Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, có 3 hình thức kỷ luật cán bộ nghỉ hưu gồm: Kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, xoá tư cách chức vụ đã đảm nhiệm.
Cán bộ về hưu bị phát hiện vi phạm có thể bị xóa tư cách chức vụ
Điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức là bổ sung các hình thức kỷ luật với cán bộ nghỉ hưu nếu bị phát hiện vi phạm trong thời gian công tác trước đó.
Cán bộ vi phạm tùy vào tính chất, mức độ nghiêm trọng có thể bị xử lý hình sự, hành chính hoặc kỷ luật.
Cán bộ nghỉ hưu bị phát hiện vi phạm vẫn bị xử lý |
Ba mức kỷ luật cán bộ nghỉ hưu có vi phạm gồm: Khiển trách, cảnh cáo, xoá tư cách chức vụ đã đảm nhiệm.
Ngoài ra, Luật sửa đổi cũng nêu rõ, cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành vi vi phạm trong thời gian công tác trước ngày 1/7/2020 cũng được thực hiện theo quy định của Luật này.
Với cán bộ đương chức, Luật vẫn giữ 6 mức kỷ luật gồm: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc.
Chính thức bỏ chế độ biên chế suốt đời với viên chức
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức tác động không nhỏ đến viên chức.
Từ ngày 1/7/2020, hợp đồng không xác định thời hạn (chế độ biên chế suốt đời) chỉ còn được áp dụng với 3 trường hợp sau đây: Viên chức được tuyển dụng trước ngày 1/7/2020; cán bộ, công chức chuyển thành viên chức; người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Tăng mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân lên 11 triệu/tháng
Nghị quyết Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực từ 1/7, quy định mức giảm trừ đối với người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm).
Như vậy, mức giảm trừ để nộp thuế thu nhập cá nhân của mỗi người đã tăng lên 2 triệu đồng/tháng và giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc tăng 800.000 đồng mỗi tháng so với quy định cũ.
Thêm nhiều trường hợp tạm hoãn nghĩa vụ dân quân tự vệ
Tại kỳ họp thứ 8, ngày 22/11/2019, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Dân quân tự vệ . Luật này có hiệu lực từ ngày 1/7/2020.
So với hiện nay, Luật này được áp dụng, sẽ có thêm nhiều trường hợp được tạm hoãn nghĩa vụ dân quân tự vệ như: Nam giới một mình nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi; người có chồng hoặc vợ là công chức, viên chức, công nhân quốc phòng đang phục vụ trong quân đội, công an; lao động chính duy nhất trong hộ cận nghèo...
Cấp hộ chiếu gắn chíp điện tử
Ngày 1/7, Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam có hiệu lực. Theo luật này, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp loại hộ chiếu có gắn chíp điện tử hoặc không gắn.
Trẻ trẻ em dưới 14 tuổi không được cấp loại hộ chiếu này nhưng có thể được cấp hộ chiếu theo thủ tục rút gọn với thời hạn là 5 năm.
Hộ chiếu có gắn thiết bị điện tử lưu giữ thông tin được mã hóa của người mang hộ chiếu và chữ ký số của người cấp. Đây là loại hộ chiếu chống nguy cơ làm giả, tạo thuận lợi cho công dân khi làm thủ tục xuất nhập cảnh tại cửa khẩu.
Cục xuất nhập cảnh, Bộ Công an cho hay, công dân khi sử dụng hộ chiếu điện tử sẽ có nhiều lợi ích so với hộ chiếu truyền thống. Các nước tiên tiến trên thế giới đều khuyến khích công dân sử dụng bởi sự nhanh chóng, tiện lợi. Đồng thời, tạo điều kiện cho công dân các nước trong việc cấp visa, các thủ tục về xuất nhập cảnh.
Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Ngãi đột quỵ trong phòng làm việc
Sáng nay (1/7), nguồn tin của VietNamNet cho biết, ông Phạm Thanh Tùng, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Ngãi bất ngờ đột quỵ trong phòng làm việc nghi do tai biến mạch máu não
Bảo Ngọc
Theo Báo VietNamNet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét