Thứ Năm, 20 tháng 8, 2020

Hoàn thành gần 1.500 mét kè 'giải cứu' hồ Gươm khỏi sạt lở

Sau 3 tháng thi công, tuyến kè dài gần 1.500m quanh Hồ Gươm được hợp long, khớp nối cấu kiện bê tông cuối cùng vào 5h sáng nay (20/8).

XEM VIDEO:

Việc kè Hồ Gươm thuộc Dự án Xây dựng, cải tạo, chỉnh trang khu vực xung quanh hồ do UBND quận Hoàn Kiếm làm chủ đầu tư. Dự án, được triển khai thí điểm từ giữa tháng 4/2020.

Hàng chục mét bờ kè Hồ Gươm ở đoạn đường Lê Thái Tổ bị đứt gãy, gạch đá lát nằm ngổn ngang từ năm 2019 cùng một số đoạn kè bị sụt xuống tạo thành hố sâu, được gia cố tạm ở khu vực đối diện nhà hàng Thủy Tạ.

Sau khi xem xét phương án do các đơn vị tư vấn trong nước, quốc tế thiết kế và đề xuất, UBND TP Hà Nội thống nhất lựa chọn giải pháp thay thế gần 1.500m bờ kè, trong đó có 600m đã xuống cấp bằng vật liệu khối bê tông cốt sợi đúc sẵn thành các cấu kiện, mỗi cấu kiện dài 1m, cao 2,5m, nặng 2,5 tấn.

Công trình kè Hồ Gươm là công trình nhóm A, cấp quốc gia đặc biệt nên ngoài việc phải tuân thủ theo các Luật Đầu tư và Luật Xây dựng còn phải thực hiện nghiêm ngặt theo Luật Di sản văn hóa.

{keywords}
Từ sáng sớm, đơn vị thi công đã huy động máy ép thủy lực, xe cẩu cùng hàng chục công nhân phục vụ công đoạn quan trọng này.

Quận Hoàn Kiếm và đơn vị thi công đã tổ chức thi công hợp long cấu kiện bê tông cốt sợi phi kim cuối cùng trong hạng mục thi công kè Hồ Gươm.

Trao đổi với VietNamNet, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long cho biết: “Trước khi triển khai hạng mục, những cấu kiện bê tông dùng để kè Hồ Gươm và phương án thi công đã được các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực xây dựng phân tích, đánh giá và thẩm định chất lượng.

Qua theo dõi, chúng tôi đánh giá hạng mục kè đã phù hợp với cảnh quan UBND quận đề ra ban đầu”.

 Bờ kè sau khi chỉnh trang vẫn giữ được dáng vẻ mềm mại đặc trưng ven hồ. Dự kiến đến 31/8, tất cả các hạng mục còn lại quanh Hồ Gươm sẽ thi công xong.

{keywords}
Sau những công đoạn kiểm tra cuối cùng, khối bê tông mái vát đúc sẵn, cao 2,5m,  được ép từ từ xuống đáy hồ

Ông Trần Huy Ánh (Hội Kiến trúc sư Hà Nội) cho hay: “Tôi đánh giá cao vật liệu sử dụng kè hồ và phương án thi công. Đặc biệt, sau khi hoàn thành hạng mục kè, không ảnh hưởng nhiều đến diện tích mặt nước và cảnh quan quanh khu vực Hồ Gươm”.

{keywords}
Khối bê tông được từ từ hạ xuống. Các cấu kiện bê tông để kè Hồ Gươm được sử dụng công nghệ bê tông cốt sợi hoàn toàn mới, đây là công nghệ vượt trội nhất của cấu kiện kè đúc sẵn cốt sợi (cốt phi kim), không dùng cốt thép nên chống được thấm, chống ngấm và chống ăn mòn
{keywords}
Sản phẩm chịu tác động của môi trường xung quanh, lắp ghép các khối khối rỗng, trọng lượng không quá nặng nên tính ổn định cao và bền vững hơn
{keywords}
Để bảo đảm tiêu chí không xâm lấn diện tích lòng hồ, đơn vị thi công phải rất cẩn trọng công tác trắc địa để xác định vị trí đặt kè, bảo đảm không xâm phạm vào mốc di sản, không thu hẹp lòng hồ. Đây là công đoạn không được phép sai số dù chỉ là 1cm
{keywords}

Thành Nam - Đình Hiếu

Hà Nội cam kết với Thủ tướng bảo vệ hồ Gươm khi thi công ga ngầm

Hà Nội cam kết với Thủ tướng bảo vệ hồ Gươm khi thi công ga ngầm

TP Hà Nội khẳng định vị trí đặt ga ngầm C9 là phương án tối ưu, đảm bảo hiệu quả kinh tế, ảnh hưởng thấp nhất đến di tích hồ Hoàn Kiếm và khu dân cư phố cổ.



Theo Báo VietNamNet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét