Thứ Năm, 2 tháng 1, 2020

Xử phạt vi phạm giao thông 2020, ma men lái ô tô bị phạt tới 40 triệu

Quy định từ ngày 1/1/2020, hành vi điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn bị nghiêm cấm nhận được nhiều ý kiến ủng hộ. 

Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông (Bộ GTVT) Nguyễn Văn Thạch cho biết, trước đây luật Giao thông đường bộ quy định, chỉ người đi ô tô có nồng độ cồn bằng 0, còn xe máy vẫn cho phép 50mg/100ml máu hoặc 0,25g/1 lít khí thở.

Tuy nhiên, trong quy định luật Phòng chống tác hại rượu bia quy định có hiệu lực từ 1/1/2020, tất cả các phương tiện kể cả xe đạp, xe máy nồng độ cồn đều bằng 0 hết.

Nghị định 100/2019 thay thế nghị định 46/2016 có hiệu lực từ 1/1/2020, quy định mức xử phạt cao hơn nhiều đối với nhiều vi phạm giao thông.

Cụ thể, người đi xe đạp có nồng độ cồn trong máu sẽ bị phạt mức từ 400.000 - 600.000 đồng.

Đối với người đi ô tô, nếu sử dụng rượu bia mức phạt cao nhất có thể lên tới 40 triệu đồng và thu GPLX 2 năm.

Đối với xe máy trước đây cao nhất chỉ phạt 3 - 4 triệu nhưng hiện nay được nâng mức phạt lên 8 triệu và thu GPLX 2 năm.

{keywords}
Kiểm tra nồng độ cồn

"Thực tế có nhiều vụ tai nạn thương tâm do ô tô tránh người đi xe đạp say rượu. Do vậy, việc xử phạt là cần thiết", ông Thạch nói.

Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT quốc gia Khuất Việt Hùng nói thêm, có ý kiến cho rằng chúng ta quá khắt khe khi quy định nồng độ cồn bằng 0 đối với người đi xe đạp, xe máy. Tuy nhiên, nhiều ý kiến đồng thuận cho rằng, để ngăn chặn tai nạn, bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho người vi phạm và những người khác, việc cấm uống rượu khi lái xe là cần thiết.

"Chúng ta quy định thế này được nhân dân ủng hộ thì cứ thế mà làm. Sinh mạng con người là trên hết nên cần có giải pháp để giảm thiệt hại về sinh mạng con người được chừng nào đáng quý chừng đó", ông Hùng nói.

Xử lý nghiêm vi phạm nồng độ cồn

Ông Hùng thông tin thêm, hiện Bộ Công an đã chỉ đạo CSGT ra quân đợt cao điểm xử lý vi phạm từ ngày 15/12, trong đó chú trọng xử lý vi phạm nồng độ cồn.

Quan điểm của Bộ Công an rất rõ là tập trung xử lý, kể cả đặt chốt ở gần những nhà hàng, quán nhậu. Sự ủng hộ của người dân về xử lý người vừa nhậu xong lại lái xe là rất lớn. 

Ông Hùng cho rằng, đây là chủ trương rất thuận lòng dân trong giai đoạn này. Bộ Công an sẽ làm đều tay và xác định sẽ duy trì lâu dài. Số 1 trong các nhiệm vụ đảm bảo an toàn giao thông của năm 2020 là xử lý vi phạm nồng độ cồn.

Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đã nói rất rõ, phải xác định việc dừng xe, xử phạt nghiêm với những hành vi vi phạm, ngăn chặn người có nồng độ cồn tiếp tục lái xe là món quà Tết có ý nghĩa và nhân văn nhất. Bởi việc này ngăn ngừa được tai nạn, đem lại an toàn cho người vi phạm và cộng đồng.

'Trưa nay không uống rượu bia, sao vẫn có nồng độ cồn?'

'Trưa nay không uống rượu bia, sao vẫn có nồng độ cồn?'

 Dù thổi lại nhiều lần nhưng kết quả vẫn là có nồng độ cồn trong hơi thở. Lái xe Nguyễn Văn An bị tạm giữ xe 7 ngày, tước giấy phép lái xe và phạt 2,5 triệu đồng.  

Gia Văn 



Theo Báo VietNamNet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét