Thứ Sáu, 2 tháng 7, 2021

Tuổi bổ nhiệm, giới thiệu nhân sự ứng cử lần đầu khi tăng tuổi hưu

Bộ Chính trị thống nhất lấy tuổi nghỉ hưu thực tế của cán bộ (nam 62 tuổi, nữ 60 tuổi) để làm căn cứ xác định điều kiện về tuổi bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử.

Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 6 tháng đầu năm ngành nội vụ sáng 2/7, nhiều địa phương gửi hàng loạt kiến nghị, đề xuất về công tác cán bộ đến Bộ Nội vụ.

Tỉnh Bình Định đề nghị Bộ Nội vụ có hướng dẫn cụ thể việc bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử lần đầu khi thực hiện tăng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình theo Nghị định 135/2020 của Chính phủ.

{keywords}
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà chủ trì hội nghị 

Trả lời nội dung này, Bộ Nội vụ cho biết, ngày 13/6 vừa qua, Bộ Chính trị đã có Kết luận số 08 về tuổi bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử.

Theo đó Bộ Chính trị đã thống nhất lấy tuổi nghỉ hưu thực tế của cán bộ (nam 62 tuổi, nữ 60 tuổi) để làm căn cứ xác định điều kiện về tuổi bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử. Kết luận cũng hướng dẫn rõ, thời gian công tác thực tế còn lại của cán bộ nếu đủ 5 năm trở lên thì đủ điều kiện bổ nhiệm, ứng cử.

Thời gian thực hiện từ ngày 1/8/2021 và không xem xét lại các trường hợp đã bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử trước thời điểm này.

Do vậy, Bộ Nội vụ đề nghị các Bộ, ngành, địa phương thực hiện theo kết luận của Bộ Chính trị để áp dụng trong toàn hệ thống đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Bộ Chính trị sẽ có quy định riêng tuổi nhân sự khóa sau

Theo Kết luận 08 của Bộ Chính trị, việc xác định điều kiện về tuổi để bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử phải bảo đảm nguyên tắc: cán bộ các cơ quan trong hệ thống chính trị được đề nghị bổ nhiệm lần đầu vào vị trí lãnh đạo, quản lý hoặc giới thiệu ứng cử phải đủ tuổi công tác trọn 1 nhiệm kỳ (5 năm) theo đúng Quy định số 105 ngày 19/12/2017 của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử; trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Điều kiện về tuổi nhân sự Đại hội Đảng lần thứ XIV, nhân sự đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 và nhân sự bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI, HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031, Bộ Chính trị sẽ có quy định riêng.

Bộ Chính trị giao cho Ban Tổ chức Trung ương căn cứ Kết luận của Bộ Chính trị hướng dẫn việc thực hiện bảo đảm đồng bộ, liên thông, chặt chẽ trong các khâu quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử và thực hiện chế độ, chính sách cán bộ, kể cả cán bộ trong lực lượng vũ trang và đại biểu Quốc hội chuyên trách.

Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan bảo đảm nhất quán, đồng bộ, thống nhất trong quá trình thực hiện.

Các tỉnh uỷ, thành uỷ, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương tổ chức phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Kết luận của Bộ Chính trị.

Bộ Chính trị cũng yêu cầu làm tốt công tác tư tưởng; thực hiện chu đáo chính sách đối với các nhân sự không đủ tuổi tái cử nhưng còn thời gian công tác theo quy định của Đảng và pháp luật, cần chú trọng công tác bồi dưỡng, phát hiện, quy hoạch, đào tạo, đánh giá và sử dụng cán bộ; thực hiện tốt chủ trương trẻ hóa cán bộ; chính sách đối với cán bộ nữ, cán bộ vùng dân tộc thiểu số... theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Tỉnh Thái Nguyên đề nghị sửa đổi, bổ sung Nghị định số 26/2015 về tuổi nghỉ hưu phù hợp với quy định của Nghị định số 135/2020 để giải quyết vướng mắc về chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ tuổi tái cử.
Bộ Nội vụ cho biết, do thời điểm ban hành Chỉ thị số số 35 của Bộ Chính trị, Hướng dẫn số 26 của Ban Tổ chức Trung ương, thời điểm tiến hành đại hội đảng các cấp diễn ra sát trước thời điểm Nghị định số 135/2020 có hiệu lực (1/1/2021) nên thực tế còn có cách hiểu khác nhau về áp dụng quy định để xác định độ tuổi nghỉ hưu và giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ tuổi tái cử.
Bộ Nội vụ ghi nhận kiến nghị của tỉnh Thái Nguyên về vướng mắc nêu trên để trao đổi với Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam thống nhất hướng dẫn thực hiện trên tinh thần bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ.

Thu Hằng

Đề xuất kéo dài tuổi hưu với trường hợp đặc biệt ứng cử đại biểu QH

Đề xuất kéo dài tuổi hưu với trường hợp đặc biệt ứng cử đại biểu QH

Ban Công tác đại biểu đề xuất nên có chính sách kéo dài tuổi nghỉ hưu đối với một số trường hợp đặc biệt nếu được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH).



Theo Báo VietNamNet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét