Thứ Bảy, 2 tháng 10, 2021

Biến chủng Delta và kỳ tích chống chịu của Việt Nam

Gần 2 năm chống dịch chưa có tiền lệ… tình hình dịch Covid-19 đang được kiểm soát và có nhiều chuyển biến tích cực cho thấy công tác phòng, chống dịch đã và đang đi đúng hướng.

LTS: Ngay khi xuất hiện, biến chủng Delta đã được đánh giá là cực kỳ nguy hiểm và quả như vậy, nó đã khiến cả thế giới chao đảo. Thực tế phòng, chống dịch cho thấy, chúng ta đã từng bước thích ứng, chuyển trạng thái và đương đầu hiệu quả với đại dịch. Số ca mắc, số tử vong giảm mạnh cùng với số bệnh nhân xuất viện, số người được tiêm chủng tăng cao những ngày gần đây là minh chứng rõ nét nhất. Việt Nam cũng từng bước nới lỏngđang làm tất cả để bình minh của cuộc sống bình thường sớm trở lại.

Thành quả ấn tượng

Ngày 23/1/2021, tròn 1 năm Việt Nam ghi nhận ca mắc Covid-19 đầu tiên ở trong nước, tại thời điểm đó, WHO đã ghi nhận Việt Nam là quốc gia đông dân, có chung biên giới đường bộ với nhiều quốc gia.

 Mặc dù vậy, Việt Nam đã kiểm soát dịch bệnh Covid-19 hiệu quả, giữ số ca mắc và tử vong ở mức thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác. Đến 23/1/2021,tức là sau 1 năm dịch Covid-19 xâm nhập, tổng số ca mắc Covid-19 trên 1 triệu dân ở Việt Nam giữ ở con số 16; và tổng số ca tử vong trên 1 triệu dân là 0,4. Đây là những con số thấp nhất trong số  5 quốc gia có trên 90 triệu dân. Thành quả này thực sự ấn tượng, được thế giới đánh giá là kỳ tích, là ngôi sao sáng.

Có thể thấy rõ, trong 3 đợt bùng phát dịch nêu trên, cách chống dịch được thay đổi linh hoạt, phù hợp với diễn tiến để thích ứng với các biến chủng mới của nCoV. Từ việc truy đuổi để tìm nguồn lây khi xuất hiện các trường hợp mắc Covid-19, cách ly rộng ở phạm vi toàn quốc, phạm vi một tỉnh, huyện chuyển sang thực hiện ở phạm vi hẹp ở cấp độ thôn, xã.

Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh và diễn biến khó lường trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới, các nền kinh tế lớn đối mặt với tình trạng suy thoái sâu, tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua, Việt Nam tiếp tục duy trì sự tăng trưởng với kết quả khống chế thành công cả 3 đợt dịch.

{keywords}
TP.HCM đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc xin phòng, chống dịch Covid-19

Năm 2020, Việt Nam nằm trong số hiếm hoi các nước vẫn giữ được mức tăng trưởng 2,91% GDP. Tuy là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2020 nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội thì đây là thành công lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới.

 Tại hội nghị trực tuyến “Tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19” với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được tổ chức ngày 16/4/2021, theo Bộ Y tế, thành công chiến thắng đợt dịch thứ 3, bài học lớn về chính trị là sự lãnh đạo của Đảng rất sát sao, mạnh mẽ, huy động toàn bộ hệ thống chính trị, huy động các bộ, ban, ngành, người dân, triển khai phương châm bốn tại chỗ, chống dịch như chống giặc...

Sức tàn phá của biến chủng Delta

Chủng Delta của virus SARS-CoV-2 được phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ vào tháng 12/2020. WHO đã đổi tên biến thể này thành Delta để đơn giản hóa tên khoa học B.1.617.2 ban đầu. Đến ngày 15/8/2021, chủng virus này đã xuất hiện tại gần 140 quốc gia trên thế giới.

Bộ Y tế cho biết, tại Việt Nam lưu hành 7 biến thể của virus SARS-CoV-2. Riêng đợt dịch thứ tư, nước ta ghi nhận 2 chủng là Delta và Alpha, trong đó biến thể Delta có khả năng lây lan mạnh, được WHO xếp vào nhóm "biến thể gây quan ngại", khả năng lây truyền cao hơn 50% so với biến thể Alpha (khả năng lây nhiễm của chủng Alpha cao hơn 60-70% so với chủng ban đầu).

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định, đợt dịch thứ tư này sẽ kéo dài hơn so với các đợt dịch trước, gây tác động trên diện rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống, phát triển kinh tế, xã hội.

Bộ trưởng phân tích, biến thể Delta gây bùng phát đợt dịch này lây lan nhanh, tốc độ tấn công tăng gấp 2-3 lần so với các đợt dịch trước. Virus biến thể có tốc độ bám dính với tế bào vật chủ, khả năng nhân lên nhanh với số lượng lớn trong tế bào, từ đó dẫn đến việc phá hủy tế bào, phát tán mầm bệnh ra môi trường xung quanh trong thời gian ngắn.

"Chu kỳ lây nhiễm hiện nay chỉ còn 2 ngày chứ không phải 5 ngày như trước đây tính toán", Bộ trưởng nói. 

Ngày 30/7/2021, tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương về tình hình phòng, chống dịch Covid-19, Bộ trưởng tiếp tục nhấn mạnh: “Biến chủng Delta có tốc độ lây lan nhanh, mạnh, gây ra áp lực quá tải cho hệ thống y tế. Việc chuẩn bị hệ thống y tế cho điều trị do đó trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Các nước đều cảnh báo không thể chủ quan với chủng Delta đang phá vỡ và đảo lộn tất cả thành tựu chống dịch”.

Vững tay chèo chống

TP.HCM là địa phương bị ảnh hưởng lớn nhất bởi biến chủng Delta. Chiều 30/9/2021, TP.HCM công bố Chỉ thị 18 về nới lỏng một số hoạt động kể từ ngày 1/10/2021, từng bước đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới. Tuy nhiên, để có kết quả này, TP.HCM đã phải trải qua hơn 160 ngày gồng mình chống dịch với nhiều đợt giãn cách xã hội cao nhất, nhiều cách làm quyết liệt nhất.

Ngay từ khi xuất hiện biến chủng Delta, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đã nói: “Đây là đại dịch chưa từng có, nó buộc TP phải ứng phó, phải chiến đấu với biến chủng Delta, một biến chủng nguy hiểm với tốc độ lây lan nhanh, ngoài dự liệu của mọi kế hoạch. Nó làm phát sinh nhiều vấn đề phải ứng phó liên tục, nhất là vấn đề có liên quan đến đời sống xã hội, sản xuất kinh doanh, an sinh xã hội”.

{keywords}
Hàng trăm nghìn mẫu xét nghiệm được lấy mỗi ngày ở TP lớn nhất cả nước. Ảnh: Trương Thanh Tùng

Diễn biến dịch phức tạp của dịch cũng buộc TP phải liên tục áp dụng các biện pháp siết chặt. Đặc biệt, trong đợt bùng phát dịch với biến chủng Delta lây lan nhanh, TP.HCM đã gặp không ít khó khăn bởi nơi đây là trung tâm giao thương rất lớn, với những đặc điểm kinh tế, xã hội, dân cư… rất đặc thù và mối liên hệ chặt chẽ về mọi mặt với các địa phương lân cận.

Những đánh giá của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 cũng cho thấy, việc phòng chống dịch tại TP.HCM không chỉ đơn thuần cho TP mà còn quyết định thành công của cả nước, nhất là các địa phương lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Long An.

Trong thời điểm TP.HCM thực hiện Chỉ thị 16, quyết định khi đó được khẳng định, chống dịch là ưu tiên số 1, sức khoẻ của nhân dân là quan trọng nhất, là trước hết và trên hết.

Cụ thể, khi siết chặt giãn cách, TP.HCM phải thực hiện hàng nghìn điểm phong tỏa cứng, cô lập hàng trăm khu phố. Đồng thời phải thành lập hàng chục điểm cách ly tập trung, hàng chục bệnh viện dã chiến thu dung, điều trị người mắc Covid-19; hình thành tháp 5 tầng điều trị, sau thay đổi còn 3 tầng; thành lập các bệnh viện hồi sức tích cực để cứu bệnh nhân nặng…

TP cũng liện tục thay đổi phương thức xét nghiệm, từ xét nghiệm có trọng tâm, trọng điểm đến xét nghiệm trên diện rộng toàn TP; xét nghiệm quay vòng nhiều lần tại vùng đỏ, vùng xanh…

Đặc biệt, khi TP buộc phải siết chặt giãn cách, đây cũng là lúc cả hệ thống chính trị phải gồng mình thực hiện công tác chăm lo an sinh, chăm sóc y tế với rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, ở mỗi lĩnh vực, TP.HCM luôn nhận được sự hỗ trợ của Trung ương và các lực lượng tuyến đầu như: y tế, quân đội, công an và tình nguyện viên...

Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 với biến chủng Delta đã tác động tới mọi lĩnh vực, ảnh hưởng đến đời sống người dân và nền kinh tế của TP.

Hoạt động sản xuất bị đình trệ, biện pháp thực hiện sản xuất 3 tại chỗ, 1 cung đường 2 điểm đến cũng không trụ nổi trước sức tàn phá của đại dịch.

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM, đến ngày 30/7, dịch Covid -19 đã làm trên 70% doanh nghiệp bị ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp phải tạm ngưng hoạt động hoặc tạm đóng cửa, đa số doanh nghiệp khác đều giảm từ 50% đến 90% doanh thu so với thời điểm trước dịch. Hàng chục ngàn lao động mất việc, mất thu nhập cần được hỗ trợ.

Đại dịch cũng khiến lần đầu tiên TP phải thành lập Trung tâm an sinh, thực hiện hỗ trợ hơn 2 triệu gói an sinh cho người dân và chưa dừng lại. Thực hiện liên tục 3 gói hỗ trợ bằng tiền mặt cho gần 10 triệu lượt người, nhưng vẫn không ngăn được dòng người bị mất việc do đại dịch, đứt nguồn thu, tìm cách rời TP để về quê.

GRDP Hà Nội 6 tháng tăng 5.91%, Ngày 1/10, tại hội nghị đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong quý III và 9 tháng đầu năm 2021, lãnh đạo TP Hà Nội cho biết, tổng sản phẩm trên địa bàn quý II tăng 6,61% góp phần thúc đẩy tăng trưởng 6 tháng đạt 5,91%, cao hơn cùng kỳ năm 2020.

Không chỉ TP.HCM bị biến chủng Delta tấn công, hàng loạt tỉnh, thành phía Nam cũng gặp vô vàn khó khăn khi bị dịch Covid-19 xâm nhập.

Sau TP.HCM, đến lượt Bình Dương, Đồng Nai liên tục bùng phát dịch và lần lượt là các tỉnh khu vực Đông Nam bộ và nhiều tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL.

Sau thời gian triển khai công tác phòng, chống dịch Covid-19, vừa làm vừa rút kinh nghiệm; tiếp thu ý kiến của nhân dân, các nhà khoa học; tham khảo các bài học quốc tế, từng bước hoàn thiện để thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn. Kết quả vừa qua cho thấy, công tác phòng, chống dịch đã và đang đi đúng hướng, phù hợp với diễn biến tình hình và điều kiện thực tế của nước ta.

Chiến lược kiểm soát không có ca nhiễm tại cộng đồng đã khẳng định hướng đi đúng đắn trong giai đoạn vừa qua. Hiện, với các nỗ lực nhằm tăng độ bao phủ vắc xin, tăng cường năng lực hệ thống y tế, Chính phủ thay đổi chiến lược theo hướng thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả với dịch Covid-19.

{keywords}
Hình ảnh ở cầu vượt Lăng Cha Cả (TP.HCM) ngày đầu bình thường mới

Đến nay tình hình dịch cơ bản được kiểm soát tốt trên phạm vi toàn quốc. Số ca khỏi bệnh được ra viện ngày càng tăng, số ca tử vong cũng giảm rõ rệt. Bên cạnh TP.HCM, điểm nóng lớn nhất về dịch đã công bố lộ trình mở lại nhiều hoạt động, nhiều tỉnh, thành khác cũng đã nhanh chóng chuyển sang trạng thái mới, thậm chí thấp hơn Chỉ thị 15 và kiên trì tư duy không chủ quan, mất cảnh giác, mở cửa từng bước chắn chắn, tập trung phát triển kinh tế-xã hội.

Trong ngày 1/10, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 6.957 ca nhiễm mới, trong đó 16 ca nhập cảnh và 6941 ca ghi nhận trong nước. Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 797.712 ca nhiễm, đứng thứ 44/223 quốc gia và vùng lãnh thổ).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 793.149 ca, trong đó có 657.902 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Về số bệnh nhân tử vong: Trong ngày 1/10 ghi nhận 136 ca tử vong tại TP.HCM (96), Bình  Dương (19) Long An (5), Đồng Nai (5), Cần Thơ (3), An Giang (2), Tiền Giang (2), Đồng Tháp (1), Bình Phước (1), Cà Mau (1), Kiên Giang (1). Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 167 ca.

Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 19.437 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca nhiễm.

So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 135/223 quốc gia và vùng lãnh thổ.

So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 30/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Khu vực FDI chiếm tỷ trọng xuất khẩu ngày càng cao

Bất chấp những khó khăn vì đại dịch Covid-19, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vẫn có mức tăng trưởng xuất khẩu rất cao trong 9 tháng năm nay, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu 10 năm qua.

Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nên hoạt động xuất nhập khẩu trong tháng 9 giảm nhẹ 2% so với tháng 8.

Trong đó, ước tính tháng 9/2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 27 tỷ USD, chỉ giảm 0,8% so với tháng trước và giảm 0,6% so với cùng kỳ năm trước.

Quý III là khoảng thời gian “cam go” của trận chiến chống lại dịch Covid-19 ở các tỉnh phía Nam, nhất là các địa bàn trọng điểm như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai,... Song, kim ngạch xuất khẩu quý III/2021 ước tính đạt xấp xỉ 83,4 tỷ USD, vẫn tăng 5,2% so với cùng kỳ
năm trước và tăng 7,2% so với quý II năm nay (tăng 7% so với quý I).

Tính chung 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt trên 240 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 177,8 tỷ USD, vẫn tăng rất cao là 22,8%, chiếm 73,9% tổng kim ngạch xuất khẩu. Khu vực kinh tế trong nước chỉ đạt 62,72 tỷ USD, tăng 8,5%, chiếm 26,1% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Nhóm  PV

Hình ảnh các lực lượng tận tâm, tận lực nơi tuyến đầu chống dịch

Hình ảnh các lực lượng tận tâm, tận lực nơi tuyến đầu chống dịch

Đội ngũ y bác sĩ và lực lượng quân đội, công an... không quản nắng mưa, ngày đêm tận lực hỗ trợ người dân, tận tâm chăm sóc, điều trị người bệnh mắc Covid-19.



Theo Báo VietNamNet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét