Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2020

Siêu bão Goni sắp vào biển đông, Đà Nẵng tập trung ứng phó

Tối nay, Ban chỉ huy (BCH) phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP Đà Nẵng có thông báo về siêu bão Goni gần Biển Đông.

Theo đơn vị này, đây là cơn bão mạnh, có khả năng ảnh hưởng đến khu vực Trung Trung Bộ, để chủ động đối phó với diễn biến của bão, đơn vị đề nghị:

Các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện theo chức năng, nhiệm vụ tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 02/CT-UBND của Chủ tịch UBND thành phố về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2020; Phương án phòng chống và khắc phục hậu quả ứng với một số kịch bản thiên tai trên địa bàn TP..

{keywords}
Dự báo hướng đi của siêu bão Goni. Ảnh: Tổng cục Phòng chống thiên tai

Bộ Chỉ huy BĐBP TP khẩn trương thông báo cho tất cả các chủ phương tiện, tàu thuyền còn đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển, diễn biến và vùng nguy hiểm của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra khỏi hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm…

Bên cạnh đó, thường xuyên cung cấp tình hình tàu thuyền cho Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP Đà Nẵng.

Đồng thời, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão để chủ động xử lý các tình huống có thể xảy ra và duy trì liên lạc với BCH.

Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 7h ngày 31/10, vị trí tâm siêu bão Goni ở khoảng 15,3 độ Vĩ Bắc; 128,8 độ Kinh Đông, cách đảo Lu-dông (Phi-líp-pin) khoảng 810km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm siêu bão mạnh cấp 17 (200-220km/h), giật trên cấp 17.

Trong 24 đến 48h tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20km, đi vào Biển Đông. Đến 7h ngày 2/11, vị trí tâm bão ở khoảng 14,5 độ Vĩ Bắc; 118,7 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 750km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (90-115km/h), giật cấp 13.

Hồ Giáp 

Siêu bão Goni diễn biến rất phức tạp khi vào Biển Đông

Siêu bão Goni diễn biến rất phức tạp khi vào Biển Đông

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, hiện nay (31/10), ở vùng biển phía Đông Philippines có một siêu bão (Goni) đang hoạt động.  



Theo Báo VietNamNet

Hàng chục cây xanh bật gốc, ngã gục trên đại lộ Sài Gòn

Mưa dông lớn làm hàng chục cây xanh trên đại lộ Võ Văn Kiệt (Q.6, TP.HCM) ngã gục xuống đường gây nguy hiểm, cản trở giao thông nghiêm trọng.

Khuya 31/10, ngành chức năng TP.HCM vẫn đang khắc phục hiện trường cây xanh bật gốc, nằm la liệt trên nhiều tuyến đường do mưa dông.

{keywords}
Nhân viên cây xanh đang khắc phục sự cố cây ngã la liệt trên đại lộ Võ Văn Kiệt 

Trước đó, chiều 31/10, trên địa bàn TP.HCM xuất hiện mưa dông lớn kèm theo gió giật mạnh. Hàng chục cây xanh tại các tuyến đường Võ Văn Kiệt, Trần Văn Kiểu (quận 6, TP.HCM) đã bị bật gốc, ngã gục xuống đường.

{keywords}
{keywords}
Cây xanh có chiều cao hơn 10m bị mưa dông quật ngã 
{keywords}
{keywords}

Đại lộ Võ Văn Kiệt đoạn từ cầu Rạch Cây đến cầu Lò Gốm (Q.6) có hàng chục cây xanh trồng ở giữa, có đường kính gốc khoảng 40-60cm, cao hơn 10m đổ gục xuống đai lộ. Dọc bờ kênh Lò Gốm, cây xanh có chiều cao từ 5-7m cũng bật gốc la liệt.

{keywords}
Cây xanh bật gốc trên đường Trần Văn Kiều

Trên đường Trần Văn Kiểu (Q.6), có  6 cây xanh có chiều cao  chừng 10m cũng bị bật gốc. Nhiều cây xanh có tán rộng đè lên đường dây điện khiến nhiều khu dân cư bị mất điện.

Ngay sau khi sự cố hàng loạt cây xanh bật gốc, các tổ công tác thuộc Đội CSGT-Chợ Lớn đã có mặt tại hiện trường, điều tiết giao thông. Nhân viên Công ty Công viên Cây xanh TP khắc phục sự cố.

{keywords}
CSGT phân luồng giao thông
{keywords}
Hơn 22h, nhân viên cây xanh vẫn đang khắc phục sự cố

Chiều nay, mưa lớn cũng làm hàng loạt tuyến đường khắp nơi TP.HCM ngập nặng.

Mưa mù trời cuối chiều, khắp nơi Sài Gòn ngập nặng

Mưa mù trời cuối chiều, khắp nơi Sài Gòn ngập nặng

Mưa lớn vào cuối buổi chiều đã gây ngập nặng nhiều tuyến đường ở Sài Gòn.

Tuấn Kiệt



Theo Báo VietNamNet

Mưa mù trời cuối buổi chiều, khắp nơi Sài Gòn ngập nặng

Mưa lớn vào cuối buổi chiều đã gây ngập nặng nhiều tuyến đường ở Sài Gòn.

Khoảng 17h, xuất hiện cơn mưa lớn trên diện rộng. Cơn mưa lớn và kéo dài hơn 1 giờ đã khiến nhiều khu vực ngập.

Ngập nặng nhất là khu vực phía Tây, Tây Bắc TP, hàng loạt tuyến đường thuộc quận 12, Gò Vấp, Tân Phú, Bình Tân, quận 6… ngập sâu, có nơi hơn nửa mét.

Nước ngập sâu khiến hàng loạt xe chết máy. Nhà dân hai bên đường bị nước tràn vào nhà,  sinh hoạt đảo lộn, kinh doanh bị ngưng trệ.

Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, mây đối lưu phát triển mạnh đã gây mưa rào và dông, có nơi mưa vừa, mưa to trên địa bàn TP.HCM.

Một số hình ảnh PV ghi nhận: 

{keywords}
Mưa lớn chiều cuối tuần đã làm hàng loạt tuyến đường ngập nặng
{keywords}
Nhiều tuyến đường ngập sâu hơn nửa mét khiến xe chết máy hàng loạt
{keywords}
Đường Phan Huy Ích (quận Tân Bình và quận Gò Vấp) trở thành 'biển nước' sau cơn mưa
{keywords}

Ngập gần lút bánh xe máy
{keywords}
Nước ngập đường, tràn vào nhà dân hai bên đường
{keywords}

Hoạt động kinh doanh bị ngưng trệ
{keywords}
Người đàn ông trung niên dắt bộ xe đạp sát lề đường để tìm đường về nhà
{keywords}


{keywords}
Em nhỏ được mẹ cõng qua 'biển nước' và cảm thấy rùng mình vì nước ngập sâu
{keywords}


{keywords}
Một cây ATM bị nước bủa vây
{keywords}

Nước tràn vào các con hẻm khiến sinh hoạt người dân bị đảo lộn
{keywords}
{keywords}
Đến gần 20h, nhiều tuyến đường vẫn còn ngập. Nhiều người lo sợ xe chết máy khi đi qua đường ngập nên dừng chờ nước rút gây dồn ứ, kẹt xe nghiêm trọng
Nghệ An: Mưa lớn, nguy cơ sạt lở cao

Nghệ An: Mưa lớn, nguy cơ sạt lở cao

Mưa lớn kết hợp với lưu lượng xả lũ của nhiều nhà máy thuỷ điện Nghệ An trong đêm, khiến hàng trăm hộ dân bên bờ sông Lam vẫn đang trong cảnh ngập nặng.

Tuấn Kiệt



Theo Báo VietNamNet

Người phụ nữ đi làm bị nước lũ cuốn trôi, bỏ lại con thơ 3 tuổi

Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Đàn (Nghệ An) Vương Hồng Thái cho biết, trên địa bàn vừa phát hiện thi thể một phụ nữ bị nước cuốn sau một ngày mất liên lạc.

Nạn nhân là chị Trần Thị Đức (SN 1991), trú tại xóm 12, xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn. Chị có con nhỏ 3 tuổi và chồng đang đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan.

{keywords}
Hôm qua, nhóm công nhân đi làm phải quay đầu lại vì mưa lũ chia cắt, sạt lở núi tại Nam Đàn

Trước đó, khoảng 6h sáng ngày 30/10, chị Đức gặp nạn tại xã Kim Phúc Cường khi đi làm cho một doanh nghiệp ở KCN V-Ship.

{keywords}
Con gái của chị Đức mới 3 tuổi.

Chị Đức đi cùng với 2 người khác. Khi thấy nước lớn qua cầu Nam Phúc, 2 người đi cùng đã quay trở về, riêng chị Đức đi tiếp thì bị nước cuốn trôi.

Đến trưa nay, thi thể chị Đức được người thân đưa về nhà chuẩn bị lo hậu sự. 

Trong một diễn biến khác, khoảng 10h sáng ngày 30/10, hai bố con ông Phạm Văn Thắng, trú tại xã Nam Thanh (huyện Nam Đàn) mang lưới ra đồng bắt cá.

Đến khoảng 10h30, ông Thắng chạy vào UBND xã kêu cứu. Cán bộ xã huy động lực lượng ra tìm kiếm con ông Thắng là em Phạm Văn Phúc (17 tuổi, học lớp 12) nhưng chưa có kết quả.

{keywords}
Lực lượng chức năng vẫn đang tìm kiếm em Phúc

Ngoài ra, mưa lũ đã cuốn trôi 2 người ở xã Thanh An (huyện Thanh Chương, Nghệ An) bị mất tích đến nay vẫn chưa tìm thấy.

Nghệ An: Mưa lớn, nguy cơ sạt lở cao

Nghệ An: Mưa lớn, nguy cơ sạt lở cao

Mưa lớn kết hợp với lưu lượng xả lũ của nhiều nhà máy thuỷ điện Nghệ An trong đêm, khiến hàng trăm hộ dân bên bờ sông Lam vẫn đang trong cảnh ngập nặng.

Quốc Huy



Theo Báo VietNamNet

Đưa chuyên gia địa chất đến Trà Leng hỗ trợ tìm 14 người đang mất tích

4 máy xúc lớn, 500 chiến sĩ cùng chó nghiệp vụ đang nỗ lực tìm kiếm 14 người đang mất tích tại Trà Leng. Đoàn Chuyên gia địa chất cũng đã đến hiện trường hỗ trợ tìm kiếm.

Ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, sáng nay đoàn chuyên gia địa chất (Viện Khoa học thủy lợi miền Trung - Tây Nguyên) đã vào hiện trường vụ sạt lở xã Trà Leng (huyện Nam Trà My, Quảng Nam) để hỗ trợ công tác tìm kiếm.

Theo ông Bửu, từ 6h sáng nay, lực lượng chức năng gồm 500 cán bộ, chiến sĩ Quân khu 5, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh Quảng Nam tiếp tục tìm kiếm các nạn nhân mất tích.

{keywords}
Máy xúc được đưa vào hiện trường hỗ trợ tìm kiếm
{keywords}
3 máy bơm nước hỗ trợ đưa nước vào rửa trôi đất đá

“Do khối lượng đất đá, cây cối lớn, chúng tôi đưa thêm 4 máy xúc lớn vào vào hỗ trợ đào bới đất. Sau đó, 3 máy bơm nước đưa nước vào để rửa trôi đất đai, rồi chó nghiệp vụ sẽ đánh hơi tìm kiếm. Ngoài ra, một đội tìm kiếm ở sông Leng và sông Tranh vì có thể một số người bị cuốn xuống sông”, ông Bửu nói.

Theo ông Bửu, hiện tại thời tiết ở Trà Leng có mưa nhỏ. Nếu mưa lớn lực lượng cứu hộ sẽ tạm dừng việc tìm kiếm.

'Hiện, những người không liên quan công tác tìm kiếm sẽ không được vào hiện trường để đảm bảo an toàn và thuận tiện cho việc tìm kiếm. Đội chó nghiệp vụ của Bộ Quốc phòng và Công an tỉnh vẫn tiếp tục được triển khai", ông Bửu nói.

{keywords}
Chó nghiệp vụ tiếp tục tìm kiếm 14 người dân đang mất tích

Trước đó, lúc 14h ngày 28/10, vụ sạt lở đất xảy ra tại thôn 1 (xã Trà Leng) vùi lấp 11 hộ dân, 33 người thoát chết, 14 người vẫn còn mất tích, trong đó có Bí thư xã Trà Leng. Hiện tại, 8 thi thể đã được đưa khỏi hiện trường.

500 cán bộ, chiến sĩ cùng chó nghiệp vụ dầm mưa tìm người mất tích ở Trà Leng

500 cán bộ, chiến sĩ cùng chó nghiệp vụ dầm mưa tìm người mất tích ở Trà Leng

500 cán bộ chiến sĩ quân đội, công an cùng 4 chó nghiệp vụ đằm mình trong mưa gió, lật từng phiến đá, gốc cây sình lầy để tìm kiếm 14 người dân đang mất tích trong vụ lở núi ở xã Trà Leng.

Lê Bằng



Theo Báo VietNamNet

Nhiều người vợt cá bên dòng lũ chảy xiết dưới chân hồ Kẻ Gỗ

Mặc cho hồ thủy lợi Kẻ Gỗ đang xả lũ, dưới chân đập tràn hàng chục người dân vẫn bất chấp nguy hiểm đánh bắt cá bên dòng nước chảy xiết.

XEM CLIP

Theo thông báo của Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh, mực nước hồ Kẻ Gỗ vào lúc 17h ngày 30/10 là 30,78m, tương ứng với dung tích 295 triệu m3. Lượng mưa từ 7h ngày 28/10 đến 17h ngày 30/10 tại đầu mối Kẻ Gỗ đạt 424mm. Hồ đang xả với lưu lượng 10m3/s.

{keywords}

Hồ thủy lợi Kẻ Gỗ xả lũ 300m3/s từ 6h sáng nay.

{keywords}

Nước chảy mạnh bắn lên trắng xóa.

{keywords}
Nước lũ cộng với lưu lượng xả lũ lớn dẫn đến sạt lở phần hạ du đập.

Đêm 30/10, khu vực Hà Tĩnh có mưa khoảng từ 100 đến 200mm. Dự kiến đến 7h ngày 31/10, mực nước hồ sẽ vượt cao trình 31,50m (cao trình được phép trữ trước ngày 15/11) và sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Để đảm bảo an toàn cho công trình và thực hiện đúng quy trình, trong lúc lượng mưa hạ du đã giảm, đồng thời chủ động ứng phó với cơn bão số 10 dự báo sẽ gây mưa ở khu vực Hà Tĩnh từ ngày 5 đến 7/11/2020, Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh bắt đầu tăng lưu lượng xả tràn lên 300m3/s từ 6 giờ ngày 31/10/2020.

{keywords}

Đất bị cuốn trôi để lại một bãi đá lớn dưới chân đập.

{keywords}

Một người dân dùng vợt bắt cá dưới chân đập.

{keywords}

7h sáng nay, tại khu vực hồ Kẻ Gỗ có mưa vừa. Lưu lượng nước tại hồ Kẻ Gỗ qua đập dâng chảy về hạ du khá mạnh. Hai bên bờ có dòng lũ chảy qua xuất hiện hiện tượng sạt lở đất, cây cối bị cuốn trôi.

Đứng dưới hạ du chân đập, không khó quan sát phía bờ bên kia của dòng lũ, thỉnh thoảng có những mảng đất đá chân đồi bị sạt lở rơi xuống lòng khe.

{keywords}
{keywords}
{keywords}

Cách chân đập xả lũ khoảng 200m, hàng chục người dân bất chấp dòng nước chảy xiết và mưa có mặt tại đây từ sớm để đánh bắt những con cá lọt ra từ lòng hồ Kẻ Gỗ.

Những người câu cá ở đây không cần mồi, họ chỉ việc vứt lưỡi câu chùm xuống dòng nước lũ rồi kéo lên. Một số khác dùng vợt lùa ngược chiều với dòng nước chảy, cá vào vợt cứ thế kéo lên.

Hỏi một người dân nước chảy xiết sao không sợ nguy hiểm, người này hồn nhiên trả lời: “Tôi dân ở đây nên quen rồi, lúc nào nguy hiểm thì chạy lên bờ, vả lại ở đây ai cũng biết bơi”.

{keywords}
Không chỉ đứng trên bờ, có người dân liều lĩnh đứng dưới dòng nước để câu cá.
{keywords}
{keywords}

Người dân câu cá dưới chân đập hồ kẻ gỗ không cần mồi câu.

Một người câu khác cho biết, cá ở hồ Kẻ Gỗ là cá nước ngọt, khi hồ xả tràn thường có cá lớn theo lũ trôi ra ngoài. Cá hồ ăn rất ngon, bán ra cũng có giá cao.

Ông Nguyễn Văn Dương - Phó chủ tịch UBND xã Cẩm Mỹ cho hay, từ trước đến nay, mỗi khi hồ Kẻ Gỗ xả lũ xong thì người dân địa phương thường đến chân đập để bắt cá vì cá từ hồ ra khá nhiều.

Trước tình trạng này, chính quyền đã nhiều lần khuyến cáo không nên nên đánh bắt cá dưới chân đập vì tiềm ẩn nguy hiểm. Tuy nhiên, một bộ phận người dân thấy cá nhiều, có lợi ích nên vẫn chưa chấp hành tốt khuyến cáo của chính quyền.

{keywords}
Người dân câu cá bất chấp mưa và nước chảy xiết.

“Nếu hồ thủy lợi Kẻ Gỗ đang xả lũ mà người dân đánh bắt cá hai bên bờ dưới chân đập thì rất nguy hiểm. Chúng tôi sẽ cử người đến hiện trường yêu cầu người dân rời khỏi vùng nguy hiểm” – ông Dương nói.

Cũng theo ông Dương, từ 6h sáng nay, phía hồ Kẻ Gỗ xả lũ với lưu lượng 300m3/s.

Lê Minh

Hai Thứ trưởng nói về yếu tố "nhân tai" trong lũ lụt lịch sử miền Trung

Hai Thứ trưởng nói về yếu tố "nhân tai" trong lũ lụt lịch sử miền Trung

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều tối nay (30/10), vấn đề thiên tai và các công tác phòng chống giảm thiểu thiệt hại được báo chí đặc biệt quan tâm.



Theo Báo VietNamNet

Hàng trăm hộ dân ven sông Lam vẫn chìm hơn 1m nước

Mưa lớn kết hợp với lưu lượng xả lũ của nhiều nhà máy thuỷ điện Nghệ An trong đêm, khiến hàng trăm hộ dân bên bờ sông Lam vẫn đang trong cảnh ngập nặng.

Các huyện có sông Lam chảy qua gồm Hưng Nguyên; Nam Đàn và Thanh Chương chịu ảnh hưởng của trận mưa lũ, nhiều nơi nước ngập sâu, khiến người dân không kịp trở tay.

Người và gia súc cuống cuồng chạy lũ

Sáng nay (31/10), ông Nguyễn Hữu Hà - Phó Chủ tịch UBND huyện Hưng cho biết, các xã ven sông Lam gồm Châu Nhân, Xuân Lam, Long Xá, Hưng Lĩnh, Hưng Trung, Hưng Yên Nam và Hưng Yên Bắc vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề của ngập lụt.

{keywords}
Các xã ven sông Lam nằm bên trong phần đê 42 bảo vệ vẫn đang chìm trong nước ở huyện Hưng Nguyên

Toàn huyện hiện vẫn còn khoảng 10.000 hộ dân ngập từ 50 đến 70cm. Riêng các xã sống chung bên bờ sông Lam phải di dời khoảng 600 hộ dân vẫn đang ngập trên 1m nước. Nước ở khu vực này vẫn chưa có dấu hiệu hạ xuống.

“Chính quyền địa phương kết hợp với lực lượng công an, quân đội đã huy động tổng lực giúp dân đưa đồ đạc lên vùng cao. Người già và trẻ em được ưu tiên đưa đến nơi an toàn, tránh xa vùng nguy hiểm và sạt lở đất”, ông Hà thông tin.

{keywords}
Trời vẫn tiếp tục mưa, người dân chèo thuyền đi lại trong vùng ngập ven sông Lam
{keywords}
Chính quyền địa phương cùng lực lượng công an, quân đội giúp dân vượt lũ khu vực sông Lam
{keywords}
Ca nô Bộ chỉ huy quân sự Nghệ An được điều động giúp dân 
{keywords}
Nước lũ bủa vây các xã ở bên trong đê 42 sát sông Lam
{keywords}
Chính quyền địa phương đi vào từng nhà dân để vận động di dời đến nơi an toàn
{keywords}
Bò được di chuyển lúc nước dâng lên nhanh
{keywords}
Biển nước mênh mông vẫn bủa vây người dân ở huyện Hưng Nguyên
{keywords}
Lợn được lùa lên bờ
{keywords}
Trâu được đưa lên đê 42 lánh nạn

Nguy cơ sạt lở đất khó lường

Ông Nguyễn Hồng Sơn - Chủ tịch UBND huyện Nam Đàn (Nghệ An) cho biết, lượng mưa lớn đo được 386mm kết hợp với thuỷ điện Chi Khê và Khe Bố xả lũ khiến mực nước trên sông Lam lên đến mức báo động 2.

Các xã tả ngạn, hữu ngạn sông Lam nước tràn vào vùng nội đồng sông Đào gây ngập úng cục bộ, hồ đập đã đầy nước và một số hồ lớn đã tràn ra ngoài. Mưa liên tục xảy ra nên diễn biến sạt lở rất phức tạp.

{keywords}
Sạt lở ở ở xã Khánh Sơn (huyện Nam Đàn) 
{keywords}
Đi lại rất khó khăn ở các xã bên 9 nam của huyện Nam Đàn

“Nước sông Lam dân cao đã khiến các xã Trung Phúc Cường, xóm Đại Đồng và xã Thượng Tân Lộc. Có 1 nhà cấp 4 bị sập hoàn toàn và tốc mái 7 nhà. Nhiều đoạn đường, khe suối bị sạt lở và hơn 500m bờ rào bị sập” -  ông Sơn thông tin ban đầu.

Ngoài ra,  trong số 346 hộ dân nằm trong vùng sạt lở đất, ngập lụt đã có 53 hộ thuộc 7 xã thị trấn đã được di dời đến nơi an toàn.

{keywords}
Một nhà dân bị đổ sập ở xã Nam Giang, huyện Nam Đàn
{keywords}
Lợn được bỏ vào rọ và chở bằng thuyền vượt lũ ở xã Khánh Sơn
{keywords}
Lợn được lùa lên đường đi vượt lũ

Riêng một số xã Thanh Mỹ và Thanh Xuân (huyện Thanh Chương) mưa lớn đã khiến nhiều hộ dân ngập sâu trong nước. Đêm qua, nước dần rút xuống, nhiều đoàn cứu hộ cứu nạn và tổ chức thiện nguyện đã đến tiếp tế đồ ăn thức uống giúp bà con vượt lũ.

{keywords}
Đoàn thiện nguyện giúp dân ở xã Thanh Mỹ (huyện Thanh Chương) trong đêm
{keywords}
{keywords}
Những phần xôi, nước, cơm cho những người dân ngập sâu trong nước trong đêm qua
{keywords}
Tuy khó tiếp cận vùng bị ngập nhưng đoàn thiện nguyện đã kịp thời giúp người dân ở huyện Thanh Chương có bữa ấm lòng trong những ngày chạy lũ
Hai Thứ trưởng nói về yếu tố "nhân tai" trong lũ lụt lịch sử miền Trung

Hai Thứ trưởng nói về yếu tố "nhân tai" trong lũ lụt lịch sử miền Trung

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều tối nay (30/10), vấn đề thiên tai và các công tác phòng chống giảm thiểu thiệt hại được báo chí đặc biệt quan tâm.

Quốc Huy



Theo Báo VietNamNet