Chủ Nhật, 24 tháng 10, 2021

Vụ 37 toa tàu cũ Nhật Bản tặng, cần xem xét cẩn trọng vật liệu sản xuất

Chuyên gia môi trường Hoàng Dương Tùng khuyến cáo, cần xem xét cẩn trọng vật liệu sản xuất 37 toa tàu bởi thời điểm sản xuất các toa tàu nói trên, vật liệu amiăng khá phổ biến.

Sau thông tin Nhật Bản tặng miễn phí 37 toa tàu đã sử dụng 40 năm, đã có những luồng ý kiến trái chiều về việc nhận hay không nhận những toa tàu cũ này.

Trao đổi với VietNamNet ở góc nhìn về môi trường, ông Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) cho biết: việc tiếp nhận các toa tàu nói trên là nên, nhất là lại được phía Nhật Bản tặng. Tuy nhiên, ông Tùng cũng đặt vấn đề cần xem xét kỹ về vật liệu sản xuất những toa tàu này ở khía cạnh về môi trường.

{keywords}
Toa tàu cũ của Nhật Bản đã sử dụng 40 năm

Các toa tàu Việt Nam đang sử dụng khá cũ kỹ, lạc hậu, không chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, vệ sinh môi trường. Có những thời điểm, việc tiểu tiện/đại tiện của khách trên tàu xả thẳng xuống dưới đường ray trong quá trình tàu đang chạy, hoặc được tích lại trong trong bồn chứa, đến ga cuối sẽ được dọn rửa.

So sánh với những toa tàu đang sử dụng, 37 toa tàu mà Nhật Bản tặng ngành được sắt dường như hiện đại, sạch sẽ hơn nhiều.

“Công nghệ, cách chế tạo, vấn đề vệ sinh, bảo vệ môi trường chắc chắn sẽ tốt hơn, nhất là Nhật Bản là đất nước rất chú trọng vấn đề môi trường”, ông Tùng nhận định.

Tuy nhiên, ông khuyến cáo cần xem xét kỹ về vật liệu chế tạo các toa tàu, bởi thời điểm sản xuất những toa tàu này, nhiều quốc gia sử dụng nguyên liệu amiăng để sản xuất vỏ toa tàu, mái che toa tàu…

“Những năm 70 - 80 của thế kỷ trước, amiăng khá thịnh hành, được nhiều quốc gia sử dụng trong sản xuất, gia công chế tạo các vật liệu. Ở Việt Nam, có một thời kỳ tấm lợp, mái che cũng sử dụng amiăng.

Đây là vật liệu rất nguy hại, thuộc nhóm rác thải nguy hại. Hiện tại, nhiều quốc gia đã cấm sử dụng amiăng trong sản xuất. Việc xử lý loại rác thải nguy hại này khá tốn kém.

Ỏ Việt Nam, theo ông Hoàng Dương Tùng, chưa có đơn vị nào có đủ năng lực và được cấp phép xử lý rác thải nguy hại amiăng.

Amiăng được nhận định là một chất gây ung thư ở người. Amiăng là silicát kép của Can xi (Ca) và Magie (Mg), chứa SiO2 có trong tự nhiên. Amiăng gồm 2 nhóm: Nhóm Serpentine: Chrysotile (Amiăng trắng) có dạng xoắn và cũng là loại sợi Amiăng duy nhất còn tiêu thụ thương mại trên thị trường hiện nay.

Trong khi nhiều quốc gia phát triển đã cấm sử dụng và tiêu thụ mọi hình thức amiăng thì một số quốc gia đặc biệt là các nước đang phát triển và ở Việt Nam, amiăng trắng vẫn tiếp tục được sử dụng; Nhóm Amphibole gồm: Actinolite, Amosite (Amiăng nâu), Crocidolite (Amiăng xanh), Tremolite, Anthophylite. Nhóm sợi Amphibole có cấu tạo dạng thẳng, hình kim, gọi chung là amiăng màu đã bị cấm sử dụng ở nhiều nước trên thế giới và không còn lưu thông từ cách đây 20 năm.

Các sản phẩm có sử dụng amiăng: công nghiệp xây dựng, cách nhiệt, cách điện, cách âm, má phanh, đóng tàu thủy… amiăng còn được sử dụng trong công nghệ quốc phòng, du hành vũ trụ, nhà máy điện hạt nhân.

Ở Việt Nam, amiăng trắng (Chrysotile) được sử dụng chủ yếu để sản xuất tấm lợp A-C và hầu hết được nhập khẩu từ nước ngoài.

Tất cả các loại amiăng, kể cả amiăng trắng (Chrysotile) được khẳng định là có hại cho sức khỏe. Sau 40 năm nghiên cứu, từ năm 1973 Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế thế giới đã xếp tất cả các loại amiăng vào nhóm 1 là các chất gây ung thư ở người.

“Nên xem xét thời điểm sản xuất của các toa tàu này và vật liệu chế tạo nó có chất amiăng hay không. Nếu có thì cẩn trọng, bởi chi phí xử lý loại rác thải nguy hại này nhiều khi còn tốn kém hơn cả số tiền đi mua”, ông Tùng khuyến cáo.

Thái Bình 

Ứng xử với 37 toa tàu Nhật Bản tặng và tương lai ngành đường sắt

Ứng xử với 37 toa tàu Nhật Bản tặng và tương lai ngành đường sắt

Nếu vì một ngành đường sắt Việt Nam vươn lên hiện đại, điều đầu tiên là phải nói lời cảm ơn và nên từ chối 37 toa tàu cũ Nhật Bản tặng miễn phí. 



Theo Báo VietNamNet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét