Về việc thanh tra theo đơn tố cáo một số nội dung của Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội.
Về việc thanh tra theo đơn tố cáo một số nội dung của Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội.
Căn cứ chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình tại Văn bản số 1419/VPCP - V.I ngày 17/02/2017, Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành Kết luận thanh tra sổ 506/KL - TTCP ngày 10/4/2018; Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình tại các văn bản: số 5258/VPCP V.I ngày 05/6/2018, số 422/TTCP - V.I ngày 15/01/2019, số 8533/ VPCP - VI ngày 21/9/2019, số 1051/VPCP - VI ngày 12/02/2020 của Văn phòng Chính phủ.
Thanh tra Chính phủ kết luận nhiều sai phạm tại dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội |
Căn cứ Điều 39 Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15/11/2010 quy định về công khai kết luận thanh tra; Điều 46 Nghị định số 86/2011/ NĐ - CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ về hướng dẫn thực hiện Luật Thanh tra; Quy chế công khai kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ, ban hành kèm theo Quyết định số 1885/ QĐ - TTCP ngày 31/7/2012 của Tổng Thanh tra Chính phủ .
Tổng Thanh tra Chính phủ thông báo Kết luận thanh tra và ý kiến chỉ đạo xử lý sau thanh tra của Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình như sau:
A. Kết luận
1. Các nội dung tố cáo theo Văn bản số 1419/VPCP - V.I ngày 17/02/2017 của Văn phòng Chính phủ theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, gồm:
1.1. Việc điều chỉnh hợp đồng trọn gói tăng thêm 6.506.555 Euro:
- Hợp đồng trọn gói về dịch vụ tư vấn thực hiện dự án, ngay khi được triển khai đã nảy sinh các tồn tại, bất cập, bất hợp lý làm phát sinh những vướng mắc giữa các bên (Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội, Tư vấn Systra, các cơ quan thẩm quyền phía Việt Nam và các đơn vị liên quan khác), trong nội dung của hợp đồng trọn gói đã có sự bất cập, thiếu sót, nhiều nội dung không rõ ràng, dẫn đến việc hiểu khác nhau giữa các bên, ngoài ra việc hiểu nghĩa nội dung giữa bản tiếng Việt và bản tiếng Anh của các bên cũng có những điểm khác nhau nhất định. Dự án có quy mô lớn và phức tạp đầu tiên áp dụng công nghệ và tiêu chuẩn mới của nước ngoài vào Việt Nam, nhưng hợp đồng chỉ xác định thời gian 25 tháng, với tổng giá trị 10.613,852 euro là không khả thi, khó đáp ứng và chưa lường hết được các yêu cầu trong việc thực hiện dự án đặc biệt này.
- Một số nội dung điều chỉnh tăng giá trị hợp đồng, nhưng không tăng nhiệm vụ, mà chủ yếu do quá trình thực hiện các nhiệm vụ của Systra bị chậm trễ kéo dài so với tiến độ của hợp đồng trọn gói ban đầu, vì các nguyên nhân khách quan và chủ quan, nên Tư vấn Systra phải huy động nhân sự và chi phí cho thời gian kéo dài, dẫn đến phát sinh tăng chi phí .
- Qua rà soát các nguyên nhân cho thấy , việc điều chỉnh tăng giá hợp đồng tư vấn (hợp đồng trọn gói) bao gồm phần chi phí ngoài phạm vi nhiệm vụ; phần chi phí thuộc các trường hợp bất khả kháng theo quy định tại Hợp đồng số 01 TVTHTA - T1 ngày 22/11/2007 và phần chi phí trong phạm vi nhiệm vụ, nhưng khi lập, thẩm định và phê duyệt dự toán điều chỉnh bổ sung chủ đầu tư và các cơ quan chức năng đã không xác định cụ thể các khoản chi phí này. Mặt khác, quá trình thương thảo điều chỉnh hợp đồng tư vấn (hợp đồng trọn gói) chủ đầu tư không làm rõ trách nhiệm của Tư vấn Systra trong việc chậm trễ để xác định chi phí và giảm trừ khi lập dự toán bổ sung.
Trách nhiệm thuộc Lãnh đạo của Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội qua các thời kỳ, các đơn vị thuộc MRB và tập thể, cá nhân có liên quan. Các cơ quan, tổ chức và các đơn vị tư vấn có liên quan nêu ở trên; Các Sở: Quy hoạch Kiến trúc, Kế hoạch và Đầu tư. Để xảy ra việc chậm trễ kéo dài trong quá trình thực hiện các công việc của dự án, dẫn đến làm tăng chi phí .
1.2. Việc thực hiện gói thầu về rà phá bom mìn, vật nổ đoạn cầu cạn và khu vực depot của nhà thầu Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô có dấu hiệu vi phạm pháp luật là có cơ sở. Thực tế, đến thời điểm thanh tra công tác nghiệm thu và thanh quyết toán vẫn chưa hoàn thành, do các nguyên nhân khách quan và chủ quan; trong đó nguyên nhân chính là hồ sơ nghiệm thu khối lượng không đảm bảo, có dấu hiệu sai khối lượng thi công; hồ sơ hoàn công chưa đúng quy định, có hiện tượng không đúng với thực tế và không đúng với phương án kỹ thuật được phê duyệt ... Để kịp tiến độ thi công của dự án, Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội đã có văn bản gửi Bộ Quốc phòng, theo đề nghị của Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã có văn bản giao Bộ Tư lệnh Công binh thực hiện. Bộ Tư lệnh Công binh và Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô đã có văn bản cam kết an toàn và bản giao mặt bằng cho các Nhà thầu thi công gói thầu depot và gói thầu cầu cạn. Tuy nhiên, việc cam kết an toàn bằng văn bản và việc nghiệm thu khối lượng để thanh quyết toán là hai nội dung khác nhau.
Những sai phạm nêu trên là vi phạm Khoản 4, Điều 32, Điều 33, Điều 34 Quyết định số 95/2003/QĐ - BQP ngày 07/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc ban hành Quy trình kỹ thuật dò tìm, xử lý bom mìn, vật nổ.
Trách nhiệm thuộc Lãnh đạo của Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội qua các thời kỳ , các đơn vị thuộc MRB và tập thể, cá nhân có liên quan. Các cơ quan, tổ chức và các đơn vị tư vấn có liên quan nêu ở trên.
Bộ Tư lệnh Công binh – cơ quan chủ quản của Nhà thầu, Tổng công ty xây dựng Lũng Lô và đơn vị thi công gói thầu này. Để xảy ra việc chậm trễ, kéo dài trong việc thực hiện gói thầu, trong quả trình tổ chức thi công và nghiệm thu khối lượng đã để xảy ra nhiều sai sót, đến nay chưa hoàn thành hồ sơ và nghiệm thu thanh quyết toán.
1.3. Nội dung đơn tố cáo của ông Lương Xuân Bình về dấu hiệu vi phạm pháp luật trong công tác thanh tra của Đoàn thanh tra thành phố Hà Nội được thành lập theo Quyết định 2774 /QĐ - TTTP - P6 ngày 19/11/2015 của Chánh Thanh tra thành phố Hà Nội. Căn cứ quy định tại Điều 12 và Điều 13 Luật Tố cáo số 03/2011/QH13 ngày 11/11/2011, thì nội dung tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, đề nghị Tổng Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
Trách nhiệm thuộc Chảnh thanh tra thành phố Hà Nội, Trưởng đoàn thanh tra và Thành viên Đoàn thanh tra theo Quyết định 2774/QĐ-TTTP- P6 ngày 19/11/2015 của Chánh thanh tra thành phố Hà Nội.
2. Nội dung bổ sung theo đơn tố cáo của ông Lương Xuân Bình ghi ngày 19/5/2017, gửi Đoàn thanh tra khi làm việc:
2.1. Việc tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện các Gói thầu số 1 (Đoạn tuyến trên cao), Gói thầu số 3 (Hầm và các 1 ngầm), Gói thầu số 6 (Hệ thống đường sắt 1) có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
a) Đối với nội dung tố cáo việc lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu số 1, Đoạn tuyến trên cao, có dấu hiệu vi phạm pháp luật là có cơ sở , theo Văn bản số 629/BC - KHĐT ngày 28/6/2013 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội thì việc đánh giá giữa Tư vấn Systra và Chủ đầu tư không thống nhất , có sự không minh bạch, không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đấu thầu, lựa chọn nhà thầu theo Luật Đấu thầu. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội tại Văn bản số 5035/VP - QHXDGT ngày 17/9/2013 của Văn phòng UBND thành phố Hà Nội giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội yêu cầu Tư vấn Systra báo cáo, giải thích, làm rõ về những nội dung theo kiến nghị của Liên danh Ciencol – Lotte.
Ngày 18/10/2013, Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội đã họp với Liên danh Cienco1 - Lotte để làm rõ các nội dung nêu trong kiến nghị, tại buổi làm việc Liên danh Cienco1 - Lotte tôn trọng kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu của Tư vấn Systra và Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội. Kết quả Nhà thầu Dealim đã trúng thầu với giá dự thầu là 65.252.970 euro.
Việc sai phạm trong công tác đấu thầu đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư nêu trong Văn bản 629/BC-KHĐT ngày 28/6/2013 vi phạm Điều 29 Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11; Điều 18 Nghị định số 85/2009/NĐ - CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về Hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn Nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng.
Trách nhiệm thuộc Lãnh đạo của Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội qua các thời kỳ , các đơn vị thuộc MRB và tập thể, cá nhân có liên quan b) Đối với nội dung tố cáo việc lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu số 3, Hầm và các ga ngầm có dấu hiệu vi phạm pháp luật là có cơ sở, như đã nêu ở phần trên Nhà thầu JV và MRB đã ký hợp đồng thi công Gói thầu số 3 khi chưa có mặt bằng sạch bàn giao cho nhà thầu để thi công. Nhà thầu JV đề nghị bổ sung chi phí vào giá hợp đồng dựa trên “ Kế hoạch thi công sơ bộ” đã được xây dựng trên các mốc thời gian bàn giao mặt bằng công trình và đã được chứng thực. Tuy nhiên, đến thời điểm thanh tra vẫn chưa bàn giao đầy đủ mặt bằng của Gói thầu CP03. Hiện tại mặt bằng các ga 9,10,11 đang điều chỉnh quy hoạch, chưa thể GPMB được, dẫn tới chưa có mặt bằng để bàn giao cho nhà thầu được trong thời gian này.
Việc chậm bàn giao mặt bằng cho Nhà thầu thi công theo hợp đồng, dẫn đến Nhà thầu phải điều chỉnh kế hoạch triển khai theo hợp đồng đã ký , do đó Nhà thầu đã yêu cầu bổ sung khoán kinh phí cho việc này khoảng 40 triệu USD, nguy cơ gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước. Vi phạm Khoản 3, Điều 64 Luật Đấu thầu số 43/2013/ QH23. Trách nhiệm thuộc Lãnh đạo của Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội qua các thời kỳ, các đơn vị thuộc MRB và tập thể, cá nhân có liên quan.
c) Đối với nội dung tố cáo việc lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu số 6 về Hệ thống đường sắt 1, có dấu hiệu vi phạm pháp luật là chưa đủ cơ sở , do đây là gói thầu có phát sinh tình huống phức tạp, giá dự thầu vượt giá gói thầu được duyệt , hơn nữa theo Nghị định thư chỉ những Nhà thầu có xuất xứ Pháp mới được tham gia đấu thầu, dẫn đến chỉ có 01 Liên danh Nhà thầu tham dự và trúng sơ tuyển là Liên danh nhà thầu Alstom - Colas - Thales. Khi phát sinh tình huống đấu thầu, Chủ đầu tư đã có văn bản xin ý kiến của các cấp, ngành như: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, UBND Thành phố, Cục Quản lý đấu thầu.
Trong quá trình xử lý các tình huống phức tạp, UBND Thành phố đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đề xuất biện pháp giải quyết bằng hai phương án gồm: Phương án thứ nhất là đề nghị cho phép chảo lại giá gói thầu và phê duyệt lại giá gói thầu để đàm phán, Phương án thứ hai là hủy thầu và tổ chức đấu thầu lại. Cả hai phương án đều có những ưu, nhược điểm nhất định, nhưng dù chọn phương án nào thì cũng chỉ duy nhất có 01 Nhà thầu tham gia, vì gói thầu này bị hạn chế bởi các điều kiện ràng buộc, chỉ những Nhà thầu của Pháp mới được tham dự. Việc này Văn phòng Chính phủ đã có văn bản thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng gửi UBND thành phố Hà Nội về thẩm quyền quyết định là của Chủ đầu tư dự án , trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Mặt khác, Ban cán sự Đảng UBND Thành phố đã có Báo cáo Thường trực Thành ủy Hà Nội xin chủ trương, chỉ đạo, cho phép, chấp thuận; UBND Thành phố đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ (trong chuyến thăm và làm việc của Tổng thống Pháp), đồng thời đã có để xuất cho phép tách Gói thầu số 6 thành hai gói thầu nhỏ hoặc giảm tiêu chí ràng buộc trong lựa chọn nhà thầu theo điều kiện vay vốn của Chính phủ Pháp để tổ chức đấu thầu lại , nhằm tạo điều kiện cho nhiều nhà thầu đủ năng lực tham gia và tăng tính cạnh tranh trong đấu thầu. Đến thời điểm thanh tra , MRB báo cáo việc đề xuất của UBND thành phố Hà Nội chưa nhận được ý kiến chỉ đạo Thủ tướng chính phủ.
Thực hiện các ý kiến chỉ đạo, trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các cấp ngày 10/01/2017, Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội phê duyệt dự toán gói thầu số 6 tại Quyết định 04/QĐ - ĐSĐT - KT , Giá gói thầu là 265,494 triệu euro. Ngày 14/01/2017, Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội ban hành Quyết định số 08 / QĐ - ĐSĐT phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, theo đó Liên danh Alstom Colas - Thales đã trúng thầu, giá trúng thầu là 265.291.000 euro và 943.224.499.277 đồng.
Trong quá trình thực hiện việc lựa chọn Nhà thầu, khi phát sinh tình huống phức tạp, Chủ đầu tư đã có văn bản báo cáo và xin ý kiến các cấp. Tuy nhiên, có một số nội dung trong báo cáo của chủ đầu tư chưa nhất quán, chưa rõ ràng như Hình thức đấu thầu rộng rãi hay hạn chế , số lần xử lý tình huống, số lần chào giá, số lần đề xuất tài chính... dẫn đến nảy sinh nhiều ý kiến .
Trách nhiệm thuộc Lãnh đạo của Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội qua các thời kỳ , các đơn vị thuộc MRB và tập thể, cá nhân có liên quan.
2.2. Dấu hiệu trù dập , loại bỏ người đấu tranh chống tham nhũng , lãng phí thông qua công tác cán bộ , không bảo vệ người tố cáo theo đúng quy định của pháp luật:
- Dấu hiệu trù dập, loại bỏ người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí thông qua công tác cán bộ:
Các nội dung mà ông Bình nêu trong đơn tố cáo, qua thanh tra cho thấy một số nội dung tố cáo là có cơ sở, đã được nêu ở phần trên. Trước khi ông Bình có đơn tố cáo, thì ông Bình đã có một số báo cáo về những sai phạm của MRB lên Bí thư Thành ủy Hà Nội và Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội. Ủy ban kiểm tra Thành ủy đã tổ chức giám sát, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã giao Chánh Thanh tra thành phố Hà Nội thành lập Đoàn thanh tra để xem xét, nhưng ông Bình không nhất trí và tiếp tục có đơn gửi lên các cơ quan Trung ương tố cáo về các sai phạm của Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội.
Trong quá trình công tác ở vị trí Phó Trưởng ban, Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội, ông Bình không bị kỷ luật gì và luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao, nguyên nhân không được bổ nhiệm lại là khi lấy phiếu tín nhiệm trong hội nghị cán bộ viên chức, ông Bình không đạt tỷ lệ số phiếu cần thiết. Tuy nhiên, kết quả lấy phiếu tín nhiệm của tập thể Đảng ủy Ban và Lãnh đạo Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội thì ông Bình đạt số phiếu, đề nghị Thành ủy Hà Nội xem xét lại quá trình công tác của ông Bình, trên cơ sở đó đảm bảo quyền lợi cho ông Bình, không để tình trạng khiếu kiện kéo dài.
- Không bảo vệ người tố cáo theo đúng quy định của pháp luật:
Thực hiện yêu cầu của ông Bình nêu trong đơn, theo quy định của pháp luật, Trưởng đoàn thanh tra đã báo cáo Người ra quyết định thanh tra và tiến hành trao đổi nội dung này với Lãnh đạo Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội, tuy nhiên đến thời điểm thanh tra ông Bình chưa cung cấp được dấu hiệu gì cho thấy bị xâm hại hay đe dọa đến bản thân và gia đình ông.
B, Kiến nghị
Tổng Thanh tra chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chủ đạo các Bộ và Chủ tịch UBND thành phố thực hiện các nội dung sau:
1. Giao Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội:
- Chỉ đạo Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội là Chủ đầu tư dự án, có trách nhiệm:
+ Trên cơ sở các nguyên nhân được nêu ở Văn bản số 2336/TTCP – CI ngày 25/12/2019 của Thanh tra Chính phủ, xác định rõ từng khoản chi phí cụ thể để phân loại theo nhóm như sau: (i) Nhóm các nguyên nhân làm phát sinh công việc ngoài phạm vi nhiệm vụ tư vấn trong hợp đồng đã ký kết ban đầu và các nguyên nhân thuộc các trường hợp bất khả kháng theo quy định tại Hợp đồng số 01 – TVTHTA – T1 ngày 22/11/2007. (ii) Các nguyên nhân không thuộc nhóm (i).
Theo đó, nhóm (i) là các nguyên nhân được phép điều chỉnh hợp đồng theo quy định, chỉ đầu tư phải xác định các công việc, chi phí có biến động do từng nguyên nhân gây ra, báo cáo người có thẩm quyền xem xét, phê duyệt việc điều chỉnh, bổ sung các công việc và chi phí này. Nhóm (ii) là các nguyên nhân không thuộc đối tượng được điều chỉnh hợp đồng, trường hợp chủ đầu tư đã thực hiện điều chỉnh với nhà thầu thì phải có biện pháp đàm phán, thống nhất với nhà thầu để giảm trừ, thu hồi các chi phí phát sinh do các nguyên nhân này;
+ Rà soát lại trách nhiệm của Tư vấn Systra trong việc thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng trọn gói trước khi điều chỉnh, để xác định chi phí vật chất thuộc trách nhiệm phần lỗi của Tư vấn Systra và thực hiện giảm trừ khi quyết toán;
+ Rà soát trách nhiệm vật chất của các đơn vị có liên quan, trong quá trình thực hiện dự án, gây chậm trễ kéo dài, dẫn đến phát sinh tăng chi phí và thực hiện việc giảm trừ khi quyết toán hợp đồng.
+ Chủ động phối hợp với UBND các quận trên địa bàn dự án và các cơ quan hữu quan của Thành phố để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, đảm bảo tiến độ thi công các gói thầu, cũng như tiến độ tổng thể của dự án.
+ Kiểm tra, rà soát và chủ động xử lý, khắc phục những tồn tại, vướng mắc tại các gói thầu đã nêu ở phần trên và các gói thầu khác của dự án nếu có, báo cáo UBND Thành phố xin ý kiến chỉ đạo các trường hợp vượt quá thẩm quyền, kịp thời chấn chỉnh các vi phạm nếu có, đồng thời xử lý trách nhiệm đối với các tập thể, cá nhân có liên quan đã để xảy ra các vi phạm.
- Chỉ đạo UBND các quận trên địa bàn dự án và các cơ quan hữu quan của Thành phố có trách nhiệm phối hợp với Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, đảm bảo tiến độ thi công các gói thầu, cũng như tiến độ tổng thể của dự án.
- Xem xét, giải quyết theo thẩm quyền đối với nội dung tố cáo về dấu hiệu vi phạm pháp luật trong công tác thanh tra của Thanh tra thành phố Hà Nội.
- Đề nghị Thành ủy Hà Nội xem xét lại quá trình công tác, đảm bảo quyền lợi cho ông Lương Xuân Bình
2. Đối với các Bộ, ngành Trung ương:
- Đối với Bộ Quốc phòng chỉ đạo Tổng công ty xây dựng Lũng Lô có trách nhiệm phối hợp với Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội trong việc hoàn chỉnh hồ sơ và nghiệm thu, thanh quyết toán dứt điểm hợp đồng rà phá bom mìn, vật nổ đoạn cầu cạn và khu vực depot của Dự án theo đúng quy định của pháp luật.
- Đối với Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo đơn vị có liên quan kiểm tra, xem xét trách nhiệm trong việc thực hiện các công việc của dự án gây chậm trễ, dẫn đến phát sinh tăng chi phí.
3. Xử lý về trách nhiệm:
- UBND thành phố Hà Nội có tổ chức kiểm điểm và chỉ đạo Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, cá nhân qua các thời kỳ có liên quan đến các vi phạm nêu tại Kết luận thanh tra này. Căn cứ vào kết quả kiểm điểm, có biện pháp xử lý đối với những tập thể, cá nhân trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Bộ Quốc phòng chỉ đạo Bộ Tư lệnh Công binh, Tổng công ty xây dựng Lũng Lô kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan đến các vi phạm trong việc thực hiện hợp đồng về rà phá bom mìn, vật nổ đoạn cầu cạn và khu vực depot nêu tại Kết luận thanh tra này. Căn cứ vào kết quả kiểm điểm, có biện pháp xử lý đối với những tập thể, cá nhân trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
C. Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Kết luận thanh tra
Ngày 12/02/2020, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 1051/VPCP – V.I thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình về kết quả rà soát nguyên nhân điều chỉnh hợp đồng tư vấn tăng 6,05 triệu euro của Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội (tuyến số 3):
1. Đồng ý nội dung báo cáo và kiến nghị của Thanh tra Chính phủ tại Vân bản số 2336/TTCP – C.I ngày 19/9/2019 về việc rà soát nguyên nhân điều chỉnh hợp đồng tư vấn (Hợp đồng Trọn gói) tăng 6.056.555 EUR của Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn – ga Hà Nội.
2. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức thực hiện các nội dung của Thanh tra Chính phủ. Thanh tra chính phủ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc xử lý sau thanh tra; tổng hợp kết quả, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/5/2020
Trên đây là Thông báo Kết luận thanh tra về việc thanh tra theo đơn tố cáo một số nội dung của Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn – ga Hà Nội và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Kết luận thanh tra.
Theo Thanhtra.gov.vn
Thanh tra Chính phủ kết luận nhiều sai phạm tại dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội
Thanh tra Chính phủ mới đây phát thông báo kết luận thanh tra, chỉ rõ nhiều sai phạm liên quan dự án tuyến đường sắt đô thị TP Hà Nội (đoạn Nhổn - ga Hà Nội).
Theo Báo VietNamNet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét