Thứ Ba, 30 tháng 11, 2021

Lũ ngập trăm nhà ở Phú Yên, người dân chạy lụt kẹt giữa đường

Mưa lớn cộng với nước xả lũ từ các hồ thủy điện, hồ chứa thủy lợi khiến nhiều vùng ở tỉnh Phú Yên ngập sâu, có nơi nước ngập đá mái nhà.

Ngày 30/11, ông Phạm Đại Dương, Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên đã kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống mưa lũ.

Tại các điểm xung yếu, ngập sâu, ông Dương yêu cầu Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn các địa phương theo dõi sát diễn biến mưa lũ, có biện pháp ứng phó kịp thời. Ông cũng yêu cầu huy động lực lượng vũ trang, thanh niên xung kích và phương tiện về tận cơ sở, vùng trũng thấp để hỗ trợ, giúp nhân dân sơ tán đến nơi an toàn. 

Trong kiểm tra thực tế, Bí thư Phú Yên chỉ đạo phải đảm bảo hỗ trợ nhu yếu phẩm cho các hộ bị cô lập; bố trí lực lượng đảm bảo an toàn tại các khu vực nước lớn chảy xiết, ngập sâu và các điểm tiềm ẩn nguy cơ về tai nạn do thiên tai gây ra.

Trực tiếp kiểm tra tình hình mưa lũ tại các huyện Phú Hòa, Sơn Hòa và Đồng Xuân, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Hữu Thế yêu cầu, các địa phương khẩn trương thống kê và di dời người dân cùng tài sản đến nơi an toàn, thực hiện trước 16h ngày 30/11, nhất là ở vùng thấp.

{keywords}
Nhiều nơi tại tỉnh Phú Yên ngập sâu

Khi thực hiện di dời người dân phải đảm bảo các biện pháp an toàn phòng, chống dịch Covid-19.

Với những tuyến giao thông ngập nặng phải bố trí lực lượng chốt chặn, cảnh báo; tuyệt đối không để người dân và các phương tiện giao thông đi vào vùng nguy hiểm. Ban chỉ huy phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các địa phương phải duy trì và thực hiện "4 tại chỗ" để ứng phó với mọi tình huống thiên tai do mưa lũ gây ra.

Tại huyện Sơn Hòa, nơi có thủy điện Sông Ba Hạ đang xả lũ và vận hành máy 7.500m3/s, nước sông Ba lên nhanh, người dân chạy lũ bị nước lũ chặn lại, kẹt giữa đường.

Ông Trần Lê Kha, ở thị trấn Củng Sơn (huyện Sơn Hòa) cho hay, nước lên nhanh quá, người dân ở Bãi Điều chạy lũ lên vùng cao bị kẹt giữa con đường 24/3 và đường Trần Phú, thị trấn Củng Sơn.

Phía dưới thị trấn nằm ven sông Ba là thôn Thạnh Hội, xã Sơn Hà, nước lũ lên sát mái nhà, bà con chạy không kịp.

Chủ tịch huyện Sơn Hòa Tô Phương Bắc cho biết, địa phương đã phát thông báo cảnh báo lũ cho người dân ở các khu vực thấp trũng biết và chủ động ứng phó.

Theo thống kê có hơn 1.000 hộ dân với hơn 4.100 nhân khẩu phải di dời đến nơi an toàn nếu lũ tiếp tục lên cao. Chính quyền các địa phương đã chuẩn bị đầy đủ lực lượng và phương tiện, trực 24/24 giờ để ứng phó với mưa lũ.

Xuôi theo sông Ba về hạ du, tại khu vực cầu Đồng Dinh trên Quốc lộ 25 qua địa phận xã Hòa Định Tây (huyện Phú Hòa), nước lũ lên rất nhanh gây ngập từ 0,5 đến 1m khiến cho các phương tiện không thể qua lại. Có 1 xe bồn chở xăng dầu bị lật do nước lớn tràn qua mặt đường.

Còn tại huyện Đồng Xuân, khu dân cư ở xã Xuân Quang 3, Xuân Sơn Nam bị ngập nước và cô lập.

Phó Chủ tịch huyện Phạm Trung Chánh cho biết, chiều 30/11, trên địa bàn có 479 ngôi nhà bị ngập, 3 nhà tốc mái. Các tuyến đường quốc lộ 19C, ĐT 642 bị sạt lở, nước ngập chia cắt giao thông

Theo phòng điều độ Điện lực Phú Yên, chiều tối cùng ngày, trên địa bàn tỉnh có 19/110 xã, phường bị mất điện.

Một số hình ảnh ngập lụt tại tỉnh Phú Yên:

{keywords}
Người dân ở Bãi Điều, thị trấn Củng Sơn (huyện Sơn Hòa) chạy lũ lên vùng cao bị kẹt giữa đường
{keywords}
Người dân di dời tài sản lên đường sắt tránh lụt
{keywords}
Đi thuyền lên Trung tâm văn hóa thể thao huyện Đồng Xuân tránh lụt
{keywords}
Lùa bò lên nơi cao chạy lụt
{keywords}
Xe bồn chở xăng dầu bị lật do nước lớn tràn qua mặt đường
{keywords}
Trên địa bàn huyện Đồng Xuân có 479 ngôi nhà bị ngập sâu
{keywords}
19/110 xã, phường tại Phú Yên bị mất điện

Trâm Trân

Thuỷ điện xả lũ, phố cổ Hội An ngập nhiều nơi

Thuỷ điện xả lũ, phố cổ Hội An ngập nhiều nơi

Mưa lớn, các hồ thuỷ điện xả lũ khiến nước sông Hoài lên nhanh làm nhiều khu ở TP. Hội An (tỉnh Quảng Nam) ngập.



Theo Báo VietNamNet

Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy trèo tường, đu dây cứu nạn cứu hộ

Chiều 30/11, Trường ĐH Phòng cháy chữa cháy (Bộ Công an) tổ chức buổi diễn tập phương án ứng phó với biển đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn với các tình huống giả định.

Buổi diễn tập được tổ chức với hai tình huống giả định. Tình huống thứ nhất, xảy ra tại tổ hợp nhà chung cư cao tầng, hỏa hoạn do mưa lớn, giông bão, sét đánh làm hư hỏng đường ống dẫn gas dẫn đến sự cố. Tại thời điểm đó, có khoảng 50 người bị mắc kẹt bên trong hai tòa nhà.

Khi nhận được tin báo, lực lượng cứu nạn cứu hộ (CNCH) của Bộ Công an điều động 40 cán bộ, chiến sỹ, 6 xe CNCH và 2 xe cứu thương đến hiện trường. Các đội CNCH tổ chức thành nhiều tổ tiếp cận hiện trường và cứu nạn người mắc kẹt.

{keywords}
Lượng lượng cứu nạn cứu hộ tham gia diễn tập

Tình huống thứ hai, khi xảy ra sự cố, tai nạn giao thông liên hoàn. Do thời tiết xấu, mưa kéo dài trong nhiều ngày, trời âm u có nhiều sương, tầm nhìn hạn chế, khiến 4 xe ô tô gồm xe con, xe khách, xe tải và xe téc chở xăng đâm vào nhau. Nhiều hành khách và lái xe trên các xe này bị mắc kẹt, sự cố cháy nổ, rò rỉ hóa chất xảy ra.

Yêu cầu đặt ra, lực lượng CNCH phải giải cứu, đảm bảo an toàn cho người bị nạn, đồng thời dập tắt đám cháy xảy ra và không để hóa chất rò rỉ ra môi trường.

Sau gần hai tiếng, với các tình huống giả định được lực lượng tham gia diễn tập xử lý nhanh chóng, an toàn.

{keywords}
Thượng tướng Nguyễn Văn Sơn, Thứ trưởng Bộ Công an phát biểu 

Thượng tướng Nguyễn Văn Sơn, Thứ trưởng Bộ Công an, biểu dương những quyết tâm của Trường ĐH Phòng cháy chữa cháy, trong thời gian ngắn đã khẩn trương xây dựng phương án, luyện tập và tổ chức thực binh thành công các tình huống rất cụ thể trong công tác ứng phó thiên tai và tìm kiếm CNCH theo đúng mục tiêu, yêu cầu đề ra.

“Sau đây, tôi đề nghị Văn phòng Bộ phối hợp với trường và các đơn vị liên quan hoàn thiện, báo cáo lãnh đạo Bộ phê duyệt Kế hoạch về xây dựng, huấn luyện, huy động lực lượng dự bị thường trực của Bộ Công an, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm CNCH và xử lý các vụ cháy, nổ, tai nạn nghiêm trọng tại các địa phương”, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sơn nhấn mạnh.    

Một số hình ảnh tại buổi diễn tập:

{keywords}
Lực lượng CNCH dùng xe thang để tiếp cận giải cứu nạn nhân mắc kẹt
{keywords}
Một tổ khác cứu nạn nhân bằng đệm hơi
{keywords}
{keywords}
Khi đám cháy phát triển, cháy lan các chiến sỹ thiết lập cầu dây ngang để tiếp cận giải cứu nạn nhân
{keywords}
{keywords}
Tại tình huống tai nạn liên hoàn, lực lượng cứu hộ sử dụng kìm banh phá cửa để cứu nạn nhân
{keywords}
Các chiến sỹ triển khai thiết bị tạo màng ngăn để cô lập khu vực phát tán hóa chất
{keywords}
Đội hình phun nước, phun bọt để ngăn chặn nguy cơ cháy nổ
{keywords}
{keywords}
Sau ít phút, đám cháy từ xi téc xăng được dập tắt

Đình Hiếu

Điều tra vụ ô tô BMW bốc cháy sau tai nạn với xe tải ở Hà Nội

Điều tra vụ ô tô BMW bốc cháy sau tai nạn với xe tải ở Hà Nội

Cơ quan CSĐT Công an quận Long Biên điều tra vụ ô tô BMW bốc cháy sau tai nạn với xe tải ở Hà Nội.



Theo Báo VietNamNet

Bí thư Hà Nội: Kiểm soát chặt khi điều trị F0 thể nhẹ tại nhà

Theo Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng, điều trị F0 thể nhẹ tại nhà quan trọng nhất là kiểm soát chặt chẽ các tiêu chí, điều kiện.

Hôm nay (30/11), thảo luận tổ tại hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đánh giá quá trình phòng, chống dịch ở đợt bùng phát thứ 4 đã nảy sinh nhiều vấn đề. 

TP Hà Nội đang từng bước tháo gỡ, khắc phục phù hợp với tình hình theo hướng luôn cẩn trọng, phù hợp với chỉ đạo của Trung ương.

{keywords}
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng. Ảnh: Hà Nội mới

Theo ông Dũng, ở giai đoạn trước, TP chủ yếu cách ly F1 tại cơ sở cách ly tập trung và điều trị F0 tại các cơ sở y tế của TP và Trung ương. Song, ở giai đoạn hiện nay, Hà Nội đã chuyển hướng, cho phép một bộ phận F1 và F0 nhẹ đủ điều kiện được cách ly và tự điều trị tại nhà.

Bí thư Hà Nội khẳng định, điều này phù hợp với tình hình, phù hợp với diễn biến và xu thế chung. Trước mắt là cách ly F1 tại nhà và điều trị F0 thể nhẹ ở 26 quận, huyện.

“Hôm nay, qua thảo luận, xem xét nếu đồng ý thì cho thực hiện cách ly F1 và chữa trị F0 thể nhẹ tại nhà nếu đủ điều kiện ở 4 quận lõi", ông Dũng nói.

Ông Dũng nhấn mạnh, TP mở cửa, nới lỏng dần dần theo xu thế chung của cả nước nhưng phải kiểm soát được tình hình. Trong thời gian qua, TP đã tranh thủ củng cố y tế cơ sở, từ quận, huyện đến xã, phường, cả cơ sở vật chất, con người, thuốc men.

Theo Bí thư Hà Nội, điều trị F0 tại nhà quan trọng nhất là kiểm soát chặt chẽ các tiêu chí, điều kiện; chỉ khi đáp ứng F0 mới thực hiện.

Về nhiệm vụ thời gian tới, Bí thư Hà Nội cho hay, TP tiếp tục củng cố trạm y tế lưu động, đặc biệt là ở khu công nghiệp, nơi có nguy cơ cao, tập trung đông dân cư. TP sẽ phấn đấu mọi trạm y tế lưu động phải đảm bảo đủ số giường, đủ y, bác sĩ, đủ thuốc men.

"Phải để doanh nghiệp, người dân thấy rằng tổ chức hệ thống y tế luôn ở bên cạnh họ để họ yên tâm lao động, sản xuất. Ngược lại người dân phải có trách nhiệm với gia đình, với thành phố", lãnh đạo Thành ủy nhấn mạnh.

Bí thư Hà Nội cũng cho hay, là thủ đô nên Hà Nội làm gì cũng phải thận trọng, từng bước, đảm bảo an toàn tuyệt đối, nhất là phòng, chống dịch.

Qua công tác chống dịch ở đợt thứ 4, ông Đinh Tiến Dũng lưu ý sức chống chịu của hệ thống y tế thủ đô còn nhiều vấn đề. Trong đó, nhiều tồn tại, hạn chế từ các năm trước chưa được giải quyết triệt để. Ngành y tế, cơ quan đơn vị toàn TP vì thế phải cố gắng, xử lý công việc thực chất để đạt hiệu quả cao trong phòng, chống dịch.

Hương Quỳnh

Hà Nội có thể điều trị F0 thể nhẹ tại nhà ngay trong tuần này

Hà Nội có thể điều trị F0 thể nhẹ tại nhà ngay trong tuần này

Theo Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà, đây là quyết định quan trọng của Thành ủy, TP và phù hợp với chiến lược chống dịch trong giai đoạn hiện nay.



Theo Báo VietNamNet

Thủy điện tăng xả lũ, người dân Phú Yên vội vã dọn nhà chạy lụt

Chiều 30/11, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Yên cho biết, do mưa lớn ở thượng nguồn, nước lũ đổ về nhiều nên thủy điện xả lũ tăng dần.

Sáng 30/11, thủy điện Sông Hinh xả qua tràn 1.500m3/s, sau đó tăng dần và chạy máy 1.554m3/s.

Tại thủy điện La Hiêng 2, nước qua tràn, đã chạy máy xả về hạ du 475m3/s, sau đó tăng dần xả lũ qua tràn và chạy máy 5.400m3/s. Thủy điện Sông Ba Hạ xả lũ và vận hành máy 2.200m3/s, sau tăng lên khoảng 4.000m3/s.

{keywords}
Phía đầu nguồn thủy điện Sông Ba Hạ và thủy điện Sông Hinh xả lũ, nhiều vùng ở TP Tuy Hòa và các xã ven sông Ba ngập lụt

Ông Trần Hữu Thế, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho biết: "Chúng tôi đã thống nhất cho thủy điện Sông Hinh và Sông Ba Hạ xả lũ. Đến chiều ngày 30/11, tổng lượng về hạ du có thể lên 9.000m3/s trong vài giờ".

{keywords}
Người dân thu dọn đồ đạc chạy lũ

Với lượng xả về hạ du của 2 thủy điện như vậy, khả năng chiều tối nay, một số nơi ở TP Tuy Hòa và các xã ven sông Ba thuộc các huyện Tây Hòa, Phú Hòa, thị xã Đông Hòa sẽ bị ngập.

{keywords}
Thủy điện xả lũ, người dân nháo nhác dọn đồ tránh lũ

Không chỉ thủy điện xả lũ, 3 hồ thủy lợi lớn ở Phú Yên cũng xả tràn với lưu lượng từ 14-82m3/s, gây thêm áp lực ngập lụt cho nhiều vùng.

{keywords}
Thủy điện Sông Ba Hạ xả lũ

Ông Huỳnh Tấn Ân, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Đồng Xuân cho biết, từ sáng nay, lũ lớn trên sông Kỳ Lộ đổ về nhanh gây ngập lụt nhiều nơi. Hiện nay hồ chứa nước Phú Xuân mở hoàn toàn hai cửa xả lũ với tổng lưu lượng 551m3/s, dự báo nhiều vùng của huyện Đồng Xuân tiếp tục bị ngập sâu. Huyện đang chuẩn bị sơ tán dân vùng xung yếu.

{keywords}
Nước lũ dâng ở khu vực chợ Xéo, TP Tuy Hòa

Phía dưới huyện Đồng Xuân là huyện Tuy An, đường ĐT 641 đã bị ngập nhiều đoạn, giao thông chia cắt.

Ông Đinh Văn Thời, cán bộ tuần đường, Công ty Cổ phần và Quản lý đường bộ Phú Yên cho biết, nước lũ ở các xã An Định, An Nghiệp (huyện Tuy An) đang lên nhanh, nhiều nơi ngập sâu trên 1,5m.

Phía đầu nguồn thủy điện Sông Ba Hạ và thủy điện Sông Hinh xả lũ khiến nhiều vùng ở TP Tuy Hòa và các xã ven sông Ba thuộc các huyện Tây Hòa, Phú Hòa ngập lụt. Người dân gấp rút chuyển đồ đạc chạy lụt.

Bà Lê Thị Kim Chi, ở xã Bình Ngọc (TP Tuy Hòa) vừa dọn đồ chạy lụt vừa nói: "Nước lên nhanh quá, cả nhà tôi lo dọn dẹp mùng mền, chiếu gối, xoong nồi đưa lên xe ba gác chạy cho kịp".

Còn ông Lê Văn Khải, ở xã Hòa An (huyện Phú Hòa) cho biết: "Hồi trưa nước mới vô nửa sân, tôi vội vác bao lúa đến nhà hàng xóm có gác lửng gửi. Khi quay trở về, nước đã lên ngang đầu gối, tràn vô nửa nhà".

Hồ đập đồng loạt xả lũ, nhiều xã ở TT-Huế chìm trong biển nước

Hồ đập đồng loạt xả lũ, nhiều xã ở TT-Huế chìm trong biển nước

Mưa lớn kết hợp các hồ thủy điện, thủy lợi điều tiết nước đón lũ khiến nhiều xã thuộc huyện Quảng Điền, Phong Điền, Phú Vang… (tỉnh TT-Huế) bị ngập lụt nghiêm trọng.  

Trâm Trân



Theo Báo VietNamNet

Bà Rịa-Vũng Tàu: Lấy con người làm trung tâm phát triển, nâng cao chất lượng sống của người dân

Đảm bảo GRDP trong nhóm đầu cả nước, tạo nhiều việc làm chất lượng, ổn định với thu nhập cao… là những nội dung Dự thảo Nghị quyết về nâng cao chất lượng cuộc sống người dân tỉnh BRVT giai đoạn 2021- 2025, định hướng 2030 và tầm nhìn 2045.

Dự thảo Nghị quyết về nâng cao chất lượng cuộc sống người dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2021 - 2025, định hướng 2030 và tầm nhìn 2045 đặt ra những mục tiêu cụ thể: GRDP bình quân đầu người của tỉnh đạt trên 300 triệu đồng (tương đương 13.000 USD theo PPP), tăng gần 30 lần 30 năm trước, đứng đầu cả nước.

Quy mô kinh tế chiếm 6% GRDP cả nước, đứng thứ 4, sau TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương. Mật độ kinh tế hơn 180 tỷ đồng/km2, tốp 4 cả nước, (sau TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc Ninh).

Thu nhập bình quân đầu người khoảng 58,5 triệu đồng, xấp xỉ 40% GRDP bình quân đầu người. Quy mô ngân sách đứng thứ 3, đóng góp hơn 5% tổng thu ngân sách cả nước; là 1/16 địa phương tự cân đối ngân sách và có số thu lớn nộp ngân sách Trung ương.

{keywords}
Bà Rịa - Vũng Tàu thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của nhân dân.

Đồng thời, tạo nhiều việc làm có chất lượng và ổn định, kiến tạo môi trường làm việc chuẩn mực cao, thu hút lao động kỹ năng; Tạo điều kiện tiếp cận nhà ở và thúc đẩy điều kiện sống tốt cho nhân dân. Tăng cường sức khỏe và điều kiện chăm sóc y tế cho nhân dân. Phát triển giáo dục, tăng cường dân trí và nâng cao kỹ năng lao động;

Việc bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững cũng được quan tâm sâu sát; Bên cạnh đó tỉnh cũng triển khai thực hiện hàng loạt chính sách an sinh phúc lợi xã hội tốt nhất cho nhân dân. Khuyến khích cân bằng công việc với cuộc sống. Thúc đẩy tính cố kết của cộng đồng, phát huy các giá trị văn hóa....

Để thực hiện mục tiêu trên, dự thảo đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện như: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; phát huy tinh thần trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Tận dụng tối đa những tiềm năng và lợi thế do vị trí địa lý mang lại.

Tăng cường nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng. Khuyến khích khởi nghiệp, phát triển kinh tế tư nhân. Không ngừng nuôi dưỡng và phát huy vốn con người, xem con người là quan trọng nhất.

Chia thành 3 vùng chức năng

Tại Hội thảo khoa học “Tư duy, mô hình phát triển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050” mới đây, ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và bất động sản, Bộ Xây Dựng khẳng định, để nâng cao chất lượng cuộc sống, hạnh phúc cho người dân, cần coi vấn đề nhà ở là yếu tố quan trọng trước tiên.

Theo lý giải của Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và bất động sản, nhà ở chính là yếu tố để xác định bộ mặt phát triển đô thị và các điểm dân cư nông thôn. Trên tinh thần đó, ông Khởi nhấn mạnh về việc phát triển nhà ở cho người dân gắn với tiết kiệm năng lượng, phát triển xanh, phát triển bền vững.

{keywords}
Hội thảo khoa học “Tư duy, mô hình phát triển tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050”.

Từ góc nhìn vĩ mô, ông Nguyễn Văn Vịnh, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, để nâng cao chất lượng cuộc sống, hạnh phúc cho người dân, trước tiên cần đặt Bà Rịa - Vũng Tàu trong mối quan hệ phát triển chung của cả vùng phía Nam, cả nước, khu vực và quốc tế. Đặc biệt, cần phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Chủ động, kịp thời tận dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 .

Việc đồng bộ hóa mạng kết cấu hạ tầng vùng Đông Nam Bộ với các chương trình, dự án lớn của quốc gia, cụ thể là Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Cụm cảng quốc tế Cái Mép - Thị Vải và các dự án đường bộ cao tốc, đường vành đai đô thị TP Hồ Chí Minh, đường sắt kết nối với quốc tế sẽ làm thay đổi tiềm năng, lợi thế của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Trên tinh thần đó ông Nguyễn Văn Vịnh đề xuất tổ chức không gian tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thành 3 vùng theo các khu chức năng gồm:

Vùng 1 phát triển công nghiệp, dịch vụ, cảng biển dọc hành lang phía Tây Nam của tỉnh, tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và quốc lộ 51 gồm chuỗi đô thị thành phố Vũng Tàu, thành phố Bà Rịa và thị xã Phú Mỹ.

Vùng 2 phát triển dịch vụ - du lịch chủ yếu tập trung tại hành lang ven biển phía Đông của tỉnh, bao gồm các đô thị: thị trấn Long Hải, Phước Hải và các đô thị mới đang hình thành là Lộc An, Bình Châu, Hồ Tràm, Côn Đảo.

Vùng 3 phát triển kinh tế nông nghiệp, cụm công nghiệp và vùng vành đai nguyên liệu tập trung ở phía Bắc của tỉnh với trung tâm dịch vụ gồm các đô thị Ngãi Giao, Kim Long (huyện Châu Đức), Phước Bửu (huyện Xuyên Mộc), thị trấn Long Điền và Đất Đỏ.

Hạ An



Theo Báo VietNamNet

Bắt đại diện chủ đầu tư dự án thủy lợi 3.700 tỷ ở TT-Huế

Quyền Giám đốc Ban quản lý đầu tư và xây dựng Thủy lợi 5 (thuộc Bộ NN&PTNT), chủ đầu tư công trình hồ chứa nước Tả Trạch vừa bị lực lượng Công an tỉnh TT-Huế bắt giữ để điều tra sai phạm.

Trao đổi với VietNamNet trưa nay (30/11), một lãnh đạo Công an tỉnh TT-Huế cho biết, Cơ quan An ninh điều tra (Công an tỉnh TT-Huế) vừa tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam ông Ngô Thông (SN 1967, trú 15 Đinh Công Tráng, TP Huế) để điều tra hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Trước khi bị bắt giữ, ông Thông giữ chức quyền Giám đốc Ban quản lý đầu tư và xây dựng Thủy lợi 5 (Ban 5, Bộ NN&PTNT).

Việc bắt giữ ông Ngô Thông được lực lượng chức năng tiến hành vào tối 29/11 dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đại tá Lê Văn Vũ - Phó Giám đốc Công an tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh TT-Huế.

{keywords}
Lực lượng chức năng khám xét nơi ở, nơi làm việc của ông Ngô Thông.

Trước đó, bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ, Phòng An ninh kinh tế đã phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật tại công trình hồ chứa nước Tả Trạch (thuộc xã Dương Hòa, thị xã Hương Thủy).

Đây là hồ thủy lợi lớn nhất tỉnh TT-Huế, có ý nghĩa quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia do Ban quản lý đầu tư và xây dựng Thủy lợi 5 làm chủ đầu tư.

Theo điều tra của cơ quan công an, trong quá trình được giao công tác bảo vệ, quản lý công trình hồ chứa nước Tả Trạch, ông Ngô Thông đã không thực hiện nhiệm vụ được giao, không ngăn chặn hành vi của Công ty TNHH tập đoàn Sơn Hải huy động phương tiện, thiết bị vào khai thác, vận chuyển đá trong phạm vi bảo vệ 300m của công trình hồ chứa.

{keywords}
Cơ quan An ninh điều tra đọc lệnh bắt giữ ông Thông (áo phông).

Với vai trò quyền Giám đốc, ông Ngô Thông đã phối hợp xác nhận nguồn gốc đá là tài sản của Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải khi chưa đủ căn cứ pháp lý.

Việc làm này dẫn đến trong thời gian từ 24/2/2021 - 19/3/2021, Công ty TNHH tập đoàn Sơn Hải đã vận chuyển ra khỏi công trình hơn 2.500 m3 đá; gây thiệt hại cho nhà nước 315 triệu đồng và có thể làm nguy hại đến an ninh quốc gia.

Công trình hồ chứa nước Tả Trạch có vốn đầu tư gần 3.700 tỷ đồng, xây dựng từ năm 2005 đến tháng 8/2016 hoàn thành.

Đây là công trình có vai trò quan trọng với mục tiêu chính là chống lũ, giảm lũ cho sông Hương; cấp nước sinh hoạt và công nghiệp, tạo nguồn nước tưới ổn định cho vùng đồng bằng, bổ sung nguồn nước ngọt cho hạ lưu sông Hương để đẩy mạnh, cải thiện môi trường vùng đầm phá…

Hiện, vụ việc đang được Công an tỉnh TT-Huế mở rộng điều tra, làm rõ.

Quang Thành

Một trưởng phòng ở Sở Y tế tỉnh Lạng Sơn bị bắt tạm giam

Một trưởng phòng ở Sở Y tế tỉnh Lạng Sơn bị bắt tạm giam

Trưởng Phòng Kế hoạch - Tài chính, Sở Y tế tỉnh Lạng Sơn ông Trần Hoàng Lộc vừa bị bắt tạm giam vì sai phạm nghiêm trọng công tác quản lý kinh tế.



Theo Báo VietNamNet

Thuỷ điện xả lũ, phố cổ Hội An ngập nhiều nơi

Mưa lớn, các hồ thuỷ điện xả lũ khiến nước sông Hoài lên nhanh làm nhiều khu ở TP. Hội An (tỉnh Quảng Nam) ngập.

XEM CLIP:

Ghi nhận của VietNamNet vào lúc 11h30 ngày 30/11, nhiều tuyến đường tại TP. Hội An nước lên cao. Tại đường Bạch Đằng nước cao gần 1,5m, đường Nguyễn Thái Học ngập hơn 0,5m, đường Nguyễn Phúc Du có nơi hơn 1m.

Người dân di chuyển bằng ghe, một số người chuẩn bị dọn dẹp nhà cửa khi nước bắt đầu rút. Chính quyền dùng rào chắn để ngăn người dân di chuyển đến những nơi nguy hiểm.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hội An Nguyễn Thế Hùng cho biết, đến thời điểm khoảng 11h trưa nay, mực nước trên sông Thu Bồn (chảy qua phố cổ Hội An) đạt trên mức báo động II là 7cm.

Cô Nguyễn Thị Bích Phượng (49 tuổi, TP. Hội An) cho biết, nước bắt đầu dâng từ 19h tối hôm qua (29/11), đến sáng nay thì đạt đỉnh.

“Nước lên chậm và xuống cũng rất chậm, 7h sáng nay nước rút nên tôi dọn dẹp khi nước vừa xuống”, cô Phượng nói.

Nhiều nơi ở Hội An bị ngập: 

{keywords}
{keywords}
{keywords}
Người dân đi lại bằng ghe, xuồng
{keywords}
Bà Phượng cho biết, nước bắt đầu dâng từ tối 29/11
{keywords}
Xe một người dân chết máy khi đi vào khu vực ngập sâu
{keywords}
Những khu vực ngập sâu, nguy hiểm được rào chắn không cho người dân đi qua
{keywords}
{keywords}
Nước lên cao trên tuyến đường Bạch Đằng, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Phúc Du
{keywords}
{keywords}
{keywords}
Người dân tranh thủ dọn dẹp khi nước rút

Công Sáng

Quốc lộ 1 qua Bình Định ngập trong lũ, giao thông ách tắc

Quốc lộ 1 qua Bình Định ngập trong lũ, giao thông ách tắc

Sáng nay (30/11), nước lũ tràn về gây ngập sâu nhiều đoạn quốc lộ 1 qua thị xã An Nhơn, huyện Phù Cát và TP Quy Nhơn.



Theo Báo VietNamNet

Phạt doanh nghiệp tiền tỷ vì tự ý chuyển nuôi bò sang nuôi lợn

UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa xử phạt Công ty TNHH Khánh Giang 1,25 tỷ đồng do có nhiều vi phạm tại dự án tự ý chuyển từ nuôi bò sang nuôi lợn.

Lãnh đạo Phòng TNMT huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) cho biết, Công ty TNHH Khánh Giang vừa bị UBND tỉnh Hà Tĩnh xử phạt vi phạm hành chính 1,25 tỷ đồng tại dự án trang trại chăn nuôi bò sữa cao sản Bắc Hà (xã An Dũng, Đức Thọ) do có hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước.

Theo lực lượng chức năng, Công ty TNHH Khánh Giang đã có 11 hành vi vi phạm trong quá trình triển khai tại dự án trang trại chăn nuôi bò sữa cao sản Bắc Hà.

Công ty TNHH Khánh Giang đã tự ý chuyển đổi từ chăn nuôi bò sang nuôi lợn, gây ô nhiễm môi trường.

Quá trình chuyển đổi dự án sang nuôi lợn, công ty này không có giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường toàn bộ dự án.

{keywords}
Công ty Khánh Giang tự ý chuyển từ nuôi bò sang nuôi lợn 

Không thực hiện quan trắc chất thải định kỳ. Thực hiện không đúng một trong các nội dung của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường (đào 1 hố thu gom bằng đất để chứa nước thải từ 2 chuồng nuôi lợn ở phía Đông trang trại).

Công ty không thu gom, lưu giữ chất thải nguy hại, không lập báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ.

Xả nước thải tại vị trí miệng ống thoát nước thải của hồ xử lý nước thải thứ 2 sau bể biogas (trong quy hoạch chăn nuôi) có chứa các thông số môi trường thông thường (Coliform) vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 5 lần đến dưới 10 lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 20 m3/ngày đến dưới 40 m3/ngày.

Xả nước thải tại vị trí hố thu gom, chứa nước thải bằng đất sau 2 chuồng nuôi phía Đông trang trại (ngoài quy hoạch chăn nuôi) có chứa các thông số môi trường thông thường (BOD5) vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5 m3/ngày đến dưới 10 m3/ngày.

Không thực hiện báo cáo hoạt động khai thác, sử dụng nước dưới đất. Không lắp đặt thiết bị (đồng hồ) quan trắc, giám sát theo quy định. Không thực hiện đúng nội dung quy định của giấy phép khai thác nước dưới đất.

Ngoài bị phạt 1,25 tỷ đồng, Công ty TNHH Khánh Giang còn bị đình chỉ hoạt động tại dự án trang trại chăn nuôi bò sữa cao sản Bắc Hà trong 6 tháng để khắc phục vi phạm.

Năm 2015,  dự án trang trại chăn nuôi bò sữa cao sản Bắc Hà tại thôn Ngoại Xuân, xã An Dũng, huyện Đức Thọ của Công ty Khánh Giang đi vào hoạt động với diện tích 27,8 hecta.

Tuy nhiên, đơn vị này đã tự ý chuyển đổi mục đích, từ chăn nuôi bò sang nuôi 1.646 con lợn thương phẩm trái phép gây ô nhiễm môi trường. Người dân đã nhiều lần phản đối. 

Ngày 27/7, UBND huyện Đức Thọ thành lập đoàn kiểm tra xử lý và giao cho công ty này di dời toàn bộ đàn lợn 1.646 con ra khỏi trang trại trong vòng 10 ngày nhưng Công ty Khánh Giang không thực hiện.

Thiện Lương

Hà Tĩnh đề nghị chấm dứt hoạt động mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á

Hà Tĩnh đề nghị chấm dứt hoạt động mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á

UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản đề nghị Chính phủ sớm đồng ý dừng hoạt động khai thác mỏ sắt Thạch Khê, tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê và nhà máy luyện thép của công ty này.



Theo Báo VietNamNet

Quốc lộ 1 qua Bình Định ngập trong lũ, giao thông ách tắc

Sáng nay (30/11), nước lũ tràn về gây ngập sâu nhiều đoạn quốc lộ 1 qua thị xã An Nhơn, huyện Phù Cát và TP Quy Nhơn.

XEM CLIP:

Đặc biệt, đoạn tuyến tránh quốc lộ 1 và tuyến quốc lộ 1 (cũ) qua phường Nhơn Thành, Nhơn An, Nhơn Hưng, phường Đập Đá (thị xã An Nhơn) đang ngập sâu trong nước lũ từ 0,5-1m. Giao thông bị ách tắt.

{keywords}
Hình ảnh về tuyến đường quốc lộ 1 cũ và tuyến tránh quốc lộ 1 qua thị xã An Nhơn sáng nay ngập sâu trong nước lũ
{keywords}
Quốc lộ 1 cũ ngập sâu trong nước lũ

{keywords}

Nước ngập sâu trong nước lũ trên tuyến quốc lộ khiến giao thông bị ách tắc
{keywords}
{keywords}
{keywords}
{keywords}

Hiện nay, lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Bình Định đã có mặt tại hiện trường để điều tiết, phân luồng giao thông.

Mưa rất to ở Bình Định, Phú Yên, nước lũ cuồn cuộn bủa vây khắp nơi

Mưa rất to ở Bình Định, Phú Yên, nước lũ cuồn cuộn bủa vây khắp nơi

Mưa to, lũ lên nhanh khiến nhiều nơi ở Bình Định, Phú Yên ngập sâu trong nước. Đã có người tử vong do bị nước lũ cuốn.

Kiến Tường



Theo Báo VietNamNet