Tại kỳ họp bất thường sáng nay, HĐND TP Hà Nội đã thông qua việc sáp nhập, đặt tên và đổi tên thôn, tổ dân phố đối với 12 huyện, thị xã.
Cụ thể, Ba Vì (sáp nhập 13 thôn thành 6 thôn mới), Chương Mỹ (sáp nhập 19 thôn thành 9 thôn mới), Gia Lâm (13 thôn, tổ dân phố thành 6 thôn, tổ dân phố mới), Mê Linh (sáp nhập 6 thôn, tổ dân phố thành 3 tổ dân phố mới), Phú Xuyên (sáp nhập 6 thôn, tổ dân phố để thành lập 3 thôn, tổ dân phố mới).
Tại Phúc Thọ sáp nhập 31 thôn, tổ dân phố để thành 16 thôn, tổ dân phố mới; Quốc Oai sáp nhập 12 thôn để thành 6 thôn mới; Sóc Sơn sáp nhập 30 thôn, tổ dân phố thành 14 thôn, tổ dân phố mới; Thạch Thất sáp nhập 134 thôn, tổ dân phố thành 60 thôn, tổ dân phố mới; Thanh Trì sáp nhập 35 thôn, tổ dân phố thành 14 thôn, tổ dân phố mới; Thường Tín sáp nhập 4 thôn tổ dân phố thành 2 thôn mới và thị xã Sơn Tây sáp nhập 45 thôn, tổ dân phố thành 20 thôn, tổ dân phố mới.
Hà Nội giảm 189 thôn, tổ dân phố sau khi sáp nhập |
Như vậy, số thôn, tổ dân phố thực hiện sáp nhập năm 2019 là 348 (263 thôn, 85 tổ dân phố). Số thôn, tổ dân phố thành lập mới sau khi sát nhập là 159 (123 thôn, 36 tổ dân phố); Số thôn, tổ dân phố đổi tên là 53.
Sau khi thực hiện sáp nhập, toàn TP đã giảm 189 thôn, tổ dân phố (140 thôn, 49 tổ dân phố).
HĐND TP cũng thống nhất với đề án kiện toàn, sắp xếp, sáp nhập, thành lập mới các thôn, tổ dân phố tại các quận, huyện còn lại trong năm 2020 đảm bảo đúng quy trình, thời gian theo quy định của pháp luật.
Theo thông tư số 14 được Bộ Nội vụ ban hành cuối năm 2018, quy mô số hộ gia đình để thành lập thôn mới ở đồng bằng sông Hồng là 300 hộ trở lên; thành lập tổ dân phố mới thuộc TP Hà Nội là 450 hộ trở lên. Những thôn, tổ dân phố hiện nay có quy mô hộ gia đình dưới 50% quy định trên thì phải sáp nhập với thôn, tổ dân phố liền kề.
Thêm 11 tỉnh sáp nhập huyện xã, mất 5 năm sắp xếp cán bộ dôi dư
100% thành viên UB Thường vụ QH sáng nay đồng ý thông qua nghị quyết phê duyệt đề án sắp xếp các huyện, xã của 11 tỉnh, thành.
Hương Quỳnh
Theo Báo VietNamNet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét