Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2020

Dọa gọi bộ trưởng, dứt khoát không cho đo nồng độ cồn

Ông L.H.H. (SN 1953, ở Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội) xưng là tiến sĩ, làm vụ trưởng ở Bộ GD-ĐT và 'dọa' gọi cho Bộ trưởng.

XEM CLIP:

Tối qua, tại ngã tư Xuân Thủy - Trần Thái Tông (Cầu Giấy, Hà Nội), đội CSGT số 6, Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội lập chốt xử lý vi phạm giao thông theo luật Phòng, chống tác hại của rượu bia và nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Ông L.H.H. (SN 1953, ở Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội) thú nhận mình đã uống bia, rượu, tuy nhiên không chấp hành đo nồng độ cồn. Thậm chí người đàn ông trung niên này còn liên tục to tiếng với lực lượng CSGT, giằng co phương tiện.

Suốt nhiều giờ, bất chấp lực lượng CSGT đã thuyết phục, tuyên truyền về luật, người đàn ông này vẫn không chịu hợp tác, thậm chí đe dọa người làm chứng, tự xưng "tôi là tiến sĩ luật, tôi làm ở Bộ GD-ĐT, là vụ trưởng...".

Người này còn văng tục, đòi đập máy quay, máy ảnh của phóng viên rồi giơ điện thoại nói "gọi luôn bộ trưởng đây".

{keywords}
Ông L.H.H. liên tục giằng co phương tiện với CSGT
{keywords}
Ông L.H.H. bị phạt 7 triệu đồng, tước GPLX 23 tháng

Kết quả: Đội CSGT số 6 lập biên bản, xử phạt ông H. 7 triệu đồng và tước giấy phép lái xe (GPLX) 23 tháng.

Người thanh niên tên Quách Ngọc Nam có kết quả kiểm tra nồng độ cồn lên đến 1,117 mg/lít khí thở. Khi bị lực lượng CSGT lập biên bản, anh này cùng "bạn nhậu" liên tục chống đối, văng tục, không ký vào biên bản.

{keywords}
 Quách Ngọc Nam (giữa)

Nam thú nhận với lực lượng CSGT đã tổ chức tất niên nên quá chén, bản thân Nam và bạn chưa nắm được nghị định 100/2019/NĐ-CP nên mới vi phạm.

Trung tá Phương Công Thường, cán bộ đội CSGT số 6, Phòng CSGT, Công an Hà Nội cho biết: “Các trường hợp gây khó khăn cho lực lượng CSGT khi xử lý vi phạm sẽ cương quyết bị xử lý để đảm bảo công bằng”.

Trung tá cũng gửi lời khuyên đến người tham gia giao thông không nên uống rượu bia, hành vi này sẽ gây mất an toàn cho chính bản thân người uống và những người khác.

Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/1/2020, quy định mức xử phạt với hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn. Cụ thể, đối với người điều khiển ô tô vi phạm nồng độ cồn ở mức cao nhất, phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng, tước GPLX đến 24 tháng, còn với người điều khiển xe máy, mức phạt nặng nhất từ 6-8 triệu đồng, tước GPLX đến 2 năm.

Đau đớn uống 2 chén rượu bị phạt 7 triệu đồng, tước GPLX gần 2 năm

Đau đớn uống 2 chén rượu bị phạt 7 triệu đồng, tước GPLX gần 2 năm

 Vừa uống 2 chén rượu với bạn, ông Nguyễn Văn Duyên (SN 1963, ở thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm, Hà Nội) trưa nay nhận mức phạt nhớ đời.

Đình Hiếu



Theo Báo VietNamNet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét