Để thu phí đạt hiệu quả, các tòa soạn phải định hướng sản xuất nội dung để độc giả trả tiền là chuyên sâu vào các lĩnh vực cụ thể và phải đầu tư xứng đáng để nâng cao chất lượng bài viết.
LTS: Công tác tại tờ báo đầu tiên thực hiện thu phí độc giả ở Việt Nam, nhà báo Trần Tiến Duẩn, Tổng Biên tập Báo điện tử VietnamPlus cho rằng, thu phí độc giả là xu hướng của báo chí thế giới. Để thu phí đạt hiệu quả, các tòa soạn phải định hướng sản xuất nội dung để độc giả trả tiền là chuyên sâu vào các lĩnh vực cụ thể và phải đầu tư xứng đáng để nâng cao chất lượng bài viết. Các vấn đề lớn, nóng được đặt lên hàng đầu. VietNamNet trân trọng giới thiệu bài viết dưới đây của ông.
Đối với báo điện tử, doanh thu chủ yếu là từ quảng cáo, các hợp đồng truyền thông. Tuy nhiên, hiện nay, đang có sự chuyển dịch lớn khi các doanh nghiệp lựa chọn phương tiện quảng cáo thông qua các phương tiện truyền thông xã hội nhiều hơn thay vì quảng cáo trên báo điện tử.
Sự chuyển đổi cách thức quảng cáo và giảm sút doanh thu là bài toán kinh tế báo chí thực sự thách thức cho những người đứng đầu tòa soạn. Báo điện tử muốn tồn tại, phát triển thì cần phải tìm ra những hình thức kinh tế báo chí mới, trong đó thu phí có thể là một giải pháp cho các tờ báo điện tử tại Việt Nam.
Tổng Biên tập Báo điện tử VietnamPlus Trần Tiến Duẩn |
Thu phí ở Báo điện tử VietnamPlus
Không ít tờ báo trên thế giới như Wall Street Journal, New York Times, Washington Post (Mỹ), Financial Times, The Economist (Anh), Svenska Dagbladet và Aftonbladet New Media (Thụy Điển), Folha de São Paulo (Brazil)... đã sớm thành công với mô hình thu phí trên nền tảng digital, trước khi mức tăng trưởng doanh thu quảng cáo online chậm lại và thậm chí đi xuống trong những năm gần đây.
Ngoài ra, một thực tế phũ phàng nổi lên vài năm gần đây là đến 75-80% doanh thu quảng cáo digital chảy vào túi hai ông lớn Google và Facebook. Cũng vì thế, các báo nhận thấy không thể lệ thuộc doanh thu quảng cáo được nữa, cho nên thu phí độc giả thực sự trở thành một xu hướng của báo chí thế giới.
Năm 2019, doanh thu quảng cáo trực tuyến Việt Nam ước khoảng 648 triệu USD, trong đó Facebook chiếm 275 triệu USD, Google 174,9 triệu USD, các đơn vị trong nước chiếm chỉ 180,9 triệu USD. |
VietnamPlus là tờ báo điện tử đối ngoại quốc gia trực thuộc TTXVN. Chính vì vậy, tờ báo có được nhiều thuận lợi do có hệ thống nguồn thông tin của TTXVN và từ 90 cơ quan thường trú trong và ngoài nước. Do vậy, VietnamPlus càng có nhiều ưu thế khi xây dựng được nội dung mang tính chuyên biệt, chuyên sâu đối với sản phẩm thu phí của mình, tạo ra sản phẩm “hàng hóa” có giá trị và và giá trị sử dụng cao, nhắm tới nhiều đối tượng sẵn sàng trả phí để sở hữu bài viết hay tin tức khác biệt đó.
Ngày 20/6/2018, Báo điện tử VietnamPlus của TTXVN trở thành cơ quan báo chí đầu tiên và duy nhất của Việt Nam thu phí đọc nội dung trên nền tảng digital. Mỗi ngày, VietnamPlus mới chỉ phát khoảng 5-10 bài thu phí, gồm những bài phân tích chuyên sâu, phỏng vấn độc quyền... do tòa soạn tự sản xuất, hoặc dịch lại theo nhượng quyền của các đơn vị báo chí lớn trên thế giới. Vì số lượng tin bán ít nên không ảnh hưởng đến việc cung cấp thông tin thiết yếu phục vụ độc giả và vẫn đảm bảo đúng tôn chỉ cũng như định hướng của TTXVN.
Giao diện trang thu phí của báo VietnamPlus |
Những nội dung mà VietnamPlus đã và đang thực hiện thu phí tập trung vào 4 mảng chính: Chính trị - xã hội, thế giới, kinh tế - công nghệ và văn hóa - thể thao. Các bài viết này được phân tích dưới nhiều góc nhìn đa chiều, và quan trọng hơn có nhiều thông tin mang tính độc quyền bởi được các phóng viên thường trú ở nước ngoài cung cấp nhanh chóng, kịp thời, thông tin đặc sắc thu hút sự quan tâm của công chúng.
Về tổ chức truy cập, trong khi The Straits Times và các báo điện tử thu phí khác thường đặt lẫn nội dung thu phí và miễn phí lên cùng một địa chỉ truy cập, thì Vietnam Plus tách biệt phần thu phí vào địa chỉ https://pay.vietnamplus.vn và miễn phí tại https://vietnamplus.vn.
Điều này để tránh gây phản cảm cho độc giả chưa quen với việc trả phí đọc báo điện tử, nhưng cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng quảng bá chéo cho thu phí. Sắp tới tòa soạn cũng đang có kế hoạch thay đổi để cho phép đọc được một phần, tạo nên sự gợi mở để người dùng sẵn sàng trả phí.
Bước đầu đi trên con đường mới, Báo điện tử VietnamPlus đã không ngừng học hỏi từ những mô hình thu phí báo điện tử trên thế giới, nghiên cứu nhu cầu thông tin của độc giả trong nước để xây dựng và phát triển mô hình này tại ngay chính tờ báo của mình.
Hiện VietnamPlus sử dụng nhiều chiến lược nhằm đạt các mục tiêu của mình: Bản tin định kỳ, thông tin về những chủ đề chuyên biệt (chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học) lôi kéo thuê bao nhằm vào từng đối tượng khách hàng và nhằm vào từng nhóm khách hàng cụ thể trên Facebook, Google không qua quảng cáo để đưa nội dung đăng tải của mình đến với khách hàng mới tiềm năng.
Vietnamplus hướng đến mục tiêu tiếp tục sản xuất những nội dung dài, có chất lượng như mega- story, long-form và không chỉ bó hẹp nội dung với kinh tế, tài chính, chiến lược, bí quyết kinh doanh mà còn mở ra các lĩnh vực khác như công nghệ, thể thao, giải trí, chính trị, những xu hướng mới, thông tin dự báo... và thu phí từ những bài báo này.
Một số vấn đề đặt ra trong thu phí báo điện tử
Trong hoạt động kinh tế báo chí, để thu phí đạt hiệu quả, các tòa soạn phải định hướng sản xuất nội dung để độc giả trả tiền là chuyên sâu vào các lĩnh vực cụ thể và phải đầu tư xứng đáng để nâng cao chất lượng bài viết. Các vấn đề lớn, nóng được đặt lên hàng đầu, nếu không sẽ chẳng có lý do gì thuyết phục mọi người đăng ký mua. Bởi những độc giả có khả năng trả phí thường là doanh nghiệp, nhà nghiên cứu, cơ quan báo chí, những người có thu nhập và trình độ cao, họ cần thông tin từ các chuyên gia, nhà quản lý, bình luận về một chủ đề quan trọng đối với họ.
Một tin thu phí của báo điện tử VietnamPlus |
Qua thăm dò, khảo sát những tập thể, cá nhân mua tin của VietnamPlus, họ nhận định các tin bán có hàm lượng thông tin cao, đi sâu vào một lĩnh vực, vấn đề mà dư luận, xã hội đang quan tâm. Những tin như thế họ chấp nhận chi trả cho nguồn tin mà họ đang sử dụng. Qua đây, VietnamPlus cũng xác định, tin bán phải tập trung vào độc giả, phải tìm cách xác định được độc giả của họ cần gì. Độc giả sẽ bỏ tiền khi họ đã thực sự tin tưởng là mình có được những nguồn tin giá trị, chất lượng. Và câu hỏi đặt ra là: làm sao có thể tạo ra nhiều “hàng hóa” đủ hấp dẫn với người dùng, khiến họ phải “móc túi” trả tiền?
Người trả tiền mua nội dung cần chất lượng cao chứ không cần giá rẻ. Những độc giả trả tiền mua nội dung vì nguồn tin đó giúp họ nắm bắt thông tin và đăng tải về những vấn đề mà họ quan tâm. Và độc giả đánh giá cao nội dung độc quyền mà họ được tiếp cận hơn là những lợi ích phụ trợ như các món quà tặng khuyến mại khi đăng ký. Các độc giả trả phí phát đi tín hiệu rõ ràng rằng các cơ quan báo chí muốn tăng trưởng thì không thể cắt giảm chi phí. Việc thu hút độc giả trả phí đòi hỏi phải đầu tư vào nội dung chất lượng cao và tập trung đáp ứng nhu cầu của độc giả.
Việc thuyết phục độc giả chịu bỏ tiền trong khi họ đã quá quen với những thông tin miễn phí là điều không dễ dàng, nên việc VietnamPlus đi tiên phong trong lĩnh vực này cũng là nhằm giúp cho độc giả làm quen với việc đọc báo trả tiền. Những nội dung cần phải biết đã biến độc giả miễn phí thành những độc giả trả tiền. Nội dung đủ thông tin, sâu sắc, chuyên biệt thúc đẩy độc giả rút hầu bao, đó là chìa khóa để giữ chân độc giả. Nó còn là việc biến thói quen của độc giả thành thói quen của chúng ta, dễ hiểu rằng khi độc giả chấp nhận trả tiền cho một thông tin đồng nghĩa với việc đó là hành động chi trả cho thói quen của chính mình. Do vậy, Báo điện tử VietnamPlus cũng chú trọng tập trung vào thói quen của độc giả. Thói quen là cách tốt nhất để gia tăng mức độ tương tác.
Ngoài ra, một khó khăn trong bán tin là do giới hạn công nghệ. Thời điểm mới xây dựng thu phí, phương thức của VietnamPlus còn bị giới hạn chỉ bằng di động từ một nhà mạng. Hiện nay, các cổng thanh toán đã được mở rộng, cho phép đa dạng các phương thức thanh toán khác như thẻ ngân hàng, ví điện tử, QR code... VietnamPlus đang có kế hoạch để nâng cấp hệ thống thanh toán.
Hơn nữa, thực tế là chuyện bản quyền ở Việt Nam là vấn đề khó giải quyết trong rất nhiều năm qua. Một bài báo hay vừa đăng ở một báo nào đó ngay lập tức sẽ nhanh chóng bị coppy nguyên xi. Nếu chăng một tờ báo nào đó có khóa những bài viết đặc sắc của mình và chỉ cung cấp cho những độc giả đã trả tiền thì cũng khó khả thi, bởi một website tổng hợp thông tin chỉ cần bỏ ít tiền để vào đọc và “cắt dán” thì ngay lập tức, thông tin này sẽ không còn là "độc" nữa. Chính vì những nguyên nhân này, dễ hiểu khi xu hướng thu phí độc giả đọc báo điện tử ở Việt Nam dễ bị thất bại ngay từ trong trứng nước.
Việc thu tiền từ bạn đọc trực tuyến ở Việt Nam hiện nay rất khó nhưng nếu muốn thay đổi cơ cấu doanh thu thì các cơ quan báo chí phải bắt tay vào làm. Quan trọng nhất là phải bảo vệ được bản quyền, không để xảy ra tình trạng một bài báo hay bị hàng chục trang mạng khác cắt về, dán lên trang của mình một cách thoải mái. Việc khóa bài, mời mua báo trực tuyến cần phải được tiến hành đồng thời ở nhiều báo mới tạo hiệu ứng tích cực.
Trần Tiến Duẩn
Chuyển đổi số trong hoạt động báo chí phải được tính đến trước tiên
Cần thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ mới, tìm kiếm đối tác, chuẩn bị nguồn lực để phát triển báo điện tử ... Đó là ý kiến đáng lưu tâm trong việc tìm kiếm nguồn thu phù hợp cho các cơ quan báo chí.
Đi tìm lời giải cho bài toán kinh tế báo chí
Làm kinh tế trong báo chí là nhu cầu cần thiết của nền kinh tế, song trên thực tế, câu chuyện kinh tế báo chí vẫn còn nhiều tâm tư, cần có sự thay đổi từ nhiều bên liên quan.
Nhà báo Lê Xuân Sơn: 'Báo chí đen' đang ở mức nghiêm trọng
Nhà báo Lê Xuân Sơn, Tổng Biên tập báo Tiền phong nói, ngay cả tờ báo của ông cũng bị báo chí đen đe dọa sau khi lời mời chào quảng cáo của họ bị từ chối.
Lời gan ruột của doanh nghiệp về 'báo chí đen' sau khi bị dọa
Nhiều doanh nghiệp khắp cả nước gửi lời cảm ơn báo VietNamNet sau loạt bài về “báo chí đen”. Họ chia sẻ câu chuyện của mình với nỗi ám ảnh vì bị đe dọa “nếu không ngoan”.
Làm báo đúng tôn chỉ mục đích sẽ hạn chế nạn "hổ báo cáo chồn"
Thực trạng một số phóng viên quấy nhiễu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không phải là chuyện mới. Ngay cả khi chủ trương quy hoạch báo chí đang diễn ra quyết liệt những hành vi này chưa thấy có dấu hiệu thuyên giảm.
Lãnh đạo các Sở TT&TT lên tiếng về nạn "hổ báo cáo chồn"
Lãnh đạo Sở TT&TT các tỉnh Quảng Nam, TP.HCM, Đà Nẵng nêu thực trạng, nhiều cơ quan báo chí hoạt động trên địa bàn mà chưa thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích dẫn đến tình trạng lợi dụng danh nghĩa báo chí nhũng nhiễu doanh nghiệp.
Cảnh báo một bộ phận nhà báo ‘mắt cú, lòng đen, bút chém, túi đầy’
Nhiều doanh nghiệp thời nay không sợ thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng, mà lo sợ nhất là một bộ phận phóng viên, nhà báo “mắt cú, lòng đen, bút chém, túi đầy”.
Phát cả tờ rơi xuống từng xã để nhận diện... phóng viên
Khu vực Bắc Trung Bộ là nơi có nhiều văn phòng thường trú, văn phòng đại diện và có hàng trăm nhà báo, phóng viên hoạt động. Đau lòng, khi có nơi chính quyền phải in cả tờ rơi xuống từng xã nhận diện đâu là phóng viên thật, giả...
“Nội soi" tình trạng báo chí quấy nhiễu doanh nghiệp
“Có lần chúng tôi gặp một sự cố nhỏ về môi trường. Một phóng viên gọi đến dọa rằng không ký hợp đồng 100 triệu thì “phang” bài” - Đây là một chuyện không hiếm gặp qua lời kể của một đại diện truyền thông một tập đoàn lớn.
Hàng loạt phóng viên tống tiền vướng vào lao lý
Số người làm báo bị xử tù vì tống tiền tổ chức, cá nhân không còn là cá biệt. Điều này không chỉ để lại những hệ lụy cho bản thân họ mà còn ảnh hưởng lớn đến uy tín của những người làm báo chân chính...
Theo Báo VietNamNet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét