"Khoảng 7 cây sưa đỏ đã chết, chúng tôi đang đề xuất cấp trên và sẽ sớm chặt hạ, thu hồi kho để bán đấu giá theo quy định", một lãnh đạo đơn vị quản lý và chăm sóc cây cho hay.
|
Theo phản ánh của người dân sinh sống trên tuyến đường Nguyễn Văn Huyên (Cầu Giấy, Hà Nội), thời gian gần đây, hàng cây sưa đỏ trồng trên vỉa hè nơi đây có dấu hiệu khô héo, mục nát, trơ trụi lá và không còn khả năng sinh trưởng. |
|
Anh Nguyễn Thành Nam, người dân ở phường Nghĩa Đô (Cầu Giấy) chia sẻ: "Cách đây vài tháng, tôi thấy mấy cây sưa này đã khô héo và phải truyền dịch để cứu cây. Nhưng giờ thì rụng hết lá rồi, một số cây có dấu hiệu mục nát, chết khô, trơ cành". |
|
"Hi vọng cơ quan chức năng sớm có biện pháp nhổ đi, trông cây mới để tạo bóng mát cho người dân trong mùa hè nắng nóng sắp tới", anh Nam chia sẻ thêm. |
|
Theo ghi nhận của phóng viên, nhiều cây sưa đỏ tại đây đã trơ trụi lá, mục nát từ thân xuống gốc cây. Một số cây đã bị bong tróc vỏ, trơ lõi, không còn khả năng sống sót. |
|
Trao đổi với phóng viên, ông Ma Kiên Ngọc, Giám đốc Công ty tư vấn thương mại Thành Công Xanh, là đơn vị được giao quản lý và chăm sóc hàng cây sưa cho biết: "Một số cây sưa đã có hiện tượng khô héo, khẳng khiu và không còn sức sống. Vì đây là loại cây có giá trị cao nên công ty phải chờ giám định từ các ban ngành và chủ đầu tư thì mới có biện pháp để xử lý". |
|
Theo Ban QLDA Đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội cho biết, qua nhiều đợt kiểm tra, đánh giá (các ngày: 6/8/2020; 22/9/2020; 5/10/2020; 29/1/2021) tình trạng cây sưa sau dịch chuyển của Dự án, đến nay hiện có 7 cây sưa đã chết và 25 cây sinh trưởng ổn định. |
|
Được biết, Sở Xây dựng TP Hà Nội đã có văn bản số 1024/SXD-HT ngày 01/02/2021 báo cáo UBND thành phố về việc giải quyết đề nghị của Ban QLDA Đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội về việc chăm sóc cây sưa và giao Ban QLDA phối hợp cơ quan chức năng tổ chức giám định mẫu vật để xác định chủng loại gỗ. |
|
Trường hợp cơ quan chức năng xác định là cây gỗ quý hiếm giao cho Sở Xây dựng cấp giấy phép chặt hạ các cây gỗ quý hiếm và phối hợp đơn vị chức năng của Sở Xây dựng để đo đạc, thu hồi về kho của Công ty TNHH MTV công viên cây xanh bảo quản để thực hiện bán đấu giá theo quy định (đối với cây bị chết). |
|
Cũng theo văn bản của Sở Xây dựng TP Hà Nội, đối với các trường hợp cây bị chết cần trồng thay thế, giao Ban QLDA phối hợp với nhà thầu thi công trồng thay thế bằng cây Giáng Hương để đồng bộ với hiện trạng cây Sưa sau dịch chuyển. |
Phấn đấu năm 2021 trồng được hơn 300 nghìn cây các loại, đến năm 2030 mỗi một người dân Hà Nội trồng một cây xanh.
Theo Dân trí
Theo Báo VietNamNet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét