xuất nệm mút trên đường Nguyễn Cửu Phú (phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, TP.HCM).

{keywords}
Hiện trường vụ cháy với lửa khói cuồn cuộn tại nhà xưởng sản xuất nệm ven Sài Gòn

Khu vực cháy nằm giữa khu dân cư khiến người dân hoảng loạn, tri hô nhau dập lửa và di dời tài sản do sợ cháy lan.

Nhận được tin báo vụ hỏa hoạn, lực lượng PCCC TP.HCM đã điều động 6 đơn vị gồm: quận 1, quận 6, Bình Chánh, Bình Tân…đến hiện trường.

{keywords}
Khói đen cuồn cuộn, bốc cao hàng trăm mét
{keywords}
Khu vực xảy ra cháy nằm giữa khu dân cư

Hàng chục xe chữa cháy cùng hàng trăm cảnh sát có mặt để chia làm nhiều hướng tiếp cận nhà xưởng cháy nhằm cô lập ngọn lửa, tránh lan rộng sang các công ty, nhà dân liền kề.

{keywords}
Lực lượng chức năng phong tỏa xung quanh hiện trường đám cháy lớn để đảm bảo an toàn
{keywords}
Xe tháng được huy động đến để tiếp cận đám cháy ở vị trí trên cao

Theo lãnh đạo PCCC quận Bình Tân, sau nhiều giờ tích cực dập lửa, đến gần 12h đám cháy đã được cô lập, không có cháy lan.

Kho nhớt tái chế ven Sài Gòn cháy tan hoang, lính cứu hỏa bị thương

Kho nhớt tái chế ven Sài Gòn cháy tan hoang, lính cứu hỏa bị thương

  Trong lúc dập lửa đám cháy lớn kho nhớt tái chế rộng hàng trăm mét vuông ở ven Sài Gòn, một lính cứu hỏa bị thương

Như Sỹ



Theo Báo VietNamNet

39 người chết tại Anh: 9 giờ hành xác bám gầm container đến nước Anh

 Từ Pháp, anh T. (quê TP Vinh, Nghệ An) đã bám gầm xe container suốt 9 tiếng để đến nước Anh với giấc mơ đổi đời.

XEM CLIP:

Trong khi cảnh sát Anh điều tra vụ việc 39 thi thể phát hiện trong container ở hạt Essex, nhiều người lao động trở về từ “miền đất hứa” kể lại những lần “chết hụt” để có cơ hội làm việc ở đây.

Anh L. (Nghệ An) sang Anh từ năm 2003 bằng 1 tấm vé đi xem bóng đá.

Hơn một thập kỷ bám trụ ở Anh, anh chứng kiến nhiều cuộc nhập cư “hành xác” mà sự đánh đổi là một mất, một còn. 

Theo anh L., những người Việt đến Anh thường làm 2 công việc chính là trồng cỏ, hoặc làm “nail” (sơn móng tay, chân).

{keywords}
Anh L. chia sẻ với PV VietNamNet

“2 nghề này người Việt, đặc biệt là người Nghệ An rất chịu khó, học nhanh và tay nghề cao. Học trồng cỏ chỉ mất khoảng 10 ngày, còn làm nail tốn thời gian hơn, khoảng nửa năm”, anh L. nói.

Anh cho biết, lao động Việt Nam thường đi sang nước ngoài, từ đó làm giả giấy tờ rồi đến các nước châu Âu như Đức, Pháp, Bỉ rồi bằng nhiều cách tìm cơ hội đến Anh.

Tùy vào mức độ mạo hiểm hay an toàn mà mức chi phí cho việc sang Anh có sự chênh lệch đáng kể.

Con đường an toàn nhất và chi phí tốn kém nhất là ngồi sau ca-bin xe container, môi giới sẽ làm việc với các chủ xe tải từ các nước sang Anh, khoang ca bin sẽ chứa được khoảng 3-4 người. Khi qua các trạm kiểm soát, tài xế sẽ dùng nhiều cách để che giấu lao động.

Đi trót lọt, mỗi lao động sẽ bỏ ra khoảng 16 nghìn USD (tương đương hơn 400 triệu đồng). chưa tính chi phí cho những hành trình trước đó.

Con đường mạo hiểm hơn, theo anh L. là chui vào các thùng container từ Pháp hoặc Bỉ rồi vượt biên sang Anh. Cách đi này nhiều người gọi là đi “cỏ” với chi phí tiết kiệm nhất nhưng cũng rất mạo hiểm.

{keywords}
Cảnh người Việt băng rừng từ Nga sang Ba Lan. Ảnh do nhân vật cung cấp

Nhưng, câu chuyện bám gầm xe container của anh T. (Nghệ An) mới là hành trình đầy ám ảnh. 

Anh T. tìm đường đến Anh từ năm 2009. Nỗi ám ảnh nhất vẫn còn đeo bám anh đến hôm nay là hành trình xuyên đêm bám gầm xe container từ Pháp sang Anh.

“Có người đưa cho tôi 1 tấm ván để buộc dưới gầm xe tải và nằm lên, bắt đầu hành trình mà bản thân không biết điều gì sẽ xảy đến”, anh nói.

Anh chia sẻ: “Hành trình của tôi bắt đầu lúc 2h sáng, xe đi qua các cung đường với tốc độ nhanh, khoảng 9 tiếng sau, khi lái xe ra tín hiệu và đi chậm lại, đến khu vực đông người thì tôi tự lăn khỏi tấm ván xuống đường, sẽ có người chờ đón ở đó”.

“Tôi sợ nhất những viên đá trên đường, khi xe đi với tốc độ nhanh sẽ bật đá vào gầm và trúng người. Khi ấy tôi chỉ biết nén đau, cầu mong bình an. Để nằm và bám trụ được trên tấm ván dưới gầm xe, tôi được nhóm người hướng dẫn và tập luyện trước đó nhiều ngày, tuy nhiên, rủi ro là điều tôi không thể biết trước.

Tôi từng nghe câu chuyện về 1 người đồng hương tử vong khi đá bắn vào người, hoảng hốt  ngã khỏi tấm ván và bị bánh xe container tước đi mạng sống”, anh T. kể.

Nằm lại giữa rừng sâu

Để đến với “miền đất hứa”, nhiều người chọn cách bay sang Nga rồi thuê người dẫn đường, băng qua rừng để đến Ba Lan, sau đó sẽ tìm cách đến Anh. Có người đã bị tụt lại, chơ vơ giữa rừng sâu…

{keywords}
Anh C. (giữa) trong hành trình băng rừng đến châu Âu. Ảnh do nhân vật cung cấp

Anh C. (quê Nghệ An) kể, năm 2014, thông qua môi giới, anh làm hộ chiếu bay sang Nga. Từ đây, anh cùng 3 người khác thuê một người Nga dẫn đường băng rừng, vượt suối để đến Ba Lan.

Việc băng rừng rất gian nan, để kịp tiến độ, đoàn người phải tự lo cho bản thân. Có người mệt lả rồi gục xuống, nhưng đoàn vẫn tiếp tục hành trình, nếu ở lại sẽ bị bỏ rơi.

Trong hành trình của mình, anh C. cho biết từng chứng kiến một người Việt bị tử nạn vì đuối nước rồi nằm lại đất khách quê người. Thậm chí, dọc đường đi bắt gặp nhiều nấm mộ còn mới.

“Sau 4 ngày đêm ăn mì tôm, bánh mì, lương khô, đoàn của tôi may mắn đặt chân đến Ba Lan. Từ đây, chúng tôi bắt đầu hành trình hơn 4 tiếng đồng hồ để sang Đức”, anh C. nhớ lại.

Tại Đức, C. cùng nhóm người Việt bám trụ hơn 7 tháng rồi được dẫn đường sang Bỉ trồng cỏ (cần sa). Việc làm ăn thất bại khi cỏ trồng 6 tháng sắp cho thu hoạch thì bị cướp toàn bộ.

{keywords}
Bữa ăn giữa rừng của nhóm người Việt băng rừng sang trời Âu. Ảnh do nhân vật cung cấp

Chán nản vì gần 2 năm chưa thể đến được Anh, C. từ bỏ ý định rồi tự tìm đường sang Pháp ở lại cho đến bây giờ với công việc xây dựng.

“Lúc ở nhà, gia đình cứ nghĩ tôi đi đến nơi sẽ kiếm được tiền và gửi về trả nợ. Thế nhưng, mọi người sang đều phải tự lập, tự tìm kiếm việc làm và phải dựa nhiều vào may mắn.

Người đi cần tìm hiểu, nghiên cứu kỹ trước khi đi và nên đi bằng con đường bảo lãnh, du học để được đi làm đàng hoàng. Không nên đi bằng con đường bất hợp pháp như tôi từng trải qua…”, anh ngậm ngùi.

Đ.Bổng - Q.Huy - P.Tâm - Đ.Hiếu

Thiếu nữ mất liên lạc khi đi Anh, môi giới trả lại bố mẹ 1 tỷ rồi biến mất

Thiếu nữ mất liên lạc khi đi Anh, môi giới trả lại bố mẹ 1 tỷ rồi biến mất

Sau khi em N. mất liên lạc, người môi giới đi xuất khẩu đã trả lại hơn 1 tỷ đồng cho gia đình. Người này đã tắt điện thoại - Chủ tịch xã Hưng Đông nói.



Theo Báo VietNamNet

Bão số 5: Quốc lộ ngập cả mét ở Bình Định, trạm BOT tê liệt

Sáng nay, tuyến quốc lộ qua tỉnh Bình Định có nhiều đoạn ngập sâu đến hơn nửa mét.

Ngập nặng nhất là đoạn qua xã Mỹ Châu và thị trấn Bình Dương (huyện Phù Mỹ). Nước lũ dâng cao khiến khu vực này gần như bị tê liệt. Bên phải tuyến quốc lộ 1 từ Km1155 - Km1156 và Km1161 - Km1164 (huyện Phù Mỹ) ngập đến 1m.

Phó cục trưởng Cục Quản lý đường bộ III Trần Đức Trung cho biết: Hiện tại, đơn vị đang chỉ đạo chi cục nâng dải phân cách cứng để tiêu thoát nước, đảm bảo giao thông thông suốt. Đồng thời, cử cán bộ túc trực trên tuyến kiểm tra, kịp thời xử lý những điểm ngập nhằm đảm bảo an toàn giao thông.

{keywords}
Tuyến quốc lộ 1 qua tỉnh Bình Định ngập nặng

Từ khoảng 23h ngày 30/10 đến 2h45 hôm nay, trạm BOT Nam Bình Định (công ty TNHH Đầu tư BOT Bình Định) xả trạm, không thu phí do mất điện kéo dài. Đồng thời mưa to, gió lớn thổi từ Đông sang Tây nên các nhân viên không thể mở cabin để bán vé.

{keywords}
{keywords}
{keywords}
Nhiều tuyến đường ngập sâu

Trao đổi với PV, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Trần Châu cho biết bão số 5 đổ bộ đã gây thiệt hại nặng nề cho nhiều địa phương trong tỉnh.

Tại TP Quy Nhơn, hàng loạt trụ điện cao thế, hạ thế bị cây xanh ngã đổ vào làm đứt đường dây, nhiều trụ điện cao thế, trung thế tại phường Ghềnh Ráng, Lê Lợi, Nguyễn Văn Cừ và các xã Nhơn Hội, Nhơn Châu, Phước Mỹ bị ngã đổ.

Hệ thống điện bị cúp hoàn toàn từ lúc 0h30 hôm nay. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh ở Quy Nhơn trong sáng nay đều bị đình trệ.

Các lãnh đạo tỉnh đã chia thành nhiều đoàn đi kiểm tra khắc phục hậu quả bão số 5.

Công ty Điện lực Bình Định đã huy động hàng trăm công nhân tham gia công tác khắc phục hậu quả bão.

Bão số 5 đổ bộ, mưa to gió giật ở Bình Định

Bão số 5 đổ bộ, mưa to gió giật ở Bình Định

Bão số 5 đổ bộ vào Bình Định gây mưa to, gió giật mạnh từng cơn liên tục diễn ra ở ngoại thành Quy Nhơn và các huyện như Tuy Phước, Phù Cát, thị xã An Nhơn….

Phúc Nhơn



Theo Báo VietNamNet