Chủ Nhật, 31 tháng 10, 2021

Thêm tỉnh ở miền Tây hỏa tốc chuyển cấp độ dịch do F0 tăng nhanh

Tình hình dịch diễn biến phức tạp, số ca nhiễm ngày càng tăng nên Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng quyết định chuyển cấp độ dịch từ 1 lên 2.

Ngày 31/10, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu ký thông báo hỏa tốc về việc chuyển cấp độ dịch trên địa bàn tỉnh. Động thái này được đưa ra khi những ngày qua Sóc Trăng ghi nhận nhiều ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng.

{keywords}
Chốt kiểm dịch ở Sóc Trăng. Ảnh: TTXVN 

Theo chính quyền tỉnh Sóc Trăng, từ khi địa phương triển khai quy định tạm thời các biện pháp hành chính “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của người dân, tình hình dịch trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, số ca nhiễm ngày càng tăng.

Vì vậy, để kiểm soát, ngăn chặn kịp thời tình hình dịch trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết 128, chính quyền tỉnh Sóc Trăng quyết định sẽ từ cấp độ 1 (vùng xanh) sang cấp độ 2 (vùng vàng), từ 12h ngày 2/11.

Trong ngày 31/10, Sóc Trăng có 193 F0, trong đó 98 trường hợp được phát hiện qua sàng lọc cộng đồng.

Trước tình hình dịch diễn biến phức tạp, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu vừa có thư kêu gọi cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, chức sắc các tôn giáo và người dân cùng chung tay, góp sức thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch.

“Mỗi cá nhân, hộ gia đình hãy tự giác nêu cao hơn nữa ý thức chấp các quy định về phòng, chống dịch trong hoạt động sản xuất kinh doanh, sinh hoạt, hạn chế đi lại khi không thực sự cần thiết; đặc biệt luôn thực hiện tốt 5K để tự bảo vệ cho bản thân, gia đình và cộng đồng”, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu kêu gọi.

Trong ngày 31/10, một số các địa phương ở miền Tây vẫn phát hiện nhiều F0. Đơn cử như TP Cần Thơ đã ghi nhận thêm 282 ca F0, trong đó 98 trường hợp được phát hiện trong thời gian cách ly tại nhà; 18 ca ghi nhận qua xét nghiệm sàng lọc tại cơ sở y tế; số còn lại trong khu phong tỏa và khu cách ly.

Đồng Tháp trong ngày ghi nhận 83 ca mắc mới, trong đó có 15 ca cộng đồng.

Thiện Chí 

F0 trong cộng đồng tăng nhanh, một số tỉnh miền Tây chuyển cấp độ dịch

F0 trong cộng đồng tăng nhanh, một số tỉnh miền Tây chuyển cấp độ dịch

Số ca F0 trong cộng đồng được ghi nhận ở các tỉnh, thành miền Tây tăng nhanh trong những ngày qua. Có địa phương từ vùng xanh đã chuyển màu thành vàng.



Theo Báo VietNamNet

Giới trẻ Sài Gòn đổ ra phố đi bộ đón Halloween

Tối 31/10, hàng nghìn người đổ ra phố đi bộ Nguyễn Huệ trong trang phục sặc sỡ tham gia lễ hội hoá trang Halloween.

Bạn trẻ tham gia hoá trang thành nhân vật trong phim như: Squid game, Joker, Người nhện…

Nhiều người tỏ ra thích thú khi thấy những nhân vật hoá trang trên đường. Chị Nguyễn Thị Trang dắt con đi chơi trên đường Nguyễn Huệ cho biết: “Hôm nay cuối tuần, dắt em bé đi chơi ở phố đi bộ, không ngờ đông vui đến vậy; rất nhiều kiểu hoá trang lạ mắt”. 

{keywords}
Người đàn ông hoá trang thành bức tượng tham giam lễ hội Halloween tối 31/10 tại phố đi bộ Nguyễn Huệ
{keywords}
Nhóm LGBT hoá trang sặc sỡ tham gia lễ hội
{keywords}
 Đêm hội Halloween thu hút rất đông giới trẻ 
{keywords}
{keywords}
{keywords}
{keywords}
{keywords}
Các thiếu nữ chọn lối hóa trang nhẹ nhàng trong đêm Halloween
{keywords}
Trẻ em xuống đường trong 'vai' người nhện 
{keywords}
Hỗ trợ nhau hóa trang trên phố đi bộ   
{keywords}
Hoá trang thành nhân vật trong Squid game, bộ phim đang gây sốt trên màn ảnh
{keywords}
Nhóm bạn trẻ trong trang phục Á Đông: Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản
{keywords}
Đông đảo người dân đi chơi trên phố đi bộ gây cảnh ùn ứ giao thông tại một số tuyến đường ở trung tâm TP

Lễ hội hoá trang Halloween bắt nguồn từ phương Tây diễn ra vào ngày 31/10 hàng năm thu hút khá đông các bạn trẻ Việt Nam yêu thích, hưởng ứng. Mỗi năm, mọi người thường tập trung về phố Tây Bùi Viện (quận 1) để vui chơi vì có nhiều du khách và nơi đây cũng trang trí khá bắt mắt. Tuy nhiên năm nay do dịch bệnh, phần đông người tham gia đổ về phố đi bộ Nguyễn Huệ để vui chơi.

Phong Anh

Tây, ta dạo gót phổ cổ trong đêm Halloween

Tây, ta dạo gót phổ cổ trong đêm Halloween

Các tuyến phố đi bộ Hà Nội là nơi nam thanh nữ tú Hà Thành chen chân cùng khách du lịch trong đêm Halloween.



Theo Báo VietNamNet

Thu phí ô tô vào trung tâm TP.HCM cao nhất 70.000 đồng

Theo phương án thu phí ô tô vào trung tâm TP.HCM, thời gian thu diễn ra trong giờ cao điểm 6-9h sáng và 15-19h chiều, mức thu phí từ 40.000- 70.000 đồng.

Sở GTVT TP.HCM vừa có báo cáo gửi UBND TP về kiến nghị giao Sở Kế hoạch & Đầu tư tham mưu UBND TP xem xét, quyết định, đồng thời hướng dẫn nhà đầu tư lập hồ sơ đề xuất thực hiện lập dự án thu phí ô tô lưu thông vào trong khu vực trung tâm TP.

Trước đó, hôm 6/10 vừa qua, Sở GTVT TP nhận công văn của Công ty CP Công nghệ Tiên Phong (ITD) về đề xuất trên.

Theo đề xuất, các cổng thu phí sẽ bố trí trên vành đai khép kín xung quanh khu trung tâm (quận 1, 3) gồm các tuyến đường: Hoàng Sa men theo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đến đường Nguyễn Phúc Nguyên giao Cách Mạng Tháng 8 - Ba Tháng Hai - Lê Hồng Phong - Lý Thái Tổ - Nguyễn Văn Cừ - Võ Văn Kiệt - Tôn Đức Thắng. Một số cổng thu phí bố trí trên các đường thường ùn tắc như Trường Sơn, Cộng Hòa (Tân Bình).

Các cổng thu phí sẽ sử dụng mặt đường, hè phố hiện hữu, không phải giải tỏa mặt bằng. Giải pháp kết nối thanh toán với hệ thống thu phí tự động không dừng VETC và VDTC để thực hiện thu phí các phương tiện đã dán thẻ RFID khi đi qua các điểm thu phí.

{keywords}
Kẹt xe trên đường Trường Sơn, trước cổng sân bay Tân Sơn Nhất

Đặc biệt, phía nhà đầu tư cũng đề xuất mức thu phí và thời gian thu phí đối với đề án. Cụ thể, thời gian thu phí diễn ra trong giờ cao điểm 6 - 9h sáng và 15 - 19h chiều. Mức thu phí từ 40.000 đồng đối với ô tô 4-7 chỗ và 70.000 đồng cho xe tải và xe khách (kể cả xe biển xanh) lưu thông vào khu vực trung tâm, không thu phí xe đi ra.

Đối với xe buýt và các loại xe ưu tiên qui định trong thu phí sử dụng đường bộ (xe cứu hỏa, xe cứu thương ...) sẽ được miễn phí. Xe taxi có đăng ký tại TP sẽ bị thu 20.000 đồng. ITD cho biết việc này sẽ giúp cho việc quản lý số xe taxi lưu hành trong thành phố, giảm ảnh hưởng của việc xe công nghệ và các loại xe taxi mang biển số tỉnh đang phát triển quá nhanh, phá vỡ qui hoạch như hiện nay.

Dự án này được đề xuất thực hiện theo hình thức PPP, hợp đồng BLT (xây dựng - thuê dịch vụ - chuyển giao) trong 10 năm, tổng kinh phí 2.274 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư ban đầu khoảng 478 tỷ đồng và tổng chi phí vận hành trong 10 năm gần 1.800 tỷ đồng. Nhà đầu tư tự thu xếp vốn để thực hiện dự án theo hợp đồng.

Từ nay đến cuối năm 2021, nhà đầu tư sẽ triển khai các đầu việc như đề xuất đầu tư dự án, xin phê duyệt đề xuất.

Đến đầu năm 2022, dự án sẽ được lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, xin chủ trương đầu tư, nghiên cứu khả thi dự án... Sau khi duyệt dự án PPP, thành phố sẽ công bố và lựa chọn nhà đầu tư thực hiện.

Tuấn Kiệt

Đề xuất lập hồ sơ dự án thu phí ô tô vào khu trung tâm TP.HCM

Đề xuất lập hồ sơ dự án thu phí ô tô vào khu trung tâm TP.HCM

Thu phí ô tô lưu thông vào trung tâm TP.HCM nhằm giảm nhu cầu sử dụng ô tô cá nhân, thúc đẩy nhu cầu sử dụng phương tiện công cộng, góp phần kéo giảm ùn tắc.



Theo Báo VietNamNet

Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu các hoạt động tại Vương quốc Anh

7h10 phút sáng 31/10 giờ địa phương (14h10 ngày 31/10 giờ Việt Nam), chuyên cơ chở Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Prestwick (Scotland, Vương quốc Anh).

Theo lời mời của Thủ tướng Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland Boris Johnson, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (COP26) và thăm, làm việc tại Vương quốc Anh từ ngày 31/10 đến 3/11.

Tháp tùng Thủ tướng Phạm Minh Chính có Bộ trưởng Công an Tô Lâm; Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà; Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thuý Anh; Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên; Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long; Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng; Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan.

Ngoài ra, tham gia đoàn còn có Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hoàng Xuân Chiến, cùng đại diện lãnh đạo Văn phòng Chính phủ và một số bộ, ban, ngành; Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Anh Nguyễn Hoàng Long và Đại sứ Việt Nam tại Cộng hòa Pháp Đinh Toàn Thắng tham gia đoàn.

Hội nghị có sự tham dự của khoảng 30.000 đại biểu, trong đó có sự tham dự trực tiếp của hơn 120 nguyên thủ quốc gia và thủ tướng.

Hội nghị COP26 được kỳ vọng sẽ mở ra trang mới trong nỗ lực toàn cầu ứng phó với biến đổi khí hậu. Một trong những mục tiêu của hội nghị này là huy động đủ 100 tỷ USD/năm để tài trợ cho các hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu tại các nước đang phát triển.

{keywords}
Đón Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn cấp cao Việt Nam tại sân bay. Ảnh: Thu Hằng 

Theo Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam, ông Gareth Ward, việc Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị COP26 khẳng định quyết tâm của Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, tuần hoàn, thể hiện trách nhiệm của Việt Nam đối với nỗ lực chung để giữ gìn, bảo vệ môi trường.

Thực tế trong thời gian qua, Việt Nam đã thể hiện mạnh mẽ sự trách nhiệm, chủ động, tích cực trong tham gia xử lý thách thức chung toàn cầu về biến đổi khí hậu và đây cũng là dịp để cộng đồng quốc tế hiểu rõ hơn về chủ trương, quyết tâm, nỗ lực cũng như những khó khăn, thách thức của Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu. 

Hoạt động đầu tiên sau khi Thủ tướng đến Vương quốc Anh là gặp Thủ hiến Vùng Scotland Nicola Sturgeon. Sau đó, Thủ tướng  dự lễ ra mắt đường bay thẳng Việt Nam - Anh và lễ công bố Tổng đại lý của hãng Bamboo Airway. 

Tiếp đó là một lịch trình dày đặc, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Hiệu trưởng Trường Đại học Liverpool và ĐH  Hume và tiếp một số DN. 

Cũng trong ngày, Thủ tướng gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam ở Anh và dự Lễ trao viện trợ quyên góp hỗ trợ Việt Nam chống Covid-19, tiếp một số DN Anh và quốc tế, chứng kiến lễ trao các thỏa thuận kinh tế và tiếp Chủ tịch Tập đoàn Formula E.

Ngày 1/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự hội thảo với chủ đề "Kiến tạo tương lai bền vững và thịnh vượng thông qua đầu tư tư nhân". Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam sau đó dự Lễ khai mạc Hội nghị cấp cao COP26 và có bài phát biểu tại hội nghị vào chiều cùng ngày.

Trong ngày làm việc thứ ba tại Anh, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự và phát biểu tại sự kiện công bố Cam kết giảm phát thải Metan toàn cầu do Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đồng chủ trì.

Dự kiến sau khi dự Hội nghị COP26, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 3 đến 5/11.

COP là hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, được tổ chức thường niên để rà soát quá trình thực hiện Công ước và đưa ra các quyết định quan trọng nhằm bảo đảm thực hiện hiệu quả các điều khoản của Công ước.
Do tác động của dịch Covid-19, Hội nghị COP26 đã hoãn một năm (từ tháng 11/2020 đến 11/2021).
Ngoài hoạt động chính thức, Hội nghị cũng tổ chức các hoạt động theo chủ đề song song với các hoạt động đàm phán và có sự tham gia của các lãnh đạo cấp cao các quốc gia, các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp lớn, các nhà khoa học…
Hội nghị chính thức khai mạc vào ngày 1/11 và bế mạc vào chiều 2/11.

Thu Hằng (từ Glasgow, Scotland, Vương Quốc Anh)

Thủ tướng lên đường tham dự COP26 ở Anh và thăm chính thức Pháp

Thủ tướng lên đường tham dự COP26 ở Anh và thăm chính thức Pháp

Đúng 1h45 ngày 31/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội bắt đầu tham dự COP26 tại Anh và thăm chính thức Pháp trong lịch trình từ 31/10 - 5/11. 



Theo Báo VietNamNet

Rơi xuống đất khi đang thi công, hai công nhân tử vong

Khi đang thi công, sửa chữa tại tầng 4, khu nhà làm việc của Tỉnh ủy TT-Huế, 3 công nhân không may bị tai nạn lao động, rơi xuống đất khiến 2 người chết, 1 người bị thương

Vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra vào khoảng 6h30 sáng nay (31/10) trong khuôn viên trụ sở Tỉnh ủy TT-Huế (54 Hùng Vương, TP Huế).

Thời điểm trên, ông Lương Văn Đ. (SN 1968, trú ở xã Thủy Tân, thị xã Hương Thủy), bà Trần Thị H. (SN 1973, trú ở xã Thủy Tân) và một nạn nhân chưa rõ danh tính lên tầng 4 trụ sở Tỉnh ủy TT-Huế sửa chữa.

Khi đang làm việc, cả 3 nạn nhân không may bị rơi xuống đất. Hậu quả, ông Đ. và nạn nhân chưa rõ danh tính tử vong; bà H. bị gãy tay, được đưa đến Bệnh viện Trung ương Huế cấp cứu.

“Đây là vụ tai nạn lao động nên Thanh tra của Sở LĐTB&XH tỉnh sẽ điều tra, làm rõ”, Đại tá Đặng Ngọc Sơn chia sẻ.Trao đổi với VietNamNet, Đại tá Đặng Ngọc Sơn – Phó Giám đốc Công an tỉnh TT-Huế cho biết, sau khi sự việc xảy ra, lực lượng công an đã có mặt kịp thời để đưa những người gặp nạn đi cấp cứu.

Ông Hồ Dần – Phó GĐ Sở LĐTB&XH tỉnh TT-Huế cho biết, sau khi tiếp nhận thông tin vụ việc, lãnh đạo đơn vị đã chỉ đạo Thanh tra Sở đến hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ việc.

Quang Thành

Bé 2 tuổi rơi từ tầng 9 bệnh viện ở Hải Phòng xuống đất tử vong

Bé 2 tuổi rơi từ tầng 9 bệnh viện ở Hải Phòng xuống đất tử vong

Đại diện Bệnh viện đa khoa Quốc tế Green Hải Phòng xác nhận sự việc có việc cháu bé 2 tuổi rơi từ tầng 9 bệnh viện xuống đất tử vong.



Theo Báo VietNamNet

F0 trong cộng đồng tăng nhanh, một số tỉnh miền Tây chuyển cấp độ dịch

Số ca F0 trong cộng đồng được ghi nhận ở các tỉnh, thành miền Tây tăng nhanh trong những ngày qua. Có địa phương từ vùng xanh đã chuyển màu thành vàng.

Tình hình dịch Covid-19 tại miền Tây bắt đầu căng thẳng trở lại từ đầu tháng 10 đến nay, khi số lượng rất lớn người từ TP.HCM, Long An, Đồng Nai, Bình Dương đổ về quê.

Trong 5 ngày qua, Bạc Liêu là tỉnh có số ca F0 cao nhất miền Tây.

Sáng 31/10, Sở Y tế Bạc Liêu cho biết, trong 24h qua, địa phương ghi nhận đến 414 ca F0 - đây là số ca F0 kỷ lục của tỉnh được ghi nhận trong 1 ngày. Trong đó, có 143 ca trong cộng đồng. Trong 414 ca nói trên, có 81 trường hợp dưới 18 tuổi.

Trước đó 1 ngày, Bạc Liêu cũng ghi nhận 404 ca F0; trong đó 149 ca trong cộng đồng. Những ca F0 trong cộng đồng đa phần được ngành y tế Bạc Liêu phát hiện qua lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc.

{keywords}
Những ngày qua, Bạc Liêu ghi nhận hơn 1.000 F0. Trong ảnh chốt kiểm dịch ở TP Bạc Liêu. Ảnh: Báo Bạc Liêu 

Thông cáo báo chí của Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19 tỉnh Bạc Liêu cho thấy, ngày 27/10 (ghi nhận từ 6h ngày 26 đến 6h ngày 27/10) có 242 F0, trong đó 157 ca cộng đồng; tương tự ngày 28/10,  có 224 ca F0, trong đó 108 ca cộng đồng; ngày 29/10, có 175 F0, trong đó 104 ca cộng đồng. 

Như vậy, chỉ từ 6h ngày 26/10 đến nay, Bạc Liêu đã ghi nhận hơn 1.400 F0, trong đó số lượng ca dương tính trong cộng đồng rất lớn.

Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định bổ sung một phần quy định tạm thời các biện pháp hành chính “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”.

Trong đó, yêu cầu 100% người đi trên phương tiện vận tải hàng hóa vào Bạc Liêu phải khai báo y tế đầy đủ và chịu trách nhiệm về tính chính xác các thông tin. Nếu khai báo không trung thực, để phát sinh dịch sẽ bị xử lý theo quy định.

Đối với người về từ vùng dịch ở cấp độ 1, 2: Bạc Liêu quy định không yêu cầu xét nghiệm và cách ly. Trong đó, người chưa tiêm vắc xin phải theo dõi sức khỏe tại nhà trong 7 ngày.

Người về từ vùng 3, 4, phải có kết quả xét nghiệm âm tính còn hiệu lực trong 72h. Trong đó, người đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc khỏi Covid-19 thì theo dõi sức khỏe tại nhà 7 ngày. Người tiêm 1 liều phải cách ly 7 ngày và sau đó tiếp tục theo dõi sức khỏe thêm 7 ngày.

Người chưa tiêm vắc xin phải cách ly 14 ngày; sau đó theo dõi sức khỏe thêm 7 ngày.

Chính quyền tỉnh quy định việc cách ly được thực hiện tại cơ sở cách ly tập trung hoặc tại nhà, nơi lưu trú (nếu đảm bảo điều kiện).

An Giang, trong ngày 30/10, tỉnh ghi nhận đến 342 F0. Trong đó, có nhiều ca F0 trong cộng đồng tập trung ở TP Long Xuyên, Châu Đốc; các huyện Tri Tôn, Chợ Mới.

Trước tình hình dịch diễn phức tạp, chính quyền TP Long Xuyên đã quyết định tạm dừng phục vụ tại chỗ đối với các dịch vụ ăn uống từ 5h ngày 31/10.

UBND TP cũng yêu cầu quản lý chặt chẽ người ngoài tỉnh về địa phương; đặc biệt đối với các tỉnh/thành có ca mắc Covid-19 cao như: TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An và khu vực cấp độ 3, 4.

{keywords}
Khu vực phong tỏa ở phường An Cư, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ

Trong những ngày qua, TP Cần Thơ ghi nhận các ổ dịch lớn ở Bệnh viện Đa khoa Trung ương; tại phường Cái Khế, An Cư, An Nghiệp (quận Ninh Kiều); trong hai công ty ở KCN Thốt Nốt và KCN Trà Nóc 2.

“Khi chuyển qua trạng thái bình thường, TP Cần Thơ với vai trò là trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế của vùng nên tiếp nhận lượng lớn người dân từ các tỉnh, thành đến công tác, khám chữa bệnh. Do đó, nguy cơ dịch bệnh xâm nhập trên địa rất lớn. Bệnh cạnh đó, xuất hiện tình trạng lơ là, chủ quan của người dân…”, UBND TP Cần Thơ cho biết.

Do tình hình dịch phức tạp, TP Cần Thơ đã cập nhật cấp độ dịch từ cấp độ 1 (vùng xanh) lên cấp độ 2 (vùng vàng).

UBND thành phố cũng vừa có kế hoạch xét nghiệm tầm soát cộng đồng phù hợp với điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trong tình hình mới.

Trong đó, yêu cầu UBND các quận, huyện chủ động xét nghiệm 100% các trường hợp có một trong các biểu hiện như: sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở… tại cộng đồng. Nếu có quả dương tính thì xử lý như ổ dịch nhỏ.

Đồng thời xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên, định kỳ tại các điểm có nguy cơ cao, tập trung đông người như: cơ sở khám, chữa bệnh, chợ đầu mối, bến xe, siêu thị, các ổ dịch cũ, khu dân cư có điều kiện sống chật hẹp, môi trường dễ phát sinh dịch bệnh và các đối tượng thuộc nhóm nguy cơ: lái xe, xe ôm, shipper, bán hàng rong, vé số dạo…

UBND TP Cần Thơ lưu ý không thực hiện xét nghiệm đối với người đã tiêm đủ liều vắc hoặc đã khỏi Covid-19 trong vòng 6 tháng.

Người tiêm đủ liều vắc xin cũng nhiễm Covid-19

UBND tỉnh Hậu Giang cho biết, những ngày qua tỉnh ghi nhận nhiều ổ dịch mới; trong đó có những trường hợp dương tính là người về từ địa phương khác, đã tiêm đủ liều vắc xin. Những trường hợp này, sau khi về địa phương chưa chấp hành đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn đã lây bệnh cho người thân và người xung quanh, làm lây lan dịch trong cộng đồng.

Trước tình hình này, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương trong tỉnh phải khẩn trương rà soát tất cả người về từ tỉnh, thành phố có ca mắc Covid-19 cao để tăng cường chủ động, giám sát chặt chẽ; xét nghiệm các trường hợp có nguy cơ cao, người về từ ngoài tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, khẩn trương thiết lập lại các chốt để kiểm soát người và phương tiện trên địa bàn quản lý, hướng dẫn người dân ra/vào huyện (từ các tuyến quốc lộ).

Các chốt kiểm soát vào nội tỉnh cho ô tô đi qua, hướng dẫn khai báo tại trạm y tế; còn xe máy dừng lại, hướng dẫn khai báo y tế, nhắc người dân khi ra vào tỉnh nếu đến/đi qua vùng dịch về sẽ thực hiện xét nghiệm, cách ly tập trung…

Ngoài ra, các tỉnh như: Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Cà Mau… những ngày qua đều ghi nhận các ca F0 trong cộng đồng. 

Thiện Chí 

TP Cần Thơ có nhiều ổ dịch lớn, đề xuất cập nhật lại cấp độ dịch

TP Cần Thơ có nhiều ổ dịch lớn, đề xuất cập nhật lại cấp độ dịch

Trong 7 ngày qua, TP Cần Thơ ghi nhận các ổ dịch lớn ở Bệnh viện đa khoa Trung ương; trên địa bàn quận Ninh Kiều và trong một công ty ở khu chế xuất. 



Theo Báo VietNamNet

Khách đi tàu chỉ cần khai báo di chuyển trên PC-COVID

Từ 0h hôm nay (31/10), hành khách đi tàu chỉ khai báo di chuyển trên PC-COVID, không cần khai theo mẫu phiếu thông tin hành khách.

Bộ GTVT cho biết vừa ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải đường sắt thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.

Theo quy định mới, đối với hành khách, ngoài những điều kiện và yêu cầu bắt buộc về y tế như các hướng dẫn trước đây, hành khách khi đi tàu chỉ khai báo y tế điện tử trên ứng dụng PC-COVID (phần khai báo di chuyển nội địa).

{keywords}
Khách đi tàu chỉ cần khai báo di chuyển trên PC-COVID

Khuyến khích hành khách chủ động khai báo từ trước khi đi tàu. Trong trường hợp hành khách chưa khai báo hoặc không có thiết bị, hoặc gặp khó khăn khi sử dụng các thiết bị điện tử thông minh, doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có trách nhiệm bố trí nhân lực, thiết bị để hướng dẫn, hỗ trợ người dân cài đặt ứng dụng và khai báo.

Về việc bố trí khách đi tàu đến từ địa phương/khu vực cấp độ dịch là cấp 4 được bố trí vận chuyển bằng “khoang riêng” thay vì “toa xe riêng” so với trước đây. Khi xuống tàu, ra ga phải có lối đi riêng hoặc tách nhóm với hành khách đi tàu từ địa phương/khu vực có nguy cơ thấp hơn để hạn chế tiếp xúc.

Với việc các hành khách đều được khai báo di chuyển nội địa trên duy nhất một ứng dụng cũng sẽ giúp thống nhất và rất thuận lợi để trích xuất dữ liệu di chuyển của hành khách trực tiếp từ ứng dụng PC-COVID.

Người đi xe buýt ở Hà Nội tăng dần, đủ 50% là không nhận khách

Người đi xe buýt ở Hà Nội tăng dần, đủ 50% là không nhận khách

Lượng khách đi xe buýt ở Hà Nội đang tăng dần, thậm chí vào khung giờ cao điểm một số tuyến phải từ chối khách vì đã chở đủ người theo quy định phòng dịch.  

Vũ Điệp 



Theo Báo VietNamNet

Tìm thấy thi thể chủ doanh nghiệp vụ lật tàu trên sông ở Quảng Trị

Sau 5 ngày mất tích, sáng nay, thi thể của ông Hoàng Đức V., chủ doanh nghiệp khai thác khoáng sản ở Quảng Trị đã được tìm thấy.

Công an thị xã Quảng Trị (Quảng Trị) xác nhận, vừa phát hiện thi thể ông Hoàng Đức V. (47 tuổi), là chủ doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn.

{keywords}
Lực lượng chức năng tiến hành cứu hộ tại khu vực tàu gặp nạn.

“Vào lúc 6h30, người dân phát hiện thi thể của người đàn ông nổi trên mặt nước, cách con tàu bị mắc kẹt một đoạn ngắn. Sau đó, người thân đến nhận dạng thi thể. Hiện, lực lượng chức năng đang làm các thủ tục để bàn giao thi thể cho gia đình mai táng”, lãnh đạo Công an thị xã Quảng Trị cho hay.

Trước đó, khoảng 9h sáng 26/10, tàu chở đoàn công tác của Sở GTVT tỉnh Quảng Trị không may bị chết máy, trôi tự do khi gần qua đập tràn Nam Thạch Hãn (xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị).

Thời điểm gặp nạn, trên tàu có 8 người, trong đó, có 4 cán bộ của Sở GTVT, 3 lái tàu và ông Hoàng Đức V., chủ doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Khi tàu bị trôi vào vùng nguy hiểm, 8 người đã nhảy khỏi tàu. 7 người bám được vào thành bê tông nổi giữa đập tràn Nam Thạch Hãn, riêng ông V. bị nước cuốn mất tích.

Nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng chức năng và người dân, đến 14h30 cùng ngày, cả 7 người bị nạn được cứu hộ, đưa vào bờ.

Được biết, ông V. bị mất tích đúng vào sinh nhật lần thứ 47.

Hương Lài

Vụ lật tàu ở Quảng Trị: Phó giám đốc sở nói lý do đoàn không mặc áo phao

Vụ lật tàu ở Quảng Trị: Phó giám đốc sở nói lý do đoàn không mặc áo phao

Ông Trần Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Sở GTVT Quảng Trị cho biết: “Do việc di chuyển với thời gian và khoảng cách ngắn nên cả đoàn đã sơ suất khi đi lên tàu mà không mặc áo phao”.



Theo Báo VietNamNet

Giám đốc Sở GTVT Hà Nội: Thu phí ô tô vào khu trung tâm là cần thiết

Ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho rằng, thu phí ô tô vào trung tâm là cần thiết để điều chỉnh hành vi của người tham gia giao thông, nhằm giảm ùn tắc.

Theo Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện, đề án thu phí phương tiện ô tô vào nội đô mới chỉ là nghiên cứu, đề xuất của Sở báo cáo các cấp có thẩm quyền quyết định.

Theo đề xuất, mức phí thu dựa trên 3 nguyên tắc. Thứ nhất không nhằm thu ngân sách, mà là biện pháp tài chính tác động đến người tham gia giao thông, đảm bảo chi cho việc tổ chức thu phí, phương án bảo trì, vận hành.

{keywords}
Chuyên gia giao thông nêu lý do Hà Nội chưa thể thu phí phương tiện nội đô

Thứ hai, phải đủ tác động đến hành vi của người tham gia giao thông. Thứ ba, phải phù hợp điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo khả năng chi trả của người dân.

Mức phí tạm tính 100.000 đồng trở lên mới có tác dụng điều chỉnh hành vi. Khung mức thu phí được tạm xác định từ 50.000 - 100.000 đồng/lượt. Mức cụ thể sẽ căn cứ vào khảo sát phương tiện, mức đầu tư cụ thể...

Sở GTVT Hà Nội cho biết, dự kiến sẽ trình HĐND TP thông qua Đề án thu phí phương tiện cơ giới đường bộ đi vào một số khu vực nhằm giảm ùn tắc giao thông tại kỳ họp cuối năm 2021. 

Từ năm 2022-2023 hoàn thiện các điều kiện thu phí; xây dựng dự án đầu tư trạm thu phí, phương án tài chính, quản lý chi phí..

Năm 2024 trình HĐND TP ban hành mức thu phí cụ thể và các chính sách miễn giảm phí theo dự án đầu tư được duyệt và tổ chức thực hiện sau khi HĐND TP quyết định trong năm 2024.

Về đối tượng thu phí, các xe ô tô di chuyển từ bên ngoài vào trong khu vực có nguy cơ ùn tắc giao thông (Trừ các xe ưu tiên theo quy định hiện hành, xe công an, quân đội, xe cứu thương, xe cứu hỏa; xe công vụ; xe buýt công cộng, xe ô tô vận tải hàng hóa...). Các phương tiện được miễn phí có điều kiện gồm xe hộ gia đình và xe ô tô của cơ quan công sở trong khu vực thu phí bắt buộc phải đi lại qua khu vực thu phí được miễn phí theo lượt nhất định.

Các đối tượng được giảm phí gồm: xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách (xe hợp đồng, xe du lịch, taxi...).

Không thể chờ vận tải công cộng tốt lên mới làm

Xung quanh ý kiến, đề án thu phí ô tô vào nội đô Hà Nội thiếu thuyết phục, không khả thi do phương tiện vận tải công cộng của TP chưa đủ sức đáp ứng nhu cầu người dân, ông Viện chia sẻ, nhiều quan điểm cho rằng phải phát triển vận tải công cộng thì mới hạn chế phương tiện cá nhân.

Tuy nhiên, thực tế qua nghiên cứu cho thấy, hai vấn đề này phải tác động tương hỗ với nhau, nếu không hạn chế phương tiện cá nhân thì vận tải công công không thể phát triển được.

Hiện tại tỷ lệ vận chuyển hành khách của xe buýt hiện nay mới được 12%, nhưng thực tế là đi xe máy tiện quá nên người dân không lựa chọn xe buýt. Trừ giờ cao điểm đông, còn bình thường xe buýt 80 chỗ chỉ chở có 10 - 20 khách. 

Về năng lực, vận tải công cộng hoàn toàn có thể đạt tới 50%, nhưng do ùn tắc, tốc độ xe buýt trong nội đô chậm nên người dân không lựa chọn. Không thể nói là vận tải công cộng chưa tốt nên chưa hạn chế xe cá nhân, mà phải làm song hành. 

“Với phí phương tiện cá nhân vào nội đô mọi người rất băn khoăn, nhưng tôi nghĩ đây là cần thiết để điều chỉnh hành vi của người tham gia giao thông. Những người đi xe cá nhân không cần thiết sẽ không đi vào vùng thu phí, trong khi các xe vận tải hàng hoá không bị thu phí, nên không làm tăng chi phí xã hội”, ông Viện thông tin thêm.

{keywords}
Bản đồ dự kiến đặt 87 trạm thu phí phương tiện vào nội đô

Về phạm vi thu phí, căn cứ kết cấu hạ tầng giao thông và mật độ giao thông, dự kiến phạm vi thu phí giới hạn bởi các đường: Vành đai 3 – Cầu Thanh Trì – Pháp Vân – Mai Dịch – Phạm Văn Đồng - trục Tây Thăng Long – Võ Chí Công – Cầu Nhật Tân – Đường Hoàng Sa – Đường Trường Sa – Đường Lý Sơn – Đường Nguyễn Văn Linh và khép kín vào Vành đai 3.

Với vành đai thu phí như trên, dự kiến đặt trạm thu phí tại 68 vị trí và 87 trạm thu phí. Phạm vi thu phí này có điều kiện để các xe ô tô các tỉnh thành phố không cần thiết đi qua khu vực thu phí có điều kiện đi ra ngoài khu vực thu phí.

Khi được hỏi đề án có tới 87 trạm thu phí được dựng quanh vành đai 3, điều này có dẫn tới tình trạng trạm thu phí dày đặc quanh nội đô, đại diện Sở GTVT Hà Nội cho biết, các trạm thu phí sẽ kết nối với với Trung tâm điều hành giao thông thông minh của TP.

Trạm thu phí sẽ tương tự như các giá long môn biển báo giao thông trên các tuyến đường, gắn camera nhận diện, quét biển số xe để thu tiền. 

Trạm thu phí không dựng barie hay rào chắn, không có làn luồng như trạm BOT nên không ảnh hưởng đến mỹ quan hay gây ùn tắc.

Như tốc độ của Singapore hiện nay thì xe chạy 70 km/giờ vẫn thu phí được, còn đường nội đô của hiện nay thì xe chạy 50 km/h. Về lâu dài khi đề án được thông qua, sẽ phải nghiên cứu thêm cơ chế pháp lý về xử lý xe chậm nộp phí hay trốn thu phí.

Vũ Điệp

Đại biểu Quốc hội hiến kế nếu Hà Nội muốn thu phí ô tô vào nội đô

Đại biểu Quốc hội hiến kế nếu Hà Nội muốn thu phí ô tô vào nội đô

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, nếu Hà Nội muốn thu phí ô tô vào nội đô thì phải đi kèm với hệ thống giao thông công cộng phát triển để tạo ra nhiều lựa chọn cho người dân. 



Theo Báo VietNamNet

Dự báo thời tiết hôm nay 31/10: Hà Nội vẫn mưa lạnh

Dự báo thời tiết 31/10, các tỉnh miền Bắc tiếp tục có mưa, trời lạnh, nhiệt độ thấp nhất ở vùng núi có nơi dưới 18 độ.

Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường yếu, phía Đông Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.

{keywords}
Miền Bắc mưa lạnh

Lượng mưa dự báo ở Đông Bắc Bộ, phía Nam Sơn La, Hòa Bình và Thanh Hóa phổ biến 50-90mm, có nơi trên 120mm.

Dự báo thời tiết các vùng ngày 31/10:

Phía Tây Bắc Bộ

Có mưa rào rải rác và giông vài nơi; riêng Nam Sơn La, Hòa Bình có nơi mưa rất to. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Trời lạnh.

Nhiệt độ cao nhất 23-26 độ, có nơi trên 27 độ; thấp nhất 19-22 độ, có nơi dưới 18 độ.

Phía Đông Bắc Bộ

Mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Trời lạnh.

Nhiệt độ cao nhất 21-24 độ, có nơi trên 24 độ; thấp nhất 19-22 độ, vùng núi có nơi dưới 18 độ.

Hà Nội

Mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Trời lạnh.

Nhiệt độ cao nhất 21-23 độ; thấp nhất 19-21 độ.

Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế

Mưa rào và giông vài nơi. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Phía Bắc trời lạnh.

Nhiệt độ cao nhất 23-26 độ, phía Nam 26-29 độ; thấp nhất 21-24 độ.

Đà Nẵng đến Bình Thuận

Phía Bắc (Đà Nẵng đến Quảng Ngãi) ngày có mưa rào và giông vài nơi; phía Nam cục bộ mưa vừa, mưa to. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Nhiệt độ cao nhất 29-32 độ; thấp nhất 23-26 độ.

Tây Nguyên

Có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Nhiệt độ cao nhất 28-31 độ; thấp nhất 19-22 độ.

Nam Bộ

Ngày có mưa vài nơi. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Nhiệt độ cao nhất 31-34 độ; thấp nhất 24-27 độ.

>>Xem tình hình thời tiết mới nhất trên Vietnamnet<<

Sạt lở nghiêm trọng trên đường Hồ Chí Minh qua tỉnh TT-Huế

Sạt lở nghiêm trọng trên đường Hồ Chí Minh qua tỉnh TT-Huế

Ảnh hưởng của bão số 8, mưa lớn kéo dài nhiều ngày khiến tuyến đường Hồ Chí Minh qua tỉnh TT-Huế và đường lên vườn Quốc gia Bạch Mã bị sạt lở nghiêm trọng.  

Hương Quỳnh



Theo Báo VietNamNet

Quy định hỗ trợ người lao động, giảm thuế với nhiều dịch vụ tháng 11

Chính sách hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 vẫn đang được triển khai, trong tháng 11 có 2 mốc thời gian cần lưu ý khi làm thủ tục để được nhận hỗ trợ.

Cùng với đó là chính sách mới liên quan đến doanh nghiệp, thông tư mới về quy trình tiếp công dân và tiếp nhận đơn thư khiếu nại chính thức có hiệu lực từ tháng 11.

Theo Quyết định 28 của Thủ tướng quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, trong đó có 2 mốc thời gian đáng lưu ý trong tháng 11.

Sau khi nhận được danh sách người lao động đủ điều kiện nhận hỗ trợ do cơ quan BHXH gửi, muộn nhất đến hết ngày 10/11 các doanh nghiệp phải hoàn thành việc điều chỉnh thông tin để gửi lại danh sách cho cơ quan BHXH kèm hồ sơ chứng minh thông tin điều chỉnh theo quy định.

{keywords}
Các tổ chức hỗ trợ cho người ở vùng dịch 

Trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận được danh sách điều chỉnh, tức là vào khoảng 30/11, cơ quan bảo hiểm xã hội phải chi trả tiền hỗ trợ cho người lao động tại doanh nghiệp.

Trường hợp người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp sau ngày 30/11 vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ thì phải tự làm thủ tục thông qua ứng dụng VssID, qua Cổng dịch vụ công của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc đến trực tiếp cơ quan bảo hiểm xã hội, như đối với trường hợp người lao động đã nghỉ việc, dừng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Thời hạn tiếp nhận đề nghị hỗ trợ chậm nhất đến hết ngày 20/12. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị hỗ trợ của người lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả tiền hỗ trợ cho người lao động, thời gian hoàn thành chậm nhất vào ngày 31/12.

Trường hợp không chi trả hỗ trợ, cơ quan bảo hiểm xã hội thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho nhiều loại dịch vụ, hàng hóa

Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây đã ban hành Nghị quyết 406 về một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19.

Nghị quyết 406 có nhiều quy định về miễn giảm thuế, trong đó có thuế GTGT.

Một là dịch vụ vận tải (vận tải đường sắt, vận tải đường thủy, vận tải hàng không, vận tải đường bộ khác); dịch vụ lưu trú; dịch vụ ăn uống; dịch vụ của các đại lý du lịch, kinh doanh tour du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tour du lịch.

{keywords}
Dịch bệnh Covid-19 khiến người lao động chịu nhiều ảnh hưởng 

Hai là sản phẩm và dịch vụ xuất bản; dịch vụ điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc; tác phẩm nghệ thuật và dịch vụ sáng tác, nghệ thuật, giải trí; dịch vụ của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác; dịch vụ thể thao, vui chơi và giải trí (không bao gồm phần mềm xuất bản và các hàng hóa, dịch vụ sản xuất, kinh doanh theo hình thức trực tuyến).

Tùy thuộc vào phương pháp tính thuế, mức giảm thuế giá trị gia tăng được áp dụng theo từng trường hợp cụ thể.

Theo đó, doanh nghiệp, tổ chức tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản này được giảm 30% mức thuế suất thuế GTGT.

Doanh nghiệp, tổ chức tính thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản này được giảm 30% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT.

Trường hợp được từ chối tiếp công dân

Thông tư 04 của Thanh tra Chính phủ về quy trình tiếp công dân và Thông tư 05 cũng của Thanh tra Chính phủ quy định về tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo có hiệu lực từ ngày 15/11.

Thông tư 04 chỉ rõ, sẽ từ chối tiếp công dân và giải thích lý do từ chối, đồng thời báo cáo với người phụ trách nếu đó là: Người say rượu, bia; người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi; Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có các hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân.

Thông tư 05 quy định đơn thư khiếu nại tố cáo bằng tiếng nước ngoài kèm theo bản dịch được công chứng sẽ được tiếp nhận xử lý. Trong khi trước đây, chỉ tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo được viết bằng ngôn ngữ duy nhất là tiếng Việt. 

Bảo vệ người lao động khi thực hiện tố cáo

Từ ngày 1/1, Thông tư 09 của Bộ LĐ-TB&XH về việc bảo vệ việc làm của người tố cáo là người lao động (NLĐ) làm việc theo hợp đồng lao động sẽ chính thức có hiệu lực.

Với quy định mới liên quan đến bảo vệ việc làm người tố cáo là người đang làm việc theo hợp đồng lao động tại các cơ quan, doanh nghiệp.

{keywords}
Ảnh minh họa: QĐND

Trong trường hợp khẩn cấp, người tố cáo có thể trực tiếp đến đề nghị hoặc thông qua điện thoại đề nghị người giải quyết tố cáo áp dụng biện pháp bảo vệ ngay nhưng sau đó nội dung đề nghị phải được thể hiện bằng văn bản.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi tiếp nhận, chuyển đơn tố cáo, giải quyết tố cáo phải giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác của người tố cáo.

Đặc biệt, phải bố trí thời gian, địa điểm, lựa chọn phương thức làm việc phù hợp để bảo vệ bí mật thông tin cho người tố cáo khi làm việc trực tiếp với người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Để tránh trường hợp người lao động bị trù dập, phân biệt đối xử, các cơ quan, đơn vị cần có các biện pháp bảo vệ việc làm, trong đó xem xét bố trí công tác khác cho người được bảo vệ nếu có sự đồng ý của họ.

Đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với người có hành vi trả thù, trù dập, đe dọa làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ.

Mộc Miên

Rút ngắn thời gian đóng bảo hiểm, triệu người sớm hưởng lương hưu

Rút ngắn thời gian đóng bảo hiểm, triệu người sớm hưởng lương hưu

Sửa luật, rút ngắn thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và đa dạng hóa hình thức tham gia để giữ chân người lao động, tránh tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần.



Theo Báo VietNamNet

Thủ tướng lên đường tham dự COP26 ở Anh và thăm chính thức Pháp

Đúng 1h45 ngày 31/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội bắt đầu tham dự COP26 tại Anh và thăm chính thức Pháp trong lịch trình từ 31/10 - 5/11. 

Theo lời mời của Thủ tướng Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland Boris Johnson, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (COP26) và thăm, làm việc tại Vương quốc Anh từ ngày 31/10 đến 3/11.

{keywords}
Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: VGP

Tháp tùng Thủ tướng Phạm Minh Chính có: Bộ trưởng Công an Tô Lâm; Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà; Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thuý Anh; Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên; Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long; Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng; Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan.

Ngoài ra, tham gia đoàn còn có Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hoàng Xuân Chiến, cùng đại diện lãnh đạo Văn phòng Chính phủ và một số bộ, ban, ngành; Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Anh Nguyễn Hoàng Long và Đại sứ Việt Nam tại Cộng hòa Pháp Đinh Toàn Thắng tham gia đoàn.

Dự kiến 7h sáng 31/10 giờ địa phương (14h ngày 31/10 giờ Việt Nam), chuyên cơ chở Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Prestwick (Scotland, Vương quốc Anh).

Việc Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự hội nghị COP26 khẳng định quyết tâm của Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, tuần hoàn, thể hiện trách nhiệm của Việt Nam đối với nỗ lực chung để giữ gìn, bảo vệ môi trường.

Thực tế trong thời gian qua, Việt Nam đã thể hiện mạnh mẽ sự trách nhiệm, chủ động, tích cực trong tham gia xử lý thách thức chung toàn cầu về biến đổi khí hậu và đây cũng là dịp để cộng đồng quốc tế hiểu rõ hơn về chủ trương, quyết tâm, nỗ lực cũng như những khó khăn, thách thức của Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu

Sau hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ thăm và làm việc tại Vương quốc Anh đến ngày 3/11. Sau đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ lên đường sang Pháp, thực hiện chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 3 đến 5/11.

COP là hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, được tổ chức thường niên để rà soát quá trình thực hiện Công ước và đưa ra các quyết định quan trọng nhằm bảo đảm thực hiện hiệu quả các điều khoản của Công ước.
Mục tiêu của COP26 nhằm huy động đủ 100 tỷ USD/năm để tài trợ cho các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu tại các nước đang phát triển; nhất trí được về cách thức xác định trước năm 2025 mục tiêu tài chính mới cho giai đoạn sau năm 2025.
Hội nghị cũng đặt ra mục tiêu về giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng hướng dẫn thực hiện đối với một số điều khoản quan trọng còn lại của Thỏa thuận Paris.
Ngoài ra, Hội nghị cũng tổ chức các hoạt động theo chủ đề song song với các hoạt động đàm phán và có sự tham gia của các lãnh đạo cấp cao các quốc gia, các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp lớn, các nhà khoa học…
Do tác động của dịch Covid-19, Hội nghị lần thứ 26 (COP26) đã bị hoãn một năm (từ tháng 11/2020 đến 11/2021).
Hội nghị chính thức khai mạc vào ngày 1/11 và bế mạc vào chiều 2/11.

Thu Hằng

Thủ tướng thăm chính thức Pháp sẽ tạo cú hích cho quan hệ song phương

Thủ tướng thăm chính thức Pháp sẽ tạo cú hích cho quan hệ song phương

Dự kiến trong chuyến thăm chính thức Pháp của Thủ tướng Phạm Minh Chính, hai bên sẽ ký kết ít nhất 4 khoản viện trợ cho vay của Cơ quan Phát triển Pháp liên quan đến môi trường. 



Theo Báo VietNamNet

Thứ Bảy, 30 tháng 10, 2021

Đại biểu Quốc hội hiến kế nếu Hà Nội muốn thu phí ô tô vào nội đô

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, nếu Hà Nội muốn thu phí ô tô vào nội đô thì phải đi kèm với hệ thống giao thông công cộng phát triển để tạo ra nhiều lựa chọn cho người dân. 

Sáng nay (30/10), trao đổi với báo chí bên lề Quốc hội việc dự kiến thu phí ô tô vào nội đô, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho rằng, các đô thị lớn đang chịu áp lực lớn khi hạ tầng quá tải, nên việc đưa ra cơ chế thu phí là hợp lý. 

{keywords}
ĐB Hoàng Văn Cường. Ảnh: Minh Đạt

Theo ông Cường, việc thực hiện cần trong bối cảnh phù hợp, gắn với phát triển thêm hệ thống giao thông công cộng để tạo ra nhiều lựa chọn cho người dân. 

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nặng tới doanh nghiệp và người dân, thì việc phải chịu thêm chi phí cho các khoản phí cần được cân nhắc kỹ. 

Ông cho rằng, lâu dài cần phải thực hiện, cùng với thu phí phương tiện cá nhân thì phát triển hệ thống phương tiện công cộng.

Hiện nay quỹ đất giao thông đô thị của Việt Nam đang thấp, kể cả đường giao thông, đặc biệt giao thông tĩnh nên cần phải đầu tư để mở rộng. 

Ông Cường dẫn dụ, Hàn Quốc có kinh nghiệm đăng ký khi ô tô đi trong nội đô thì phải đóng một khoản tiền, mua trái phiếu để cùng tham gia đầu tư xây dựng đường tàu điện ngầm. Việc này là phù hợp bởi với những người đi phương tiện cá nhân, cần phải đóng góp để có nguồn đầu tư cho người dân đi phương tiện công cộng. Đây được xem là phương thức huy động nguồn lực để mở rộng đầu tư cho các không gian giao thông công cộng. 

Theo đại biểu, cơ chế thu phí phương tiện cá nhân sẽ giải quyết mâu thuẫn về lợi ích trong việc sử dụng phương tiện công cộng và phương tiện cá nhân. Bởi với những trường hợp sử dụng phương tiện cá nhân, có thể ảnh hưởng đến vận hành của phương tiện công cộng, nên người sử dụng phương tiện cá nhân cần đóng góp để nâng cấp hạ tầng công cộng. 

Nhấn mạnh lại việc cần cân nhắc lựa chọn thời điểm phù hợp để áp dụng mức phí, đại biểu cho hay, do tác động của dịch bệnh, tạo gánh nặng rất lớn cho người dân và doanh nghiệp, thì “chưa nên nghĩ đến triển khai ngay ở thời điểm này, ít nhất để nền kinh tế phục hồi”.

Nghiên cứu kỹ lưỡng mức giá

Liên quan lộ trình thực hiện, cùng với lưu ý tránh thời điểm người dân, doanh nghiệp đang khó khăn, ông Cường cho rằng đi kèm thu phí phải phát triển các hệ thống công cộng. 

Việc Hà Nội đưa ra lộ trình là năm 2025 có phù hợp hay không phụ thuộc vào vấn đề phát triển hệ thống hạ tầng công cộng của địa phương này. 

“Nếu Hà Nội muốn giải quyết vấn đề là thu phí để hạn chế phương tiện cá nhân, thì phải đi kèm theo đó là hệ thống công cộng phải phát triển, nếu phát triển hệ thống công cộng đầy đủ để người ta có lựa chọn thì tôi nghĩ rằng hoàn toàn có thể áp dụng thời điểm này”,  ông Cường nói. 

Chỉ ra thực trạng hệ thống giao thông công cộng tại Hà Nội, đại biểu cho rằng cần phải hoàn thiện được các tuyến đường sắt đô thị, hệ thống xe bus kết nối đường sắt, các trục giao thông chính. 

Về lo ngại việc áp dụng mức thu phí có thể khiến người dân tập trung vào nội đô, ông Hoàng Văn Cường cho hay, chúng ta đang bàn đến vấn đề xây dựng các đô thị vệ tinh kết nối với trung tâm. Do đó, để đô thị vệ tinh phát triển được thì phụ thuộc rất lớn vào kết nối hạ tầng giữa đô thị trung tâm với đô thị vệ tinh. 

“Nếu chúng ta phát triển hệ thống metro đi từ trung tâm Hà Nội lên Hòa Lạc thì người dân lên khu vực Hòa Lạc sinh sống, nên giãn dân không phụ thuộc vào chuyện chúng ta đánh thuế, chuyện thu phí ô tô mà phụ thuộc rất lớn vào kết nối hệ thống giao thông chính, trục công cộng, chứ còn nếu chúng ta chỉ dựa vào các phương tiện cá nhân thì không bao giờ chúng ta tạo ra được các đô thị vệ tinh”, ông Cường nêu quan điểm.

Theo ông, việc đánh thuế không phải thu tiền phương tiện cá nhân mà điều hòa giữa lựa chọn lợi ích cá nhân và lợi ích công cộng, khi hạn chế lợi ích cá nhân thì phương tiện công cộng phát triển tốt hơn, đại đa số mọi người được hưởng thụ tốt hơn. 

Hương Quỳnh - Trần Thường

Thu phí ô tô vào nội đô: Đừng tiếc vài chục ngàn mà mãi chịu cảnh tắc

Thu phí ô tô vào nội đô: Đừng tiếc vài chục ngàn mà mãi chịu cảnh tắc

Bạn đọc gửi ý kiến cho rằng, Hà Nội không thể chần chừ thêm trong việc tìm ra giải pháp giảm ùn tắc giao thông. Việc thu phí ô tô vào nội đô cần làm khoa học và chắc chắn.



Theo Báo VietNamNet

Bộ trưởng Giáo dục, Y tế lần đầu ngồi “ghế nóng” chất vấn

Trong số 4 bộ trưởng thì Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn và Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long lần đầu ngồi “ghế nóng” trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV.

Chiều nay (30/10), Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường thông tin về việc các bộ trưởng sẽ trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV.

Theo đó, Bộ trưởng LĐTB&XH Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long sẽ trả lời chất vấn.

Nhóm vấn đề 1 thuộc lĩnh vực y tế, gồm: công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thời gian qua và chiến lược vắc xin trong thời gian tới.

Việc bảo đảm nguồn cung và quản lý giá xét nghiệm Covid-19, trang thiết bị y tế, sinh phẩm xét nghiệm.

{keywords}
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long

Giải pháp giảm thiểu sự chênh lệch chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh giữa các tuyến, các vùng miền và nâng cao năng lực của hệ thống y tế cơ sở, đặc biệt là ở các vùng khó khăn.

Trách nhiệm trả lời chính: Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng các Bộ: Công an, KH&ĐT, Tài chính, TT&TT, KH&CN, Tổng Thanh tra Chính phủ, Tổng Kiểm toán nhà nước cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình.

Nhóm 2 thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội. Nội dung chất vấn là việc thực hiện các gói hỗ trợ cho đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 bảo đảm tiến độ, đúng đối tượng, hiệu quả.

{keywords}
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung

Thực trạng và nguyên nhân người lao động rời TP.HCM và các tỉnh kinh tế trọng điểm phía Nam trong nhiều đợt. Giải pháp tháo gỡ những khó khăn của thị trường lao động theo diễn biến của dịch. Chính sách thu hút lực lượng lao động trở lại làm việc và giải pháp hỗ trợ giải quyết việc làm đối với lực lượng lao động bị mất việc.

Vấn đề huy động, quản lý công tác thiện nguyện thời gian qua cũng nằm trong nhóm 2.
Trách nhiệm trả lời chính là Bộ trưởng LĐTB&XH Đào Ngọc Dung. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng các Bộ Tài chính, KH&ĐT, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình.

Nhóm 3 thuộc lĩnh vực KH&ĐT với giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế trong bối cảnh tình hình mới; các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh để phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh.

{keywords}
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng

Công tác chuẩn bị đầu tư, việc phân bổ, giao kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 2021-2025 và kế hoạch năm 2021; giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công và các dự án trọng điểm quốc gia. Tiến độ thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi đầu tư phát triển.

Trách nhiệm trả lời chính là Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng. Các Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Lê Văn Thành, Bộ trưởng Tài chính, GTVT, Xây dựng, NN&PTNT, Y tế, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình.

Nhóm 4 thuộc lĩnh vực GD&ĐT, nội dung gồm việc bảo đảm chất lượng dạy và học, tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo trong điều kiện dịch Covid-19.

Công tác dạy và học trực tuyến bảo đảm hiệu quả, công bằng trong việc tiếp cận các điều kiện giáo dục, học tập giữa học sinh các vùng miền. Việc giảm tải chương trình học cho học sinh.

{keywords}
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn

Việc thu hẹp khoảng cách về giáo dục giữa thành thị và nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Công tác an toàn trường học, y tế học đường để học sinh, sinh viên có thể trở lại trường học.

Trách nhiệm trả lời chính: Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, TT&TT cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình.

Sau khi các bộ trưởng, trưởng ngành trả lời chất vấn các ĐBQH, Quốc hội sẽ dành thời gian 1 tiếng để Thủ tướng Chính phủ báo cáo, giải trình và trả lời các câu hỏi của ĐBQH.

Theo chương trình kỳ họp, phiên chất vấn và trả lời chất vấn sẽ bắt đầu từ ngày 10/11 và diễn ra trong 2,5 ngày.

Hương Quỳnh - Trần Thường

Quốc hội dự kiến chất vấn về giá xét nghiệm Covid-19, trang thiết bị y tế

Quốc hội dự kiến chất vấn về giá xét nghiệm Covid-19, trang thiết bị y tế

Sáng nay (28/10), Chủ nhiệm Văn phòng, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường đã gửi phiếu xin ý kiến ĐBQH về các nhóm vấn đề chất vấn vào các ngày 10,11 và sáng 12/11. 



Theo Báo VietNamNet

Từ thiếu đến thừa điện nhưng giá vẫn không giảm, "nút thắt" ở đâu?

Vấn đề điện được nhiều Đại biểu Quốc hội quan tâm, góp ý trong phiên thảo luận sáng 30/10 về dự kiến kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, nhằm tháo gỡ những "nút thắt", bất cập.

ĐB Trần Hữu Hậu (Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Điều Việt Nam, đoàn Tây Ninh) cho rằng cần tập trung xác định những nút thắt của nền kinh tế, của ngành mình, địa phương mình. Từ đó đưa ra biện pháp cụ thể, khả thi để khơi thông và tạo động lực cho các ngành, các địa phương và nền kinh tế phát triển mạnh và bền vững”.

Theo ông nếu cơ cấu lại nền kinh tế mà không giải tỏa được những "nút thắt" thì cũng như xây dựng đường cao tốc mà không giải tỏa được một số điểm nghẽn.

{keywords}
ĐB Trần Hữu Hậu

“Cơ cấu lại nền kinh tế bắt đầu từ xác định nút thắt của mỗi ngành, mỗi địa phương và của nền kinh tế là phương thức tiếp cận từ thực tiễn. Những “nút thắt” này được khái quát lên từ những mâu thuẫn đang hiển hiện trong đời sống KTXH", ông phân tích.

Dẫn chứng về ngành điện, ông nêu, điện là "máu" của nền kinh tế, của sinh hoạt và đời sống nhưng đã và đang có những mâu thuẫn lớn. "Cái thì đáng xót xa, cái thì đang gây bức xúc cho người dân và doanh nghiệp và đáng lo nhất là đang góp phần kìm hãm sự phát triển của chính ngành Điện và đất nước", ông bày tỏ.

Ông nêu, chỉ 1 thay đổi về chính sách, đất nước từ chỗ luôn lo lắng thiếu điện bỗng dư điện, lãng phí biết bao nhiêu nguồn lực. Điện thì dư nhưng việc giảm giá hết sức khó khăn và.... chỉ khi quá khó khăn mới được giảm giá. Điện thì dư mà càng dùng nhiều thì giá lại càng tăng rất phi thị trường

Khung giờ 9 đến 11 giờ sáng là khung giờ vàng cho sản xuất, cũng là khung giờ vàng cho phát điện mặt trời nhưng cũng là khung giờ cao điểm, doanh nghiệp phải trả với mức giá cao nhất.

Nếu trong 5 năm tới, nếu ngành điện xác định được những "nút thắt" ĐBQH kỳ vọng ngành điện sẽ phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn, người dân và doanh nghiệp sẽ được sử dụng điện với giá rẻ hơn, hợp quy luật hơn.

Cũng góp ý về câu chuyện phát triển ngành điện, ĐB Trần Quốc Tuấn (Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trà Vinh, đoàn Trà Vinh) đồng tình với quan điểm của ĐBQH Trần Hữu Hậu.

{keywords}
ĐB Trần Quốc Tuấn

Theo ông, tái cơ cấu cần phải xây dựng chính sách cơ chế đột phá thu hút nguồn lực bên ngoài, phục vụ phát triển kinh tế trong bối cảnh nguồn lực đầu tư nhà nước có hạn. Những cơ chế chính sách đó phải được xây dựng trên cơ sở tiềm năng lợi thế để tạo sự phát triển toàn diện ở địa phương, các ngành, vùng miền… 

"Tài nguyên nắng, tài nguyên gió là những tài nguyên vô hạn, có giá trị vô cùng to lớn. Nếu có cơ chế đột phá để thu hút đầu tư, khai thác hiệu quả các loại tài nguyên này sẽ phục vụ cho phát triển kinh tế đất nước", ông Tuấn nhấn mạnh.

ĐB Đàng Thị Mỹ Hương (Trưởng Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh Ninh Thuận, đoàn Ninh Thuận) đề nghị cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh các quy định của pháp luật, tăng cường quy định các cơ chế, chính sách xã hội hóa thông thoáng, thu hút được các thành phần kinh tế tham gia đầu tư ngành điện.

{keywords}
ĐB Đàng Thị Mỹ Hương

Bà nhấn mạnh đến việc đầu tư hạ tầng truyền tải điện đồng bộ với các nhà máy điện, đảm bảo quan điểm lĩnh vực nào doanh nghiệp ngoài nhà nước làm được thì nhà nước nên giao.

Theo bà, nhà nước cần tập trung công tác quản lý và hỗ trợ về mặt pháp lý và cần sớm ban hành chính sách, pháp luật về phát triển các dự án điện năng lượng tái tạo theo hình thức cạnh tranh giá điện, phát triển thị trường năng lượng đồng bộ liên thông và hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 55 của Bộ Chính trị, tạo điều kiện phát triển ngành năng lượng tái tạo trong giai đoạn tới mạnh mẽ hơn nữa.

{keywords}
ĐB Đinh Ngọc Minh

ĐB Đinh Ngọc Minh (Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển Bộ KH&ĐT, đoàn Cà Mau) cũng đề nghị ngành điện lực cần đổi mới để phát triển bền vững.

Ông đề xuất tách phần truyền tải điện và phân phối điện độc lập với nhau. Nhà nước quản lý toàn bộ phần truyền tải điện để xây dựng thị trường phát điện cạnh tranh, phân phối sẽ đấu thầu quản lý để đưa công nghệ nhằm giảm chi phí cho người dân.

Trần Thường - Hương Quỳnh

Đại biểu Quốc hội: Nên chấp nhận một cuộc “lột xác” cho nền kinh tế

Đại biểu Quốc hội: Nên chấp nhận một cuộc “lột xác” cho nền kinh tế

Quốc hội sáng nay (30/10) thảo luận về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.



Theo Báo VietNamNet