Thứ Ba, 28 tháng 4, 2020

Đấu giá lại dự án trăm tỷ, Thái Bình thất thu hàng chục tỷ ngân sách

 Dự án hàng trăm tỷ được đưa ra đấu giá lại. Mức bỏ giá trúng cao hơn giá khởi điểm là… 200 đồng. Lỗ hổng trong quản lý, tổ chức đấu giá khiến Thái Bình thất thu hàng chục tỷ đồng ngân sách.

Kết quả đấu giá dự án phát triển nhà ở thương mại tại xã Đông Mỹ (TP Thái Bình) bị UBND tỉnh Thái Bình hủy do đơn vị trúng thầu gian lận từ quy trình làm hồ sơ, sau đó đã bị CQĐT Công an tỉnh khởi tố vụ án, khởi tố bị can.

Tháng 2 năm nay, dự án này được đưa ra đấu giá trở lại với mức khởi điểm là 11 triệu đồng/m2.

{keywords}
Khu đất hơn 7,1ha làm dự án nhà ở thương mại tại xã Đông Mỹ

Ngày 1/4, Chủ tịch UBND tỉnh ký quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá của công ty CP Bất động sản Mỹ (trụ sở tại Hà Nội). Mức đấu giá trúng là 11.000.200 đồng/m2, cao hơn giá khởi điểm 200 đồng/m2.

Chủ tịch UBND xã Đông Mỹ Phạm Bình Đãng cho hay, xã được nhận thông báo kết quả từ Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản gửi xuống. Tuy nhiên, ông không nắm được thông tin về cuộc đấu giá này. Dự án được thực hiện từ việc thu hồi đất nông nghiệp của người dân, mức đền bù hơn 68 triệu đồng/sào.

Một cán bộ địa chính xã cho biết, thời điểm năm 2017, có khoảng hơn 20 hộ dân không đồng tình với giá đền bù, UBND TP Thái Bình phải tổ chức cưỡng chế thu hồi.

Bất thường

Dự án khu nhà ở thương mại xã Đông Mỹ được đưa ra đấu giá với nhiều vấn đề được cho là bất thường. Ngoài việc giá đấu trúng chênh lệch rất thấp so với giá khởi điểm (gần như bằng 0), hai mức giá được chọn là giá khởi điểm của cùng một dự án cũng có sự khác biệt.

{keywords}
Mức giá khởi điểm để đem ra đấu giá dự án này vênh nhau gần 1,5 lần được cho là điều bất thường trong khâu thẩm định giá tài sản

Cụ thể, giá đưa ra đấu giá lần 1 (vào tháng 7/2019) là hơn 7,5 triệu đồng/m2; giá khởi điểm đấu giá lần 2 (tháng 2/2020) là 11 triệu đồng/m2.

So sánh với bảng giá đất được UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt ở thời điểm năm 2019 và 2020, đất tại xã Đông Mỹ có giá từ 12 cho đến 13 triệu đồng ở vị trí 1 (tiếp giáp trục đường giao thông chính); hệ số K tại khu vực (năm 2018)  là 1,6 lần; mức giá đưa ra đấu giá vẫn thấp hơn so với khung giá được tỉnh quy định.

Với kết quả đấu giá trúng lần 2, dù giá khởi điểm cao hơn, Thái Bình thất thu ngân sách hàng chục tỷ đồng.

Một chuyên gia về quản lý đất đai cho biết, công tác thẩm định giá để đưa ra mức giá khởi điểm của dự án của Thái Bình là “rất có vấn đề”.

“Giá đất của dự án đem ra đấu giá được hình thành từ “khung giá đất x hệ số K”, ngoài ra có liên quan tới lợi thế so sánh, vị trí lô đất, tính chất của khu đất, quy hoạch trong tương lai gần… Tuy nhiên, cùng 1 dự án nhà ở thương mại nhưng mức giá khởi điểm có vênh nhau gần 1,5 lần, đó là một vấn đề mâu thuẫn”.

Trái đắng

Chia sẻ với VietNamNet, một chủ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình (đề nghị giấu tên) cho biết, “có rất nhiều vấn đề” trong công tác đấu giá đất tại tỉnh này.

{keywords}
Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Thái Bình

Khoảng tháng 6/2019, Phạm Trường Nam (công ty Bảo Ngọc) rủ ông tham gia góp vốn để đấu giá dự án này.

“Dự án này rất ngon ăn. Chúng tôi trả giá bằng thật để trúng bằng được, vì chắc chắn sẽ thắng lớn, chí ít cũng phải lãi 70 - 100 tỷ đồng. Đất khu vực quanh đấy đang bán trên 20 triệu đồng/m2 mà không có hạ tầng. Dự án này là khu đô thị, có công viên, trường học, Trung tâm hành chính tỉnh sắp chuyển sang khu vực này, giá trị của nó sẽ tăng gấp nhiều lần”.

{keywords}
Quảng trường tỉnh Thái Bình tại phường Hoàng Diệu

Ông cũng cho biết lý do chịu mất cọc hàng chục tỷ đồng: "Có nhiều chuyện phía sau, chúng tôi biết nên thà chịu mất tiền còn hơn, chứ vài ba anh em tôi sao không bỏ ra được vài trăm tỷ để mua đứt lại dự án này. Vừa giờ họ đấu lại, giá khởi điểm nhìn thì cao hơn giá cũ, nhưng giá đấu trúng lại gần như bằng 0”. 

Thái Bình có một tổ thẩm định để thẩm định hồ sơ pháp lý, năng lực tài chính của các pháp nhân tham gia đấu giá các dự án lớn, do một Phó giám đốc Sở TN&MT là tổ trưởng; các Sở Tài chính, Tư pháp, Công thương, Kế hoạch Đầu tư, Cục Thuế, Ngân hàng… tham gia theo góc độ chuyên môn. Nhưng, vì sao một dự án hàng trăm tỷ ở Đông Mỹ lại “để lọt” một nhà đầu tư làm giả hồ sơ năng lực, trúng đấu giá sau đó bỏ cọc, phải hủy kết quả đấu giá trúng?

Phó giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Thái Bình Phạm Cao Quân cho biết, mỗi đơn vị theo chức năng nhiệm vụ sẽ thẩm định hồ sơ đơn vị tham gia đấu thầu, sau đó tổng hợp, báo cáo lên UBND tỉnh. Nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm pháp lý về hồ sơ dự thầu của họ.

Tuy nhiên, ông Quân xác nhận, việc “thẩm định” của tổ này chủ yếu dựa trên hồ sơ, thông tin pháp nhân mà doanh nghiệp gửi đến, chứ không đến kiểm tra tận doanh nghiệp.

Còn theo Phó giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Văn Nho, tổ chỉ thẩm định hồ sơ pháp lý của pháp nhân (doanh nghiệp/tổ chức) tham gia đấu giá chứ không thẩm định hồ sơ đấu giá của cá nhân. 

Từ vụ Nguyễn Xuân Đường, lộ lỗ hổng trong đấu giá đất ở Thái Bình

Từ vụ Nguyễn Xuân Đường, lộ lỗ hổng trong đấu giá đất ở Thái Bình

Không phải đến khi vụ án Nguyễn Xuân Đường - Nguyễn Thị Dương được Công an tỉnh Thái Bình khởi tố, những lỗ hổng trong hoạt động đấu giá đất tại Thái Bình mới bộc lộ.

Thái Bình



Theo Báo VietNamNet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét