Thứ Bảy, 31 tháng 7, 2021

Hình ảnh gấp rút xây dựng bệnh viện dã chiến 500 giường ở Hà Nội

Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng và nguy kịch quy mô 500 giường được xây dựng trên quỹ đất rộng 3,5 ha tại phường Yên Sở (quận Hoàng Mai) do Bệnh viện Đại học Y làm chủ đầu tư.

Bệnh viện được khởi công xây dựng từ ngày 24/7, nơi đây sẽ được dùng để điều trị những bệnh nhân Covid-19 nặng và nguy kịch. Dự kiến, công trình sẽ hoàn thành trước ngày 30/8. 

Bệnh viện dã chiến nêu trên dự kiến huy động khoảng 1.000 nhân viên y tế gồm 272 bác sĩ và 680 điều dưỡng. Trong đó, lực lượng nòng cốt từ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và một số bệnh viện do Bộ Y tế hỗ trợ.

{keywords}
Toàn cảnh bệnh viện dã chiến đang gấp rút hoàn thiện ở quận Hoàng Mai, Hà Nội

Bệnh viện xây từ đầu theo tiêu chuẩn điều trị ICU, khu dinh dưỡng, xét nghiệm, điều trị riêng biệt nhằm đảm bảo vô trùng, kiểm soát nhiễm khuẩn, tránh lây nhiễm chéo. 

Ghi nhận của VietNamNet sáng nay (31/7), công trường thi công bệnh viện được các công nhân thực hiện gấp rút. Phần móng của công trình đang dần được hoàn thiện, chia thành nhiều ô khác nhau để phục vụ cho các khu chức năng riêng biệt. 

Thi công trong điều kiện Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 17 của UBND thành phố, các công nhân đều phải trải qua các bước kiểm tra thân nhiệt, khai báo y tế chặt chẽ trước khi vào công trường làm việc. 

{keywords}
Cổng vào bệnh viện dã chiến đặt tại ngõ 587 đường Tam Trinh
{keywords}
Công nhân đo thân nhiệt trước khi vào công trường làm việc
{keywords}
Thi công phần móng của công trình chia thành các khu chức năng riêng biệt
{keywords}
Dự kiến đến ngày 30/8 bệnh viện sẽ đưa vào sử dụng
{keywords}
Nhiều công đoạn đã được hoàn thiện sau một tuần thi công bệnh viện dã chiến
{keywords}
Máy móc và nhân lực được huy động tối đa để xây dựng bệnh viện
{keywords}
Bệnh viện dã chiến xây dựng trong bối cảnh Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội và xuất hiện nhiều ca mắc mới không rõ nguồn lây nhiễm
{keywords}
Quy mô bệnh viện lên đến 500 giường điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng và nguy kịch

Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, trong sáng nay trên địa bàn thành phố ghi nhận thêm 23 trường hợp dương tính mới với SARS-CoV-2 , trong đó có 8 trường hợp tại cộng đồng và 15 bệnh nhân là những người đã được cách ly trước đó.

Tính riêng từ ngày 5/7 đến nay, Hà Nội có 864 trường hợp dương tính, đáng chú ý là số mắc mới bắt đầu tăng và diễn biến phức tạp với số trường hợp ghi nhận ngoài cộng đồng ngày càng nhiều từ ngày 17/7.

Có đến 8 chùm ca bệnh không xác định được nguồn lây nhiễm. Đặc biệt, ngày 30/7, Hà Nội ghi nhận con số kỷ lục với 119 bệnh nhân mắc mới trong ngày. Ổ dịch tại Công ty SEI liên quan đến Bắc Giang cũng kéo dài đến 27/7 và vẫn tiếp tục ghi nhận thêm các bệnh nhân mắc mới.

Đoàn Bổng

Đêm trắng của lực lượng trực chốt kiểm soát phòng dịch Covid-19 ở Hà Nội

Đêm trắng của lực lượng trực chốt kiểm soát phòng dịch Covid-19 ở Hà Nội

Đồng hồ đã chỉ sang ngày mới, dưới ánh đèn đêm, lực lượng trực chốt kiểm soát tại nhiều địa điểm trên địa bàn Hà Nội vẫn cần mẫn với công việc kiểm tra từng phương tiện và người ra đường.



Theo Báo VietNamNet

30.000 người ở Hà Nội được xét nghiệm miễn phí để sàng lọc Covid-19

Quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) tổ chức lấy mẫu xét nghiệm miễn phí nhằm phát hiện SAR-CoV-2 cho 30.000 công dân thuộc 15 phường trên địa bàn.

Bắt đầu từ sáng nay (31/7), để chủ động phát hiện sớm các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2, quận Hai Bà Trưng tổ chức lấy khoảng 30.000 mẫu trong cộng đồng dân cư để xét nghiệm sàng lọc.

Tính đến 17h ngày 29/7, số ca cộng dồn toàn quận là 118 bệnh nhân, nhiều ổ dịch phức tạp, nhiều ca bệnh chưa rõ nguồn lây.

Trong 2 ngày 31/7 và 1/8, quận Hai Bà Trưng lấy mẫu xét nghiệm cho người dân thuộc 15 phường: Thanh Nhàn, Quỳnh Mai, Quỳnh Lôi, Vĩnh Tuy, Nguyễn Du, Lê Đại Hành, Phạm Đình Hổ, Phố Huế, Đống Mác, Đồng Nhân, Bạch Mai, Bạch Đằng, Đồng Tâm, Bách Khoa, Trương Định.

{keywords}
Điểm lấy mẫu tại trường Tiểu học Tây Sơn.

Đây là những người dân đang sinh sống tại các khu vực nguy cơ cao: Nhiều ổ dịch, mật độ dân cư đông, chợ dân sinh giao thương lớn, các hộ kinh doanh,... 

Hai khu vực dự kiến có số mẫu lớn nhất là phường Vĩnh Tuy với 5.000 mẫu và khu vực xung quanh Bệnh viện Phổi Hà Nội, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội và Bệnh viện Thanh Nhàn trên địa bàn 3 phường: Phường Quỳnh Lôi với 4.000 mẫu, phường Thanh Nhàn lấy 1.500 mẫu và phường Quỳnh Mai lấy 2.000 mẫu.

{keywords}
Tại các nơi xét nghiệm, quận Hai Bà Trưng đều thực hiện chăng dây, phân luồng, tổ chức đón tiếp đo thân nhiệt, khai báo y tế cho mỗi người dân.
{keywords}
Để tránh việc người dân đến các khu vực bị ùn ứ, nguy cơ lây nhiễm, các phường mời người dân theo khung giờ quy định.

Việc lấy mẫu trong từng khu vực theo nguyên tắc nhà liền nhà, bao gồm cả các hộ gia đình, cửa hàng, nhà trọ… tránh để bỏ sót đối tượng. Có thể lựa chọn 2 người trong 1 hộ gia đình để lấy mẫu, ưu tiên người thường xuyên đi lại, tiếp xúc nhiều người.

Địa điểm lấy mẫu được bố trí tại các trường học trên địa bàn và nhà văn hóa có diện tích rộng. 

{keywords}
{keywords}

Cộng dồn số ca mắc tại Hà Nội trong đợt dịch thứ tư từ ngày 29/4 đến nay, Hà Nội đã có 1.123 trường hợp dương tính, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng là 670, số mắc là đối tượng đã được cách ly 453.

Tính riêng từ ngày 5/7 đến nay, Hà Nội có 864 trường hợp dương tính, đáng chú ý là số mắc mới bắt đầu tăng và diễn biến phức tạp với số trường hợp ghi nhận ngoài cộng đồng ngày càng nhiều từ ngày 17/7.

Có 8 chùm ca bệnh không xác định được nguồn lây nhiễm. Đặc biệt là ngày hôm qua 30/7, Hà Nội ghi nhận con số kỷ lục với 119 bệnh nhân mắc mới trong ngày. 

Phạm Hải - Trần Thường

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội kêu gọi nhân dân thực hiện nghiêm giãn cách xã hội

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội kêu gọi nhân dân thực hiện nghiêm giãn cách xã hội

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đề nghị các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức để toàn dân nâng cao ý thức tự giác, tự nguyện và chủ động tham gia phòng, chống dịch.



Theo Báo VietNamNet

Loạt tỉnh thành phía Nam kéo dài thời gian giãn cách theo Chỉ thị 16

Bạc Liêu và Cần Thơ, Đồng Nai đã quyết định kéo dài thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 để phòng, chống Covid-19.

Ngày 31/7, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều đã ký quyết định kéo dài thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 thêm 1 tuần trên phạm vi toàn tỉnh, bắt đầu từ 0h ngày 2/8.

Như vậy, Bạc Liêu là tỉnh đầu tiên ở ĐBSCL ra quyết định kéo dài thực hiện giãn cách xã hội.

Đến nay, Bạc Liêu đã ghi nhận 80 ca dương tính nCoV.

{keywords}
Bạc Liêu quyết định kéo dài giãn cách theo Chỉ thị 16 thêm 7 ngày

Trưa nay, trao đổi với VietNamNet, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trần Việt Trường cho biết, TP đã quyết định kéo dài thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 thêm 2 tuần.

TP cũng đã có văn bản yêu cầu tất cả phương tiện vận chuyển có giao nhận hàng hóa trên địa bàn thành phố phải được kiểm tra tại điểm tập kết, trung chuyển và giao nhận do cơ quan chức năng quy định để đảm bảo phòng chống dịch.

Trong đó, tài xế và người đi cùng tuyệt đối không được xuống xe và phải rời khỏi thành phố ngay sau khi giao nhận hàng hóa xong.

Đến chiều tối 30/7, TP Cần Thơ đã ghi nhận 1.302 trường hợp dương tính nCoV, trong đó có 70 bệnh nhận được điều trị khỏi và 9 trường hợp tử vong.

UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành văn bản về việc tiếp tục thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Theo đó, tỉnh này sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ trên phạm vi toàn tỉnh trong 15 ngày, kể từ 0h ngày 2/8.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu người dân không ra đường từ 18h ngày hôm trước đến 6h sáng hôm sau trong 15 ngày, tính từ 0h ngày 2/8, trừ các lực lượng: Cấp cứu, cứu hỏa, các lực lượng làm công tác phòng, chống dịch hoặc các lực lượng hỗ trợ theo yêu cầu điều phối để phòng, chống dịch bệnh của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương; Cán bộ, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo, đài thực hiện nhiệm vụ chính trị trên địa bàn tỉnh; lực lượng công nhân vệ sinh môi trường đô thị; lực lượng xử lý sự cố về: điện, nước, hệ thống thông tin và hạ tầng kỹ thuật.

Trước đó, tỉnh Đồng Nai đã thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ từ ngày 9/7. Tiếp đó, tỉnh này tiếp tục quyết định kéo dài thời gian giãn cách xã hội đến hết ngày 1/8.

Thiện Chí - Đàm An

Đồng Tháp dự kiến kéo dài giãn cách theo Chỉ thị 16

Đồng Tháp dự kiến kéo dài giãn cách theo Chỉ thị 16

Sau ngày 1/8, Đồng Tháp dự kiến tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 trên tinh thần là siết chặt hơn để nhanh chóng ngăn chặn, dập dịch; đồng thời quán triệt tinh thần quyết liệt hơn, vì trách nhiệm trước nhân dân.



Theo Báo VietNamNet

Hà Nội cách ly y tế toàn bộ phường Chương Dương

UBND quận Hoàn Kiếm hôm nay đã ra quyết định thành lập vùng cách ly y tế địa bàn phường Chương Dương kể từ 0h ngày 31/7 đến 0h ngày 14/8.

Trong thời gian áp dụng biện pháp cách ly y tế, người dân tại phường Chương Dương không tiếp xúc với người khác; không ra khỏi vùng cách ly trừ trường hợp phải chuyển cơ sở khám chữa bệnh theo quy định hoặc những trường hợp khác.

Trường hợp cách hộ gia đình và cá nhân không tuân thủ yêu cầu cách ly sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định pháp luật.

Trao đổi với VietNamNet trưa nay, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Hoàn cho biết, Quận cho cách ly tạm thời phường Chương Dương để truy vết các trường hợp liên quan đến ca mắc mới. Sau khi có kết quả lấy mẫu xét nghiệm, tùy từng trường hợp quận sẽ ra quyết định cách ly phù hợp.

{keywords}
Lực lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm PCR các trường hợp F1, F2. Ảnh: KTĐT

Ông Hoàn cho hay, hiện nay, địa bàn Chương Dương rất phức tạp nếu không làm nhanh thì có thể sẽ có thêm ca mới. Quận đang cho xét nghiệm diện rộng, vì ca nhiễm mới có khả năng lây lan nhanh nên quận áp dụng các biện pháp cao đề phòng ngừa.

Ngày 30/7, theo thông báo từ Sở Y tế Hà Nội, phường Chương Dương ghi nhận trường hợp T.Q.H, nam , sinh năm 1991, nhà tại phố Bạch Đằng; là dân quân thực hiện nhiệm vụ tại chốt phong tỏa. Ngày 28/7, bệnh nhân có triệu chứng sốt, ho, tiêu chảy. Ngày 29/7, người này được lấy mẫu có kết quả xét nghiệm dương tính.

Ngay trong đêm, các trường hợp liên quan đến ca dương tính SARS-CoV-2 này đã được điều tra, truy vết, lấy mẫu xét nghiệm và chuyển cách ly tập trung.

Trần Thường

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội kêu gọi nhân dân thực hiện nghiêm giãn cách xã hội

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội kêu gọi nhân dân thực hiện nghiêm giãn cách xã hội

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đề nghị các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức để toàn dân nâng cao ý thức tự giác, tự nguyện và chủ động tham gia phòng, chống dịch.



Theo Báo VietNamNet

Lý do thanh niên phóng xe sau 18h được Công an TP Thủ Đức đưa về nhà

Tổ công tác 363 Công an TP Thủ Đức (TP.HCM) đã “đua tốc độ” với nam thanh niên trên đoạn đường khoảng 3km. Khi chặn được xe, biết được lý do cấp bách nên tổ công tác đưa anh này về tận nhà.

Trong tối 30/7, tổ công tác 363 Công an TP Thủ Đức tuần tra, kiểm soát trên khắp các tuyến đường của địa bàn nhằm xử lý nghiêm những người ra đường sau 18h theo tinh thần của Chỉ thị 16 tăng cường của Chính phủ và Chỉ thị 12 của Thành uỷ TP.HCM.

{keywords}
 Người dân TP Thủ Đức chấp hành nghiêm quy định không được ra đường sau 18h

Tầm 21h, khi rẽ từ đường Phạm Văn Đồng vào Kha Vạn Cân, tổ công tác 363 do Đại uý Nguyễn Duy Tiến là tổ trưởng, đã phát hiện một nam thanh niên từ sau vượt lên, chạy xe với tốc độ cao. Tổ công tác lập tức truy đuổi.

Màn đua tốc độ tầm 3km, đến đường Võ Văn Ngân, gần giao lộ Đặng Văn Bi, tổ công tác đã chặn được xe của thanh niên. Vừa bước xuống xe, nam thanh niên này đã trình bày gấp gáp, xuất trình giấy tờ mang tên Dương Tống Trường C (SN 1978, ngụ đường Lân Lập, phường Hiệp Phú, TP Thủ Đức).

{keywords}
 Sau màn truy đuổi 3km, tổ công tác đã chặn được xe của nam thanh niên phóng tốc độ cao trên đường
{keywords}
 Khi Anh C trình bày có chuyện tang gia, tổ công tác đã "hộ tống" về tận nhà và gửi lời chia buồn

Anh C mắt đỏ hoe trình bày: "Em ở trọ tại phường Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, vừa hay tin anh trai qua đời nên chạy gấp về nhà ở đường Tân Lập nhìn mặt lần cuối”.

C có nói, khi tiếp cận tổ công tác từ phía sau, đã xin hai cán bộ Công an dẫn đi vì biết đường về nhà nhiều trạm, chốt, bản thân chỉ có giấy tờ xe, căn cước công dân, có thể rất khó qua. Tuy nhiên, hai thành viên tổ công tác chưa kịp hỏi chuyện thì C vì gấp gáp, đã phóng xe đi, dẫn đến cuộc truy đuổi tốc độ.

Ngay lập tức, đại uý Nguyễn Duy Tiến đề nghị, sẽ cầm tạm giấy tờ, tổ công tác sẽ dẫn anh C về tận nhà, vừa để xác minh lý do ra đường và đồng thời sẽ dẫn thanh niên này qua các chốt, trạm.

Khi “hộ tống” về đến nhà, tổ công tác thấy gia đình của C đang chuẩn bị hậu sự cho người mới mất. Đại uý Nguyễn Duy Tiến giao trả giấy tờ, chia buồn cùng với anh C và gia đình rồi ra về, tiếp tục nhiệm vụ.

Trong đêm 30/6, tổ công tác 363 đã kiểm tra có trường hợp vi phạm ra đường sau 18h nhưng không lập biên bản xử lý mà theo Đại uý Tiến là “xử lý mềm mỏng”.

Đó là tại chân cầu vượt Bình Phước, tông công tác chặn xe của anh Nguyễn Văn N (SN 1990, quê Thanh Hoá). Anh này vừa xuống xe đã cho biết, làm công nhân ở quận 12, giáp ranh TP Thủ Đức. Lý do bất khả kháng nên người này ra đường mua thuốc đau bụng cho một người chung trong công ty.

Sau khi xác minh câu chuyện, Đại uý Nguyễn Duy Tiến kiểm tra giấy tờ thì biết, anh N vừa bị lực lượng chức năng quận 12 lập biên bản xử lý vì ra đường sau 18h, đã bị tạm giữ căn cước công dân. Do đó, Đại uý Tiến chỉ nhắc nhở, cảnh cáo.

Tại vị trí trên, tổ công tác đã chặn hai thanh niên mặc đồ công nhân đi trên một xe gắn máy. Hai người này có xuất trình một biên bản vi phạm hành chính vi phạm ra đường sau 18h cũng do lực lượng Công an TP Thủ Đức xử phạt trước đó 1h và đang trên đường về nhà. Do đó, tổ công tác 363 nhắc nhở, không nỡ phạt.

TP.HCM sẽ tổ chức tiêm vắc xin cho người dân cả ban đêm

TP.HCM sẽ tổ chức tiêm vắc xin cho người dân cả ban đêm

TP.HCM sẽ tổ chức tiêm vắc xin cho người dân sau 18h, điểm tiêm chủng chủ yếu đặt tại các phường.

Phước An



Theo Báo VietNamNet

Bé sơ sinh cùng cha mẹ về quê bằng xe máy được người Đà Nẵng giúp đỡ

Sáng nay (31/7), anh Xồng Bá Xò cùng vợ và con trai 10 ngày tuổi được người dân Đà Nẵng thuê xe cứu thương chở về quê.

Vợ chồng anh Xồng Bá Xò quê ở xã miền núi Tam Hợp (huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An), vào Bình Dương làm công nhân.

{keywords}
Gia đình bé trai được anh Vương thuê xe cứu thương chở về quê

Dịch bệnh khiến vợ chồng anh thất nghiệp. Khó khăn chồng chất ở nơi đất khách, không còn cách nào khác, hai vợ chồng đành chạy xe máy chở theo con trai mới chào đời 10 ngày vượt hơn 1.000km về quê.

Đến Đà Nẵng, gia đình anh may mắn được anh Trần Hoàng Vương (thành viên Câu lạc bộ xe bán tải Đà Nẵng) hỗ trợ về quê an toàn.

Trao đổi với VietNamNet, anh Vương chia sẻ: Biết được gia đình anh Xò sẽ ra đến Đà Nẵng vào khuya 30/7, anh lên khu vực trạm trung chuyển ở hầm Hải Vân đón. Đứng đợi suốt nhiều giờ, anh mới tìm thấy vợ chồng anh Xò.

{keywords}
Anh Xò gửi lại xe máy bị hư ở Đà Nẵng 
{keywords}
{keywords}
Những ngày qua, anh Vương cùng CLB xe bán tải Đà Nẵng chuẩn bị nước uống, thức ăn tiếp sức cho đoàn người chạy xe máy về quê

Anh Vương chia sẻ: "Tôi cùng cả nhóm đứng đợi đến 4h sáng thì mới có một đoàn xe máy hàng trăm người chạy đến. Do lượng người quá đông nên không thể nào tìm ra, tôi phải nhờ CSGT gọi bằng loa thì mới tìm được hai vợ chồng. Nhìn bé rất tội nghiệp vì mới có 10 ngày tuổi đã phải dầm dãi cả trăm cây số ngoài đường. Ba mẹ em mắt đỏ ngầu vì chạy xe máy.

Không để họ phải nguy hiểm khi tự chạy xe máy về, chúng tôi nói với Xò để xe lại Đà Nẵng, tôi đem đi sửa, hết dịch sẽ gửi ra quê. Sau đó, tôi thuê một xe cứu thương để đảm bảo an toàn, chở gia đình họ về quê. Đi cùng chuyến xe còn có hai mẹ con người Quảng Bình".

Trước khi gia đình anh Xò về, anh Vương gửi thêm 3 triệu đồng để mua sữa cho bé trai.

Anh Vương chia sẻ, những ngày qua có rất nhiều gia đình chở theo con nhỏ vượt hàng nghìn km trở về quê. Anh mong rằng mình và bạn bè có thể giúp được phần nhỏ nào đó để hành trình của mọi người được bình an.

Hồ Giáp

Hậu Giang hướng dẫn dân đang ở TP.HCM cách đăng ký về quê tránh dịch

Hậu Giang hướng dẫn dân đang ở TP.HCM cách đăng ký về quê tránh dịch

Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Hậu Giang vừa ban hành Kế hoạch hỗ trợ đón công dân của tỉnh đang ở TP.HCM có nguyện vọng về địa phương. Để ngày 3 - 4/8, đưa xe đến TP.HCM đón được 200-300 người đầu tiên về quê an toàn.



Theo Báo VietNamNet

Phát hiện nhiều ca dương tính nCoV trên tàu, Hà Tĩnh đổi phương án đón dân về quê

UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, sắp tới địa phương sẽ đón khoảng 800 người dân từ vùng dịch về bằng máy bay. Người dân sẽ không phải bỏ phí cho chuyến bay về quê.

Lãnh đạo UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, địa phương đang khó khăn trong phương thức đón công dân so với các tỉnh thành khác. Hà Tĩnh đã thực hiện một chuyến tàu chở 814 công dân trở về quê, tuy nhiên có 17 người dương tính nCoV trên tàu, nên thời gian tới sẽ chở công dân từ TP.HCM và các tỉnh phía Nam về bằng máy bay.

“Tỉnh sẽ tính toán kỹ phương án đón công dân về, vì nếu đón về không cẩn thận từ việc thương dân sẽ trở thành làm tội cho dân. Thời gian tới tỉnh sẽ tổ chức đón từ 700 đến 800 công dân nữa bởi mấy ngày gần đây có tới mấy nghìn người từ TP.HCM và các tỉnh phía Nam trở về trên địa bàn, trong đó có ca dương tính với nCoV”, lãnh đạo UBND tỉnh nói.

{keywords}
814 người dân đi tàu hỏa từ TP.HCM về đến Hà Tĩnh nhưng xuất hiện nhiều ca dương tính trên tàu

Cũng theo lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh đổi phương án từ đi tàu hỏa sang máy bay bởi thời gian người dân về quê bằng máy bay sẽ ngắn hơn, hạn chế được việc lây chéo.

“Chúng tôi sẽ cố gắng đón từ 700 đến 800 người dân về trên 4 đến 5 chuyến bay. Địa phương đã làm việc với hãng máy bay Vietnam Airlines và hãng Bamboo. Về đến nơi tỉnh sẽ bố trí cách ly tập trung một khu vực để kiểm soát chặt chẽ hơn”, lãnh đạo Hà Tĩnh cho hay.

{keywords}
Lượng người về từ vùng dịch đông nên khó khăn cho Hà Tĩnh trong việc tiếp nhận

Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh cũng cho biết, toàn bộ kinh phí máy bay sẽ do tỉnh tài trợ.

“Người dân không có tiền nên không phải trả tiền phí máy bay. Hiện tại các khu cách ly dưới địa phương chưa quá tải nhưng điều kiện sinh hoạt còn khó khăn. Yêu cầu mỗi người cách ly một phòng gần như các huyện không thực hiện được, trừ huyện miền núi Vũ Quang vì lượng người về ít. Còn lại tất cả các huyện lượng người về đông, không đáp ứng được điều kiện mỗi người cách ly một phòng, vệ sinh chung cũng rất nguy hiểm.

Tỉnh đã lên phương án trưng dụng, làm việc với các chủ nhà nghỉ, khách sạn… để kêu gọi, chia sẻ đón công dân về trong đợt tới. Những người có điều kiện có thể sẽ thu phí cách ly, còn những người khó khăn sẽ được miễn phí. Điều kiện để lên máy bay là phải có phiếu xét nghiệm âm tính, về địa phương phải thực hiện cách ly theo quy định", lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh cho biết thêm.

Được biết, Hà Tĩnh hiện đang có 3.294 người đang cách ly tập trung, 951 người được cách ly tại nhà và 46 người đang cách ly tại cơ sở y tế.

Thiện Lương

Tàu hỏa đưa hàng trăm công dân Quảng Trị, Hà Tĩnh về quê tránh dịch

Tàu hỏa đưa hàng trăm công dân Quảng Trị, Hà Tĩnh về quê tránh dịch

Đúng 15h20 ngày 28/7, tàu SE74 khởi hành từ ga Sài Gòn đưa 400 công dân Quảng Trị trở về quê hương, hầu hết hành khách là trẻ em và phụ nữ mang thai.



Theo Báo VietNamNet

Bạc Liêu, Cần Thơ quyết định kéo dài giãn cách theo Chỉ thị 16

Bạc Liêu và Cần Thơ đã quyết định kéo dài thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 để phòng, chống Covid-19.

Ngày 31/7, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều đã ký quyết định kéo dài thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 thêm 1 tuần trên phạm vi toàn tỉnh, bắt đầu từ 0h ngày 2/8.

Như vậy, Bạc Liêu là tỉnh đầu tiên ở ĐBSCL ra quyết định kéo dài thực hiện giãn cách xã hội.

Đến nay, Bạc Liêu đã ghi nhận 80 ca dương tính nCoV.

{keywords}
Bạc Liêu quyết định kéo dài giãn cách theo Chỉ thị 16 thêm 7 ngày

Trưa 3/7, trao đổi với VietNamNet, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trần Việt Trường cho biết, TP đã quyết định kéo dài thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 thêm 2 tuần.

Đến chiều tối 30/7, TP Cần Thơ đã ghi nhận 1.302 trường hợp dương tính nCoV, trong đó có 70 bệnh nhận được điều trị khỏi và 9 trường hợp tử vong.

TP cũng đã có văn bản yêu cầu tất cả phương tiện vận chuyển có giao nhận hàng hóa trên địa bàn thành phố phải được kiểm tra tại điểm tập kết, trung chuyển và giao nhận do cơ quan chức năng quy định để đảm bảo phòng chống dịch.

Trong đó, tài xế và người đi cùng tuyệt đối không được xuống xe và phải rời khỏi thành phố ngay sau khi giao nhận hàng hóa xong.

Thiện Chí 

Đồng Tháp dự kiến kéo dài giãn cách theo Chỉ thị 16

Đồng Tháp dự kiến kéo dài giãn cách theo Chỉ thị 16

Sau ngày 1/8, Đồng Tháp dự kiến tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 trên tinh thần là siết chặt hơn để nhanh chóng ngăn chặn, dập dịch; đồng thời quán triệt tinh thần quyết liệt hơn, vì trách nhiệm trước nhân dân.



Theo Báo VietNamNet

Cháy nhà trong đêm, vợ chồng nữ giáo viên ở Quảng Nam tử vong

Trong đêm khuya, ngôi nhà gỗ ở huyện miền núi Nam Trà My (Quảng Nam) bốc cháy dữ dội khiến hai vợ chồng nữ giáo viên tử vong.

Sáng nay (31/7), UBND xã Trà Nam (huyện Nam Trà My) cho biết, trên địa bàn xã vừa xảy ra vụ hỏa hoạn khiến 2 vợ chồng tử vong.

Theo đó, khoảng 22h khuya 30/7, căn nhà của anh Nguyễn Quốc C. (SN 1988) và vợ là chị Lê Thị Thu S. (SN 1990, trú thôn 3, xã Trà Nam) bất ngờ bốc cháy dữ dội.

Do lửa bùng phát lúc đêm khuya và gặp gió nồm lớn nên việc chữa cháy hết sức khó khăn. Hai vợ chồng anh C. đã không qua khỏi, toàn bộ căn nhà bị thiêu rụi.

{keywords}
Ngôi nhà anh C. bị cháy rụi

Hai vợ chồng anh C. còn có một con nhỏ gần 5 tuổi nhưng tối hôm xảy ra hỏa hoạn đang ở nhà ông bà nội nên thoát nạn. Chị S. là giáo viên mẫu giáo xã Trà Nam còn anh C. làm nghề buôn bán tạp hóa.

Công an tỉnh Quảng Nam và huyện Nam Trà My phối hợp điều tra nguyên nhân vụ cháy.

Lê Bằng

Cháy nhà gỗ hàng trăm triệu đồng ở miền núi Nghệ An

Cháy nhà gỗ hàng trăm triệu đồng ở miền núi Nghệ An

Một ngôi nhà gỗ kiên cố ở miền núi bất ngờ bốc cháy, hàng chục người dân cùng lực lượng Bộ đội Biên phòng Nghệ An nỗ lực múc nước khống chế ngọn lửa.



Theo Báo VietNamNet

Nhiều người giúp đỡ 2 anh em đi bộ từ Bình Dương về Đắk Lắk tránh dịch

Do xe máy bị trộm, anh Trần Đức Chiến (25 tuổi) và em trai là Trần Đức Toản (21 tuổi) đã quyết định đi bộ từ Bình Dương về Đắk Lắk tránh dịch. 

Sáng 31/7, anh Trần Đức Chiến cho biết, anh và em trai vừa làm xong thủ tục để cách ly tập trung theo yêu cầu của Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 xã Ea H’leo, huyện Ea H’leo (Đắk Lắk). “Theo quy định của chính quyền, chúng tôi trở về từ vùng dịch, phải thực hiện cách ly 14 ngày”, anh Chiến cho biết.

{keywords}
Chiến, Toản dắt xe đạp qua địa phận TP Gia Nghĩa

Chiến và Toản đang làm công nhân tại tỉnh Bình Dương. Chiến  kể, đầu tháng 7 vừa qua, do tính chất của công việc, công ty điều cả 2 anh em đi làm công trình tại huyện Cần Giuộc (Long An). Sau đó, toàn tỉnh thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.

“Chúng tôi bị mắc kẹt ở đây một thời gian và cầm cự được 14 ngày đầu. Về sau, do hết tiền, 2 anh em quyết định đi xe máy về Bình Dương thu dọn hành lý để về quê”, anh Chiến kể.

Ngày 22/7, Chiến và Toản chạy xe máy từ huyện Cần Giuộc về TP. Dĩ An (Bình Dương).

“Vừa về đến phòng trọ, tôi liên hệ với chính quyền địa phương để làm thủ tục xin hỗ trợ 1,5 triệu đồng/người (Quyết định hỗ trợ người lao động và một số đối tượng bị tác động bởi dịch Covid-19 của UBND tỉnh Bình Dương- PV), nhưng không làm được. Sau đó (ngày 24/7), tôi về phòng trọ lấy đồ và chạy xe máy về Đắk Lắk. Khi anh em chúng tôi đang thu dọn hành lý trong phòng, chiếc xe máy để bên ngoài 'đã không cánh mà bay', anh Chiến nhớ lại.

{keywords}
Người dân tặng xe máy cho anh em Chiến về nhà

Lúc này hai anh em đều hết tiền, nếu ở lại cũng chẳng biết sống ra sao, vì vậy Chiến bàn với em trai quyết định đi bộ về Tây Nguyên. Vừa đi được 30 km, đến địa phận huyện huyện Phú Giáo (Bình Dương), một người dân đã tặng 2 anh em chiếc xe đạp.

Dọc đường đi, người dân địa phương đã cưu mang, giúp đỡ họ; người cho tiền, bánh mì, người mang nước uống để 2 anh em có sức khỏe tiếp tục chuyến hành trình.

Đến sáng 30/7, khi cả 2 anh em Chiến vừa đạp xe qua địa phận TP. Gia Nghĩa (Đắk Nông, cách nhà khoảng 250 km), thì được anh Nguyễn Hải Bắc (cán bộ Cục Thuế tỉnh Đắk Nông) dùng xe ô tô riêng chở cả 2 người về hết địa phận tỉnh Đắk Nông.

“Đến huyện Cư Jút, chúng tôi được ông chủ đại lý (sống ở thị trấn Ea Tling) tặng một chiếc xe máy. Ngoài ra, anh Nguyễn Hải Bắc còn kêu gọi bằng hữu, đồng nghiệp ở huyện Cư Jút hỗ trợ tiền cho chúng tôi có thêm kinh phí đổ xăng, mua thức ăn về đến nhà an toàn”, anh Chiến tâm sự.

{keywords}
 Anh Nguyễn Hải Bắc lấy xe ô tô chở anh em Chiến 

Đến nay, người dân ở TP. HCM và các tỉnh phía Nam không ngừng di chuyển về Tây Nguyên để tránh dịch. Dọc chuyến hành trình, những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đều được giúp đỡ.

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Đắk Lắk, đến nay địa phương này ghi nhận có 210 ca mắc Covid-19, trong đó có 7 trường hợp đã xuất viện. Tỉnh này cũng đã lên kế hoạch đón hàng chục ngàn công dân tại Đồng Nai, TP.HCM từ ngày 30/7-5/8.

Mất việc, 30 người đi bộ xuyên đêm từ Bình Định về Quảng Ngãi

Mất việc, 30 người đi bộ xuyên đêm từ Bình Định về Quảng Ngãi

Do dịch bệnh bùng phát, 30 lao động nghèo ở Quảng Ngãi làm thuê ở tỉnh Bình Định muốn được về quê, nhưng không có tiền, không xe. Từ đó, cả đoàn quyết định đi bộ về nhà.

Đ.Nguyên

Hãy đóng góp cho Quỹ Vắc-xin phòng, chống Covid-19 của Chính phủ theo một trong các phương thức:
  • (i) Đóng góp trực tiếp qua website: http://quyvacxincovid19.gov.vn
  • (ii) Chuyển khoản qua các tài khoản ngân hàng của Quỹ. Xem chi tiết thông tin trên website: http://quyvacxincovid19.gov.vn
  • (iii) Soạn tin nhắn theo cú pháp: COVID NK gửi 1408, trong đó N là số bất kỳ trong khoảng từ 1 đến 2000, K là thể hiện đơn vị (nghìn đồng).


Theo Báo VietNamNet

Khen thưởng công an giúp 2 người phụ nữ chở theo con lỡ phà đêm

Đại tá Đại tá Lê Phú Thạnh, Phó Giám đốc Công an tỉnh An Giang vừa trao giấy khen cho 4 cán bộ Công an huyện Phú Tân giúp đỡ 2 người phụ nữ chở theo 2 trẻ em lỡ chuyến phà đêm.

Theo đó, 4 cán bộ Công an nhận giấy khen của Giám đốc Công an tỉnh An Giang gồm: Thiếu tá Huỳnh Hữu Nhân, Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông - trật tự, Thiếu tá Bùi Trương Kim Khánh, Đại úy Nguyễn Bá Lương và Trung úy Huỳnh Long Hồ đã có thành tích nêu cao tinh thần “Vì nhân dân phục vụ”, kịp thời hỗ trợ người vừa hoàn thành cách ly y tế về quê an toàn giữa đêm khuya trong thời gian giãn cách xã hội.

{keywords}
Đại tá Lê Phú Thạnh, Phó Giám đốc Công an tỉnh An Giang trao giấy khen cho 4 cán bộ giúp đỡ người dân lỡ chuyến phà đêm giãn cách xã hội. Ảnh: Nghiêm Túc

Khoảng 19h20 tối 28/7, lực lượng Cảnh sát giao thông - trật tự Công an huyện Phú Tân tuần tra kiểm soát đảm bảo thực hiện nghiêm Chỉ thị 16, người dân không ra đường sau 18h.

Khi đến ngã tư bến xe Phú Tân, Công an phát hiện hiện 2 người phụ nữ và 2 trẻ em đi xe máy nên ra hiệu lệnh dừng phương tiện kiểm tra.

Qua kiểm tra, 4 người này cho biết, vừa hoàn thành cách ly tập trung tại huyện Chợ Mới, đang trên đường về quê ở huyện Châu Phú.

{keywords}
Cảnh sát giao thông dẫn đường cho 4 người xuống phà. Ảnh: Nghiêm Túc 

Khi đến phà Năng Gù đã hơn 18h, phà ngưng hoạt động. Sau đó, họ đành quay lại thị trấn Phú Mỹ để tìm nơi tá túc qua đêm nhưng không tìm được chỗ. Trong lúc đang di chuyển thì lực lượng tuần tra kiểm soát phát hiện.

{keywords}
4 người lên phà an toàn về nhà. Ảnh: Nghiêm Túc

Công an thấy 4 người nói trên đều có lai lịch rõ ràng và đã xuất trình được giấy xác nhận hoàn thành cách ly y tế tập trung nên báo cáo, tham mưu lãnh đạo Công an huyện đề xuất quản lý bến phà Năng Gù giúp đỡ.

Đồng thời, tổ công tác dẫn đường cho 4 người đến bến Năng Gù xuống phà qua huyện Châu Phú để về nhà an toàn.

Hoài Thanh 

Hai người phụ nữ chở theo con lỡ chuyến phà đêm được công an giúp đỡ

Hai người phụ nữ chở theo con lỡ chuyến phà đêm được công an giúp đỡ

Hai người phụ nữ chở theo 2 con không tìm được nơi tá túc khi chạy xe về quê, được lực lượng Công an An Giang giúp đỡ. Còn CSGT ở Cần Thơ giúp đỡ 1 gia đình chở con đi cấp cứu nhưng xe hết xăng.



Theo Báo VietNamNet

Hải quân Việt Nam tiếp nhận Tàu đa năng Yết Kiêu

Tàu Yết Kiêu - 927 được trang bị hệ thống động lực, trang bị khí tài, thiết bị y tế, cứu sinh, cứu nạn tàu ngầm hiện đại, thời gian hoạt động liên tục trên biển có thể lên tới 30 ngày đêm.

Tại Hải Phòng, hôm nay (30/7), nhà máy Z189 thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng đã tổ chức bàn giao tàu tìm kiếm cứu nạn tàu ngầm đa năng MSSARS 9316 (số hiệu Tàu 927-Yết Kiêu) cho Quân chủng Hải quân.

Đây là loại tàu cứu hộ thế hệ mới, thực hiện nhiệm vụ cứu hộ tàu ngầm với các thiết bị chuyên dụng có tính vượt trội như phát hiện tọa độ, điện thoại liên lạc và robot lặn kết nối với tàu ngầm để cứu nạn thuyền viên khi tàu gặp sự cố.

{keywords}
Ảnh: Công ty TNHH 189 - Tổng cục công nghiệp Quốc phòng

Tàu có thể định vị vị trí, neo không dây trong điều kiện thời tiết phức tạp. Tàu có chiều dài gần 100m, rộng 16m và chiều cao mạn 7.2m, lượng nước giãn tới 3.950 tấn, được trang bị các thiết bị hiện đại, có thể hoạt động liên tục trên biển 30 ngày đêm, khả năng chịu sóng cấp 9, gió cấp 12.

Tàu 927-Yết Kiêu được khởi công vào giữa năm 2018. Quá trình thi công đóng mới, Nhà máy Z189 đã tuân thủ nghiêm quy trình công nghệ dưới sự giám sát chặt chẽ của chủ đầu tư.

Tàu đã được Hội đồng nghiệm thu Bộ Quốc phòng và Quân chủng Hải quân nghiệm thu kỹ thuật, nghiệm thu trên biển kết luận đạt yêu cầu kỹ thuật, đủ điều kiện xuất xưởng, bàn giao và đưa vào hoạt động.

Việc Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng quyết định phê duyệt dự án đầu tư đóng mới tàu tìm kiếm cứu nạn tàu ngầm đa năng nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn tàu ngầm, tàu mặt nước, khảo sát, thăm dò, nghiên cứu đáy biển, tìm kiếm, hỗ trợ trục vớt các vật thể dưới nước và thực thi các nhiệm vụ khác được giao. 

Đóng thành công tàu cứu nạn tàu ngầm đa năng đã thể hiện năng lực của ngành Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam trong tiếp cận, làm chủ công nghệ đóng tàu hiện đại, đáp ứng tốt nhiệm vụ, mục tiêu hiện đại hóa ngành công nghiệp quốc phòng.

{keywords}
Infographic: TTXVN

Trần Thường

Đóng mới thành công nhiều loại tàu quân sự, hướng tới xuất khẩu

Đóng mới thành công nhiều loại tàu quân sự, hướng tới xuất khẩu

Ngày 19/9, tại Nhà máy Z111, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng tổ chức hội nghị giới thiệu trưng bày sản phẩm quốc phòng và kinh tế do Tổng cục Công nghiệp quốc phòng nghiên cứu, sản xuất.



Theo Báo VietNamNet

Cấm xe qua hầm Kim Liên 30 ngày để sửa chữa

Sở GTVT Hà Nội có phương án cấm toàn bộ xe qua lại hầm đường bộ Kim Liên (Hà Nội) để phục vụ việc sửa chữa.

Ban Quản lý dự án duy tu hạ tầng giao thông (Ban Duy tu), Sở GTVT Hà Nội vừa cho biết, hầm đường bộ cơ giới Kim Liên thuộc tuyến đường Vành đai 1, được TP Hà Nội đưa vào khai thác từ năm 2009, đến nay đã được 12 năm.

“Trong quá trình vận hành khai thác, tình trạng nước mặt thẩm thấu qua các khe co giãn và vết nứt thành đáy hầm bê tông cốt thép gia tăng theo thời gian đã và đang làm hỏng kết cấu mặt đường bê tông asphalt (nhựa).

{keywords}
Từ hôm nay (30/7) cấm xe qua hầm Kim Liên để sửa chữa

Tình trạng trên gây mất an toàn và đã xảy ra một số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng”, đại diện Ban Duy tu thông tin.

Từ thực tế trên, Sở GTVT Hà Nội đã giao Ban Duy tu thực hiện dự án sửa chữa, đảm bảo an toàn giao thông hầm cơ giới Kim Liên. Dự kiến thời gian thi công là 30 ngày (từ 30/7 đến 2/9/2021).

Để phục vụ công tác thi công, Sở GTVT Hà Nội có phương án phân luồng, tổ chức thi công.

Cụ thể, cấm toàn bộ các phương tiện lưu thông trên một chiều của hầm Kim Liên để phục vụ công tác thi công sửa chữa 24/24 h trong ngày.

Chiều còn lại các phương tiện lưu thông bình thường trong hầm. Thi công cuốn chiều từng chiều hầm, hoàn thiện thi công xong mới chuyển sang thi công chiều hầm còn lại.

Đồng thời tổ chức phân luồng cho các phương tiện lưu thông trên các trục đường Xã Đàn, Đào Duy Anh để lưu thông qua hầm trong thời gian cấm một chiều để thi công trong hầm Kim Liên.

2 xe máy đâm nhau trong hầm Kim Liên, người đàn ông bị thương nặng

2 xe máy đâm nhau trong hầm Kim Liên, người đàn ông bị thương nặng

Vụ va chạm giữa 2 xe máy trong hầm Kim Liên khiến một người đàn ông bị thương nặng, hiện trường để lại một vệt máu dài vào tối nay.

Vũ Điệp 



Theo Báo VietNamNet

Miền Tây lên kế hoạch chi tiết đón người từ TP.HCM, Bình Dương

Các tỉnh, thành miền Tây đã và đang lập kế hoạch để đón công dân từ TP.HCM, Bình Dương về.

Ngày 30/7, Hậu Giang có kế hoạch đón công dân từ TP.HCM có nguyện vọng về địa phương do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Theo kế hoạch, Hậu Giang sẽ đón công dân của tỉnh đang học tập, lao động tại TP.HCM, không thuộc đối tượng F0, gặp khó khăn do thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 và có nguyện vọng về địa phương.

{keywords}
Bến Tre là tỉnh đầu tiên ở miền Tây đón công dân từ TP.HCM trở về

Hậu Giang chia ra làm 3 nhóm ưu tiên. Nhóm 1, người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi; người khuyết tật, người đi khám, chữa bệnh, thăm thân nhân, đi công tác chưa trở về được. Lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo; lao động là thân nhân của người có công với cách mạng, người đang hưởng chính sách bảo trợ xã hội hàng tháng; học sinh, sinh viên.

Nhóm 2, lao động tự do, người lao động bị mất việc làm. Nhóm 3, các đối tượng khác.

Hậu Giang yêu cầu, công tác hỗ trợ tiếp nhận và đưa công dân trở về phải đảm bảo đủ ba điều kiện gồm: thực hiện đăng ký theo mẫu hướng dẫn của Sở LĐTB&XH tỉnh; được sự thống nhất của cơ quan chức năng tại TP.HCM, nơi công dân Hậu Giang đang cư trú và phải có kết quả xét nghiệm PCR âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ.

Dự kiến trong đợt 1, khoảng vào ngày 3 đến 4/8, Hậu Giang sẽ đón khoảng 200 - 300 công dân thuộc nhóm 1 về.  Đợt 2, dự kiến trong khoảng thời gian từ ngày 11 đến 12/8, tổ chức đưa các công dân thuộc nhóm 2 và nhóm 3 về, với khoảng 200 - 300 người.

Các đợt sau, căn cứ tình hình dịch bệnh và các biện pháp thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 tại các vùng dịch; dựa trên số lượng công dân đăng ký trở về sau khi được xét duyệt và khả năng tiếp nhận của khu cách ly...

{keywords}
Các tỉnh, thành miền Tây ra quân nhắc nhở, xử phạt người dân ra đường không có lý do chính đáng

Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Thực Hiện cho biết đã có văn bản gửi UBND TP.HCM và tỉnh Bình Dương về việc đón công dân về. Trong đó, TP Cần Thơ sẽ đón 400 công dân về từ TP.HCM và 600 người về từ Bình Dương.

“UBND TP Cần Thơ đã giao cho Bộ Chỉ huy quân sự thành phố chuẩn bị khu cách ly để đón công dân về cách ly tập trung”, ông Hiện nói.

UBND tỉnh và UB MTTQVN tỉnh Trà Vinh trong ngày 30/7, đã ban hành kế hoạch phối hợp đón công dân bị ảnh hưởng dịch Covid-19, trở về từ TP.HCM.

Đối tượng là công dân có hộ khẩu và nhà ở tỉnh Trà Vinh, đang lao động, học tập tại TP.HCM; không đang ở trong khu phong tỏa, khu cách ly có nhu cầu chính đáng, cấp thiết về tỉnh trong thời điểm hiện tại.

Trà Vinh ưu tiên người già yếu, khuyết tật, trẻ em, phụ nữ mang thai, nuôi con nhỏ, người đi khám, chữa bệnh, lao động tự do mất việc, không có chỗ ở, sinh viên, học sinh, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Công dân chấp hành và làm đủ thủ tục y tế tại nơi xuất phát trở về. Khi về đến tỉnh phải chịu cách ly tập trung theo quy định.

Để được tiếp nhận, Trà Vinh yêu cầu người dân phải có kết quả xét nghiệm nhanh âm tính còn giá trị trong 72 giờ, trước thời điểm khởi hành. Người dân chịu chi phí ăn uống, sinh hoạt và các chi phí phát sinh trong khu cách ly. 

Tỉnh Trà Vinh sẽ tổ chức cho ô tô lên đón, mỗi đợt từ 30 người trở lên, trong đó chỉ tổ chức tiếp nhận người, không tiếp nhận phương tiện.

UBND tỉnh Vĩnh Long cũng có văn bản về xây dựng kế hoạch đón công dân đang ở TP.HCM về. Trong đó, UBND tỉnh giao Sở LĐTB&XH phối hợp cùng các Sở, Bộ chỉ huy quân sự, Ban liên lạc Hội đồng hương tỉnh Vĩnh Long tại TP.HCM và các huyện, thị xã, thành phố rà soát số lượng người dân Vĩnh Long đang cư trú tại TP.HCM có nguyện vọng trở về.

Đồng thời, rà soát nguồn lực, khả năng tiếp nhận của tỉnh, từ đó xây dựng kế hoạch đón người từ TP.HCM có nguyện vọng trở về.

Sóc Trăng miễn chi phí cho người gặp khó khăn

Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu có văn bản gửi người dân Sóc Trăng đang sinh sống, lao động, học tập tại TP.HCM và Bình Dương.

Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết, trong thời gian chờ sự phối hợp chặt chẽ giữa UBND tỉnh với UBND TP.HCM, Bình Dương để xây dựng kế hoạch đón người dân về an toàn, chu đáo, đề nghị mọi người chấp hành tốt các quy định về phòng chống dịch.

Trường hợp người dân có về Sóc Trăng bằng xe máy hoặc phương tiện khác phải đến ngay trạm y tế khai báo và thực hiện cách ly tập trung. Đối với người dân đang gặp khó khăn, tỉnh sẽ miễn phí toàn bộ chi phí ăn uống, sinh hoạt, xét nghiệm trong thời gian cách ly tập trung.

Ông Nguyễn Đức Thánh, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau, cho biết, Cà Mau đã có chủ trương và rất mong muốn đón công dân của tỉnh ở vùng dịch gặp khó khăn về quê.

Tuy nhiên, hiện cơ sở vật chất và năng lực của tỉnh chưa đáp ứng để thực hiện. Theo ông Thánh, số ca F1 đang cách ly tập trung tại tỉnh khoảng 900 người, số cách ly tại nhà trên 2.500 người.

Hiện nay số giường điều trị Covid-19 là 240 giường, 150 máy thở. Số giường để thực hiện cách ly tập trung khoảng hơn 1.200 giường...

Theo ông Thánh, ở Cà Mau, số lượng người đi lao động, học tập, trị bệnh ở ngoài tỉnh là rất đông.

Theo thống kê, số người về quê vào dịp Tết năm rồi là khoảng 230.000 người, và hiện số người dân còn kẹt ở lại ở các tỉnh cũng rất lớn. Trong đó, số lượng người mong muốn về quê là khoảng vài chục ngàn, tập trung ở các tỉnh, thành có diễn biến dịch phức tạp.

Trong khi điều kiện của tỉnh chỉ có khoảng hơn 1.000 giường cách ly tập trung và số giường điều trị chỉ có hơn 240 giường.

“Hiện tại để xử lý hỗ trợ bà con, trước mắt lãnh đạo tỉnh chủ trương thông qua Ban Liên lạc Hội đồng hương tiếp tục rà soát đối tượng thực sự khó khăn để tìm các nguồn hỗ trợ. 

Qua đó vận động bà con còn trụ được ở TP.HCM thì cố gắng ở lại, hạn chế tối đa về quê. Trong tuần này sẽ triển khai hỗ trợ cho bà con khó khăn”, ông Thánh thông tin.

Hoài Thanh 

Tỉnh đầu tiên ở miền Tây đưa hàng trăm dân rời TP.HCM về quê

Tỉnh đầu tiên ở miền Tây đưa hàng trăm dân rời TP.HCM về quê

Sau các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, Bến Tre là tỉnh đầu tiên của miền Tây tổ chức đưa đón công dân đang sinh sống và làm việc ở TP.HCM về quê bằng ô tô miễn phí.



Theo Báo VietNamNet